You are on page 1of 4

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1. Quá trình phát triển của mặt hàng dệt may Việt Nam
Ngành dệt may Việt Nam có sự ảnh hưởng bởi Con đường tơ lụa , từ Trung
Hoa và ngành may mặc Châu Âu.Ngành dệt may có thể được coi là bắt đầu khi
thành lập nhà máy dệt Nam Định năm 1897.Năm 1976 đánh dấu bước phát triển
mới trong ngành dệt may – xuất khẩu dưới hình thức hợp đồng phụ (nhận bông và
xuất khẩu thành phẩm).

Năm 1990-1992, khi hệ thống các nước XHCN bị tan rã, thị trường xuất
khẩu của nước ta bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Cùng thời gian đó Đảng và Nhà nước ta
bắt đầu chính sách đổi mới nền kinh tế, chuyển đổi từ kinh tế bao cấp sang cơ chế
quản lý tự hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.

Ngành công nghiệp dệt may đã phát triển nhanh chóng và đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân.Năm 2006: Xuất khẩu dệt may 5.8 tỷ USD và trở
thành ngành xuất khẩu có doanh thu lớn thứ 2 sau dầu thô.Gía trị tăng trưởng của
sản phẩm dựa vào các yếu tố: công nghiệp dệt may, tư vấn bán hàng, marketing và
chất liệu, dịch vụ hậu mãi.

2. Sự tiêu thụ của mặt hàng dệt may của Việt Nam tại Hoa Kỳ

Buôn bán quốc tế hàng dệt và may mặc là một lĩnh vực béo bở với trị giá
nhiều tỷ USD lợi nhuận mỗi năm. Hoa Kỳ là một trong những thị trường tiêu thụ
chính của hàng dệt may thế giới. Năm 2002, tổng kim ngạch nhập khẩu các sản
phẩm dệt may của Hoa Kỳ là 77,3 tỷ USD, năm 2003 là 82,9 tỷ USD, năm 2004 là
89,5 tỷ USD và năm 2005 là 95,7 tỷ USD. Hiểu về chủ trương, chính sách của Hoa
Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu, các DN có thể rút ra được thuận lợi, khó khăn
trước mắt và lâu dài khi thâm nhập thị trường tiềm năng nhưng cũng rất “gai góc”
này.

Tìm hiểu quá trình vận động các chính sách của Hoa Kỳ đối với hàng dệt
may từ góc độ quản lý nhập khẩu, có thể thấy:
Cho tới trước ngày 1-1-2005, thời điểm hạn ngạch được bãi bỏ đối với tất cả
các nước thành viên của WTO, Hoa Kỳ có tới 46 Hiệp định khác nhau về hàng dệt
may theo tinh thần của Hiệp định về Hàng dệt và May mặc (ATC) của WTO. Các
Hiệp định này điều tiết nhập khẩu thông qua việc trực tiếp khống chế lượng hàng
dệt và may mặc mà các đối tác thương mại của Hoa Kỳ có thể xuất vào thị trường
này hằng năm.

Sau thời điểm ngày 1-1-2005, các quy định của Hoa Kỳ ảnh hưởng tới xuất khẩu
dệt may vào Hoa Kỳ chỉ còn là các điều khoản liên quan tới hàng dệt may trong các
Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) song phương và khu vực, hay một số “sáng
kiến thương mại” (về bản chất vẫn là một dạng hiệp định thương mại tự do) mà Ho

Biểu thuế của Hoa Kỳ có các cột khác nhau biểu thị mức độ ưu đãi khác nhau tùy
theo quan hệ thương mại với nước xuất khẩu. Giá các sản phẩm dệt may nhập khẩu
vào thị trường Hoa Kỳ vì thế sẽ có sự chênh lệch bởi sự khác biệt về nguồn gốc
xuất xứ. Hoa Kỳ đã chuyển hướng chính sách sang gián tiếp điều tiết nhập khẩu
bằng cách gây ảnh hưởng tới giá hàng dệt may của các nước xuất khẩu.

Điều tiết nhập khẩu qua tác động tới lượng và giá là hai đặc điểm chính dễ nhận
thấy nhất trong chính sách của Hoa Kỳ. Chúng được thay đổi để áp dụng phù hợp
với từng giai đoạn của quá trình phát triển thương mại hàng dệt và may mặc toàn
cầu (lấy mốc là thời điểm ngày 1-1-2005) và xu thế phân công lao động quốc tế.

Theo ước tính của Tổng cục Hải quan, tháng 9/ 2018, nhóm hàng dệt may
xuất khẩu (XK) ước đạt 2,8 tỷ USD, nâng kim ngạch XK hàng dệt may trong 9
tháng lên 22,56 tỷ USD, tăng 17,1%. Trong đó, thị trường Hoa Kỳ chiếm 50% tổng
kim ngạch XK. 

Điều này cho thấy, Mỹ vẫn là thị trường trọng điểm của các DN trong ngành. Theo
dự báo, kim ngạch XK của ngành dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ sẽ tiếp
tục tăng trong thời gian tới.Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết,
XK hàng dệt may trong 9 tháng lên 22,56 tỷ USD, tăng 17,1%, cộng với tín hiệu
tích cực từ các thị trường cả năm 2018, XK dệt may chắc chắn đạt 34-34,5 tỷ USD. 
Trong đó, thị trường Hoa Kỳ có tốc độ XK tăng trưởng cao nhất, chiếm gần
50% tỷ lệ NK hàng dệt may Việt Nam, tiếp đó là đến EU, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Nga-Belarus, các nước Trung Đông. Dệt may Việt Nam có lợi thế ở
các Hiệp định thương mại tự do (FTA), xu thế tự động hóa, sự ổn định chính trị. Vì
vậy, tốc độ đầu tư tăng rất nhanh.

Với tốc độ phát triển hiện nay, tới năm 2035, XK dệt may thậm chí có thể đạt
tới 200 tỷ USD. Trong khi đó, với những bước tăng trưởng ấn tượng của xuất khẩu
dệt may trong năm 2017, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo XK dệt
may cả năm 2018 có thể đạt 35 tỷ  USD. Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TP Hồ Chí
Minh cho biết, trong 8 tháng năm 2018, kim ngạch XK hàng dệt, may của TP Hồ
Chí Minh đạt 3,77 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 18,1%, tăng 5,4% so cùng kỳ.

3. Quy trình xuất nhập khẩu của mặt hàng dệt may của Việt Nam qua Hoa Kỳ

Quy trình thủ tục pháp lý:

Việc xuất - nhập khẩu quần áo trên thực tế không quá phức tạp. Tuy nhiên,
do việc kiểm soát chất lượng sản phẩm đã được siết chặt, đặc biệt là với thành phần
hóa chất được sử dụng trong sản xuất, doanh nghiệp dệt may sẽ cần để ý kỹ đến quy
trình nhập khẩu - thủ tục cũng như các loại giấy tờ cần thiết.Về trước hết, để xuất
hay nhập khẩu sản phẩm dệt may về Việt Nam, sản phẩm sẽ phải trải qua việc đăng
ký chứng nhận hợp quy. Quy trình thực hiện chứng nhận hợp quy các sản phẩm dệt
may (vải, quần áo…) như sau:

 Đăng ký chứng nhận hợp quy theo mẫu đăng ký chứng nhận của các Tổ chức
giám định được BCT ủy quyền..
 Tổ chức giám định Sản phẩm dệt may tiến hành đánh giá, hướng dẫn lấy
mẫu quần áo, vải… gửi mẫu thử nghiệm của lô hàng (có thể thực hiện tại tại
cảng, icd hoặc tại kho hàng).
 Cấp giấy chứng nhận hợp quy.
Cần lưu ý, việc đăng ký chứng nhận hợp quy phải thực hiện theo từng lô hàng chứ
không đơn thuần là theo mẫu sản phẩm.
Sau khi đã đăng ký chứng nhận hợp quy, doanh nghiệp sẽ cần đăng ký thực hiện thủ
tục hải quan cho việc xuất - nhập khẩu quần áo. Quy trình trên yêu cầu các loại giấy
tờ sau:

 Invoice (hóa đơn thương mại)


 Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa)
 Contract (hợp đồng)
 Bill of Lading (vận đơn)
 Giấy chứng nhận hợp quy

Tài liệu tham khảo


1. Chính sách của Hoa Kỳ với hàng dệt may nhập khẩu,https://nhandan.vn/tin-
tuc-kinh-te/Ch%c3%adnh-s%c3%a1ch-c%e1%bb%a7a-Hoa-K%e1%bb
%b3-v%e1%bb%9bi-h%c3%a0ng-d%e1%bb%87t-may-nh%e1%ba%adp-kh
%e1%ba%a9u-479311/
2. Hoa Kỳ là thị trường trọng điểm của ngành dệt
may,https://cand.com.vn/Kinh-te/Hoa-Ky-la-thi-truong-trong-diem-cua-
nganh-det-may-i493570/
3. QUY TRÌNH THỦ TỤC XUẤT - NHẬP KHẨU HÀNG DỆT
MAY,http://logisticsh-a.com/tu-van-thu-tuc/quy-trinh-thu-tuc-xuat-nhap-
khau-hang-det-may.html
4. THỦ TỤC XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY SANG CHÂU
ÂU,https://thuvienxuatnhapkhau.com/thu-tuc-hai-quan-xuat-khau-hang-det-
may-sang-cac-nuoc-eu.html

You might also like