« Home « Kết quả tìm kiếm

Quyết định số 786/QĐ-TTg


Tóm tắt Xem thử

- VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU KINH TẾ VÂN ĐỒN, TỈNH QUẢNG NINH".
- Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 302 BKH/TĐ&GSĐT ngày 13 tháng 01 năm 2006, Công văn số 3115 BKH/TD&GSĐT ngày 04 tháng 5 năm 2006 và của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tại Tờ trình số 2447/TT-UBND ngày 30 tháng 9 năm 2005 về Đề án phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh,.
- Điều 1: Phê duyệt Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh".
- VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ CHỨC NĂNG CỦA KHU KINH TẾ VÂN ĐỒN..
- Phạm vi Khu kinh tế Vân Đồn..
- Khu kinh tế Vân Đồn bao gồm toàn bộ huyện đảo Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.
- Khu kinh tế Vân Đồn có 1 thị trấn và 11 xã, với trên 600 hòn đảo lớn, nhỏ nằm trong vịnh Bái Tử Long..
- Là Trung tâm kinh tế miền Đông tỉnh Quảng Ninh và Vùng đồng bằng sông Hồng..
- Là một trong những động lực phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả miền Bắc..
- đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững cho Quảng Ninh..
- Phát triển Khu kinh tế Vân Đồn phải gắn chặt và là động lực phát triển cho tỉnh Quảng Ninh và cả vùng Bắc Bộ..
- Phát triển Khu kinh tế Vân Đồn phải gắn chặt với sự phát triển của các khu vực lân cận như: thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, thị xã Móng Cái, các huyện Cô Tô, Đầm Hà, Tiên Yên v.v… với tầm nhìn dài hạn, có bước đi thích hợp cho giai đoạn đến năm 2020..
- bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội trước mắt cũng như lâu dài..
- Lựa chọn, ưu tiên với bước đi thích hợp, hướng tới hình thành một khu kinh tế tổng hợp, hiện đại, lâu dài, hình thành một cơ cấu kinh tế hợp lý bền vững..
- Thực hiện thống nhất, tập trung và kiên quyết trong quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động để phát triển bền vững Khu kinh tế Vân Đồn, bảo đảm tính khả thi và chủ động trong phát triển..
- Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát huy các di sản văn hóa, góp phần bảo đảm an ninh - quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn..
- PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU KINH TẾ..
- Định hướng phát triển cơ bản của Khu kinh tế..
- Trọng tâm là phát triển du lịch sinh thái biển - đảo chất lượng cao với nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, phong phú và hấp dẫn..
- Xây dựng sân bay quốc tế hiện đại đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh Quảng Ninh và của Vùng Đông Bắc Việt Nam..
- Xây dựng trung tâm dịch vụ cao cấp: tài chính, ngân hàng, nhà hàng, khách sạn..
- Phát triển cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại.
- trước hết, phục vụ phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến hải sản chất lượng cao, công nghiệp phục vụ du lịch, dịch vụ, vận tải..
- Xây dựng đô thị vườn - biển đẹp, hiện đại và đậm nét dân tộc..
- Phương hướng phát triển..
- Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh đảm bảo cho sự phát triển nhanh của các ngành kinh tế..
- Cơ cấu kinh tế các ngành vào năm 2010: dịch vụ - công nghiệp – nông, lâm nghiệp, thủy sản là 48,2.
- Cơ cấu kinh tế các ngành vào năm 2015: dịch vụ - công nghiệp – nông, lâm nghiệp, thủy sản là 58,8.
- Cơ cấu kinh tế các ngành vào năm 2020: dịch vụ - công nghiệp – nông, lâm nghiệp, thủy sản là 68,5.
- Về cơ bản hoàn thành việc xây doanh nghiệp Khu kinh tế Vân Đồn..
- Xây dựng kết cấu hạ tầng mang tính đột phá..
- Xây dựng sân bay và phát triển vận tải hàng không:.
- Ngoài ra sẽ nghiên cứu xây dựng một số sân bay trực thăng ở các đảo có điều kiện thuận lợi..
- Hình thành cảng biển và phát triển vận tải biển:.
- Đầu tư xây dựng cảng Vạn Hoa với công suất trên 1,0 triệu tấn/năm, phục vụ vận tải hàng hóa và hành khách.
- xây dựng mới cảng Hòn Hai.
- nghiên cứu xây dựng cảng cá tại khu vực giáp với Cửa Ông..
- Tập trung đầu tư xây dựng các tuyến đường chính, bao gồm đường xuyên đảo, các đường liên xã và các cầu..
- Xây dựng cầu Vân Tiên nối huyện Vân Đồn với huyện Tiên Yên (gần khu vực cảng Mũi Chùa)..
- Xây dựng đường tốc độ nhanh và cầu từ đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái vào Khu kinh tế Vân Đồn..
- Nghiên cứu xây dựng đường cao tốc nhanh và cầu từ Cửa Ông – Vân Tiên – Tiên Yên vào Khu kinh tế Vân Đồn..
- Đầu tư xây dựng 3 tuyến đường xuyên đảo Cái Bầu.
- đồng thời đầu tư xây dựng đập nước Khe Ngái và sẽ cấp 10.000m 3 /ngày đêm cho sinh hoạt.
- Đối với các xã đảo, xây dựng các hồ, đập để lấy nguồn cấp nước..
- Sau năm 2015, ngoài nguồn nước từ Nhà máy nước Diễn Vọng, sẽ đầu tư xây dựng thêm các hồ, đập… để tăng nguồn cấp nước.
- Phát triển du lịch biển chất lượng cao và vận tải hàng không:.
- Xây dựng Vân Đồn thành Trung tâm du lịch, bao gồm: trung tâm nghỉ dưỡng biển - đảo cao cấp.
- Quy hoạch đầu tư xây dựng 3 cụm du lịch, gồm: cụm du lịch trung tâm Cái Bầu, cụm du lịch Ngọc Vừng - Thắng Lợi, cụm du lịch Quan Lạn – Minh Châu..
- Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực..
- a) Công nghiệp (trong đó có cả công nghiệp cơ khí, tiểu thủ công nghiệp): phát triển công nghiệp công nghệ cao, sạch phục vụ trước hết cho du lịch và có các sản phẩm chất lượng cao.
- Trước hết ưu tiên phát triển các loại hình công nghiệp sau:.
- tăng dần các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả kinh tế cao, phát triển các loại cây đặc sản..
- Phát triển ngành hải sản trở thành ngành kinh tế quan trọng.
- Nghiên cứu xây dựng trung tâm nghề cá của Tỉnh và vùng..
- c) Các ngành dịch vụ hỗ trợ: phát triển các ngành dịch vụ cao cấp đem lại giá trị kinh tế lớn, văn minh, hiện đại.
- Ưu tiên phát triển các lĩnh vực như: viễn thông, tài chính, thương mại, tư vấn chăm sóc sức khỏe chất lượng cao..
- Xây dựng hệ thống đào tạo nghề hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
- e) Thể dục - thể thao: xây dựng cơ sở vật chất cho ngành thể dục thể thao ngày càng đáp ứng nhu cầu phát triển của phong trào.
- Tập trung xây dựng một số môn thể thao có thành tích cao.
- Phương hướng tổ chức không gian kinh tế - xã hội..
- a) Phát triển các lĩnh vực làm hạt nhân..
- Sân bay và cảng biển: xây dựng sân bay tại khu vực xã Đoàn Kết.
- Xây dựng các cơ sở dịch vụ có chất lượng cao như: hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.
- c) Phát triển công nghiệp: tại Trung tâm Đoàn Kết, phát triển công nghiệp sạch (công nghiệp phần mềm, điện tử.
- Tại đảo Thắng Lợi, phát triển cơ sở chế biến hải sản chất lượng cao..
- d) Phát triển du lịch, công viên, cây xanh: tại đảo chính, xây dựng 3 khu dịch vụ du lịch gắn với vui chơi giải trí có thưởng theo hướng các Resort với các khách sạn 2 đến 5 sao và khách sạn phục vụ đông đảo nhân dân.
- đ) Phát triển thương mại: xây dựng các trung tâm thương mại gắn với khu sân bay và tại các điểm đô thị.
- e) Phát triển dịch vụ vận tải: xây dựng khu du lịch tổng hợp, dịch vụ dân cư gắn với sân bay tại khu vực xã Đoàn Kết và hệ thống sân bay trực thăng.
- Xây dựng khu dịch vụ vận tải hàng hải chất lượng cao gắn với cảng Vạn Hoa, cảng Cái Rồng và các bến tàu khác..
- Nghiên cứu xây dựng khu dịch vụ tổng hợp nghề cá gắn với cảng cá tại phía giáp Cửa Ông hoặc đảo Thắng Lợi..
- g) Phát triển giao thông tỉnh: quy hoạch các điểm đỗ phương tiện giao thông.
- phát triển xe buýt, taxi và các phương thức vận tải hàng không, đường bộ và đường biển..
- khuyến khích phát triển liên doanh liên kết với các đơn vị kinh tế trong và ngoài Tỉnh.
- Phát triển nguồn nhân lực..
- a) Cơ chế quản lý: cần nghiên cứu cơ chế quản lý riêng và phù hợp với yêu cầu, đặc điểm của Khu kinh tế Vân Đồn.
- Thủ trưởng Chính phủ quyết định thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn..
- Được áp dụng cho các khu kinh tế cấp tỉnh khác trong cả nước;.
- Các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước được giao hoặc thuê đất với mức ưu đãi nhất để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển sản xuất kinh doanh;.
- đầu tư xây dựng hạ tầng để cho thuê đất đã xây dựng hạ tầng trong Khu kinh tế Vân Đồn theo mục đích của từng dự án và theo Luật Đất đai..
- d) Chính sách về tài chính: có chính sách ưu đãi điều tiết nguồn thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để tăng nguồn vốn đầu tư cho Khu kinh tế Vân Đồn..
- a) Tổ chức hành chính: thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Vân Đồn.
- Trong Khu kinh tế có các đơn vị hành chính theo mô hình các đô thị trung tâm, thị trấn và các xã;.
- b) Quy chế quản lý: phương án tổ chức, bộ máy của Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn do Ủy ban nhân dân tỉnh cùng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh căn cứ những mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Khu kinh tế Vân Đồn nêu trong Đề án sau khi đã được phê duyệt.
- Xây dựng Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Vân Đồn, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định..
- Phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng Đề án thành lập Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn, kèm theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định..
- Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh phù hợp với mục tiêu phát triển Khu kinh tế Vân Đồn..
- Tiến hành giới thiệu, quảng bá, công khai Đề án và Quy hoạch tổng thể phát triển Khu kinh tế Vân Đồn..
- Cho phép Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn được thuê tư vấn nước ngoài có đủ năng lực (khi cần thiết) tham gia lập Quy hoạch chung xây dựng, Quy hoạch xây dựng chi tiết cho những khu vực quan trọng..
- Chỉ đạo việc lập và trình duyệt theo quy định quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch xây dựng chi tiết các phân khu chức năng, các dự án đầu tư trong Khu kinh tế Vân Đồn theo quy định hiện hành..
- Phê duyệt danh mục các dự án đầu tư phát triển và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm tại Khu kinh tế Vân Đồn..
- Chỉ đạo và tạo điều kiện cho Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn hoạt động và thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao..
- chỉ đạo các cơ quan chức năng của Tỉnh phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc đầu tư phát triển, quản lý và vận hành Khu kinh tế Vân Đồn..
- Có giải pháp và xây dựng phương án huy động các nguồn vốn, có giải pháp vừa đầu tư vừa khai thác từ quỹ đất để có nguồn thu, đầu tư trở lại phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Khu kinh tế.
- Nghiên cứu ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (nếu vấn đề vượt quá thẩm quyền) các cơ chế, chính sách cụ thể nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư để bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Khu kinh tế Vân Đồn..
- Giao các Bộ, ngành có liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Khu kinh tế Vân Đồn.
- phối hợp và hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn trong việc lập, điều chỉnh, bổ sung các quy chế, đề án, quy hoạch nói trên và trong việc nghiên cứu xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể áp dụng tại Khu kinh tế Vân Đồn.
- đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Khu kinh tế Vân Đồn đã được quyết định đầu tư.
- nghiên cứu xem xét, điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan dự kiến sẽ được đầu tư tại Khu kinh tế Vân Đồn..
- các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh và Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Đồn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt