« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tham gia liên kết của các hộ trồng chè ở tỉnh Lâm Đồng


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THAM GIA LIÊN KẾT CỦA CÁC HỘ TRỒNG CHÈ Ở TỈNH LÂM ĐỒNG.
- Chè là một trong những cây công nghiệp quan trọng của tỉnh Lâm Đồng, tuy nhiên gần đây diện tích canh tác chè có xu hướng giảm mạnh.
- Liên kết sản xuất là một giải pháp quan trọng để cải thiện vấn đề này.
- Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia liên kết sản xuất với hợp tác xã, doanh nghiệp của nông dân trong sản xuất chè tại tỉnh Lâm Đồng.
- Phân tích hồi quy logistic được áp dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tham gia liên kết của nông hộ thông qua sử dụng dữ liệu thu thập được từ khảo sát 270 hộ sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Kết quả hồi quy mô hình logistic chỉ ra có 5 yếu tố là trình độ học vấn, số lần tham gia tập huấn, chênh lệch giá chè, thu nhập của hộ, và khả năng tiêu thụ chè là các biến tác động tích cực đến việc tham gia liên kết sản xuất chè tại tỉnh Lâm Đồng.
- Trong đó thị trường đầu ra là yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc tham gia liên kết trong sản xuất chè tại tỉnh Lâm Đồng.
- Để tăng khả năng tham gia liên kết trong sản xuất chè của hộ thì việc đảm bảo được thị trường đầu ra cho sản phẩm chè cùng với tăng cường nhiều lớp tập huấn là rất quan trọng..
- Từ khoá: Doanh nghiệp, hợp tác xã, người sản xuất chè, tham gia liên kết..
- Lâm Đồng là một trong những tỉnh có diện tích trồng chè lớn của cả nước với diện tích khoảng 12.700 ha (Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng, 2019).
- Tuy nhiên, tình hình canh tác chè ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay rất khó khăn do diện tích sản xuất manh mún, nhiều giống chè không đạt chất lượng, vấn đề lạm dụng thuốc trừ sâu, và giá cả đầu ra không ổn định (Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng, 2019)..
- Theo Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng (2019), diện tích và sản lượng chè đang có xu hướng giảm, cụ thể diện tích năm 2016 là 19.522 ha nhưng năm 2018 còn 12.700 ha, kéo theo sản lượng giảm từ 225.478 tấn năm 2016 xuống 153.162 tấn năm 2018..
- Tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện nhiều biện pháp để giảm thiểu sự giảm sút về diện tích và đặc biệt là sản lượng, bằng việc áp dụng các mô hình sản xuất mang tính hiện đại để tăng năng suất, chất lượng và đảm bảo đời sống cho các hộ trồng chè, như áp dụng các loại giống cho năng suất và chất lượng cao hơn, áp dụng mô hình VietGAP (Bac et al., 2019), cũng như áp dụng các biện pháp liên kết để tận dụng các nguồn lực.
- trong sản xuất.
- Có nhiều phương pháp khác nhau để tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, nhưng liên kết là phương pháp được áp dụng cho nhiều cây, con vì nó tận dụng được những tài nguyên sẵn có của địa phương.
- Liên kết trong sản xuất nông nghiệp để tăng giá trị và hiệu quả đã được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện cũng như ứng dụng để triển khai, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng liên kết giúp các bên tăng hiệu quả sản xuất, tiêu thụ cũng như tăng số lượng và chất lượng của sản phẩm (Prakash, 2000.
- Trong sản xuất nông nghiệp có nhiều cách liên kết khác nhau như liên kết ngang, liên kết dọc và có nhiều giai đoạn liên kết như liên kết trong sản xuất, trong thu hoạch và trong tiêu thụ.
- Theo Lưu Tiến Dũng (2015) thì bản chất của liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp là một phần của liên kết kinh tế đã có một quá trình xâm nhập, hợp tác lẫn nhau, đảm bảo nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp.
- Để duy trì tốt sự liên kết trong sản xuất nông nghiệp đòi hỏi liên kết đó phải tạo ra kết quả tốt..
- Hiện nay, tình trạng sản xuất chè nguyên liệu của người nông dân chưa có sự liên kết chặt chẽ với hợp tác xã cũng như các doanh nghiệp chế biến.
- Người sản xuất chè thì phần lớn họ tự mở.
- Vì vậy, liên kết là rất quan trọng và là một xu hướng bắt buộc trong bối cảnh cạnh tranh, đặc biệt đối với sản phẩm chè.
- Người sản xuất cần phải liên kết với hợp tác xã và với các doanh nghiệp cũng như chính quyền địa phương trong vấn đề sản xuất cũng như tiêu thụ chè..
- Xuất phát từ thực tiễn trên nghiên cứu này với mục tiêu là phân tích các yếu ảnh hưởng đến sự tham gia liên kết của nông hộ trong sản xuất chè tại tỉnh Lâm Đồng nhằm tìm giải pháp tăng cường liên kết nâng cao hiệu quả sản xuất chè nguyên liệu tại Lâm Đồng..
- Nghiên cứu tập trung vào các hộ trồng chè có liên kết và không có liên kết với doanh nghiệp chế biến chè hoặc các hợp tác xã tại địa bàn nghiên cứu.
- Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng.
- Dữ liệu sơ cấp được khảo sát từ 270 hộ sản xuất chè bằng bảng câu hỏi cấu trúc tại huyện Bảo Lâm, TP.
- Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- PTNT tỉnh Lâm Đồng, 2019).
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích hồi quy nhằm làm rõ thực trạng liên kết sản xuất chè búp tươi và các yếu tố ảnh.
- hưởng đến sự tham gia liên kết với các doanh nghiệp chế biến, hợp tác xã của nông hộ trong sản xuất chè tại tỉnh Lâm Đồng..
- Phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia liên kết của nông hộ trong sản xuất chè tại tỉnh Lâm Đồng.
- Hàm hồi quy logistic được sử dụng do về mặt lý thuyết nó tuân thủ quy luật phân phối nhị nguyên thể hiện được tính xác suất lựa chọn của người sản xuất chè.
- Với P là khả năng tham gia liên kết (0 <.
- Nilsson, J., 2009 thì các yếu tố kinh tế - xã hội có khả năng tác động đến khả năng tham gia liên kết của nông hộ trong sản xuất chè là tuổi của chủ hộ (TUOI), trình độ học vấn của chủ hộ (HV), diện tích đất canh tác (DT), kinh nghiệm trồng chè (KN), số lần tập huấn (TH), chênh lệch giá chè giữa có và không có liên kết (CLG), thu nhập từ chè (TN), thị trường đầu ra (TT).
- Tất cả các biến trong mô hình có tác động tích cực và kỳ vọng đồng biến với khả năng tham gia liên kết của các hộ sản xuất chè tại tỉnh Lâm Đồng được trình bày trong bảng 1..
- LK Tham gia liên kết Có: 1, Không: 0.
- KN Kinh nghiệm sản xuất chè Năm.
- Thực trạng tổ chức sản xuất chè tại tỉnh Lâm Đồng.
- PTNT tỉnh Lâm Đồng (2019), hiện nay tỉnh Lâm Đồng có 300 tổ hợp tác với 225 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp.
- Các HTX hoạt động chủ yếu là cung ứng dịch vụ cho thành viên nhằm phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
- hướng dẫn, hỗ trợ quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc sản phẩm… Việc liên kết với HTX hoặc công ty chế biến chè đem lại lợi ích cho người trồng chè như đảm bảo đầu ra ổn định nhằm tăng thu nhập cho người trồng chè..
- Hiện nay ở tỉnh Lâm Đồng có một số công ty chế biến chè của nước ngoài như: công ty TNHH Fusheng, Công ty TNHH HaiYih… sản xuất, chế biến và kinh doanh chè như: Olong, Kim Tuyên, Tứ Quý và Ngọc Thúy, trong đó chè Olong chiếm 90%.
- Công ty FUSHENG có 60 ha đã thu hoạch và diện tích 40 ha liên kết sản xuất với gần 60 hộ nông dân..
- Trong khi đó công ty HaiYih đã liên kết sản xuất cùng 226 hộ sản xuất với khoảng 180 ha.
- Bên cạnh đó một số công ty trong nước như Công ty TNHH Thái Tài Nguyễn với 100 hộ nông dân tham gia chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm chè với diện tích khoảng 50 ha tại TP.
- Công ty chè Cầu Đất hiện nay có 42 hộ dân tham gia liên kết với diện tích 40 ha và.
- có năng lực sản xuất 1,8 tấn chè Olong và 5 tấn chè cành các loại mỗi ngày nên sẽ tiêu thụ một phần khá lớn cho người dân (Sở NN &.
- PTNT tỉnh Lâm Đồng, 2019)..
- Liên kết trong sản xuất và chế biến sẽ cho phép xóa bỏ hoặc ít nhất là giảm đáng kể các chi phí trung gian, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến chè có nguồn cung về nguyên liệu ổn định về cả sản lượng và chất lượng với mức chi phí hợp lí để giảm giá thành và tăng chất lượng của sản phẩm cuối cùng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế (Nguyễn Hữu Thọ và Bùi Thị Minh Hà, 2013).
- Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất sản xuất chè của nông hộ tại tỉnh Lâm Đồng là nhỏ, phân bố không tập trung nằm rải rác ở nhiều khu vực nên việc áp dụng cơ giới hóa, bón phân phun thuốc đồng loạt rất khó thực hiện từ đó làm tăng chi phí, làm giảm hiệu quả kinh tế và kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng..
- Đây cũng chính là thách thức lớn trong việc liên kết và tăng cường liên kết trong sản xuất chè tại tỉnh Lâm Đồng..
- Qua khảo sát 270 hộ nông dân canh tác chè có 206 hộ có tham gia liên kết chiếm tỷ lệ 76,3%.
- trong đó có 97 hộ tham gia liên kết với doanh nghiệp chế biến và 109 hộ tham gia liên kết với hợp tác xã.
- trong khi đó có 64 hộ không tham gia liên kết chiếm tỷ lệ 23,7%.
- Hiện nay hình thức liên kết trong sản xuất chè phổ biến là liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp chế biến hoặc nông dân với hợp tác xã.
- Các hộ tham gia liên kết sản xuất nhằm đảm bảo được sự ổn định đầu vào và đầu ra trong sản xuất chè..
- Diện tích sản xuất trung bình của hai nhóm hộ là 0,85 ha, diện tích sản xuất nhỏ, manh mún là trở ngại lớn đến việc tham gia liên kết trong sản xuất chè.
- Kinh nghiệm trồng chè giúp người sản xuất hiểu rõ về lợi ích của việc tham gia liên kết.
- Về tham gia tập huấn khuyến nông trung bình là 1,58 lần/năm tương đối ít, trong đó nhiều.
- hộ không tham gia tập huấn lần nào.
- Mức chênh lệch giá giữa hộ có tham gia liên kết và hộ không tham gia liên kết bình quân 10,4 ngàn đồng/kg.
- Việc tham gia liên kết giúp người nông dân ổn định giá cả đầu ra và thu nhập cao hơn so với hộ không tham gia liên kết.
- Thị trường đầu ra chè thể hiện mức độ đầu ra được đảm bảo trung bình là 3,56, có sự chênh lệch đáng kể giữa hai nhóm hộ có liên kết là 4,21 và không liên kết là 2,05..
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia liên kết của các hộ trồng chè ở tỉnh Lâm Đồng.
- Diện tích canh tác (DT) β .
- Kinh nghiệm sản xuất (KN) β .
- Thị trường đầu ra chè (TT) β 8 2,126.
- Biến số lần tham gia tập huấn có ý nghĩa thống kê ở mức α tương ứng 5% và cùng dấu với kỳ vọng ban đầu.
- đó, các biến tuổi của chủ hộ, diện tích đất canh tác, kinh nghiệm sản xuất mặc dù cùng dấu với kỳ vọng ban đầu nhưng không có ý nghĩa thống kê.
- Diện tích đất canh tác không ảnh hưởng nhiều tới quyết định tham gia vào liên kết của nông hộ, họ không quan tâm nhiều đến vấn đề này, việc sản xuất trên diện tích nhỏ vừa tiết kiệm chi phí đầu tư vừa thuận lợi cho việc chăm sóc, tưới tiêu cho cây trồng.
- Kể cả kinh nghiệm và tuổi tác của chủ hộ cũng không ảnh hưởng đến nhận thức có tham gia liên kết, nó không ảnh hưởng đến suy nghĩ của người dân khi họ tham gia hay không tham gia vào liên kết..
- Thị trường đầu ra chè (TT) β 8 0,087.
- Kết quả phân tích tác động biên ở bảng 4 cho thấy chủ hộ có trình độ học vấn cao thì khả năng tham gia liên kết cao hơn những chủ hộ có trình độ học vấn thấp, do khả năng nhận thức được lợi ích của việc tham gia liên kết cũng như nắm bắt và vận dụng thông tin của họ.
- Nếu trình độ học vấn của các chủ hộ tăng thêm 1 năm thì hàm logit ước lượng trung bình sẽ tăng 0,245 đơn vị, tương đương với xác suất các hộ tham gia liên kết tăng 4,2% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
- Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến khả năng tham gia liên kết là số lần tham gia tập huấn của chủ hộ, kết quả ước lượng cho thấy các chủ hộ số lần tập huấn nhiều hơn thì tham gia liên kết cao hơn các chủ hộ ít tham gia tập huấn..
- Nếu số lần tập huấn của các chủ hộ tăng thêm 1 lần trong năm thì xác suất các hộ tham gia liên kết tăng 4,7% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
- Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng đến khả năng tham gia liên kết là sự chênh lệch giá chè khi tham gia liên kết và không tham gia liên kết, kết quả ước lượng cho thấy nếu sự chênh lệch giá tăng thêm một ngàn đồng/kg chè thì với xác suất các hộ tham gia liên kết tăng 1,6% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
- Một yếu tố nữa ảnh hưởng đến việc tham gia liên kết sản xuất chè của hộ nông dân đó là thu nhập của hộ.
- Kết quả ước lượng cho thấy nếu thu nhập tăng thêm một triệu đồng thì xác suất họ sẽ tham gia liên kết tăng lên 0,08%, mặc dù rất nhỏ.
- Yếu tố cuối cùng là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng tham gia liên kết đó là thị trường đầu ra chè, đầu ra tiêu thụ chè càng thuận lợi thì xác suất tham gia liên kết càng cao.
- thêm 1 đơn vị thì hàm logit ước lượng trung bình sẽ tăng 2,126 đơn vị, tương đương với xác suất các hộ tham gia liên kết tăng 8,7% với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, đây là yếu tố quan trọng nhất tác động đến việc tham gia liên kết trong sản xuất chè tại tỉnh Lâm Đồng..
- Đề xuất giải pháp để gia tăng các liên kết trong sản xuất chè tại địa bàn nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu này đưa ra một số gợi ý giải pháp cho chính quyền địa phương để tăng cường liên kết gồm 2 nhóm:.
- Thứ nhất là nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức gồm: trình độ học vấn của hộ sản xuất và tăng cường tập huấn khuyến nông.
- Qua đó người sản xuất chè có thể gia tăng tham gia liên kết sản xuất với doanh nghiệp hoặc hợp tác xã..
- Thứ hai là nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ: chênh lệch giá chè giữa hộ tham gia liên kết và không tham gia liên kết, thu nhập từ chè, thị trường đầu ra chè.
- Do đó, chính quyền địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi để người sản xuất chè và các doanh nghiệp, hợp tác xã liên kết với nhau thông qua hợp đồng đảm bảo đầu ra..
- Thông qua khảo sát 270 hộ trồng chè có và không có liên kết sản xuất với hợp tác xã và các doanh nghiệp chế biến chè tại tỉnh Lâm Đồng.
- cho thấy các hộ có liên kết sản xuất đảm bảo được sự ổn định đầu vào và đầu ra trong sản xuất chè.
- Kết quả phân tích hồi quy logistic cho thấy các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến liên kết sản xuất của người trồng chè bao gồm trình độ học vấn, số lần tham gia tập huấn, chênh lệch giá chè, thu nhập của hộ, và khả năng tiêu thụ chè trong đó khả năng tiêu thụ chè, số lần tập huấn và trình độ học vấn là các biến tác động lớn nhất đến việc tham gia liên kết sản xuất chè.
- Vì vậy để tăng khả năng tham gia liên kết trong sản xuất chè thì việc đảm bảo được thị trường đầu ra cho sản phẩm chè là rất quan trọng bên cạnh đó việc nâng cao trình độ và tăng cường nhiều lớp tập huấn là điều cần thiết.
- Chính quyền địa phương cùng với các hợp tác xã và doanh nghiệp chế biến chè cần quan tâm đến ổn định đầu ra và tổ chức thêm nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác và ứng dụng công nghệ mới trong canh tác chè tại Lâm Đồng..
- Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng (2019).
- Niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng 2018.
- Lâm Đồng..
- sản xuất cây chè ở tình Lâm Đồng.
- Đánh giá khả năng tham gia sản xuất theo hợp đồng của hộ nông dân vùng trung du miền núi Đông Bắc: Nghiên cứu với cây chè ở tỉnh Tuyên Quang.
- Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng (2019).
- Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp năm 2018 tại tỉnh Lâm Đồng.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt