« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường


Tóm tắt Xem thử

- BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
- Số: 10/2007/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2007 THÔNG TƯ Hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ – CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Căn cứ Quyết định số 16/2007/QĐ – TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường như sau: Phần I QUY ĐỊNH CHUNG I.
- Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong hoạt động quan trắc môi trường, bao gồm: thiết kế chương trình quan trắc, quan trắc tại hiện trường, phân tích trong phòng thí nghiệm, xử lý số liệu và báo cáo kết quả quan trắc.
- Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường ở Trung ương và địa phương.
- các trạm quan trắc môi trường và tổ chức, cá nhân có tham gia hoạt động quan trắc môi trường để báo cáo số liệu kết quả quan trắc 1môi trường cho các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường ở Trung ương vàđịa phương.
- Thông tư này không áp dụng đối với các trạm quan trắc môi trường tựđộng liên tục.
- Bảo đảm chất lượng (Quality Assurance - viết tắt là QA) trong quantrắc môi trường là một hệ thống tích hợp các hoạt động quản lý và kỹ thuậttrong một tổ chức nhằm bảo đảm cho hoạt động quan trắc môi trường đạt đượccác tiêu chuẩn chất lượng đã quy định.
- Kiểm soát chất lượng (Quality Control - viết tắt là QC) trong quan trắcmôi trường là việc thực hiện các biện pháp để đánh giá, theo dõi và kịp thờiđiều chỉnh để đạt được độ chính xác và độ tập trung của các phép đo theo yêucầu của các tiêu chuẩn chất lượng nhằm bảo đảm cho hoạt động quan trắc môitrường đạt các tiêu chuẩn chất lượng quy định.
- Tiêu chuẩn Việt Nam (viết tắt là TCVN) trong Thông tư này được sửdụng theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và được hiểu như cụm từ quychuẩn kỹ thuật về môi trường theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩnkỹ thuật.
- Nguyên tắc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trongquan trắc môi trường Việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng phải thực hiện xuyênsuốt trong mọi hoạt động quan trắc môi trường và tuân thủ các nguyên tắc sauđây: 1.
- Phần II BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG TRONG THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG I.
- Xác định mục tiêu của chương trình quan trắc Căn cứ vào các yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môitrường, các trạm quan trắc, tổ chức, cá nhân tham gia quan trắc môi trường xácđịnh mục tiêu cụ thể của chương trình quan trắc.
- Việc xác định mục tiêu phảicăn cứ vào chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường hiện hành và các nhu cầuthông tin cần thu thập.
- Thiết kế chương trình quan trắc môi trường 1.
- Yêu cầu cơ bản đối với một chương trình quan trắc a.
- Phù hợp với chương trình và chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia.
- Tuân thủ theo các hướng dẫn kỹ thuật, quy trình, quy phạm cho từngthành phần môi trường cần quan trắc.
- Thực hiện đầy đủ các bước thiết kế chương trình quan trắc môi trường.
- Các bước thiết kế chương trình quan trắc môi trường a.
- Xác định rõ kiểu, loại quan trắc.
- Xác định các thành phần môi trường cần quan trắc.
- Lập danh mục các thông số quan trắc theo thành phần môi trường: cácthông số đo tại hiện trường, các thông số phân tích trong phòng thí nghiệm.
- Lựa chọn phương án quan trắc, xác định các nguồn tác động, dạng chấtgây ô nhiễm chủ yếu đối với khu vực quan trắc.
- xác định vấn đề, đối tượng rủiro tiềm năng trong khu vực quan trắc.
- xác định ranh giới khu vực quan trắc vàdự báo các tác động hoặc những biến đổi có thể xảy ra trong khu vực quan trắc.
- mô tả vị trí, địa lý, toạ độ điểm quan trắc (kinh độ,vĩ độ) và ký hiệu các điểm quan trắc.
- Xác định tần suất, thời gian, phương pháp lấy mẫu, phương pháp quantrắc và phân tích.
- Xác dịnh quy trình lấy mẫu, thể tích mẫu cần lấy, loại dụng cụ chứamẫu, loại hoá chất bảo quản, thời gian lưu mẫu, loại mẫu và số lượng mẫu kiểmsoát chất lượng mẫu (mẫu QC).
- Lập dự toán kinh phí thực hiện chương trình quan trắc, bao gồm cảkinh phí thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắcvà phân tích môi trường.
- 3 Phần III BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG QUAN TRẮC TẠI HIỆN TRƯỜNG I.
- Quan trắc tại hiện trường 1.
- Bảo đảm chất lượng Để đảm bảo chất lượng trong quan trắc tại hiện trường cần thực hiện cácyêu cầu sau: a.
- Thông tin về thông số cần quan trắc được trình bàytại Bảng 1, Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
- Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp phân tích phù hợp vớimục tiêu đề ra.
- Phương pháp phân tích theo TCVN về môi trường hoặc phươngpháp theo tiêu chuẩn quốc tế khác đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyềncủa Việt Nam thừa nhận và áp dụng.
- Thông tin về phương pháp phân tích đượctrình bày tại Bảng 2, Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
- Trang thiết bị quan trắc môi trường: sử dụng trang thiết bị phù hợp vớiphương pháp đo, thử đã được xác định, đáp ứng yêu cầu của phương pháp về kỹthuật và đo lường.
- Trang thiết bị phải được sử dụng tương đương giữa các điểmquan trắc trong cùng một chương trình quan trắc.
- Trang thiết bị phải có hướngdẫn sử dụng, thông tin chi tiết về ngày bảo dưỡng, kiểm chuẩn và người sử dụngthiết bị quan trắc.
- Nhân sự: người thực hiện quan trắc và phân tích phải có trình độchuyên môn phù hợp.
- Xử lý số liệu và báo cáo kết quả: trưởng nhóm quan trắc tại hiện trườngcó trách nhiệm xử lý số liẹu đo, thử.
- Kiểm soát chất lượng 4 Khi quan trắc và phân tích tại hiện trường phải sử dụng các mẫu QC đểkiểm soát chất lượng, bao gồm: mẫu trắng thiết bị, mẫu chuẩn thẩm tra, mẫutrắng phương pháp, mẫu lặp, mẫu chuẩn đối chứng.
- Bảo đảm chất lượng Để đảm bảo chất lượng trong quá trình lấy mẫu, xử lý và bảo quản mẫutại hiện trường, cần thực hiện các yêu cầu sau đây: a.
- Bảo đảm thông số quan trắc: theo các thông số đã xác định tại điểm a,khoản 1, Mục I của Phần này.
- Phương pháp lấy mẫu, xử lý và bảo quản mẫu: sử dụng phương phápphù hợp với các thông số quan trắc theo TCVN về môi trường hoặc phươngpháp tiêu chuẩn quốc tế khác đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của ViệtNam thừa nhận và áp dụng.
- Thông tin về phương pháp được trình bày tại Bảng6, Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
- Trang thiết bị: sử dụng các trang thiết bị phù hợp với yêu cầu kỹ thuạtcủa phương pháp.
- Trang thiết bị phải được sử dụngtương đương giữa các điểm quan trắc trong cùng một chương trình quan trắc.Thông tin về trang thiết bị được trình bày tại Bảng 3, Phụ lục I kèm theo Thôngtư này.
- Dụng cụ chứa mẫu: phải phù hợp với từng thông số quan trắc và đượcdán nhãn.
- Hoá chất: sử dụng hoá chất phù hợp với phương pháp lấy mẫu và chấtcần phân tích.
- Kiểm soát chất lượng 5 Để kiểm soát chất lượng trong quá trình lấy mẫu, xử lý và bảo quản mẫutại hiện trường, phải sử dụng các loại mẫu QC sau: Mẫu trắng dụng cụ chứamẫu, mẫu trắng hiện trường, mẫu lặp hiện trường và mẫu đúp hiện trường.
- Bảo đảm chất lượng Để đảm bảo chất lượng trong vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm, cầnthực hiện các yêu cầu sau đây: a.Vận chuyển mẫu: việc vận chuyển mẫu phải bảo đảm ổn định về mặt sốlượng và chất lượng.
- Thời gian vận chuyển và nhiệt độ của mẫu thực hiện theoTCVN đối với từng thông số quan trắc và cách bảo quản mẫu.
- Kiểm soát chất lượng Để kiểm soát chất lượng trong vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm phảisử dụng mẫu trắng vận chuyển, mẫu chuẩn vận chuyển để kiểm soát hiện tượngnhiễm bẩn và biến đổi mẫu trong quá trình vận chuyển.
- Phần IV BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM Để đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng, phòng thí nghiệm phảithực hiện theo các yêu cầu cơ bản sau đây: I.
- phân công nhiệm vụ,trách nhiệm của từng cán bộ, nhân viên, cán bộ quản lý kỹ thuật và cán bộ quảnlý chất lượng.
- Phòng thí nghiệm tiến hành việc đánh giá nội bộ theo định kỳ để kiểmtra việc tuân thủ các yêu cầu của hệ thống chất lượng.
- Bảo đảm chất lượng a.
- Điều kiện và môi trường phòng thí nghiệm: phải đáp ứng được các yêucầu của chỉ tiêu phân tích đã được nêu trong phương pháp phân tích.
- phòng, tránh các tác động có thểlàm biến đổi chất lượng mẫu trong quá trình lưu giữ, xử lý, chuẩn bị và tiếnhành phân tích.
- Bảo đảm chất lượng số liệu - Kiểm tra chất lượng số liệu bằng cách sử dụng phương pháp thống kê.
- Tham gia so sánh liên phòng thí nghiệm và thử nghiệm thành thạo quytrình phân tích hàng năm theo yêu cầu của Cục Bảo vệ môi trường thuộc Bộ Tàinguyên và Môi trường.
- Thực hiện lại các phép phân tích bằng các phương pháp giống hoặckhác nhau.
- Phân tích lại các mẫu được lưu giữ.
- Kiểm soát chất lượng a.
- Để kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm phải sử dụng mẫu QC,bao gồm: mẫu trắng thiết bị, mẫu trắng phương pháp, mẫu lặp, mẫu thêm, mẫuchuẩn đối chứng và chuẩn thẩm tra.
- Tiêu chí chấp nhận của kiểm soát chất lượng: kết quả phân tích, đo, thửcác mẫu QC chỉ có giá trị khi đưa ra được các giới hạn để so sánh và xác địnhđược sai số chấp nhận được theo quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.
- Phần VBẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG VÀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG TRONG XỬ LÝ SỐ LIỆU VÀ BÁO CÁO I.
- Quản lý, xử lý số liệu quan trắc môi trường 1.
- Các tài liệu, hồ sơ về hoạt động quan trắc có liên quan đến quá trìnhquan trắc tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm phải được lặp đầyđủ, trung thực và kịp thời.
- Tất cả các tài liệu, hồ sơ gốc về hoạt động quan trắc đã lập ở khoản 1Mục này đều phải được lưu giữ và quản lý theo quy định.
- Các số liệu đo, thử tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệmphải được kiểm tra, tính toán và xử lý.
- Trường hợp phát hiện ra sai sót trong cáchoạt động quan trắc môi trường thì phải báo cáo để có quyết định huỷ bỏ nhữngsố liệu đó.
- Tuyệt đối trung thực với kết quả đó, thử tại hiện trường cũng như kếtquả phân tích trong phòng thí nghiệm.
- Khi gặp các hiện tượng hoặc số liệu có vấn đề nghi vấn, cần tiếnhành quan trắc và phân tích lại và ghi chú trong tài liệu, hồ sơ quan trắc.
- Các trạm quan trắc, tổ chức, cá nhân thực hiện quan trắc môi trườngquốc gia phải lập Báo cáo kết quả quan trắc môi trường sau mỗi đợt quan trắcvà báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường hàng năm dựa trên kết quảquan trắc và phân tích của các đợt quan trắc trong năm.
- Các Báo cáo kết quả quan trắc môi trường từng đợt và hàng năm đượcphải bảo đảm tính trung thực, kịp thời, chính xác và khách quan.
- Các Báo này 9phải được kiểm tra và được lãnh đạo của các đơn vị thực hiện quan trắc môitrường ký, đóng dấu xác nhận trước khi giao nộp cho Cục Bảo vệ môi trườngthuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Căn cứ quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật và chế độ chitiêu hiện hành có liên quan, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quan trắcmôi trường trong quá trình lập dự toán kinh phí thực hiện quan trắc phải lập dựtoán kinh phí thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng.
- Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắcđề nghị phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Cục Bảo vệ môitrường) để kịp thời giải quyết.
- Phạm Khôi Nguyên- Văn phòng Chính phủ;- Văn phòng Trung ương Đảng;- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;- Cục Kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp;- Các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;- Các Sở Tài nguyên và Môi trường;- Các đơn vị trong mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia;- Công báo, Website Chính phủ;- Lưu VT, BVMT, PC.
- 10 Phụ lục I BIỂU MẪU, NHẬT KÝ QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG (Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2007/TT – BTNMT ngày 22 tháng 10 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường) Bảng 1: Thông tin về thông số quan trắcSTT Thông số cần quan trắc Đơn vị đo Độ chính xác Ghi chú cần đạt được1.2.3.… Bảng 2: Thông tin về phương pháp phân tíchSTT Tên, số hiệu, nguồn gốc văn Các thông số quan trắc tương Ghi chú bản dùng làm phương pháp ứng của phương pháp1.2.3.… Bảng 3: Thông tin về trang thiết bị quan trắcSTT Tên, ký hiệu, mã hiệu trang Đặc trưng Thông số quan trắc Ghi thiết bị kỹ thuật tương ứng chú1.2.3.… 11 Bảng 4: Bảng phân công nhiệm vụSTT Họ và tên Trình độ chuyên môn Nhiệm vụ Ghi ngành đào tạo chú 1.
- Bảng 5: Biên bản quan trắc tại hiện trường Đơn vị quan trắc:Vị trí quan trắcKinh độ.
- ″Ngày quan trắcNgười quan trắcĐặc điểm nơi quan trắcĐặc điểm thời tiếtGhi chú MẫuThông số quan trắc Đơn vịThời gian quan trắc 12 Cán bộ quan trắc Xác nhận của trưởng nhóm (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Bảng 6: Thông tin về phương pháp lấy mẫu, xử lý và bảo quản mẫu STT Tên mẫu hoặc Thông số cần Tên, số hiệu, Ghi ký hiệu mẫu phân tích nguồn gốc văn chú bản dùng làm phương pháp 1.
- Chú thích: Địa điểm quan trắc: tên hoặc mô tả chính xác điểm quan trắc hoặc lấy mẫu.
- Toạ độ vị trí quan trắc: toạ độ chính xác của vị trí quan trắc hoặc lấy mẫu, sử dụng hệ toạ độ kinh độ/ vĩ độ (Long/Lat).
- Ngày quan trắc: Nhập đầy đủ dưới dạng ngày/tháng/năm (dd/mm/yyy).
- Giờ quan trắc: Nhập dưới dạng: 07h00, 17h30.
- Loại thiết bị quan trắc: tên các thiết bị sử dụng để quan trắc hoặc lấy mẫu kèm theo ký hiệu, model và nước sản xuất.
- Phương pháp quan trắc: phương pháp dùng để quan trắc hoặc lấy mẫu (TCVN, ISO, Tiêu chuẩn quốc tế khác được công nhận.
- Kế hoạch khắc phục các sai sót của kiểm soát chất lượng 1.
- Biện pháp khắc phục sai sót của kiểm soát chất lượng Tham số thống kê Tiêu chuẩn Hành độngGiới hạn kiểm soát 1.
- Phân tích mẫu khác(WL) là 2SD (2σ) 2.
- a) Điểm đo tiếp theo < WL 2.a) Tiếp tục phân tích 2.
- Phân tích mẫu khác 2.
- Phân tích mẫu khác(CTL) 2

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt