« Home « Kết quả tìm kiếm

Đặc trưng ngôn ngữ Nam Bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh


Tóm tắt Xem thử

- ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ NAM BỘ TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH.
- TÓM TẮT: Hồ Biểu Chánh là tác giả khởi đầu sự nghiệp văn xuôi đầu thế kỷ XX và là một trong những nhà văn đã góp phần làm vững mạnh nền móng sơ khởi của văn học chữ Quốc ngữ.
- Ông được xem là nhà văn sở trường đã đưa vào tiểu thuyết tiếng nói thường ngày còn được gọi là khẩu ngữ của người Nam Kỳ.
- Bài viết tìm hiểu ngôn ngữ người Nam Kỳ lục tỉnh trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh trên các phương diện: 1) từ địa phương Nam Bộ.
- 2) Khẩu ngữ Nam Bộ.
- 3) Sự vận dụng thành ngữ linh hoạt trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh..
- Từ khóa: Hồ Biểu Chánh.
- ngôn ngữ Nam Bộ.
- tiểu thuyết..
- Nói đến Hồ Biểu Chánh, người ta thường nhớ đến những tác phẩm xuất sắc được chuyển thể thành những bộ phim hay và đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc, người xem..
- Ông có cảm hứng đặc biệt khi tả cảnh, tả người, ghi nhận được những nét tinh tế, sinh động và đặc thù về địa phương Nam Bộ nhất là về phương diện ngôn ngữ.
- Cù Đình Tú có nhận xét: “Phong cách của Hồ Biểu Chánh là phong cách viết như nói, nói tiếng mà dân chúng Nam Bộ thường dùng hằng ngày vào đầu thế kỷ XX.
- Điều cần phải ghi nhận ở văn Hồ Biểu Chánh qua cả vạn trang tiểu thuyết của ông là: ông viết tiểu thuyết bằng tiếng của dân chúng vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- tự nhiên ai cũng hiểu đó vẫn là tiếng Việt, nhưng đó là tiếng Việt ở một vùng cư dân đông đúc tại nơi phía Nam của Tổ quốc với những đặc sắc riêng của nó” [3, tr.112]..
- Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh sử dụng nhiều từ ngữ địa phương Nam Bộ.
- Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cung cấp khá nhiều và đa dạng phương ngữ của Nam Kỳ..
- Hồ Biểu Chánh thường dùng ở cuối câu các từ ngữ để nhấn mạnh nà, giống, hôn, mắc giống gì, sợ giống gì, làm giống gì, sướng giống gì, còn ức nỗi gì, bất nhân hôn, dữ.
- hôn,… Hay những từ dùng để tả số lượng: đa đa, lắm đa, lung lắm, lung lắm đa,… mang đậm nét vùng miền Nam Bộ..
- Ngoài ra, Hồ Biểu Chánh cũng thường Việt hóa các từ ngoại lai theo khuynh hướng Nam Bộ như: nhà dây thép, bót, nhà đèn,.....
- Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã ghi lại ngôn ngữ Nam Kỳ của một thời cố cựu và đã góp phần tái dựng nên bức tranh xã hội của thời điểm đó.
- Ngôn ngữ đó được xuất phát từ những con người mộc mạc, nhưng tế nhị, thừa biết ăn ở sao cho phải đạo.
- Ngôn ngữ ở đây nói chung có tính lạc quan, tính chân thật và ít phức tạp.
- Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh đã ghi lại nhiều dấu vết có ý nghĩa về diện mạo ngôn ngữ ở một vùng đất và xuyên qua toàn bộ tiểu thuyết của ông, đã đánh dấu các chặng đường phát triển của tiếng nói dân tộc nơi đó.
- [7, tr.167]..
- Nếu quan sát cách đặt tên nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh chúng ta cũng thấy tên các nhân vật mang nét đặc trưng riêng của người Nam Bộ.
- Hồ Biểu Chánh đặc biệt sử dụng tiếng xưng hô bằng từ biến thể trong hợp âm: thẩy (thầy ấy), cổ (cô ấy), cỏn (con ấy, ông chỉ dùng để gọi vợ của em trai hay vợ của con trai), thẳng (thằng ấy, cũng như cỏn, chỉ dùng để gọi chồng em gái hay chồng con gái), bây (ngôi hai, số nhiều và ít.
- [8, tr.103].
- [4, tr.97]..
- Ngôn ngữ rõ là chân phương và giàu hình ảnh cụ thể, trực tiếp để diễn tả những tình cảm, tư tưởng.
- Chân phương để phản ánh đúng cách nói của người Nam Kỳ mà Hồ Biểu Chánh đã dùng thật nhiều từ chuyển hóa như phiền ba (phồn hoa) hiệp ý (hợp ý) xao xiến (xao xuyến), chính chiên (chính chuyên).
- Ðối với người vùng khác thì nghĩ đấy là những chữ viết sai nhưng đây mới thật sự là sự phản ánh đúng cách nói của người Nam Kỳ (nói sao viết vậy) mà theo chúng tôi chỉ có thể tìm thấy cách nói thuần chất Nam Bộ này ở tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh..
- Khẩu ngữ Nam Bộ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
- Hồ Biểu Chánh đã khai thác triệt để lớp khẩu ngữ Nam Bộ.
- Từ khẩu ngữ không chỉ xuất hiện trong lời đối thoại giữa các nhân vật mà còn được nhà văn dùng khi miêu tả hay thuật truyện.
- Hàng loạt các từ khẩu ngữ sau đây đã được ông sử dụng trong nhiều tác phẩm của mình.
- Tuy nó mặt đồ vải bô, song mặt nó trắng tươi môi nó đỏ lòm, chân mày nó nhỏ mứt, bàn tay nó dịu nhĩu, tướng nó đi khoan thai” [4, tr.109]..
- Còn đây là lời của nhân vật: “Bên Tây nhà giàu họ xài tiền đúng lắm, nhằm chuyện bao nhiêu họ cũng không tiếc, còn không nhằm chuyện, dầu một đồng điếu họ cũng không loại, chớ không phải họ xài như mình vậy đâu” [4, tr.66].
- Khi thuật truyện, ông cũng dùng từ khẩu ngữ, điều mà nhiều nhà văn ít khi vận dụng:.
- Thị Lựu không hề léo vô bếp” [4, tr.107]..
- Đưa từ khẩu ngữ vào tác phẩm văn chương, đó là một sự thay đổi lớn về quan niệm sáng tác.
- Trước thế kỷ XX, các nhà văn nhà thơ thường chú trọng đến yếu tố ngôn ngữ.
- Đối với họ, ngôn ngữ văn chương cần phải qua sự sàng lọc cẩn thận.
- Cùng thời với Hồ Biểu Chánh, nhiều ông khác như Hoàng Ngọc Phách, Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Trọng Thuật.
- Vì thế họ chưa tạo được nét mới về ngôn ngữ qua sáng tác của mình.
- Ngôn ngữ trong tác phẩm của họ có điểm chung là xa lạ với tiếng nói hằng ngày của quần chúng, rất kiểu cách, cầu kỳ.
- Sự xuất hiện của từ khẩu ngữ với tần số không nhỏ đã làm cho tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có sự gần gũi, quen thuộc với công chúng bình dân.
- Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đã mang màu sắc của chính cuộc sống thực.
- Đưa từ khẩu ngữ vào tác phẩm văn chương đã trở thành sở trường của Hồ Biểu Chánh.
- Đây là một đóng góp đáng kể đối với văn học hồi đầu thế kỷ XX, Hồ Biểu Chánh đã khẳng định được quan điểm có thể dùng khẩu ngữ của dân chúng Nam Bộ làm cơ sở để xây dựng tác phẩm văn chương..
- Trong quá trình sử dụng khẩu ngữ, Hồ Biểu Chánh cũng để lại một ít hạn chế.
- Ông chưa chú ý sàng lọc, chưa tập hợp những tinh hoa của khẩu ngữ Nam Bộ.
- Không ít trường hợp, khi đưa khẩu ngữ vào tác phẩm, Hồ Biểu Chánh tỏ ra dễ dãi, vô tình làm ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ của ngôn ngữ văn chương trong tác phẩm nghệ thuật, ít nhiều gợi lên tính chất thông tục như các ví dụ sau: “Tao đánh bài, dầu có thua đi nữa, thì tao thua tiền của tao, chứ phải tiền bạc của cha mẹ mày chở đến đây hay sao mà mày nói? Tao là con nhà giàu, từ nhỏ đến lớn tao ăn xài bài bạc chơi đã quen rồi chứ phải quân ăn mày coi đồng bạc như cái bánh xe đâu.
- Cha chả! Mày tưởng tao màng cái tuồng mặt mày lắm sao? Bực mày là đồ bỏ đa, đừng có làm phách” [7, tr.83]..
- Dường như Hồ Biểu Chánh muốn diễn tả thật cụ thể, sống động tính cách của những nhân vật phản diện.
- Trong tác phẩm “Thầy thông ngôn”, ông miêu tả cô Sáu Lý là một cô gái khôn khéo, lanh lợi nhưng không kém phần nết na.
- Thế mà, có những đoạn văn viết về cô gái ấy hay thuật lại lời đối thoại của cô Sáu Lý vẫn có nhiều từ khẩu ngữ mang sắc thái thô thiển nặng nề.
- [7, tr.46] hay: “Thầy thúi lắm, làm trai như vậy nên lắt cái mặt mà quăng đi” [7, tr.48]..
- Đây là một đặc điểm chung của văn xuôi quốc ngữ Nam Bộ hồi đầu thế kỷ XX.
- Không riêng gì Hồ Biểu Chánh, nhiều ông khác cũng có cách sử dụng từ khẩu ngữ như thế.
- Mặc dù khi dùng từ khẩu ngữ, Hồ Biểu Chánh chưa đạt được sự thành thục khéo léo thế nhưng không ai có thể phủ nhận sự hiện diện thường xuyên của từ khẩu ngữ trên từng trang viết đã đưa tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đến gần với đông đảo công chúng bình dân.
- Tầm đón nhận của tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh vừa rộng lớn, vừa lâu bền.
- Lời giải đáp cho thực tế ấy cũng không loại trừ việc sử dụng từ khẩu ngữ..
- Sự vận dụng thành ngữ linh hoạt trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.
- Hồ Biểu Chánh đưa vào tác phẩm nhiều thành ngữ.
- Câu văn xuôi của Hồ Biểu Chánh có tính thuyết phục là nhờ vào.
- thành ngữ.
- Thành ngữ cũng góp phần không nhỏ trong việc biểu đạt tình cảm, ghi lại cuộc sống của người Nam Bộ bằng cách diễn đạt riêng vừa hình tượng, vừa khái quát tạo cho câu văn thêm phần hấp dẫn, thú vị có sức thuyết phục cao.
- Ta bắt gặp trong tác phẩm của ông những thành ngữ ở dạng nguyên mẫu như: “Tan xương nát thịt, sóng dập gió dồi, trôi sông lạc chợ, no cơm ấm áo, mặt dạn mày dày, lên xe xuống ngựa, ngậm đắng nuốt cay, đủ lông đủ cánh, bán phấn buôn hương”….
- Nét riêng trong sự vận dụng và mang đậm tính Nam Bộ thể hiện rõ qua những thành ngữ được dùng ở dạng cải biến..
- Ví dụ: “Tôi tu nhơn tích đức không muốn sanh sự” [4, tr.439].
- “Cha cấm tuyệt không cho thấy được nữa, vậy thì chàng phải nhắm mắt đưa chơn mà bước vào đường đời” [9, tr.30]..
- Đọc tiểu thuyết là hình thức để giải trí và thưởng thức.
- Nếu câu văn cầu kỳ, khó hiểu cũng không mấy hấp dẫn đối với đa số độc giả, nên giản dị, nên nói cái ngôn ngữ của người đọc để cho họ dễ đọc.
- Ðó là những điều kiện để tiểu thuyết được nhiều người ưa thích và nhiều tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh có đủ những điều kiện đó, ông đã đáp ứng đúng nhu cầu đọc tiểu thuyết để tiêu khiển của đa số độc giả Nam Bộ trong các thập niên của thế kỷ XX..
- Hồ Biểu Chánh đã chắt lọc và sáng tạo lại lời ăn tiếng nói của nhân dân và vận dụng vào trong sáng tác của mình.
- Điều này không chỉ góp phần làm nên phong cách ngôn ngữ trong tiểu thuyết của ông mà còn là sự đóng góp của nhà văn vào kho tàng ngôn ngữ dân tộc..
- Nếu Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của chập chững dò dẫm bước đi với những văn bản quốc ngữ đầu tiên, phôi thai, đơn sơ, thì Hồ Biểu Chánh đã vững bước hơn, vừa tây hóa kỹ thuật, vừa bảo tồn sắc thái dân tộc cũng như địa phương, vừa mô phỏng (những tiểu thuyết phỏng dịch) vừa sáng tạo, chính là nhờ ngôn ngữ sử dụng trong tiểu thuyết của ông vậy.
- Hồ Biểu Chánh là một nhà văn có sự thận trọng trong việc sử dụng từ ngữ, chính ông đã tạo cho ngôn ngữ trong văn xuôi có được những đặc điểm mới, đưa văn xuôi Quốc ngữ đi vào con đường hiện đại.
- Kể từ Hồ Biểu Chánh, ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương và ngôn ngữ trong cuộc sống không còn khoảng cách như trước kia.
- Đó là đóng góp to lớn, là thành công đáng ghi nhận của Hồ Biểu Chánh.
- một con đường ngắn nhất để đi đến thành công, đó là học tập ngôn ngữ dân tộc, học tập văn chương của các nhà văn đi trước.
- Vì thế ông đã viết nên những tác phẩm có giá trị về nghệ thuật ngôn từ.
- Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh có thể xem là một bộ lịch sử phong tục về một miền Nam Kỳ lục tỉnh thời của ông vì qua đó ngoài những phản ánh đạo đức luân lý, truyền thống tập quán, người đọc đời sau còn hiểu được quá trình quan hệ với nước ngoài qua bình diện ngôn ngữ, tức là qua những từ ngữ ngoại lai mượn từ Hán tự, Hoa ngữ truyền khẩu và Pháp ngữ phiên âm.
- Cái làm nên phong cách tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đó là ngôn ngữ sử dụng, câu văn viết, từ ngữ riêng, phương ngữ và ở lối tả chân thật, tự nhiên.
- Tất cả đã góp phần tạo nên ngôn ngữ tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt