Academia.eduAcademia.edu
MỤC LỤC TT TÊN THAM LUẬN TÁC GIẢ TRANG 01 Đề dẫn hội thảo khoa học Th.S Đinh Thị Hồng Hải Thành viên BCN đề tài 2 02 Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ, tin học Ths. Bùi Hùng Sơn Phó trưởng phòng Đào tạo 4 03 Giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ, tin học Ths. Đặng Thị Thanh Hường PTK.PTC khoa Kế toán 6 04 Một số giải pháp quản lý hoạt động giảng dạy ngoại ngữ, tin học tại TT NN-TH&NV Ths. Hoàng Trung Hiếu Trưởng phòng KT&BDCL 10 05 Thực trạng và giải pháp tổ chức và giảng day ngoại ngữ tại TT NN-TH&NV Ths. Phạm Thị Kim Dung Phó trưởng khoa KHCB 15 06 Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ngoại ngữ, tin học tại TT NN-TH - dưới góc nhìn người làm Marketing Ths. Nguyễn T. Thanh Huyền Trưởng khoa QTKD 20 07 Discussion for Recommendations for English Teachers for Effective Teaching and Learning (Một số giải pháp để giáo viên tiếng Anh dạy tốt, sinh viên học hiệu quả) Chuyên gia Min Wu Chuyên gia của tổ chức WUSC 23 08 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh Ths. Đinh Thị Hồng Hải Tổ trưởng BM ngoại ngữ, TT NN-TH&NV 27 09 Phương pháp học tập tốt cho sinh viên – học sinh Ths. Nguyễn Thị Hồng Thuý Phó trưởng khoa CNTT 30 10 Thực trạng và giải pháp học ngoại ngữ, tin học hiệu quả của sinh viên trường CĐCĐ Hà Nội Sinh viên Cao Thị Ngọc Anh Lớp KT2-K6 34 11 Thực trạng và giải pháp nâng cao trình độ Tin học và Ngoại ngữ cho sinh viên để đáp ứng nhu cầu xã hội TS. Nguyễn Thị Bạch Tuyết Đại học Kinh tế Quốc dân 38 ĐỀ DẪN HỘI THẢO KHOA HỌC “Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy - học ngoại ngữ, tin học tại TT Ngoại ngữ - Tin học trường Cao đẳng Cộng Đồng Hà Nội” Ths. Đinh Thị Hồng Hải - Thành viên ban chủ nhiệm đề tài - Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục đào tạo có tầm quan trọng đến chiến lược phát triển đất nước như vậy là vì: giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội và trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người. Giáo dục luôn luôn dành được sự quan tâm đặc biệt. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, hàm lượng trí tuệ khoa học kết tinh trong sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng. Thực tiễn cho thấy rằng không có quốc gia nào muốn phát triển mà ít đầu tư cho giáo dục. Công cuộc chạy đua phát triển kinh tế của thế giới hiện nay là cuộc chạy đua về khoa học và công nghệ, chạy đua về phát triển giáo dục- đào tạo. Để đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, những yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực cho xã hội là chuyên môn giỏi, giỏi về tin học mà còn phải giỏi về ngoại ngữ. Hay nói cách khác, sinh viên cao đẳng đại học, bậc giáo dục nghề nghiệp phải học giỏi chuyên ngành được đào tạo và trang bị cho mình kỹ năng tin học thành thạo, khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tốt, … Xuất phát từ yêu cầu của thực tế về việc đào tạo con người mới cho nền kinh tế tri thức, xu hướng phát triển của tất cả các ngành nghề đã đặt ra cho trường CĐCĐ Hà Nội một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Với phương châm “Chất lượng là sự sống còn của Nhà trường”, các khoa chuyên ngành của trường đang khẳng định chất lượng đào tạo chuyên môn, kỹ năng thực hành cho sinh viên. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội rèn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, nâng cao trình độ ngoại ngữ. Trên thực tế, mặc dù đã có những đổi mới về chương trình, về phương pháp giảng dạy, về chất lượng đội ngũ, … nhưng chất lượng đào tạo tin học và ngoại ngữ tại trung tâm chưa cao, chưa thu hút được người học. Với lý do đó, hôm nay chúng ta tổ chức Hội thảo khoa học “Giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy - học ngoại ngữ, tin học tại TT Ngoại ngữ - Tin học trường Cao đẳng Cộng Đồng Hà Nội” Hội thảo khoa học tập trung vào một số nội dung: - Thực trạng giảng dạy ngoại ngữ, tin học cho sinh viên trong trường - Thực trạng và giải pháp nâng cao trình độ Tin học và Ngoại ngữ cho sinh viên để đáp ứng nhu cầu xã hội - Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ngoại ngữ, tin học tại TT NN-TH - dưới góc nhìn người làm Marketing - Thực trạng và giải pháp học ngoại ngữ, tin học hiệu quả của sinh viên trường CĐCĐ Hà Nội - Thực trạng và giải pháp quản lý hoạt động giảng dạy ngoại ngữ, tin học tại TT NN-TH&NV - Phương pháp học tập tốt cho sinh viên – học sinh Kính thưa các đồng chí: Để tiếng Anh và tin học trở thành công cụ hỗ trợ người giảng viên trong học tập và nghiên cứu đã là một việc khó. Để chúng trở thành hành trang hữu ích cho sinh viên sau khi tốt nghiệp là càng khó hơn. Điều này đòi hỏi tổng lực từ phía lãnh đạo, cán bộ quản lý, đội ngũ giảng viên, giáo viên, nhân viên và sinh viên nhà trường. Có như vậy nhà trường ngày càng khẳng định được vị trí và thương hiệu của mình. Xin cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, phòng Khoa học đối ngoại đã tạo điều kiện thuận lợi, chỉ đạo và cho phép chúng tôi tổ chức Hội thảo. Cảm ơn các nhà khoa học, các nhà quản lý các thầy cô giáo đã tới dự Hội thảo và tham gia viết bài tham luận cũng như tham luận tại Hội thảo tạo điều kiện thuận lợi giúp Hội thảo thành công tốt đẹp… Kính chúc các đồng chí lãnh đạo đại diện cho Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường, các nhà khoa học, các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo mạnh khỏe, thành đạt và gặp nhiều niềm vui trong cuộc sống. Chúc Hội thảo khoa học của chúng ta thành công tốt đẹp!. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TIN HỌC – NGOẠI NGỮ Ths. Bùi Hùng Sơn - Phó trưởng phòng Đào tạo - Ngày nay, chúng ta đã thấy rõ rằng tin học, ngoại ngữ là yếu tố đặc biệt góp phần phát triển khả năng của mọi dân tộc. Cùng với sự phát triển vũ bão của cuộc “Cách mạng khoa học-công nghệ”, chiến lược phát triển tin học, ngoại ngữ đã trở thành bộ phận tất yếu của chiến lược con người cho tương lai ở mọi quốc gia. Để có việc làm tốt trong tương lai, học sinh sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường ngoài việc trang bị kiến thức chuyên ngành còn phải học tập, nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ để có thể đáp ứng được nhu cầu xã hội. Trong điều kiện đội ngũ cán bộ quản lý của Trung tâm còn chưa có nhiều kinh nghiệm. Trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy ngoại ngữ còn thiếu. Về phía sinh viên, do chất lượng đầu vào còn thấp nên công tác đào tạo Tin học, ngoại ngữ cũng gặp không ít khó khăn. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tin học, ngoại ngữ tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Nghiệp vụ  theo tôi cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản sau: 1. Về phía nhà trường: - Tăng cường chỉ đạo hoạt động dạy- học: Chỉ đạo tổ chức tốt nội dung sinh hoạt chuyên môn và các hoạt động chuyên môn (hội thảo, thao giảng rút kinh nghiệm dạy học, hội giảng giáo viên giỏi); - Tăng cường công tác quản lý hoạt động dạy - học ngoại ngữ - tin học, thanh tra, kiểm tra thường xuyên và định kỳ theo qui định. Chú trọng công tác kiểm tra, dự giờ thăm lớp của Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn đối với giáo viên bộ môn để kịp thời chấn chỉnh các sai sót, bổ sung những chỗ còn thiếu trong dạy học. - Tiếp tục tạo điều kiện cho giảng viên tham gia các buổi seminar, các khóa học ngắn hạn nhằm cập nhật kiến thức mới cũng như phương pháp giảng dạy tiên tiến; - Trang bị phòng thực hành tiếng, bổ sung tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy học tập ngoại ngữ. 2. Về phía TT Tin học - Ngoại ngữ và Nghiệp vụ  - Quản lý sát sao quá trình dạy và học của các lớp; - Kết hợp với khoa KHCB, khoa CNTT trong quá trình học sinh, sinh viên học trình học chính khóa cũng như hợp đồng GV giảng dạy các lớp do TT mở; - Thường xuyên mời các GV người nước ngoài đến giảng dạy tại TT; - Thực hiện tốt các quy định về tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học. 3. Về phía giảng viên, giáo viên: - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy; - Không ngừng trao đổi kiến thức với các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường; - Tích cực học tập nhằm nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy. Chủ động tận dụng nguồn kiến thức trong các tài liệu có liên quan, sử dụng các tình huống trong giao tiếp hàng ngày đưa vào bài học; - Tạo mọi điều kiện cho người học có thể trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp. Bên cạnh đó, có thể phân chia lớp học theo từng cấp độ, thay đổi phương thức kiểm tra, đánh giá mức độ tiến bộ của người học trong cả kỳ học…. 4. Về phía người học: - Khơi gợi được sự hứng thú trong các giờ học, tạo động cơ học tập tích cực cho người học, tạo môi trường giao tiếp ngay trong lớp học và có thể bên ngoài giờ học. Khuyến khích người học nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt, có như vậy mới nhanh chóng cải thiện vốn từ vựng, từ đó người học có thêm tự tin khi phát biểu; - Định hướng mục tiêu học tập cho sinh viên như học tin học, ngoại ngữ để làm gì? Nó có ích lợi gì cho công việc trong tương lai? Một khi người học trả lời được những câu hỏi như vậy thì động cơ học tập của các em sẽ được xác đinh rõ ràng hơn; - Giảng viên có thể phân chia người học thành từng nhóm, cặp với các cấp độ khác nhau, đồng thời thiết kế các nhiệm vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng; - Bên cạnh đó để khắc phục tình trạng người học nói tiếng Việt trong quá trình giao tiếp, thực hành các bài tập nói thì giảng viên phải quan sát, giúp đỡ, tạo ra các topic thú vị nhằm thu hút người học vào trong bài thực hành và đồng thời thiết kế bài tập phù hợp với trình độ người học; Trên đây là một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng đào tạo tin học, ngoại ngữ cho người học tại Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ và Nghiệp vụ. THAM LUẬN GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY TIN HỌC NGOẠI NGỮ Ths. Đặng Thị Thanh Hường – Phó TK Kế toán ơNgày nay, trước sự phát triển của khoa học công nghệ và hội nhập quốc tế mạnh, tin học và ngoại ngữ là yếu tố cần cho mọi công việc. Tin học và ngoại ngữ trở thành một phần không thể thiếu được trong nhiều ngành, trong công cuộc xây dựng và phát triển xã hội. Hơn nữa, tin học và ngoại ngữ còn đi sâu vào cuộc sống hàng ngày của con người và chi phối mọi hoạt động trong cuộc sống thường ngày của họ. Đặc biệt khi nước ta đang thực hiện Công nghiệp hoá - hiện đại hoá và hội nhập quốc tế, việc xây dựng xã hội thông tin đặt ra những yêu cầu và đòi hỏi cao về nguồn nhân lực có chất lượng, có kiến thức, có các kỷ năng phù hợp, trong đó kỹ năng ngoại ngữ, sử dụng tin học và khai thác Internet là điều không thể thiếu. Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học được thành lập ngày 04 tháng 3 năm 2008 theo Quyết định số 16/QĐ – CĐCĐ/2008 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội. Đến ngày 20 tháng 12 năm 2012, Trung tâm được bổ sung thêm chức năng đào tạo các hoạt động nghiệp vụ và được đổi tên thành Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và Nghiệp vụ theo Quyết định số 314/QĐ – CĐCĐ/ 2012 , nhằm mở rộng quy mô tổ chức và hoạt động theo định hướng đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, sự hỗ trợ phối hợp của các phòng ban cùng sự cố gắng không ngừng của tập thể cán bộ, giảng viên, giáo viên của Trung tâm công tác tuyển sinh các chương trình đào tạo của Trung tâm ngày càng phát triển thể hiện một hướng đi đúng đắn đáp ứng được với sự phát triển của Nhà trường trong những năm tới. Quy mô tuyển sinh của Trung tâm đang ngày càng phát triển Trung tâm đã thực sự mở rộng các hoạt động của mình theo hướng đa dạng hoá các loại hình đào tạo Kết quả tuyển sinh các chương trình đào tạo của Trung tâm qua 5 năm (2008- 2013) được thể hiện qua biểu đồ sau: Nguồn: Chương trình hành động giám đốc trung tâm TH – NN - NV Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu, nhưng so với yêu cầu ngày càng cao của việc phát triển trình độ ngoại ngữ tin học thì trung tâm đang gặp một số hạn chế sau: - Đội ngũ giảng viên vẫn còn mỏng so với sự phát triển về quy mô. Chủ yếu các giảng viên đều đến từ các khoa: khoa công nghệ thông tin (giảng dạy tin học)và khoa khoa học cơ bản (giảng dạy ngoại ngữ). - Việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy các bộ môn vẫn còn thiếu phương tiện, thiết bị. - Đối với công tác đào tạo ngoài trường thì cơ sở vật chất còn thiếu thốn. - Việc cạnh tranh giữa các trung tâm tin học ngoại ngữ ngày càng mạnh mẽ. - Gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý đào tạo tại các địa điểm ngoài trường Một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tin học ngoại ngữ 1. Về tổ chức bộ máy nhân sự Do quy mô ngày càng tăng Trung tâm tin học ngoại ngữ và nghiệp vụ nên phân cấp quản lý như phân công cán bộ phụ trách mảng tuyển sinh, cán bộ phụ trách mảng đào tạo (theo địa điểm, theo loại hình các lớp…) 2. Đảm bảo chất lượng giảng dạy - Có sự phối kết hợp với các khoa chuyên ngành nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy. Do các giảng viên chủ yếu là từ các khoa khoa công nghệ thông tin (giảng dạy tin học)và khoa khoa học cơ bản (giảng dạy ngoại ngữ) nên trung tâm phối kết hợp với các khoa để nâng cao hiệu quả giảng dạy - Lấy phản hồi từ phía học viên. Trung tâm tin học ngoại ngữ và nghiệp vụ là đơn vị quản lý sinh viên nên sẽ lấy các phản hồi từ phía học viên để từ đó phối kết hợp với các khoa chuyên môn đưa ra các giải pháp phù hợp. 3. Về chương trình đào tạo - Luôn cập nhật những chương trình mới, hiện đại phù hợp với trình độ của học viên - Chương trình đào tạo phải linh hoạt và có tính tiếp nối 4. Về cơ sở vật chất - Đối với cơ sở vật chất trong trường thì đã đáp ứng được nhưng đối với các cơ sở ngoài trường thì cần phải lưu ý trong trường hợp không đáp ứng được thì cần có các giải pháp cụ thể như: Thuê cơ sở đạt chuẩn hoặc sử dụng cơ sở vật chất của trường chuyển đến… 5. Phương pháp giảng dạy của giảng viên: - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, không ngừng trao đổi kiến thức với các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường. Tích cực học tập nhằm nâng cao trình độ, trau dồi kiến thức để từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy. Để giải quyết việc thiếu nguồn tài liệu, giảng viên chủ động tận dụng nguồn kiến thức trong các tài liệu có liên quan, sử dụng các tình huống trong giao tiếp hàng ngày đưa vào bài học. - Tạo mọi điều kiện cho sinh viên có thể trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp. Bên cạnh đó, có thể phân chia lớp học theo từng cấp độ, thay đổi phương thức kiểm tra, đánh giá mức độ tiến bộ của học viên trong cả kỳ học, năm học … 6. Tích cực hóa học viên: - Một là, khơi gợi được sự hứng thú trong các giờ học, tạo động cơ học tập tích cực cho học viên, tạo môi trường giao tiếp ngay trong lớp học và có thể bên ngoài giờ học. Khuyến khích các em nói tiếng Anh càng nhiều càng tốt, có như vậy mới nhanh chóng cải thiện vốn từ vựng, từ đó các em có thêm tự tin khi phát biểu. Đối với tin học ngoại ngữ tăng khả năng thực hành của các em. - Hai là, định hướng mục tiêu học tập cho học viên như học ngoại ngữ, tin học để làm gì? Nó có ích lợi gì cho công việc trong tương lai? Một khi học viên trả lời được những câu hỏi như vậy thì động cơ học tập của các em sẽ được xác đinh rõ ràng hơn. - Vì trình độ về tin học hay ngoại ngữ đối với các học viên trong lớp thường không đồng đều nên giảng viên có thể phân chia thành từng nhóm, cặp với các cấp độ khác nhau, đồng thời thiết kế các nhiệm vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng để thực hành các bài tập. Kết luận: Người học thì ai cũng cần tìm cho mình trung tâm dạy có chất lượng, đáng tin và giá cả phải chăng, nhưng có quá nhiều trung tâm như thế thì học biết học ở đâu, biết chọn nơi nào để gửi gắm niềm tin của mình. Chính vì thế trung tâm tin học ngoại ngữ và nghiệp vụ cần lấy “chất lượng làm sự sống còn của trung tâm” để từ đó gây dựng thương hiệu cho trung tâm. THAM LUẬN MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN, GIÁO VIÊN Ths. Hoàng Trung Hiếu – Trưởng phòng KT&BĐCL 1. Mở đầu Chất lượng là sự sống còn của một cơ sở đào tạo đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi mà sự đòi hỏi ngày càng cao của xã hội về chất lượng nguồn nhân lực và cùng với đó là sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường giáo dục. Quản lý là một trong những yếu tố quan trọng sự thành công cho một tổ chức và quản lý giáo dục là điều kiện cơ bản để hoạt động giáo dục đạt được mục tiêu đã định, đó chính là chất lượng. Quản lý nhà trường hay quản lý một đơn vị đào tạo trực thuộc nhà trường là một bộ phận của quản lý giáo dục. Hoạt động giảng dạy của Giảng viên, giáo viên là một trong những hoạt động trọng yếu của một cơ sở đào tạo. Do vậy muốn duy trì, phát triển và nâng cao được chất lượng đào tạo thì tất yếu phải nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý đối với hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên, giáo viên (GV). Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định “… đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chôt ” ; Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã nêu “đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá”. Điều đó càng khẳng định vai trò quan trọng của công tác quản lý và để thực hiện phải có đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục phù hợp. Như vậy vấn đề đặt ra là mỗi một đơn vị, một tổ chức, bộ máy giáo dục cần phải có một đội ngũ các nhà quản lý đủ phẩm chất, năng lực, kỹ năng cần thiết xứng tầm với nhiệm vụ và có tầm vóc quốc tế là một yêu cầu cực kỳ quan trọng. Trong bối cảnh như vậy thì đây là vấn đề cốt lõi cho sự phát triển giáo dục Việt Nam đáp ứng với yêu cầu mới. Với khuôn khổ của hội thảo tác giả xin tham luận một số biện pháp nhằm quản lý hoạt động giảng dạy của GV, đặc biệt với mô hình và quy mô hoạt động của trung tâm NN – TH – NV thuộc trường Cao đẳng Cộng đồng như hiện nay thiết nghĩ đây là một vấn đề cấp thiết. 2. Chức năng của quản lý: Quản lý có các chức năng cơ bản: * Chức năng kế hoạch hóa: là chức năng đầu tiên có ý nghĩa định hướng cho toàn bộ hoạt động, là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện mục tiêu. * Chức năng tổ chức: đây là quá trình phân phối và sắp xếp các nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo tốt nhất cho việc thực hiện mục tiêu. * Chức năng chỉ đạo: là quá trình tác động, ảnh hưởng tới hành vi, thái độ cả những người khác nhằm đạt tới mục tiêu đã định. * Chức năng kiểm tra, đánh giá: là quá trình giám sát và điều chỉnh nhằm đảm bảo tốt nhất cho các hoạt động đạt tới mục tiêu. + Quản lý hoạt động giảng dạy bao gồm: * Quản lý việc xây dựng kế hoạch giảng dạy * Quản lý việc phân công giảng dạy * Quản lý việc thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy * Quản lý việc biên soạn giáo trình tài liệu phục vụ giảng dạy * Quản lý giờ giảng dạy * Quản lý hồ sơ GV * Quản lý việc sử dụng, bồi dưỡng và phát triển GV * Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập * Quản lý phương tiện, CSVC và các điều kiện phục vụ hoạt động dạy 3. Đặc điểm của hoạt động giảng dạy: Muốn quản lý hiệu quả hoạt động giảng dạy của GV, bên cạnh việc vận dụng sáng tạo các chức nang của quản lý nêu trên còn cần phải hiểu được đặc trưng của họat động dạy nói chung và hoạt động giảng dạy của chính đon vị mình quản lý + Đặc điểm hoạt động giảng dạy Giảng dạy là một dạng lao động nghề nghiệp như các dạng lao động khác. Tuy nhiên đây là một dạng lao động được quy định từ mục đích, đối tượng, công cụ tới sản phẩm của lao động đó và vẫn thường được gọi là lao động sư phạm. Lao động sư phạm có những đặc điểm sau: * Đây là một dạng lao động mà mục đích của nó chính là con người, đối tượng là con người, công cụ lao động chủ yếu là con người và sản phảm của lao động cũng là con người. Như vậy với loại lao động này, người GV phải làm việc với tinh thần trách nhiệm đặc biệt cao, bởi nếu có phế phẩm thì đó chính là con người. * Đối tượng của lao động sư phạm là con người do vậy có những đặc điểm riêng khác nhau về tâm lý, thể lực, trình độ, nhận thức, hoàn cảnh và quá trình phát triển khác nhau. Do vậy muốn đạt được mục tiêu đã định thì người GV không thể máy móc thực hiện mà phải linh hoạt, sáng tạo trên cơ sở những tri thức chuyên môn và những quy định dàng buộc. * Công cu lao động sư phạm là tài liệu, giáo trình, chương trình đào tạo, phương tiện kỹ thuật và đồ dùng thiết bị dạy học, cho dù có hiện đại và đầy đủ thế nào đi chăng nữa vẫn không thể thay thế được nhân cánh của người GV. Đó có thể được coi là công cụ củ yếu của lao động sư phạm. * Sản phẩm của lao động sư phạm chính là con người, kết quả của lao động sư phạm không thể hiện bằng những sản phẩm vật chất cụ thể mà được tích tụ trong chính nhân cách của người học. Chính từ những đặc điểm nêu trên cho thấy đây là một loại lao động đặc biệt, có ý nghĩa cao quý, nó đòi hỏi người GV không chỉ đủ tri thức, kỹ năng mà cần hội tụ đủ phẩm chất, đạo đức, năng lực sư phạm. + Đặc thù hoạt động giảng dạy của GV ở trung tâm NN-TH-NV Cùng với những đặc điểm chung đã nêu, với đặc thù riêng của mình, trung tâm NN – TH – NV có những đặc thù riêng đối với hoạt động giảng dạy: * Đối tượng giảng dạy chủ yếu là GV thỉnh giảng từ trong hoặc ngoài trường, thời gian giảng dạy (hiện tại ) chủ yếu ngoài giờ và hoạt động cả ngoài trường, yêu cầu về trình độ, năng lực cũng khác nhau do mục tiêu của từng chương trình đào tạo. Những điều đó dẫn tới một số khó khăn nhất định trong việc chủ động kế hoạch giảng dạy, kiểm soát quá trình giảng dạy, hạn chế sự phối hợp kiểm tra – giám sát của các bộ phận chức năng trong trường… * Công cụ lao động trên cơ sở tận dụng và phát huy cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có của nhà trường (chủ yếu ngoài giờ), tại các địa điểm ngoài trường hầu như phải thuê, mượn. Do vậy thiếu tính chủ động trong việc lên kế hoạch hoạt động đối với mảng CSVC, sự thiếu hụt và không đồng bộ tất yếu sẽ xảy ra, thiếu sự thường trực của cán bộ kỹ thuật… * Đối tượng học đa dạng cả về trình độ, nhận thức, tâm lý lứa tuổi và đặc thù địa phương, dẫn đến việc tổ chức và thực hiện quá trình giảng dạy phức tạp đòi hỏi phải có sự tâm huyết, trách nhiệm cao của người dạy, bên cạnh đó là nghiệp vụ sư phạm phải tương đối tốt mới linh hoạt và hiệu quả trong giảng dạy đạt được mục tiêu. * Sản phẩm của đào tạo đa dạng, chủ yếu theo đơn đặt hàng ; thời gian đào tạo bị động, không cố định như hình thức đào tạo chính quy… 4. Một số biện pháp quản lý hoạt động giảng dạy của GV Từ một số những đặc thù riêng đối với hoạt động giảng dạy của GV. Để quản lý tốt hoạt động này trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý giáo dục, nắt sát thực tế của đơn vị hướng mục tiêu chât lượng, tham luận xin nêu một số biện pháp quản lý sau + Trên cơ sở kế hoạch đào tạo, cần chỉ đạo hiệu quả việc xây dựng và ổn định nề nếp học tập theo đúng kế hoạch và tiến độ đã có có thể bằng các hình thức: tác động về nhận thức, thường xuyên tổ chức tọa đàm, trao đổi với cả người dạy và người học; thực hiện việc nêu gương điển hình, khen thưởng, kỷ luật hợp lý, kịp thời. + Theo dõi tốt việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch giảng dạy trên cơ sở tiến độ, lịch trình dạy học và thời khóa biểu + Quan tâm chỉ đạo việc hoàn thiện hồ sơ chuyên môn: + Thường xuyên hoạch định kỳ tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề. + Chỉ đạo việc thực hiện nội dung, chương trình đào tạo. Nội dung chương trình đào tạo thể hiện tính pháp lý cao, tuy nhiên cần kiểm soát một cách linh hoạt để đảm bảo về mặt pháp lý và đồng thời đạt được mục tiêu của đào tạo theo đực thù của đơn vị và đối tượng người học + Chỉ đạo tốt các hoạt động trên lớp, phối lợp tốt giữa lý thuyết với thực hành, giữa việc học có hướng dẫn và tự học của người học. + Tăng cường chỉ đạo việc cải tiến phương pháp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình đào tạo. + Tăng cường sự phối hợp hiệu quả với các bộ phận chức năng (trong và ngoài đơn vị) có liên quan để tranh thủ sự hỗ trợ và quản lý hiệu quả các hoạt động giảng dạy. Recommendations for English Teachers for Effective Learning Miss. Min Wu - Communication Adviser from Wusc One of the most common difficulties that language teachers in Vietnam have to deal with is the large class size. Often classes would have 30 or even 50 students and this can be quite a challenge, especially when a teacher wishes to facilitate listening or speaking activities. In order to overcome the challenge of large class size, a strategy that I recommend is to incorporate teamwork into class activities. Teachers can design activities that students can do in small groups of 3-5 students. This way, more students will get an opportunity to speak English during class time. An example of such group activity is a role-play. The teacher can design a scenario, such as at the restaurant with friends or at the doctor’s office, and ask the students to create a dialogue in small groups. Every student in the groups has to speak a certain number of lines, so that everyone gets a chance to practice their oral English. The teacher can also put students who have higher level of English skills with the weaker students so the more advanced students can help their classmates. The key to such role-play activity is that the teacher needs to ask each group to present their dialogue to the class. The students have to memorize their lines so they are not just reading what they wrote down, but actually having a conversation. Also, it is important that after the students present, the teacher has to give feedbacks regarding the student’s pronunciation, grammar and use of words. This way, the students can learn from their mistakes and improve their conversation skills in the future. My next point regarding more effective English learning is to recommend teachers to focus more on teaching phrases and not just individual words. We can a teacher is teaching a new word, he or she should always write down the phrase that word is in. When the students are reviewing, the teacher should also get them to review all the phrases and not just the word. Learning phrases will help student in conversation so much more. So often I hear students use a word incorrectly in their speech because they only know the meaning of the word but not its proper usage. Learning phrases will help students to overcome this challenge. In addition, I feel that it would be more beneficial for student to listen to more English rather reading English. I find that many students understand English grammar quite well and can recognize a word when they read it. However they cannot recognize the same word when they hear it. The teachers need to help the students train their ears to be familiarized with listening to English. Teachers should find good sources of audio or video material and get the student to listen to the everyday. These materials should be in common everyday English such as the news, TV shows, music or movies. They shouldn’t be the material that came with the textbook that contains rigid dialogues that are often not very realistic. Listening is the key. If students can get into a habit of listen to some English every day, they will improve significantly not just in their listening skills, but also in their pronunciation and conversation skills. Language is a tool used for communication, so being interactive is the key. While it is important for teacher to prepare the students with the basic grammar points and vocabulary, having a teacher just lecture the students about English is often not effective. The teacher should dedicate at least 2/3 of class time for interactive activities. Teachers need to get the students talk as much as possible. However, the teacher also has to give enough guidelines so that students can focus on practice certain language skill. For example, it would not be sufficient for the teacher to just tell the students to create dialogue about going to a restaurant. Students need to be given phrases or sentence structures that they can use. Teachers should also encourage students to answer questions in complete sentences. So often I hear students to just give one word answers such as “yes” or “no”. Students need to answer in complete sentences to practice their conversation skills and be more comfortable in using the language. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GIÁO VIÊN TIẾNG ANH DẠY TỐT, SINH VIÊN HỌC HIỆU QUẢ Min Wu – Cố vấn truyền thông của tổ chức Wusc Một trong số những khó khăn của giáo viên ngôn ngữ tại Việt Nam là phải đối mặt với lớp đông. Hầu hết các lớp đều trên 30 sinh viên, thậm chí đến 50 sinh viên, đây thực sự là một thử thách, đặc biệt là khi giáo viên muốn tổ chức các hoạt động nghe và nói. Để vượt qua được khó khăn này, tôi khuyên giáo viên nên tổ chức học nhóm trên lớp. Giáo viên có thể thiết kế các hoạt động mà sinh viên có thể làm việc nhóm từ 3-5 người. Với cách này nhiều sinh viên sẽ có cơ hội nói tiếng Anh trên lớp. Ví dụ như một hoạt động đóng vai. Giáo viên thiết kế một số kịch bản như đi ăn ở nhà hàng cùng bạn bè, đến khám bác sĩ, …và yêu cầu sinh viên thiết lập hội thoại theo từng nhóm nhỏ. Mỗi sinh viên đều phải nói một số dòng (câu) để mà đảm bảo sinh viên nào cũng được thực hành nói trên lớp. Giáo viên cũng có thể phân công những sinh viên khá, giỏi cùng nhóm với sinh viên yếu hơn để họ giúp đỡ nhau. Đích cuối cùng của hoạt động đóng vai này là mỗi nhóm phải thể hiện hội thoại của mình trước lớp mà không cần đọc kịch bản nhóm đã viết, thực sự là giao tiếp. Một điều cũng rất quan trọng là sau khi các nhóm thể hiện giáo viên phải có những nhận xét về âm, về ngữ pháp về cách dùng từ. Bằng cách này sinh viên sẽ học tập từ chính lỗi của mình và tiến bộ về kỹ năng giao tiếp trong tương lai. Một điều tôi muốn đóng góp nữa là để học tiếng anh hiệu quả giáo viên phải dạy theo cụm từ mà không phải chỉ là từ đơn lẻ. Khi ta dạy một từ thì ta cũng nên đưa ra cho sinh viên biết từ đó còn có các cụm từ. Khi sinh viên ôn tập hoặc gặp lại từ nào đó, giáo viên nhắc lại từ và yêu cầu sinh viên phải nhắc lại được cụm từ mà từ đó có mặt tạo thành. Học cụm từ sẽ giúp sinh viên giao tiếp tốt hơn và nhiều hơn. Thực tế, tôi nghe thấy sinh viên dùng từ sai bởi họ chỉ biết nghĩa của từ đó mà không biết nghĩa của cả cụm từ và ngữ cảnh sử dụng nó. Học từ theo cụm từ sẽ giúp sinh viên vượt qua lỗi sai này. Hơn nữa, tôi thấy sinh viên học tiếng Anh sẽ hiệu quả khi nghe nhiều chứ không phải là đọc nhiều. Tôi biết rằng nhiều sinh viên của trường hiểu được ngữ pháp và twd vựng khi họ gặp, nhưng họ lại không nghe được chính từ đáy khi giao tiếp. Giáo viên nên giúp họ luyện tập để có được đôi tai nghe tốt tiếng Anh. Giáo viên nên khai thác các nguồn bài nghe, video để cho sinh viên nghe hàng ngày. Những nguồn tài liệu này là tin tức, chương trình tivi, các bản nhạc hay phim ảnh bằng tiếng Anh. Ngững tài liệu này không phải như nguồn tài liệu cứng nhắc, không thực tế như có trong giáo trình. Nghe là chìa khoá. Nếu sinh viên nghe được thì đây là tiến bộ đáng kể không chỉ cho kỹ năng nghe mà còn cho cả phát âm và kỹ năng giao tiếp. Ngôn ngữ là công cụ của giao tiếp, vì vậy tương tác là chìa khoá. Trong khi giáo viên chỉ hướng dẫn sinh viên những mẫu ngữ pháp hay từ vựng thì việc dạy tiếng nah như thế sẽ không hiệu quả. Giáo viên nên dành ít nhất là 2/3 thời gian cho các hoạt động tương tác. Giáo viên nên khuyến khích sinh viên nói càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, giáo viên phải đưa ra những hướng dẫn cụ thể để sinh viên tập trung vào luyện tập một số kỹ năng cụ thể. Ví dụ: sẽ là không đây đủ nếu giáo viên chỉ yêu cầu sinh viên lập hội thoại khi ở một nhà hàng. Sinh viên cần được gợi ý một số cụm từ, từ có liên quan đến chủ đề. Một điều nữa, để khuyến khích và luyện tập sinh viên nói hoặc tương tác trên lớp giáo viên phải yêu cầu sinh viên trả lời câu hỏi bằng câu trả lời đầy đủ, không phải như câu trả lời của sinh viên mà tôi thường nghe được là “có” hoặc ‘không’. Sinh viên cần được trả lời câu đầy đủ để phát triển kỹ năng giao tiếp tiếng Anh và thấy thoải mái, tự tin hơn trong sử dụng ngôn ngữ (tiếng Anh). THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ TẠI TRUNG TÂM NN-TH&NV Ths. Đinh Thị Hồng Hải Tổ trưởng bộ môn NN – TT NN-TH&NV 1. Đặt vấn đề Tiếng Anh là một ngôn ngữ giao tiếp phổ biến trên thế giới. Nhờ có tiếng Anh mà các quốc gia, các nền văn minh, các thành tựu khoa học kỹ thuật, … và con người trên toàn thế giới gần nhau và hiểu nhau hơn. Việt Nam là một trong số các quốc gia sử dụng tiếng Anh như ngoại ngữ. Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, mọi lĩnh vực khoa học kỹ thuật, giáo dục, … đều có sự giao lưu, học tập lẫn nhau. Những năm gần đây, ở Việt Nam ngoại ngữ (tiếng Anh) có vai trò và vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục đào tạo và trong sự phát triển của đất nước. Trong đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” nêu rõ: phấn đấu đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do vậy, trên thực tế, ngoài việc tổ chức đào tạo chương trình ngoại ngữ chính khoá theo quy định của Bộ GD&ĐT, các trường đại học, cao đẳng, các trung tâm ngoại ngữ trong các trường đều xây dựng cho mình những chương trình riêng nhằm hỗ trợ sinh viên và đáp ứng nhu cầu học để nâng cao trình độ, nắm bắt được các kỹ năng thực hành ngôn ngữ. Về năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) của sinh viên các trường cao đẳng nói chung và trường CĐCĐ Hà Nội nói riêng chưa đồng đều và chưa tốt. Vấn đề này có những nguyên nhân sâu xa và tồn tại chưa có cách giải quyết triệt để. 2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực tiếng Anh của sinh viên 2.1. Về chương trình đào tạo - Từ các bậc phổ thông, sinh viên đã được học chương trình tiếng Anh rất nặng, thiên về phát triển vốn từ và ngữ pháp để phục vụ cho các bài kiểm tra viết đánh giá năng lực tiếng Anh của các em. - Đánh giá năng lực tiếng Anh là đánh giá năng lực sử dụng ngôn ngữ, đánh giá kết quả của một quá trình học tập. Trong thực tế đúng là sinh viên có cả một quá trình học tiếng Anh từ tiểu học, THCS và PTTH, nhưng trên thực tế thì kết quả đạt được lại gần như sinh viên vào cao đẳng phải học lại từ đầu. Như vậy, chương trình học tiếng Anh chưa có sự kế thừa, liên thông. - Học cao đẳng, nhà trường chọn giáo trình phù hợp với yêu cầu của bậc học, nhưng chưa chú ý đến đối tượng sinh viên. 2.2. Về phương pháp giảng dạy của giáo viên - Mặc dù có đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên bậc phổ thông cũng đã được tham gia các lớp tập huấn về phương pháp rất bài bản, nhưng mỗi giáo viên lại có trình độ thu nhận và trách nhiệm nghề nghiệp khác nhau, sự sáng tạo khác nhau nên cuối cùng học sinh vẫn chưa biết cách hoạc tiếng Anh. - Lên cao đẳng, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở kiến thức cho sinh viên, nhưng đôi khi giáo viên cũng chưa làm tròn trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, người giáo viên chưa nắm chắc những yêu cầu của phương pháp giảng dạy nên bài giảng chưa hiệu quả. 2.3. Về phía sinh viên: - Đến từ nhiều vùng miền khác nhau, điều kiện học tập khác nhau, trình độ tiếng Anh chênh lệch nhau. Thậm chí có những sinh viên phổ thông học tiếng Pháp, chưa từng được học tiếng Anh. - Không có động lực học tập, chỉ cần đạt điểm qua được học phần tiếng Anh, không có môi trường học tiếng. 2.4. Một số nguyên nhân khác - Sí số lớp đông, trang thiết bị cho học ngoại ngữ còn thiếu, … 3. Giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn tiếng Anh 3.1. Về phía nhà trường: - Có phòng học chuyên dùng được trang bị các thiết bị phục vụ giảng dạy môn tiếng Anh như phòng Lab, bảng thông minh, .... - Tạo điều kiện cho GV tham gia các buổi tập huấn, các khóa học ngắn hạn nhằm cập nhật kiến thức mới cũng như phương pháp giảng dạy tiên tiến, bổ sung tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập ngoại ngữ. 3.2. Về phía trung tâm: - Chương trình đào tạo: + Đối với sinh viên trong trường: chương trình có tính kế thừa, phát triển chương trình tiếng Anh cơ bản của trường để sinh viên không phải học lại, chỉ nâng cao kiến thức để đủ theo quy định của chương trình giáo dục thường xuyên. + Đối với học viên có nhu cầu học tự nguyện: khai thác các giáo trình phù hợp đảm bảo theo quy định của Vụ GDTX- Bộ GD&ĐT. - Cách thức tổ chức lớp học: + Tổ chức các lớp học tiếng Anh phù hợp với trình độ người học, sĩ số 30-40 HS/lớp và giảm đến 20-25 HS/lớp (theo mô hình mới). + Khảo sát trình độ tiếng Anh của HS ngay từ đầu khóa học, phân loại và sắp xếp lớp học phù hợp với trình độ theo kết quả khảo sát từ đó để GV, HS có phương pháp dạy và học cho phù hợp, hiệu quả hơn… + Tập trung cả 4 kỹ năng: Nghe - nói - đọc - viết để đánh giá sinh viên toàn diện 3.3. Về phía giảng viên: - Tăng cường ứng dụng CNTT trong giảng dạy, không ngừng học hỏi trao đổi kiến thức với các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Muốn phát triển trí sáng tạo, muốn cho sinh viên tự lực khám phá kiến thức mới, phải dạy cho sinh viên phương pháp học, mà cốt lõi là phương pháp tự học. - Giáo viên luôn vận dụng sáng tạo phương pháp giảng dạy đặc thù của môn học: phân chia lớp thành từng nhóm, cặp khác nhau để tương tác theo chủ đề, chủ điểm của các bài học, đồng thời thiết kế các nhiệm vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng. 3.4. Về phía sinh viên - Nâng cao tinh thần tự học, tự luyện các kỹ năng tiếng Anh thông qua việc khai thác các nguồn tài liệu trên mạng, thư viện, … - Đối với HS yếu kém, phải học lại tiếng Anh từ đầu để có nền tảng sau đó mới học phát triển nâng cao các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. - Đối với HS khá giỏi cần tham gia các khóa học để nâng cao, trau dồi các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết thành thạo và đặc biệt là kỹ năng nghe, nói… 4. Kiến nghị đề xuất: - Ban phụ trách chuyên môn nhà trường xây dựng bổ sung quy trình đánh giá năng lực tiếng Anh của sinh viên trong suốt 3 năm học cao đẳng. - Khảo sát sinh viên đầu khóa để sàng lọc những sinh viên chưa đủ năng lực tiếng Anh tham gia học phần tiếng Anh cơ bản 1 và 2 (theo quy định của Bộ GD&ĐT tương đương trình độ B). Những sinh viên này sẽ được khuyến khích, tư vấn và hỗ trợ tham gia các khoá học tiếng Anh tự nguyện để bổ sung kiến thức, sau khoá học được kiểm tra và nếu đủ năng lực thì tiếp tục tham gia học phần tiếng Anh 1 và 2. - Nhà trường tạo điều kiện để trung tâm cùng tham gia tăng cường dạy tiếng Anh cho sinh viên để thực hiện đề án “Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho sinh viên cao đẳng, đại học đến năm 2020” của Bộ GD&ĐT xây dựng. - Đề nghị nhà trường cử giảng viên, giáo viên của trung tâm tham gia các lớp đào tạo đạt chuẩn năng lực theo quy định. PAGE 21