« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính


Tóm tắt Xem thử

- Phát biểu cảm nghĩ về đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính.
- Quan Âm Thị Kính là vở chèo cổ nổi tiếng của sân khấu chèo.
- Phần 1 là Án giết chồng: Thiện Sĩ, con trai Sùng ông, Sùng bà gia đình khá giả, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng ông, một nông dân nghèo.
- Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi.
- Thiện Sĩ giật mình hoảng sợ vội hô hoán lên, Sùng bà giận dữ đổ riệt cho con dâu có ý giết chồng, mắng chửi thậm tệ và đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ.
- Phần 2 là Án hoang thai: Bị oan ức nhưng không thể thanh minh, Thị Kính đành giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp danh là Kính Tâm.
- Phần 3 là Oan tình được giải, Thị Kính lên tòa sen: Trải qua ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con của Thị Mầu.
- Hai sự kiện thuộc hai mảnh đời khác nhau của Thị Kính nhưng chúng có liên hệ chặt chẽ với nhau.
- Phần này có năm nhân vật tham gia vào quá trình tạo nên xung đột kịch và làm nền cho nhân vật Thị Kính bộc lộ phẩm chất cao đẹp.
- Thiện Sĩ và Sùng ông là những kẻ nhu nhược, không có chủ kiến, chỉ đóng vai phụ để làm nổi bật tính cách điêu ngoa, nanh ác của Sùng bà.
- Xung đột cơ bản của vở chèo được thể hiện qua mâu thuẫn giữa Sùng bà và Thị Kính (mẹ chồng, nàng dâu).
- Sùng bà thuộc loại nhân vật mụ ác, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến với những thói hư tật xấu như hợm của, tự phụ về dòng giống cao sang, cả vú lấp miệng em, luôn lấy mình làm chuẩn mực để xem xét đánh giá người khác theo nhận thức hồ đồ của mình.
- Thị Kính thuộc loại nhân vật nữ chính trong chèo, đại diện cho người phụ nữ lao động nghèo.
- Thị Kính là nàng dâu ngoan hiền nết na, thùy mị nhưng bị Sùng bà nanh ác đổ oan buộc tội giết chồng.
- Gia đình nhà chồng đã gây ra cho Thị Kính những nỗi oan chồng chất.
- Mâu thuẫn giữa Sùng bà và Thị Kính về hình thức là xung đột trực tiếp giữa mẹ chồng nàng dâu nhưng về bản chất lại là mâu thuẫn sâu sắc giữa kẻ thống trị và người bị trị.
- Những cử chỉ của Thị Kính đối với Thiện Sĩ rất ân cần, dịu dàng.
- Thị Kính muốn làm đẹp cho chồng và cho mình: Trước đẹp mặt chồng, sau đẹp mặt ta… Dạ thương chồng, lòng thiếp sao an.
- Việc làm đầy thiện ý của Thị Kính chưa kíp thực hiện thì Thiện Sĩ chợt giật mình choàng thức dậy, hốt hoảng nắm lấy dao kêu lên: Hỡi cha!.
- Chẳng cần hỏi rõ đầu đuôi câu chuyện ra sao, Sùng bà đã sừng sộ khép ngay Thị Kính vào tội giết chồng: Cái con mặt sứa gan lim này ! Mày định giết con bà à?.
- Thái độ của Sùng bà rất thô bạo và tàn nhẫn.
- Khi Thị Kính khóc lóc van xin được thanh minh, Sùng bà dúi đầu Thị Kính ngã xuống Tồi lại bắt nàng ngửa mặt lên để nghe mụ chửi, chứ không cho phân bua, thanh minh gì cả..
- Sùng bà nói với Thị Kính toàn là những lời đay nghiến, mắng nhiếc, lăng mạ.
- Dường như mỗi lần mụ cất lời, Thị Kính lại bị kết thêm một tội..
- Mụ trút cho Thị Kính đủ tội mà không cần biết sự tình.
- Mụ xỉ vả, đuổi Thị Kính ra khỏi nhà không chỉ vì lí do cho rằng Thị Kính giết chồng mà Thị Kính còn là loại đàn bà hư đốn, tâm địa xấu xa.
- Mâu thuẫn giữa mụ và Thị Kính đã vượt khỏi mâu thuẫn mẹ chồng – nàng dâu.
- Nhân vật Sùng bà chỉ xuất hiện trong một lớp diễn nhưng đã bộc lộ đầy đủ tính cách của vai mụ ác trong chèo cổ.
- Thị Kính tuy có đủ đức hạnh như lễ giáo phong kiến quy định nhưng vẫn không được gia đình chồng chấp nhận bởi vì nàng không xuất thân từ nguồn gốc “con nhà gia thế”.
- Khi bị mẹ chồng khép vào tội giết chồng, Thị Kính đã có những lời nói, cử chỉ thật nhẫn nhục, đáng thương.
- Thị Kính kêu oan với chồng nhưng vô ích bởi Thiện Sĩ là gã đàn ông đớn hèn, nhu nhược..
- Lời van xin của Thị Kính giống như lửa đổ thêm dầu, càng làm bùng lên những lời đay nghiến lăng nhục của Sùng bà.
- Thị Kính càng kêu oan, nỗi oan lại càng dày.
- Chỉ đến lần cuối cùng, Thị Kính kêu oan với cha đẻ là Mãng ông thì nàng mới nhận được sự cảm thông, nhưng đó là sự cảm thông đau khổ và bất lực.
- Kết cục của nỗi oan là tình vợ chồng giữa Thị Kính và Thiện Sĩ tan vỡ.
- Trước khi đuổi Thị Kính, Sùng bà và Sùng ông còn nhẫn tâm dựng lên một vở kịch tàn ác:.
- Thị Kính chạy vội lại đỡ cha.
- Sự việc Sùng bà cho gọi Mãng ông đến để trả Thị Kính đã thể hiện tính cách bất nhân bất nghĩa của mụ, đồng thời bộc lộ nỗi bất hạnh lớn nhất của Thị Kính.
- Thị Kính như bị đẩy.
- Cuối lớp diễn, trên sân khâu chỉ còn lại hai cha con Thị Kính lẻ loi đơn độc giữa sự vô tình đến lạnh lùng, tàn nhẫn.
- Cảnh Sùng bà quy kết, đổ vạ cho Thị Kính diễn ra chóng vánh, dồn dập.
- Còn cảnh hai cha còn Thị Kính ôm nhau than khóc thì kéo dài trên sân khấu.
- Thái độ của Thị Kính trước khi ra khỏi nhà chồng được đặc tả: Thị Kính đi theo cha mấy bước nữa, rồi dừng lại và thở than, quay vào nhìn từ cái kỉ đến sách, thúng khâu, rồi cầm chiếc áo đang khâu dở, bóp chặt trong tay..
- Sự đảo lộn đột ngột đó đã làm cho trái tim đa cảm của Thị Kính đau đớn, bàng hoàng..
- Thị Kính đột ngột bị đẩy vào tình thế éo le: Biết đi đâu? về đâu bây giờ? Đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến tránh sao khỏi cảnh Lênh đênh chiếc bách giữa dòng..
- Trong nỗi đau tình vợ chồng chia cắt, nỗi nhục khi phẩm giá bị chà đạp, sự ê chề khi không bảo vệ được người cha già bị gia đình chồng sỉ nhục, Thị Kính vẫn giữ bản chất chân thật, hiền lành, giữ gìn phép tắc luân lí của đạo dâu con.
- Người đọc càng xót thương Thị Kính bao nhiêu thì càng căm ghét sự bất nhân bất nghĩa của gia đình Sùng bà bấy nhiêu..
- Kết thúc đoạn trích Nỗi oan hại chồng là cảnh Thị Kính cúi lạy cha rồi nói lên nguyện vọng của mình là sẽ giả trai để bước vào cửa Phật tu hành.
- Con đường giải thoát của Thị Kính có hai mặt tích cực và tiêu cực.
- Mặt tích cực là Thị Kính xác định phải sống ở đời, mới mong tỏ rõ là người đoan chính..
- Thái độ của Thị Kính thiếu cái khỏe khoắn, lạc quan, dũng cảm của những người vợ nghèo trong ca dao.
- Phản ứng của Thị Kính mới chỉ dừng lại ở lời trách móc số phận và ước muốn lòng dạ ngay thẳng của mình được nhật nguyệt sáng soi..
- Vở chèọ Quan Ầm Thị Kính nói chung và đoạn trích Nỗi oan hại chồng nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khâu chèo truyền thống, thể hiện chân thực cuộc sống bi thảm, bế tắc của nhiều số phận, đồng thời ca ngợi phẩm chất tốt đẹp, cao quý của người phụ nữ nghèo trong xã hội phong kiến xưa kia.