« Home « Kết quả tìm kiếm

Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ pha trộn sợi dẫn điện đến các tính chất của vải sử dụng làm quần áo bảo vệ


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: “Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ pha trộn sợi dẫn điện đến các tính chất của vải sử dụng làm quần áo bảo vệ”.
- Lý do chọn đề tài Môi trường lao động có khả năng sinh tích điện cao là các nguy cơ có thể dẫn đến cháy, nổ, ngoài ra có thể gây các tác hại nguy hiểm khác tới sức khỏe người lao động.
- Để giảm các nguy cơ trên cần phải sử dụng trang phục bảo hộ lao động có khả năng tiêu tĩnh điện hay chống tĩnh điện.
- Yêu cầu về khả năng tiêu tĩnh điện của các loại trang phục bảo lao động trong các môi trường nói trên đã được tiêu chuẩn hóa trong nhiều tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế như: Đài Loan, Ba Lan, Châu Âu, ISO.
- Để tạo ra khả năng tiêu tĩnh điện cho vật liệu dệt thông thường sử dụng nguyên lý tăng độ dẫn điện của vật liệu dệt bằng cách bổ sung thêm thành phần chất dẫn điện cho vật liệu dệt.
- Chất dẫn điện thông dụng hiện nay được bổ sung cho vật liệu dệt để tăng tính dẫn điện thường là cacbon, kim loại hoặc các oxit kim loại.
- Khả năng dẫn điện của vật liệu dệt có thể được tạo ra bằng nhiều phương pháp như: Tráng phủ một lớp dẫn điện trên bề mặt vải, kéo sợi từ xơ ngắn có pha trộn thành phần xơ kim loại để tăng khả năng dẫn điện của sợi.
- Tạo ra xơ filament dẫn điện bằng cách tạo ra filament hai thành phần trong đó có thành phần dẫn điện.
- Sử dụng filament dẫn điện hai thành phần được coi là phương pháp hữu hiệu để tạo ra vải dẫn điện do vải có tính dẫn điện nhưng vẫn giữ được tính mềm mại cần thiết cho quá trình gia công cũng như sử dụng, tính dẫn điện có độ bền lâu trong suốt vòng đời sản phẩm, chịu được các tác động cơ lý hóa trong quá trình sử dụng.
- Sử dụng vải pha trộn với một tỉ lệ sợi dẫn điện hợp lý đảm bảo vải có khả năng tiêu tĩnh điện nhưng vẫn giữ được các tính chất cơ lý cần thiết khác cho quá trình gia công và sử dụng sẽ giúp cho sản phẩm dệt may chống tĩnh điện có chất lượng cao và giá thành hợp lý.
- Vậy tỉ lệ pha trộn sợi dẫn điện sẽ ảnh hưởng như thế nào tới khả năng chống tĩnh điện của vải nói riêng và các tính chất khác của vải nói chung, đây chính là lý do luận văn chọn đề tài “Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ pha trộn sợi dẫn điện đến các tính chất của vải sử dụng làm quần áo bảo vệ”.
- Mục đích nghiên cứu Khảo sát được ảnh hưởng của tỷ lệ sợi dẫn điện sử dụng đến các tính chất của vải bảo hộ lao động chống tĩnh điện 3.
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng sử dụng trong nghiên cứu.
- Ne 45/1 có lõi là sợi dẫn điện Belltron B68-22dtex/3: Sợi dọc 2.
- Nội dung nghiên cứu Thay đổi tỉ lệ sử dụng sợi dẫn điện có lõi Belltron B68 trên vải dệt thoi để quan sát ảnh hưởng của chúng tới các tính chất của vải với mục đích chọn ra được tỉ lệ tối ưu cho phép vải vẫn có tính dẫn điện đáp ứng các chỉ tiêu chất lượng của vải chống tĩnh điện, nhưng vẫn đảm bảo các tính chất tiện nghi để sử dụng làm quần áo bảo vệ.
- Phương pháp nghiên cứu - Tổng quan các vấn đề có liên quan.
- Nghiên cứu thực nghiệm.
- Nội dung chính của luận văn Nghiên cứu sử dụng sợi dẫn điện là sợi con TC(65/35)-Ne 45/1 có lõi là tơ dẫn điện 2 thành phần (có thành phần dẫn điện là kim loại bố trí lệch tâm so với thành phần chính là PET), sợi TC(65/35-Ne 45/2 và sợi SD150/48*2.
- Thiết kế, xây dựng qui trình và triển khai thực hiện sản xuất 3 mẫu vải GTC.45/2.537A, GTC.45/2.537 và GTC.45/2.537B với tỉ lệ sợi nền/sợi dẫn điện là lần lượt là và 80/1.
- Kiểm tra đánh giá khả năng chống tĩnh điện, tỉ lệ sợi dẫn điện pha trộn trong vải, các thông số đặc trưng cấu trúc và các chỉ tiêu cơ lý như độ bền đứt, độ dãn đứt, độ mềm mại, độ hút hơi nước của cả 3 loại vải tạo ra.
- Kết luận Vải làm trang phục bảo hộ trong các môi trường có khả năng sinh tĩnh điện cao cần có khả năng CTĐ 3 Đánh giá khả năng chống tĩnh điện của vải có thể sử dụng 4 đặc tính sau: Chống tích điện bề mặt , Khả năng tích điện ma sát, Bán thời gian, Xả tĩnh điện Nghiên cứu cũng cho thấy có 3 phương pháp chính hiện này để tạo ra vải chống tĩnh điện trong đó sử dụng filament 2 thành phần là phương pháp tiên tiến nhất vừa cho phép tơ có khả năng dẫn điện nhưng vẫn bảo tồn các tính chất dệt của tơ.
- Phần nghiên cứu thực nghiệm đã sử dụng sợi dẫn điện polyeste có lõi kim loại bố trí lệch tâm so với thành phần chính để sản xuất vải chống tĩnh điện.
- GTC.45/2.537 và GTC.45/2.537B với tỉ lệ cài sợi dẫn điện lần lượt là 40/1 (1,0cm).
- 60/1 (1,5cm) và 80/1 (2,0cm), có thể thấy với tỉ lệ cài sợi dẫn điện càng dày thì các chỉ tiêu cơ lý của vải càng cao.
- Với sự chênh lệch về tỉ lệ sử dụng sợi dẫn điện như trong nghiên cứu thì cả 3 mẫu vải đều có khả năng chống tĩnh điện nằm trong 1 cấp ở mức đạt yêu cầu.
- Nếu muốn khả năng chống tĩnh điện của vải lớn hơn đáp ứng các yêu cầu sử dụng khác nhau cần phải tăng tỉ lệ pha trộn hoặc có thể bổ sung sợi dẫn điện theo cả hướng ngang.
- Tuy nhiên nếu tỉ lệ cài sợi dẫn điện quá dày sẽ làm cho mặt vải thô cứng, không mềm mại.
- Mặt khác giá thành của sợi dẫn điện cũng cao nên nếu tỉ lệ cài sợi dẫn điện càng nhiều thì sẽ làm giá thành của sản phẩm mất đi tính cạnh tranh.
- Kết quả thí nghiệm cho ta thấy tỉ lệ thay đổi tối thiểu phải từ 1,0cm trở lên thì mới cho kết quả tương đối rõ ràng giữa các mẫu thí nghiệm.
- Do đó để vừa đảm bảo các chỉ tiêu cơ lý cũng như khả năng chống tĩnh điện của vải bảo hộ lao động, vừa giải quyết bài toán kinh tế là nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm thì đối với các mặt hàng vải bảo hộ lao động chống tĩnh điện trong khuôn khổ của luận văn này thì nên chọn tỉ lệ giữa các sợi dẫn điện tối thiểu từ 1,5cm trở nên sẽ vừa đảm bảo được tính năng kỹ thuật vừa đảm bảo giải quyết được bài toán kinh tế trong sản xuất

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt