You are on page 1of 15

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

I ). TỔNG QUAN TÀI LIỆU:

1 ). Tài liệu nước ngoài:

Ở nước ngoài Nghèo đói là một trong những vấn đề được rất nhiều học
giả, nhiều chuyên gia trên thế giới quan tâm. Vì vậy, đã có nhiều công trình
nghiên cứu vấn này, trong số đó có thể kể đến một số công trình tiêu biểu
như: - Xóa đói giảm nghèo và vai trò của nhân viên công tác xã hội
(Poverty eradication and the role for social workers) của Nairobi (năm
2010), đã làm rõ những tác động của nghèo đói tới cuộc sống của người
dân, đặc biệt là các nhóm dễ bị tổn thương. Vì vậy, để thực hiện xóa đói
giảm nghèo, tác giả hết sức nhấn mạnh vai trò của nhân viên công tác xã
hội, thông qua các biện pháp, kế hoạch, dự án nhằm đưa người nghèo
thoát ra khỏi đói nghèo và hỗ trợ để họ tự tin vào năng lực của mình; đồng
thời cho rằng, sự tham vấn và tham gia của các cá nhân, gia đình và các
nhóm dân cư là những yếu tố quan trọng trong xóa đói giảm nghèo.

Vai trò của phát triển cộng đồng trong các chương trình xóa đói giảm
nghèo ở Philippines: tư tưởng, chính sách và các ngành nghề (The role of
social work in Philippine poverty – reduction program: ideology, policy, and
the profession), đăng trong Tạp chí công tác xã hội và Phát triển, tập 23, số
1, năm 2013, trang 35-47: tác giả đã nghiên cứu xem xét vai trò của công
tác xã hội trong 3 chương trình xóa đói giảm nghèo ở Philippines, nhấn
mạnh đến việc kiểm tra tập trung vào các giá trị, nguyên tắc làm cơ sở cho
việc thực hiện và mối quan hệ với quan niệm cụ thể của công tác xã hội.

Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều công trình nghiên cứu công tác xã
hội về vấn đề nghèo đói và người nghèo, góp phần nâng cao nhận thức lý
luận và thực tiễn về hoạt động này.

2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Hiện nay:

Ở nước ta các đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào vấn đề giảm
nghèo, trong số đó có thể kể tới một số công trình, như:
+ Hai định hướng tiếp cận giải quyết vấn đề nghèo đói ở nước ta,
Nguyễn Hải Hữu, 2005. Trên cơ sở khẳng định nghèo đói là vấn đề chung
của toàn cầu không chỉ của riêng Việt Nam, tác giả khẳng định công tác
xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua ở nước ta đã đạt được những kết
quả to lớn. Tuy nhiên, đói nghèo vẫn là thách thức lớn đòi hỏi chúng ta
phải tiếp tục thực hiện, do đó để mục tiêu của chương trình xóa đói, giảm
nghèo đạt hiệu quả, theo tác giả, cần tiếp tục phân cấp triệt để cho địa
phương, bảo đảm sự hài hòa giữa quyền lợi và trách nhiệm; đối với 35
huyện miền núi nghèo nhất cần đưa vào kế hoạch đầu tư tập trung; cải tiến
cơ chế huy động, phân bổ và quản lý nguồn lực theo hướng đa nguồn, coi
trọng nguồn tại chỗ; đổi mới cơ chế quản lý theo hướng phân định rõ chức
năng, nhiệm vụ của các bộ, ngành trung ương, các địa phương; tăng
cường tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho người dân, nâng
cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ chuyên trách làm
công tác xóa đói, giảm nghèo. [22].

+ Chính sách xóa đói giảm nghèo thực trạng và giải pháp, Lê Quốc Lý
chủ biên, năm 2012. Trong công trình nghiên cứu này, trên cơ sở luận giải
các vấn đề lý luận và các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của
Nhà nước về xóa đói, giảm nghèo và thực trạng nghèo đói ở Việt Nam
trong giai đoạn 2006-2010, tác giả đã đánh giá tổng quát việc thực hiện
các chính sách đó, đồng thời đã nêu bật những định hướng, mục tiêu, chỉ
rõ một số cơ chế, giải pháp để thực hiện xóa đói, giảm nghèo ở Việt Nam
trong thời gian tới [24].

+ Về an sinh xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020, Mai Ngọc Cường
chủ biên, năm 2013. Đây là công trình nghiên cứu, đã đề cập đến những
vấn đề cơ bản về an sinh xã hội, như làm rõ vấn đề lý luận và giới thiệu
các mô hình an sinh xã hội. Đồng thời, nêu rõ thực trạng và đánh giá tình
hình an sinh xã hội ở nước ta hiện nay nói chung và vấn đề liên quan đến
người nghèo nói riêng với những thành tựu, hạn chế cũng như nguyên
nhân của nó. Từ đó, tác giả đã chỉ ra phương hướng, giải pháp phát triển
an sinh xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo [11].

+ Về “sinh kế của cộng đồng ngư dân ven biển – thực trạng và giải
pháp” của Nguyễn Xuân Mai và Nguyễn Duy Thắng (bản quyền thuộc viện
xã hội học www.ios.org.vn) đã đề cập đến vấn đề cư dân nghèo ven biển
sống chỉ phụ thuộc vào khai thác hải sản ven bờ. Tuy nhiên việc đánh bắt
này phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, dẫn đến nhiều rủi ro điều đó
làm cho một bộ phận lớn trong cộng đồng dễ rơi vào vòng xoáy của nghèo
khổ. Vì vậy để giảm thiểu rủi roc ho ngư dân ven biển chúng tôi đã đề ra
một số định hướng để giúp ngư dân có cuộc sống ổn định hơn như: phát
huy nguồn lực sinh kế hộ ra đình; xây dựng mô hình chuyển đổi từ đánh
bắt ven bờ sang đánh bắt xa bờ, đa dạng phương thức đánh bắt với
những ngu cụ đánh bắt chọn lọc; mô hình sinh kế dựa vào đất; di cư tạo
việc làm và đào tạo việc làm cho thanh niên nhằm tạo việc làm bền vững,
cũng như giảm nghèo bền vững cho các cộng đồng ven biển.

+ Một số yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức
khỏe của người nghèo ở Việt Nam hiện nay (Nguyễn Đình Tuân xã hội học
số 3 [127],2014): Nghèo đói được coi là một trong những rào cản lớn làm
giảm phát triển con người của mỗi quốc gia hay cộng đồng. Người nghèo
thường không có để điều kiện tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội như: làm
việc, giáo dục, chăm sóc sức khỏe (CSSK),…Và điều đó làm họ ít có cơ
hội thoát khỏi tình trạng nghèo đói. Việt Nam đã có nhiều chính sách và nỗ
lực góp phần mở rộng cơ hội lựa chọn và nâng cao năng lực cho người
nghèo. Song cho đến nay người nghèo vẫn gặp phải không ít khó khăn
trong việc tiếp cận với các dịch vụ xã hội, trong đó có dịch vụ CSSK.
Những khó khăn đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, có thể kể đến một số
nguyên nhân chủ yếu như: Mức chi cho y tế và chăm sóc sức khỏe đối với
nhóm người nghèo vẫn khá cao so với mức thu nhập; phân bổ nguồn lực y
tế chưa hợp lý; người nghèo còn gặp nhiều trở ngại trong tiếp cận các dịch
vụ y tế; nhận thức của người nghèo còn hạn chế.

+ Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu như:“Công tác xã hội
đối với người nghèo từ thực tiễn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh” của
Nguyễn Văn Thanh [34]; “Vai trò của công tác xã hội trong xóa đói giảm
nghèo, nghiên cứu trường hợp tại xã Hải Phong, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam
Định”, của Bùi Văn Dương, [12];....

=> Như vậy, hầu hết các nghiên cứu trước đây đều tiến hành nghiên cứu về các
chính sách phát triển cộng đồng cho người nghèo nói chung và các yếu tố ảnh
hướng đến người nghèo mà chưa đi sâu vào nghiên cứu một nhóm dân cư nghèo
có những đặc điểm riêng biệt là cư dân vô gia cư chưa có nhà ở cố định sống tại
xóm chai ven sông Hồng dưới chân cầu Long Biên thuộc làng Trung Xá, quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội. Xóm chìa này gồm 28 hộ gia đình (có người già, người
trong độ tuổi lao động và trẻ em).

II ). CƠ SỞ LÝ THUYẾT.

1 ) khái niệm cộng đồng :

Theo tác giả Tô Duy Hợp “Cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ
chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu rằng
buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao
đổi giữa các thành viên”.

Theo từ điển tiếng Anh của trường đại học OXFORD, công đồng là : 1) tập
thể người sống trong cùng khu vực, một tỉnh hoặc một quốc gia và được xem như
một khối tương đối đồng nhất; 2) Một nhóm người có cùng tín ngưỡng, cùng
chủng tộc, cùng loại hình nghề nghiệp,…hoặc cùng các mối quan tâm; 3) Là một
tập thể cùng chia sẻ , hoặc có tài nguyên chung, hoặc có tình trạng tương tự nhau
về một khía cạnh nào đó; 4) (từ kĩ thuật) Là một nhóm động vật hoặc thực vất
sống mọc lên trong cùng một khu vực.

Theo tác giả Trịnh Văn Tùng thì “Cộng đồng là một nhóm người có sự liên
hệ chặt chẽ với nhau, có nhiều thuộc tính giống nhau tạo thành bản sắc. Cộng
đồng ấy không nhất thiết cùng sống trong một đơn vị hành chính lãnh thổ. Họ
cùng nhau chia sẻ những mối quan tâm về những vấn đề cụ thể (thiếu hụt chức
năng xã hội, bị kì thị, bị loại trừ xã hội, khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực
đồng thời có nghĩa vụ và trách nhiệm chung.

2 ) khái niệm nghèo:

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế Giới THÌ “Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội
để sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định, thước
đo các tiêu chuẩn này và nguyên nhân dẫn đến nghèo đói thay đổi theo địa
phương và theo thời gian”[28]. Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng
năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (PCI) của
quốc gia.

Theo Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), NĂM 1999: “Nghèo là tình trạng thiếu
những tài sản cơ bản và cơ hội mà mỗi người được hưởng”.[33]

Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo của Hội nghị chống đói
nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan
tháng 9 năm 1993: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng
và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã
hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán
của địa phương”.[2,tr.1]

Để có được cái nhìn tổng quan hơn về các vấn đề nghèo đói, Robert McNamara
khi còn là giám đốc của Ngân hàng Thế giới đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối
và nghèo tương đối:

+ “Nghèo tuyệt đối: là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người
nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn
tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt qua sức tưởng tượng
mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn”. [50,tr.2]

+ “Nghèo tương đối có thể xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm
lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp nhất định
so với sự sung túc của xã hội đó”.[50,tr2]

Với các định nghĩa như trên có thể nhận thấy khái niệm nghèo tương đối phát
triển theo thời gian và không gian tùy theo sự phát triển của xã hội. Nghèo đói
thường xuất hiện do tình trạng kém phát triển hoặc phát triển không đồng đều
giữa các thành phần kinh tế, các vùng miền, đồng thời do chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước không chú ý đến nguyên nhân gây ra đói nghèo. Do
đó nghèo đói thường liên quan mật thiết với quá trình tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội.
3 ) khái niệm hộ nghèo:

Hộ nghèo là tình trạng một số hộ gia đình chỉ thỏa mãn một phần tối thiểu
nhu cầu của cuộc sống với mức thu nhập hơn mức sống trung bình của cộng đồng
xét trên mọi phương diện .

Đối với Việt Nam hiện nay, vấn đề nghèo đói đang là một trong những vấn
đề cấp bách cần được giải quyết. Chính Phủ Việt Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn
nghèo trong thời gian từ nam 1993 đến cuối năm 2005, tùy thuộc vào hoàn cảnh
cụ thể của đất nước.

Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 27 tháng
9 năm 2001, trong đó phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN giai đoạn
2001 – 2005” thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực
nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000đồng/người/tháng (tương đương
960.000đồng/người/năm) trở xuống được xác định là hộ nghèo; ở khu vực nông
thôn – đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ
100.000đồng/người/tháng (tương đương 1.200.000đồng/người/năm) trở xuống
được xác định là hộ nghèo; ở khu vực thành thị những hộ gia đình có thu nhập
bình quân đầu người từ 150.000đồng/người/tháng (tương đương
1.800.000đồng/người/năm) trở xuống được xác định là hộ nghèo.

Theo Quyết định số 170/2005/TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngày 08 tháng 07
năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010 thì ở
khu vực nông thôn những hộ gia đình có mức thu nhập bình quân từ
200.000đồng/người/tháng (tương đương 2.400.000đồng/người/năm) trở xuống
được xác định là hộ nghèo; ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân
từ 260.000đồng/người/tháng (tương đương dưới 3.120.000đồng/người/năm) trở
xuống là hộ nghèo.

Tiêu chuẩn nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là thu nhập bình quân
đầu người dưới 330.000đồng/tháng hoặc 4.000.000đồng/năm (tương ứng với
284 USD/năm) thấp hơn tiêu chuẩn của thế giới là 360 USD/năm.
Theo Quyết định số 2446/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2009 của ủy ban
nhân dân Thành phố Hà Nội về việc điều tra, khảo sát xác định hộ nghèo , cận
nghèo thành phố theo chuẩn dự kiến giai đoạn 2009 – 2013 thì ở khu vực thành
thị chuẩn nghèo từ 500.000đồng/người/tháng trở xuống, chuẩn cận nghèo trên
500.000đồng đến 650.000đồng/người/tháng; ở khu vực nông thôn chuẩn nghèo
từ 330.000đồng/người/tháng trở xuống và chuẩn cận nghèo trên 330.000đồng
đến 430.000đồng/người/tháng.

Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTG ngày 30 tháng 1 năm 2011 về việc ban
hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015 thì ở khu vực nông thôn
những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000đồng/người/tháng (tương
đương với 4.800.000đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo; khu vực thành thị
những hộ có thu nhập bình quân từ 500.000đồng/người/tháng (tương đương với
6.000.000đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

Theo Quyết định 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ ngsyf 19 tháng 11
năm 2015 có hiệu lực từ ngày 05 tháng 01 năm 2016 về chuẩn nghèo áp dụng đa
chiều, áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 thì ở khu vực nông thôn chuẩn nghèo
nâng từ 400.000đồng/người/tháng lên 700.000đồng/người/tháng trở xuống; khu
vực thành thị chuẩn nghèo nâng từ 500.000đồng/người/tháng lên
900.000đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo. Ngoài tiêu chí về thu nhập để
đánh giá chuẩn nghèo còn tiêu chí về mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ
bản gồm: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh và thông tin,… Và các chỉ số đo
lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm: bảo hiểm y tế, tiếp cận
dịch vụ y tế, trình độ giáo dục người lớn, tình trạng đi học trẻ em,…

Ngày 15 tháng 09 năm 2015, Thủ tướng Chính Phủ đã đăng ký ban hành Quyết
định số 1614/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp
cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-
2020”. Theo đó, các tiêu chí đo lường nghèo giai đoạn 2016 – 2020 được xây
dựng như sau:

+ Tiêu chí về thu nhập: chuẩn mức sống tối thiểu về thu nhập là mức thu
nhập đảm bảo chi trả được những nhu cầu tối thiểu nhất mà mỗi con người cần
phải có để sinh sống, bao gồm nhu cầu về tiêu dùng lương thực , thực phẩm và
tiêu dùng phi lương thực, thực phẩm. Chuẩn nghèo về thu nhập là mức thu nhập
mà nếu hộ gia đình có mức thu nhập dưới mức đó sẽ được coi là hộ nghèo về thu
nhập (gọi là chuẩn nghèo chính sách). Chuẩn mức sống trung bình về thu nhập là
mức thu nhập mà ở mức đó người dân đã đạt được mức sống trung bình của xã
hội, bao gồm nhu cầu tiêu dùng lương thực, thực phẩm và tiêu dùng phi lương
thực, thực phẩm.

+ Mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản: các dịch vụ xã hội cơ
bản bao gồm 5 dịch vụ: tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh,
tiếp cận thông tin; Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt gồm 10 chỉ số: (1) trình
độ giáo dục của người lớn; (2) tình trạng đi học của trẻ em; (3) tiếp cận các dịch
vụ; (4) bảo hiểm y tế; (5) chất lượng nhà ở; (6) ddienj tích nhà ở bình quân đầu
người; (7) nguồn nước sinh hoạt; (8) loại hố xí/nhà tiêu; (9) sử dụng dịch vụ viễn
thông; (10) tài sản phục vụ tiếp cận thông tin. Ngưỡng thiếu hụt đa chiều: là mức
độ thiếu hụt mà nếu hộ gia đình thiếu nhiều hơn mức độ này thì bị coi là thiếu hụt
tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, từ 1/3 tổng điểm thiếu hụt trở lên.[56]

Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, các tiêu chí
tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 gồm tiêu chí
về thu nhập, mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.

+ Với tiêu chí về thu nhập: Quyết định chuẩn nghèo ở khu vực nông thôn là
700.000đồng/người/tháng; ở khu vực thành thị 900.000đồng/người/tháng.
Chuẩn cận nghèo ở khu vực nông thôn là 1.000.000đồng/người/tháng; ở khu vực
thành thị 1.300.000đồng/người/tháng.

+ Về tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: Quyết định nêu
rõ, các dịch vụ xã hooik cơ bản bao gồm 5 dịch vụ và 10 chỉ số. Tiêu chí xác định
chuẩn nghèo: Quyết định rõ chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung
bình áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020. Cụ thể hộ nghèo khu vực nông thôn là hộ
đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: 1) có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ
đủ 700.000đồng trở xuống; 2) có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
700.000đồng đến 1.000.000đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu
hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Hộ nghèo khu vực thành thị là hộ
đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: 1) Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ
đủ 900.000đồng trở xuống; 2) Có thu nhập bình quân đầu người trên tháng trên
900.000đồng đến 1.300.000đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu
hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Hộ cận nghèo khu vực nông thôn là
hộ có thu nhập bình quân đầu người /tháng trên 700.000đồng đến
1.000.000đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản. Hộ cận nghèo khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình
quân đầu người/tháng trên 900.000đồng đến 1.300.000đồng và thiếu hụt dưới 03
chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Hộ có mức
sống trung bình ở khu vực nông thôn là hộ có thu nhập bình quân đầu
người/tháng trên 1.000.000đồng đến 1.500.000đồng.

Hộ có mức sống trung bình ở khu vực thành thị là hộ có thu nhập bình quân
đầu người/tháng trên 1.300.000đồng đến 1.950.000đồng. Mức chuẩn nghèo trên
là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các
dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở để xác định đối tượng để thực hiện
các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; hoạch định các chính sách kinh tế -
xã hội khác trong giai đoạn 2016 – 2020.[56]

4 ) khái niệm giảm nghèo:

Xóa đói giảm nghèo là chiến lược của mỗi nước nhầm giải quyết vấn đề đói
nghèo và phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống và nâng cao đời sống
cho nhân dân trong nhóm nghèo đói qua các chương trình phát triển kinh tế và hỗ
trợ phát triển kinh tế, nhằm đưa người dân thoát khỏi nghèo đói hướng tới mục
tiêu phát triển bền vững.

Theo tác giả Nguyễn Hữu Lợi: giảm nghèo trong đó luôn bao hàm xóa đói và
cũng giống như khái niệm nghèo, khái niệm giảm nghèo chỉ là tương đối bởi
nghèo có thể tái sinh, hoặc khi khái niệm nghèo hoặc chuẩn nghèo thay đổi. Do
đó việc đánh giá mức độ giảm nghèo phải được đánh giá trong một thời gian,
không gian nhất định. Giảm nghèo là một phạm trù cũng chỉ mang tính lịch sử, do
đó chỉ có thể từng bước giảm nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi
tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm
xuống. Nói một cách khác, giảm nghèo là quá trình chuyển một bộ phận dân cư
nghèo lên một mức sống cao hơn. Ở khía cạnh khác, giảm nghèo là chuyển từ tình
trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có nhiều hơn, hướng đến sự đầy đủ
hơn các điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi người.
Chất lượng giảm nghèo là khái niệm để chỉ thực chất của kết quả giảm nghèo, mà
vấn đè cần đạt được là đời sống người nghèo được nâng cao lên sau khi có công
tác hỗ trợ, khoảng các thu nhập với các nhóm dân cư khác được rút ngắn về mặt
tốc độ, khi gặp rủi ro hay bất trắc sẽ không bị rơi vào tình trạng nghèo đói, hay nói
cách khác, chất lượng giảm nghèo suy cho cùng là phản ánh tính bền vững của
quá trình giảm nghèo[22,tr.2].

Quá trình giảm nghèo bền vững (GNBV) được đánh giá thông qua các tiêu chí
sau:

+ Giảm nghèo bền vững thông qua cải thiện về thu nhập: để giảm nghèo,
trước hết cần cải thiện về thu nhập cho người nghèo. Việc cải thiện thu
nhập cần phải hướng đến ngang bằng và cao hơn mức chuẩn nghèo. GNBV
thông qua thu nhập được đánh giá qua các tiêu chí như: chỉ số khoảng cách
giảm nghèo, chỉ số khoảng cách nghèo đói bình phương giảm, tỷ lệ hộ cận
nghèo và tái nghèo giảm.
+ Giảm nghèo bền vững thông qua mức độ thụ thưởng các dịch vụ xã
hội cơ bản (về giáo dục, y tế): Văn hóa Bệnh tật NGHÈO Lười lao động Đông
con Nhìn vào “Vòng luẩn quẩn của nghèo” chúng ta có thể thấy: vòng luẩn
quẩn nghèo đói mô tả: Nghèo đói thất học lao động giản đơn hoặc
lười lao động thu nhập thấp hoặc không có thu nhập không có cơ
hội tiếp cận các dịch vụ kinh tế, xã hội cơ bản nghèo đói. Vì vậy đánh giá
GNBV thông qua tiêu chí mức độ thụ hưởng y tế và giáo dục là một trong
những phương pháp kiểm chứng xác thực về mức độ giảm nghèo ở một
quốc gia.[22,tr.3].
+ Giảm thiểu nguy cơ bị tổn thương và rủi ro đối với các đối tượng
nghèo: Các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn
hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình
hay cộng đồng. Do nguồn thu nhập của họ rất thấp, bấp bênh, khả năng
tích lũy kém nên họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra
trong cuộc sống (mất mùa, mất việc làm, mất sức khỏe, mất nguồn lao
động,…). Với khả năng kinh tế mong manh của các hộ nghèo, những đột
biến này sẽ tạo ra những biến cố lớn trong cuộc sống của họ.
+ Tăng cường tiếng nói và quyền tự chủ cho người nghèo: Người
nghèo, đồng bào dân tộc ít người và các đối tượng đặc biệt thường có trình
độ học vấn thấp nên không có khả năng tự giải quyết các vấn đề vướng mắc
có liên quan đến pháp luật. Nhiều văn bản phát luật có cơ chế thực hiện
phức tạp khiến người nghèo khó nắm bắt, mạng lưới các dịch vụ pháp lý, số
lượng các luật gia, luật sư hạn chế, phân bố không đồng đều, chủ yếu tập
trung tại các thành phố, thị xã, phí dịch vụ pháp lý còn cao. Vì vậy cải cách
các thể chế liên quan đến người nghèo là vấn đề cốt yếu đối với việc đảm
bảo quyền pháp lý của họ. Chỉ có thông qua những thay đổi có tính chất hệ
thống như vậy thì những người nghèo nhất mới có khả năng tận dụng
những cơ hội mới và được thu hút tham gia vào nền kinh tế [22,tr.4].
Như vậy trong khuôn khổ nghiên cứu này chúng ta có thể hiểu được:
giảm nghèo là quá trình giúp người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn
lực của cộng đồng, trên cơ sở đó để họ có nhiều lựa chọn hơn giúp họ từng
bước thoát ra khỏi tình trạng nghèo đói.

III ). CÁC LÝ THUYẾT ÁP DỤNG TRONG ĐỀ TÀI:

1). Lý thuyết hệ thống:

Đây là một thuyết quan trọng được vận dụng trong công tác xã hội nhằm
chỉ cho thân chủ, nhóm thân chủ và cộng đồng những gì họ thiếu và những hệ
thống nguồn lực nào họ có thể tiếp cần và tham gia, hội nhập. Bởi trọng tâm của
hệ thống là hướng đến cái tổng thể và mang tính hòa nhập. Nguyên tắc về cách
tiếp cận này chính là các cá nhân phụ thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội
trung gian của họ nhằm thỏa mãn được cuộc sống riêng. Do đó, công tác xã hội
phải nhấn mạnh đến các hệ thống như vậy trong quá trình trợ giúp cho nhóm đối
tượng.
Theo từ điển Tiếng Việt thì “Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố đối với cùng
loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành
một thể thống nhất” [10].

Còn theo định nghĩa của lý thuyết công tác xã hội hiện đại: “Hệ thống là một
tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động
thống nhất” [27].

Theo lý thuyết này, con người phụ thuộc vào những hệ thống trong môi
trường xã hội trực tiếp của họ. Có rất nhiều cách phân loại hệ thống, theo tính
chất thì công tác xã hội chú ý đến 3 hệ thống:

+ Các hệ thống phi chính thức hay còn gọi là các hệ thống thân tình hay tự
nhiên như gia đình, bạn bè, người thân hay đồng nghiệp,…

+ Các hệ thống chính thức như các cơ quan, tổ chức của nhà nước, hay các
tổ chức công đoàn,…

+ Các hệ thống tập trung như của các tổ chức xã hội như bệnh viện, trường
học,…

Hay phân loại theo cấp độ thì hệ thống cũng được chia làm ba cấp độ:

+ Vi mô: Cá nhân

+ Trung mô: Gia đình, cộng đồng, cơ quan nhà nước tại cộng đồng

+ Vĩ mô: Các hệ thống xã hội, chính sách, các cơ quan nhà nước,…

Đối với khách thể là nhóm các hộ nghèo tại Xã cần lưu ý đến các hệ thống như:
Gia đình, hàng xóm láng giềng, chính quyền địa phương,…

2 ). Thuyết nhu cầu của Maslow:

Thuyết nhu cầu của Maslow gồm 5 cấp bậc thang nhu cầu con người đó là:
Nhu cầu cơ bản – Nhu cầu an toàn – Nhu cầu về xã hội – Nhu cầu về được quý
trọng – Nhu cầu được thể hiện mình.
+ Nhu cầu cơ bản: Nhu cầu này được coi là nhu cầu của cơ thể hay nhu cầu
về sinh lý, bao gồm các nhu cầu cơ bản của con người như: ăn, uống, ngủ, không
khí để thở, các nhu cầu làm cho con người cảm thấy thoải mái,…Đây là những nhu
cầu đơn giản nhất và mạnh mẽ nhất của con người. Theo Maslow thì những nhu
cầu có mức độ cao hơn sẽ không xuất hiện trừ khi những nhu cầu cơ bản này
được thỏa mãn và những nhu cầu cơ bản này sẽ chế ngự, hối thúc, thúc giục một
người hành động khi nhu cầu cơ bản này chưa đạt được. Ông cha ta đã sớm nhận
ra điều này khi cho rằng “có thực mới vực được đạo”, vì vậy cần phải được ăn
uống, để đáp ứng các nhu cầu cơ bản để có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao
hơn [25].

+ Nhu cầu an ninh, an toàn: Khi con người đã được đáp ứng các nhu cầu cơ
bản, khi đó các nhu cầu về an toàn, an ninh sẽ bắt đầu được kích hoạt. Nhu cầu an
toàn, an ninh này thể hiện trong cả thể chất lẫn tinh thần. Con người mong muốn
có được sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm, các trường hợp
khẩn cấp, nguy khốn đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai,…Nhu cầu này
được thể hiện qua các mong muốn về sự ổn định trong cuộc sống, sống trong xã
hội pháp luật, có nhà cửa để ở,…Nhiều người tìm đến sự che chở bởi các niềm tin
tôn giáo, đây chính là việc tìm kiếm sự an toàn về mặt tinh thần [25].

+ Nhu cầu về xã hội: Nhu cầu này còn được gọi là nhu cầu mong muốn thuộc về
một bộ phận, một tổ chức nào đó, hoặc nhu cầu về tình cảm, tình thương yêu.
Nhu cầu này thể hiện qua quá trình giao tiếp như tìm kiếm, kết bạn, tìm người
yêu, lập gia đình, tham gia các quan hệ xã hội,…Mặc dù A.Maslow xếp nhu cầu
này sau hai nhu cầu trên, nhưng ông nhấn mạnh rằng nếu nhu cầu này không
được thực hiện, đáp ứng thì nó có thể gây ra cac bệnh trầm trọng về tinh thần
[25].

+ Nhu cầu về được quý trọng: Nhu cầu này thể hiện ở hai cấp độ: nhu cầu được
người khác quý mến, nể trọng thông qua các thành quả của mình. Và nhu cầu cảm
nhận, quý trọng chính bản thân, danh tiếng của mình về lòng tự trọng và tự tin
vào khả năng của bản thân mình [25].
+ Nhu cầu được thể hiện: Theo A.Maslow, sự thể hiện mình được thể hiện như
sau: nhu cầu của một cá nhân mong muốn được là chính mình, được làm những
cái mà mình “sinh ra để làm”. Nói một cách khác thì đây chính là nhu cầu được sử
dụng hết khả năng, tìm năng của mình nhằm tự khẳng định mình, đạt được các
thành quả trong xã hội. Việt A.maslow đã nói “sinh ra để làm” chính là việc đi tìm
kiếm các cách thức mà năng lực, trí tuệ, khả năng của mình được phát huy và
mình cảm thấy hài lòng về nó [25].

Việc vận dụng lý thuyết về Thang bậc nhu cầu của A.Maslow vào đề tài nghiên
cứu, chính là nhằm để xem xét và rút ra những điều cần thiết về những nhu câu,
giá trị trong cuộc sống, tìm hiểu những khó khăn của các hộ gia đình nghèo ở Xã,
cũng như các phương thức cần thiết để công tác xóa đói giảm nghèo có hiệu quả
cao và thiết thực trên địa bàn xã Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội nói riêng và cả
nước nói chung.

3 ). Lý thuyết phát triển cộng đồng:

Lý thuyết phát triển cộng đồng chú trọng tới sự nỗ lực của người dân, của
cộng đồng kết hợp với sự nỗ lực của chính quyền địa phương nhằm cải thiện
điwwù kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của cộng đồng, giúp cộng đồng đó đóng góp
và hòa nhập với đời sống của quốc gia, dân tộc. Có rất nhiều quan điểm khác nhau
về phát triển cộng đồng. Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc năm 1956: Phát triển
cộng đồng là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của
chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của các cộng đồng
và giúp các cộng đồng này hội nhập, đồng thời đóng góp vào đời sống quốc gia
[40].

Theo Murray và Ross: “Tổ chức cộng đồng là một diễn biến qua đó một cộng
đồng nhận rõ nhu cầu hay mục tiêu của mình, sắp xếp các nhu cầu và mục tiêu để
phát huy sự tự tin và muốn thực hiện chúng, tìm kiếm tài nguyên (bên trong và
bên ngoài) để giải quyết nhu cầu hay mục tiêu ấy. Thông qua đó sẽ phát huy
những kinh nghiệm kỹ năng hợp tác với nhau trong cộng đồng” [40].

You might also like