« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình


Tóm tắt Xem thử

- Phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Trường Đại học Kinh tế.
- Luận văn ThS.
- Kinh tế chính trị.
- Một là, luận văn đã tổng quan, khái quát hóa làm rõ thêm một số vấn đề lý luận liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận văn..
- Hai là, sau khi giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu, luận văn đã tập trung phân tích thực trạng phát triển HTX Nông nghiệp ở huyện Lệ thủy, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn nghiên cứu, có rút ra những mặt tích cực, các yếu kém và nguyên nhân của các yếu kém..
- Luận văn cũng trình bày các vấn đề cấp bách cần giải quyết trong thời gian tới.
- Ba là, sau khi trình bày quan điểm, mục tiêu và phương hướng phát triển, luận văn đề xuất thực hiện 5 nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển HTX Nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy trong những năm tới đây.
- Luận văn cũng có các kiến nghị cụ thể với Trung ương, tỉnh Quảng Bình và huyện Lệ Thủy..
- Hợp tác xã nông nghiệp.
- Kinh tế tập thể.
- Trong điều kiện nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế chậm phát triển, chủ yếu là kinh tế nông nghiệp, tư liệu sản xuất lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ bé, mang nặng tính tự cung, tự cấp.
- Đặc biệt trong nông nghiệp phần lớn là các hộ nông dân cá thể thì mô hình hợp tác xã (HTX) của những người sản xuất kinh doanh dịch vụ riêng lẻ dưới nhiều hình thức đa dạng là một nhu cầu thiết yếu, đang là xu thế khách quan.
- Mặt khác trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang phấn đấu thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới do vậy việc phát triển hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) càng trở nên quan trọng hơn.
- Phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã, đang là một trong những hướng ưu tiên của Đảng và Nhà nước.
- Mục tiêu của nước ta đưa kinh tế hợp tác, hợp tác xã thoát khỏi tình trạng yếu kém và có đóng góp ngày càng lớn hơn vào GDP của nền kinh tế.
- Thúc đẩy kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển nhanh và bền vững sẽ góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.
- HTX ra đời năm 1996 đã tác động và làm cho các HTX biến đổi theo hướng tích cực hơn, nhờ đó đã tạo điều kiện cho HTX ngày càng phát triển.
- Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới và phát triển, HTX NN còn gặp nhiều khó khăn, bộc lộ nhiều yếu kém, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sức sản xuất.
- Các HTX NN chưa phát huy hết tính ưu việt của loại hình kinh tế tập thể.
- Do vậy để làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, đòi hỏi các HTX phải đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển các HTX NN để đáp ứng nhu cầu đa dạng của hàng chục triệu hộ nông dân đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất..
- Ở tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Lệ Thủy nói riêng, kinh tế tập thể cụ thể là các HTX NN được quan tâm, thành lập và phát triển rất sớm.
- Với thế mạnh là huyện nông nghiệp thuần túy, sản lượng lương thực của huyện Lệ Thủy thu được hàng năm khá lớn chiếm 1/3 sản lượng toàn tỉnh Quảng Bình.
- trong những năm qua hoạt động của các HTX NN ở huyện Lệ Thủy đã ngày càng phát triển, đời sống của nông hộ xã viên ngày một được nâng cao, bộ mặt nông thôn được khởi sắc, HTX đã thực sự là chỗ dựa vững chắc, là “Bà đỡ” cho các hộ nông dân trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương, tiêu biểu phải kể đến 1 số HTX NN như Thượng Phong, Tuy Lộc, Lộc Hạ...HTX NN Đại Phong một thời là HTX NN điển hình lá cờ đầu của toàn miền Bắc XHCN về sản xuất nông nghiệp được vinh dự đón Bác Hồ về thăm.
- Mặc dù vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được, những HTX NN điển hình hoạt động có hiệu quả ở huyện Lệ Thủy vẫn còn hạn chế và gặp phải một số khó khăn nhất định, khó khăn này cũng chính là những khó khăn chung của các HTX NN trong cả nước gặp phải nói chung.
- Nguyên nhân cơ bản là tồn tại ảnh hưởng tiêu cực từ mô hình HTX cũ và sự chưa rõ ràng về định hướng phát triển mới cho phát triển HTX nói chung và HTX NN nói riêng..
- Cùng với phong trào chuyển đổi và thành lập mới các HTX của cả nước, huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình đã có những bước đi phù hợp trong việc chuyển đổi HTX kiểu cũ thành HTX kiểu mới.
- Trên thực tế các HTX đã chuyển đổi chưa chú trọng để phát triển mạnh, đặc biệt là phát triển các hoạt động dịch vụ hỗ trợ, giúp đỡ kinh tế hộ và lợi ích của xã viên khi tham gia HTX.
- Để thúc đẩy kinh tế hợp tác phát triển hơn nữa, đặc biệt là phát triển các HTX NN hiện nay, cần có những nghiên cứu cụ thể về hoạt động của HTX.
- trên cơ sở đó tổng kết, đúc rút kinh nghiệm và tìm ra những giải pháp chủ yếu để phát triển các HTX NN ở huyện Lệ Thủy trong thời gian tới và đưa Luật HTX năm 2012 thực sự đi vào cuộc sống..
- Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, tác giả chọn đề tài “Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” để nghiên cứu làm luận văn Thạc sĩ của mình.
- Đề tài hợp tác xã nông nghiệp là vấn đề quan tâm của nhiều Quốc gia và nhiều địa phương trên cả nước đặc biệt là những quốc gia và những địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp như.
- huyện Lệ Thủy.
- nó có phạm vi rộng và mang tầm khái quát vĩ mô chính vì vậy, đây là đề tài phù hợp với chuyên ngành kinh tế chính trị..
- Câu hỏi mà đề tài đặt ra khi nghiên cứu đó là thực trạng của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Lệ Thủy như thế nào? Các cấp có thẩm quyền và các hợp tác xã cần có giải pháp, cơ chế gì để nhằm thúc đẩy sự phát triển của các HTX NN trong quá trình phát triển KT - XH ở địa phương giai đoạn hiện nay, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn..
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu.
- Luận văn phân tích thực trạng phát triển HTX NN thời gian qua ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Từ đó đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh phát triển HTX NN ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong thời gian tới..
- 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Luận văn hệ thống hóa và hoàn thiện cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về HTX và phát triển HTX NN..
- Đánh giá thực trạng phát triển của các HTX NN huyện Lệ Thủy trong thời gian qua và sự tác động của nó đối với sản xuất của các nông hộ xã viên, đồng thời cũng chỉ ra được những tồn tại hạn chế trong quá trình hoạt động phát triển của các HTX NN..
- Trên cơ sở đó, đề ra phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển các HTX NN huyện Lệ Thủy một cách hiệu quả hơn trong thời gian tới..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu là sự phát triển của các HTX NN trên địa bàn huyện Lệ Thủy..
- 3.2 Phạm vi nghiên cứu.
- Về nội dung, không gian: Luận văn nghiên cứu sự phát triển của các HTX NN trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển các HTX NN huyện Lệ Thủy trong những năm qua (giai đoạn từ năm 2010 đến nay) và xác định phương hướng, giải pháp phát triển trong thời gian tới.
- Đề tài nghiên cứu trong thời gian từ năm 2010 - 2013 đây là giai đoạn có độ dài vừa đủ cho đề tài nghiên cứu trình độ thạc sỹ, mặt khác trong giai đoạn này kinh tế Việt Nam (trong đó có kinh tế nông nghiệp) có những biến động của suy thoái kinh tế toàn cầu.
- đồng thời cũng từ năm 2010 Đảng và Nhà nước ta triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, khi triển khai thực hiện thì bộ mặt nông thôn Việt Nam nói chung và nông thôn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình nói riêng sẽ có những thay đổi căn bản, người hưởng lợi trực tiếp đó là nhân dân vì vậy nghiên cứu vấn đề phát triển các HTX NN là cần thiết, bên cạnh đó năm 2010 là năm đầu nhiệm kỳ của Đại Hội Đảng cấp cơ sở nên các số liệu và các nhận định đánh giá cũng như so sánh sự phát triển của kinh tế nông nghiệp nói chung và sự phát triển của các HTX NN nói riêng của nhiệm kỳ trước và nhiệm kỳ này được thực hiện có cơ sở và nhận định số liệu chặt chẽ..
- Đóng góp mới về khoa học của luận văn.
- Mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết cơ bản và thực tiễn về phát triển HTX và HTX NN..
- Mặt thực tiễn: Trên cơ sở lý luận, luận văn đã khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển HTX NN ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình thời gian qua.
- từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương để phát triển, hoàn thiện HTX NN trên địa bàn huyện trong thời gian tới..
- Kết cấu của luận văn.
- Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 4 chương:.
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề lý luận cơ bản về hợp tác xã nông nghiệp..
- Chương 2: Phương pháp luận và thiết kế nghiên cứu..
- Chương 3:Thực trạng phát triển hợp tác xã nông nghiệp huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua..
- Chương 4: Phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong những năm tới..
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình (2006), Chỉ thị số 11 CT/TU về việc triển khai thực hiện chỉ thị 68 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương ( Khóa VII) và lãnh đạo thực hiện Luật HTX, các nghị định của Chính phủ liên quan đến phát triển kinh tế hợp tác và HTX của các ngành và lĩnh vực kinh tế..
- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2002), Tài liệu nghiên cứu các nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Nguyễn Công Bình (2007), Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh Tiền Giang đến 2015, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh..
- Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng (2001), Kinh tế hợp tác, HTX ở Việt Nam- Thực trạng và định hướng phát triển, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội..
- Bộ Kế hoạch và đầu tư (2004), Thông tư số 04/2004/TT-BKH ngày 13 tháng 12 năm 2004, Hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển khu vực kinh tế tập thể 5 năm 2006 - 2010..
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2011), Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp năm 2012, Hà Nội..
- Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ (2003), Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp.
- nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- C h i C ục thống kê Huyê ̣n Lệ Thủy(2014), Niên giám thống kê 2010 - 2013, Nxb Cục Thống kê, Quảng Bình..
- Chương trình hành động số 20 CTr/TU ngày 7/2/2003 của Tỉnh ủy Quảng Bình và chương trình hành động số 11 CTr/Hu của Huyện ủy Lệ Thủy thực hiện NQ TƯ 5( Khoá IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân..
- Điều lệ mẫu Hợp tác xã nông nghiệp (1997), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Lâm Quang Huyên (2004), Kinh tế nông hộ và kinh tế hợp tác trong nông nghiệp Việt Nam, Nxb Trẻ, Hà Nội.
- Bùi Văn Huyền, Phạm Văn Sáng, Nguyễn Quốc Thái (2011), HTX - nhìn từ thực tiễn Đồng Nai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Lê Thùy Hương (2003), Kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Thực trạng và một số giải pháp, Luận văn Thạc sỹ..
- Chử Văn Lâm, Trần Quốc Toản (1993), Hợp tác hóa nông nghiệp Việt Nam - lịch sử và triển vọng, Nxb sự thật, Hà Nội..
- Liên minh HTX tỉnh Quảng Bình (2010-2013), Các báo cáo tổng kết hàng năm.
- Vũ Văn Phúc (2002), “Về chế độ kinh tế hợp tác xã ở nước ta", Tạp chí lý luận chính trị số 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam (1996-2012), Luật Hợp tác xã, Nxb Chính trị Quốc gia,Hà Nội.
- Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam (2011), Nghị quyết số: 10/2011/QH13 ngày 8/11/2011 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015..
- Lương Xuân Quỳ, Nguyễn Thế Nhã (1999), Đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã trong nông nghiệp, nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội..
- Lưu Văn Sùng (1990), Lý luận về hợp tác hóa nông nghiệp - kinh nghiệm lịch sử và sự vận dụng ở nước ta, Nxb Sự thật, Hà Nội..
- Nguyễn Quốc Thái (2005), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Công tác cán bộ HTX nông nghiệp với sự phát triển loại hình kinh tế này ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ..
- Trần Văn Thiện (2007), Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế HTX ở Việt Nam, Luận án Tiến sỹ kinh tế..
- Nguyễn Văn Tuất (2002), "Hợp tác xã nông nghiệp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long - nhìn từ thực tiễn", Tạp chí Khoa học về chính trị số 3, 2002..
- Văn kiện Đại hội Đảng bộ Tỉnh Quảng Bình lần thứ XV (2010), Nxb Sở Thông tin truyền thông Quảng Bình..
- Văn kiện Đại hội Đảng bộ Huyện Lệ Thủy lần thứ XXII (2010), Nxb Sở Thông tin truyền thông Quảng Bình..
- Văn phòng Huyện ủy, UBND huyện, Phòng NN&PTNT, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Thống kê, phòng Kinh tế hạ tầng UBND huyện Lệ Thủy (2010-2013), Các báo cáo tổng kết hàng năm..
- Hồ Văn Vĩnh (2004), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Cơ sở lý luận và thực tiễn của mô hình phát triển HTX nông nghiệp ở nước ta, Đề tài khoa học cấp Bộ..
- Hồ Văn Vĩnh (2005), “Phát triển hợp tác xã nông nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta", Tạp chí cộng sản số 8, 2005.