« Home « Kết quả tìm kiếm

Chính sách Ngoại giao thời Nguyễn


Tóm tắt Xem thử

- BÀI THI CUỐI KÌMÔN LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAMSinh viên: Nguyễn Huy HoàngLớp: QHQT48A1Mã sinh viên: QHQT48A1-0924Câu 1 (6 điểm): Trình bày và đánh giá về chính sách ngoại giao của triềuNguyễn.
- Phân tích những bài học kinh nghiệm từ chính sách ngoại giao củatriều Nguyễn.Vấn đề đối ngoại giữa các quốc gia luôn là một điểm nhấn then chốt trong tiếntrình của lịch sử.
- Bởi đường lối đối đối ngoại đúng đắn sẽ tạo tiền đề cơ sở đểcủng cố, mở rộng quan hệ giữa các quốc gia.
- Vấn đề đối ngoại luôn được chútrọng mà triều Nguyễn là một điển hình cần được xem xét khi nghiên cứu vềlịch sử Việt Nam.Cuối thế kỉ 19, chủ nghĩa Tư bản chuyển dần sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa.Kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu về nguyên liệu và thị trường ngày càng tăng,từ đó các nước tư bản phương Tây đã xâm lược các khu vực giàu có để đáp ứngnhu cầu của chính quốc.
- Khi đó các nước Châu Á - trong đó có Việt Nam,đã ra chính sách “bế quan toả cảng” từ chối thông thương với các nước ChâuÂu.Nhà Nguyễn ra đời trong bối cảnh chế độ phong kiến đang bước vào thời kỳkhủng hoảng, suy thoái.
- Chính vì vậy mà chính sách ngoại giao ở thời kì nàycủa triều Nguyễn cũng có những nét hết sức đặc biệt, có thể chia làm hai giaiđoạn chính: từ 1802 đến 1858 và từ 1858 đến 1884.Trong giai đoạn từ chính sách ngoại giao nhà Nguyễn chủ yếu hòahiếu với lân bang, nhún nhường với nước lớn và “bế quan tỏa cảng” với phươngTây.
- Từ thời Gia Long, nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách “bế quan toả cảng”,không giao thương với các nước phương Tây.
- Mãiđến giữa năm 1818, Gia Long chuẩn y cho các thương nhân nước ngoài, từ MaCao và các nước phương Tây đến buôn ở Gia Định.Đến thời vua Minh Mạng, triều đình vẫn giữ chính sách cũ, không giao thươngvới phương Tây.
- Từ nhiều lần các nước như Anh, Pháp, Mỹ sangngỏ ý thiết lập quan hệ ngoại giao nhưng triều đình đều khước từ.
- Từ đó về sau, vua Minh Mạng liên tục ra thêm 3 lần chỉ dụ cấm đạo, thểhiện rõ quan điểm không giao hảo với phương Tây.Chính sách ngoại giao với các nước phương Tây dần mềm mỏng hơn khi đến1835, vua ra lệnh khi thấy tàu ngoại quốc ghe đậu bến nào thì phải đem thôngngôn tới hỏi xem là tàu từ đâu, tàu chiến hay tàu buôn và phải báo ngay về triều.Vua chỉ cho phép tàu buôn phương Tây vào đậu và buôn bán ở Đà Nẵng.
- Nhưngđến năm 1836, nhà Nguyễn ra chỉ dụ cấm đạo lần thứ tư, nói rõ là bởi các giáosĩ nước ngoài phạm tội “do thám ngoại quốc”.
- Cũng bởi lẽ đó, năm 1847, haichiến hạm của Anh tới và muốn lên Huế đưa quốc thư nhưng triều đình khôngcho phép.
- Mượn cớ nhà Nguyễn không chịu đích thân đem thư đáp trả, Phápchớp thời cơ ra tay.
- Thiệu Trị được tin vô cùng tức giận, hạ lệnh cấmngười ngoại quốc vào giảng đạo và trị tội người theo đạo.Cũng trong giai đoạn đối ngoại với phương Đông, nhà Nguyễn đặcbiệt hòa hiếu với lân bang, nhún nhường với nước lớn.
- Năm 1802, nhà Nguyễn xin đổi quốc hiệu thành NamViệt.
- Trong quốc thư gửi cho vua Thanh thông qua đoàn sứ bộ do Lê QuangĐịnh dẫn đầu sang Trung Quốc, Gia Long đã nêu rõ lý do vì sao xin đổi quốchiệu nước mình.Ở giai đoạn này, liền sau 4 lần phái đoàn sứ bộ của Việt Nam sang cầu phong là4 lần các đoàn sứ bộ của Trung Quốc mang sắc ấn của hoàng đế Thanh triềusang làm lễ tuyên phong cho các vua Nguyễn .
- Đây là nghi thức truyền thống vàphổ biến xuyên suốt chiều dài lịch sử các thời đại vua của Việt Nam.Bên cạnh việc triều cống theo lệ, các vua Nguyễn giai đoạn này cũng tiếp tụcthực hiện việc lễ sính.
- Dưới thời Gia Long, Minh Mệnh đều 3 lần cử sứ sang lễsính với triều đình nhà Thanh, thời Thiệu Trị có 2 lần, 10 năm đầu thời Tự Đứccó 2 lần.
- Bản thân Thanh triều cũng thường có tặng phẩm ban thưởng trở lại chosứ bộ Việt Nam khi sang triều cống, lễ sính.
- Quan hệ ngoại giao giữa Việt Namvà Trung Quốc thời bấy giờ vô cùng tốt đẹp, hoà hảo.Thực tế cho thấy, cống vật, lễ sính trong quan hệ giữa hai nước nửa đầu thế kỷXIX còn mang mục đích thương mại chứ không đơn thuần là những vật mangtính chất lễ nghi tượng trưng.
- Đáp lại, phía Trung Quốc bao giờ cũng có tặngphẩm ban thưởng trở lại cho sứ đoàn Việt Nam khi họ đến triều cống.
- Khôngchỉ có nhiệm vụ tiến cống vật phẩm cho hoàng đế Trung Hoa, các sứ đoàn ViệtNam trong nhiều trường hợp đi sứ sang triều cống, tạ ơn, cáo thụ, chúc mừng,…hay kiêm thêm nhiệm vụ mua sắm hàng hóa cho triều đình.
- Dưới thời Nguyễn, hoạt độngbuôn bán biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trở nên khá sầm uất.
- TriềuNguyễn dưới thời Minh Mệnh đã ban hành những quy định cụ thể về thuếthuyền buôn Trung Hoa vào Việt Nam tính theo kích cỡ hay thuế từng loại hànghóa trao đổi, mua bán giữa hai bên.
- Chính sách này cũng được ápdụng với thương nhân Trung Hoa lúc bấy giờ.Cũng như buôn bán trên bộ, trong mậu dịch đường biển, triều Nguyễn cũngdành nhiều ưu ái đặc biệt cho các thương thuyền người Hoa, thể hiện trong chếđộ thuế khóa, tự do buôn bán ở các cảng…Vì thế, trong nửa đầu thế kỷ XIX, sốlượng thuyền buôn Trung Quốc đến các cảng biển Việt Nam buôn bán ngàycàng nhiều.
- Tuy nhiên, lúc bấy giờ, do hai bên đều nắm độc quyền ngoại thươngnên bên cạnh những mặt hàng có thể xuất nhập cảng, triều Nguyễn và triềuThanh cũng quy định một số mặt hàng cấm buôn bán với bên ngoài.Trong giai đoạn dù có những va chạm về vấn đề biên giới giữa hainước Việt - Trung, song nhìn chung những va chạm ấy chưa dẫn đến chiếntranh.
- Hơn nữa, trong giai đoạn này, nhà Nguyễn đã có nhiều phương cách hànhxử chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, thể hiện quyết tâm cao trongviệc bảo vệ bằng mọi giá lãnh hải của đất nước.
- Điều này một lần nữa khẳngđịnh tính độc lập về thực chất của nhà Nguyễn trong quan hệ ngoại giao vớiTrung Quốc thời bấy giờ.Không chỉ ngoại giao với Trung Quốc, nhà Nguyễn cũng giữ hoà hảo với cácnước láng giềng khác như Chân Lạp, vương quốc Lào.
- Đối với vương quốc Lào, hai bên chú trọng triều cống, phía Làoluôn muốn dựa vào triều Nguyễn để bảo vệ lãnh thổ.Tiếp theo đó, trong giai đoạn chính sách ngoại giao nhà Nguyễn tậptrung chủ yếu đối với phương Tây, mà cụ thể là Pháp, đặc biệt dưới thời vua TựĐức.
- Nội dung ngoại giao chủ yếu thời kỳ này là cắt đất cầu hoà, với bốn hiệpước lớn: Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Hiệp ước Giáp Tuất (1874), Hiệp ướcQuý Mùi (1883) và Hiệp ước Pa-tơ-nốt (1884).Ngày Liên quân Pháp - Tây Ban Nha nổ súng xâm lược Việt Namtại bán đảo Sơn Trà chấm dứt thời kỳ ngoại giao hoà hảo giữa hai nước.
- Sau khichiếm được ba tỉnh miền đông Nam kỳ, triều đình Huế cử sứ bộ vào Gia Địnhđể ký hoà ước với Pháp.
- Cuối cùng ta chính thức ký Hiệp ước Nhâm Tuất(5/6/1862) với 12 điều khoản.
- Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quảncủa Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) vàđảo Côn Lôn.
- Sau này, từ năm Phan Thanh Giản thựchiện “Hành trình đi Tây” nhằm chuộc lại 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ nhưngkhông thành.Đến triều đình Huế đã kí với Pháp bản hiệp ước Giáp Tuất với 22điều khoản.
- Nội dung cơ bản tập trung vào việc Pháp sẽ rút khỏi Hà Nội và cáctỉnh đồng bằng Bắc Kì, nhưng triều Đình Huế cũng phải chính thức thừa nhậnchủ quyền của Pháp ở sáu tỉnh Nam Kỳ, cam kết mở cửa Thị Nại, Ninh Hải,tỉnh lị Hà Nội và sông Hồng cho Pháp vào buôn bán.
- Nền ngoại giao của An Nam cũng lệ thuộc vào đườnglối ngoại giao của nước Pháp.
- Với hiệp ước này chủ quyền ngoại giao của ViệtNam hoàn toàn rơi vào tay Pháp.Sau khi thành Hà Nội thất thủ năm 1882, sứ bộ Việt Nam sang cầu cứu nhàThanh.
- Quân Thanh kéo quân vào Việt Nam đánh nhau với Pháp.
- Điều đó đãkhiến Pháp từ Gia Định kéo quân ra Bắc với lý do triều đình Huế vi phạm điềukhoản trong hiệp ước năm 1874 nhưng vẫn cấm đạo, không đảm bảo cho tàuthuyền Pháp buôn bán, vẫn tiếp tục ngoại giao với Trung Quốc.
- Hiệp ước 1883 đã xác lập nền bảo hộ lâudài của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta.
- Cuối cùng, Triều đình Huế chínhthức thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp, mọi công việc kinh tế, chính trị, ngoạigiao của Việt Nam đều do Pháp nắm.Trên cơ sở của hiệp ước Quý Mùi (1883), Việt Nam chính thức trở thành thuộcđịa của Pháp, chịu sự điều khiển giám sát của thực dân Pháp.
- Triều đình đem ấnphong nhà Thanh ban cho Gia Long đi thiêu chấm dứt quan hệ ngoại giao vớinhà Thanh.
- Pháp không cho ta có mối quan hệ ngoại giao với các nước.
- Mọiquyền ngoại giao đều nằm trong tay Pháp.
- Triều đình Huế chính thức mất hếtquyền ngoại giao đồng thời cũng đặt dấu chấm hết cho nền ngoại giao phongkiến.Để đánh giá về ngoại giao nhà Nguyễn, ta nhận thấy cả hai mặt tích cực và tiêucực.
- Vào giai đoạn đầu khi nhà Nguyễn mới thành lập, nhà Nguyễn đã thi hànhchính sách mở cửa, hoà hiếu trong quan hệ với các nước.
- Việc thi hành chínhsách đóng cửa khi nhìn thấy âm mưu xâm lược của phương Tây.
- Chính sách “bếquan toả cảng” lúc bấy giờ là xu thế tất yếu chung của các nước châu Á chứkhông chỉ riêng Việt Nam.
- Tuy nhiên, việc thi hành chính sách bế quan toảcảng, khước từ quan hệ với Tây phương, thần phục nhà Thanh và bắt các nướcláng giềng thuần phục vô hình dung đã làm cho quan hệ Việt Nam với các nướcláng giềng trở nên căng thẳng.
- Hơn nữa việc nhà Nguyễn thi hành chính sáchcấm đạo giết giáo sĩ đã tạo cơ sở cho thực dân Pháp lấy cớ xâm lược nước ta.Bởi lẽ đó, nhà Nguyễn có thể thực hiện các biện pháp mềm dẻo hơn, và đặc biệtnhà Nguyễn cần chú trọng xây dựng tiềm lực đất nước thông qua các cuộc cảicách.Về việc nhà Nguyễn cắt đất cầu hoà, lần lượt ký các hiệp ước đầu hàng thực dânPháp cũng có hai mặt.
- Xét về góc độ nhìn nhận về phía nhà Nguyễn, nhàNguyễn vì bảo vệ quyền lợi dòng họ của mình nên đã ký các hiệp ước.
- Với tiềmlực quốc gia còn yếu, không đủ sức đương đầu với Pháp, việc ký hiệp ước vớimong muốn có thể bảo vệ độc lập bằng cách thương lượng là hoàn toàn hợp lý.Tuy nhiên, xét về quyền lợi dân tộc, với tư cách là người điều hành đất nước,Nhà Nguyễn đã từng bước dâng Việt Nam cho Pháp, để cuối cùng ta hoàn toànmất độc lập, bị xoá tên trên bản đồ thế giới.Về bài học kinh nghiệm rút ra qua chính sách ngoại giao nhà Nguyễn, ta phảibiết mở rộng quan hệ ngoại giao theo hướng” đa phương hóa đa dạng hóa”.
- Hơnnữa, cũng cần biết thực hiện chính sách ngoại giao “mềm dẻo về sách lược,cứng rắn về nguyên tắc” để vừa mở rộng về quan hệ ngoại giao, vừa bảo vệ độclập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
- Và cuối cùng, cần chú trọng đẩy mạnh ngoại giao nhân dân, xây dựngniềm tin trong dân chúng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.Câu 2 (4 điểm): Trình bày quan điểm về nhận định của Phan Huy Chú và đưara các dẫn chứng chứng minh: “Trong việc trị nước, hòa hiếu với láng giềng làviệc lớn” (Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Bang giao chí)Bàn về ngoại giao của Việt Nam, Phan Huy Chú có nhận định “Trong việc trịnước, hòa hiếu với láng giềng là việc lớn” (Phan Huy Chú, Lịch triều hiếnchương loại chí, Bang giao chí).
- Có thể nói, đây là một nhận định hoàn toànđúng, là bản sắc và truyền thống ngoại giao của Việt Nam từ thuở dựng nước tớinay.Về địa lý, do nước ta có vị trí địa chính trị rất quan trọng ở Đông Nam Á: phíaBắc giáp với đại cường quốc của thế giới - Trung Quốc, phía Tây và Tây Namgiáp với Lào, Campuchia.
- Không chỉ vậy, Việt Nam đồng thời là cửa ngõ để đivào Đông Nam Á, thông ra Đông Á, tạo thế dễ dàng tiếp xúc với phương Tây.Phía Đông Việt Nam là Biển Đông, một phần của Thái Bình Dương, là cái nôicủa nền kinh tế hàng hải và giao thương.
- Điều này tác động rất lớn đến chính sách ngoại giao của dân tộc ta trongsuốt chiều dài lịch sử, đòi hỏi Việt Nam luôn phải chú trọng việc giữ quan hệhoà hảo với các nước láng giềng.Ngay từ thuở đầu dựng nước, khi bình minh của lịch sử dân tộc vừa ló rạng, đểbắt đầu đặt nền móng xây dựng một quốc gia độc lập, ông cha ta đã sớm ý thứcvề mối quan hệ đối với các nước láng giềng.
- Từ năm thứ Năm đời Vua Nghiêuở Trung Quốc (năm 2353 trước Công Nguyên), sứ bộ nước ta đã được VuaHùng cử sang phương Bắc, nhiều lần thông dịch và tiếp xúc với các nước khácvà các dân tộc khác.
- Bởi lẽ đó, chínhsách ngoại giao vừa luôn khẳng định độc lập, chủ quyền, vị thế của đất nước,không để cho bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ, vừa giữ hòa khí vớinước láng giềng để đất nước được yên bình và phát triển ổn định.Điển hình như khi đón tiếp sứ giả mang chiếu thư đến Kinh đô Hoa Lư, vua LêĐại Hành đã tổ chức đãi tiệc để cho sứ giả thấy sự chan hòa của nhà vua nướcViệt.
- đồngthời, tôn trọng chủ quyền và văn hóa nước Nam trong quan hệ hai nước.Nhưng hoà hiếu cũng không có nghĩa là hoà mục, là nhún nhường.
- Hòa mụcbên trong, hòa hiếu bên ngoài là bản sắc của ngoại giao Việt Nam.
- Đặc biệt,chính sách “trong xưng đế, ngoài xưng vương” là một trong những chính sáchmà các triều đại phong kiến nước ta đã vận dụng để xử lý quan hệ của đất nướcvới nước láng giềng.
- “Ngoài xưng vương” là thể hiệnsự thân thiện và hòa hiếu với nước lớn phương Bắc, “trong xưng đế” là thể hiệný thức dân tộc, tinh thần độc lập, tự cường.
- Đó được coi là chiến lược ngoạigiao xuyên suốt của một nước Việt nhỏ, sát cạnh một nước phương Bắc lớn.Qua những phân tích và dẫn chứng ở trên, ta càng nhận thấy rõ nét tầm quantrọng của việc mềm mỏng và khéo léo trong quan hệ ngoại giao với các nướcláng giềng, phải luôn khoan hòa - linh hoạt, giữ vững hòa hiếu, trong cương cónhu.
- Từ nhận định của Phan Huy Chú “Trong việc trị nước, hòa hiếu với lánggiềng là việc lớn”, bản sắc ngoại giao Việt Nam được thể hiện rõ nét: vận dụnghết sức linh hoạt, hiệu quả các chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo;nhưng kiên quyết, khẳng định tư duy, trí tuệ, khí phách của một dân tộc khôngchịu khuất phục, không chịu làm chư hầu, lệ thuộc, để giữ yên bờ cõi.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt