« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp nâng cao văn hóa học đường trong sinh viên trường Đại học Đà Lạt hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HÓA HỌC ĐƯỜNG TRONG SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT HIỆN NAY.
- Trường Đại học Đà Lạt, [email protected], Mã số: TCKH25-18-2021.
- TÓM TẮT: Bằng việc khảo sát 200 sinh viên trên một số khoa đại diện khối tự nhiên và xã hội, chúng tôi khái quát thực trạng về môi trường văn hóa học đường hiện nay qua những nhận thức và đánh giá của sinh viên Trường Đại học Đà Lạt.
- Qua đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao văn hóa học đường trong sinh viên Trường Đại học Đà Lạt hiện nay..
- Từ khóa: sinh viên.
- Trường Đại học Đà Lạt.
- văn hóa học đường..
- Văn hóa học đường là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng giáo dục của các trường đại học, nó hướng đến việc hoàn thiện nhân cách, đạo đức cho các đối tượng trong môi trường giáo dục.
- Bởi “văn hóa học đường là hệ thống các chuẩn mực, giá trị giúp các cán bộ quản lý nhà trường, các thầy cô, các vị phụ huynh và các em học sinh, sinh viên có các cách thức suy nghĩ, tình cảm, hành động tốt đẹp” [2, tr.189].
- lối sống thiếu lý tưởng, hoài bão, ăn chơi, nghiện ma túy, tệ nạn xã hội… ở một bộ phận học sinh, sinh viên” [1, tr.47]..
- Nhận thức về vai trò văn hóa học đường trong hệ thống giáo dục nói chung và trong các trường đại học nói riêng chưa được chú trọng.
- Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Trường Đại học Đà Lạt từng bước tạo được chỗ đứng trong hệ thống các trường đại học ở Việt Nam và là một trường đại học lớn trong khu vực Tây Nguyên.
- Những thành quả đạt được như hôm nay chính là kết quả của quá trình nỗ lực của nhà trường với phương châm ngoài chú trọng công tác đổi mới đào tạo nhà trường đặc biệt quan tâm xây dựng một môi trường văn hóa học đường lành mạnh trong sinh viên..
- Thông qua việc tiến hành khảo sát 200 bảng hỏi đến 200 sinh viên (từ năm thứ nhất đến năm thứ tư) thuộc về khối khoa học xã hội và khoa học tự nhiên đang học tập tại Trường Đại học Đà Lạt,.
- kết hợp với phỏng vấn sâu với những câu hỏi trọng tâm trong một số sinh viên tại trường để có kết quả đánh giá đầy đủ của sinh viên về tình trạng văn hóa học đường trong Trường Đại học Đà Lạt và những vấn đề tác động đến môi trường văn hóa học đường tại trường..
- Nhận thức và đánh giá của sinh viên Trường Đại học Đà Lạt về văn hóa học đường.
- Khảo sát 200 sinh viên từ năm thứ nhất đến năm tư trong trường qua phiếu điều tra được xây dựng bằng các câu hỏi với các lựa chọn cho câu trả lời sẵn về mức độ quan tâm và việc thực hiện văn hóa học đường của sinh viên (giao tiếp - ứng xử.
- trang phục học đường.
- ý thức giữ gìn tài sản, vệ sinh, cảnh quan nhà trường.
- Đa số sinh viên đều ý thức được tầm quan trọng của văn hóa học đường và cho rằng đa số sinh viên trong trường tuân thủ nội quy nhà trường, pháp luật.
- Điều này rất thuận lợi cho việc quản lý sinh viên và xây dựng được môi trường văn hóa học đường vững chắc cho nhà trường.
- Bên cạnh đó, một bộ phận nhỏ (chiếm 14,5%) không hề biết về nội quy văn hóa học đường và 3% cho rằng không cần thiết, hoàn toàn không cần thiết phải ban hành nội quy nhà trường, cũng như có 25,5% không đồng ý sinh viên Trường Đại học Đà Lạt tuân thủ nội quy nhà trường và theo pháp luật.
- Mặc dù, số sinh viên này chiếm tỷ lệ nhỏ về việc không quan tâm vấn đề trên đây cũng là một vấn đề đặt ra cho nhà trường phải giải quyết..
- Đánh giá việc tuân thủ nội quy của nhà trường và sống theo pháp luật của sinh viên.
- Đánh giá của sinh viên về nội quy văn hóa học đường của Trường Đại học Đà Lạt.
- Nguồn: Kết quả điều tra từ bảng hỏi Phần lớn sinh viên ý thức rằng cần có nội quy để văn hóa học đường trong trường ngày càng tốt đẹp hơn nhưng phản ánh rõ về tình trạng văn hóa học đường trong sinh viên Trường Đại học Đà Lạt thì phải dựa trên một số tiêu chí đánh giá trong đó kết quả điểm rèn luyện của sinh viên trong trường qua các năm học cũng là một tiêu chí đánh giá về tình trạng văn hóa học đường trong sinh viên của trường hiện nay..
- Trong đánh giá rèn luyện của sinh viên ngoài kết quả học tập… điểm rèn luyện của sinh viên đa phần thuộc về văn hóa học đường, như chấp hành đầy đủ các nội quy của nhà trường.
- Thống kê kết quả điểm rèn luyện của sinh viên Trường Đại học Đà Lạt.
- Kết quả điểm rèn luyện của sinh viên Trường Đại học Đà Lạt Tổng.
- Nguồn: Phòng Công tác Chính trị - Sinh viên 21%.
- Qua số liệu thống kê kết quả điểm rèn luyện của sinh viên từ năm thứ nhất đến năm tư của Trường Đại học Đà Lạt (Bảng 1) gồm các khoa: Công nghệ thông tin.
- Ngoại ngữ đại diện cho toàn thể sinh viên trong trường thể hiện điểm rèn luyện của sinh viên trong các năm học được đánh giá tốt.
- Qua các năm học cho thấy tỷ lệ sinh viên xếp loại xuất sắc và tốt luôn tăng lên rõ rệt (xuất sắc từ năm học 2014-2015 chỉ được 12,3% đến năm 2016-2017 tăng lên 17,5%.
- Điều này minh chứng, văn hóa học đường trong Trường Đại học Đà Lạt được sinh viên ý thức rất cao..
- Bên cạnh đa số sinh viên tuân thủ nội quy trong văn hóa học đường thì một bộ phận sinh viên ý thức kém, bỏ học, sống vị kỷ, thụ động thậm chí sa vào các tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng đến môi trường văn hóa học đường trong nhà trường.
- Qua Bảng 1 cho thấy tỷ lệ sinh viên xếp loại yếu kém có sự tăng lên từ năm học 2014-2015 chỉ có 2,8% đến năm 2016-2017 tăng lên 7,1%, tỷ lệ sinh viên không xếp loại có giảm nhưng con số này vẫn còn lớn trong xếp loại, đó cũng là một sự cảnh báo trong công tác quản lý sinh viên và trách nhiệm của toàn thể nhà trường.
- Khảo sát bằng bảng hỏi (Hình 1) trong 200 sinh viên Trường Đại học Đà Lạt vấn đề tình trạng sinh viên tuân thủ nội quy nhà trường và sống theo pháp luật thì có 25,5% sinh viên trả lời không đồng ý..
- Ứng xử trong môi trường sư phạm vô cùng quan trọng thông qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày giữa giảng viên, sinh viên.
- Mức độ hài lòng của sinh viên trong.
- trường cho thấy thái độ ứng xử giữa sinh viên với nhau và sinh viên với giảng viên đồng thời qua đánh giá của sinh viên về trang phục giảng đường, thể hiện nét đẹp của văn hóa học đường trong trường.
- Ứng xử trong môi trường sư phạm vô cùng quan trọng thông qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày giữa giảng viên, sinh viên nên kết quả từ bảng khảo sát về thực trạng văn hóa học đường của sinh viên Trường Đại học Đà Lạt hiện nay (Bảng 2) cho thấy: phần lớn ý kiến sinh viên đánh giá về thái độ sinh viên giao tiếp với giảng viên nhà trường ở mức độ tốt và rất tốt (52.
- Và đa số ý kiến sinh viên đánh giá về thái độ sinh viên giao tiếp với sinh viên:.
- Cho thấy phần lớn giao tiếp, ứng xử của sinh viên trong trường có lịch sự và lễ phép..
- Thực trạng về văn hóa học đường của sinh viên Trường Đại học Đà Lạt.
- sinh viên-sinh viên Thái độ ứng xử.
- của sinh viên- giảng viên.
- Trang phục của sinh.
- của sinh viên.
- Nguồn: Kết quả điều tra từ bảng hỏi Về trang phục học đường, phần lớn những sinh viên chấp hành tốt quy định của nhà trường về trang phục học đường, một số ít sinh viên ăn mặc không phù hợp… khi đến lớp học và len lỏi trong đời sống của sinh viên (10,5%)..
- thức bảo vệ tài sản chung cho nhà trường, cũng như giữ gìn vệ sinh môi trường khi 33% sinh viên đánh giá ý thức của sinh viên trong trường về vấn đề này không tốt.
- Một phần nào chúng ta có thể nhận thấy sự hạn chế trong ý thức bảo vệ tài sản công trong sinh viên trường như tiết kiệm điện, nước và giữ gìn thiết bị: thí nghiệm, thực hành.
- Ý thức trong học tập cũng chính là cơ sở đánh giá về hành vi, thái độ của sinh viên sau này.
- Nhiều sinh viên vẫn chưa nhận thức tốt về việc học tập của mình (rất thường xuyên và thường xuyên nói chuyện trong giờ học, đi trễ, cúp tiết, nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học, vi phạm quy chế thi.
- sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường và tác phong của sinh viên sau khi ra trường..
- Đánh giá về những biểu hiện tích cực, tiêu cực trong sinh viên.
- Sinh viên đi học muộn.
- Sinh viên nghỉ học, bỏ tiết.
- Sinh viên vi phạm quy chế thi.
- Sinh viên tham gia các hoạt động thiện.
- Nguồn: Kết quả điều tra từ bảng hỏi Nhiều sinh viên trong trường đã nhận.
- Chỉ một số ít sinh viên còn chưa nhận thức tốt về việc tham gia các hoạt động xã hội, nên.
- Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên của nhà trường cần lưu ý, đưa ra nhiều phong trào thiết thực hơn và thu hút nhiều sinh viên tham gia hơn.
- Đồng thời theo nhìn nhận của sinh viên, môi trường văn hóa học đường nhà trường đang tồn tại một số vấn đề nổi cộm như.
- hiện tượng sinh viên nghiện Internet, sinh viên vi phạm nếp sống văn hóa nhà trường như bài bạc, vi phạm luật giao thông… Vấn đề này cần được quan tâm đúng mức trong công tác đào tạo và giáo dục của toàn thể nhà trường.
- Những biện pháp kịp thời, đúng đắn của nhà trường sẽ giúp cho môi trường văn hóa và uy tín nhà trường nâng lên.
- sinh viên cho rằng hiện tượng sinh viên nghiện Internet cho thấy xu hướng này ngày càng gia tăng trong sinh viên và khi các em sử dụng Internet không có định hướng rõ ràng sẽ kéo.
- theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.
- Điều này đòi hỏi sự chung tay của nhà trường, gia đình để sinh viên trang bị đầy đủ kiến thức sử dụng hiệu quả Internet, nâng cao giá trị bản thân cũng như làm đẹp cho môi trường giáo dục trong nhà trường.
- Cùng với “nghiện game” là tình trạng sinh viên lao vào rượu chè, đánh bài, cá độ chơi đề đang có xu hướng gia tăng, tình trạng này là hồi chuông báo động cho nhà trường lẫn gia đình..
- Các vấn đề hiện nay của sinh viên Trường Đại học Đà Lạt.
- Giải pháp nâng cao văn hóa học đường trong sinh viên Trường Đại học Đà Lạt hiện nay.
- “Một môi trường văn hóa học đường được tạo dựng từ sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có sức đề kháng với những mầm bệnh, loại trừ được những biểu hiện văn hóa không lành mạnh, góp phần xây dựng môi trường văn hóa ngày càng hoàn thiện, trong sáng” [3, tr.12].
- Việc nâng cao văn hóa học đường trong sinh viên đòi hỏi các giải pháp có tính đồng bộ của các cấp quản lý và đặc biệt phải có sự quyết tâm cao của toàn thể nhà trường gắn kết với vai trò của gia đình và trách nhiệm xã hội và của bản thân sinh viên..
- Đối với nhà trường: cần phải tạo ra môi trường sư phạm tốt, mọi hoạt động phải có nền nếp, kỷ cương, dân chủ.
- Trường Đại học Đà Lạt phối hợp với Công an tỉnh thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tọa đàm về văn hóa giao tiếp, ứng xử nhằm phổ biến, tuyên truyền,.
- giúp các sinh viên nhận thức được trách nhiệm của bản thân trong học tập, rèn luyện cũng như tuân thủ những nội quy của nhà trường và pháp luật Nhà nước.
- Ngoài ra, nhà trường phải có sân chơi lành mạnh và hấp dẫn, giúp các em tránh xa được những tệ nạn xã hội, tiêu biểu như tạo ra môi trường yêu thể thao và đẩy mạnh văn hóa đọc trong sinh viên.
- Nhà trường hằng năm tổ chức các cuộc gặp mặt nắm bắt tâm lý, nguyện vọng của sinh viên, trang bị kỹ năng sống để hướng dẫn sinh viên, đặc biệt những tân sinh viên mới bước vào đại học có những định hướng, mục tiêu ngay ban đầu.
- Các tổ chức Đoàn, Hội phải phối hợp với ban ngành cùng với nhà trường, tổ chức các phong trào sinh viên tình nguyện, những việc làm tập thể thiết thực và ý nghĩa vì cộng đồng, có tính giáo dục để nâng cao nhận thức xã hội trong sinh viên.
- Giảng viên Trường Đại học Đà Lạt nói riêng cần thể hiện rõ hơn vai trò và.
- trách nhiệm là người dẫn dắt sinh viên, truyền tải tri thức, văn hóa, góp phần hoàn thiện nhân cách sinh viên.
- Đồng thời trong môi trường giáo dục vốn lấy đạo đức, lễ nghĩa làm trọng thì giảng viên là tấm gương tác động đến suy nghĩ, nhận thức, lối sống của sinh viên thông qua lời nói, thái độ, hành động chuẩn mực của bản thân thầy, cô.
- Gia đình sẽ định hướng các giá trị đạo đức, nhân cách của các em, điều này đòi hỏi gia đình phải luôn đồng hành cùng nhà trường quản lý, sâu sát trong quá trình học tập của sinh viên.
- Thay vì phó mặc cho nhà trường, gia đình phối hợp chặt chẽ với nhà trường sẽ tạo thành điểm tựa vững chắc cho sinh viên yên tâm phấn đấu học tập và rèn luyện đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý và giáo dục của nhà trường..
- Đối với sinh viên, với vai trò là chủ thể đòi hỏi bản thân sinh viên nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc học tập rèn luyện, kiên quyết tránh xa những tệ nạn xã hội.
- Để sinh viên có thể ứng xử tốt hơn nhằm góp phần xây dựng văn hóa học đường trong sáng, lành mạnh, trước hết mỗi sinh viên cần có ý chí quyết tâm.
- thay đổi cách ứng xử cho phù hợp với môi trường văn hóa giáo dục.
- Sinh viên cũng phải cân bằng các mối quan hệ trong đời sống, tăng cường các hoạt động tập thể như chơi thể thao, tham gia các câu lạc bộ học thuật và hướng nghiệp… đẩy mạnh giao lưu, mở rộng các mối quan hệ hữu ích trong đời sống, tích lũy kinh nghiệm thực tiễn đồng thời cần tăng cường thời gian tự học, tự nghiên cứu, mở rộng vốn hiểu biết hòa nhập tốt nhu cầu của xã hội..
- Sinh viên - những người đóng vai trò quan trọng, trụ cột của đất nước trong tương lai phải là công dân vừa hồng vừa chuyên.
- Điều này đòi hỏi hệ thống các trường đại học nói chung và Trường Đại học Đà Lạt nói riêng phải xây dựng được môi trường giáo dục trên nền tảng vững chắc, giữa việc truyền đạt tri thức với giáo dục đạo đức và văn hóa ứng xử trong môi trường nhà trường.
- Môi trường học đường lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho sinh viên được tiếp cận, tiếp thu những giá trị văn hóa tích cực, góp phần rèn luyện, tạo ra những con người có nhân cách và đạo đức tốt cho xã hội.
- Qua nghiên cứu cho thấy thực trạng giáo dục văn hóa học đường tại Trường Đại học Đà Lạt hiện nay đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhưng cũng đạt được một số thành công nhất định.
- Việc đào tạo được những sinh viên có chất lượng cả học lực lẫn nhân cách tốt minh chứng Trường Đại học Đà Lạt đã xây dựng được văn hóa học đường vững chắc qua nhiều thế hệ..
- [2] Nguyễn Khắc Hùng, Phạm Minh Hạc (2012), Văn hóa và văn hóa học đường: Giáo dục giá trị xây dựng văn hóa học đường, Nxb Thanh niên..
- [3] Cao Thanh Phước (2012), Xây dựng văn hóa học đường, vấn đề cấp bách hiện nay, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 339.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt