« Home « Kết quả tìm kiếm

DI SẢN VĂN HÓA LÀNG CÔI TRÌ.docx


Tóm tắt Xem thử

- DI SẢN VĂN HÓA Ở LÀNG CÔI TRÌ (YÊN MỸ, YÊN MÔ, NINH BÌNH) Đinh Văn Viễn Thạc sỹ, Trường Đại học Hoa Lư Tóm tắt Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Làng Côi Trì hiện nay thuộc xã Yên Mỹ huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình chứa đựng kho tàng di sản văn hóa phong phú như đình, chùa, lễ hội, văn bia, văn học,… Di sản văn hóa của làng Côi Trì có giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật, giá trị giáo dục to lớn, là sức mạnh nội sinh tiềm tàng, thúc đẩy Côi Trì phát triển.
- Vấn đề cấp thiết hiện nay là phải tiến hành nghiên cứu tổng thể, đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa làng Côi Trì.
- Từ khóa: Di sản văn hóa, giá trị di sản văn hóa, Côi Trì, Yên Mô, Ninh Bình 1.
- Mở đầu Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác(Luật Di sản văn hoá).
- Di sản văn hoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc và những tri thức dân gian khác.
- Di 1 sản văn hoá vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học bao gồm di tích lịch sử-văn hoá, danh lam-thắng cảnh và di vật.
- Di sản văn hóa là yếu tố cơ bản tạo nên bản sắc, cơ sở lựa chọn và sáng tạo những giá trị văn hóa mới, tạo điều kiện cho sự phát triển của văn hóa cộng đồng, dân tộc trong giai đoạn tiếp theo.
- Di sản văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, chuyển tải bản sắc văn hóa của một cộng đồng xã hội.
- Di sản văn hóa không chỉ chứa đựng vốn kinh nghiệm, tri thức mà còn mang theo những chuẩn mực về cái chân, thiện, mỹ.
- Nó hiện diện thông qua các biểu tượng văn hóa phong phú, đa dạng.
- Nó được coi như một “mã di truyền xã hội”, “hệ thống các giá trị” để hình thành bản sắc của mỗi cộng đồng.
- Các di sản văn hóa còn là cơ sở để chống lại sự xâm lăng văn hóa, những sản phẩm văn hóa độc hại, lai căng.
- Di sản văn hóa là tài sản quý giá của cộng đồng chủ thể di sản đó.
- Di sản văn hóa chính là nguồn “sử liệu” để “đối thoại” rồi “hiểu được tiếng nói thì thầm của quá khứ, của tổ tiên” (chữ của GS Trần Lâm Biền).
- Di sản văn hóa có vai trò quan trọng trong việc giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân.
- Mặc khác, di sản văn hóa còn là tiền đề, là cơ sở cho sự sáng tạo ra cái mới trong văn hóa đời sống.
- Di sản văn hóa còn là nguyên vật liệu cho sự phát triển văn hóa bằng sự tích lũy các giá trị văn hóa của quá khứ.
- Văn hóa Việt Nam truyền thống về cơ bản là văn hóa làng.
- Việc tìm hiểu di sản văn hóa làng có ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu văn hóa làng Việt nói riêng, văn hóa dân tộc Việt nói chung.
- Nội dung nghiên cứu 2.1 Khái quát về làng Côi Trì Làng Côi Trì hiện nay thuộc xã Yên Mỹ huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình.
- Làng được thành lập sau công cuộc khai hoang theo “phép chiếm xạ” thời Lê sơ, gắn liền với sự ra đời của con đê Hồng Đức (1472).
- Năm Gia Thái thứ nhất (1573) đổi Côi Đàm thành Côi Trì thuộc huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hoa.
- Từ đây về sau tên Côi Trì được 2 giữ nguyên.
- “Đàm” hay “Trì” thì đều có nghĩa là “cái ao”, nó phản ánh một vùng đất trũng, úng nước liên tục nhưng đó là “cái ao” “đẹp”(“đẹp”là nghĩa của từ “Côi”) Năm 1806, Côi Trì thuộc huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, đạo Thanh Bình, trấn Thanh Hoa.
- Năm 1822, Côi Trì thuộc huyện Yên Mô, phủ trường Yên, đạo Ninh Bình, trấn Thanh Hoa.
- Năm 1829, Côi Trì thuộc huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Ninh Bình.
- Từ năm 1831 đến Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Côi Trì thuộc tổng Yên Mô, huyện Yên Mô, phủ trường Yên, tỉnh Ninh Bình(1).
- Từ sau khi được thành lập Côi Trì phát triển mạnh.
- Đến thế kỷ XVII, XVIII, Côi Trì đã là một làng (xã) thuộc loại lớn, có nền nông nghiệp, thủ công nghiệp phát triển.
- Côi Trì là làng nổi bật ở Ninh Bình bởi truyền thống học hành, khoa cử, truyền thống cách mạng, với các nhân vật như Ninh Ngạn, Ninh Tốn, Ninh Địch, Tạ Uyên,…Làng chứa đựng kho tàng di sản văn hóa phong phú cả về văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.
- 2.2 Di sản văn hóa ở làng Côi Trì Sau đây xin giới thiệu một số di sản văn hóa ở Côi Trì: Đình Đoài Thái Côi Trì có hai ngôi đình đó là Đình Đoài Thái và Đình Đông Thọ mà dân địa phương hay gọi là Đình Tây và Đình Đông.
- Ban đầu khi mới lập làng cư dân Côi Trì xây dựng miếu Trong (hiện nay khu đất xây miếu này vẫn được gọi là gò miếu Trong) để thờ Thành hoàng.
- Dãy tả vu phía đông có 7 gian, là nơi cúng cô hồn 1 : Ninh Bình tỉnh, Yên Mô huyện, Yên Mô tổng, Côi Trì xã địa bạ,ký hiệu Q3939, TTLT Quốc gia I.
- Về sau chính cung còn là nơi thờ 89 “quan chiếm xạ”, “bát vị hậu thần”.
- Chùa An Thái Côi Trì xây dựng chùa năm 1775 với tên gọi An Thái Tự.
- 4 Chùa An Thái là trung tâm diễn ra các lễ hội của Phật tử Côi Trì.
- Chùa đặc biệt là các điêu khắc vì kèo trong chùa là một tác phẩm nghệ thuật thể hiện tài hoa của người thợ mộc Côi Trì.
- Hòn Đá Chiếm xạ “Đá chiếm xạ” có kích thước dài 0,50m, rộng 0,60m có dấu của 89 vết dao chém.
- Tương truyền đây là hòn đá mà 89 vị chiếm xạ của làng Côi Trì (89 người đầu tiên đến khai hoang lập làng) xưa kia đã chém đá thề cùng đoàn kết, xây dựng xóm làng.
- Hiện hòn đá được đặt trang trọng phía trước chính cung của Đình làng Côi Trì.
- Hòn đá là minh chứng cho tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết, chung lưng đấu cật trong khai phá làng xã của cư dân Côi Trì.
- Lễ hội dân gian Lễ hội dân gian tiêu biểu nhất ở Côi Trì là hội làng được mở vào 12 tháng Giêng hàng năm.
- Đây cũng là ngày giỗ các “quan chiếm xạ”.
- Lễ hội diễn ra tại đình làng.
- Lễ hội thường diễn ra trong hai ngày.
- Trưa ngày 11 tháng giêng đã tổ chức tế cáo với Thành hoàng, các “quan chiếm xạ”.
- Sáng ngày 12 tháng giêng là ngày chính của lễ hội.
- Mở đầu lễ hội là việc diễn lại tích các “quan chiếm xạ” lập làng.
- Có 89 người đóng vai 89 “quan chiếm xạ”.
- Sau khi vào đến sân đình làng, lần lượt Giám tế, các quan viên, chức sắc trong làng thắp hương tế Thành hoàng, các “quan chiếm xạ”.
- Mỗi giáp đều có mâm lễ để dâng cúng Thành hoàng, các “quan chiếm xạ”, các hậu thần.
- Vị Giám tế đọc bài văn tế nêu rõ công lao giúp dân của Thành hoàng, công lao khai phá, xây dựng xóm làng của các “quan chiếm xạ”.
- Sau tế cáo là trò diễn “lễ ăn thề”, 89 người tượng trưng cho 89 “quan chiếm xạ”ăn thề với các điệu múa mô phỏng việc “chém đá ăn thề”, đắp đê, đào kênh mương.
- Có thể nói hội làng Côi Trì là một hình thức lễ hội lịch sử.
- Văn học Côi Trì là một làng Nho học phát triển, giáo dục được chú trọng.
- Từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, làng đã để lại một di sản văn học bao gồm cả văn học viết và văn học dân gian đáng ghi nhận.
- Về văn học viết: Tư liệu còn lưu lại không nhiều nhưng cũng cho thấy một làng có nhiều tác giả, tác phẩm văn học có giá trị.
- Tác phẩm gồm 45 chương trình bày về những khái niệm của Nho giáo, về Hiếu, Trung, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín, về đạo làm người, về Kinh (sự bất biến) và Quyền(sự biến của đạo Nho), về Đạo học của Tống Nho,… Vũ vu thiển thuyết được đánh giá là tác phẩm văn học, triết học có giá trị.
- Tác giả nổi bật nhất của Côi Trì là Tiến sĩ Ninh Tốn.
- trong các tập: Chuyết Sơn thi tập đại toàn (Viện Hán Nôm, ký hiệu A1407), Chuyết Sơn thi tập(lưu tại Viện Hán Nôm, ký hiệu A 1292), Tiền Lê tiến sĩ Ninh Tốn thi tập (lưu tại Viện Hán Nôm, ký hiệu A350), Côi Trì bi ký.
- Ninh Tốn còn là tác giả chính của bản hương ước của làng với tên gọi Côi Trì thông lệ.
- TcNCLS sè 1, trang 37 7 Văn học dân gian ở Côi Trì phát triển khá mạnh với nhiều thể loại như ca dao, tục ngữ, thành ngữ, vè.
- Ca dao, tục ngữ của Côi Trì đã phản ánh nhiều mặt của đời sống.
- Bắc Nam tiếp giáp Cổ Đà, Yên Mô.” Nhắn nhủ nhau không quên về lễ hội của làng: “Dù ai đi đâu, làm đâu Hội mười hai Tết rủ nhau mà về”.
- Tự hào về làng Nho học phát triển, có nhiều thầy đồ, người Côi Trì có câu: “Lão Yên Mô, đồ Côi Trì” hay “Yên Mô tứ xã”.
- Nói về sự nổi tiếng, khéo tay, tài hoa của thợ mộc của làng, người Côi Trì có câu: “Mộc Côi Trì, nề Bình Hải”.
- Ngoài ra Côi Trì còn có hàng loạt những bức đại tự, hoành phi, câu đối ở đình, chùa, nhà thờ.
- Đây là một di sản khổng lồ về văn tự, văn học cổ mang giá trị văn hoá to lớn.
- Nổi bật nhất trong thành tựu văn học dân gian đó là Côi Trì thơ về địa phương.
- Bài “Hương sử” gồm 274 câu thơ lục bát được nhiều thế hệ người Côi Trì nối tiếp nhau sáng tác.
- “Hương sử” trình bày nhiều mặt về công cuộc khai hoang lập làng, phong tục tập quán của Côi Trì.
- Có thể coi đây là bộ sử về Côi Trì được viết bằng thể thơ lục bát nhẹ nhàng, dễ nhớ, mang tính giáo dục cao.
- Văn bia Văn bia ở Côi Trì khá phong phú.
- “Côi Trì Bút thị bi ký.
- Bia ghi việc năm ất Hợi, Cảnh Hưng dân 8 xã Côi Trì và thôn Thượng xã Yên Mô chôn cột đá phân ranh giới.
- Sau đó Ninh Ngạn, người Côi Trì dùng nơi giáp ranh lập chợ, đặt tên là chợ Bút, dân hai xã đến trao đổi buôn bán.
- “Côi Trì bi ký”- Cảnh Hưng 30(1769).
- Nội dung bia ghi việc khai hoang lập làng đời Hồng Đức, danh sách 89 “quan chiếm xạ”, một số tục lệ của làng.
- Tổ tiên 8 đời người làng Ninh Xá, huyện Vọng Doanh đến khai hoang lập ấp ở Côi Trì từ đời Hồng Đức.
- “Côi Trì Vũ hội bi ký.
- Bia ghi danh sách hội viên làng văn, danh sách người và số ruộng cúng cho làng văn Côi Trì.
- “Côi Trì Lão hội bi ký” Cảnh Hưng 25(1765).
- Bia ghi danh sách hội viên làng lão Côi Trì, Hội ước làng Lão Côi Trì.
- Bia cao 1 m20, rộng 0,85m ghi việc xã Thọ Thái được tách ra từ xã Côi Trì.
- “Vũ vu thiển thuyết”.
- Kết luận Các di sản văn hóa của làng Côi Trì trên đây là tài sản vô giá, là nguồn sử liệu quan trọng cung cấp thông tin về sự thành lập, quá trình phát triển, phong tục, tập quán, lễ hội.
- mang nội dung văn hóa, có giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật, giá trị giáo dục to lớn, thể hiện chiều sâu truyền thống văn hóa, hun đúc nên những truyền thống tốt đẹp, là sức mạnh nội sinh tiềm tàng, thúc đẩy Côi Trì phát triển trong thời đại mới.
- Tuy nhiên, cũng như nhiều làng xã khác, di sản văn hóa làng Côi Trì đang chịu tác động mạnh mẽ của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Điều tra, sưu tầm và nghiên cứu, đề xuất phương thức bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng Côi Trì trong bối cảnh hiện nay vừa mang ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn sâu sắc.
- Quốc hội (2003), Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Đình Thành (Chủ biên) (2008), Di sản văn hóa - bảo tồn và phát triển, Nxb Tổng hợp Tp.
- Đinh Văn Viễn(2010): Vài nét về tình hình ruộng đất ở Côi Trì(Yên Mô – Ninh Bình) nửa đầu thế kỷ XIX qua tư liệu địa bạ, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 12