Academia.eduAcademia.edu
A LÝ THUYẾT : 1.Khái niệm : Xuất khẩu hàng là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước ra nước ngoài thu ngoại tệ, qua đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước nâng cao mức sống nhân dân. 2.Ưu điểm : - Tối thiểu hóa rủi ro và tối đa hóa tính linh hoạt, nếu cần thiết doanh nghiệp có thể nhanh chóng rút lui khỏi một thị trường xuất khẩu. - Chi phí thâm nhập thị trường thấp bởi vì doanh nghiệp không cần phải thực hiện các dự án đầu tư hay phải duy trì một địa lý ở thị trường mục tiêu. - Tăng doanh số phát triển thị phần , tạo ra mức lợi nhuận biên cao hơn so với kinh doanh trong thị trường nội địa. - Tăng quy mô kinh tế , do đó làm giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm. - Đa dạng hóa khách hàng, giảm sự phụ thuộc vào thị trường trong nước. 3.Nhược điểm: - Nhà kinh doanh ít có cơ hội tham khảo ý kiền khách hang học hỏi từ đối thủ cạnh tranh và nhận biết đặc điểm riêng biệt của thị trường. Không trực tiếp tiếp xúc với khách hang nên doanh nghiệp rất khó có thể nắm bắt được các cơ hội , nhận biết được các nguy cơ. - Các doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu cần phải có nhân viên giỏi về giao dịch quốc tế và tiếng nước ngoài. Hơn nữa các nhà kinh doanh cũng phải dành thời gian và công sức nghiên cứu các lĩnh vực như: giao nhận, chứng từ, ngoại hối và các phương thức tài chính mới. Các yêu cầu này sẽ tạo ra các gánh nặng cho các nguồn lực của doanh nghiệp. - Nhạy cảm thuế quan và các rào cản thương mại khác cũng như đối với sự biến động trong tỷ giá hối đoái thì lớn hơn. - Trong trường hợp chi phí vận chuyển cao hay giá trị lô hàng thấp không thể bù đắp được chi phí xuất khẩu thì lựa chọn phương thức xuất khẩu là không khả thi. -Xuất khẩu từ thị trường nước sở tại (trụ sớ chính của doanh nghiệp) sẽ không thích hợp khi doanh nghiệp tìm được địa điểm ở nước ngoài có chi phí thấp hơn để làm cơ sở sản xuất. 4.Chiến lược xuất khẩu áp dụng khi áp lực hội nhập toàn cầu thấp và áp lực thích ứng địa phương thấp . Chiến lược được sử dụng trong môi trường đa địa phương, với từng thị trường cụ thể cùng với cách marketing và phân phối có sự khác nhau. Trong chiến lược xuất khẩu có 2 yêu cầu: -Khi áp lực hội nhập toàn cầu thấp: + Đòi hỏi phải cắt giảm chi phí và có sức ép giảm chi phí thấp hay mức độ cạnh tranh về giá là thấp, không gây cản trở hay khó khăn nhiều cho doanh nghiệp khi sử dụng phương thức này -Khi áp lực thích ứng địa phương thấp : + Hay là sự khác biệt về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng thấp, tuy thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng ở những quốc gia khác nhau và nền văn hóa vẫn có sự khác biệt đáng kể nhưng không bị chịu áp lực mạnh về nhu cầu sử dụng sản phẩm + Không phải chịu áp lực về văn hóa địa phương, doanh nghiệp không phải đối mặt với việc đáp ứng những nhu cầu khó khăn, khắt khe của khách hàng, có thể dễ dàng thực hiện hoạt động này mà không gặp nhiều trở ngại. + Sự khác biệt về kênh phân phối không quá lớn + Yêu cầu về mặt chính trị và kinh tế do chính phủ nước sở tại đặt ra không gây quá nhiều áp lực đối với doanh nghiệp khi sử dụng chiến lược xuất khẩu. -Nó thường được áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ, mới bắt đầu tham gia vào thị trường quốc tế, đòi hỏi sự thận trọng và ít rủi ro khi áp dụng chiến lược này. Đây được coi là chiến lược khởi đầu và khá dễ dàng để thực hiện. B. ỨNG DỤNG THỰC TẾ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC Tổng quan về thị trường Trung Quốc trong xu thế hội nhập hiện nay Nét khả quan về thị trường Trung quốc Trung Quốc là nước đông dân, có khả năng tiêu thụ sản phẩm thủy sản lớn. Từ vị trí thứ 7 trong các nước nhập khẩu thủy sản hàng đầu thế giới năm 2009, sau 5 năm, Trung Quốc đã vượt lên vị trí thứ 3 chỉ sau Nhật Bản và Mỹ với sức tiêu thụ lớn đáp ứng cho nhu cầu của dân số lớn và mức sống ngày càng được cải thiện và phục vụ cho nhu cầu chế biến xuất khẩu nội địa. Là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 6 của Việt Nam từ năm 2009, đến năm 2013, Trung Quốc cũng vươn lên vị trí thứ 4 sau Mỹ, Nhật Bản và EU. Trung Quốc đã và sẽ là thị trường quan trọng của thủy sản Việt Nam trong những năm tới Đặc điểm chung về thị trường này - Về đặc điểm thị trường Trung Quốc: Trung Quốc là một thị trường lớn và tiềm năng cho xuất khẩu thủy sản Việt nam. Kinh tế Trung quốc đang trên đà tăng trưởng mạnh. Nhu cầu về thủy sản của Trung Quốc tăng cao với chất lượng từ thấp lên đến cao. - Về vị trí địa lý: Việt Nam là nước có chung biên giới với Trung Quốc nên có quan hệ buôn bán từ lâu đời, việc nắm bắt và hiểu đặc tính và nhu cầu của người Trung Quốc trở nên dễ dàng hơn. Việt Nam có thể vận chuyển thủy sản cả đường bộ và đường biển với thời gian và quãng đường ngắn. - Về yêu cầu sản phẩm: Yêu cầu về chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật không cao như các thị trường lớn khác. - Trung Quốc đã có những quy định về bảo vệ tài nguyên thủy sản, nhưng chưa có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh về xuất nhập khẩu thủy sản. - Về phía Việt Nam: trở ngại lớn nhất là thủ tục hải quan tại các khu vực cửa khẩu. Cho đến nay chúng ta vẫn còn lấn cấn về quy chế và chính sách, không thông thoáng linh hoạt như phía Trung Quốc. Trung Quốc không quan tâm đế chính ngạch và tiểu ngạch, miễn có lợi là làm. Họ sãn sàng đưa cơ chế vào chỗ khó khăn, ví dụ hàng hóa qua cửa khẩu Bắc Luân chịu thế 100% thì qua bằng đường sông chỉ 50%. => ÁP LỰC THÍCH ỨNG ĐỊA PHƯƠNG YẾU 2. Chiến lược xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc a. Tiềm năng của thủy sản Việt Nam ( điều kiện tự nhiên, con người...) Giới thiệu chung: - Việt Nam có tổng diện tích 330.000 km2 với bờ biển dài 3.260 km - Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên biển rộng hơn 1 triệu km2 - Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4 triệu ha nhờ hệ thống song ngòi , đầm phá dày đặc - Trên 4.000 đảo, nhiều đảo có vị trí tốt (Cát Bà, Bạch Long Vĩ) để xây dựng các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề khai thác xa bờ. - Nhiều môi trường sống khác nhau: vùng đồng bằng lớn (đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long), vịnh, đầm phá, biển hở. - Khoảng 20.000 km2 đất ven biển thấp và nhiễm mặn, bị ảnh hưởng lũ do triều và bão. - Việt Nam có khoảng 2.360 sông trong đó có 106 sông lớn.,nhỏ - Trữ lượng hải sản ở Việt Nam có ước tính khoảng 4,2 triệu tấn và nguồn tái tạo là khoảng 1,73 triệu tấn - Các tỉnh ven biển và nội địa được chia thành 7 vùng địa lý, chủ yếu theo các đặc trưng địa hình. Ðây cũng được xem là các vùng sinh thái nông nghiệp và thủy sản. => Vị trí địa lí thuận lợi giúp cho Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy sản. Từ lâu Việt Nam đã trở thành nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu vực. Xuất khẩu thủy sản đã trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế. b. Xuất khẩu thủy sản của việt Nam sang thị trường Trung Quốc gần đây @ Thực trạng : Trong những năm gần đây, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam ngày càng được đa dạng hoá. Các sản phẩm như: tôm, cua, cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc đã tạo được chỗ đứng trên thị trường các nước và chiếm tỉ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Nhờ việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản và cải thiện khả năng đánh bắt xa bờ đã giúp sản lượng thủy hải sản Việt Nam không ngừng tăng lên. Hiện nay đã có mặt trên 155 thị trường thế giới, trong đó thị trường chính là là EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc… Trong tương lai không xa ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam sẽ không ngừng phát triển bền vững. Đây là nguồn cung lớn phục vụ cho việc xuất khẩu thủy sản sang các thị trường lớn. Trong đó Trung Quốc là 1 thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng mà chúng ta cần khai thác. - Trung Quốc là một trong những thị trường chính nhập khẩu thủy sản của Việt Nam, đứng thứ 5, chiếm 6,7% tỷ trọng giá trị xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2012. Năm 2013, Trung Quốc vươn lên vị trí thứ 4 về nhập khẩu thủy sản Việt Nam. - Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng trưởng mạnh trong 5 năm gần đây, trong đó mặt hàng tôm đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng chung. Tỷ trọng của tôm trong tổng xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc tăng từ 13% năm 2003 lên trên 64% năm 2011 và 60% năm 2012 và 66,6% năm 2013. - Năm 2013 xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt tăng trưởng khả quan trên 36,6%, trị giá 572,7 triệu USD. Mặc dù xuất khẩu sang các thị trường chủ lực đều gặp khó khăn, nhưng xuất khẩu các mặt hàng chính sang Trung Quốc vẫn tăng trưởng khả quan. Tôm vẫn là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất (64%) và có mức tăng trưởng cao nhất 38,2%, cá tra cũng tăng khả quan 23% và chiếm 17,5%, mực bạch tuộc chiếm 4,5% và tăng 4%. - Sản phẩm tiêu thụ chủ yếu trên thị trường này là tôm HLSO (tôm bỏ đầu). Nhờ nguồn cung tôm trong nước ổn định và đều đặn, đáp ứng được nhu cầu của bạn hàng Trung Quốc đã thiết lập được những mối quan hệ lâu dài và vững chắc. Vì vậy, ngay cả trong bối cảnh căng thẳng biển Đông như hiện nay, tình hình xuất khẩu vẫn không bị ảnh hưởng. Tôm sú là thế mạnh của Việt Nam so với các nước cạnh tranh khác trong nguồn cung tôm cho Trung Quốc. Hiện nay, Việt Nam là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất tôm sú, trong khi nhu cầu đối với tiêu thụ tôm của Trung Quốc rất lớn nhờ đó, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường này liên tục tăng. Năm 2013, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng 49,1%. Bốn tháng đầu năm 2014, xuất khẩu tôm sang thị trường này tiếp tục tăng 60,3% so với cùng kỳ năm 2013. - Trung Quốc đứng thứ tư về nhập khẩu tôm từ Việt Nam với trên 381,1 triệu USD, tăng 49,1 % chưa kể đến việc lái thương Trung Quốc thu gom tôm nguyên liệu qua đường tiểu ngạch, kể cả tôm có bơm chích tạp chất, gây xáo trộn thị trường tôm nguyên liệu trong nước, ảnh hưởng đến chất lượng tôm của Việt Nam. - Trung Quốc cũng là thị trường lớn thứ 5 về tiêu thụ mực, bạch tuộc của Việt Nam, sau Hàn Quốc, Nhật Bản, EU và ASEAN. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu không cao chỉ chiếm chưa đến 6% tổng giá trị xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam. Lợi thế cạnh tranh Nhìn chung giá thủy sản Thái Lan nhất là giá tôm cao hơn giá tôm Việt Nam. Trong giai đoạn 2000-2006, giá tôm trung bình Thái Lan xuất khẩu sang Trung Quốc luôn cao hơn giá tôm Việt Nam. Mức chênh lệch giữa mức giá 2 nước lớn nhất vào năm 2000 lên tới 7,2 USD/kg. Mức chênh lệch này có xu hướng giảm dần trong những năm tiếp theo và chỉ còn 0,46 USD/kg vào năm 2006. Năm 2007, giá tôm Việt Nam lại có xu hướng tăng cao hơn so với giá tôm Thái Lan nhưng mức chênh lệch là tường đối nhỏ. đối với mặt hàng hải sản, các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc thường là doanh nghiệp nhỏ. Đối với họ, Trung Quốc là thị trường mua dễ, mua nhanh, không đòi hỏi chất lượng cao, do vậy daonh nghiệp có thể xoay vòng vốn nhanh, không phải đầu tư nhiều.  Tiêu chuẩn khá dễ dàng, không đòi hỏi nhiều về chất lượng, danh nghiệp Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường Trung Quốc nên ÁP LỰC HỘI NHẬP TOÀN CẦU THẤP Như vậy, ta có thể thấy chiến lược xuất khẩu được thực hiện và áp dụng khá đơn giản và dễ dàng, một doanh nghiệp muốn thâm nhập nhanh vào thị trường nước ngoài mà không bị chịu sức ép cao về áp lực hội nhập toàn cầu và áp lực địa phương thì chiến lược xuất khẩu là phù hợp, doanh nghiệp sẽ tăng được lợi nhuận, tăng thị phần tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên thì không phải mặt hàng nào, thị trường nào cũng phù hợp cho chiến lược xuất khẩu. Tìm được chiến lược mặt hàng và thị trường phù hợp thì doanh nghiệp nhất định sẽ thành công khi áp dụng chiến lược xuất khẩu.