You are on page 1of 19

Chương II

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA


CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI


1. Địa lý
Trung Quốc nằm ở phía đông và trung châu Á, có biên giới chung với 14 quốc gia. Trung
Quốc đứng thứ ba thế giới về diện tích sau Nga và Canada, đứng đầu thế giới về dân số. Một nửa
lãnh thổ Trung Quốc là núi và chủ yếu phân bố ở miền tây, trong đó các dãy Antai và Thiên Sơn
ở Tân Cương, dãy Côn Luân ở phía bắc Tây Tạng. Cao nguyên Tây Tạng cao 3.000 mét trên
mực nước biển, phía nam là dãy Hymalaya có hơn 40 đỉnh núi cao hơn 7.000 mét, trong đó có
đỉnh Evơret là đỉnh núi cao nhất thế giới 8.863 mét. Cao nguyên Vân Nam ở phía nam, có đỉnh
cao gần 3.700 mét. Xung quanh đồng bằng đông bắc là các dãy đồi và núi Hưng A Lĩnh, Trường
Bạch Sơn. Dãy núi Tần Lĩnh chạy qua vùng trung tâm Trung Quốc, chia đôi lưu vực sông Hoàng
Hà và sông Dương Tử; dãy Nam Linh chia đôi lưu vực sông Dương Tử và sông Châu Giang.
Vùng đất thấp ở phía Đông và vùng giữa Trung Quốc là các vùng nông nghiệp trù phú, dân cư
đông đúc, gồm đồng bằng trung tâm, lưu vực Tứ Xuyên và đồng bằng bắc Trung Quốc. Ở phía
tây bắc, giữa thảo nguyên Nội Mông có sa mạc Gôbi và lưu vực sông Tarim và sông Dungarian
là cao nguyên Hoàng Thổ rộng lớn.
Về khí hậu, nhiệt độ tăng dần từ bắc xuống nam. Lượng mưa tăng dần từ tây bắc sang đông
nam. Vùng đông bắc có khí hậu lục địa, mùa hè ấm và ẩm, mùa đông lạnh và kéo dài; lượng mưa
dưới 750 mm. Vùng trung tâm Trung Quốc có khí hậu nóng nhất; lượng mưa từ 750 đến 1.100
mm. Vùng phía nam có khí hậu ẩm ướt hơn. Vùng cận nhiệt đới phía nam có gió mùa. Vùng cao
nguyên Hoàng Thổ có mùa đông lạnh, mùa hè ấm, lượng mưa dưới 500 mm. Vùng tây bắc đất
đai khô cằn, khí hậu có tính chất lục địa, mùa đông lạnh. Vùng phía tây gồm Tây Tạng, Tân
Cương và Nội Mông có khí hậu không ôn hòa do nằm ở độ cao lớn và cách xa biển, lượng mưa
thấp. Phần lớn Tây Tạng chịu 10 tháng băng giá trong một năm.

2. Lịch sử
Cội nguồn của lịch sử Trung Quốc là lưu vực sông Hoàng Hà, tức là vùng Hoa Bắc ngày
nay. Tại đây, nền canh tác của thời kỳ đồ đá mới (năm 4000 tr.CN) phát triển nhờ quá trình thuần
hóa cây kê trên nền đất vàng mầu mỡ. Ở khu vực này, vào khoảng năm 2500 tr.CN, nông nghiệp
phát triển sang lưu vực của một con sông lớn khác là sông Dương Tử (khu vực Hoa Trung ngày
nay). Khi nông nghiệp phát triển xuống miền nam, nơi khí hậu ấm hơn, một loại cây lương thực
chủ yếu khác bắt đầu được canh tác là cây lúa nước.
Tại vùng sông Dương Tử, quy mô tổ chức của các cộng đồng nông nghiệp lớn dần và kỹ
thuật canh tác cũng được hoàn thiện. Đến năm 2000 tr.CN, kỹ thuật sản xuất các công cụ đồ đá
đã phát triển. Một số trung tâm sản xuất được hình thành và một nhà nước sơ khai là nhà Hạ
(2205-1766 tr.CN) được thành lập, các thủ lĩnh đầu tiên của lịch sử Trung Quốc xuất hiện.
Dưới thời nhà Hạ, nền văn minh từ trung tâm phát triển sang những vùng khác. Năm 1766 tr.CN,
Thành Thang đánh bại vua Kiệt nhà Hạ lập ra nhà Thương (Ân) (1776-1122 tr.CN); năm 1122
tr.CN, Cơ Xương - Cơ Phát diệt Ân lập ra nhà Chu (1122-256 tr.CN). Nhà Chu bành trướng
quyền lực lên phía bắc đến tận vùng Mãn Châu Lý, phía nam vượt quá lưu vực sông Dương Tử.
Dưới thời nhà Chu, các thành tựu nông nghiệp và kỹ thuật như thủy lợi và sản xuất công cụ bằng
sắt đã tạo cơ sở hình thành nên những tập đoàn phong kiến hùng mạnh cùng các triều đình và
quân đội riêng. Sau gần thế kỷ, quyền lực được chia sẻ giữa nhiều quốc gia nhỏ, nhất là thời
Xuân Thu - Chiến Quốc1. Triết học và các tư tưởng về tổ chức xã hội phát triển với đại diện xuất
sắc là Khổng tử1, có ảnh hưởng lớn đến xã hội Trung Quốc và nhiều nước trong khu vực tới tận

1
Được vua Thuấn truyền ngôi cho theo tinh thần “chọn người hiền đức, cử người tài năng”, vua Vũ lập ra nhà Hạ và mở đầu
việc truyền ngôi cho con từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Đời cuối là Hạ Kiệt gây ra tội ác cực kì bạo tàn với dân. Thành Thang
- người đứng đầu bộ tộc Thương tập hợp lực lượng chư hầu nổi lên diệt vua Kiệt, chấm dứt nhà Hạ và lên làm vua, lập ra nhà
Thương, đặt đô ở đất Bạc (thuộc tỉnh Hà Nam bây giờ) cũng cha truyền con nối hơn 600 năm. Đến đời cuối là bạo chúa Ân
Trụ bị Cơ Xương - Cơ Phát (Văn Vương - Võ Vương) nổi lên tiêu diệt và thay thế triều đại Ân Thương của Thành Thang
bằng triều đại nhà Chu của họ Cơ, trị vì 800 năm cho đến cuối thời Chiến Quốc. Nhưng nhà Chu tồn tại 400 năm thì bị chư
hầu giành nhau thiên hạ, gây nên rối loạn và chiến tranh. Từ đó, nhà Chu trước được gọi là Tây Chu, còn nhà Chu sau mang
tên là Đông Chu qua hai thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc.
1
Khổng Tử (551-479 tr.CN), nhà tư tưởng lớn thời cổ đại Trung Quốc tên là Khâu, người sáng lập Nho giáo. Khổng Tử
xây dựng học thuyết chính trị - đạo đức, lấy lễ và nhân làm hạt nhân. “Lễ” không chỉ là lễ tiết mà là quy phạm đạo đức, là
chế độ xã hội. Xã hội cần có trật tự ổn định, có đẳng cấp tôn ti; vì vậy phải giữ nếp xưa (lễ nhà Chu), phải “chính danh
định phận”, “vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con”. “Nhân” là chuẩn mực của quan hệ giữa con người với nhau;
nguyên tắc cơ bản của “nhân” là “điều mình không muốn thì chớ làm cho người”, “mình muốn lập nên thì làm cho người
khác lập nên, mình muốn thành đạt thì làm cho người khác thành đạt”. Người trên gương mẫu làm điều nhân, thi hành đức
trị thì “dân bốn phương khắc cõng con mà đến theo”. Muốn đạt đến điều nhân thì phải “kiềm chế mình, trở lại với lễ”.
“Nhân” và “Lễ” gắn bó với nhau. Tu thân để trị dân; lấy “lễ” để chế tài, lấy “nhân” để cảm hoá. Về thế giới quan, Khổng
Tử tin vào “mệnh trời” quyết định số phận sống chết, giàu nghèo của con người. Về nhận thức luận, Khổng Tử cho rằng
ngày nay.
Giai đoạn Xuân Thu - Chiến Quốc (770-221 tr.CN) kết thúc với thắng lợi của nhà Tần. Năm
221 tr.CN, Tần vương trở thành Hoàng đế Trung Quốc, hiệu là Tần Thủy Hoàng1. Trong 11 năm
cầm quyền, đến năm 210 tr.CN, Tần Thuỷ Hoàng sau khi đã thống nhất các vương quốc nhỏ của
người Hán ở Trung Nguyên còn mở rộng lãnh thổ, dựng nên một quốc gia to lớn mà về cơ bản là
nước Trung Quốc ngày nay. Đế quốc của Tần Thủy Hoàng mở ra đến biển Nam Trung Hoa và
lên đến vùng Trung Á, Vạn lý Trường thành được hoàn thiện trong thời kỳ này. Luật pháp, quản
lý hành chính, chữ viết, các đơn vị đo lường được cải cách và tiêu chuẩn hóa.
Sau nhà Tần là nhà Hán. Đến cuối thế kỷ thứ II tr.CN, về phía bắc Trung Quốc mở đến
Trung Á, phía nam xuống đến Việt Nam và phía đông sang Triều Tiên. Trong thời kỳ này, đạo
Phật từ Ấn Độ phổ biến sang Trung Quốc và cùng tồn tại với đạo Khổng. Nhà Hán dựng ra mô
hình nhà nước, đứng đầu là hoàng đế và triều đình, điều hành nhà nước thông qua bộ máy quan
lại được bổ dụng bằng chế độ thi cử nghiêm ngặt. Nhà Hán và các triều đại tiếp sau đều có cùng
một tiến trình phát triển. Ban đầu đều có một chính quyền liêm chính, vững mạnh và tiến hành
các cuộc bành trướng đế quốc, nhưng dần dần có sự suy thoái và phân rã đồng thời với các cuộc
khởi nghĩa của nông dân. Ngoài ra, Trung Quốc thời kỳ này còn chịu các cuộc xâm lược của
người du mục phương Bắc.
Nhà Đường là nhà nước đế quốc Trung Quốc cổ điển mẫu mực trong các thế kỷ VII, VIII và
IX, có kinh đô là Tràng An. Nhà Tống (Bắc Tống) tồn tại từ cuối thế kỷ X đến đầu thế kỷ XII, có
cơ cấu phức tạp hơn. Dân số lúc này đã lên đến hơn 100 triệu và có những thành phố thương mại
phồn vinh dọc sông Dương Tử và ở bờ biển phía đông cũng như phía nam.
Khi người Kim từ Mãn Châu tràn xuống vào năm 1126, biên giới nhà Tống thu hẹp lại ở
vùng miền nam, trở thành nước Nam Tống. Ở miền bắc, đế quốc Kim cũng lùi bước trước đế
quốc hùng mạnh hơn là Mông Cổ. Mông Cổ xâm lược và tàn phá miền bắc Trung Quốc từ năm
1211 đến năm 1215 và tiêu diệt nước Kim vào năm 1234. Vào giữa thế kỷ XIII, Mông Cổ lại mở
cuộc xâm lược mới và đến năm 1279, Nam Tống rơi vào ách cai trị của vua Mông Cổ là Hốt Tất

thánh nhân sinh ra là đã biết, người thường phải học mới biết. Sinh thời, Khổng Tử truyền bá tư tưởng của mình một cách
không mệt mỏi, học trò rất đông; những lời dạy của thầy được học trò ghi lại trong tập “Luận Ngữ”. Đến đời Hán, thế kỉ 1
tr.CN, học thuyết của Khổng Tử được tôn sùng, coi là quốc giáo. Học thuyết ấy được các nhà Nho về sau (nhất là đời Hán,
đời Tống) tiếp tục bổ sung, phát triển, trở thành hệ thống tư tưởng hoàn chỉnh của giai cấp phong kiến, có vai trò rất lớn
trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc suốt mấy nghìn năm. Tư tưởng của Khổng Tử cũng đã có ảnh hưởng đến nhiều nước
châu Á khác như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam.
1 Tần Thủy Hoàng (259-210 tr.CN), hoàng đế (221-210 tr.CN) và là người thiết lập triều Tần (221-206 tr.CN) - triều đại

phong kiến tập quyền đầu tiên ở Trung Quốc. Vốn tên là Doanh Chính. Trong khoảng 10 năm (230-221 tr.CN), lần lượt thôn
tính, đánh dẹp 6 nước (Yên, Tề, Sở, Triệu, Nguỵ, Hàn), thống nhất đất Trung Nguyên, xưng hiệu là Thuỷ Hoàng Đế (hoàng
đế đầu tiên). Là người đặt cơ sở cho việc xác lập một bộ máy nhà nước phong kiến hùng mạnh, cai trị bằng pháp luật, thích
“chém giết để ra uy”, chủ trương đốt mọi loại sách (trừ sử nước Tần), v.v.. Xây dựng Vạn lý Trường thành, cung A Phòng,
lăng Li Sơn. Trong thời gian trị vì, đã tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm lược: tấn công Hung Nô, chinh phục các tộc
người xung quanh, lập thành 44 huyện dưới quyền cai quản của đế chế Tần. Trong cuộc chinh phục Bách Việt ở phương
Nam (214-208 tr.CN), quân Tần đã xâm chiếm Văn Lang nhưng thất bại. Năm 210 tr.CN Tần Thủy Hoàng chết trên đường đi
kinh lí.
Liệt1.
Triều Nguyên của Mông Cổ kéo dài một thế kỷ và bị lật đổ bởi cuộc khởi nghĩa của Chu
Nguyên Chương1, vị vua đầu tiên của triều đại nhà Minh. Nhà Minh tồn tại hơn hai thế kỷ, sau
đó bị lật đổ bởi cuộc khởi nghĩa nông dân do Cao Nghênh Tường, Trương Hiến Trung, Lý Tự
Thành lãnh đạo vào thế kỷ XVII2. Trung Quốc sau đó lại bị người du mục từ vùng Mãn Châu Lý
tràn xuống chiếm và lập nên triều Mãn Thanh.
Nhà Thanh tồn tại hai thế kỷ rưỡi, đạt được mức quyền lực tập trung cao hơn và bành trướng
thêm các vùng lãnh thổ mới trong đó có Tây Tạng, Tân Cương, Turkistan và Mông Cổ. Dân số
lúc này đã đạt hơn 400 triệu người. Kinh đô Bắc Kinh có dân số gần 1 triệu người và cuối thế kỷ
XVIIII trở thành thành phố lớn thế giới.
Đầu thế kỷ XX, tình hình Trung Quốc hỗn loạn, quyền lực của hoàng đế suy yếu. Năm 1911
nổ ra Cách mạng Tân Hợi. Cuộc cách mạng do Tôn Trung Sơn lãnh đạo đã lật đổ Phổ Nghi - vị
hoàng đế cuối cùng của nhà Thanh, thành lập “Trung Hoa dân quốc”. Nhưng thành quả cách
mạng đã bị Viên Thế Khải cướp đoạt. Cách mạng Trung Quốc một thời gian dài rơi vào tình
trạng thoái trào, khủng hoảng về đường lối và lãnh đạo1.

1
Hốt Tất Liệt (1215-94), đại hãn Mông Cổ, người sáng lập triều Nguyên ở Trung Quốc (cháu của Thành Cát Tư Hãn và
em trai Mông Kha). Trong khi đại hãn Mông Kha tấn công vào đất Tống, Hốt Tất Liệt được cử tiến đánh miền tây nam
Trung Quốc, tràn vào Vân Nam chiếm nước Đại Lý. Năm 1259, Mông Kha tử trận, Hốt Tất Liệt quay lên phương Bắc, tự
ý lên ngôi đại hãn (1260). Sau khi dẹp yên các thế lực chống đối, thôn tính toàn bộ Trung Quốc, năm 1271, tự xưng làm
Đại Nguyên hoàng đế, dời đô xuống Bắc Kinh. Nhiều lần đem quân xâm lược các nước Đông Nam Á và Đông Á. Là
người chủ trương thi hành chính sách áp bức và đồng hóa dân tộc, mang đậm tính tàn bạo quân phiệt. Đã tiến hành nhiều
cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng đế chế về phía Đông Á và Đông Nam Á. Đã nhiều lần sai sứ sang dụ dỗ và đe dọa Đại
Việt. Năm 1285 và 1287, sai con trai là Thoát Hoan đem quân đánh chiếm Đại Việt nhưng đều bị thất bại.
1
Chu Nguyên Chương (1328-1398) tức Minh Thái Tổ, thuở nhỏ tên là Trùng Bát, về sau đổi tên thành Hưng Tông, tên
chữ là Quốc Thụy, người huyện Chung Ly, Hào Châu (phía đông huyện Phụng Dương, tỉnh An Huy ngày nay) là hoàng đế
khai quốc của vương triều Minh, ở ngôi từ năm 1368 đến 1398.
2
Cuộc khởi nghĩa nông dân Thiểm Tây (Trung Quốc) bùng nổ dưới sự lãnh đạo của các thủ lĩnh: Cao Nghênh Tường,
Trương Hiến Trung, Lý Tự Thành. Năm 1636, Lý Tự Thành trở thành người lãnh đạo của lực lượng khởi nghĩa ở miền
bắc. Cuộc khởi nghĩa của Lý Tự Thành đã giành được nhiều thắng lợi. Năm 1644, Lý Tự Thành tên ngôi Hoàng đế ở Tây
An (Thiểm Tây) đặt tên nước là Đại Thuận. Nhưng do nội bộ bị chia rẽ, năm 1646 quân khởi nghĩa bị quân Thanh đánh
bại.
1
Tôn Trung Sơn - tên thật: Văn; tự: Đức Minh; hiệu: Dật Tiên (1866-1925), nhà tư tưởng, nhà cách mạng dân chủ tư sản
của Trung Quốc thời cận đại. Người huyện Hương Sơn, tỉnh Quảng Đông. Năm 1894, sáng lập Hưng Trung Hội với
cương lĩnh “Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa, lập chính phủ hợp quần”. Năm 1905, thành lập và là thủ lĩnh
chính đảng Trung Hoa Đồng minh Hội. Đề xướng học thuyết “tam dân” (dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh
phúc), đặt cơ sở lý luận cho cách mạng tư sản Trung Quốc. Năm 1911, từ Hoa Kỳ trở về, lãnh đạo Đồng minh Hội tiến
hành cuộc Cách mạng Tân Hợi, lật đổ chế độ phong kiến nhà Thanh xây dựng nhà nước tư sản đầu tiên ở Trung Quốc.
Ngày 1-1-1912, được bầu là đại tổng thống lâm thời Chính phủ Trung Hoa dân quốc. Trong quá trình đấu tranh chống sự
phục hồi của chế độ phong kiến, ông đã cải tổ Đồng minh Hội thành Quốc dân Đảng. Sau khi Cách mạng tháng Mười Nga
1917 thành công, ông chủ trương thực hiện ba chính sách lớn: “Liên Nga, liên Cộng, phù trợ công nông”. Về triết học, ông
là người truyền bá thuyết tiến hoá ở Trung Quốc. Cho rằng: “Mọi vật trong thế giới đều do tiến hoá mà thành”, cho ête
(thái cực) là nguồn gốc của vũ trụ, cho tế bào (sinh nguyên) là gốc của sinh mệnh. Đề ra tư tưởng “tri nan hành dị” (biết
khó làm dễ). Chủ trương “không biết cũng có thể làm”, “làm rồi sẽ biết”. Tư tưởng triết học và xã hội học của ông có ảnh
hưởng đối với đương thời và hậu thế.
Giữa lúc đó, Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra và giành thắng
lợi. Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười, chủ nghĩa Mác-Lênin đã được truyền bá vào
phong trào công nhân và phong trào yêu nước Trung Quốc, dẫn đến sự ra đời Đảng Cộng sản
Trung Quốc vào ngày 1-7-1921, đánh dấu sự mở đầu một giai đoạn quan trọng trong lịch sử
Trung Quốc: giai cấp công nhân đã xuất hiện trên vũ đài chính trị và từng bước trở thành lực
lượng lãnh đạo cách mạng.
Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời khi ở Trung Quốc đã có một chính đảng dân chủ có ảnh
hưởng sâu rộng trong quần chúng: Đó là Quốc dân Đảng do Tôn Trung Sơn lãnh đạo thành lập
năm 1913. Để tập hợp lực lượng dân tộc và dân chủ chống chính quyền quân phiệt và bọn đế
quốc thực dân, Đảng Cộng sản và Quốc dân Đảng đã hợp tác với nhau. Năm 1927, giữa lúc cuộc
chiến tranh Bắc phạt trên đà thắng lợi, lực lượng Quốc dân Đảng sau khi Tôn Trung Sơn mất
(1925) do Tưởng Giới Thạch1 lãnh đạo quay lại khủng bố những người cộng sản, Liên minh
Quốc - Cộng tan vỡ, dẫn đến cuộc nội chiến giữa lực lượng của Đảng Cộng sản và chính phủ
Nam Kinh của Quốc dân Đảng.
Năm 1931, Nhật chiếm Mãn Châu Lý và trong các năm tiếp theo tiếp tục chiếm Bắc Kinh
(1937) và các vùng ven biển quan trọng của Trung Quốc. Năm 1939, Nhật dựng lên chính phủ
quốc dân bù nhìn do Uông Tinh Vệ cầm đầu1. Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản lại cùng liên

Phổ Nghi (1906-1967), hiệu: Tuyên Thống, là vị vua cuối cùng của triều đại Mãn Thanh. Ông lên ngôi lúc 2 tuổi, bị
buộc phải thoái vị năm 1912 khi Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và được phát xít Nhật đưa lên làm vua bù nhìn của Mãn
Châu quốc ở đông bắc Trung Quốc năm 1934. Năm 1945, ông bị quân đội Xôviết bắt. Từ 1949 đến 1959, ông bị chính
phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa quản thúc, giam giữ. Tháng 12-1959, ông được tha và sống ở Bắc Kinh như một
thường dân cho đến khi chết.
Viên Thế Khải (1859-1916), đại thần nhà Thanh. Là người theo xu hướng quân phiệt, chủ trương lập lại chế độ quân
chủ độc tài sau cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911. Năm 1884 trấn áp phong trào nông dân Triều Tiên; 1894-1898, đàn áp
cuộc khởi nghĩa nông dân Nghĩa Hoà Đoàn. Phản bội vua Quang Tự, đứng về phe Từ Hi Thái hậu trấn áp cuộc chính biến
Mậu Tuất 1898. Năm 1901, thay Lý Hồng Chương làm đại thần nhiếp chính. Năm 1907, phụ trách đối ngoại. Năm 1911,
lãnh đạo đội quân Bắc Dương đối phó với Cách mạng Tân Hợi, được trao quyền tổ chức Nội các nhà Thanh. Lợi dụng
phong trào cách mạng, ép vua Phổ Nghi thoái vị, đòi Tôn Trung Sơn giao quyền tổ chức Chính phủ cộng hòa, Viên Thế
Khải lên làm tổng thống. Tháng 1-1915, thoả hiệp với Nhật Bản để thiết lập nền quân chủ.
1
Tưởng Giới Thạch (1887-1975), là nhà hoạt động và là người đứng đầu tổ chức Quốc dân Đảng ở Trung Quốc, quê ở
Chiết Giang. Học Trường Võ bị Bảo Định, Trường Sĩ quan Lục quân Tôkyô (Nhật Bản). Tham gia Đồng minh Hội. Về
nước sau Cách mạng Tân Hợi 1911. Năm 1920, tới Quảng Châu phụ tá Tôn Trung Sơn. Năm 1923, sang Liên Xô thực tập
quân sự. Năm 1924, là hiệu trưởng Trường Quân sự Hoàng Phố. Tổng tư lệnh Quân đội Bắc phạt. Gây cuộc chính biến
ngày 12.4.1927 khủng bố Đảng Cộng sản. Thành lập “Chính phủ Quốc dân” ở Nam Kinh năm 1928). Tổng tài Quốc dân
Đảng (1938). Tư lệnh tối cao quân đội đồng minh trên chiến trường Trung Quốc (1942-1945). Năm 1949, cuộc cách mạng
nhân dân ở Trung Quốc thắng lợi, dẫn tới việc thành lập Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Tưởng Giới Thạch rút
ra Đài Loan. Năm 1950, tuyên bố thành lập Nhà nước Cộng hòa. Tháng 3-1950, Ông lên là tổng thống, và năm 1975 chết
tại Đài Bắc.
1
Uông Tinh Vệ (1883-1944), nhà hoạt động Quốc dân Đảng ở Trung Quốc, quê ở Chiết Giang, sinh tại Quảng Đông. Năm
1903, ông học luật ở Nhật Bản; 1905, gia nhập Trung Quốc Đồng minh Hội. Tham gia Cách mạng Tân Hợi (1911), ủy viên
Trung ương Quốc dân Đảng, chủ tịch Chính phủ Quốc dân ở Quảng Đông (1924). Năm 1927, chủ tịch Chính phủ Quốc dân ở
Vũ Hán, gây cuộc chính biến phản cách mạng ngày 15-7. Năm 1931, hợp tác với Tưởng Giới Thạch, làm Chủ tịch Hội nghị
chính trị Trung ương Quốc dân Đảng, viện trưởng Viện Hành chính. Năm 1937, giữ chức Phó tổng tài Quốc dân Đảng. Tháng
minh chống Nhật (từ năm 1937 cho đến năm 1945). Sau khi kháng chiến chống Nhật giành thắng
lợi, Liên minh Quốc - Cộng không thực hiện được hòa hợp dân tộc. Ngày 26-6-1946, cuộc nội
chiến quy mô lớn đã bùng nổ. Năm 1948, những người cộng sản chiếm Mãn Châu Lý, sau đó
tháng 4 năm 1949, tấn công Nam Kinh. Các lực lượng của Tưởng Giới Thạch tan rã. Ngày 1-10-
1949, Mao Trạch Đông2 tuyên bố thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Tưởng Giới
Thạch chạy sang đảo Đài Loan và chính quyền vẫn được duy trì tại hòn đảo này cho đến nay.
Sau khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, chính quyền cách mạng cũng
đứng trước nhiều vấn đề khó khăn: kinh tế yếu kém, chính quyền còn non trẻ, một số vùng trên
lục địa Trung Quốc như Tây Nam, Hoa Nam, Tây Tạng... chưa được giải phóng. Để giải quyết
những khó khăn này, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện kế hoạch 3 năm (1950-1952) và thu
được kết quả quan trọng. Về đối ngoại, Trung Quốc lúc này thực hiện phương châm ngoại giao
“nhất biên đảo” (ngả theo một bên) đứng về phía mặt trận hòa bình, dân chủ do Liên Xô đứng
đầu. Điều đó thể hiện qua việc Trung Quốc ủng hộ Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên trong
cuộc chiến tranh Triều Tiên do Mỹ giúp sức (1950-1953) và ủng hộ Việt Nam trong cuộc chiến
tranh chống Pháp. Kể từ 1953, Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, bắt đầu xây
dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình nền kinh tế tập trung có kế hoạch. Đặc biệt, kể từ 1958,
Trung Quốc thực hiện đường lối “tả” khuynh trong xây dựng chủ nghĩa xã hội với “ba ngọn cờ
hồng” (đường lối chung, đại nhảy vọt và công xã nông thôn). Trên mặt trận tư tưởng, Trung
Quốc tiến hành cuộc “đại cách mạng văn hóa vô sản” (1966-1976)1. Đường lối “tả” khuynh này

12-1938, đầu hàng Nhật Bản. Tháng 3-1940, chủ tịch Chính phủ bù nhìn Nhật Bản ở Nam Kinh. Năm 1994, ông chết ở Nhật
Bản.
2 Mao Trạch Đông (1893-1976), nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, quê Hồ Nam.

Tốt nghiệp trung học sư phạm. Tháng 8-1918, làm nhân viên thư viện Đại học Bắc Kinh; năm 1919 về Hồ Nam, xuất bản
tạp chí Tương giang bình luận; năm 1920 lập nhóm cộng sản ở Hồ Nam; tháng 7-1921 tham gia hội nghị thành lập Đảng
Cộng sản Trung Quốc; là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản từ Đại hội III (6-1923). Trong thời kỳ Quốc
- Cộng hợp tác, làm ủy viên dự khuyết Trung ương Quốc dân Đảng từ Đại hội I (1-1924), bí thư Ban Nông vận của Đảng
Cộng sản (1926); lãnh đạo khởi nghĩa Vụ mùa (9-1927); lập căn cứ địa cách mạng ở núi Tỉnh Cương (1928); chủ tịch
Chính phủ Cộng hòa Xôviết Trung Hoa (chính quyền cách mạng thành lập ở khu giải phóng 1931); Ủy viên Bộ Chính trị
Đảng Cộng sản (1933), tham gia lãnh đạo Vạn Lý trường chinh. Tại Hội nghị Tuân Nghĩa (1-1935) được bầu làm ủy viên
thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên ban lãnh đạo quân sự của Trung ương Đảng. Từ đó trên thực tế là người lãnh đạo cao
nhất của Đảng Cộng sản: Chủ tịch Bộ Chính trị và Chủ tịch Ban Bí thư Trung ương Đảng (3-1943). Chủ tịch Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (4-1945); Chủ tịch Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương
chính trị (9-1949). Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1954-1959). Năm 1958, phát động phong trào Đại nhảy
vọt và Công xã nhân dân. Năm 1966, phát động Đại cách mạng văn hoá vô sản. Năm 1974, đề xướng thuyết “ba thế giới”.
Mất 9-9-1976 tại Bắc Kinh. Ông đã viết nhiều tác phẩm về triết học, quân sự, chính trị nhằm phục vụ cách mạng và xây
dựng nước Trung Hoa mới. Các tác phẩm chính: Bàn về mâu thuẫn, Bàn về thực tiễn, Vấn đề chiến lược của chiến tranh
cách mạng Trung Quốc, Bàn về đánh lâu dài, Bàn về chủ nghĩa dân chủ mới. Các bài nói: Hội nghị toạ đàm về văn nghệ
tại Diên An, Vấn đề giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Đảng Cộng sản Trung Quốc coi tư
tưởng Mao Trạch Đông là cơ sở tư tưởng đầu tiên của cách mạng Trung Quốc.
1
Đường lối “ba ngọn cờ hồng” chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội theo phương châm “nhiều, nhanh, tốt, rẻ”, thực hiện
cuộc “đại nhảy vọt” bằng tăng sản lượng thép lên gấp 10 lần so với chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1958-
1962), sản xuất công nghiệp tăng hơn 3 lần và nông nghiệp hơn 2 lần; hợp nhiều hợp tác xã lại thành “công xã nhân dân”
trong đó xã viên sinh hoạt, sản xuất theo phương thức quân sự hóa và thực hiện chế độ “bao” cho ăn, ở, mặc, thuốc men,
để lại những hậu quả nghiêm trọng. Trước tình hình đó tại Hội nghị Trung ương 3 khóa XI (12-
1978), Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối cải cách mở cửa. Đặng Tiểu Bình là người
khởi xướng đường lối này. Đường lối cải cách, mở cửa tiếp tục được bổ sung, phát triển và hoàn
thiện ở những đại hội sau đó và được triển khai thực hiện cho đến nay.
Trung Quốc theo thể chế cộng hòa dân chủ (từ năm 1949) với chế độ Quốc hội một viện.
Hiến pháp hiện hành được ban hành ngày 14-12-1982 và được sửa đổi vào các năm 1993, 1999
và lần gần đây nhất là ngày 14-3-2004.
Trung Quốc có 22 tỉnh (không kể Đài Loan), 4 thành phố trực thuộc Trung ương là: Bắc
Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, Trùng Khánh và 5 khu tự trị: Nội Mông, Choang - Quảng Tây,
Tây Tạng, Ninh Hạ, Tân Cương; ngoài ra còn có 2 đặc khu hành chính là Hồng Kông và Ma
Cao1 .
2.985 đại biểu của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại Quốc hội) với nhiệm kỳ 5
năm, được các Đại hội nhân dân của 22 tỉnh, 4 thành phố trực thuộc, 5 khu tự trị và quân đội bầu.
Ban Thường vụ Nhân đại, Chủ tịch nước, Thủ tướng Quốc vụ Viện và Hội đồng Nhà nước do
Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bầu ra và chịu trách nhiệm trước Đại hội đại biểu nhân dân
toàn quốc. Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc một năm chỉ họp một lần vào thượng tuần tháng
3. Người đứng đầu Ban Thường vụ là Ủy viên trưởng.
Đảng Cộng sản Trung Quốc là đảng cầm quyền hợp pháp duy nhất, tiến hành Đại hội 5 năm
một lần. Đại hội Đảng bầu ra Ban Chấp hành Trung ương, Ban Chấp hành Trung ương bầu ra
Tổng bí thư, Bộ Chính trị, Thường vụ Bộ Chính trị. Ngoài ra còn có 8 đảng khác đều thừa nhận
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và sự quản lý của Nhà nước.

học phí, chôn cất khi chết v.v.. Do thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”, năm 1959 đã có hàng chục triệu người bị chết
đói, đồng ruộng bị bỏ hoang, nhà máy bị đóng cửa vì thiếu nguyên liệu, lương thực.
Cuộc đại cách mạng do Mao Trạch Đông phát động và lãnh đạo từ 5-1966 đến 10-1976. Mở đầu bằng việc phê phán
trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, sau lan rộng ra toàn xã hội. Tháng 5-1966, Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng của Đảng
Cộng sản Trung Quốc lên án một số người, quy tội là “tập đoàn phản động” gây hậu quả nhiều mặt cho cách mạng và
nhân dân Trung Quốc. Từ tháng 8-1973, “bè lũ 4 tên” (Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Vương Hồng Văn, Diêu Văn
Nguyên) phát động phong trào “phê Lâm đấu Khổng”. Sau khi Mao Trạch Đông mất, “bè lũ 4 tên” bị bắt (6-10-1976), kết
thúc thời kỳ “Đại cách mạng văn hoá” trong lịch sử hiện đại Trung Quốc.
1 Hồng Kông gồm đảo Hồng Kông, bán đảo Cửu Long và khu Đất Mới, nằm ở bờ biển phía đông nam Trung Quốc. Diện

tích 1.092 km2 . Dân số: 6,9 triệu người (2007). Về lịch sử: năm 1842, người Anh chiếm đảo Hồng Kông; năm 1860,
chiếm thêm bán đảo Cửu Long và một số đảo nhỏ; năm 1898 sáp nhập vùng Đất Mới vào Hồng Kông. Năm 1898, Anh
mua Hồng Kông của Trung Quốc trong thời hạn 99 năm. Năm 1941, Nhật Bản chiếm Hồng Kông. Theo Hiệp định được
ký kết giữa Anh và Trung Quốc năm 1984, Anh trả lại Hồng Kông cho Trung Quốc vào ngày 1-7-1997. Hồng Kông được
coi là một khu vực hành chính đặc biệt, không theo thể chế tổ chức như Trung Hoa lục địa, duy trì chế độ tư bản chủ nghĩa
trong 50 năm.
Ma Cao nằm ở duyên hải phía đông nam Trung Quốc, gồm bán đảo Áo Môn và hai đảo lớn Taipa, Coloan. Diện tích
28 km2. Dân số: 456 nghìn người (2007). Về lịch sử: năm 1553, các lái buôn Bồ Đào Nha đến Ma Cao và thuê khu vực
này của Trung Quốc. Năm 1557, Bồ Đào Nha lập cơ quan hành chính ở Ma Cao. Năm 1850, Ma Cao trở thành đất tô
nhượng của Bồ Đào Nha. Năm 1887, theo hiệp định ký với triều đình Mãn Thanh, Bồ Đào Nha mua “vĩnh viễn” Ma Cao.
Ngày 13-4-1987, Trung Quốc và Bồ Đào Nha đã ký Hiệp định trả Ma Cao về với Trung Quốc và trở thành khu hành chính
đặc biệt của Trung Quốc từ ngày 20-12-1999, duy trì chế độ tư bản chủ nghĩa 50 năm.
3. Kinh tế

Sau nhiều năm cải cách mở cửa thành công, Trung Quốc bước vào thời kỳ “sau Chiến
tranh lạnh” với thế và lực đã được gia tăng và cải thiện đáng kể. Do tầm vóc và vị trí chiến lược,
tiềm lực chính trị, quân sự và kinh tế, Trung Quốc ngày càng chứng tỏ là một cường quốc có ảnh
hưởng lớn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Về mặt kinh tế, thành công của chính sách cải cách, mở cửa được thực hiện từ sau Hội
nghị Ban chấp hành Trung ương khoá XI Đảng Cộng sản Trung Quốc (12 - 1978) đã tạo ra
những chuyển biến lớn, với tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao, trung bình 8 - 9%/năm. Chính nhờ
vậy mà GDP của Trung Quốc đã tăng gấp 30 lần trong vòng 30 năm, năm 2002 đạt 1232 tỷ
USD. Năm 2010 Trung Quốc đã trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới và GDP năm 2015
đạt 10.577 tỷ USD. Năm 2017 giá trị Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc sẽ vượt
mức 80 nghìn tỷ Nhân dân tệ (khoảng 12,1 nghìn tỷ USD)1.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Trung Quốc được dự báo sẽ đạt khoảng 13,2 nghìn
tỷ USD trong năm 2018, vượt tổng GDP được dự báo đạt 12,8 nghìn tỷ USD của 19 nước trong
khối Eurozone - theo dữ liệu của hãng tin Bloomberg. Trong năm 2017, GDP của Eurozone chỉ
nhỉnh hơn GDP của Trung Quốc chưa đầy 200 triệu USD2.

Từ năm 2009 đến nay, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng từ 2,2 nghìn tỷ USD lên 3,8
nghìn tỷ USD và là nước có dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 30% dự trữ ngoại
hối toàn cầu. Có những dự báo cho rằng vào giữa những năm 40 của thế kỷ này, Trung Quốc sẽ
trở thành nền kinh tế đứng đầu thế giới, thậm chí có người đánh giá rằng thời đại ngày nay là
“thời đại Trung Hoa”.

Về mặt quân sự - quốc phòng, những năm gần đây Trung Quốc rất chú trọng hiện đại hoá
lực lượng vũ trang. Đặc biệt, Trung Quốc tập trung phát triển vũ khí chiến lược và đang thực
hiện chiến lược tiến ra biển Đông, thường được gọi là phát triển “Hải quân biển xanh”. Là cường
quốc hạt nhân lớn thứ ba thế giới, nhưng trong thập niên 90 của thế kỷ XX, Trung Quốc vẫn tiếp
tục tiến hành các vụ thử hạt nhân với quy mô lớn và chất lượng gia tăng. Chi phí quốc phòng của

1 https://baotintuc.vn/the-gioi/gdp-nam-2017-cua-trung-quoc-se-vuot-muc-12-nghin-ty-usd-
20171021184528822.htm
2 http://vneconomy.vn/gdp-cua-trung-quoc-duoc-du-bao-vuot-19-nuoc-chau-au-trong-nam-nay-

20180307102241769.htm
Trung Quốc năm 2012 đã nâng lên mức 106 tỷ USD, năm 2013 là 120 tỷ USD và năm 2015 là
144 tỷ USD, đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ. Con số này tuy còn cách Mỹ khá xa (bằng xấp xỉ 1/4
chi phí của Mỹ) nhưng phản ánh một tham vọng hiện đại hóa quốc phòng của Trung Quốc. Ngân sách
quốc phòng của Trung Quốc năm 2016 là 954 tỉ nhân dân tệ (khoảng 146 tỉ USD), tăng 7,6% so
với năm trước đó1. Ngày 5/3, Trung Quốc tuyên bố ngân sách quốc phòng năm 2018 đạt mức
hơn 1,1 nghìn tỷ nhân dân tệ (174,5 tỷ USD)…. Ngân sách quốc phòng năm 2018 đánh dấu mức
tăng 8,1% so với 7% của năm 2017 1.

Trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, Trung Quốc cũng đạt được nhiều thành công, mà
việc phóng thành công tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 5 lên quỹ đạo của trái đất (10 - 2003) là
một sự kiện vượt ra ngoài giới hạn của một sự kiện khoa học và công nghệ. Tiếp đó, Trung Quốc
phóng thành công tàu Thần Châu 7 (2008), đưa người lên và ra khoảng không vũ trụ. Năm 2013,
Trung Quốc phóng thành công tàu Thần Châu 10 và đưa trạm Thiên Cung bay trong quỹ đạo.
Đây là một phần trong kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ của riêng Trung Quốc vào năm 2020.

Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang gặp phải những khó khăn, thách thức không nhỏ. Về
mặt chính trị, nạn tham nhũng, chuyên quyền vẫn là một trong những nguy cơ lớn và không dễ
loại trừ. Về mặt kinh tế, sự phát triển quá nóng của nền kinh tế đang tiềm ẩn nguy cơ mất ổn
định và khủng hoảng. Về mặt xã hội, sự chênh lệch giàu nghèo giữa các khu vực, giữa thành thị
và nông thôn ngày càng lớn, gây ra những hệ quả tiêu cực. Số người thất nghiệp đông cũng đang
trở thành vấn đề xã hội bức xúc.

II. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC
1. Bối cảnh hình thành chính sách đối ngoại của Trung Quốc
Giai đoạn từ khi nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập (1-10-1949) cho
đến khi Trung Quốc bắt đầu cải cách, mở cửa, việc hoạch định chính sách đối ngoại của Trung
Quốc về cơ bản bị chi phối bởi chính sách đối nội với những chủ trương “tự lực cánh sinh”, “đại
nhảy vọt”, theo đuổi chính sách kinh tế tự cung tự cấp, gần như đóng cửa với thế giới bên ngoài,
với khẩu hiệu “chống siêu cường” (Mỹ và Liên Xô), hợp tác chặt chẽ với các nước đang phát
triển, tương đối cô lập với các tổ chức quốc tế.
Kể từ cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX, cùng với quá trình cải cách, mở cửa việc hoạch định

1 https://thanhnien.vn/the-gioi/trung-quoc-tang-ngan-sach-quoc-phong-nam-2017-len-7-806134.html
1
https://news.zing.vn/trung-quoc-tang-ngan-sach-quoc-phong-so-moi-lo-ngai-cu-post824895.html
chính sách đối ngoại của Trung Quốc cũng có nhiều thay đổi theo hướng cởi mở hơn trong quan
hệ quốc tế. Đặc biệt kể từ đầu thập niên 90 trong bối cảnh Chiến tranh lạnh kết thúc, các nước
trên thế giới đặc biệt là các nước lớn, trong đó có Trung Quốc đều tập trung ưu tiên cho phát
triển kinh tế, cố gắng kiềm chế, tránh đối đầu nhằm duy trì môi trường quốc tế hòa bình ổn định
để phát triển đất nước. Trong điều kiện đó, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã có sự điều
chỉnh và thay đổi lớn. Đó là chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ, không liên minh, liên
kết thực thi chính sách “toàn phương vị” với đường lối ngoại giao ôn hòa bằng tư duy linh hoạt
và thực tế. Trung Quốc đã bắt đầu hoàn thiện thế ngoại giao với phương châm ưu tiên quan hệ
với các nước xung quanh, lấy tư duy ngoại giao với các nước lớn làm then chốt, phát triển quan
hệ với các nước đang phát triển làm cơ sở, xác định rõ ngoại giao phục vụ công cuộc xây dựng
hiện đại hóa Trung Quốc, tạo môi trường quốc tế có lợi để Trung Quốc trỗi dậy trong hòa bình.
Hiện nay, Trung Quốc tiếp tục chính sách ngoại giao hòa bình, độc lập tự chủ, đồng thời xác
định rằng, trước tình hình quốc tế có nhiều thay đổi, Trung Quốc cần xử lý tốt mối quan hệ “nhìn
xa trông rộng” và “hành động có mức độ”. Điều này cho thấy Trung Quốc sẽ tiếp tục cải cách
ngoại giao, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để “trỗi dậy” trong điều kiện “hòa bình”.

2. Quá trình phát triển chính sách đối ngoại của Trung Quốc
Quá trình phát triển chính sách đối ngoại của Trung Quốc có thể phân ra các giai đoạn như
sau:
a. Giai đoạn từ 1949 đến trước cải cách, mở cửa
Ngày 1-10-1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Mao Trạch Đông làm
Chủ tịch nước, chính thức lãnh đạo đất nước 500 triệu dân sau hơn một thế kỷ mất ổn định, chịu
xâu xé và bóc lột của tư bản nước ngoài, bị chiến tranh tàn phá, bắt đầu bước sang một kỷ
nguyên mới - độc lập, tự chủ và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, trong điều kiện bị chi phối bởi Chiến tranh lạnh, Trung Quốc những năm đầu sau
cách mạng thi hành chính sách đối ngoại “nhất biên đảo”, ngả hẳn về phía Liên Xô chống chủ
nghĩa đế quốc, trước hết là đế quốc Mỹ. Tháng 2-1950, Trung Quốc ký “Hiệp ước hữu nghị đồng
minh và tương trợ” với Liên Xô và thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước trong phe xã hội
chủ nghĩa, ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và tích cực hoạt động trong phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế. Với chính sách đối ngoại đó, tháng 10-1950, Trung Quốc cử Chí
nguyện quân sang Triều Tiên tham gia “kháng Mỹ viện Triều”, một hành động thể hiện sức
mạnh của nước Trung Hoa mới đối với “con hổ giấy” đế quốc Mỹ. Ngày 14-12-1950, Mỹ tuyên
bố cấm vận đối với Trung Quốc; ngày 18-5-1951, Liên hợp quốc dưới sự thao túng của Mỹ
thông qua “Nghị quyết thi hành cấm vận đối với Trung Quốc”. Sau đó, Trung Quốc tuyên bố rút
khỏi Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT)1 và niêm phong một bộ phận tài sản
của Mỹ trên đất Trung Quốc. Tuy đã giành được một số cơ hội với vai trò là một nước lớn nhưng
về cơ bản việc liên minh với Liên Xô không thoả mãn nhu cầu chính sách của Trung Quốc.
Thêm vào đó, từ cuối thập niên 50, mâu thuẫn Xô - Trung đã xuất hiện và ngày càng sâu sắc. Từ
cuối thập niên 60, trước sức ép về an ninh của Liên Xô dọc theo biên giới phía bắc và sự cô lập
ngoại giao trên trường quốc tế, Trung Quốc bắt đầu khởi động quá trình đàm phán bình thường
hóa quan hệ với Mỹ. Từ đầu những năm 70, Trung Quốc quyết định đi với Mỹ để chống Liên
Xô, đồng thời dựa vào Mỹ và phương Tây để tháo gỡ những khó khăn trong nước, chú trọng
phát triển kinh tế.
Đặng Tiểu Bình2 đã đánh giá lại chính sách đối ngoại thời kỳ này như sau: “30 năm sau khi
lập nước, trên một trình độ nhất định vẫn là đóng cửa. Trong đó có nguyên nhân bên ngoài là
người ta phong tỏa chúng ta, cũng có nguyên nhân bản thân là quá tin vào tự lực cánh sinh”.
Đặng Tiểu Bình đã tổng kết tác hại của việc đóng cửa lâu dài là “làm cho Trung Quốc nghèo
nàn, lạc hậu, ngu muội vô tri”.
b. Giai đoạn cải cách mở cửa
Năm 1976, trở lại chính trường sau ba lần bị lật đổ, Đặng Tiểu Bình đã chú tâm vào mục tiêu
mà theo ông là quan trọng nhất: xây dựng một nước Trung Hoa thịnh vượng. Từ quan điểm đó,
Đặng Tiểu Bình đã đưa ra đường lối sẵn sàng chung sống hòa bình, vượt qua những khác biệt về
chế độ xã hội và hình thái ý thức giữa các quốc gia. Suy xét sâu thêm, ông cũng phát hiện ra
rằng, nguyên tắc chung sống hòa bình cũng là một biện pháp tốt để giải quyết một số vấn đề
trong nội bộ một quốc gia. Từ đó, luận điểm “một nước, hai chế độ” đã ra đời, làm cơ sở cho
việc thu hồi Hồng Kông, Ma Cao... và thống nhất Trung Quốc. Sau khi thống nhất, đại lục với
hơn một tỷ dân vẫn xây dựng chủ nghĩa xã hội, Hồng Kông, Ma Cao vẫn duy trì chế độ tư bản
của họ. Vấn đề còn lại là giải quyết quan hệ giữa đại lục và Đài Loan, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra
ý tưởng thống nhất trong hòa bình. Ông nói: “Cốt lõi của vấn đề là thống nhất tổ quốc. Hoà bình,
thống nhất đã trở thành tiếng nói chung của hai đảng Quốc - Cộng. Nhưng không phải tôi nuốt
chửng anh, cũng không phải anh nuốt chửng tôi. Chúng tôi mong rằng hai đảng Quốc - Cộng
cùng nhau hoàn thành thống nhất dân tộc, mọi người đều cống hiến cho dân tộc Trung Hoa”.

1
GATT - tiền thân của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) - là một hiệp ước được ký kết vào năm 1947 nhằm điều hòa
chính sách thuế quan giữa các nước ký kết. Nửa thế kỷ sau, qua 13 năm đàm phán gay cấn, Trung Quốc mới khôi phục
được vị trí đã mất của mình ở WTO.
2 Đặng Tiểu Bình (1904-1997) có tên khai sinh là Đặng Tiên Thánh, khi đi học mới đổi là Đặng Hy Hiền, là một lãnh tụ

của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tên gọi Đặng Tiểu Bình được ông dùng từ năm 1927, sau khi Tưởng Giới Thạch đàn áp
phong trào cách mạng tại Thượng Hải. Tuy rằng ông chưa bao giờ có chức vụ nguyên thủ quốc gia hay đứng đầu chính
phủ nhưng ông là người đã cầm quyền tại Trung Quốc trong suốt những năm cuối thập niên 1970 đến đầu thập niên 1990.
Chức vụ cao nhất của ông trong Đảng Cộng sản là Tổng Bí thư (sau Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Đảng) thời kỳ còn Mao
Trạch Đông, còn chức vụ cao nhất trong chính phủ là Phó Thủ tướng, nhưng ông từng nắm giữ chức vụ quan trọng là Chủ
tịch Quân ủy Trung ương. Ông đã cải cách đất nước Trung Quốc theo hướng “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung
Quốc”, có công thu hồi Hồng Kông và Ma Cao với chính sách “một nước hai chế độ”. Trung Quốc hiện nay phát triển là
nhờ theo đường lối của ông.
Trên cơ sở những đổi mới về chính sách đối ngoại đó, những nhà lãnh đạo kế tiếp như Hồ Diệu
Bang - Lý Bằng, Giang Trạch Dân - Chu Dung Cơ cho tới Hồ Cẩm Đào - Ôn Gia Bảo đã thực hiện
một đường lối đối ngoại ngày càng linh hoạt và hiệu quả. Chính sách ngoại giao của Trung Quốc đã
trở nên mềm mỏng và tích cực hơn so với bất cứ một thời điểm nào trước đây trong lịch sử của Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa. Trung Quốc đang nổi lên như một nhân tố tích cực trên trường quốc tế.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc tránh dùng cách thức đối đầu mà ngày càng tỏ ra khôn khéo
hơn, tự tin hơn khi giải quyết các vấn đề khu vực và toàn cầu dựa trên tinh thần xây dựng. Ngược
hẳn với thời kỳ trước, Trung Quốc hiện nay đã gần như hòa nhập trong khuôn khổ hệ thống quốc tế,
chấp nhận hầu hết các thể chế quốc tế, coi các quy ước chung như phương tiện phục vụ cho lợi ích
quốc gia của mình.
Từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Trung Quốc đã tăng về số lượng và chiều sâu các quan hệ
song phương, tham gia các thỏa ước về thương mại và an ninh khác nhau, tăng cường hoạt động
trong các tổ chức đa phương quan trọng và góp phần vào việc đối phó với các vấn đề an ninh
toàn cầu. Những quyết định về chính sách ngoại giao cũng trở nên tinh vi hơn trong việc làm rõ
các mục tiêu của họ. Nói rộng ra, các cơ quan quyết định chính sách đối ngoại của Trung Quốc
đang cho thấy rằng họ tự coi là một cường quốc đang lên với nhiều lợi ích và trách nhiệm khác
nhau, và không còn tự coi là một quốc gia nạn nhân đang phát triển như thời Mao Trạch Đông
nữa.

III.CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA TRUNG QUỐC HIỆN NAY

1. Mục tiêu đối ngoại

Với sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự không ngừng gia tăng, Trung Quốc đã và đang
thực hiện mục tiêu phát huy ảnh hưởng quốc tế của mình. Cụ thể là: Sớm đưa Trung Quốc trở
thành một cường quốc khu vực và thế giới trong một thế giới đa cực, đa trung tâm; Trung Quốc
phải đóng vai trò cường quốc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới trong tương
lai không xa. Đây là mục tiêu chiến lược mà Trung Quốc theo đuổi một cách kiên trì, nhất quán,
mang tính nguyên tắc.

Để đạt được mục tiêu chiến lược này, từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc đến nay, Trung
Quốc tập trung thực hiện hai mục tiêu cơ bản sau: 1) Tiếp tục tăng cường sức mạnh quốc gia
tổng hợp cũng như từng mặt kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá; 2) Tăng vị thế quốc tế và mở
rộng ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc. Đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung
Quốc muốn xây dựng một khu vực hoà bình, ổn định, không để điểm nóng trở thành xung đột vũ
trang (theo quan điểm của Trung Quốc), đồng thời tăng cường ảnh hưởng chi phối của Trung
Quốc ở khu vực, trước hết ở Đông Á và sớm đưa Đài Loan thống nhất với Đại lục.

2. Một số nội dung chủ yếu trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc

Khi tổng kết thực tiễn tiến hành công cuộc cải cách, mở cửa, (tính từ Hội nghị Trung
ương 3 khoá XI (12 - 1978), Đại hội XVI Đảng Cộng sản Trung Quốc (11 - 2002) đã rút ra 10
bài học kinh nghiệm, trong đó bài học thứ 9 là “Kiên trì chính sách ngoại giao hoà bình, độc lập
tự chủ, bảo vệ hoà bình thế giới và cùng nhau phát triển”. Đây là nội dung xuyên suốt, bao trùm
chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời kỳ sau Chiến tranh lạnh và được tiếp tục khẳng định
tại Đại hội XVII (2007) Đảng Cộng sản Trung Quốc: “Cho dù tình hình thế giới biến đổi như thế
nào, chúng ta vẫn trước sau như một, thực hiện chính sách ngoại giao hoà bình, độc lập, tự chủ.
Tôn chỉ của chính sách ngoại giao Trung Quốc là bảo vệ hoà bình thế giới, cùng phát triển”. Văn
kiện Đại hội XVIII (2012) một lần nữa tiếp tục khẳng định quan điểm này.

Nội dung chủ yếu của chính sách ngoại giao hoà bình, độc lập, tự chủ của Trung Quốc
được thể hiện ở những khía cạnh cụ thể như sau:

Một là, luôn đặt chủ quyền và lợi ích quốc gia lên vị trí số 1, không cho phép bất cứ nước
nào can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc; căn cứ vào tình hình đất nước để tự chủ
quyết định lĩnh vực và tốc độ mở cửa; tuân thủ chính sách không liên minh.

Hai là, tích cực phát triển quan hệ láng giềng hữu hảo với các nước xung quanh, duy trì
hoà bình, ổn định, thúc đẩy phát triển. Đó là phát triển quan hệ toàn diện, hợp tác cùng có lợi với
các nước ASEAN (đa phương và song phương); với các nước Nam Á (Ấn Độ, Pakixtan,
Ápganixtan); với các nước Trung Á (các nước trong Tổ chức hợp tác Thượng Hải); với hai nước
trên bán đảo Triều Tiên.

Ba là, tích cực phát triển quan hệ kiểu mới với các nước lớn, các nước phát triển. Đây là
một trong những trọng tâm của chính sách đối ngoại Trung Quốc sau Chiến tranh lạnh (với Liên
bang Nga, Mỹ, EU, Nhật Bản và các nước phát triển khác trong và ngoài khu vực như Canađa,
Ôxtrâylia, Niu Dilân...).
Bốn là, giải quyết hoà bình các vấn đề do lịch sử để lại (đó là vấn đề đưa Hồng Công, Ma
Cao, Đài Loan trở về Đại lục theo phương châm “một nước hai chế độ”, là giải quyết hòa bình
các vấn đề biên giới, lãnh hải với các nước láng giềng (theo hướng có lợi cho Trung Quốc).

Năm là, tích cực phát triển ngoại giao đa phương và xây dựng hình tượng “nước lớn”.
Nội dung này trong những năm gần đây rất được chú trọng, thể hiện ở hoạt động đối ngoại của
Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế (tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, tại WTO, APEC,
ARF...). Quan hệ với các nước đang phát triển cũng rất được chú trọng thông qua các diễn đàn
như Nhóm 77, Phong trào Không liên kết và thông qua các mối quan hệ song phương.

3. Một số phương châm trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc

Thời kỳ dưới sự chỉ đạo của “Tổng công trình sư” công cuộc cải cách là Đặng Tiểu Bình,
Trung Quốc chủ trương thực hiện phương châm “24 chữ” cho đối ngoại: Lặng lẽ quan sát; Bình
tĩnh đối phó; Giữ vững trận địa; Giấu mình chờ thời; Giỏi về phòng thủ; Quyết không đi đầu.

Từ năm 1989 đến năm 2002, dưới thời của Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, Trung Quốc
theo đuổi chính sách đối ngoại theo phương châm: Tiếp tục tinh thần của Đặng Tiểu Bình; Mạnh
dạn tiếp cận thế giới; Kiên trì mở rộng quan hệ với Mỹ.

Từ năm 2002 đến năm 2012, dưới thời của Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc theo
đuổi chính sách đối ngoại theo phương châm: Mở rộng ảnh hưởng ra nhiều khu vực: châu Phi,
Mỹ Latinh, Đông Nam Á; Bắt đầu cạnh tranh quyết liệt và tìm kiếm sự cân bằng với Mỹ; Thúc
đẩy ngoại giao kinh tế.

Từ năm 2012 đến nay, chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời Tổng Bí thư Tập
Cận Bình thực hiện theo hướng: Xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới với Mỹ; Thúc đẩy quan hệ
chiến lược với Nga; Điều chỉnh cách tiếp cận thế giới; Đẩy mạnh Chiến lược biển; Thực hiện
“Giấc mơ Trung Hoa”

Tại Đại hội XIX Đảng cộng sản Trung Quốc đã nhận định : thế giới đang ở trong thời
kỳ phát triển lớn, thay đổi lớn và điều chỉnh lớn, nhưng hòa bình và phát triển vẫn là chủ đề của
thời đại. Đa cực hóa thế giới, toàn cầu hóa kinh tế và thông tin hóa xã hội, đa dạng hóa văn hóa
đã phát triển đi vào chiều sâu; những thay đổi của hệ thống quản trị toàn cầu và trật tự quốc tế
diễn ra nhanh chóng; mức độ gắn kết, tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng sâu sắc; tương
quan lực lượng quốc tế có xu hướng ngày càng cân bằng; xu thế lớn hòa bình và phát triển là
không thể đảo ngược.

Về đường lối đối ngoại, khẳng định Trung Quốc kiên trì con đường phát triển hòa bình,
thúc đẩy xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại, xây dựng một thế giới hòa bình lâu dài,
an ninh rộng khắp, cùng phồn vinh, mở cửa, bao trùm, trong sạch, tươi đẹp; kêu gọi các nước từ
bỏ tư duy Chiến tranh lạnh và chính trị cường quyền, đi theo con đường mới trong quan hệ giữa
quốc gia với quốc gia là đối thoại không đối đầu, làm bạn không làm đồng minh; kiên trì giải
quyết tranh chấp bằng đối thoại, giải quyết bất đồng bằng hiệp thương.
Trung Quốc xác định một số phương châm nguyên tắc của chính sách đối ngoại là: i) kiên
định thực hiện chính sách ngoại giao hòa bình, độc lập, tự chủ; ii) thúc đẩy xây dựng quan hệ
quốc tế kiểu mới tôn trọng lẫn nhau, công bằng chính nghĩa, hợp tác cùng thắng, tôn trọng quyền
tự lựa chọn con đường phát triển của nhân dân các nước, giữ gìn công bằng và chính nghĩa quốc
tế, phản đối áp đặt ý chí của mình cho người khác, phản đối can thiệp vào công việc nội bộ của
nước khác, phản đối nước mạnh ức hiếp nước yếu.;iii) Nhấn mạnh Trung Quốc quyết không
phát triển bản thân mình bằng việc hi sinh lợi ích của nước khác, song cũng không từ bỏ quyền
lợi chính đáng của mình, bất cứ ai cũng không nên ảo tưởng về việc Trung Quốc sẽ nuốt quả
đắng phương hại lợi ích của mình, Trung Quốc sẽ vĩnh viễn không xưng bá, vĩnh viễn không
bành trướng.
Về chính trị đối ngoại, tích cực phát triển quan hệ đối tác toàn cầu, mở rộng điểm giao thoa
lợi ích với các nước, thúc đẩy điều phối và hợp tác với các nước lớn xây dựng khuôn khổ quan
hệ nước lớn tổng thể ổn định, phát triển cân bằng; làm sâu sắc quan hệ “than, thành, huệ, dung”
(thân thiện, chân thành, cùng có lợi, bao dung); tăng cường đoàn kết và hợp tác với các nước
đang phát triển theo quan điểm “chân, thực, than, thành” (thật tâm, thực chất, thân thiện, chân
thành); tăng cường giao lưu hợp tác với các chính đảng và tổ chức chính trị các nước, thúc đẩy
giao lưu đối ngoại của Đại hội Đại biểu nhân dân tòan quốc, Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân
dân, quân đội, địa phương và đoàn thể nhân dân…
Về kinh tế đối ngoại, kiên trì mở cửa đối ngoại, tích cực thúc đẩy hợp tác quốc tế “Vành
đại và Con đường”, nỗ lực thực hiện kết nối về chính sách, cơ sở hạ tầng, thương mại, tài chính
tiền tệ, giao lưu nhân dân; tăng viện trợ cho các nước đang phát triển, thúc đẩy thu hẹp khoảng
cách phát triển Nam – Bắc; ủng hộ thể chế thương mại đa phương, thúc đẩy xây dựng kinh tế thế
giới mở.
Về ngoại giao đa phương, kiên trì quan điểm quản trị toan cầu cùng bàn bạc, cùng xây
dựng, cùng chia sẻ, thúc đẩy dân chủ hóa quan hệ quốc tế; ủng hộ Liên hợp quốc phát huy vai trò
tích cực, ủng hộ mở rộng tính đại diện và tiếng nói của các nước đang phát triển trong các vấn đề
quốc tế; tiếp tục phát huy vai trò nước lớn có trách nhiệm, tích cực tham gia cải cách và xây
dựng hệ thống quản trị toàn cầu, không ngừng đóng góp trí tuệ và sức mạnh của Trung Quốc.
Nội dung về biển, đảo trong Báo cáo chính trị; khẳng định lại việc bảo vệ quyền và lợi
ích biển, xây dựng cường quốc biển, nhưng không đề cập các nội dung “nâng cao năng lực khai
thác tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển” như Đại hội 18. Việc Trung Quốc đưa nội dung
cường quốc biển vào phần “xây dựng nền kinh tế hiện đại hóa”. Trong các cuộc thảo luộn và trả
lời báo chí bên lề Đại hội 19, các đại biểu Trung Quốc không nêu vấn đề tranh chấp biển, đảo.
Tổng bí thư Tập Cận Bình đã đưa thành tích nổi bật về xây dựng các “đảo” trên Biển Đông vào
ngay phần đầu cảu Báo cáo chính trị.

IV. QUAN HỆ TRUNG QUỐC - VIỆT NAM HIỆN NAY

Quan hệ Trung - Việt là mối quan hệ lâu đời giữa hai quốc gia láng giềng có hàng ngàn
năm lịch sử và đã trải qua không ít thăng trầm cả trong lịch sử hiện đại. Tháng 11 - 1991, quan
hệ Trung - Việt chính thức bình thường hoá. Kể từ đó, quan hệ Trung - Việt bắt đầu một giai
đoạn phát triển mới về chất.

Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, quan hệ Trung - Việt đã có những tiến triển vượt
bậc. Lãnh đạo cấp cao của hai nước thực hiện nhiều chuyến viếng thăm chính thức lẫn nhau, làm
tăng cường hơn sự hiểu biết và tin cậy cũng như thúc đẩy sự hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực.
Các Hiệp ước biên giới trên đất liền, Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác
nghề cá giữa Trung Quốc và Việt Nam đã được ký kết, tạo cơ sở pháp lý quan trọng và vững
chắc để hai nước quản lý biên giới, lãnh thổ, thực hiện mục tiêu chung là xây dựng biên giới
Trung - Việt thành biên giới hoà bình, hữu nghị và ổn định lâu dài. Hai nước quyết tâm đưa
phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương
lai” và tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, “bổ sung thế mạnh
cho nhau, hai bên cùng có lợi, cùng thắng”, tăng cường tin cậy lẫn nhau của quan hệ Việt -
Trung thực sự đi vào cuộc sống.

Trên lĩnh vực kinh tế: về thương mại, kim ngạch buôn bán hai chiều Việt - Trung đã tăng từ 32
triệu USD (năm 1991) lên 35,1 tỉ USD (năm 2011) và năm 2012 tăng lên 41 tỉ USD. Theo thống
kê của Trung Quốc, năm 2014, kim ngạch thương mại song phương đạt 83,6 tỷ USD, tăng 27,7%
so với cùng kỳ năm 2013, năm 2015 đã đạt 95, 8 tỷ USD, tăng 14, 6 % so với cùng kỳ năm 2014,
trong đó xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam đạt 66,1 tỷ USD, tăng 3,8 % năm 2014, nhập
khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 29,7 tỷ USD, tăng 49, 1% . Năm 2016 kim ngạch 2 nước
đạt 100 tỷ USD. Trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt
35,463 tỷ USD, với con số tăng trưởng ở mức rất cao, lên đến gần 61,5% so với năm 2016,
tương đương con số tăng thêm 13,503 tỷ USD. Mức tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang
Trung Quốc trong năm ngoái cũng gấp gần 3 lần tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước
(tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cả nước năm 2017 là 21,2%).Nhờ tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
mạnh mẽ nên khoảng cách nhập siêu của nước ta với đối tác thương mại lớn nhất cũng được kéo
giảm đáng kể từ con số thâm hụt thương mại hơn 28 tỷ USD năm 2016 xuống còn 22,765 tỷ
USD trong năm 2017.Năm 2017 đã ghi nhận có 13 nhóm hàng xuất khẩu của nước ta sang Trung
Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 6 nhóm hàng so với năm 2016. Các nhóm hàng “tỷ
USD” mới là: Thủy sản đạt gần 1,088 tỷ USD; gạo đạt gần 1,027 tỷ USD; cao su đạt 1,445 tỷ
USD; dệt may đạt 1,104 tỷ USD; giày dép đạt 1,14 tỷ USD; điện thoại đạt 7,152 tỷ USD.Trong
đó, điện thoại là nhóm hàng đạt mức tăng trưởng ấn tượng nhất với con số tăng thêm 6,352 tỷ
USD so với năm 2016 (năm 2016 chỉ đạt 800 triệu USD) và trở thành nhóm hàng xuất khẩu lớn
nhất của nước ta vào Trung Quốc. Với kết quả trong năm 2017 và tốc độ tăng trưởng những năm
gần đây, nhiều khả năng, năm 2018, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam- Trung Quốc
lần đầu tiên chạm mốc 100 tỷ USD và là đối tác thương mại đầu tiên lập được kỷ lục này1.

Về đầu tư, theo số liệu thống kê, tính đến năm 2015, Trung Quốc có 1.296 dự án, vốn đầu
tư đạt gần 10,2 tỷ USD . Thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài cho thấy FDI từ Trung Quốc tăng
từ hơn 570 triệu USD lên hơn 2,1 tỷ USD trong vòng 10 năm qua. Chỉ trong năm 2017, có 284

1 Thái Bình,https://www.baohaiquan.vn/Pages/Thuong-mai-Viet-Nam-Trung-Quoc-sap-dat-moc-100-ty-USD.aspx
dự án mới của Trung Quốc với tổng trị giá hơn 1,4 tỷ USD được đăng ký ở Việt Nam1. Các
khoản đầu tư của Trung Quốc tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo
trong đó có nhiều dự án sản xuất, phân phối điện , khí, nước, điện hóa và lĩnh vực xây dựng bất
động sản

Về du lịch, Trung Quốc cũng là nước có lượng du khách đến Việt Nam nhiều nhất năm
2014 với 1,9 triệu lượt khách (tăng 2,1 % so với năm 2013), năm 2015 giảm xuống chỉ có 1,7
triệu lượt khách Trung Quốc đến Việt Nam và Năm 2017, lượng khách Trung Quốc đến Việt
Nam đạt 4 triệu lượt, chiếm khoảng 30% trong gần 13 triệu khách quốc tế của cả nước. Tốc độ
tăng trưởng khách luôn đạt mức cao, nhiều điểm đến đã trở nên hấp dẫn đặc biệt đối với khách
du lịch Trung Quốc như Hạ Long, Nha Trang, Đà Nẵng… Ở chiều ngược lại, ngày càng nhiều
người Việt Nam chọn Trung Quốc là điểm đến cho những chuyến du lịch của mình, trở thành thị
trường nguồn khách lớn thứ 2 của Trung Quốc. Theo báo cáo của Tổ chức du lịch thế giới
(UNWTO), năm 2016 có 3,1 triệu lượt người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc.1

Trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng, quan hệ hợp tác giữa hai Bộ Công an hai nước
không ngừng được phát triển và đạt được những kết quả thiết thực trong lĩnh vực phòng chống
tội phạm, giữ gìn trật tự an ninh biên giới, kiểm soát buôn bán ma túy xuyên quốc gia, buôn lậu...

Trên lĩnh vực văn hoá, du lịch, giáo dục - đào tạo, hợp tác giữa hai nước càng ngày càng
được chú trọng đẩy mạnh hơn. Nội dung giao lưu hợp tác trên các lĩnh vực này ngày càng phong
phú, nhộn nhịp, vừa làm tăng cường sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân
hai nước, vừa đưa lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực cho cả hai bên.

Tuy nhiên, cho đến nay quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn tồn tại những bất
đồng, mâu thuẫn lớn rất khó giải quyết, trong đó có việc Trung Quốc xâm chiếm quần đảo
Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, mưu đồ độc chiếm biển Đông của
Trung Quốc.

Tóm lại, nhìn một cách tổng thể, sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời kỳ sau
Chiến tranh lạnh mang tính chất bước ngoặt. Điều đó vừa giúp Trung Quốc gia tăng thế và lực trên

1 https://www.voatiengviet.com/a/dau-tu-trung-quoc-vao-viet-nam-tang-manh-lam-quan-he-nong-am/4560621.html
1 Thái Phương, https://nld.com.vn/kinh-te/hang-trieu-nguoi-viet-nam-da-di-du-lich-trung-quoc-moi-nam-
20180906144808941.htm
trường quốc tế, vừa góp phần hữu hiệu cho Trung Quốc thực hiện công cuộc 4 hiện đại hoá đất nước để
“xây dựng toàn diện xã hội khá giả, mở ra cục diện mới trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mang
đặc sắc Trung Quốc”. Tuy nhiên, với sự trỗi dậy không hòa bình của Trung Quốc đang đặt ra không ít
thách thức đối với các nước láng giềng có liên quan cũng như đối với hòa bình, ổn định của khu vực.

You might also like