You are on page 1of 9

BÀI 3

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG


CỦA CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ

I. CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CÔNG ĐOÀN


1. Cán bộ công đoàn
Cán bộ công đoàn là người được bầu vào các chức danh thông qua bầu cử tại
đại hội hoặc hội nghị công đoàn (từ tổ phó tổ công đoàn trở lên); được cơ quan đơn
vị có thẩm quyền của công đoàn chỉ định hoặc bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ
công đoàn hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm
vụ của tổ chức công đoàn.
Cán bộ công đoàn gồm cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách;
cán bộ công đoàn cơ sở có chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên ban thường vụ, ủy viên
ban chấp hành, ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành
viên, nghiệp đoàn, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, tổ trưởng, tổ phó tổ
công đoàn, tổ nghiệp đoàn...(gọi chung là cán bộ công đoàn cơ sở).

2. Phương pháp hoạt động công đoàn


Phương pháp hoạt động công đoàn là cách thức tác động đến người lao động
và đoàn viên, nhằm thực hiện mục tiêu, nội dung và nguyên tắc hoạt động công
đoàn trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể.
a) Phương pháp thuyết phục
Thuyết phục là hoạt động có ý thức, mục đích, kế hoạch, bằng lý lẽ và việc
làm mẫu mực, sự gương mẫu của cán bộ công đoàn để người lao động hiểu và tự
nguyện tham gia các hoạt động do công đoàn tổ chức.
Muốn thuyết phục được người lao động, cán bộ công đoàn cần biết rõ đối
tượng, để có nội dung, hình thức thuyết phục phù hợp, kiên trì dẫn dắt, hướng dẫn
người lao động hành động theo mục tiêu đề ra. Đối tượng thuyết phục bao gồm:
Cán bộ, đoàn viên, người lao động và người sử dụng lao động, cần tìm hiểu về tâm
lý, tư tưởng, trình độ của đối tượng.
Thực hiện phương pháp thuyết phục, người cán bộ công đoàn phải kiên trì, nhẫn
nại tuyên truyền, vận động; cần kết hợp các biện pháp giáo dục, tâm lý, tình cảm,
khuyến khích lợi ích và nêu gương để quần chúng tự giác tham gia hoạt động công đoàn.
b) Tổ chức cho người lao động hoạt động
Nhằm thu hút đông đảo đoàn viên, người lao động tích cực tham gia hoạt
động, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của đơn vị và xây dựng công đoàn
vững mạnh.
Để tổ chức cho người lao động hoạt động, các cấp công đoàn cần: Lựa chọn
hình thức sinh hoạt hấp dẫn; nội dung hoạt động phù hợp với trình độ người lao
động, với tình hình sản xuất, kinh doanh, công tác của đơn vị.

1
Bai3-NDPPHoatdongCBCDCS01102015.Doc - Tài liệu nghiệp vụ của CĐVC tỉnh Quảng Ninh
Trong tổ chức hoạt động, càng thu hút được nhiều người tham gia thì hiệu
quả càng cao; cần xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, thành lập các ban chuyên đề,
tập hợp người nhiệt tình, có khả năng làm nòng cốt tham gia các hoạt động.
c) Xây dựng hệ thống quy chế và tổ chức hoạt động bằng quy chế
Hoạt động bằng quy chế là kết quả của việc vận dụng, thực hiện nguyên tắc
tập trung dân chủ, thực hiện tập thể lãnh đạo và nêu cao trách nhiệm cá nhân, nhất
là người đứng đầu trong việc thực hiện vai trò, nhiệm vụ, chức năng công đoàn.
Hoạt động theo quy chế, tức là công đoàn thực hiện chức năng tham gia quản
lý đơn vị.
Các loại quy chế cơ bản bao gồm: Quy chế hoạt động của ban chấp hành
công đoàn, quy chế phối hợp hoạt động giữa ban chấp hành công đoàn cơ sở với
người đứng đầu doanh nghiệp hoặc thủ trưởng đơn vị; quy chế dân chủ ở cơ sở.
Để xây dựng và hoạt động bằng quy chế, công đoàn phải chủ động xây dựng
và tham gia xây dựng các quy chế và tổ chức hoạt động theo quy chế; cán bộ công
đoàn phải am hiểu pháp luật, nắm vững chức năng, nhiệm vụ của công đoàn, đặc
điểm, tình hình đơn vị và tập hợp được màng lưới có liên quan giúp công đoàn xây
dựng và thực hiện quy chế.
Định kỳ tổ chức tổng kết, bổ sung, sửa đổi quy chế.

II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA
CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
1. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của chủ tịch công đoàn cơ sở
a) Vị trí, vai trò của chủ tịch công đoàn cơ sở
Chủ tịch công đoàn cơ sở do ban chấp hành công đoàn cơ sở bầu ra hoặc đại hội
công đoàn cơ sở trực tiếp bầu ra, được công đoàn cấp trên trực tiếp ra quyết định công
nhận. Chủ tịch công đoàn cơ sở là người đứng đầu ban thường vụ, ban chấp hành có
trách nhiệm điều hành hoạt động của ban thường vụ (nếu có), ban chấp hành.
Chủ tịch công đoàn cơ sở là người đại diện theo pháp luật của ban chấp hành
công đoàn cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân, viên
chức, lao động.
b) Nhiệm vụ của chủ tịch công đoàn cơ sở
- Cùng với ban chấp hành công đoàn cơ sở vận động, tổ chức thực hiện chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của công đoàn cấp
trên và nghị quyết của công đoàn cơ sở trong công tác hoạt động của công đoàn cơ sở.
- Điều hành công việc hàng ngày: Chuẩn bị các nội dung và chủ trì các cuộc
họp của ban thường vụ, ban chấp hành.
- Tổ chức, phân công, kiểm tra thực hiện chế độ làm việc của cán bộ công
đoàn tại cơ sở.
- Thay mặt ban chấp hành tham gia ý kiến, bàn bạc, thống nhất phối hợp với
người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề liên quan đến hai bên trong quan hệ
lao động.
- Thường xuyên tranh thủ sự lãnh đạo cấp ủy Đảng, công đoàn cấp trên
- Đôn đốc việc thu, nộp đoàn phí, kinh phí công đoàn.
2
Bai3-NDPPHoatdongCBCDCS01102015.Doc - Tài liệu nghiệp vụ của CĐVC tỉnh Quảng Ninh
2. Nội dung công tác của chủ tịch công đoàn cơ sở
a) Nghiên cứu, nắm vững chế độ, chính sách và pháp luật của Nhà nước liên
quan đến người lao động, nghị quyết của công đoàn cấp trên, tình hình sản xuất -
kinh doanh của doanh nghiệp và nhiệm vụ chính trị của đơn vị…
b) Nắm vững nội dung và tổ chức thực hiện các nội dung xây dựng công
đoàn cơ sở vững mạnh.
c) Xây dựng, triển khai thực hiện chương trình công tác của công đoàn cơ sở. Chỉ
đạo hoạt động của các ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở, ban chấp hành công
đoàn cơ sở thành viên (nếu có), ban chấp hành công đoàn bộ phận và tổ công đoàn.
d) Thực hiện công tác sơ kết, tổng kết và thực hiện chế độ thông tin báo cáo.

3. Phương pháp công tác của chủ tịch công đoàn cơ sở


a) Thuyết phục
Muốn thuyết phục tốt, chủ tịch công đoàn cơ sở phải thực hiện những yêu cầu sau:
- Phải liên hệ mật thiết, gần gũi với công nhân, viên chức, lao động và đoàn
viên công đoàn, để nắm tâm tư nguyện vọng của họ.
- Phải gương mẫu, có phẩm chất đạo đức tốt.
- Nhiệt tình, tâm huyết với công tác công đoàn, chịu khó học hỏi, tìm hiểu
nâng cao trình độ, đặc biệt là các chế độ chính sách, pháp luật có liên quan đến
người lao động.
- Có tinh thần trách nhiệm, trung thực, thẳng thắn đấu tranh để bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.
- Phải kiên trì, nhẫn nại, giải quyết kịp thời những bức xúc của công nhân,
viên chức, lao động, đoàn viên công đoàn.
b) Tổ chức
Chủ tịch công đoàn cơ sở cần nắm vững các hình thức tổ chức sau:
- Cơ cấu tổ chức của công đoàn cơ sở.
- Các Ban chuyên đề (Thi đua, Nữ công, Bảo hộ lao động...), việc bố trí, phân
công cán bộ trong các Ban chuyên đề cần chú ý đến các đoàn viên có chuyên môn,
nghiệp vụ và ổn định lâu dài.
- Tổ chức và sử dụng đội ngũ cộng tác viên cho hoạt động công đoàn nhằm
tập hợp trí tuệ người lao động.
- Tổ chức nhiều hình thức khác nhau như: Tọa đàm, sinh hoạt các câu lạc
bộ... nhằm tập hợp, phát huy trí tuệ của công nhân, viên chức, lao động, đoàn viên
công đoàn, đồng thời đổi mới hình thức sinh hoạt của công đoàn.
- Chủ động (định kỳ hoặc đột xuất) tổ chức hoặc đề xuất tổ chức đối thoại
giữa người lao động với người sử dụng lao động để kịp thời giải quyết những bức
xúc, yêu cầu hợp pháp, chính đáng của người lao động.
c) Thu thập và xử lý thông tin
Thông tin là khâu quan trọng không thể thiếu trong công tác chỉ đạo và tổ
chức thực hiện; là căn cứ để xây dựng chương trình công tác và đề ra được những
quyết định chính xác.
3
Bai3-NDPPHoatdongCBCDCS01102015.Doc - Tài liệu nghiệp vụ của CĐVC tỉnh Quảng Ninh
Các nguồn thông tin bao gồm:
- Thông tin từ các cuộc họp, hội nghị.
- Thông tin từ cán bộ công đoàn.
- Thông tin từ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.
Khi có được thông tin, chủ tịch công đoàn cơ sở xử lý thông tin kịp thời,
cụ thể là:
- Kiểm tra độ chính xác, tin cậy của thông tin.
- Phối hợp với chuyên môn và các bộ phận chức năng khác có liên quan
để xử lý.
d) Làm việc theo chương trình công tác
Chương trình công tác là thể hiện tính khoa học nhằm:
- Khắc phục bệnh quan liêu, hành chính.
- Xác định công việc cần tập trung thực hiện.
- Nắm, kiểm tra được tiến độ công việc để tiếp tục chỉ đạo.
đ) Thực hiện dân chủ, công khai
- Chủ tịch công đoàn cơ sở cần bàn bạc với người sử dụng lao động thực hiện
công khai các vấn đề có liên quan đến người lao động: Chế độ chính sách, lương,
thưởng, định mức lao động...
- Chỉ đạo và tổ chức cho công nhân, viên chức, lao động tham gia và thực
hiện các loại quy chế và nội quy của đơn vị.
e) Giải quyết các mối quan hệ
Chủ tịch công đoàn cơ sở thay mặt cho ban chấp hành công đoàn cơ sở giải
quyết tốt các mối quan hệ phát sinh trong quá trình hoạt động.
Các mối quan hệ chủ tịch công đoàn cơ sở thường gặp:
e1) Quan hệ giữa công đoàn với cấp ủy Đảng (nếu có):
Đây là mối quan hệ của người đứng đầu tổ chức công đoàn cơ sở, đại diện
người lao động với tổ chức, cơ quan lãnh đạo Đảng. Trong quan hệ này, vai trò của
công đoàn là “sợi dây chuyền” nối giữa Đảng với công nhân, viên chức, lao động,
gồm hai chiều như sau:
- Cấp ủy Đảng lãnh đạo công đoàn:
Cấp ủy Đảng lãnh đạo công đoàn bằng nghị quyết của Đảng, thông qua đảng
viên hoạt động công đoàn, bằng việc phân công cán bộ và tôn trọng tính độc lập của
tổ chức công đoàn.
- Công đoàn có trách nhiệm đối với Đảng:
Công đoàn cơ sở cần thực hiện những việc sau:
+ Công đoàn tuyên truyền phổ biến những chủ trương, nghị quyết của Đảng
đến công nhân, viên chức, lao động.
+ Tập hợp, phản ánh những tâm tư, nguyện vọng của công nhân, viên chức,
lao động cho Đảng
+ Tham gia xây dựng Đảng: Giáo dục, bồi dưỡng giới thiệu đoàn viên công
đoàn ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp. Những đoàn viên công đoàn, hết tuổi đoàn
4
Bai3-NDPPHoatdongCBCDCS01102015.Doc - Tài liệu nghiệp vụ của CĐVC tỉnh Quảng Ninh
hoặc ở những nơi không có tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thì
ban chấp hành công đoàn cơ sở thay cho một đảng viên chính thức giới thiệu đoàn
viên ưu tú vào Đảng.
Công đoàn tổ chức cho đoàn viên,công nhân, viên chức, lao động tham gia
xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và góp ý cho từng đảng viên trong chi bộ.
+ Luôn bảo đảm nguyên tắc lãnh đạo của cấp ủy Đảng.
e2) Quan hệ chủ tịch công đoàn cơ sở với giám đốc doanh nghiệp:
Đây là mối quan hệ giữa đại diện công nhân, viên chức, lao động với người
sử dụng lao động, là mối quan hệ cơ bản nhất trong việc phối hợp tổ chức thực hiện
các chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.
Để giải quyết tốt quan hệ hài hòa này, hai bên phải tôn trọng, hợp tác để thực
hiện mục tiêu chung của đơn vị, doanh nghiệp là:
- Tạo cho việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, sản suất kinh doanh
của đơn vị, doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả và phát triển bền vững.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, lao động ngày
càng phát triển về mọi mặt.
Luật Công đoàn năm 2012 cũng đã quy định: Công đoàn cùng với người sử
dụng lao động cùng bàn bạc, thảo luận, thống nhất những vấn đề có liên quan đến
quyền, lợi ích của người lao động.
Trong mối quan hệ này, chủ tịch công đoàn cơ sở cần sáng tạo, linh hoạt và
có nguyên tắc xử lý thực hiện các tình huống sau:
- Khi thủ trưởng đơn vị/giám đốc làm đúng: Chủ tịch công đoàn cơ sở tìm
hiểu việc làm của thủ trưởng/giám đốc, phải ủng hộ và vận động công nhân, viên
chức, lao động ủng hộ việc làm đúng của giám đốc doanh nghiệp;
- Khi thủ trưởng đơn vị/giám đốc gặp khó khăn: Chủ tịch công đoàn cơ sở
vận động công nhân, viên chức, lao động tìm mọi cách cùng thủ trưởng/giám đốc
tháo gỡ những khó khăn đó, chủ tịch công đoàn cơ sở không thể “đứng ngoài xem”.
- Khi thủ trưởng đơn vị/giám đốc làm sai, vi phạm chế độ chính sách, pháp luật:
Về nguyên tắc, không thể để cho giám đốc làm sai hoặc vi phạm. Do vậy, chủ
tịch công đoàn cơ sở phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo để xử lý theo các bước sau:
+ Chủ tịch công đoàn cơ sở gặp riêng giám đốc để chỉ ra và bày tỏ công đoàn
không đồng tình với việc làm sai của giám đốc.
+ Nếu không được, ban chấp hành công đoàn cơ sở họp có văn bản kiến nghị
Ban giám đốc, yêu cầu không được sai phạm.
+ Nếu không được, ban chấp hành công đoàn cơ sở có văn bản kiến nghị lên
cấp ủy Đảng và công đoàn cấp trên trực tiếp, đề nghị giúp đỡ giải quyết.
e3) Quan hệ chủ tịch công đoàn cơ sở với cán bộ, công chức, viên chức, lao động:
Chủ tịch công đoàn cơ sở là thủ lĩnh, người đại diện cho công nhân, viên
chức, lao động trong đơn vị/doanh nghiệp.
- Phải luôn giữ mối quan hệ mật thiết với công nhân, viên chức, lao động,
đoàn viên công đoàn.

5
Bai3-NDPPHoatdongCBCDCS01102015.Doc - Tài liệu nghiệp vụ của CĐVC tỉnh Quảng Ninh
- Luôn gặp gỡ, lắng nghe, trao đổi, giúp đỡ công nhân, viên chức, lao động,
đoàn viên công đoàn.
e4) Quan hệ với các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội trong cùng
đơn vị:
Đây là mối quan hệ giữa tổ chức (Công đoàn) với một tổ chức (Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội cựu chiến binh...). Chủ tịch công đoàn cần phải
tôn trọng, phối hợp và giúp đỡ, vì các thành viên của đoàn, hội cũng là đoàn viên
công đoàn.
e5) Chủ tịch công đoàn cơ sở quan hệ với cán bộ công đoàn là: Ủy viên ban
chấp hành công đoàn cơ sở, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ
công đoàn, các Ban hoạt động chuyên đề của công đoàn:
Đây là quan hệ chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
của tổ chức công đoàn cơ sở.
e6) Quan hệ với công đoàn cấp trên: Nắm bắt thông tin, báo cáo; tranh thủ
sự lãnh đạo, chỉ đạo:
Quan hệ hợp tác, giao lưu, học tập với các công đoàn bạn trong cùng ngành
ghề, trên cùng địa bàn, khu vực.
g) Kiểm tra và tự kiểm tra
- Kiểm tra và tự kiểm tra là một nguyên tắc của người lãnh đạo. Chủ tịch
công đoàn cơ sở là người lãnh đạo công đoàn cơ sở, phải coi trọng công tác kiểm tra
và tự kiểm tra.
- Kiểm tra phải căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch đã đề ra.
- Kiểm tra phải được tiến hành dân chủ, công khai.
- Kiểm tra phải dựa vào cán bộ công đoàn và đoàn viên công đoàn.
- Kiểm tra phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng moi móc, cá nhân
chủ nghĩa.

4. Kinh nghiệm công tác của chủ tịch công đoàn cơ sở


a) Kết hợp tính tổ chức - kỷ luật với tính sáng tạo, linh hoạt
- Chủ tịch công đoàn phải coi trọng và thực hiện đúng nguyên tắc tập trung
dân chủ. Mọi chủ trương của cấp trên phải được chấp hành một cách nghiêm túc, dù
có thể có những vấn đề cá nhân chưa đồng tình nhưng khi tập thể đã biểu quyết
thông qua, phải thực hiện và chỉ đạo thực hiện. Tránh việc lồng ghép ý kiến cá nhân
để làm những việc trái với những điều tập thể đã quyết định.
- Xây dựng, triển khai các hoạt động và thực hiện việc kiểm tra, giám sát theo
quy chế đã đề ra.
b) Kết hợp tính khoa học và tính nghệ thuật trong công việc
- Chủ tịch công đoàn cơ sở phải hết sức nhạy bén với thực tế ở cơ sở mình.
Việc triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch công tác phải tùy đặc điểm, tình hình tại
đơn vị, doanh nghiệp để giao việc phù hợp với khả năng của số đông đoàn viên,
công nhân, lao động. Chủ trương, kế hoạch công tác phải được thể hiện bằng các
mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể và thời gian hoàn thành, có phân công người thực hiện
kiểm tra, đôn đốc, theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện.
6
Bai3-NDPPHoatdongCBCDCS01102015.Doc - Tài liệu nghiệp vụ của CĐVC tỉnh Quảng Ninh
- Kịp thời khen thưởng, động viên, khích lệ hoặc hướng dẫn, giúp đỡ, tạo
điều kiện để cán bộ, đoàn viên thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công
đoàn cấp mình.
c) Phải bảo đảm tính lịch sử, cụ thể với tính quần chúng rộng lớn
- Mọi sự việc phát sinh đều có bối cảnh cụ thể, đòi hỏi chủ tịch công đoàn phải có
cách nhìn thực tế, khách quan trung thực và phải xem xét tính lịch sử của sự việc.
- Hoạt động công đoàn mang tính quần chúng rộng lớn, sức mạnh của công
đoàn là ở chỗ tập hợp được đông đảo công nhân, viên chức, lao động, đoàn viên
công đoàn tham gia. Do vậy, tập hợp và thống nhất được tư tưởng, ý trí, nguyện
vọng của công nhân, viên chức, lao động, đoàn viên công đoàn sẽ tạo ra sức mạnh
tổng hợp để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ công đoàn đề ra.
d) Các bước tổ chức, thực hiện kế hoạch công tác
d1) Bước 1. Xây dựng kế hoạch công tác:
- Kế hoạch công tác của chủ tịch công đoàn cơ sở phải cụ thể, thiết thực đối
với từng việc, từng nội dung.
- Nội dung, thời gian thực hiện kế hoạch phải bám sát vào việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị hay sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp (mang màu sắc, thể
hiện tính đặc trưng của đơn vị/doanh nghiệp).
- Tránh việc xây dựng kế hoạch mang tính hình thức, không thực tế, khó thực
hiện hoặc không sát, đúng với nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, tình hình thực tế sản
xuất - kinh doanh của đơn vị/doanh nghiệp.
d2) Bước 2: Triển khai kế hoạch công tác: Khi tổ chức thực hiện cần lưu ý
một số điểm sau:
- Việc truyền đạt các chủ trương, quyết định của công đoàn là chuyển hóa
nhận thức thành tình cảm và hành động nên chủ tịch công đoàn phải biết phát động,
tổ chức cho đoàn viên hành động.
- Khi cần thiết hoặc đối với những việc phức tạp, nên tổ chức làm thử, làm
điểm để rút ra kinh nghiệm trước khi nhân ra diện rộng.
d3) Bước 3: Kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch:
Nội dung kiểm tra, giám sát phải căn cứ vào nội dung công việc đã đề ra, khi
kiểm tra phải bảo đảm các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm tính quần chúng rộng lớn. Phải dựa vào đoàn viên, công nhân, lao
động để tiến hành kiểm tra. Khi kiểm tra phát hiện có vấn đề phải tham khảo ý kiến
đoàn viên và các văn bản trước khi xử lý.
- Động viên, khích lệ kịp thời những ưu điểm, giúp đỡ bộ phận được kiểm tra
khắc phục sai sót, yếu kém của mình. Cần tránh việc thổi phồng khuyết điểm để
Tải bản FULL (13 trang): https://bit.ly/3tHyutu
trừng trị hoặc phê phán.
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
- Kiểm tra phải tiến hành công khai, khách quan. Những vi phạm được phát
hiện cũng cần xử lý dân chủ, công khai, công bằng, hợp lý và kịp thời.
d4) Bước 4: Sơ kết, tổng kết, nhân rộng điển hình tiên tiến:
Sơ, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm những mục tiêu, nội dung theo kế
hoạch đã được xây dựng, triển khai thực hiện.

7
Bai3-NDPPHoatdongCBCDCS01102015.Doc - Tài liệu nghiệp vụ của CĐVC tỉnh Quảng Ninh
Phương châm phải cụ thể, ngắn ngọn, nhìn nhận đánh giá, khen, chê mang
tính khách quan; chú ý những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
Tóm lại: Nội dung, phương pháp công tác của chủ tịch công đoàn hết sức
phong phú, đa dạng, chủ tịch công đoàn cơ sở cần phải có:
- Nhiệt tình với công tác công đoàn
- Có trình độ nhất định để nắm bắt và vận dụng chủ trương, đường lối, pháp luật
vào thực tiễn cơ sở mình một cách linh hoạt, thích hợp và biến nó thành hiện thực.
- Chủ tịch công đoàn phải có trách nhiệm cao; có uy tín với công nhân, viên
chức, lao động, đoàn viên công đoàn; có bản lĩnh đấu tranh để bảo vệ quyền, lợi ích
chính đáng, hợp pháp của người lao động.
Chủ tịch công đoàn cơ sở đóng vai trò quyết định hoạt động của công đoàn
cơ sở. Do vậy, chủ tịch phải luôn tìm tòi, sáng tạo, bổ sung kinh nghiệm hoạt động,
làm phong phú thêm nội dung hoạt động của công đoàn. Chủ tịch công đoàn cơ sở
phải thật sự trở thành “người thủ lĩnh” và chỗ dựa tin cậy của công nhân, viên chức,
lao động, đoàn viên công đoàn.

III. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA BAN THƯỜNG VỤ,
BAN CHẤP HÀNH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ, CÔNG ĐOÀN BỘ PHẬN
1. Nhiệm vụ, phương pháp, nguyên tắc hoạt động của ban thường vụ
công đoàn cơ sở
a) Nhiệm vụ của ban thường vụ công đoàn cơ sở
- Thay mặt ban chấp hành công đoàn cơ sở chuẩn bị nội dung các kỳ họp ban
chấp hành (chương trình, kế hoạch, nghị quyết...).
- Chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, kế hoạch của ban chấp hành khi đã được
hội nghị ban chấp hành thông qua.
- Thay mặt ban chấp hành, điều hành các hoạt động của công đoàn cơ sở giữa
2 kỳ họp của ban chấp hành.
- Báo cáo các hoạt động của ban thường vụ tại hội nghị thường kỳ của ban
chấp hành.
- Trực tiếp chỉ đạo hoạt động của công đoàn cơ sở thành viên (nếu có) công
đoàn bộ phận, các Ban quần chúng của công đoàn.
- Đại diện, tập hợp các ý kiến của cán bộ công nhân, viên chức, lao động để
tham gia với giám đốc (doanh nghiệp), thủ trưởng (đơn vị).
- Đại diện cho cán bộ, công nhân, viên chức, lao động tham gia vào các hội
đồng tại đơn vị/doanh nghiệp có liên quan.
b) Phương pháp và nguyên tắc hoạt động
- Tổ chức phân công cho các ủy viên theo đúng chức trách, nhiệm vụ.
- Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của từng
năm và nhiệm kỳ.
- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc các công đoàn cơ sở thành viên (nếu có) công
đoàn bộ phận, tổ công đoàn thực hiện.
Tải bản FULL (13 trang): https://bit.ly/3tHyutu
Dự phòng: 8fb.com/TaiHo123doc.net
Bai3-NDPPHoatdongCBCDCS01102015.Doc - Tài liệu nghiệp vụ của CĐVC tỉnh Quảng Ninh
Ban thường vụ công đoàn cơ sở hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ,
tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

2. Hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở


a) Nhiệm vụ ban chấp hành công đoàn cơ sở
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của đại hội công đoàn cấp
mình; nghị quyết, kế hoạch, hướng dẫn của công đoàn cấp trên thật sát, đúng với
điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh của đơn vị mình.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của công đoàn cơ sở thành viên (nếu
có), công đoàn bộ phận, tổ công đoàn, ủy ban kiểm tra, Ban thanh tra nhân dân...
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với: Cấp ủy Đảng, công đoàn cấp trên,
thủ trưởng đơn vị hoặc giám đốc doanh nghiệp, công đoàn cấp dưới và cán bộ công
nhân, viên chức, lao động.
- Đại diện cho đoàn viên công đoàn tham gia quản lý, tham dự các cuộc họp
tại đơn vị/doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện thu - chi tài chính, quản lý tài sản và hoạt động kinh tế của công
đoàn theo đúng quy định.
b) Nguyên tắc, phương pháp hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở
- Ban chấp hành công đoàn cơ sở thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân
chủ: tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số. Nghị quyết của
ban chấp hành phải được đa số ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở thông qua.
- Các ủy viên ban chấp hành công đoàn cơ sở có quyền và nghĩa vụ thảo luận,
biểu quyết những vấn đề có liên quan đến hoạt động của công đoàn cơ sở.
- Xây dựng quy chế hoạt động của ban chấp hành và tổ chức hoạt động có
nền nếp.
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động thiết thực.
- Phân công, giúp đỡ các ủy viên ban chấp hành, ủy ban kiểm tra hoàn thành
nhiệm vụ.
- Sơ, tổng kết đánh giá kết quả hoạt động.
c) Tổ chức hội nghị ban chấp hành công đoàn cơ sở
c1) Nguyên tắc chung:
- Xây dựng quy chế làm việc của ban chấp hành công đoàn cơ sở và tổ chức
hoạt động theo quy chế đã được Ban hành.
- Ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn, công đoàn cơ sở thành viên 3
tháng họp ít nhất một lần (trừ lần đầu họp trong vòng 15 ngày, sau đại hội công
đoàn cơ sở).
- Hội nghị ban chấp hành công đoàn phải có ít nhất 2/3 ủy viên ban chấp
hành công đoàn cơ sở đến dự mới có giá trị. Hội nghị phải ghi biên bản, Ban hành
nghị quyết, chương trình, kế hoạch công tác... (nếu có).
- Các ủy viên ban chấp hành có quyền và nghĩa vụ thảo luận, biểu quyết
những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn.
4845433
9
Bai3-NDPPHoatdongCBCDCS01102015.Doc - Tài liệu nghiệp vụ của CĐVC tỉnh Quảng Ninh

You might also like