« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng


Tóm tắt Xem thử

- CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở QUẬN NGŨ HÀNH SƠN, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.
- TÓM TẮT: Hệ thống chính trị cơ sở có vị trí vai trò quan trọng, là cấp trực tiếp tổ chức, hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
- Tuy nhiên, trong thời gian qua tổ chức hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở vẫn còn nhiều khó khăn.
- Việc đưa ra giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị ở cơ sở là nhiệm vụ cấp thiết cho việc triển khai có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân.
- Bài viết nêu lên thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng..
- Từ khóa: hệ thống chính trị.
- Quận Ngũ Hành Sơn được chính thức thành lập trên cơ sở phường Bắc Mỹ An của thành phố Đà Nẵng (cũ) và 02 xã Hòa Hải, Hòa Quý của huyện Hòa Vang theo Nghị định số 07/1997/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1997 của Chính phủ.
- Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ quận, việc kiện toàn hệ thống chính trị các cấp, đặc biệt là cấp phường đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực.
- Hệ thống chính trị cấp phường đã được kiện toàn theo hướng gần dân.
- công tác và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy được đổi mới.
- Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục được đổi mới về nội dung và phương thức, bảo đảm thiết thực và hiệu quả hơn.
- Trong tổ chức và hoạt động hệ thống chính trị cấp phường vẫn còn gặp nhiều khó khăn..
- Thực trạng hệ thống chính trị cấp cơ sở quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
- Trong những năm qua Quận ủy Ngũ Hành Sơn đã tập trung làm tốt công tác củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở.
- chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.
- nâng cao hiệu quả quản lý của chính quyền cơ sở và củng cố khối đoàn kết toàn dân, tăng cường mối quan hệ giữa đảng, chính quyền và nhân dân.
- Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh.
- đặc biệt làm tốt công tác quy hoạch, giải tỏa đền bù, quản lý đô thị trên địa bàn các phường và thực hiện các chương trình an sinh xã hội...[5] góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo được niềm tin sâu sắc của dân đối với Đảng, động viên nhân dân tích cực tham gia thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước, cũng như nhiệm vụ chính trị của địa phương..
- Đội ngũ cán bộ từng bước trưởng thành, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện có kết quả các nhiệm vụ chính trị, ý thức trách nhiệm ngày càng được nâng cao, tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị ở phường làm cơ sở chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải tỏa đền bù, tái định cư với giải quyết các vấn đề dân sinh.
- Đã củng cố và vận hành tốt cơ chế: Đảng lãnh đạo, Chính quyền điều hành quản lý, phát huy tốt vai trò của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong Đảng bộ các phường và nhân dân, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để giải quyết những vấn đề bức xúc của địa phương trong điều kiện ngân sách còn khó khăn..
- Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những khó khăn như chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống chính trị ở phường vẫn còn có sự chồng chéo, trùng lặp.
- Nội dung và phương thức hoạt động của mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở còn nhiều lúng túng, chậm đổi mới, phong trào của một số đoàn thể có lúc có nơi còn chưa chú trọng chiều sâu, thiếu sức hấp dẫn..
- Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống chính trị cơ sở trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng 2.2.1.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, trách nhiệm của cơ sở, của hệ thống chính trị ở cơ sở.
- Nâng cao nhận thức sẽ giúp nhân dân hiểu rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của Đảng bộ phường, Ủy ban nhân dân cũng như các tổ chức chính trị - xã hội trong thực tiễn ở phường, nhất là thực tiễn thực hiện dân chủ, nâng cao quyền làm chủ của nhân dân.
- Từ nhận thức đến hoạt động thực tế về hệ thống chính trị của dân, do dân và vì dân sẽ nâng cao tính tự giác của dân trong việc tham gia quản lý Nhà nước và xã hội.
- Đây chính là một trong những chỉ số về ý thức chính trị của dân, thước đo hiệu quả về quyền dân chủ và làm chủ thực tế của nhân dân trong đời sống hiện thực.
- Nhận thức rõ vị trí, vai trò của hệ thống chính trị ở phường giúp mỗi cán bộ, đảng viên thuộc hệ thống hiểu rõ vai trò, trách nhiệm của mình với tư cách là những người được nhân dân tin tưởng, ủy quyền trong thực thi quyền lực, dân chủ, nâng cao quyền dân chủ và trách nhiệm của họ chính là làm tròn nghĩa vụ với hai tư cách là công dân và người được ủy quyền..
- Tăng cường đổi mới, kiện toàn tổ chức đảng ở các phường.
- Về tổ chức: Củng cố tổ chức cơ sở đảng, phát huy vai trò trách nhiệm của cấp ủy cơ sở, tính tiên phong gương mẫu của đảng viên.
- Về nội dung: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Nắm chắc diễn biến tình hình ở địa phương, lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân đề cao cảnh giác trước những âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, vạch trần những luận điểm xuyên tạc, lôi kéo, kích động của các thế lực thù địch nhằm củng cố vững chắc.
- Tăng cường công tác giám sát, nắm bắt dư luận xã.
- hội, nhất là những diễn biến tư tưởng của nhân dân để kịp thời có những chủ trương, biện pháp giải quyết, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn.
- Cải tiến và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo nội dung Chỉ thị số 10- CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ tự phê bình và phê bình.
- Thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” tới tất cả cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Chú trọng công tác kết nạp đảng viên và phát triển tổ chức đảng, tuyên truyền giáo dục tư tưởng trong toàn Đảng, toàn dân nhằm nâng cao nhận thức về công tác phát triển đảng viên.
- Các cấp ủy Đảng cần xây dựng các văn bản cụ thể về công tác phát triển đảng viên từng chi bộ, từng đối tượng quần chúng.
- Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng bộ với nhân dân theo hướng phát huy dân chủ, khắc phục các biểu hiện quan liêu, xem nhẹ dân chủ hoặc bệnh dân chủ hình thức.
- Đảng ủy cần xây dựng kênh thông tin tiếp thu ý kiến của nhân dân trong việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động.
- Đối với những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân thì trước khi ra nghị quyết cần lấy ý kiến của nhân dân.
- Các hình thức lấy ý kiến có thể là phát phiếu thăm dò, nhận và xử lý các góp ý của nhân dân.
- Điều này sẽ giúp nghị quyết của Đảng bộ phản ánh đúng nguyện vọng của nhân dân và tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân..
- Về phương thức hoạt động: Tăng cường vai trò lãnh đạo Đảng ủy đối với chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội cùng cấp..
- Đảng ủy lãnh đạo chính quyền và các đoàn thể bằng chủ trương, nghị quyết, bằng công tác cán.
- bộ và thực hiện tốt việc kiểm tra, giám sát.
- Đối với những vấn đề lớn, quan trọng thì đảng bộ bàn tập thể và đề ra chủ trương, các giải pháp có tính định hướng và phân công, giao trách nhiệm cho tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn thể tổ chức thực hiện theo quyền hạn và trách nhiệm của mình.
- Xây dựng và thực hiện quy chế làm việc giữa bí thư và lãnh đạo các tổ chức, đoàn thể, bảo đảm cho cấp ủy đảng quán xuyến được các mặt công tác ở phường..
- Kiện toàn hệ thống chính quyền theo hướng tinh gọn và hiệu quả.
- Về tổ chức: Tập trung củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền, bổ sung số lượng thành viên của Ủy ban nhân dân cho phù hợp với thực tiễn từng địa phương..
- Về nội dung: phương thức hoạt động: Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở phường, là nơi thực hiện chức năng hành pháp ở phường, chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, pháp luật, các văn bản của Nhà nước cấp trên.
- Với tư cách đó, Ủy ban nhân dân phường thực hiện quản lý nhà nước một cách toàn diện:.
- Kế hoạch kinh tế, ngân sách, tài chính, văn hóa, xã hội, giáo dục, an ninh, quốc phòng, địa giới hành chính trên địa bàn phường và tổ chức thực hiện nghị quyết của cấp mình.
- Vì thế, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau: 1) Phân công rành mạch chức năng, quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, quan hệ giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Bí thư Đảng ủy.
- Cũng như việc phân công rành mạch giữa Chủ tịch và Phó Chủ tịch và các thành viên trong Ủy ban nhân dân.
- Thu gọn số thành viên, không nên để cán bộ kiêm nhiệm quá nhiều chức danh và chuyên môn hóa các chức danh Ủy ban nhân dân theo quy định của Chính phủ.
- Tổ chức thực hiện tốt quy chế làm việc mẫu mực của Ủy ban nhân.
- tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong nhân dân về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính..
- Đây là vấn đề được nhân dân quan tâm như:.
- Đồng thời, kiểm tra cán bộ, đảng viên trong bộ máy chính quyền thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm.
- Cần tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng nhân dân tham gia xây dựng và giám sát hoạt động của chính quyền..
- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
- Đa dạng hóa các hình thức tổ chức để tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào tổ chức của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
- Các quyết sách lớn của Đảng và chính quyền cơ sở về các lĩnh vực kinh tế - xã hội cần có sự tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến của Mặt trận và các đoàn thể..
- Do đó, cần xây dựng cơ chế phù hợp để họ tham gia vào công tác đó.
- Có như vậy, Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở mới có khả năng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, tôn trọng lẫn nhau, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên theo chương trình hành động chung.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng nhằm thực hiện phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
- Đồng thời, xây dựng và củng cố Ban thanh tra nhân dân để các ban này.
- hoạt động có hiệu quả và đúng pháp luật là nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở..
- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Mặt trận và các đoàn thể, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận có phẩm chất, năng lực, nghiệp vụ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
- Đổi mới cơ chế bảo đảm kinh phí hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở.
- Phát huy tính chủ động của các đoàn thể ở cơ sở trong việc tạo nguồn và sử dụng kinh phí.
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ.
- Việc xây dựng được một đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, có cơ cấu đồng bộ và hợp lý đang là vấn đề then chốt cho việc kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở..
- Để thực hiện tốt công tác cán bộ trước yêu cầu của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau: 1) Các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và cán bộ, đảng viên ở các phường trong quận cần phải nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong giai đoạn cách mạng hiện nay, đặc biệt coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức ở phường đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
- Độ tuổi, giới tính, chức vụ công tác, trình độ học vấn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, công chức.
- Học sinh đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp từ nơi khác tình nguyện về công tác tại cơ sở.
- 6) Đẩy mạnh việc luân chuyển cán bộ trẻ có năng lực, trình độ về công tác tại các phường.
- Tiếp tục thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ ở cơ sở.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt sâu sắc cho cán bộ, đảng viên và nhân dân trong phường những chủ trương chỉ đạo của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xây dựng và thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở [2], nhằm nâng cao hơn nữa nhận thức và năng lực thực hiện dân chủ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- coi đây là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của các cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
- Từng bước nâng cao trình độ dân trí nói chung, đặc biệt là những kiến thức về pháp luật để nhân dân có thể hiểu biết về quyền và nghĩa vụ của mình, có ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
- nếp trong việc tổ chức thực hiện tốt quy chế dân chủ.
- coi đây là tiền đề thúc đẩy mạnh mẽ quá trình thực hiện pháp lệnh dân chủ ở phường.
- Hoạt động của chính quyền phường phải thể hiện không khí dân chủ, đồng thời tích cực vận động và tạo điều kiện tối đa để nhân dân có thể kiểm tra, giám sát được hoạt động của mình.
- Cần gắn việc xây dựng và thực hiện pháp lệnh dân chủ ở phường với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng hệ thống chính trị cấp phường..
- Thực hiện chính sách động viên, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân làm tốt.
- đồng thời, xử lý nghiêm minh đối với những trường hợp mất dân chủ hoặc lợi dụng dân chủ để gây rối, vi phạm pháp luật, gây bức xúc trong xã hội và nhân dân..
- Xác định hệ thống chính trị cơ sở là cấp trực tiếp, thường xuyên tiếp xúc với người dân, hằng ngày tiếp thu, giải quyết các ý kiến của người dân trong quá trình thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của.
- Nhà nước tại cơ sở.
- Trong thời gian qua hệ thống chính trị cấp phường ở quận Ngũ Hành Sơn đã có nhiều chuyển biến tích cực: Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đã tạo nên sự thống nhất trong tổ chức đảng, sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân khi thực hiện các nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- công tác quy hoạch cán bộ được tiến hành dân chủ.
- Đó là hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở phường chưa đồng bộ;.
- một số nơi sự phối hợp giữa các tổ chức chính trị chưa chặt chẽ, hiệu quả hoạt động chưa cao… Việc triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cấp phường ở quận Ngũ Hành Sơn là điều kiện cần thiết cho việc triển khai có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với nhân dân..
- [1] Bộ Chính trị (2016), Kết luận số 120-KL/TW ngày 7-01-2016 của Bộ Chính trị “về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”..
- [2] Chính phủ (2007), Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- [4] Quận ủy Ngũ Hành Sơn, Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”..
- [5] Quận ủy Ngũ Hành Sơn, Báo cáo Chính trị Đại hội Đại biểu Đảng bộ quận Ngũ Hành Sơn nhiệm kỳ 2020-2025.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt