« Home « Kết quả tìm kiếm

Tiểu luận về 'Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất và vận dụng vào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay'


Tóm tắt Xem thử

- Ta biết rằng vấn đề kinh tế là vấn đề tiên quyết làm thay đổi các vấn đề khác do vậy Đảng ta chỉ ra rằng sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất là một vấn đề cực kì quan trọng trong giai đoạn hiện nay: giai đoạn đi lên Chủ nghĩa xã hội.
- Chính vì vậy mà em đã quyết định chọn đề tài: “Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất và vận dụng vào xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay”.
- Từ khi con người mới xuất hiện trên hành tinh đã trải qua năm phương thức sản xuất.
- Lịch sử phát triển của sản xuất trong xã hội loài người là lịch sử phát triển của các phương thức sản xuất kế tiếp nhau.
- Phương thức sản xuất là sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, là cách thức sản xuất ra của cải vật chất mà trong đó lực lượng sản xuất đạt đến một trình độ nhất định, thống nhất với quan hệ sản xuất tương ứng với nó..
- Phương thức sản xuất vừa là hạt nhân đồng thời vừa là động lực thúc đẩy và quy đinh mọi mặt của đời sống xã hội.
- Không thể thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế nếu không hiểu biết về cách thức sản xuất và không có những biện pháp tối ưu tác động nhằm hoàn thiện phương thức sản xuất mà cụ thể chính là hoàn thiện mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất..
- Tác động qua lại biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất đã được Mac và Ăngghen khái quát thành quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử đã khẳng định rằng lực lượng sản xuất có vai trò quyết định đối với quan hệ sản xuất và ngược lại, có thể thúc đầy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất..
- Xã hội ngày càng phát triển thì mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là không thể tách rời, đây là quy luật chung của sự phát triển và là một trong những quy luật quan trọng quy định sự tồn tại, phát triển và tiến bộ xã hội.
- Chính vì thế mà không phải ngẫu nhiên việc nghiên cứu quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trong những nội dung quan trọng của công cuộc đổi.
- Chúng ta đã có những bài học đắt giá, đó là sự sai lầm khi xây dựng nhiều yếu tố của quan hệ sản xuất vượt trước so với lực lượng sản xuất mà chúng ta hiện có.
- Việc đó đã dẫn đến tình trạng sản xuất bị đình đốn, người lao động không làm việc hết mình, xã hội không phát triển.
- Nội dung nguyên lí triết học a) Lực lượng sản xuất..
- Lực lượng sản xuất là mối quan hệ giữa con người với tự nhiên được hình thành trong quá trình sản xuất.
- Lực lượng sản xuất gồm có tư liệu sản xuất và người lao động .
- Tư liệu sản xuất lại được cấu thành từ hai bộ phận: đối tượng lao động và tư liệu lao động.
- thành gắn liền với quá trình sản xuất và phát triển của khoa học kỹ thuật.
- Song nhân tố quyết định của lực lượng sản xuất phải nói tới nhân tố người lao động.
- Lênin đã nói: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, là người lao động” [V.I.
- Con người là nhân tố trung tâm và là mục đích của nền sản xuất xã hội.
- Người lao động với tư cách là một bộ phận của lực lượng sản xuất xã hội phải là người có sức lực (sức khoẻ), kĩ năng lao động , tri thức khoa học , tri thức công nghệ và cả tính nhân văn ( bao hàm cả các giá trị đạo đức)..
- b) Quan hệ sản xuất..
- Trong quá trình sản xuất con người cần phải có mối quan hệ xã hội với nhau.
- Tổng thể các mối quan hệ đó được gọi là mối quan hệ sản xuất..
- Quan hệ sản xuất là toàn bộ những quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và tái sản xuất vật chất của xã hội: sản xuất – phân phối – trao đổi – tiêu dùng.
- Mặc dù phụ thuộc vào quan hệ sở hữu nhưng tổ chức và quản lý sản xuất có tác dụng rất lớn đối với quá trình sản xuất và với các mặt quan hệ khác của quan hệ sản xuất.
- Chính quan hệ về tổ chức và quản lý sản xuất là nhân tố tham gia quyết định trực tiếp đến quy mô, tốc độ và hiệu quả của nền kinh tế..
- Vì vậy không nên tuyệt đối hoá bất kỳ một mặt quan hệ nào mà phải chú ý đến tính đồng bộ của cả ba mặt quan hệ trong quan hệ sản xuất..
- Như vậy tính vật chất của quan hệ sản xuất thể hiện ở chỗ nó tồn tại khách quan độc lập hoàn toàn với ý thức của con người.
- Mác đã chỉ ra rằng trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu không phụ thuộc vào ý muốn của họ.
- Tức là những quan hệ sản xuất này phù hợp với trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ.
- Vì vậy con người không thể tuỳ tiện lựa chọn quan hệ sản xuất riêng cho mình, bởi vì chúng luôn luôn là kết quả phát triển tất yếu khách quan của một lực lượng sản xuất hiện có tương ứng với nó..
- c) Quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất..
- Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất:.
- Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất âý, quan hệ sản xuất cũng hình thành và biến đổi cho phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự phù hợp đó là động lực làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ.
- Lực lượng sản xuất là nội dung, là phương thức còn quan hệ sản xuất là hình thức xã hội của nó..
- Chính vì thế cần khẳng định lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và biến đổi của quan hệ sản xuất..
- Quan hệ sản xuất tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất:.
- Như trên ta thấy lực lượng sản xuất là nhân tố thường xuyên biến đổi, phát triển không ngừng trong khi đó quan hệ sản xuất mà đặc biệt là nhân tố sở hữu về tư liệu sản xuất lại có tính ổn định lâu dài.
- Quan hệ sản xuất khi đã được xác lập thì nó độc lập tương đối với lực lượng sản xuất, trở thành những cơ sở và những thể chế xã hội và nó không thể biến đổi đồng thời đối với lực.
- lượng sản xuất mà thường có xu hướng lạc hậu hơn so với lực lượng sản xuất..
- Khi đó nó tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất, có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nó sẽ trở thành động lực thúc đẩy, định hướng và tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển.
- Ngược lại, nếu lạc hậu hơn so với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất sẽ là xiềng xích kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Ngay cả trong trường hợp quan hệ sản xuất đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó cũng kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất..
- Sở dĩ quan hệ sản xuất có thể tác động mạnh mẽ trở lại đối với lực lượng sản xuất (thúc đầy hoặc kìm hãm.
- Chỉ trong chỉnh thể đó, quan hệ sản xuất mới trở thành động lực thúc đẩy con người hành động nhằm phát triển sản xuất..
- Qui luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất:.
- Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất làm hình thành quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất..
- Thứ nhất, cả ba mặt của quan hệ sản xuất phải thích ứng với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất..
- Thứ hai, quan hệ sản xuất phải tạo được điều kiện sử dụng và kết hợp tối ưu giữa tư liệu sản xuất và sức lao động, bảo đảm thực hiện tái sản xuất mở rộng..
- Xã hội nô lệ với quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ ra đời bằng những hình thức lao động tập trung, khổ sai, thích ứng với trình độ của lực lượng sản xuất lúc ấy, chế độ chiếm hữu nô lệ đã đạt được những kỳ tích to lớn trong lịch sử văn minh nhân loại..
- Kế tiếp đó quan hệ sản xuất phong kiến ra đời, người nô lệ lao động khổ sai trong xã hội nô lệ được thay thế bằng người nông nô.
- Sức lao động của nô lệ được giải phóng khỏi xiềng xích của trật tự xã hội nô lệ, lực lượng sản xuất có những bước tiến đáng kể.
- Sau đó bản thân quan hệ sản xuất phong kiến cũng không thích ứng được với lực lượng sản xuất hiện có, nó trở thành xiềng xích trói buộc lực lượng sản xuất xã hội, đặc biệt là với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành tự phát trong lòng xã hội phong kiến..
- Xung đột này dẫn đến sự ra đời của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế quan hệ sản xuất phong kiến..
- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời góp phần giải phóng sức lao động của người nông dân cá thể.
- Trong thời kỳ hoàng kim của mình, quan hệ sản xuất tư bản đã tạo ra những khả năng phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, nó đã tạo ra cho nhân loại một khối lượng của cải vật chất bằng tất cả các xã hội trước đó cộng lại..
- Mặc dù giai cấp tư bản sử dụng mọi biện pháp nhằm củng cố, duy trì và bảo vệ chế độ sở hữu của mình, nhưng tất yếu khách quan, tính chất xã hội hoá của lực lượng sản xuất sẽ dẫn đến xung đột với quan hệ sản xuất hiện có của nó.
- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa sẽ bị thay thế bởi quan hệ sản xuất mới, tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển của lực lượng sản xuất:.
- quan hệ sản xuất cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu tiên của nó là chủ nghĩa xã hội..
- Như vậy sự phát triển của lực lượng sản xuất đến một giới hạn nhất định sẽ bộc lộ mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất..
- các lực lượng sản xuất thì giờ đây trở thành lực lượng kìm hãm sự phát triển ấy.
- Các quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất của Việt Nam trong lịch sử..
- Không nằm ngoài quy luật về mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, Việt Nam đã trải qua trên 4000 năm lịch sử với nhiều phương thức sản xuất khác nhau trong đó cơ bản nhất và chủ yếu nhất là phương thức sản xuất phong kiến.
- quan duy ý chí, vi phạm các quy luật khách quan trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, trong tién hành công nghiệp hoá và trong cơ chế quản lý kinh tế đặc biệt là không có sự phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất..
- Chúng ta đã tạo ra những quy mô lớn và ngộ nhận là đã có “quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa” và còn nói rằng: mỗi bước cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới đều thúc đẩy sự ra đời và lớn mạnh của lực lượng sản xuất mới.
- Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa có khả năng “vượt trước” “mở đường” cho sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Thực tế nhiều năm qua đã chứng minh quan điểm đó là sai lầm bởi quan hệ sản xuất bị thúc đẩy lên quá cao, quá xa một cách giả tạo đã làm cho nó tách rời với trình độ thấp kém của lực lượng sản xuất..
- Nhưng dẫu có làm được thì cũng không phải là mục tiêu trước mắt của nước ta khi mà chế độ công hữu này chưa thể phù hợp với lực lượng sản xuất hiện có.
- Chúng ta phải thừa nhận một trong những sai lầm cơ bản mà chúng ta đã vấp phải là xoá bỏ quá sớm quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa khi nền kinh tế xã hội chủ nghĩa của chúng ta còn chưa đủ sức thay thế.
- Điều đó ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của lực lượng sản xuất và đã làm mất một khả năng tạo ra sản phẩm dồi dào cho xã hội.
- Sai lầm của ta là đã đẩy nhiều mặt của quan hệ sản xuất lên quá cao, tách rời tình trạng còn thấp kém của lực lượng sản xuất làm cho hai nhân tố này mâu thuẫn với nhau dẫn đến kìm hãm sự phát triển của sản xuất xã hội..
- quan hệ sản xuất xã hội là cần thiết nhưng không thể tiến hành một cách chủ quan nóng vội như trước đây, nghĩa là phải cải tạo và củng cố quan hệ sản xuất nhưng gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Đại hội VII của Đảng cũng chỉ rõ:"...phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hữu.
- Cải tạo và củng cố quan hệ sản xuất nhưng bao giờ cũng phải gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản xuất, và được đảm bảo bằng sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Đó là điều kiện cơ bản cho cuộc cách mạng quan hệ sản xuất phát triển vững chắc.
- Với trình độ của mình lực lượng sản xuất yêu cầu phải có những quan hệ sản xuất phù hợp với nó mới có thể bộc lộ hết khả năng của mình và mới có khả năng phát triển nhanh chóng.
- Kết hợp từng ưu thế riêng của từng thành phần kinh tế thông qua phân cônglao động xã hội là con đường hiệu quả nhất để phát triển lực lượng sản xuất, qua đây ta cũng thấy rõ vấn đề cơ bản là làm thế nào để quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất..
- Nhà nước quản lý thị trường bằng pháp luật, bằng cơ chế chính sách ,và các đòn bẩy kinh tế để phát triển sản xuất phục vụ mọi nhu cầu của xã hội..
- Người lao động chưa có động lực thường xuyên và chưa cảm thấy có sự gắn bó đối với sản xuất kinh doanh và quá trình phát triển của doanh nghiệp..
- b) Việc vận dụng nguyên lý quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta tập trung giải quyết các vấn đề sau:.
- Phát triển lực lượng sản xuất:.
- Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm phát triển tư liệu sản xuất:.
- Xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất: quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa: xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần..
- Lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử thay đổi các phương thức sản xuất kế tiếp nhau, được bắt đầu từ sự thay đổi lực lượng sản xuất..
- Lực lượng sản xuất là nội dung của quá trình sản xuất còn quan hệ sản xuất là hình thức của quá trình sản xuất ấy, do đó nó thường mang tính ổn định hơn..
- Quan hệ sản xuất ra đời từ lực lượng sản xuất, nhưng khi ra đời nó cũng có vai trò tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất.
- Nếu quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó sẽ trở thành động lực thúc đầy, định hướng và tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển.
- với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì nó sẽ là xiềng xích kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất..
- Quy luật về mối quan hệ giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất được Mác phát hiện ra đã vận động, phát triển trong thực tế Cách mạng và trong nhận thức khoa học, là quy luật phổ biến của mọi hình thái kinh tế xã hội, vạch ra tính chất phụ thuộc khách quan của quan hệ sản xuất vào sự phát triển của lực lượng sản xuất.
- Có thể kết luận rằng: Các dân tộc,các quốc gia có thể bỏ qua hoặc rút ngắn một giai đoạn lịch sử của mình nhưng không thể bỏ qua được quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất..
- Quan hệ sản xuất chủ nghĩa xã hội cộng sản đó chỉ có thể có được khi lực lượng sản xuất đã phát triển rất cao, của cải xã hội dồi dào, người lao động “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.
- Đảng và nhà nước ta đã sớm nhận ra sai lầm và đã có rất nhiều biện pháp cũng như hành động sửa chữa kịp thời mà trong đó có yêu cầu đặt ra là phải đưa quan hệ sản xuất trở về phù hợp với lực lượng sản xuất, đó là việc xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đồng thời chúng ta cũng vẫn không ngừng tìm cách phát triển lực lượng sản xuất bằng cách đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển công cụ sản xuất.
- đẩy mạnh nâng cao, mở rộng hệ thống giáo dục đào tạo phát triển người lao động- nhân tố đóng vai trò quyết định trong quá trình sản xuất xã hội..
- Việc vận dụng sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là rất quan trọng, đặc biệt nghiên cứu thật kĩ quy luật “quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất”để áp dụng vào điều kiện hoàn cảnh nước ta hiện nay cần có những giải pháp.
- Thiết nghĩ đó cũng là một hướng đi đúng đắn và tất yếu để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện nay ở nước ta..
- Hội thảo khoa học: Đặc trưng của quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt