« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn lớp 8 huyện Bình Giang năm 2014 - 2015


Tóm tắt Xem thử

- Đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Ngữ Văn có đáp án – Phòng GD&ĐT Bình Giang.
- PHÒNG GD &.
- ĐT BÌNH GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC.
- ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8 Thời gian làm bài: 90 phút.
- a) Thế nào nói giảm nói tránh? Tác dụng của nói giảm nói tránh?.
- b) Chỉ ra từ ngữ diễn tả phép nói giảm nói tránh và cho biết ý nghĩa, tác dụng của nó trong những câu văn sau:.
- Ăn ở với nhau được đứa con trai lên hai thì chồng chết.
- Cách mấy tháng sau đứa con lên sài lại bỏ đi để chị ở một mình..
- Tóm tắt đoạn trích Lão Hạc (SGK Ngữ văn 8, tập 1) bằng một đoạn văn khoảng từ 8 đến 10 câu..
- Vì sao có thể nói bức tranh vẽ chiếc lá của cụ Bơ-men trong văn bản Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri là một kiệt tác?.
- Mượn lời chị Dậu em hãy kể lại đoạn truyện cai lệ và người nhà lí trưởng đến thúc sưu, chị đã vùng dậy đánh trả bọn chúng.
- (Dựa vào nội dung đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
- trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố).
- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI GIỮA KỲ I NĂM HỌC .
- MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 8.
- HS nêu được khái niệm, tác dụng của phép nói giảm, nói tránh:.
- Là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển.
- Tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề.
- Chỉ ra từ ngữ diễn tả phép nói giảm nói tránh: bỏ đi (0,5 điểm.
- Tác dụng:.
- Tránh lặp lại từ “chết” ở câu trước.
- Tránh cảm giác đau buồn.
- Tóm tắt đoạn trích “Lão Hạc”:.
- Cần đảm bảo các ý sau:.
- Lão Hạc sống cô đơn vì con trai bỏ đi đồn điền cao su, chỉ còn có con chó Vàng bầu bạn.
- Lão đau đớn kể lại câu chuyện bán chó cho ông giáo nghe vì cho mình đã đánh lừa một con chó.
- Lão gửi ông giáo tiền lo ma và giữ hộ mảnh vườn cho con trai.
- (0,25 điểm.
- Lão sống mòn, nhưng từ chối sự giúp đỡ của ông giáo.
- Lão xin Binh Tư bả chó để đánh con chó hay sang vườn nhà lão khiến cả ông giáo và Binh Tư đều hiểu lầm lão.
- Nhưng cuối cùng lão đã chết vật vã đau đớn bằng bả chó.
- Ông giáo thầm hứa với lão sẽ trao tận tay con trai lão mảnh vườn.
- Lưu ý: HS viết thành đoạn văn tóm tắt.
- Nếu gạch ý thì trừ 0,5 điểm..
- HS nêu được các ý sau:.
- Chiếc lá được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt: đêm tối, mưa vùi dập, gió phũ phàng.
- Chiếc lá được vẽ rất giống thật khiến hai họa sĩ không nhận ra đó chỉ là bức vẽ.
- Nó đã cứu sống tính mạng một con người.
- Nhưng nó cũng đánh đổi bằng tính mạng của người tạo ra nó, kết tinh tài năng, tình yêu thương, khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính.
- Nếu gạch ý thì trừ 0,25 điểm.
- Trong ý thứ tư, thiếu ý khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính thì trừ 0,25 điểm).
- a) Yêu cầu về hình thức:.
- Thể loại văn tự sự (kể chuyện sáng tạo)- Đối tượng kể: nội dung đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố)- Bài làm có ba phần : Mở bài, thân bài, kết bài.
- Biết dùng từ, đặt câu sinh động, giàu cảm xúc, đúng chính tả, ngữ pháp – Ngôi kể: thứ nhất, xưng “tôi” (nhập vai chị Dậu).
- Kết hợp kể với tả, biểu cảm..
- b) Yêu cầu về nội dung:.
- Học sinh dùng lời kể của chị Dậu để kể đoạn truyện..
- HS biết nhập vai nhân vật để kể lại truyện, có thể thay đổi một vài chi tiết, tránh sao chép y nguyên trong SGK..
- HS có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, song cần bảo đảm các nội dung chính sau:.
- Mở bài: 0,5 điểm.
- Chị Dậu giới thiệu về mình.
- Giới thiệu hoàn cảnh xuất hiện câu chuyện (Cai lệ và người nhà lí trưởng đến đốc thuế, bắt trói anh Dậu).
- Thân bài : (4,0 điểm) Kể lại đầy đủ các sự việc chính:.
- Giới thiệu sơ lược về hoàn cảnh gia đình chị Dậu: cùng đinh trong làng, phải nộp hai suất sưu, chồng vừa chết đi sống lại..
- Cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào với dụng cụ đánh bắt trói người..
- Chị Dậu van xin ba lần, nhưng người nhà lí trưởng thì mỉa mai, cai lệ thì chửi mắng, đánh chị và cứ sấn vào trói anh Dậu..
- Chị Dậu đã uất ức cự lại bằng lí rồi đấu lực, quật ngã hai tên tay sai..
- Kết bài: 0,5 điểm.
- Kết thúc, ý nghĩa câu chuyện (quy luật tức nước thì phải vỡ bờ), cảm xúc suy nghĩ của người kể..
- Điểm 5: Đảm bảo đầy đủ các yêu cầu nêu trên.
- Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt, trình bày sạnh đẹp.
- Điểm 4: Bài viết đúng thể loại, đạt các yêu trên, còn mắc vài lỗi chính tả, diễn đạt, trình bày sạch đẹp..
- Điểm 3: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
- Còn một số lỗi về diễn đạt..
- Điểm 1- 2: Học sinh viết đúng kiểu bài.
- Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả..
- Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp..
- Nếu HS kể lại truyện như VB trong SGK dù kể đủ các sự việc nhưng không chú ý đan xen tả, biểu cảm cũng chỉ cho tối đa một nửa số điểm.
- Những bài lạc sang văn nghị luận cũng cho một nửa số điểm.).
- Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào tiêu chuẩn cho điểm và bài làm cụ thể của học sinh để cho điểm phù hợp, tránh đếm ý cho điểm, trân trọng những bài viết sáng tạo.