« Home « Kết quả tìm kiếm

Vận dụng trò chơi nhóm trong dạy học môn Tiếng Anh cho học sinh tiểu học


Tóm tắt Xem thử

- VẬN DỤNG TRÒ CHƠI NHÓM TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC.
- Trường Tiểu học Bình Chiểu, thành phố Thủ Đức, [email protected], Mã số: TCKH26-21-2021 TÓM TẮT: Một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà giáo dục hiện nay là sự tham gia rộng rãi các loại hình học tập và nhóm học sinh đa dạng.
- Học sinh trải nghiệm học tập với các mức độ khác nhau về động lực, cam kết, khả năng và cách học hoặc cách tiếp cận.
- Một môi trường học tập thụ động sẽ không kích thích được học sinh.
- Trong khi trò chơi được sử dụng để tăng tốc độ và tương tác trong cuộc sống nói chung, do đó điều tự nhiên là trẻ sẽ cảm thấy hứng thú và tương tác để hỗ trợ học tập của bản thân.
- Trò chơi đã tạo cho các em cách học bổ ích, vừa chơi lại vừa học không chỉ ở trên lớp mà còn ở mọi nơi, mọi chỗ.
- Dạy học vận dụng trò chơi nhóm giúp học sinh hứng thú mỗi khi đến giờ học, các em hiểu bài sâu hơn và tự nhiên hơn, bớt đi những rụt rè vốn có..
- Từ khóa: trò chơi nhóm.
- học sinh tiểu học..
- Trò chơi nhóm là trò chơi được giáo viên tổ chức cho các nhóm học sinh.
- Đó là các trò chơi dân gian liên quan đến nội dung bài học..
- Qua trò chơi học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, phát triển tính tích cực, tự giác của học sinh.
- Trò chơi nhóm giúp học sinh có thể thi đua với nhau, tăng sự hứng thú của học sinh đối với môn học.
- Đối với hầu hết các trò chơi, sự cạnh tranh giữa những người chơi và đội chơi là một nhân tố làm tăng mạnh mẽ động cơ học tập cho họ, khích lệ họ tham gia trò chơi.
- nhất khiến hầu hết học sinh trở nên hứng thú và bị lôi cuốn vào các trò chơi [4].
- Để vận dụng trò chơi nhóm trong dạy học tiếng Anh cho học sinh tiểu học chúng ta cần nắm vững quy trình tổ chức trò chơi nhóm trong dạy học.
- Giáo viên là người chủ động, tích cực và am hiểu trong tổ chức, quản trò các hoạt động chơi.
- Đồng thời giáo viên tích cực thay đổi các hoạt động chơi và có những đánh giá, điều chỉnh kịp thời làm cho hoạt động chơi luôn luôn hứng thú mà vẫn đảm bảo mục tiêu dạy học..
- Quy trình tổ chức trò chơi nhóm trong dạy học tiếng Anh cho học sinh tiểu học.
- Đặc điểm quá trình nhận thức của học sinh tiểu học mang đậm màu sắc cảm xúc.
- Vì vậy việc áp dụng các trò chơi vào giờ dạy tiếng Anh là cần thiết, và tiến hành theo quy trình sau:.
- Ở bước này học sinh phải chủ động hình thành nhóm học tập khẩn trương theo sự phân chia của giáo viên [1], [3]..
- Nếu không có phiếu sẵn, giáo viên cần viết rõ ràng yêu cầu làm việc trên bảng.
- Giáo viên dự tính thời gian hoạt động nhóm cho thích hợp, đủ để học sinh di chuyển và thảo luận.
- Giáo viên cũng nên yêu cầu về cách thức làm việc theo nhóm, yêu cầu về cách thể hiện kết quả: viết, vẽ, sắm vai.
- Ở bước này học sinh sau khi nhận nhiệm vụ, các nhóm chủ động nghiên cứu, tìm tòi để lập dàn ý trả lời.
- Trong hoạt động này giáo viên nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức cho học sinh.
- Giáo viên đóng vai trò hướng dẫn cách khai thác, xử lý thông tin [1], [3]..
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phát hiện, nhận xét, bổ sung đánh giá hoặc sửa chữa những thiếu sót của nhóm bạn để rút kinh nghiệm và hoàn thiện kiến thức..
- Để các nhóm trao đổi, thảo luận các bài tập mà giáo viên giao, cần tổ chức các nhóm có tính luân chuyển theo hình thức: Chia lớp thành các nhóm nhỏ 4-6 học sinh (đặt tên cho mỗi nhóm).
- Nó còn giúp cho mọi học sinh tham gia hoạt động học tập, làm tăng sự tự tin, khả năng tự học chủ động, sáng tạo, năng lực tư duy cho học sinh..
- Cách trình bày phổ biến nhất là các nhóm viết hoặc minh họa bằng hình vẽ kết quả của nhóm trên giấy khổ rộng hoặc được giáo viên chụp hình đưa lên máy chiếu.
- Giáo viên cũng nên lựa chọn các hình thức báo cáo qua phương pháp thị trường, phương pháp hội chợ, phương pháp triển lãm cho học sinh tự do đi lại, quan sát kết quả của nhóm khác và có thể thảo luận với nhau, chủ động trong việc hình thành kiến thức [3]..
- 5) Tổng kết: Học sinh có thể tự tổng kết hoặc giáo viên tổng kết và đưa ra thông tin phản hồi để rút ra kiến thức.
- Để tổ chức trò chơi nhóm trong dạy học tiếng Anh được hiệu quả, giáo viên bám sát quy trình và lên kế hoạch kỹ lưỡng từ cách chơi, đội chơi, thời gian chơi..
- Tổ chức trò chơi nhóm trong dạy học môn tiếng Anh cho học sinh tiểu học.
- Trò chơi Things Snatch (Lấy đồ vật) Giáo viên đặt các đồ vật có tên gọi liên quan đến bài học lên trên ghế hoặc bàn để ở giữa lớp (ở vị trí dễ quan sát).
- Chia lớp thành hai nhóm và chọn khoảng 4-6 học sinh ở mỗi nhóm lên bảng, yêu cầu số học sinh đại diện cho hai nhóm này đứng cách xa nhau.
- Giao số cho các học sinh này.
- Giáo viên nêu yêu cầu trò chơi là giáo viên sẽ gọi tên đồ vật bằng tiếng Anh còn học sinh phải lấy đúng đồ vật có tên gọi đó.
- Khi giáo viên gọi số nào thì hai em học sinh mang số ấy ở hai đội đại diện cho hai nhóm chạy thật nhanh lên lấy đồ vật.
- Ai nhanh chân hơn và lấy đúng đồ vật mà giáo viên gọi thì sẽ ghi được điểm.
- Giáo viên tổng kết đội nào nhiều điểm hơn thì đội đó thắng cuộc..
- Trò chơi Sentence Arranging (Sắp xếp từ thành câu).
- Chia lớp thành hai nhóm, tùy theo số từ của mỗi câu, giáo viên gọi số học sinh của mỗi nhóm lên trước lớp (ví dụ câu có 6 từ thì gọi 6 học sinh).
- Giáo viên xáo trộn các từ trong câu trước khi phát cho số học sinh được gọi lên bảng, mỗi em một từ.
- Trong khoảng thời gian nhất định (ví dụ: 30 giây), những học sinh này phải đưa từ của mình ra phía trước và tự sắp xếp trong đội để có được một câu hoàn chỉnh và đúng.
- Đội nào sắp xếp đúng và nhanh hơn được tính điểm, giáo viên tổng kết đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc..
- Trò chơi Spelling (Ghép chữ).
- Chia lớp thành 2 dãy học sinh (hàng ngang hoặc dọc), giáo viên sẽ đọc một từ và học sinh phải viết được từ đó lên bảng rồi đánh vần nó..
- Nếu học sinh nào viết sai hoặc đánh vần không chính xác thì sẽ không ghi được điểm.
- Nếu học sinh trả lời đúng và đánh vần đúng thì nhóm đó được tính điểm.
- Sau khi trả lời xong, bất kỳ đúng hay sai, em học sinh ấy phải ngồi xuống để dành lượt chơi cho bạn tiếp theo.
- Trò chơi Car Racing (Đua xe).
- Giáo viên có thể làm trên bảng hoặc chuẩn bị ở bảng phụ.
- “eat” (table – eat), đến lượt I đi “go” (egg – go) lần lượt như vậy trò chơi sẽ tạo thành hai chuỗi dích dắc, đan xen gồm các từ nối đầu – đuôi (kite – egg – go – orange – ear – ruler – red – dog – game)..
- Trò chơi này giáo viên có thể làm trọng tài, cho điểm và chia lớp thành hai đội đua với nhau hoặc hai cá nhân với nhau..
- Trò chơi Guessing Word (Đoán từ) Giáo viên viết các ô chữ lên bảng, mỗi chữ cái là một ô.
- Đây là một trò chơi rất vui và bổ ích, học sinh sẽ rất thích thú vì nó vừa gần gũi với các em vừa phát huy khả năng tư duy của chúng..
- Ngoài ra, có rất nhiều trò chơi mà giáo viên có thể tổ chức cho học sinh tiểu học khi dạy học môn tiếng Anh, tiêu biểu có thể kể thêm các trò chơi: Simon says, Zigsaw reading, Chinese whisper, Challenging, Throwing a ball, Hearing mistakes Stand up when you hear,….
- Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua hoạt động chơi.
- Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học.
- Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng.
- Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới [2]..
- Vận dụng trò chơi nhóm trong dạy học môn tiếng Anh cho học sinh tiểu học ở một số trường trên địa bàn thành phố Thủ Đức.
- Vận dụng trò chơi nhóm trong dạy học môn tiếng Anh, nghiên cứu tiến hành trên 3 lớp thực nghiệm và 3 lớp đối chứng với số lượng học sinh và trình độ của lớp thực nghiệm tương đương với lớp đối chứng.
- Sau 3 tuần áp dụng trò chơi vào dạy học tiếng Anh ở các lớp thực nghiệm, tiến hành thực hiện bài kiểm tra định kỳ các kỹ năng nghe, đọc, ngữ pháp, viết với đề bài chung cho lớp thực nghiệm và lớp đối chứng..
- Số học sinh: 28 Số học sinh: 31 Số học sinh: 29.
- Ghi chú: A: Nắm được kiến thức.
- B: Chưa nắm được kiến thức Nguồn: nhóm tác giả, 2021 Bảng 2.
- Số học sinh: 32 Số học sinh: 30 Số học sinh: 29.
- tỷ lệ học sinh chưa nắm được kiến thức rất cao .
- nhưng tỷ lệ học sinh chưa nắm được kiến thức cũng còn khá cao 42,9-48,3%.
- trình độ ngữ pháp ở mức nắm được kiến thức đạt 53,6-58,1%.
- nhưng tỷ lệ học sinh chưa nắm được kiến thức còn 41,9-46,4%.
- trình độ viết ở mức nắm được kiến thức đạt 48,3-.
- nhưng tỷ lệ học sinh chưa nắm được kiến thức 48,3-51,7%.
- Trong khi học sinh ở 3 lớp thực nghiệm (3A4, 4A3, 5A1) cho thấy: trình độ nghe của 3 lớp ở mức nắm được kiến thức đạt rất cao từ 65,5-71,9%.
- tỷ lệ học sinh chưa nắm được kiến thức thấp chỉ 28,1-34,5%.
- trình độ đọc ở mức nắm được kiến thức đạt rất cao từ .
- còn tỷ lệ học sinh chưa nắm được kiến thức chỉ ở mức thấp 23,3-34,5%.
- tỷ lệ học sinh chưa nắm được kiến thức thấp chỉ 20-34,4%.
- trình độ viết ở mức nắm được kiến thức đạt 62,1-73,3%.
- tỷ lệ học sinh chưa nắm được kiến thức chỉ còn .
- của lớp thực nghiệm sau khi vận dụng trò chơi nhóm trong quá trình dạy học môn tiếng Anh cho học sinh thì kết quả có dấu hiệu khả quan và chiều hướng tăng lên.
- Học sinh chủ động nói.
- Học sinh nắm được bài sau giờ học.
- Lớp thực nghiệm có trò chơi .
- Lớp đối chứng không có trò chơi .
- 6 lớp, tiến hành kiểm nghiệm mức độ: lôi cuốn học sinh vào giờ học, học sinh chủ động nói, học sinh nắm được bài sau giờ học.
- Kết quả cho thấy nếu tổ chức trò chơi thì giờ học sinh chủ động hơn, các em mạnh dạn, tự tin khi nói tiếng Anh.
- Với sự chuẩn bị giáo án cẩn thận, chi tiết, sự chỉ đạo hướng dẫn của giáo viên theo hướng “say – do – check”, các em học sinh đã hăng hái phát biểu, tích cực tập nói theo cặp, nhóm và thấy được việc sử dụng trò chơi học tập không chỉ giúp học sinh nắm được, củng cố được âm và nghĩa của từ một cách nhẹ nhàng, mà còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, giúp các em tự tin, khả năng diễn đạt mạch lạc..
- Trò chơi học tập là một loại hình hoạt động theo đội, nhóm và vui chơi có nhiều tác.
- dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học..
- Trò chơi học tập tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học.
- Dạy học qua tổ chức trò chơi có tác dụng kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở học sinh..
- Tổ chức tốt trò chơi học tập không chỉ tạo các em hứng thú hơn trong học tập mà còn giúp các em tự tin hơn.
- Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học tiếng Anh là vô cùng cần thiết.
- Song không nên quá lạm dụng phương pháp này, mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 đến 3 trò chơi trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 phút.
- Người giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt