You are on page 1of 62

Hỗ trợ cho doanh nghiệp da giày tiếp cận thị trường EU (17/03/2011)

(VEN) - Nhằm hỗ trợ cho DN vừa và nhỏ ngành da giày Việt Nam tiếp cận sâu hơn nữa
vào thị trường EU, mới đây Hiệp hội Da giày Việt Nam đã phối hợp với các chuyên gia
đến từ Bỉ và Đức tổ chức hội thảo “nâng cao năng lực cho các hiệp hội, hội và DN về tiếp
cận thị trường EU…”.

Hội thảo là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “IN-TRADE: Đổi mới
và Thương hiệu: Công cụ cạnh tranh trên thị trường toàn cầu” thuộc Dự án hỗ trợ
thương mại đa biên giai đoạn III (EU-VIETNAM MUTRAP III) do liên minh châu Âu tài trợ.

Tại buổi hội thảo ông Reger.Oliver, Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tại
Việt Nam đã phân tích những thuận lợi cũng như những vấn đề mà các DN vừa và nhỏ
ngành da giày cần chú ý khi xuất khẩu vào thị trường EU. Theo ông, EU là thị trường rất
hấp dẫn không chỉ bởi đây là thị trường rộng lớn với dân số đông, sức mua lớn mà các
nước trong khối EU còn có chính sách kinh tế mở, hệ thống hải quan thống nhất. Một khi
thuế hải quan được DN thanh toán đầy đủ và tuân thủ điều kiện yêu cầu nhập khẩu, hàng
hóa nhập khẩu sẽ được miễn kiểm soát hải quan ở các nước còn lại. Tuy nhiên, các
nước EU lại có những công cụ phòng chống thương mại (bao gồm cả hạn ngạch, biện
pháp phòng vệ và những quy định về chất lượng sản phẩm…) rất nghiêm ngặt nhằm bảo
vệ nhà sản xuất châu Âu. Với các DN da giày vừa và nhỏ, những rào cản này thực sự là
một khó khăn lớn.

Để các DN vừa và nhỏ ngành da giày tiếp cận thị trường EU một cách an toàn và tận
dụng được những tiềm năng sẵn có như giá nhân công, những ưu đãi GPS (chính sách
ưu đãi của EU dành cho các nước đang phát triển), ông Reger.Oliver cũng cho biết: các
DN nhất thiết phải hoàn thiện hệ thống hồ sơ khi đưa sản phẩm vào EU. Nghĩa là, DN cần
đưa hóa đơn thương mại, chứng từ vận chuyển, phiếu đóng gói, kê khai hải quan, bảo
hiểm vận chuyển, chứng từ hành chính… đồng hành cùng sản phẩm khi tiến vào EU. Đặc
biệt, các DN phải đáp ứng được những tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn
về môi trường và phải thường xuyên cập nhật thông tin thương mại của EU để có những
điều chỉnh phù hợp.

Về những khó khăn mà các DN nhỏ và vừa ngành da giày phải đối mặt khi tiếp cận thị
trường EU, ông Phạm Hồng Việt, Giám đốc Công ty CP Cao su Hà Nội chia sẻ: Đúng là
các DN vừa và nhỏ tiếp cận thị trường EU có nhiều trở ngại bởi khả năng cập nhật thông
tin còn yếu, phong cách làm việc chưa chuyên nghiệp, thị trường EU có nhiều rào cản
thương mại. Hơn nữa, hiện các DN vừa và nhỏ trong ngành da giày hiện đang phải xuất
khẩu sang thị trường EU thông qua trung gian do đó lợi ích bị chia sẻ… Nhưng theo ông,
các DN vừa và nhỏ trong ngành da giày hoàn toàn có khả năng chinh phục thị trường EU,
bằng chứng là kim ngạch xuất khẩu của ngành này sang thị trường EU tăng hàng năm.
Và yếu tố quan trọng nhất là các DN cần tự tin, tự đổi mới phong cách làm việc, thông
qua các kênh thông tin như Hiệp hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp, Internet…tìm
hiểu một cách cặn kẽ về khách hàng, sản phẩm, các loại hồ sơ, thủ tục…nhằm chuẩn bị
một cách hoàn thiện trước khi tiếp cận EU.
Chia sẻ kinh nghiệm với các DN, bà Nguyễn Thị Tòng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt
Nam nhấn mạnh: Điều cốt lõi là các DN cần đáp ứng được những tiêu chuẩn về chất
lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, tiêu chí về quyền lợi người tiêu
dùng… mà các nhà nhập khẩu EU đề ra. Thêm vào đó, các DN cũng cần phải cải tiến
công nghệ, nâng cao tay nghề, ổn định đời sống cho người lao động, đây là cách tốt nhất
để DN nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng nhận định về cơ hội mới rộng mở cho các DN khi chính
sách áp thuế chống bán phá giá của EU với sản phẩm giày, mũ da của Việt Nam hết hiệu
lực vào ngày 1/4/2011 sẽ giúp các DN ngành da giày tiến sâu hơn nữa vào thị trường
EU./.Việt Nga

EU bỏ thuế chống bán phá giá với ngành da giày VN

17/03/2011 13:40 , 0 Phản hồi


• Phiên bản in
• Plain text

(E-info) - Sau bốn năm áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của ngành da giày
VN, Liên minh châu Âu (EU) chính thức bỏ thuế này vào thị trường EU kể từ ngày 1-4.
Mục tiêu xuất khẩu của ngành trong năm 2011 cũng được nâng lên mức 5,5 tỉ USD, tăng
khoảng 300 triệu USD so với năm 2010.

Ông Nguyễn Đức Thuấn, chủ tịch Hiệp hội Da giày VN (Lefaso) xác nhận với Tuổi Trẻ
thông tin này và cho biết đã được tổng vụ của Ủy ban châu Âu (EC) thông báo cho
Lefaso sau khi Hiệp hội các nhà sản xuất giày dép Liên minh châu Âu (EU) không còn đệ
đơn yêu cầu tiếp tục áp mức thuế nói trên.

Thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da xuất khẩu từ VN sang thị trường EU được áp
dụng từ từ tháng 10-2006 trong hai năm với mức thuế 10%. Tuy nhiên, việc áp thuế tiếp
tục được EC gia hạn thêm 15 tháng nữa, kể từ ngày 31-12-2009 vì cho rằng ngành sản
xuất da giày VN tiếp tục gây khó khăn cho ngành sản xuất da giày châu Âu, bất chấp sự
phản đối mạnh mẽ từ nhiều phía, kể cả phần lớn người tiêu dùng châu Âu.

Điều này khiến cho thị phần xuất khẩu da giày VN vào thị trường châu Âu bị sụt giảm từ
15% từ năm 2005 xuống còn 10% vào năm 2009.
Hiện thị trường EU chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành, mức xuất
khẩu lớn nhất so với các thị trường ở các khu vực Bắc và Nam Mỹ cùng một số thị
trường khác.

Theo ông Thuấn, việc dỡ bỏ thuế chống bán phá giá sẽ mở ra cơ hội mới cho ngành sản
xuất giày trong nước khi các nhà đặt hàng sẽ quay trở lại VN đặt hàng nhiều hơn, thay vì
chuyển một phần đơn hàng sang các nước khác hòng tránh mức thuế nói trên như thời
gian qua.

ỗ trợ doanh nghiệp da giày tiếp cận thị trường EU


Những khó khăn, thuận lợi đối với doanh nghiệp da giày Việt Nam trong việc tiếp cận thị
trường EU vừa được các chuyên gia Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức - Bỉ -
Luxumburg (Debelux) chia sẻ tại Hội thảo Nâng cao năng lực cho các Hiệp hội/Hội và
doanh nghiệp về tiếp cận thị trường EU vừa diễn ra sáng nay, 9/3/2011, tại Hà Nội.

Hội thảo nằm trong khuôn khổ Dự án “IN_TRADE: Đổi mới và thương hiệu: Công cụ cạnh
tranh thành công trên thị trường toàn cầu” thuộc Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên giai
đoạn III (EU – Việt Nam MUTRAP III) do Liên minh châu Âu tài trợ.

Tại đây, các chuyên gia đã phân tích những vấn đề cần thiết khi tiếp cận thị trường EU,
đặc biệt quan tâm tới yêu cầu của một số nước tiềm năng, tạo điều kiện để các ngành
hàng bắt nắm, vượt qua các rào cản và hạn chế rủi ro khi thâm nhập. Đồng thời, chia sẻ
kinh nghiệm trong việc tư vấn chính sách và sự hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa
và nhỏ, việc phát triển nhóm trọng điểm và nhóm ngành, kinh nghiệm tổ chức và mở
rộng các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững và cạnh tranh thành công trên
thị trường thế giới.

Một số bài tham luận thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp tham gia gồm: Vấn đề
tiếp cận thị trường Châu Âu; Quan hệ giữa khu vực kinh tế tư nhân, các ngành hàng và
các tổ chức quản lí nhà nước (khu vực công) (ông O. Regner – Đại diện phòng Thương
mại và Công nghiệp Đức tại Việt Nam, và ông O. Willocx – Giám đốc Phòng Thương mại
Brussel); Kinh nghiệm phát triển nhóm trọng điểm (ông Matthias Popp – Chuyên gia
Phòng Thương mại Đức-Bỉ-Luxembua)…

Có khả năng thuế chống bán phá giá giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc xuất khẩu
vào EU sẽ tự động hết hiệu lực vào ngày 1/4/2011 sau khi ngành sản xuất nội địa EU
tuyên bố không tiếp tục các nỗ lực để kéo dài thời hiệu áp dụng thuế phạt trên.

Theo hãng tin Reuters, Liên minh ngành giày dép châu Âu (CEC), nguyên đơn trong vụ
kiện chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc, tuyên bố không
kêu gọi kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá 10% và 16,5% lần lượt đối với giày mũ da
của Việt Nam và Trung Quốc.

Tháng 10/2006, EC đã quyết định áp thuế chống bán phá giá 10% đối với giày mũ da nhập
từ Việt Nam trong 2 năm. Sau đó, việc áp thuế được gia hạn thêm 15 tháng kể từ ngày
31/12/2009 với mức thuế chống bán phá giá 10%. Theo Reuters, việc áp thuế này đã gây
chia rẽ giữa các thành viên EU.

Thuế chống bán phá giá cũng khiến thị phần giày mũ da của Việt Nam tại thị trường EU
giảm từ mức 15% của năm 2005 xuống còn 10% vào giữa năm 2009.

Với việc EU dỡ bỏ thuế chống bán phá giá, các doanh nghiệp da giày Việt Nam sẽ có
nhiều cơ hội tăng trưởng hoạt động kinh doanh xuất khẩu vào thị trường đầy tiềm năng
này.

Một hội thảo tương tự hội thảo sáng nay sẽ diễn ra tại TP.HCM vào sáng mai, 10/3/2011.

Trang nhất : Cầu nối Doanh Nghiệp


Thứ Sáu, 18/3/2011 5:21 PM Gửi cho bạn bè Bản in

Da - Giày Việt Nam tích cực tìm kiếm thị trường ngoài EU
Cập nhật lúc : 6:34 PM, 09/03/2011
(eFinance Online) - Việc tìm kiếm thị trường mới ngoài EU đồng hành với phát triển thị
trường nội địa đang là vấn đề cốt lõi để ngành Da – Giầy Việt Nam khẳng định vị thế của
mình trên thị trường.

Cùng với quá trình hội nhập, ngành Da - Giầy Việt Nam (VN) cùng các ngành hàng khác
ngày càng gia tăng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng như EU, Nhật
Bản và Mỹ, trong đó chủ yếu xuất khẩu sang thị trường EU - chiếm tỷ trọng lớn trên 50%.

Ở những thị trường này các sản phẩm giày dép xuất khẩu của Việt Nam cũng đang phải
đối mặt với rất nhiều rào cản, trong đó nổi bật là việc áp thuế chống bán phá giá.

Chính vì vậy, việc tìm kiếm thị trường mới ngoài EU và phát triển thị trường nội địa đang
là vấn đề cốt lõi để ngành Da – Giầy Việt Nam khẳng định vị thế của mình trên thị trường.

Ông Ngô Đại Quang – Phó Chủ tịch Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam, Viện trưởng Viện Nghiên
cứu Da Giầy nhấn mạnh những điều đó tại Hội thảo “ Nâng cao năng lực cho các Hiệp
hội/Hội và DN về kiến thức và chính sách thương mại, hỗ trợ thúc đẩy phát triển các
doanh nghiệp vừa và nhỏ” vừa diễn ra sáng 9/3/2011 ởHà Nội, .

Đa dạng hóa thị trường

Năm 2010, riêng ngành Da Giầy Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu (KNXK) 6,09 tỷ USD,
trong đó: KNXK giầy dép các loại đạt 5,09 tỷ USD, KNXK cặp túi xách gần 1,0 tỷ USD. Sự
hội nhập tạo nhiều cơ hội cho các ngành hàng, các DN phát triển, mở rộng thị trường,
song các ngành hàng và các DN cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức và
tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững trong cả sản xuất và xuất khẩu.

Theo thống kê mới nhất của Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương: Từ năm 1994
đến nay, các sản phẩm giày dép đứng thứ 2 và chiếm 14% trong tổng số 10 ngành hàng
xuất khẩu bị kiện chống bán phá giá. Các vụ kiện chống bán phá giá đã và đang làm cho
nhiều doanh nghiệp xuất khẩu da giày bị thiệt hại nặng nề cả về kim ngạch xuất khẩu và
lợi nhuận, đặc biệt là từ khi EU bỏ chính sách ưu đãi thuế quan dành cho các nước đang
phát triển đối với các sản phẩm da giày nhập khẩu từ Việt Nam, đồng thời, loại một số
sản phẩm của Việt Nam ra khỏi danh sách hàng hóa được ưu đãi GSP và quyết định kéo
dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá giày mũ da Việt Nam đến năm 2011.

Từ chỗ lệ thuộc quá nhiều vào một thị trường là EU, ngay từ giữa những năm 2000, Mỹ là
thị trường được các doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam nhắm đến như một thị trường
chiến lược với tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành, từ
mức 20% của năm 2005 đã tăng lên 25,6% vào năm 2009. Bên cạnh đó, rất nhiều thị
trường nhỏ như Đài Loan, Úc, Nam Mỹ, Châu Phi, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ... trong đó, Châu
Phi được cho là một thị trường lớn và đầy tiềm năng, đã được mở ra cho doanh nghiệp
Việt với nhiều cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nhằm hóa giải tình trạng lệ thuộc
vào một thị trường. Nhóm thị trường nhỏ này đã chiếm đến gần một phần tư thị trường
xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam. Tuy nhiên, với những thị trường mới như Châu
Phi, các doanh nghiệp cũng cần cẩn trọng khi giao dịch.

Đề cập vấn đề này, ông Phạm Hồng Việt, Giám đốc Công ty Cổ phần cao su Hà Nội cho
biết: Hiện nay, Công ty đã tiếp cận với các khách hàng ngoài thị trường EU như Châu
Phi, Tuynidi, Nigeria. Đây là thị trường có nhiều công ty làm ăn không nghiêm túc nhưng
không có nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam không làm việc với họ mà nên tìm hiểu nhiều
thông tin về họ trước khi quyết định ký hợp đồng.

Không “bỏ bê” thị trường nội

Trong khi vướng phải những rào cản chất lượng và thuế quan từ thị trường EU và việc
mở rộng sang những thị trường mới của các doanh nghiệp da giày cũng không suôn sẻ
(cụ thể, giày dép xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nam Mỹ như Brazil cũng đang
phải đối mặt với nguy cơ bị kiện chống bán phá giá), thì việc quay lại thị trường nội địa là
điều nên làm trong bối cảnh kinh tế này.

Thực tế, Việt Nam được coi là nước xuất khẩu da giày lớn trên thế giới song tại thị
trường nội địa, mặt hàng này đang bị "lấn sân". Theo thống kê của Hiệp hội Da giày Việt
Nam thì tính đến 2010, phân nửa thị trường giày dép nội địa là hàng Trung Quốc và các
nước khác.

Một tín hiệu vui là từ chỗ "bỏ quên" thị trường nội địa hồi cuối những năm 1990, đến nay,
người tiêu dùng Việt Nam đã biết đến nhiều thương hiệu như Biti’s, Bitas, Vina Giày,
T&T, Hồng Thạnh, Long Thành... Tuy thương hiệu giày dép chưa nhiều như thương hiệu
của ngành dệt may nhưng giày dép Việt Nam đang dần khẳng định chỗ đứng tại thị
trường nội địa với tỷ trọng được đánh giá là chiếm lĩnh gần 40% với mẫu mã ngày càng
đa dạng, giá cả phải chăng và bền hơn hàng Trung Quốc.

Bà Nguyễn Thị Tòng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da Giày Việt Nam.
Theo bà Nguyễn Thị Tòng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Da - Giày Việt Nam, Phụ trách dự án
IN_TRADE: Các doanh nghiệp Da – Giày Việt Nam và đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ đang “phấn đấu” đưa chất lượng hàng nội địa tiến gần tới hàng xuất khẩu. Có như
vậy, doanh nghiệp mới có thể kéo khách hàng trở lại với mặt hàng da – giày Việt, tăng thị
phần của mình trên thị trường nội địa. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải xây
dựng được các thương hiệu da – giày Việt với một chuẩn mực chất lượng và mẫu mã
phong phú.

Xây dựng thương hiệu da - giày Việt Nam

Để ngành da giày Việt Nam phát triển bền vững phải thực hiện theo lộ trình, trước hết là
từ phía các doanh nghiệp. Việc tạo dựng một thương hiệu cho giày da Việt Nam tại thị
trường quốc tế hiện là một điều ngoài tầm của doanh nghiệp vì chi phí quá lớn. Do đó
doanh nghiệp da – giày Việt phải tạo dựng được thương hiệu và giành lại thị phần ở thị
trường nội địa.

Lâu nay, việc tập trung vào sản xuất hàng gia công xuất khẩu đã khiến các doanh
nghiệp bỏ quên thị trường nội địa đầy tiềm năng. 55% thị phần tại thị trường nội địa đã bị
các doanh nghiệp nước ngoài chiếm giữ.

Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Da giày Việt Nam, hầu hết 3 phân khúc thị trường
thấp, trung và cao cấp, giầy dép trong nước đều lép vế so với hàng ngoại nhập, trong đó
nguyên nhân quan trọng là sự yếu kém về khâu thiết kế mẫu mã.

Mục tiêu chiến lược ngành được phác thảo đến năm 2020 là xuất khẩu 13 - 14 tỉ đô la Mỹ
sản phẩm giày dép các loại, chủ động đến 80% nguyên phụ liệu, chiếm lĩnh trên 60% thị
trường nội địa quả là khá cao.

Nếu không có chiến lược cụ thể cùng những biện pháp hỗ trợ hữu hiệu từ Chính phủ
cũng như nỗ lực từ chính bản thân doanh nghiệp thì ngành Da - Giày Việt Nam sẽ khó có
được vị trí bền vững trong "làng" giày thế giới cũng như ổn định vị trí là một trong ba
ngành kinh tế xuất khẩu lớn nhất nước.

(HTH)

U bỏ thuế chống bán phá giá với da giày VN

TTO - Sau bốn năm áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của ngành da giày VN,
Liên minh châu Âu (EU) chính thức bỏ thuế này vào thị trường EU kể từ ngày 1-4. Mục
tiêu xuất khẩu của ngành trong năm 2011 cũng được nâng lên mức 5,5 tỉ USD, tăng
khoảng 300 triệu USD so với năm 2010.

Ông Nguyễn Đức Thuấn, chủ tịch Hiệp hội Da giày VN (Lefaso) xác nhận với Tuổi Trẻ
thông tin này và cho biết đã được tổng vụ của Ủy ban châu Âu (EC) thông báo cho
Lefaso sau khi Hiệp hội các nhà sản xuất giày dép Liên minh châu Âu (EU) không còn đệ
đơn yêu cầu tiếp tục áp mức thuế nói trên.
Thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da xuất khẩu từ VN sang thị trường EU được áp
dụng từ từ tháng 10-2006 trong hai năm với mức thuế 10%. Tuy nhiên, việc áp thuế tiếp
tục được EC gia hạn thêm 15 tháng nữa, kể từ ngày 31-12-2009 vì cho rằng ngành sản
xuất da giày VN tiếp tục gây khó khăn cho ngành sản xuất da giày châu Âu, bất chấp sự
phản đối mạnh mẽ từ nhiều phía, kể cả phần lớn người tiêu dùng châu Âu.

Điều này khiến cho thị phần xuất khẩu da giày VN vào thị trường châu Âu bị sụt giảm từ
15% từ năm 2005 xuống còn 10% vào năm 2009.

Hiện thị trường EU chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành, mức xuất
khẩu lớn nhất so với các thị trường ở các khu vực Bắc và Nam Mỹ cùng một số thị
trường khác.

Theo ông Thuấn, việc dỡ bỏ thuế chống bán phá giá sẽ mở ra cơ hội mới cho ngành sản
xuất giày trong nước khi các nhà đặt hàng sẽ quay trở lại VN đặt hàng nhiều hơn, thay vì
chuyển một phần đơn hàng sang các nước khác hòng tránh mức thuế nói trên như thời
gian qua.

T.V.N.

ứ Năm, 16/12/2010-9:35 AM) “Thời kì vàng” của da giày xuất khẩu 2010: da giày đoạt ngôi
vị "á quân" về xuất khẩu

Năm 2009, xuất khẩu da giày của Việt Nam mặc dù đạt 4,1 tỉ USD, nhưng vẫn giảm 14% so
với năm 2008. Tuy nhiên, mức giảm sút này vẫn thấp so với nhiều quốc gia láng giềng,
bởi hầu hết các nước tụt giảm tới 20% trở lên. Nguyên nhân là hậu quả của cuộc khủng
hoảng kinh tế khiến người tiêu dùng "thắt lưng buộc bụng" hạn chế chi tiêu. Điển hình
chính là Hoa Kỳ: năm 2008, Việt Nam xuất vào thị trường này 1,5 tỉ USD sản phẩm da
giày; năm 2009 chỉ còn 1,1 tỉ USD.

Năm 2010, kinh tế thế giới trên đà hồi phục, ngành da giày Việt Nam có tốc độ tăng
trưởng khá mạnh. Trong 11 tháng qua, ngành da giày xuất khẩu đạt kim ngạch 4,5 tỉ USD,
vượt qua mốc thực hiện của cả năm 2009. Khả năng năm nay đạt kim ngạch xuất khẩu
5,2 tỉ USD. Cho đến nay, đã trở thành ngành hàng đạt kim ngạch lớn thứ 2, chỉ sau dệt
may.

Ngành da giày có sức phát triển khá tốt, Việt Nam hiện là nước xuất khẩu da giày đứng
thứ hai thế giới (sau Trung Quốc), có sản lượng gấp tới 2,5 lần so với nước xuất khẩu
thứ 3 là I-ta-li-a. Người ta ước tính cứ 100 đôi giày trên thế giới sản xuất, thì có 4,14 đôi
được sản xuất tại Việt Nam.

Trong ngành hàng, đặc biệt trong bối cảnh giày mũ da Việt Nam vẫn chịu mức thuế xuất
khẩu vào EU 10% và không được hưởng cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) thì đó là
cố gắng lớn toàn ngành. Năm nay, ngay từ tháng 5, ngành da giày đã có bước điều chỉnh
đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, thị trường này chiếm 25% tổng giá trị xuất
khẩu da giày Việt Nam. Hai thị trường EU và Nhật Bản tiếp tục được giữ vững. Mặt hàng
xuất khẩu chủ lực trong nhóm hàng này vẫn là giày thể thao, giày da, giày vải, giày thời
trang, túi xách, cặp da…

Hiện nhiều cơ sở đã có đơn hàng đến quý I năm 2011. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là
tình trạng thiếu nhân công. Do thu nhập của ngành da giày còn thấp, nên xuất hiện tình
trạng dịch chuyển lao động sang ngành có thu nhập cao hơn. Để khắc phục, cần có sự
điều chỉnh đưa cơ sở sản xuất về khu vực có nguồn lao động dồi dào, giá lao động phù
hợp thì mới bảo đảm thực hiện được kế hoạch tăng trưởng.

"Thời kì vàng" của ngành da giày

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, từ năm 2010 đến 2015 là "thời kì vàng" của ngành
da giày, bởi Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh tốt hơn một số nước trong khu vực.
Trước hết, đó là chi phí nhân công rẻ hơn.

Lợi thế thứ 2 của Việt Nam là đang có "cơ cấu dân số vàng", mà tỉ lệ người có độ tuổi lao
động hằng năm tăng cao, tạo nguồn lao động dồi dào cho ngành sử dụng nhiều lao động
như da giày. Mặt khác, lao động Việt Nam khéo léo, có tay nghề cao nên cũng là một lợi
thế trong cạnh tranh.

Hiện tại, ngành da giày Việt Nam có gần 500 doanh nghiệp. Tuy nhiên, sản lượng tập
trung vào 50 doanh nghiệp có từ 10.000 lao động trở lên, có dây chuyền sản xuất hiện
đại, có bạn hàng, có thị trường. Riêng 50 doanh nghiệp này đã chiếm tới ¾ sản lượng.
Trong thời gian tới, cùng với việc nắm bắt cơ hội vàng, các doanh nghiệp Việt Nam cần
có sự liên kết, từng bước tập trung để hình thành những doanh nghiệp lớn có sức cạnh
tranh cao nhằm tạo dựng thương hiệu Việt có uy tín, thoát khỏi tình trạng gia công như
hiện nay.

Hai vấn đề cần giải quyết

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da giày Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2025, thì mục tiêu đến năm 2020, ngành da giày sẽ trở thành ngành công nghiệp mũi
nhọn quan trọng của nền kinh tế; tiếp tục giữ vị trí trong nhóm các nước sản xuất và xuất
khẩu các sản phẩm da giày hàng đầu thế giới. Theo đó, dự kiến kim ngạch xuất khẩu năm
2015 là 9,1 tỉ USD, năm 2020 là 14,5 tỉ. Đồng thời, việc nâng dần tỉ lệ nội địa hoá là một
mục tiêu cũng được quan tâm: phấn đấu đến năm 2015 tỉ lệ nội địa hoá đạt 60-65%, năm
2020 đạt 75-80% và 2025 đạt 80-85%.

Cũng theo quyết định trên, toàn ngành vẫn duy trì định hướng lấy xuất khẩu làm chính,
đồng thời chiếm lĩnh dần thị trường nội địa. Hiện tại, tỉ lệ xuất khẩu giày dép của Việt
Nam là 92,3%, cao hơn tất cả các nước có hoàn cảnh tương tự. Kinh nghiệm từ ngành
dệt may cho thấy, phát triển tốt thị trường nội địa là một chiến lượcKinh tế Việt Nam: EU
bãi bỏ thuế ưu đãi GSP đối với ngành da giày Việt Nam: Một quyết định thiếu minh bạch
và phân biệt đối xử
[20/06/2008]
Sau khi Ủy ban châu Âu (EC) bỏ phiếu thông qua việc không tiếp tục dành Quy chế ưu
đãi thuế quan phổ cập (GSP) giai đoạn 2009-2011 cho mặt hàng da giày Việt Nam xuất
khẩu vào thị trường châu Âu, hôm qua, 19-6, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành
Biên đã trả lời báo chí xung quanh vấn đề này.

- Thưa Thứ trưởng, xin ông cho biết, quyết định bãi bỏ thuế ưu đãi GSP đối với da giày
của EC sẽ tác động như thế nào đến Việt Nam?

- Ông Nguyễn Thành Biên: Chúng tôi hoàn toàn thất vọng với quyết định này của EC. Việt
Nam vẫn là nước đang phát triển ở trình độ thấp, thu nhập bình quân hàng năm dưới
1.000 USD. EC đưa ra quyết định này vào đúng thời điểm Việt Nam phải cố gắng mới
vượt qua khó khăn do tác động của suy giảm kinh tế toàn cầu, lạm phát tăng, giá cả tăng,
nhập siêu lớn.

Trong khi đó, EU vẫn đang áp đặt thuế chống bán phá giá đối
với giày mũ da xuất khẩu của Việt Nam, hậu quả về kinh tế
sẽ trầm trọng hơn. Tác động về mặt an sinh xã hội cũng
không nhỏ bởi ngành da giày là
ngành quan trọng trong công 30% lao động trong
cuộc xóa đói giảm nghèo. Hàng ngành da giày bị ảnh
ngàn lao động trong ngành giày hưởng
dép, chủ yếu là lao động nữ, có
thu nhập thấp sẽ bị ảnh hưởng Hiệp hội Da giày Việt
tiêu cực. Tôi cho rằng, quyền lợi Nam đã cho biết, khi
của doanh nghiệp EU đang làm ăn không được hưởng Quy
với Việt Nam và của người tiêu chế ưu đãi thuế quan
Công nghiệp da giày VN có dùng EU, những người có quyền GSP, hàng giày da của
thể bị ảnh hưởng nặng bởi được hưởng những sản phẩm có Việt Nam xuất khẩu vào
quyết định của EC chất lượng với giá cả hợp lý cũng EU từ năm 2009 sẽ phải
bị ảnh hưởng. chịu thuế xuất khẩu từ
3,5-5%. Nếu tính theo
- Xin thứ trưởng nói rõ hơn việc EC đã sử dụng các yếu tố kỹ kim ngạch xuất khẩu
thuật để không cho Việt Nam tiếp tục hưởng GSP? năm 2007 vào EU của
mặt hàng này là 2,19 tỷ
- Ông Nguyễn Thành Biên: Chúng tôi thấy rằng, EC có sự USD thì khi áp thuế, Việt
Nam sẽ mất thêm 109,9
thiếu minh bạch, công bằng và có sự phân biệt đối xử trong triệu USD. Ngành có 700
việc tính toán các yếu tố kỹ thuật, để không cho Việt Nam tiếp doanh nghiệp, 70% là
tục hưởng GSP. Các nước khác khi dỡ bỏ GSP là trong điều doanh nghiệp nước
kiện thương mại bình thường. Còn Việt Nam, lại bị xem xét dỡ ngoài, với 1 triệu lao
bỏ GSP trong tình trạng thương mại bị bóp méo. EU vẫn đang động và khoảng 30% lao
áp đặt thuế chống bán phá giá 10% đối với giày mũ da của Việt động sẽ bị ảnh hưởng
Nam để hạn chế xuất khẩu của Việt Nam vào EU. Theo quy bởi quyết định của EC.
định, nếu một nước có một nhóm hàng xuất khẩu vào EU vượt Theo quy định, thuế ưu
15% tổng nhập khẩu của EU trong 3 năm liên tục thì sẽ không đãi GSP được xây dựng
được hưởng GSP. Tuy nhiên, nếu tỷ trọng nhóm hàng đó lại trên cơ sở minh bạch,
công bằng và không
phân biệt đối xử, nhằm
giúp đỡ các nước đang
phát triển bị phụ thuộc
vào một vài ngành hàng
xuất khẩu.
chiếm trên 50% tổng xuất khẩu được hưởng GSP của nước đó vào EU thì vẫn được
hưởng GSP. Theo số liệu thống kê của chúng tôi, da giày Việt Nam vẫn đủ điều kiện để
hưởng GSP, vì chiếm 62% tổng xuất khẩu được hưởng GSP của Việt Nam vào EU, chứ
không phải chỉ đạt 49,1% mà EU đưa ra.

- Ông có thể cho biết thêm về phản ứng của cộng đồng doanh nghiệp quốc tế về quyết
định này?

- Ông Nguyễn Thành Biên: Một số hiệp hội và nhiều doanh nghiệp EU đã phản đối chính
thức bằng văn bản. Nhiều nước thành viên EU đã
không ủng hộ cách tính của EC, cũng đề xuất với EC
một số giải pháp không trái với quy định về GSP, đảm
bảo có tình có lý. Đáng tiếc, các đề xuất này, kể cả đề
xuất của nước Chủ tịch luân phiên EU, đã không được
EC chấp thuận.

Theo ANTĐ

bảo đảm phát triển bền vững.

EU đã có một quyết định thiếu minh bạch


và phân biệt đối xử

Tiến sĩ Carl Thayer, Giám đốc Diễn đàn Nghiên cứu Quốc phòng của Đại học New South
Wales (UNSW) và là một chuyên gia về Đông Nam Á, đã nói về những thuận lợi và thách
thức đối với Việt Nam, khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

Về cơ hội, Tiến sĩ Carl Thayer nói: “Mối lợi lớn nhất là các mặt hàng xuất khẩu của Việt
Nam sẽ không còn bị phân biệt đối xử. Bình đẳng bước vào thị trường với 149 nước
thành viên khác, sẽ được quyền sử dụng các cơ chế giải quyết của WTO khi có sự tranh
chấp thương mại với các quốc gia thành viên khác. Hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ
được bảo vệ trong các cuộc tranh chấp.

Việt Nam có thể cùng với các quốc gia đang phát triển khác gây áp lực để được giúp đỡ
hay cứu xét đặc biệt trong việc áp dụng luật lệ của WTO. Điều này sẽ giúp Việt Nam thêm
sức mạnh và điều kiện tốt để cạnh tranh với thế giới. Qui chế thành viên WTO sẽ khiến
thị trường Việt Nam được nhìn ở một góc độ khác.
Thị trường Việt Nam sẽ hấp dẫn hơn với giới đầu tư nước ngoài đã quen thuộc với cung
cách làm việc của WTO. Họ sẽ đem đến những công nghệ tiên tiến, những thói quen kinh
doanh tốt hơn. Những điều này sẽ giúp gia tăng mức sản xuất tại Việt Nam, phát triển thị
trường nội địa, tạo công ăn việc làm cho dân chúng. Thị trường nội địa phát triển sẽ cho
người tiêu dùng có nhiều chọn lựa hơn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ không có
được trước đó”.

Bên cạnh đó, Ông Carl Thayer cũng phân tích ra 6 thách thức lớn khi Việt Nam gia nhập
WTO:

Trước tiên, các nhà máy Việt Nam có chất lượng thấp, kỹ thuật lạc hậu, giá thành cao, hệ
thống phân phối kém, thiếu hiểu biết về hệ thống pháp luật. Khi trở thành thành viên
WTO, ngay lúc đầu giới kinh doanh Việt Nam sẽ mất thị trường và phải bước vào đoạn
điều chỉnh cấp thời.

Thứ hai, rất nhiều doanh gia Việt Nam không am tường luật lệ và thủ tục (mới) của WTO.
Những luật lệ và thủ tục hiện hành của WTO còn thay đổi nhiều. Trong bước đầu hội
nhập WTO, giới kinh doanh Việt Nam gặp phải những cạnh tranh rất gay gắt vì giới quản
lý cũng như nhân viên phải cấp kỳ lãnh hội cách làm ăn mới để thích hợp với thương
trường WTO. Nhiều nguy cơ thua đậm trong những vụ tranh chấp pháp lý.

Thứ ba, sự thay đổi trong luật lệ kinh doanh là thử thách lớn cho khu vực dịch vụ Việt
Nam, không có vốn, không có công nghệ, và cũng chẳng có kinh nghiệm so với các đối
thủ quốc tế. Hệ thống phân phối hàng hóa trong nội địa của Việt Nam sẽ gặp phải những
cạnh tranh mãnh liệt của những công ty nước ngoài.

Thứ tư, tất cả những xí nghiệp nội địa phải cạnh tranh ở mức cao hơn. Các xí nghiệp này
phải tự chỉnh đốn để sản xuất hàng chất lượng và có dịch vụ tốt hơn, hay phá sản.
Những khu vực yếu kém trong cạnh tranh như dịch vụ, sản xuất sắt thép, lắp ráp xe hơi
và nông nghiệp sẽ bị đe dọa trầm trọng.

Khu vực trước đây thuộc độc quyền kinh doanh của nhà nước như điện lực, viễn thông,
sẽ bị áp lực nặng nề để mở cửa cho tư doanh. Nhiều công ty Việt Nam có khả năng bị
công ty ngoại quốc nuốt chửng.

Thứ năm, sự phá sản của công ty nội địa làm tăng nạn thất nghiệp và gây bất ổn định
trong xã hội. Mặt khác, ngay cả nguồn vốn đầu tư nước ngoài có khả năng, trong vài
trường hợp, đưa đến tình trạng tài chính bất ổn định.

Thứ sáu, sự thay đổi quá nhanh của nền kinh tế sẽ tiếp tục làm môi trường bị xuống cấp.

Theo Tiến sĩ Carl Thayer, Chính phủ và giới đầu tư Việt Nam phải làm việc với nhau giúp
các cơ sở kinh doanh trong nước tăng nguồn vốn, thay đổi cách quản lý, đem công nghệ
mới vào quy trình sản xuất. Để đem lại điều kiện tốt cho việc đầu tư, nhà nước phải dành
nhiều ngân sách hơn cho giáo dục và tăng ngân sách quốc gia vào các công trình nghiên
cứu.
Thứ đến, nhà nước phải nhanh chóng thực hiện cải tổ hành chính để trở nên hiệu quả
hơn nếu không chính nhà nước lại cản trở công cuộc cản của cuộc phát triển kinh tế
hiện nay. Bên cạnh đó, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng đòi hỏi nhà nước tăng ngân sách trợ
cấp mất việc, ngân sách tái đào tạo công nhân cũng như ngân sách an sinh xã hội.

Anh huong cua viec hoi nhap wto voi nen kinh te tu Anh huong cua viec hoi nhap wto voi
nen kinh te tu nhan viet nam?

• cách đây 3 năm


• Báo cáo vi phạm

gia roi

Câu trả lời hay nhất - Do người đọc bình chọn


2007, Việt Nam có khoảng 280.000 doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động, trong đó
có 8.500 dự án FDI, trên 2.000 doanh nghiệp nhà nước, còn lại là khu vực kinh tế tư nhân.
Chính phủ Việt Nam dự kiến đến năm 2010 sẽ phát triển thêm 220.000 doanh nghiệp chủ
yếu ở khu vực kinh tế tư nhân. Đánh giá chính xác được sự tác động tích cực và hạn chế
của WTO đến doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ giúp đề xuất các giải pháp nhằm đạt được
mục tiêu phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp.
Việt Nam gia nhập WTO đã có những tác động tích cực đến doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có hành lang pháp lý đầy đủ và thuận lợi hơn để phát triển.
Thật vậy, năm 2000, Luật Doanh nghiệp ra đời (thực chất là luật dành cho kinh tế tư
nhân). Từ đó đến nay, dưới sức ép của tiến trình gia nhập WTO, Chính phủ Việt Nam
cũng đã ban hành nhiều nghị định mang tính pháp lý dành riêng cho sự hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ phát triển.
Hội nhập WTO tạo môi trường kinh doanh bình đẳng hơn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Nhìn lại thời kỳ bao cấp, quản lý nền kinh tế theo
phương thức kế hoạch hóa tập trung, khu vực kinh tế tư nhân không những không có
luật chính thức để điều tiết sự hoạt động, mà còn bị sự "kỳ thị" của xã hội. Đến nay, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khu vực kinh tế tư nhân được hoạt động bình đẳng trong
một môi trường pháp lý chung: kể từ năm 2006 các khu vực kinh tế của Việt Nam, không
kể quy mô đều chịu sự điều tiết chung của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, các Bộ luật
về thuế... Ngoài ra, vai trò của doanh nghiệp tư nhân ngày càng được nâng cao, doanh
nhân làm ăn có hiệu quả, thành đạt được xã hội coi trọng.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện thuận lợi tiếp cận với thị trường thế giới. Từ
năm 2002 trở lại đây, mọi doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế, kể cả hộ cá
thể có đăng ký kinh doanh hợp pháp đều có quyền xuất - nhập khẩu trực tiếp với nước
ngoài. Các rào cản về giấy phép, hạn ngạch xuất - nhập khẩu giảm rất nhiều; việc đi lại
của các cá nhân Việt Nam ra nước ngoài hết sức dễ dàng, khiến các doanh nghiệp vừa
và nhỏ có điều kiện thuận lợi tiếp cận với thị trường thế giới.
Môi trường kinh doanh minh bạch và công khai. Nếu trước đây các thông tin về cơ chế
chính sách, thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
chưa được công khai đầy đủ, thường thay đổi, khiến cho các doanh nghiệp, đặc biệt
doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận không kịp thời, tốn nhiều thời gian và tiền bạc thì nay
từ trung ương đến địa phương, các cơ quan của nhà nước đều công khai công bố dưới
nhiều hình thức các cơ chế chính sách có liên quan đến doanh nghiệp. Môi trường kinh
doanh minh bạch, rõ ràng đã ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
Thủ tục hành chính thuận lợi hơn – cơ hội tốt để loại trừ tham nhũng. Chương trình cải
cách thủ tục hành chính đang từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Cơ chế "một
cửa" ở các ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất; hoàn thiện cơ chế đăng ký kinh
doanh; hoàn thiện thủ tục hải quan, thủ tục nộp thuế... đã giúp cho các doanh nghiệp vừa
và nhỏ giảm chi phí thời gian và tiền bạc, nhờđó mà tăng năng lực cạnh tranh.
Nhờ có hội nhập, tính tự chủ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng lên. Ở thời kỳ đóng
cửa nền kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều hoạt động dưới sự quản lý và can
thiệp khá sâu của Nhà nước: mua nguyên vật liệu ở đâu, bán cho ai đều có địa chỉ cụ thể.
Nay mọi hoạt động của các doanh nghiệp đều do chủ đầu tư quyết định.
Cùng với tiến trình hội nhập, thuế nhập khẩu và các rào cản phi thuế quan giảm. Giá
nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu phục vụ đầu vào của doanh nghiệp giảm, dẫn đến chi
phí sản xuất hàng hóa tại Việt Nam giảm, điều này rất có ý nghĩa đối với các doanh
nghiệp vừa và nhỏ khi nền sản xuất hàng hóa Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu;
giúp các doanh nghiệp Việt Nam thuận lợi hơn trong việc đưa hàng hóa thâm nhập vào
thị trường thế giới. Việt Nam được hưởng Quy chế Tối huệ quốc tại 164 nước trên thế
giới nên nhiều ngành hàng, mặt hàng được miễn giảm thuế, xóa bỏ hạn ngạch. Đây chính
là nguyên nhân cơ bản tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ; sự cạnh tranh trên thị trường tăng, tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp
vừa và nhỏ Việt Nam đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ chi
phí để nâng cao sức cạnh tranh... Nhiều doanh nghiệp nhỏ, vừa như: Bitis, Kinh Đô...
trước đây chỉ là tổ hợp, nay trở thành các tập đoàn kinh tế có hàng hóa xuất khẩu đi
nhiều nước trên thế giới.
Những hạn chế của tiến trình hội nhập WTO đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
Sự chuẩn bị hội nhập kinh tế quốc tế ở tất cả các cấp chưa đáp ứng yêu cầu. Hiện tại,
các ngành, các bộ đang trong quá trình xây dựng chương trình kế hoạch hội nhập quốc
tế. Nhiều nơi chưa nhận diện rõ hội nhập mang lại cơ hội gì, thách thức gì một cách cụ
thể. Vấn đề này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến xây dựng cơ chế chính sách đáp ứng yêu
cầu hội nhập, gây khó khăn cho các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Bởi các doanh nghiệp này chưa nhận diện rõ cơ hội và thách thức do hội nhập kinh
tế quốc tế và WTO mang lại, do vậy chưa xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh phù
hợp.
Môi trường kinh doanh của Việt Nam đã cải thiện nhiều, nhưng chưa nhanh, chưa thực
sự mang tính cách mạng. Theo xếp hạng của "Doing Business - 2007" - một tổ chức có
uy tín, Việt Nam xếp hạng 104/175 nước tham gia khảo sát, tụt 6 bậc so với năm 2006; ở
hàng năng lực cạnh tranh tụt 3 bậc, đứng thứ 132 trên thế giới. Ngày 15-12-2007, tại
Thành phố Hồ Chí Minh, ở hội thảo về "Đánh giá sự tác động của WTO đến nền kinh tế
Việt Nam sau một năm gia nhập", đa số các chuyên gia cho rằng, sự thay đổi cơ chế
quản lý chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập WTO, do đó chưa tác động mạnh nhằm mang lại
những thay đổi lớn cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và cho khu vực doanh
nghiệp vừa và nhỏ nói riêng.
Nguồn vốn đầu tư trong nước tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế, điều kiện
nâng cấp và hiện đại hóa cơ sở vật chất rất thấp, khó có khả năng hội nhập sâu rộng
trong điều kiện cạnh tranh gay gắt.
Thiếu thông tin về thị trường, trình độ quản lý doanh nghiệp yếu. Đa số các doanh nghiệp
vừa và nhỏ chưa có chiến lược kinh doanh, chưa xây dựng chương trình hội nhập khi
Việt Nam đã gia nhập WTO. Theo số liệu khảo sát các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở vùng
đồng bằng sông Cửu Long, trên 50% số giám đốc các công ty chưa tham gia các lớp đào
tạo quản trị kinh doanh, nhiều người trong số họ chưa tốt nghiệp phổ thông, trình độ
tiếng Anh, sử dụng công nghệ thông tin kém, khiến tỷ lệ doanh nghiệp bị đóng cửa khá
cao, bình quân trên 10%/năm.

(Các) nguồn
Theo cam kết WTO, Việt Nam bỏ tài trợ trực tiếp đối với hoạt động xuất khẩu (tài trợ đèn
đỏ). Điều này sẽ ảnh hưởng nhất định đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tham gia
xuất khẩu hàng hóa ra thị trường khu vực và thế giới.
Những quy định, chuẩn mực kinh doanh mới như: bảo hộ quyền sở hữu tài sản trí tuệ;
vấn đề rào cản kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh quốc tế, quản lý tiêu chuẩn hóa quốc
tế, chuẩn mực nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp... đã tác động không nhỏ đến
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới được thành lập, kinh
nghiệm kinh doanh còn nhiều hạn chế.
Việc Việt Nam chưa được thừa nhận có nền kinh tế thị trường. Theo cam kết khi gia nhập
WTO, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường cho đến năm 2018. Điều này đã
tác động đến khả năng tự vệ, chống bị kiện phá giá của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Việt Nam trong hoạt động thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, nền công nghiệp phụ trợ
của Việt Nam chưa phát triển, vì vậy, đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị lệ thuộc vào
nguồn nguyên liệu nhập khẩu; nhập siêu ở Việt Nam gia tăng. Năm 2007, nhập siêu có
thể lên tới 9 - 10 tỉ USD. Nhập khẩu nhiều dẫn tới chi phí và rủi ro kinh doanh tăng, tác
động hạn chế đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở trong nước
cũng như thị trường quốc tế.
http://www.tapchicongsan.org.vn/print_pr…

• Tùng Lê

Hi!

Hội nhập kinh tế thế giới - gia nập WTO, nền kinh tế VN nói chung và mãng kinh tế
tư nhân nói chung chiụ tác động lớn lao của kinh tế toàn cầu.
Trong tiến trình đàm phán với các nước là thành viên của tổ chức WTO, ta cũng
đưa ra lộ trình cắt giảm thuế đối với hàng XNK của VN, điều này tất nhiên là ảnh
hưởng đến nguồn thu từ nhiều phía của nền kinh tế VN như kim ngạch xuất nhập
khẩu thay đổi, thuế thu được từ XNK cũng thay đổi...
Kinh tế tư nhân thời kỳ hội nhập được ví như 1 còn thuyền bé tẹo bơi trong sông
lạch, bây giờ hội nhập thì con thuyền đó phải bơi cả ra đại đương nữa, anh nào ra
được thì sống, không ra được thì phải chịu "lép" và đến lúc không gượng được
nữa thì "toi" luôn!.

VD doanh nghiệp tư nhân SX xe đạp, trước kia nhà nước hạn chế NK xe đạp nên
các DNTN SX xe đạp vẫn tà tà sống khỏe, bây giờ gia nhập WTO không thể không
cho các nước xuất xe đạp vào VN, và cũng không thể nào đánh thuế NK xe đạp cao
ngất ngưỡng được!, thế là DN nước ngòai họ sx xe đạp với chất lượng tốt hơn giá
rẻ hơn họ đưa vào VN bán có lời. Trong trường hợp này DNTN VN muốn tồn tại
phải cải tiến mẫu mã, chất lương, hạ giá thành để hạ giá bán thì mới cạnh tranh
được, nếu không cạnh tranh được thì "xong"!

Nói cho cùng là khi chưa gia nhập WTO các DN này đựoc phần nào bảo hộ từ Nhà
nước qua chính sách thuế, bây giờ bình đẳng thì ai giỏi người đó tồn tại!

ệt Nam sau 2 năm gia nhập WTO – Thành quả ban đầu và những thách thức trong thời
gian tới

Ngày 23/4/2009 tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ đã chủ trì phối hợp với Văn phòng
Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức Hội thảo
“Đánh giá tác động đối với Việt Nam sau 2 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO)”, nhằm đánh giá những tác động đến tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô: Tài
chính, thương mại, đầu tư trực tiếp nước ngoài, thể chế kinh tế, hệ thống pháp luật, lao
động, việc làm và thu nhập của Việt Nam.

Tuy khoảng thời gian 2 năm chưa đủ dài để đánh giá và nhìn nhận đầy đủ những tác
động đối với nền kinh tế Việt Nam nhưng việc đánh giá lần này có ý nghĩa rất quan trọng,
giúp chúng ta nhìn nhận một cách thực chất hơn về vấn đề mang tính dự đoán trước
đây, từ đó có những giải pháp chiến lược và đối sách phù hợp.

Thành quả ban đầu và những tác động chính

Có thể khẳng định sau 2 năm gia nhập WTO, mặc dù còn nhiều khó khăn trước mắt,
nhưng nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua được những thách thức, rút ra được những bài
học bổ ích để từng bước phát triển bền vững. Với xuất phát điểm là một nền kinh tế đang
trong giai đoạn chuyển đổi, ở trình độ thấp và có quy mô nhỏ so với kinh tế thế giới, các
biến động phức tạp và khó lường của nền kinh tế thế giới trong thời gian qua đã có tác
động không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, so với nhiều nước trong khu vực,
chúng ta vẫn đạt được những chỉ tiêu kinh tế đáng khích lệ.

Những thành quả ban đầu

Đến nay, sau 2 năm gia nhập WTO, năng lực sản xuất và kinh doanh của các ngành hàng
đã tăng lên rõ rệt. Mặc dù chịu những biến động phức tạp của nền kinh tế toàn cầu
nhưng hầu hết các ngành hàng của Việt Nam đều giữ vững được tốc độ tăng trưởng cao
so với nhiều nước trong khu vực. Nếu như năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,6 tỷ
USD, tăng 21,9 % so với năm 2006 thì đến năm 2008, kim ngạch xuất khẩu đạt 62,7 tỷ
USD, tăng 29,5% so với năm 2007. Thị trường xuất khẩu cũng không ngừng được mở
rộng.

Việc gia nhập WTO đã mang đến cho Việt Nam những tiềm lực mới. Đầu tư toàn xã hội,
đặc biệt là đầu tư khu vực dân doanh và đầu tư nước ngoài tăng mạnh. Ngay trong năm
đầu tiên gia nhập, vốn đầu tư xã hội đã tăng 25,8 % so với năm 2006, trong khi vốn đầu tư
từ ngân sách nhà nước chỉ tăng 7,3 %. Bước sang năm 2008, mặc dù lạm phát tăng cao
nhưng vốn đầu tư dân doanh tiếp tục tăng cao, đạt 22,2 % so với năm 2007. Riêng vốn
FDI đã tăng hơn rất nhiều so với năm 2007, ước đạt 189,9 tỷ đồng (tương đương 11,3 tỷ
USD), chiếm 29,8 % tổng số vốn đầu tư…

Những thành quả đó đã góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế chung của cả
nước. Năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP tiếp tục đà tăng trưởng của những năm trước
đó và đạt 8,48 %. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công
nghiệp – xây dựng và giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp. Tuy nhiên, trong năm 2008, do
ảnh hưởng khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên hoạt động kinh tế
khó khăn hơn, tăng trưởng GDP chỉ đạt 6,23 %.

Những tác động chính đến nền kinh tế Việt Nam

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì những khó khăn, thách thức tác động tới nền
kinh tế Việt Nam cũng đã hiện ra dần rõ nét. Theo đánh giá của các chuyên gia, có 8 tác
động chính tác động đến nền kinh tế Việt Nam kể từ khi gia nhập WTO, gồm:

1. Tác động đối với chính sách vĩ mô: Việc mở cửa nền kinh tế theo cam kết và gia nhập
WTO chính là động lực dẫn đến việc tăng hiệu quả của nền kinh tế, từ đó dẫn đến tăng
trưởng kinh tế của nước ta trong thời gian qua. Sự tăng trưởng này đã tác động đến việc
phải thay đổi cơ cấu nền kinh tế, qua đó tăng hiệu quả và thúc đẩy kinh tế phát triển bền
vững hơn. Tuy nhiên, việc gia nhập WTO cũng có thể là một trong những nguyên nhân
gián tiếp làm cho các bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô khó kiểm soát hơn.

2. Tác động đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu: Kể từ khi gia nhập WTO, thị trường xuất
khẩu của Việt Nam được mở rộng sang 150 nước thành viên WTO và không có sự phân
biệt đối xử. Các doanh nghiệp Việt Nam đã thâm nhập tốt hơn vào các thị trường trọng
yếu trên thế giới như Hoa Kỳ, EU… Tuy nhiên, các doanh nghiệp này đang phải đối mặt
với hàng rào kỹ thuật mới ngày càng tinh vi hơn theo các quy định riêng của một số
nước.

Về nhập khẩu, hiện tượng nhập siêu cũng đang gia tăng do nhu cầu đầu tư lớn, nguồn
vốn FDI tăng… Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam khó có thể tăng thuế nhập khẩu hoặc
áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng như trước khi gia nhập WTO.
3. Tác động đến lĩnh vực dịch vụ: Việc mở rộng thị trường dịch vụ làm các nhà cung cấp
dịch vụ Việt Nam phải đối mặt với sức cạnh tranh cao. Mặc dù việc mở cửa thị trường sẽ
góp phần đem lại cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao hơn, giúp tăng cường việc thu
hút đầu tư nước ngoài nhưng có thể gây ảnh hưởng đến thu nhập và việc làm của người
lao động.

4. Tác động đến đầu tư nước ngoài: Sự bùng phát luồng vốn FDI trong 2 năm trở lại đây
đã cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào tiến trình đổi mới cũng như vào
triển vọng và tiềm năng phát triển kinh tế của Việt Nam. Dòng FDI đã tăng đột biến trong
2 năm 2007 và 2008 với số vốn đăng ký đạt 64 tỷ USD, mức cao nhất kể từ khi có Luật
Đầu tư trực tiếp nước ngoài năm 1987.

5. Tác động đến công nghiệp: Sau 2 năm, sản xuất công nghiệp tiếp tục đạt năng suất
tương đối cao, đặc biệt là đối với các ngành sản xuất có đầu tư vào là nông sản và các
ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như thủy sản, may mặc, giày dép, đồ nội
thất, thủ công. Tuy nhiên, việc thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu và xóa bỏ độc quyền
kinh doanh xuất, nhập khẩu chắc chắn sẽ gây sức ép cạnh tranh hơn đối với các ngành
sản xuất và các doanh nghiệp. Những ngành công nghiệp dự kiến sẽ đối mặt với sức
cạnh tranh cao hơn trong thời gian tới là thuốc lá, giấy và sản phẩm giấy, thiết bị y tế,
thiết bị quang học, đồng hồ và ô tô.

6. Tác động đến nông nghiệp: Sau khi gia nhập WTO, nhập khẩu nông sản của Việt Nam
gia tăng, các mặt hàng chủ yếu là sữa và các sản phẩm sữa, bông, bột mì, đường, thuốc
lá, cao su, nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, gỗ và nguyên liệu gỗ. Đối với xuất khẩu
các mặt hàng nông sản tác động của việc gia nhập WTO là không lớn vì các mặt hàng
xuất khẩu chính như gạo, cà phê, cao su đã không lớn vì các mặt hàng xuất khẩu chính
như gạo, cà phê, cao su đã không gặp rào cản nào trước khi gia nhập WTO. Nhìn chung,
lợi ích của việc gia nhập WTO đối với nông nghiệp chưa được thể hiện rõ đối với tất cả
các hộ, các vùng khác nhau.

7. Tác động đến môi trường kinh doanh: Sau khi gia nhập WTO, môi trường kinh doanh ở
Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, hệ thống chính sách trở nên minh bạch hơn, chế độ
quản lý giá đối với một số mặt hàng được bãi bỏ, các biện pháp trợ cấp được điều chỉnh
hợp lý hơn và được thực hiện phù hợp với cơ chế thị trường.
8. Tác động đến xã hội: Việc gia nhập WTO chưa để lại dấu ấn đáng kể đối với vấn đề tạo
việc làm trong 2 năm 2007 và 2008. Mặc dù số lao động có việc làm trong năm 2007 có
tăng so với một số năm trước đó nhưng tình trạng thất nghiệp và mất việc làm lại tăng
lên trong năm 2008, đặc biệt là từ tháng 8 trở đi khi tăng trưởng kinh tế chậm lại. Mức
phân hóa xã hội cũng đang ngày một gia tăng. Tình trạng lạm phát cao cũng đã ảnh
hưởng đến thu nhập thực tế của nhiều nhóm dân cư trong xã hội.

Những giải pháp chiến lược

Gia nhập WTO là bước vào một sân chơi mới vừa có những cơ hội, vừa có những thách
thức. Tuy nhiên, cơ hội không tự nhiên sẵn có và khó khăn thử thách luôn ở phía trước.
Vì vậy, để các doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam có thể tận dụng mọi cơ hội, vượt
qua các thách thức, trong thời gian tới Nhà nước cần tập trung thực hiện một số giải
pháp sau:

1. Tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô để tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi
cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và từng bước hoàn chỉnh môi
trường pháp lý phù hợp nhằm thúc đẩy nền kinh tế hội nhập nhanh hơn, bền vững hơn
với khu vực và quốc tế.

2. Tiếp tục thực thi đầy đủ, nghiêm túc các cam kết trong WTO, nhất là các cam kết về
dịch vụ với khuôn khổ pháp lý hiện hành nhằm tận dụng tốt những quyền lợi mà thành
viên WTO được hưởng.

3. Về sản xuất và xuất khẩu: Cần phát triển các ngành sản xuất sản phẩm có giá trị gia
tăng cao, tập trung vào các mặt hàng chế biến, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, tăng
cường công tác xúc tiến thương mại.

4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thuế thu nhập cá nhân, chính sách bảo hiểm, an sinh
xã hội nhằm tránh gia tăng khoảng cách giàu nghèo khi hội nhập.

5. Tiếp tục đàm phán với các thành viên WTO về việc công nhận Việt Nam có nền kinh tế
thị trường và áp dụng đúng quy định của WTO về chống bán phá giá và chống trợ cấp
đối với hàng xuất khẩu Việt Nam.

6. Cần đầu tư ngân sách vào việc đào tạo cán bộ, nâng cao chất lượng, đồng thời phân
bổ hiệu quả nguồn nhân lực tăng cường nâng cao nhận thức cho các nhà hoạch định
chính sách, cán bộ cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nhân về quyền lợi và nghĩa
vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Quyết định của EC: "Chặn đường sống" của ngành da giày Việt Nam

08/10/2008

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên khẳng


định việc Ủy ban châu Âu (EC) quyết định rà soát các sản phẩm giày da nhập khẩu từ Việt
Nam không chỉ tác động tiêu cực ở Việt Nam mà còn ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp
và đặc biệt là quyền lợi của người tiêu dùng châu Âu.

Trên thực tế, theo quyết định của EC ban hành tháng 10/2006, mức thuế chống bán phá
giá 10% đối với giày mũ da Việt Nam sang EU sẽ hết hạn vào ngày 7/10/2008. Nhưng ngày
2/10/2008, EC đã thông báo sẽ tiến hành rà soát trong vòng 12-15 tháng và duy trì mức
thuế này cho đến khi có kết quả rà soát.

Trong phiên họp tham vấn của Ủy ban chống bán phá giá ngày 17/9/08, đã có 12/15 đại
diện thương mại của nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) phản đối quyết định rà
soát này. Tuy nhiên EC cho biết, theo Qui định chung về chống bán phá giá, EC bắt buộc
phải tiến hành quy trình rà soát một khi có yêu cầu từ phía các thành viên EU và kết quả
bỏ phiếu ngày 17/9 vừa qua của đại diện thương mại các nước thành viên EU trên thực tế
chỉ có giá trị tham vấn đối với EC.

Sau khi EC đưa ra quyết định này, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cho rằng quyết định
này hoàn toàn trái với sự mong đợi của đông đảo người tiêu dùng cũng như của nhiều
doanh nghiệp EU và không phản ánh quan điểm của đa số thành viên EU. “Việt Namrất
thất vọng về quyết định này của EC”, Thứ trưởng bày tỏ.

Cho đến nay, EU vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng lớn nhất, đứng trước Mỹ và Nhật Bản,
có quan hệ truyền thống từ nhiều năm qua với ngành sản xuất giày của Việt Nam. Tuy
nhiên, trong hai năm qua, giày mũ da của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường châu Âu đã
giảm đáng kể do bị áp thuế chống bán phá giá. Trong bối cảnh hiện nay, mức thuế này sẽ
tự động có hiệu lực thêm khoảng một năm nữa. Điều này sẽ tạo ra những khó khăn đối
với ngành da giày Việt Nam, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hơn nửa triệu lao
động, mà trong đó phần lớn là phụ nữ.

Vào cuối năm 2007, EC đã đưa các sản phẩm da giày của Việt Nam ra khỏi danh sách
được hưởng Quy chế Ưu đãi thế quan phổ cập (GSP) giai đoạn 2009-2011. Việc áp thuế
chống bán phá giá của Ủy ban châu Âu cũng có tác động tiêu cực đến việc đánh giá của
các bạn hàng, đối tác, nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành da giày Việt Nam. Việc bãi bỏ
GSP, lợi thế cạnh tranh về giá của sản phẩm da giày Việt Nam suy giảm so với các nước
khác trong khu vực. Bình quân mỗi đôi giày xuất khẩu phải tăng thêm thuế nhập khẩu
vào EU từ 3,5-5%. Bên cạnh đó, người tiêu dùng châu Âu sẽ là đối tượng đầu tiên bị ảnh
hưởng lợi ích, đặc biệt đặt trong bối cảnh lạm phát kinh tế, mặt bằng sinh hoạt đang tăng
cao.

Trong bối cảnh này, Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên cũng khuyến cáo các doanh nghiệp
da giày Việt Nam trước mắt cần hợp tác tốt với cơ quan điều tra chống bán phá giá của
EC trong giai đoạn rà soát; mặt khác, chủ động triển khai các phương án kinh doanh
nhằm đa dạng hóa sản phẩm, thị trường để hạn chế những tác động tới sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp, việc làm và thu nhập của người dân lao động.

Thứ trưởng khẳng định, Bộ Công Thương sẽ cùng các bộ, ngành liên quan sẽ hỗ trợ cho
các doanh nghiệp da giày trong giai đoạn rà soát này. Ngày 3/10 vừa qua. Cục quản lý
cạnh tranh thuộc Bộ Công thương đã phối hợp với Hiệp hội Da giày Việt Nam tổ chức
giới thiệu cho doanh nghiệp liên quan về luật pháp rà soát chống bán phá giá của EU và
công việc chuẩn bị cho gia đoạn rà soát.

Trong những những năm gần đây nền kinh tế nước ta phát triển và đạt nhiều thành tựu
đáng kể, điển hình là Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại
thế giới WTO. Việc là thành viên của WTO cho nước ta nhiều cơ hội cũng như thách
thức, đặc biệt là ở thị trường khó tính như EU.

Thiết lập quan hệ ngoại giao từ 1990, quan hệ song phương VN - EU đã phát triển mạnh
mẽ ở tất cả các cấp độ. với việc đa dạng hóa nhanh quy mô hợp tác song phương trên
tất cả các lĩnh vực. Đối thoại chính trị mở rộng.

Hiện nay, EU là nhà cung cấp viện trợ phát triển không hoàn lại hàng đầu cho VN và tiếp
tục hỗ trợ VN trong các lĩnh vực ưu tiên như phát triển con người, cải cách kinh tế, xã
hội, hội nhập kinh tế quốc tế.

EU là đối tác thương mại, thị trường xuất khẩu rộng lớn, nguồn cung cấp FDI quan trọng
của VN. EU là một trong những đối tác thương mại lớn đầu tiên kết thúc đàm phán song
phương WTO với VN năm 2005.

EU là một trong những thị trường xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp Việt Nam bên
cạnh thị trường Mỹ, Nhật. Để có thể kinh doanh thành công tại thị trường khó tính này
doanh nghiệp Việt Nam cần phải tìm hiểu rõ những chính sách ngoại thương của EU.

Vì vậy thông qua báo cáo nghiên cứu về quan hệ thương mại và đầu tư VN-EU này,một
mặt tái hiện lại những thành tựu trong quan hệ VN-EU ;mặt khác kết hợp đưa ra giải pháp
và phương hướng mới cho mối quan hệ giữa VN-EU trong tương lai trên cơ sở nhũng
thuận lơi và khó khăn trong quan hệ thương mại.
A. Tổng quan về mối quan hệ Việt Nam-EU

I. EU và đăc điểm kinh tế của EU:

1. Giới thiệu chung

Liên minh châu Âu hay Liên hiệp Châu (European Union), viết tắt là EU, là một liên minh
kinh tế chính trị bao gồm 27 quốc gia thành viên chủ yếu thuộc châu Âu, có trụ sở đặt tại
thủ đô Brussels của Bỉ.

Diện tích EU lên đến 4324782 km2 và dân số ước tính đến năm 2010 là khoảng
501259840 người.

Các nước thành viên của EU :

Năm gia Thành viên


nhập
1957 Bỉ, Đức, Italy, Luxembourg, Pháp, Hà Lan
1973 Đan Mạch, Ireland, Anh
1981 Hi Lạp
1986 Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
1995 Áo, Phần Lan, Thụy Điển
2004 Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia,
Malta,Cộng hòa Síp
2007 Ru-ma-ni, Bun-ga-ri

Là một tổ chức quốc tế, EU hoạt động thông qua một hệ thống siêu quốc gia và liên
chính phủ hỗn hợp.

2. Quá tình hình thành của EU

Mốc lịch sử đánh dấu sự hình thành của EU là bản “Tuyên bố Schuman” của Bộ trưởng
ngoại giao Pháp Robert Schuman vào ngày 09 tháng 05 năm 1950 với đề nghị đặt toàn bộ
nền sản xuất gang thép của Cộng hoà liên bang Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền
lực chung, trong một tổ chức mở cửa để các nước châu Âu khác cùng tham gia. Sau đó,
Hiệp ước thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC), một tổ chức tiền thân của EU
ngày nay được ký kết. Từ đó đến nay, sự liên kết giữa các quốc gia châu Âu đã không
ngừng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với đỉnh cao là một Liên minh châu Âu
như chúng ta thấy ngày nay và trong tương lai có thể sẽ đạt tới cấp độ liên kết cao hơn.
Nhìn lại hơn 50 năm hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu, có thể thấy quá
trình này gắn liến với các hiệp ước chủ yếu sau đây (từ năm 1951 đến nay):

 Hiệp ước Paris thành lập cộng đồng Than – Thép châu Âu (ECSC) được ký ngày
18/04/1951 với sự tham gia của 6 nước: Pháp, Đức, Italy, Bỉ, Hà Lan và
Luxembourg
 Hiệp ước Rome thành lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM)
và Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) được ký ngày 25/31957 với sự nhất trí của 6
nước thành viên ECSC.
 Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu (EC) được ký ngày 08/04/1965 giữa các
nước của 3 nước Cộng đồng này dưới tên gọi: Cộng đồng châu Âu.
 Hiệp ước Maastricht thành lập Liên minh châu Âu được ký ngày 07/2/1992 tại
Maastricht – Hà Lan, với sự nhất trí hoàn toàn của nguyên thu quốc gia các nước
thành viên (lúc này, số thành viên của EC là 12 nước bao gồm: Pháp, Đức, Bỉ, Italy,
Hà Lan, Luxembourg, Anh, Đan mạch, Ailen, Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha)
nhằm thành lập một “không gian châu Âu” thống nhất về kinh tế, chính trị, an ninh,
quốc phòng và các chính sách về xã hội.
 Hiệp ước Amsterdam được ký vào ngày 2/10/1997 bởi các nguyên thủ của 15 nước
thành viên (năm 1995 EU đã kết nạp thêm 3 nước thành viên nữa là: Thuỵ Điển,
Phần Lan, Áo). hiệp ước này được hình thành trên cơ sở sửa đổi hiệp ước
Maastricht nhằm đưa những cố gắng của EU trong việc xây dựng một liên minh
kinh tế - tiền tệ (EMU) trở thành hiện thực.
 Hiệp ước Nice (7-11/12/2000) được tập trung vào các vấn đề cải cách thể chế để
đón nhận các thành viên mới

Như vậy, từ ECSC đến EU hiện nay là cả một quá trình phát triển phức tạp với các
hình thức liên kết kinh tế quốc tế được phát triển chặt chẽ, toàn diện và hoàn toàn mới về
vật chất. Và cho đến nay, sau nhiều nỗ lực thiết thực của EU, tiến trình nhất thể hoá châu
Âu đã đạt được các kết quả rất khả quan trên nhiều lĩnh vực.

3. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới:

Trong những năm qua, sự lớn mạnh về kinh tế qua quá trình nhất thể hóa và những
bước tiến tới một liên minh chính trị đã và đang đem lại cho EU một sức mạnh kinh tế và
chính trị rất lớn trên thế giới. EU ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thúc
đẩy sự phát triển kinh tế toàn cầu. Vai trò kinh tế của EU trên trường quốc tế được thể
hiện trên lĩnh vực thương mại và đầu tư. EU là một trung tâm kinh tế hùng mạnh có tốc
độ tăng trưởng kinh tế khá ổn định. Năm 1998, trong khi cơn bão tài chính tiền tệ làm
nghiêng ngả nền kinh tế thế giới thì EU – khu vực ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng - vẫn
tiếp tục phát triển.

Sự ổn định của kinh tế EU được xem là một trong các nhân tố chính giúp cho nền
kinh tế thế giới tránh được nguy cơ suy thoái toàn cầu. Hiện nay, EU và Hoa Kỳ là hai
thực thể kinh tế lớn nhất thế giới có ảnh hưởng rất lớn đến trật tự kinh tế quốc tế và chi
phối xu hướng phát triển thương mại toàn cầu. Tính gộp lại, hiện EU và Hoa Kỳ đang
chiếm hơn một nửa kim ngạch thương mại và GDP toàn cầu. Hai thực thể kinh tế lớn
nhất thế giới này đã thiết lập phần lớn các luật lệ thương mại và tài chính quốc tế thông
qua một loạt các thể chế quốc tế như G8, WTO, IMF, và WB, nơi mà cả Liên minh châu Âu
và Hoa Kỳ góp phần lớn vốn.

Về tổng GDP năm 2002, chỉ riêng EU 15 là 8.562 tỉ USD, nếu cộng gộp của 10 nước CEEC
là thành viên mới EU nữa thì tổng GDP của EU 25 là 8.972 tỉ USD, (GDP của Hoa Kỳ là 11
ngàn tỉ USD). Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa (không kể nội khối) năm 2002 của EU 15
đạt 938,9 tỉ USD, đứng đầu thế giới về trị giá xuất khẩu hàng hóa, chiếm 14,6% tổng trị giá
xuất khẩu hàng hóa của thế giới, tỷ trọng này của Hoa Kỳ là 10,8% và của Nhật Bản là
6,5%. EU đứng thứ hai thế giới về tổng trị giá nhập khẩu hàng hóa, kim ngạch nhập khẩu
là 931,3 tỉ USD, chiếm 13,9 trị giá nhập khẩu của thế giới, tỷ trọng này của Hoa Kỳ là 18,0
và của Nhật Bản là 5,0%.

Về thương mại dịch vụ qua biên giới năm 2002, EU 15 xuất khẩu 673,3 tỉ USD, đứng đầu
thế giới, chiếm 43,8% tổng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ toàn thế giới, gấp 10 lần Nhật
Bản, tỷ trọng này của Hoa Kỳ và Nhật Bản là 17,4% và 4,2%. Về nhập khẩu dịch vụ của EU
năm 2002 là 650,9 tỉ USD, cũng đứng đầu thế giới với tỷ trọng là 42,7%, tỷ trọng này của
Hoa Kỳ và Nhật Bản là 14,3% à 6,9 %.

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của EU (không kể đầu tư nội khối) chiếm 47%
tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn thế giới và thu hút 20% FDI toàn thế giới từ
bên ngoài vào EU. EU nắm 1.549 tỉ euro cổ phiếu đầu tư trực tiếp nước ngoài, gấp rưỡi
Hoa Kỳ. Nếu tính gộp cả CEEC thì kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của EU 25 sẽ
gần 1.800 tỉ USD, chiếm 22,6% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của thế
giới; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của EU 25 khoảng 1.800 tỉ USD, bằng
21,9% kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của toàn thế giới.

EU đang muốn thể hiện một vai trò như người lãnh đạo đối với các thành viên trong WTO
do tầm quan trọng của EU trong thương mại và nền kinh tế thế giới. EU là người khởi
xướng nhiều sáng kiến trong việc xây dựng các khối liên kết kinh tế khu vực và thế giới,
đã phát động trong chương trình phát triển Doha tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ tư vào
tháng 11/2001. EU đã có dấu hiệu khởi động làm việc với các đối tác thương mại của
mình nhằm xây dựng lại lòng tin và sự hợp tác với các thành viên WTO sau thất bại tại
vòng đàm phán thiên niên kỷ tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 3 tổ chức tại Seatle (Hoa Kỳ)

EU cũng đang tích cực cải thiện tầm hiểu biết chung trong WTO bằng những biện pháp
làm tăng tính minh bạch trong chính sách đối ngoại. EU đang tìm kiếm cơ hội thúc đẩy
sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa WTO và các tổ chức liên chính phủ khác nhằm làm nổi bật
vai trò của mình trong nền kinh tế thế giới.

MỘT SỐ CHỈ SỐ CƠ BẢN CỦA CÁC TRUNG TÂM KINH TẾ LỚN TRÊN THẾ GIỚI

EU Hoa Kì Nhật Bản


Số dân( triệu người)- 2005 459,7 296,5 127,7
GDP ( tỉ USD) – 2004 12690,5 11667,5 4623,4
Tỉ trọng XK trong GDP ( %) – 26,5 7,0 12,2
2004
Tỉ trọng XK thế giới (%) – 2004 37,7 9,0 6,25

4. Đặc điểm kinh tế EU

 EU là một liên minh kinh tế tiền tệ với những chỉ tiêu hội nhập :
 Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước có mức
lạm phát thấp nhất;
 Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP;
 Nợ nhà nước dưới 60% GDP và biên độ dao động tỷ giá giữa các đồng tiền ổn định
trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM);
 Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá 2% so
với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất
 1- 1-2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành viên
(còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, áo, Bỉ, Phần lan, Ailen, Italia,
Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

II. Quan hệ Việt Nam và EU

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước thành viên của Liên minh Châu Âu phát
triển mạnh từ những năm đầu thập kỷ 90 sau khi Việt Nam ký một loạt hiệp định song
phương với EU như Hiệp định khung về hợp tác kinh tế, khoa học và kỹ thuật ( năm
1990), Hiệp định dệt may (1994, 1996, 1997, 2000, 2003); Hiệp định giầy dép (2000).

Quan hệ hợp tác đầu tiên giữa EU và Việt Nam chủ yếu là trợ giúp người Việt Nam hồi
hương. Từ 1989-1996, tổng viện trợ của EU cho mục đích này trên 110 triệu USD.

Năm 2002, EU đã thông qua chiến lược hợp tác với Việt Nam trong giai đoạn 2002-2006,
nhằm tạo điều kiện tăng tốc xoá đói giảm nghèo trong chiến lược phát triển bền vững.
Theo đó EU dự kiến trợ giúp 162 triệu euro tập trung vào 2 lĩnh vực:

Tăng cường phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt hỗ trợ phát triển một số tỉnh nghèo
thông qua hỗ trợ lĩnh vực giáo dục;

Trợ giúp cải cách kinh tế Việt Nam theo hướng cơ chế thị trường để nhanh chóng hội
nhập với kinh tế khu vực và thế giới;

Ngoài ra, trong chiến lược hợp tác này còn có vấn đề bảo vệ môi trường, văn hoá, giáo
dục, chất lượng giới tính và quản lý nhà nước có hiệu quả.
Quan hệ buôn bán thương mại Việt Nam - EU trong 10 năm từ 1990-1999 với quy mô tăng
hơn 12 lần và tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 32%.. Hiện Nay,EU là nhà cung cấp ODA
lớn nhất cho Việt Nam. Trong đó, các lĩnh vực ngành nghề được tài trợ nhiều nhất là
nông lâm thủy sản (17,58%), tài nguyên (13,15%), y tế ( 9,59%), phát triển xã hội (9,58%).
Ngoài ra, các nước thành viên EU còn cung cấp vốn ODA thông qua các tổ chức tài chính
đa phương.

1. Lịch sử hình thành và phát triển quan hệ Việt Nam-EU.

 Tháng 11/1990, Việt Nam và EU chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao.
 Ngày 17/7/1995: Ký kết Hiệp định khung về hợp tác, thiết lập các nguyên tắc cơ bản
nhằm thúc đẩy mối quan hệ ngoại giao giữa VN-EU và bắt đầu có hiệu lực vào
ngày 01-06-1996, cung cấp cơ sở pháp lý cho quan hệ song phương.

 Hiệp định khung đề ra bốn mục tiêu:

 Tăng cường đầu tư và thương mại song phương;


 Hỗ trợ phát triển kinh tế lâu dài của Việt Nam và cải thiện các điều kiện
sống cho người nghèo;
 Hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam trong việc cơ cấu lại nền kinh tế và
tiến tới một nền kinh tế thị trường;
 Bảo vệ môi trường.

 Hiệp định cũng bao gồm một điều khoản quy định các quyền con người và các
nguyên tắc dân chủ là nền tảng cho hợp tác giữa EC và Việt Nam.
 Hiệp định khung về hợp tác EC - Việt Nam được tự động áp dụng cho các nước
thành viên mới của EU đã gia nhập Liên minh vào ngày 1 tháng 5 năm 2004, cũng
như cho các nước thành viên của EU trong tương lai

 Tháng 1/1996, Ủy ban châu Âu (EC) lập Phái đoàn đại diện thường trực và cử Đại
sứ - Trưởng Phái đoàn tại Hà nội.
 Tháng 9/1996 hai bên đã họp Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - EC lần I. Đây là cuộc họp
được tổ chức định kỳ 2 năm 1 lần luân phiên tại Hà Nội và Brussels. Các cuộc họp
của Ủy ban Hỗn hợp được chuẩn bị bởi ba tổ/ban công tác trực thuộc giải quyết
những lĩnh vực cụ thể:
 Tổ Công tác Hợp tác : Kiểm điểm tiến độ các chương trình hợp tác phát triển
và hợp tác kinh tế giữa EC và Việt Nam và thảo luận các định hướng tương
lai trong khuôn khổ Tài liệu Chiến lược Quốc gia và các Chương trình Định
hướng Quốc gia cho nhiều năm.
 Tổ Công tác Thương mại và Đầu tư: Chuẩn bị cho các trao đổi song phương
về các quy định liên quan đến thương mại và đầu tư và kiểm điểm việc thực
hiện hiệp định song phương hiện có; xử lý tất cả các vấn đề về chính sách
thương mại liên quan đến EU và các nước thành viên EU.
 Tiểu ban về hợp tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, quản trị công và
nhân quyền: Tiểu ban được thiết lập tại cuộc họp lần thứ 4 của Ủy ban Hỗn
hợp vào ngày 21-11-2003. Các hoạt động của tiểu ban bao gồm các cuộc họp
chính thức và các sự kiện không chính thức trong những lĩnh vực thuộc
thẩm quyền.
 Từ tháng 3/1997, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN – EU
 Năm 1999: Thoả thuận về buôn bán giầy dép.
 Năm 2001, Việt Nam và EU đã tiến hành thường xuyên các cuộc tiếp xúc và đối
thoại không chính thức về nhân quyền.
 Giữa năm 2003, EU đề nghị ta thiết lập cơ chế đối thoại chính thức và định kỳ về
dân chủ - nhân quyền một năm 2 lần và nâng cấp đối thoại nhân quyền từ cấp
chuyên viên lên cấp Vụ Bộ Ngoại giao và cấp Đại sứ.
 Ngày 27/6/2005, Hội đồng Châu Âu đã thông qua các quy định mới về hệ thống ưu
đãi thuế quan (GSP).
 Tháng 5/2007, Việt Nam và EU đã thoả thuận tiến hành đàm phán một Hiệp định Đối
tác và Hợp tác (PCA).

2. Những cơ sở vàng

Năm 2007, tổng giá trị cam kết của EU dành cho Việt Nam là 948 triệu USD, trong đó gần
500 triệu USD là viện trợ không hoàn lại, chiếm 21% tổng cam kết của các nhà tài trợ.

Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là cơ sở chính cho sự phát triển mạnh mẽ quan hệ Việt
Nam - EU chính là sự cất cánh của cả hai nền kinh tế. Với dân số 500 triệu, 27 quốc gia
thành viên EU chiếm 30% GDP, 41% thương mại và 43% đầu tư toàn cầu. Năm 2000, các
nhà lãnh đạo EU đã thông qua chiến lược Lisbon nhằm biến châu Âu thành một nền kinh
tế dựa trên tri thức năng động và có sức cạnh tranh nhất thế giới. Nhờ cải cách về cơ
cấu, EU đã đạt mức tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức 3%/năm, thất nghiệp dần được
kiểm soát ở mức dưới 7%, thấp nhất kể từ giữa thập niên 1980. Trong tương lai, kinh tế
châu Âu đang chờ đợi một chu kỳ tăng trưởng mới với việc EC thông qua một kế hoạch
thúc đẩy chiến lược cải cách giai đoạn 2008-2010 trên 4 lĩnh vực ưu tiên là tri thức và đổi
mới, giải toả tiềm năng kinh doanh, đầu tư nguồn nhân lực và hiện đại hoá thị trường lao
động, năng lượng và biến đổi khí hậu.

Phía Việt Nam cũng có những thay đổi “nóng” trong những năm qua, trong đó thành
công đáng ghi nhận nhất là tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao, bình quân khoảng
8%/năm. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, trong năm 2007, tăng trưởng kinh tế của
Việt Nam có thể đạt hơn 8% và lượng FDI cam kết đạt mức kỷ lục 16 tỷ USD. Cùng với tư
cách thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đã trở thành
một địa chỉ đầu tư hấp dẫn. Báo cáo Triển vọng đầu tư thế giới 2006 của UNCTAD xếp
hạng Việt Nam là địa điểm hấp dẫn đầu tư đứng thứ 6 trên thế giới. Trong khu vực, Hội
đồng Doanh nghiệp châu Á xếp Việt Nam thứ ba về hấp dẫn đầu tư đối với các tập đoàn
châu Á giai đoạn 2007 – 2009. Với chiến lược hội nhập quốc tế thích hợp, Việt Nam đang
dần khẳng định vai trò và tiềm năng của mình ở khu vực và trên thế giới.

3. Bối cảnh mối quan hệ mới


Mối quan hệ Việt Nam - EU được xác lập trên cơ sở Hiệp định khung về hợp tác từ năm
1995, đến nay đã hết hạn. Tuy nhiên, đây là bản hiệp định dựa trên mối quan hệ giữa một
bên là các nước cung cấp viện trợ phát triển và một bên là nước nhận viện trợ, trong khi
đó những bước phát triển mạnh mẽ ở cả Việt Nam và EU đã làm cán cân lợi ích giữa hai
bên có sự thay đổi căn bản. Theo cựu Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EC tại Việt Nam Markus
Cornaro, quan hệ EU - Việt Nam đã “phát triển vượt ra ngoài khuôn khổ thương mại, hợp
tác phát triển và chính trị thuần tuý”. Còn theo bà Sandra Callagan, Trưởng ban Chính trị,
Kinh tế và Thương mại thuộc Phái đoàn EC tại Việt Nam, Hiệp định khung về hợp tác Việt
Nam - EU không còn thể hiện được mối quan hệ đối tác đã nâng lên một tầm cao mới và
cần phải có một hiệp định hợp tác sâu rộng hơn giữa hai bên để thay thế.

Chính vì vậy, trong cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia
Khiêm và Uỷ viên phụ trách quan hệ đối ngoại của EC Benita Ferrero-Waldner tại
Hamburg (Đức), tháng 5/2007, Việt Nam và EU đã thoả thuận tiến hành đàm phán một
Hiệp định Đối tác và Hợp tác (PCA). Đây là hiệp định được xây dựng trên cơ sở hai bên
cùng có lợi, mở rộng hơn nhiều so với Hiệp định khung năm 1995, bao gồm nhiều lĩnh
vực mới như nhập cư, chống tội phạm, chống khủng bố, ngăn ngừa vũ khí giết người
hàng loạt...Ngoài kinh tế, PCA cũng là một hiệp định hợp tác về rất nhiều lĩnh vực quan
trọng khác như trao đổi khoa học công nghệ và nghiên cứu. Trong khuôn khổ PCA, hai
bên đối tác để bàn bạc không những về những khoản viện trợ mà EU sẽ tiếp tục dành
cho Việt Nam hay về cách để Việt Nam sử dụng hiệu quả các khoản viện trợ đó, mà còn
về những lợi ích khác mà cả EU và Việt Nam đều quan tâm.

Là một bước phát triển quan trọng và là khuôn khổ cho toàn bộ quan hệ hợp tác giữa
Việt Nam và EU trong thời gian tới, Hiệp định PCA mới giữa EU và Việt Nam sẽ thay cho
Hiệp định khung về hợp tác ký năm 1995 đã hết hạn. “Đối với Việt Nam, PCA là khởi đầu
cho một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ với EU, bỏ lại đằng sau mối quan hệ phụ
thuộc để hướng tới một quan hệ đối tác bình đẳng hơn”, bà Sandra Callagan, Trưởng
ban Chính trị, Kinh tế và Thương mại thuộc Phái đoàn EC tại Việt Nam đã nói về PCA như
vậy.

Đầu tháng 10/2009 tại Hà Nội, hội thảo “Hiệp định đối tác và hợp tác (PCA) và triển vọng
quan hệ Việt Nam – EU” đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam và Phái đoàn Uỷ ban Châu Âu
tại Việt Nam tổ chức như một bước chuẩn bị thiết thực cho đàm phán Việt Nam - EU về
Hiệp định này. Trên cơ sở đó, đại diện các bộ, ngành, các cơ quan nghiên cứu, cộng
đồng doanh nghiệp Việt Nam và đại diện phía EU đã đề xuất phương hướng và biện pháp
phát triển quan hệ cụ thể với EU trên tất cả các lĩnh vực, xây dựng cơ sở cho hai bên tiến
hành đàm phán và ký kết PCA.

B.Thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam-EU

I. Chính sách ngoại thương giữa VN-EU

Sau gần hai thập kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao, và đặc biệt là từ khi Hiệp định khung về
hợp tác được ký kết năm 1995, thương mại đã trở thành một trong những lĩnh vực nổi
bật nhất trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và EU.
1. Thuế quan ưu đãi phổ cập(GSP)

Việt Nam và EU đã dành cho nhau chế độ đãi ngộ tối huệ quốc (MFN) và EC cam kết dành
cho hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam chế độ ưu đãi phổ cập (GSP), gia hạn và tăng hạn
ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Tuy nhiên, Từ ngày 1-1-2009.Liên hiệp
châu Âu (EU) đã thông qua quyết định về việc bỏ quy chế hệ thống ưu đãi thuế quan phổ
cập (GSP) đối với mặt hàng giày dép VN Cuộc họp ngày 11.6, các thành viên EU đã bỏ
phiếu thông qua Dự thảo ưu đãi thuế quan chung GSP giai đoạn 2009 - 2011 mà EC đề
xuất, trong đó mục XII (chủ yếu giày dép) của VN sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan
phổ cập GSP của EU nữa. Theo Lefaso VN, ngành da giày là ngành công nghiệp quan
trọng của VN, chính sách ưu đãi thuế quan GSP đã đóng góp lớn vào sự tồn tại và phát
triển của ngành da giày VN trong các năm qua. Nay nếu bãi bỏ GSP sẽ tác động đến các
DN ngành da giày, tốc độ phát triển ngành và nền kinh tế.

Về tác động và thiệt hại khi các sản phẩm giày dép XK của VN sang EU khi không được
hưởng ưu đãi GSP, Lefaso cho rằng, bằng việc bãi bỏ GSP thì lợi thế cạnh tranh về giá
các sản phẩm da giày của VN sẽ có suy giảm so với các nước khác trong khu vực, do
bình quân mỗi đôi giày XK của VN phải tăng thêm thuế nhập khẩu vào EU từ 3,5 - 5%.Hiệp
hội Da giày Việt Nam đã cho biết, khi không được hưởng Quy chế ưu đãi thuế quan GSP.
Nếu tính theo kim ngạch xuất khẩu năm 2007 vào EU của mặt hàng này là 2,19 tỷ USD thì
khi áp thuế, Việt Nam sẽ mất thêm 109,9 triệu USD. Ngành có 700 doanh nghiệp, 70% là
doanh nghiệp nước ngoài, với 1 triệu lao động và khoảng 30% lao động sẽ bị ảnh hưởng
bởi quyết định của EC. Theo quy định, thuế ưu đãi GSP được xây dựng trên cơ sở minh
bạch, công bằng và không phân biệt đối xử, nhằm giúp đỡ các nước đang phát triển bị
phụ thuộc vào một vài ngành hàng xuất khẩu.

2. Hiệp định PCA

Hiệp định PCA mới giữa EU và Việt Nam sẽ thay cho Hiệp định khung về hợp tác ký năm
1995 đã hết hạn. Đây là hiệp định được xây dựng trên cơ sở hai bên cùng có lợi, mở rộng
hơn nhiều so với Hiệp định khung năm 1995, bao gồm nhiều lĩnh vực mới như nhập cư,
chống tội phạm, chống khủng bố, ngăn ngừa vũ khí giết người hàng loạt...Ngoài kinh tế,
PCA cũng là một hiệp định hợp tác về rất nhiều lĩnh vực quan trọng khác như trao đổi
khoa học công nghệ và nghiên cứu. Trong khuôn khổ PCA, hai bên đối tác để bàn bạc
không những về những khoản viện trợ mà EU sẽ tiếp tục dành cho Việt Nam hay về cách
để Việt Nam sử dụng hiệu quả các khoản viện trợ đó, mà còn về những lợi ích khác mà
cả EU và Việt Nam đều quan tâm .“Đối với Việt Nam, PCA là khởi đầu cho một giai đoạn
phát triển mới trong quan hệ với EU, bỏ lại đằng sau mối quan hệ phụ thuộc để hướng
tới một quan hệ đối tác bình đẳng hơn”, bà Sandra Callagan, Trưởng ban Chính trị, Kinh
tế và Thương mại thuộc Phái đoàn EC tại Việt Nam đã nói về PCA như vậy.

Mới đây, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua Chiến lược hợp tác với Việt Nam trong giai
đoạn 2007-2013 với khoản ngân sách trị giá 430 triệu USD tập trung hỗ trợ các kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Dự kiến tăng trưởng thương mại hai chiều vượt
mức 20% và đạt 15 tỷ USD vào năm 2010. Đó là những con số dự báo hết sức ấn tượng
cho sự phát triển quan hệ Việt Nam – EU trong tương lai.
3 . Thuế quan:

 Hàng rào thuế quan: tất cả các quốc gia thành viên EU đều áp dụng hệ thống thuế
Hải quan thông thuờng khi hàng nhập khẩu hàng từ bên ngoài EU. Nếu không có
hiệu lực của một hiệp định thương mại đặc biệt, thì hệ thống thuế nhập khẩu
chung được áp dụng. Tuy nhiên một số hiệp định thương mại ưu đãi được áp
dụng cho nhiều quốc gia đang phát triển. .EU áp thuế chống bán phá giá đối với
giầy mũ da hay hạn chế nhập khẩu mặt hàng cá da trơn của Việt Nam do phát hiện
dự lượng kháng sinh bị cấm. Hiện nay, 33 mã hàng giày thể thao và giày mũ da bị
áp thuế chống bán phá giá, các chủng loại khác vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan
của EU và không bị hạn chế về số lượng .
 Về hàng rào phi thuế quan của EU: EU thống nhất áp dụng HACCP - Hazard
Analysis and Control of Critical Point như là yêu cầu bắt buộc của EU đối với các
ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, trong đó nhấn mạnh đến khía cạnh
"Tương đương" bao gồm tương đương về hệ thống luật pháp về kiểm tra chất
lượng, tương đương về tổ chức, chức năng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
về kiểm tra chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm và các doanh nghiệp xuất
khẩu hàng thuỷ sản phải đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh hàng thuỷ sản
tương đương với doanh nghiệp của EU. Thực chất đây là một biện pháp giúp các
nước đang phát triển có thể đảm bảo thoả mãn yêu cầu chất lượng vệ sinh hàng
thuỷ sản của các thị trường nhập khẩu khác như Hoa Kỳ.
Đối với mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam, thị trường này chủ yếu áp dụng biện
pháp quản lý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo dự lượng kháng sinh
thấp hơn mức cho phép; ngoài ra không áp dụng các biện pháp phi quan thuế nào
khác.
 Ngoài ra còn một vài tiêu chuẩn khác:

 Các tiêu chuẩn về môi trường

Các tiến trình thực hiện nhãn sinh thái nhắm tới các sản phẩm và chỉ ra rằng sản
phẩm có nhãn có một hiệu ứng với môi trường thấp hơn so với các sản phẩm khác. Nếu
một nhà sản xuất muốn chỉ ra cho mọi người biết rằng mình sản xuất theo phương pháp
bảo vệ môi trường, nhà sản xuất có thể tuân thủ theo các tiêu chuẩn được đặt ra cho
mục đích này. Hiện tại 2 hệ thống tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện và chung nhất là
ISO 14001 và EMAS. Cả hai tiêu chuẩn này đều dựa trên các tiêu chuẩn quản lý chất
lượng ISO 9000.

 Các vấn đề liên quan đến sản phẩm

Các vật liệu chính sử dụng cho sản xuất các sản phẩm may mặc thông thường là
bông và sợi nhân tạo. Trong quá trình sản xuất nhiều chất độc hại được thải ra. Quá trình
sản xuất có nhiều ảnh hưởng đến môi trường:

Chế biến sản xuất: ảnh hưởng lớn nhất chủ yếu trong giai đoạn trồng trọt nguyên
liệu thô và giai đoạn sản xuất vải. Các quá trình này tiêu thụ một lượng nước rất lớn và
nhiều hoá chất được sử dụng trong quá trình sử lý ướt và tạo ra nhiều chất thải. Rất
nhiều nước được sử dụng trong quá trình chế biến tinh lọc vài. Sau đó nước được bỏ đi
dưới dạng nước thải sau khi đã qua nhiều tiến trình sử lý nhiều chất khác nhau. Một
lượng lớn các chất có oxygen được thải ra trong nước thải khi tạo khổ và làm sạch sợi
vải. Trong vài trường hợp, có một lượng nhỏ chất biocide được tìmthấy trong các
nguyên liệu cotton thô. Nhiều chất độc không thể hủy bằng phương pháp vi khuẩn cũng
có thể tìm thấy trong quá trình giặt tẩy phi i-ong. Các chất tẩy rửa này có thể là nguyên
nhân gây nên các vấn đề trên bề mặt nước. Chất ảnh hưởng đến môi trường quan trọng
nhất là hypochloride thải ra trong quá trình tẩy trắng. Một lợi thế của quần áo bằng sợi
nhân tạo là sử dụng ít hoá chất trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên điểm bất lợi là sử
dụng nguồn dự trữ dầu mỏ.

Kết luận :

Thị trường EU và Hoa Kỳ là hai thị trường lớn và đồng thời cũng là hai đối tác chiến
lược quan trọng của Việt Nam trong các quan hệ thương mại xuất nhập khẩu của nước
ta.Tuy nhiên, trong khi quan hệ giữa Viêt Nam và EU hầu hết đều là các quan hê đơn
phương (thông qua các chính sách mà EU dành cho Việt Nam: chính sách PCA và MNF
phân tích ở trên) thì quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hầu hết đều là quan hệ song
phương :

Bắt đầu từ năm 1995 các chương trình của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)
đã được mở rộng, bao gồm cả trợ giúp cho cải cách tư pháp, quản lý điều hành, tăng
trưởng kinh tế....USAID đang hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi sang một nền kinh tế thị trường
mở thông qua đẩy mạnh tự do hóa thương mại, đặc biệt cải cách tư pháp cần phải được
triển khai theo như cam kết trong Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam-Hoa Kỳ
và theo những cam kết để Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
USAID cung cấp một đội ngũ các nhà kinh tế và chuyên gia luật pháp để làm việc với các
nhà hoạch định chính sách cao cấp trong ngành hành pháp, Quốc hội và Đảng Cộng sản.
Công việc tập trung xung quanh lịch trình cải cách tư pháp và hành chính đầy tham vọng
mà WTO và Hiệp định Thương mại Song phương đòi hỏi. Các cải cách này bao gồm các
đạo luật trong Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật Đầu tư nhằm bảo đảm sự đối xử bình đẳng
giữa các doanh nghiệp nhà nước và các công ty tư nhân; luật bảo hiểm để giúp cho thị
trường vốn của Việt Nam phát triển; luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quy trình kháng án
và nhiều lĩnh vực khác...

Để có được những tài trợ đó, Việt Nam cũng chấp nhận điều khoản bên Hoa Kỳ đưa ra:

 Dành quy chế đối xử tối huệ quốc cho các hàng hoá của Mỹ.
 Lần đầu tiên cho phép các công ty Mỹ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
của Mỹ được phép xuất nhập khẩu hầu hết các sản phẩm (với lộ trình từ 3-6
năm.Hiện tại, các công ty nước ngoài phải phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu Việt
Nam được cấp giấy phép, hầu hết là doanh nghiệp nhà nước.
 Ưu đãi thuế quan hiệp định này chứa đựng các cam kết cụ thể của Việt Nam về
việc giảm thuế quan cho khoảng 250 sản phẩm, khoảng 4/5 trong số đó là nông
sản.Song phương này, Việt Nam đã không áp dụng khoản phụ thu này đối với
hàng hoá nhập khẩu của Mỹ.
 Bên cạnh đó, trong vấn đề tiếp cận thị trường, hiệp định còn có quy định về bảo
vệ, theo đó cho phép một trong hai bên có quyền tạm thời áp đặt thuế quan nhằm
ngăn chặn tình trạng nhập khẩu hàng hoá tăng lên nhanh chóng.

II. Tình hình xuất nhập khẩu EU-VN

Thâm hụt thương mại của EU với Việt Nam năm 2006 đã đạt mức kỷ lục mới 4,43 tỷ euro
(so với 3,6 tỷ euro năm 2005).

Nếu tính cả mậu dịch nội khối thì tổng ngạch mậu dịch là 3.092 tỷ chiếm hơn 41% thị
phần thế giới. EU đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ chiếm khoảng 43% thị phần,
gấp 2,5 lần Mỹ. Đầu tư ra nước ngoài chiếm 47% FDI toàn cầu và nhận 20% đầu tư từ bên
ngoài.

Trao đổi thương mại EU - Việt Nam tính đến hết tháng 9/2008

(Nguồn: Eurostat, đơn vị tính: tỉ Euro):

9 tháng 2008 9 tháng 2007 So sánh(%)


EU xuất 2,47 2,55 -3
EU nhập 6,38 5,97 +6,9
Cán cân 3,91 3,42 +14,3
Tổng KN 8,85 8,52 +3,87

Nhận xét: Trong giai đoạn 2007- 2008, ta thấy xét về chiều ngang,các chỉ tiêu EU nhập,
cán cân và tổng kim nghạch năm 2008 luôn tăng so với năm 2007 (trừ EU xuất giảm
nhưng không đáng kể), xét về chiều dọc số lượng EU nhập luôn lớn hơn số EU xuất ở cả
2 năm. Qua các số liệu phân tích ở trên, EU thực sự chứng tỏ là một thị trường xuất khẩu
lớn của Việt Nam, là một nguồn thu ngoai tệ quan trọng từ các hoạt đông kinh doanh
XNK của nước ta.

Kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu giữa Việt Nam và EU trong 10 tháng
đầu năm 2008 và 2009

Tổng KN Tháng Tháng Tăng giảm

XNK VN- EU 10/2009 10/2008 %

So T10/09

&08
VN xuất 566.180 656.290 -14,9

VN nhập 366.641 283.779 +28,6

Cán cân 199.539 372.511 -46,4


Tổng kim ngạch 966.593 940.069 2,8

Nhận Xét: Năm 2008 là năm khủng hoảng kinh tế ở Mỹ lan sang châu Âu, khiến kinh tế
Tây Ban Nha, Ailen và Đan Mạch bên bờ vực suy thoái; kinh tế Pháp suy yếu và các nền
kinh tế đầu tàu khu vực như: Đức, Anh, Italia... đều ảm đạm. Châu Âu đang phải đối mặt
với nhiều vấn đề khó khăn như lạm phát, giá dầu cao, sản xuất công nghiệp giảm, thị
trường nhà đất ở nhiều nước đang xấu đi. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu
vực này đã giảm đáng kể. Điều đó đã thể hiện khá rõ thông qua tình hình XNK giữa VN-
EU, cán cân thương mại 2009 liên tục giảm so năm 2008.Tuy nhiên tổng kim ngạch vẫn
đạt mức cao và tăng so với năm 2007.Qua đó ta thấy ,mặc dù chịu ảnh hưởng trầm trọng
khủng hoảng của nền kinh tế thế giới, song quan hệ thương mại VN-EU vẫn được duy trì
ở mức độ tương đối cao.

Nhận xét chung về quan hệ xuất nhập khẩu VN- EU:

- Giai đoạn 2007- 2008 là giai đoạn phát triển cao nhất của quan hệ VN-EU ,kim nghạch
XNK liên tuc tăng trong 2 năm.

- Giai đoan 2008- 2009 là năm nền kinh tế EU và thế giới chịu ảnh hưởng trầm trọng
của cuộc khủng hoảng kinh tế, bởi vậy quan hệ thương mại giữa 2 nước có phần giảm
sút.Tuy nhiên, kim nghạch thương mại vẫn tăng qua 2 năm, EU vẫn giữ vai trò quan trọng
trong quan hệ thương mại của VN với các khu vực trên thế giới

1.Tình hình nhập khẩu từ EU của VN

2 Tình hình xuất khẩu sang thị trường EU

Năm 2007, xuất khẩu cà phê, thuỷ sản, sản phẩm điện tử và vi tính, sản phẩm nhựa, hạt
tiêu, hàng rau quả của VN vào thị trường EU tăng mạnh. EU hiện là thị trường xuất khẩu
trọng điểm của Việt Nam, trong những năm gần đây xuất khẩu của Việt Nam vào thị
trường này liên tục tăng mạnh. Như trong năm 2006, 2007 xuất khẩu vào thị trường này
đều tăng trên 28% so với năm trước, đạt lần lượt là 7,04 tỷ USD và 9,02 tỷ USD. Cho đến
nay,các mặt hàng như dệt may,giày dép,thủy sản,cà phê,sản phẩm gỗ vẫn được xem là
những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU.Đối với từng mặt
hàng cụ thể,tình hình xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường EU năm 2009 đều tăng
so với 2008,riêng chỉ có xuất khẩu cà phê giảm 2,4% so với năm 2008.Nhung xét chung
thì toàn bộ kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực sang EU tăng 6% so với năm 2008.
Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực vào EU giai đoạn 2009-2010

Đơn vị tính: Kim ngạch: triệu USD; tăng %

Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 2009-2010


Trị Tăng Trị giá Tăng Trị Tăng Trị Tăng  Giày Dép
giá giá giá
Tổng KN XK vào EU 10.00 17,6 10.600 6,0 12.10 14,2 22.70 6,7 Ngành da giày
0 0 0 Việt Nam tiếp
KNXK các mặt hàng6.990 17,6 7.430 6,3 8.300 11,7 15.73 6,0 tục chịu ảnh
chủ lực 0 hưởng lớn bởi
tác động của
Dệt May 1.750 20,7 1.850 5,7 2.100 13,5 3.950 6,4 khủng hoảng
kinh tế toàn
cầu. Năng lực
Giày dép 2.600 21,3 2.750 5,8 3.000 9,1 5.750 5,0 sản xuất, khả
năng cạnh
tranh sản
Thuỷ sản 1.100 20,6 1.250 13,6 1.450 16,0 2.700 9,9 phẩm, thị
trường tiêu
thụ…đều đang
Cà phê 820 -2,4 800 -2,4 850 6,3 1.650 1,3 gặp khó khăn.
Tuy nhiên, xuất
khẩu da giày
Sản phẩm gỗ 720 20,0 780 8,3 900 15,4 2.400 7,9 Việt Nam đã có
dấu hiệu hồi
phục.Theo số
liệu thống kê mới nhất, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam trong tháng 5/2009
đạt trên 374,5 triệu USD, giảm 17,86% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng đã tăng 7,5% so
với tháng 4. Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 1,664 tỉ USD,
giảm 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái và thực hiện được 32,6% kế hoạch năm.Trong
tháng 5, xuất khẩu giày dép sang một số thị trường lớn vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao
như xuất khẩu sang EU tăng 12,57% so với tháng 4 và là nhà nhập khẩu mặt hàng giày
dép lớn nhất của Việt Nam.Nhìn chung, kim ngạch giày dép sang nhiều thị trường trong 5
tháng đầu năm có sự sụt giảm mạnh như EU giảm 18,8%, sang Hàn Quốc giảm 49,5%...

Thị trường nhập khẩu mặt hàng giày dép 5 tháng đầu năm 2009

Đơn vị tính: USD

Thị trường T5/2009 5T/2009 So cùng kỳ 2008 (%)


EU 190.473.366 798.813.875 -18,82
Hoa Kỳ 96.574.445 446.063.029 9,14
Nhật Bản 10.224.172 51.634.591 -3,47
Mexico 10.020.479 52.783.641 -2,88
Canada 8.209.555 35.439.875 9,7
Panama 5.037.165 26.397.876 -8,25
Trung Quốc 6.807.329 36.233.201 -2,7
Hàn Quốc 4.406.543 23.647.475 -49,52
ASEAN 4.960.180 21.546.506 15,45
Nga 3.354.867 16.346.049 0,32
Hồng Kông 2.580.835 15.939.326 -10,98
Nam Phi 2.595.938 14.316.752 26,65
Ôxtrâylia 3.737.993 15.595.197 -4,63
Thổ Nhĩ Kỳ 1.985.092 7.985.650 -14,07
Thuỵ Sĩ 1.610.225 7.716.090 -8,62
Đài Loan 2.879.348 14.882.027 -0,02
Brazil 2.617.372 9.901.733 -0,29
UAE 2.194.163 6.676.217 -4,89
Ucraina 252.362 2.391.788 30,72
Nauy 875.296 3.145.811 -12,48
Ấn Độ 362.369 1.670.369 -14,31
Tổng cộng 374.500.000 1.664.000.000

(http://www.lefaso.org.vn/default.aspx?portalid=1&tabid=318&itemid=1900)

Từ bảng số liệu trên ta thấy Eu luôn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn của VN với kim
ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường EU tính trong vòng 5 tháng đầu năm 2009 lên
tới 798.813.875 USD chiếm tới 47,97% tong kim ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường
nước ngoài.

Đánh giá:

Theo Sách xanh 2009, EU tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ nhất của Việt Nam trong
năm 2008. EU hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, tiêu thụ khoảng 12,2 tỉ
USD hàng xuất khẩu của Việt Nam, vượt cả thị trường Mỹ (nhập khẩu 11,86 tỉ USD hàng
từ Việt Nam). Xét tới các hoạt động nhập khẩu, EU chỉ là đối tác lớn thứ tư của Việt Nam
(chiếm 7,97% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam) đứng sau ASEAN, Trung Quốc và
Nhật Bản. Việt Nam phải chịu thâm hụt thương mại chủ yếu với hai đối tác chính là Trung
Quốc và ASEAN (khoảng 11,2 tỉ USD và 9,38 tỉ USD). Ngược lại, quan hệ giữa EU-Việt
Nam trên quy mô lớn có lợi cho Việt Nam với mức thặng dư thương mại Việt Nam được
hưởng khoảng 5,41 tỉ USD.

EU đã nâng cao hơn nữa vai trò đối tác chính của Việt Nam đứng trên giác độ kinh tế: EU
không chỉ là đối tác thương mại và nhà đầu tư quan trọng nhất. Đáng lưu ý là hàng hóa
EU nhập từ Việt Nam tiếp tục tập trung vào những sản phẩm thâm dụng lao động, hầu
hết các sản phẩm này đều có tăng trưởng mạnh (về xuất khẩu sang EU). Giày dép tiếp
tục là nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất giữa hai thị trường này (hơn 2 tỉ USD, tăng 6,4% so
với năm 2007) bất chấp các mức thuế chống bán phá giá. Theo ông Doyle, những con số
này đã chứng tỏ các mặt hàng giày dép Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao trên thị
trường quốc tế. Những ngành hàng khác cũng tiếp tục theo kịp với mức tăng đầy lạc
quan xét về kim ngạch xuất khẩu như dệt may đạt tăng 7,34%; cà phê tăng 1,71%; hải sản
tăng gần 18%; và đồ gỗ tăng hơn 2,92%.

3.Quan hệ Việt Nam với một số nước EU:

EU gồm có 27 thành viên(như đã kể trên),dưới đây là quan hệ Việt Nam với một số nước
tiêu biểu(Phần Lan,Pháp,Tây Ban Nha)

a.Phần Lan

Năm 2009, thương mại hai chiều giữa hai nước sẽ vẫn tăng vì những mặt hàng Việt Nam
có tiềm năng xuất khẩu vào Phần Lan chủ yếu là những mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc
sống như hoa quả, hải sản…

XUẤT KHẦU MỘT SỐ MẶT HÀNG CHỦ YẾU CỦA VIỆT NAM SANG PHẦN LAN
THÁNG 1 NĂM 2010
Đơn vị : 1,000 USD
Tên hàng Tháng Tháng % tăng %tháng
01/2010 12/2009 giảm so với 01/2010
tháng
12/2009

Tổng cộng (1.000 EUR) 7,100 4,156 70.8 100.00


(1.000 USD) 10,133 6,073 66.8
Giày dép 2,179 886 145.8 21.50
Dệt may (quần áo) 2,099 1,504 39.5 20.71
Hải sản 133 112 18.8 1.31
Cà phê, trà, gia vị (gồm hạt 366 98
tiêu) 272.0 3.61
- Cà phê 341 0 100.0 3.36
- Hạt tiêu 25 46 -45.5 0.25
Thủ công mỹ nghệ : 349 144 141.4 3.44
- NL là gỗ 26 3 824.9 0.25
- NL là gốm sứ, china 260 67
(pha lê) 288.3 2.57
- NL là kim loại (copper, 11 9
base metal,...) 19.7 0.11
- Mây, tre lá, nhựa và NL 52 66 -21.3 0.51
khác
Rau quả và hạt điều 36 117 -68.7 0.36
- Hạt điều 10 99 -89.8 0.10
Đồ gỗ (Furniture) 955 559 70.6 9.42
Máy tính và linh kiện 317 339 -6.5 3.13
Sản phẩm chất dẻo 0 1 -66.3 0.004
Khác 3,700 2,312 60.1 36.51

-Phần Lan là thị trường có yêu cầu khá cao đối với các loại hàng hoá và rất ưa chuộng
những mặt hàng mỹ nghệ.Tính đến tháng 1/2010 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường am
nên tập trung vào các mặt hàng công nghệ cao, hay những mặt hàng truyền thống có giá
trị gia tăng tốt…Đây sẽ là những mặt hàng có nhiều cơ hội được người tiêu dùng Phần
Lan lựa chọn.

-Bên cạnh đó, nông sản của Việt Nam cũng là sản phẩm có nhiều triển vọng xuất sang thị
trường Phần Lan. Hiện ở Việt Nam có nhiều loại hoa quả mà Phần Lan không có hoặc
nếu có số lượng cũng rất hạn chế. Tiếp đến là cà phê, theo thống kê, Phần Lan đang là
nước có tỷ lệ sử dụng cà phê trên mỗi người cao nhất thế giới.
Ngoài ra, người Phần Lan cũng rất thích hải sản nhưng tôm lại hầu như không có ở Phần
Lan. Trong khi đó, những mặt hàng này Việt Nam đang có rất nhiều thế mạnh.

-Hàng xuất khẩu sang Phần Lan phải tuân thủ pháp luật không chỉ của Phần Lan mà của
cả EU.

-Luật pháp của EU quy định khá rõ những điều khoản về tiêu chuẩn để bảo vệ người tiêu
dùng, người lao động và môi trường. Trong đó, thực phẩm là nhóm hàng có những yêu
cầu cao nhất, còn những yêu cầu cụ thể cho nhiều nhóm hàng khác có phần mềm dẻo
hơn.

-Tuy nhiên, ngay từ lần đầu xuất khẩu hàng, các yêu cầu càng được thoả mãn bao nhiêu,
những lần sau các doanh nghiệp sẽ càng thuận lợi khi ký kết hợp đồng xuất hàng sang
Phần Lan cũng như EU.

-Trong bối cảnh hiện nay thương mại hai chiều giữa hai nước sẽ vẫn tăng vì những mặt
hàng Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu vào Phần Lan chủ yếu là những mặt hàng thiết yế
Cũng theo thống kê của Phần Lan, trong những năm gần đây, hợp tác thương mại và đầu
tư giữa Phần Lan và Việt Nam, tốc độ tăng trưởng hàng năm luôn ở mức từ 20-40%.

-Riêng năm 2008, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa giữa hai nước đạt 239,6 triệu USD,
tăng 40% so với năm trước. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu đạt trên 134 triệu USD và nhập
khẩu là khoảng 105 triệu USD. Đây chính là cơ sở vững chắc để chúng ta có thể tin
tưởng rằng, kim ngạch thương mại hai chiều của hai nước sẽ tiếp tục tăng trong năm
2009 này.

-Phần Lan đúng là một thị trường tiềm năng đối với Việt Nam. Không chỉ riêng Phần Lan,
ở các nước lớn như Mỹ, Nhật, ...mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam được đánh giá rất
cao do giá thành rẻ và chất lượng tốt, lại ít khả năng kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt so
với các mặt hàng lương thực thực phẩm khác .
-Tuy nhiên Việt Nam cũng sẽ gặp không ít khó khăn khi đương đầu với các đối thủ cạnh
tranh như Trung Quốc và Thái Lan. Vì họ có thể đáp ứng kịp thời những đơn đặt hàng
lớn do hầu hết các mặt hàng mỹ nghệ của họ được làm bằng máy móc và có mô hình sản
xuất tập trung. Trong khi đó Việt Nam chỉ sản xuất thủ công với quy mô nhỏ và rải rác
nên rất khó có thể cung ứng được những hợp đồng với số lượng -lớn trong một thời
gian ngắn.

-Nếu Việt Nam đã phát hiện ra lợi thế của mình thì nên khắc phục những khó khăn, phát
huy điểm mạnh, đưa ra những kế hoạch cụ thể, sản xuất chuyên nghiệp hơn, để đánh bại
các đối thủ , độc quyền nắm giữ các thị trường tiềm năng.

b.Pháp

Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước trong năm 2009 đạt khoảng 1,73 tỷ
euros tăng khoảng 5,92% so với năm 2008. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng chủ yếu
nhờ tăng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Pháp về Việt Nam, ước đạt trên 500 triệu
euros, tăng 27,8% so với 2008.

Đơn vị : Nghìn euros

Tăng giảm
10 tháng10 thángso năm
Nội dung 2009 2008 2008(%)
Xuất khẩu 1 032 172 1 032 053 0,01
Nhập khẩu 438 681 327 414 33,98
Cán cân thanh
593 491 704 640 -15,77
toán
Tổng kim ngạch 1 470 854 1 359 467 8,19

Nguồn : Số liệu Hải quan Pháp

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu
hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Pháp đạt 808.551.550 USD, chiếm 1,4% kim ngạch
của cả nước và giảm 16,7% so với năm 2008.

Hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Pháp tương đối phong phú, đa dạng, bao gồm :

- Giầy dép

- Dệt may

- Đồ gia dụng

- Hàng nông, lâm, thuỷ sản

- Đá quý, đồ trang sức

- Đồ điện, điện tử

- Dụng cụ cơ khí

- Gốm sứ các loại

- Cao su

- Than đá

- Đồ chơi, sản phẩm thể thao, giải trí

- Sản phẩm nhựa

- Hàng mây tre đan

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Pháp vẫn là các mặt hàng truyền
thống. Trong đó, 6 mặt hàng có kim ngạch cao nhất, chiếm khoảng 74% tổng kim ngạch
xuất khẩu. Mặt hàng giầy dép tuy bị áp thuế chống bán phá giá nhưng kim ngạch vẫn đạt
cao nhất với 159,75 triệu USD giảm 18,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt hàng đồ gia
dụng và thủy sản cũng bị giảm. Đối với mặt hàng thủy sản, năm 2009 kim ngạch xuất
khẩu đạt 83,31 triệu USD, giảm 9,1% so với năm 2008. Nguyên nhân của tình trạng giảm
sút đối với mặt hàng này vì :
- Hiện nay, cùng với việc áp dụng Luật an toàn thực phẩm chung do Ủy ban Châu Âu quy
định thì Pháp vẫn áp dụng Luật quốc gia của mình. Do đó, thủy sản xuất khẩu cho dù có
phù hợp với điều kiện của EU, nhưng vẫn có thể không được cơ quan chức năng của
Pháp chấp nhận.

- Thủy sản nhập khẩu vào Pháp vẫn phải chịu thuế VAT 5,3%.

- Ngoài ra, Pháp còn cấm nhập khẩu các loại cá như : Cá độc thuộc các họ như
Tetraodontidae, Molidae, Diodontidae, Canthigasteridae; Các sản phẩm cá chứa biotoxin
như độc tố ciguatera hay muscleparalysing.

Về nhập khẩu:

Nhập khẩu hàng hóa từ Pháp về Việt Nam năm 2009 tăng đột biến so với các năm trước
đó . Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu hàng
hoá của Việt Nam từ Pháp đạt 864.396.304 USD, tăng 4,2% so với năm 2008.

Hàng hóa nhập khẩu chủ yếu từ Pháp về Việt Nam bao gồm :

- Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ

- Dược phẩm

- Hóa chất

- Hàng dệt may cao cấp

- Đá quý, đồ trang sức

- Rượu, đồ uống

- Sản phẩm cao su

- Dụng cụ quang học, đo lường, y tế

- Hàng mỹ phẩm

- Bột mì

- Xe các loại và phụ tùng.

Bước sang năm 2010, nền kinh tế Pháp có nhiều dấu hiệu phát triển khả quan. Nhu cầu
của thị trường Pháp dự kiến có xu hướng ổn định hoặc tăng nhẹ đối với các mặt hàng
mà Việt Nam vốn có thế mạnh về xuất khẩu. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng
này vào Pháp năm 2010 có thể chỉ tăng nhẹ so với 2009. Để tăng xuất khẩu hàng hóa vào
thị trường Pháp, Việt Nam cần cải thiện sức cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu để dành
lấy thị phần từ các nước đối thủ cạnh tranh truyền thống như Trung Quốc, Braxin, Ấn Độ
và các nước Châu Á khác.

Ngoài các mặt hàng truyến thống, Việt Nam cũng có thể phát triển các mặt hàng xuất
khẩu, như đồ sắt mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, thiết bị điện (bóng đèn tiết kiệm điện), dược
liệu … để tăng kim ngạch xuất khẩu.

Dự tính xuất khẩu hàng Việt Nam sang Pháp năm 2010 chỉ tăng khoảng 3% so với năm
2009.

Kim ngạch nhập khẩu hàng từ Pháp về Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao vì :

- Việt Nam tăng nhập khẩu máy bay Airbus từ Pháp: tại cuộc triển lãm hàng không Le
Bourget Pháp năm 2009, Vietnam Airlines đã ký hợp đồng mua 16 máy bay A321 và nhân
chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Pháp từ 12 - 13/11/2009, Vietnam Airlines đã ký
mua thêm 4 máy bay Airbus A380 (giá trung bình của loại máy bay này khoảng từ 200 đến
300 triệu USD/chiếc).

- Việt Nam đang có nhu cầu nhập khẩu lớn các mặt hàng máy móc, thiết bị, nguyên vật
liệu, dược phẩm, rượu, đồ uống, mỹ phẩm của Pháp.

Do vậy, dự tính tổng kim ngạch nhập khẩu hàng từ Pháp về Việt Nam năm 2010 sẽ tăng
trên 10% so với năm 2009.

c.Tây Ban Nha

Theo số liệu thống kê, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) song phương giữa
Việt Nam và Tây Ban Nha trong 5 tháng đầu năm nay đạt 451.577.241 USD, giảm 1,4% so
cùng kỳ năm ngoái; trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Tây Ban Nha đạt 393.378.438
USD (tăng 2,9%), nhập khẩu từ Tây Ban Nha đạt 58.198.803 USD (giảm 19%).

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Tây Ban Nha (theo Tổng cục Hải quan
Việt Nam) là hàng dệt may, với trị giá 100.087.008 USD, chiếm 25,4% trong tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường Tây Ban Nha; và một số mặt hàng
khác như giày dép đạt 94.172.428 USD, thuỷ sản đạt 63.605.078 USD và 58.943.351 USD.

Số liệu xuất khẩu hàng hoá sang Tây Ban Nha 5 tháng đầu năm 2009

Mặt hàng NK ĐVT 5 tháng đầu năm 2009


Tổng giá trị NK 393.378.438
Hàng thuỷ sản USD 63.605.078
Hạt điều Tấn 2.328.299
Cà phê Tấn 58.943.351
Hạt tiêu Tấn 4.870.515
Gạo Tấn 1.522.964
Sp từ chất dẻo USD 4.055.771
Cao su Tấn 2.387.302
Túi xách, ví, vali, mũ và ôdù USD 15.149.647
Sp mây, tre, cói và thảm USD 2.956.590
Gỗ và sp gỗ USD 11.648.430
Hàng dệt may USD 100.087.008
Giày dép các loại USD 94.172.428
Sp gốm sứ USD 1.880.040
Đá quý, kim loại quý và sp USD 291.527
Sp từ sắt thép USD 1.050.614
Máy vi tính, sp điện tử và USD 6.430.477
linh kiện
Máy móc, thiết bị, dụng cụ USD 1.016.122
phụ tùng
Phương tiện vận tải và phụ USD 2.938.008
tùng

Việt Nam nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu là: máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng đạt
12.266.650 USD, chiếm 21% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ thị trường này.
Và nhập khẩu một số mặt hàng khác như sản phẩm hoá chất, nguyên phụ liệu dược
phẩm, dược phẩm, sữa và sp sữa…

Số liệu nhập khẩu hàng hoá Việt Nam từ Tây Ban Nha 5 tháng đầu năm 2009

Mặt hàng NK ĐVT 5 tháng đầu năm 2009


Trị giá (USD)
Tổng giá trị NK 58.198.803
Sữa và sp sữa USD 4.661.617
Thức ăn gia súc và nguyên liệu USD 1.489.574
Hoá chất USD 1.068.814
Sp hoá chất USD 5.357.537
Nguyên phụ liệu dược phẩm USD 6.138.107
Dược phẩm USD 5.581.177
Chất dẻo nguyên liệu USD 1.182.322
Nguyên phụ liệu dệt may da USD 2.006.662
giày
Sắt thép các loại Tấn 3.082.577
Sp từ sắt thép USD 630.527
Máy vi tính, sp điện tử và linh USD 666.561
kiện
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ USD 12.266.650
tùng khác
Ôtô nguyên chiếc các loại Chiếc 35.119
Linh kiện, phụ tùng ôtô USD 3.460.082

III. Quan hệ đầu tư Việt Nam-EU:

1.Trước khi gia nhập WTO

Phái đoàn Ủy ban châu Âu tại Việt Nam được thành lập và chính thức hoạt động từ
năm 1996. Từ đó tới nay, quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực,
đặc biệt là thương mại. Với gần nửa tỷ người tiêu dùng có thu nhập bình quân trên
21.000 USD/người/năm, EU hiện đang là một thị trường lớn của Việt Nam.

Kể từ khi Việt Nam ban hành Luật ĐT nước ngoài tháng 12/1987 đến hết tháng 8/2005, các
nước EU có 466 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn ĐT đăng ký gần 6,8 tỷ USD và vốn ĐT
thực hiện gần 3,8 tỷ USD. Đã có 16 trong tổng số 25 quốc gia thành viên EU ĐT vào Việt
Nam, trong đó dẫn đầu là Pháp với 150 dự án và tổng vốn ĐT là 2,12 tỷ USD; tiếp theo là
Hà Lan với 57 dự án và tổng vốn ĐT 1,8 tỷ USD; Anh có 66 dự án tổng vốn ĐT 1,2 tỷ
USD…

Các nhà ĐT EU có mặt trong hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó tập
trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, với 260 dự án và tổng vốn ĐT là
4 tỷ USD, đặc biệt đáng chú ý là riêng dầu khí có 7 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn lên
tới 1,35 tỷ USD. Trong lĩnh vực dịch vụ, EU có 158 dự án với tổng vốn ĐT là 2,3 tỷ USD và
trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, 48 dự án, tổng vốn ĐT là 452,5 triệu USD có nguồn gốc
từ EU.

Lĩnh vực Số dự án Số vốn đầu tư

( tỷ USD)
Công nghiệp xây260 4
dựng
Dịch vụ 158 2.3
Nông, lâm nghiệp48 452.5

Nhận xét chung về đầu tư trước khi gia nhập WTO

Mặc dù các nước EU đã có số vốn đăng ký ĐT vào Việt Nam là 6,8 tỷ USD, nhưng con
số này, theo các cơ quan chuyên trách về ĐT của Việt Nam, là còn “rất thấp so với tiềm
năng của các nước EU cũng như nhu cầu vốn ĐT của Việt Nam”. Nhìn chung, các nhà ĐT
EU chưa coi Việt Nam là một địa điểm ĐT trọng điểm, nhất là khi so sánh với Trung Quốc.
Một ví dụ điển hình là ĐT của Đức. Tính từ năm 1987 đến nay, Đức ĐT vào Việt Nam
khoảng hơn 300 triệu USD, đứng thứ 19 trong danh sách các nhà ĐT nước ngoài, trong
khi ĐT của nước này vào Trung Quốc đứng hạng nhất, với hàng chục tỷ USD.

“ĐT của châu Âu tại Việt Nam mang tính chất thăm dò và giữ chỗ, các nhà ĐT châu Âu
chưa thực sự có những kế hoạch dài hạn tại Việt Nam”, một chuyên gia về ĐT nhận xét.

Có thể nhận thấy, một đặc điểm nổi bật của các nhà ĐT châu Âu là rất quan tâm khai
thác thị trường nội địa của Việt Nam. Hàng loạt dự án thành công của khu vực này đều
nói lên điều đó. Ngoài những “đại gia” có tiếng tăm trong ngành dầu khí như BP (Anh),
Total (Pháp), Shell (Anh - Hà Lan) hay ngành bưu chính - viễn thông như Siemens (Đức),
France Telecom (Pháp)… thì xu hướng này còn được thể hiện rõ nét nhất là các tập đoàn
sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm như Unilever (Hà Lan), Nestlé (Thuỵ Sỹ),
Electrolux (Thuỵ Điển)…; các tập đoàn kinh doanh siêu thị như Metro (Đức), Bourbon
(Pháp)…

Các nhà ĐT châu Âu tại Việt Nam cũng chưa quan tâm tới việc xây dựng những ngành
công nghiệp phụ trợ phục vụ ổn định cho việc sản xuất hàng hoá lâu dài tại Việt Nam và
một khi yếu tố thị trường nội địa vẫn có tính quyết định trong phân bổ đầu tư thì rõ ràng
Việt Nam sẽ bị yếu thế do sức mua của Việt Nam không cao và vì thế mất tính hấp dẫn so
với các điểm thu hút ĐT khác.
Việc dừng hoạt động tại Việt Nam mới đây của Hãng bảo hiểm Allianz (Đức) là một ví dụ.
Mặc dù là hãng bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài thành công nhất tại Việt Nam, Allianz
dường như vẫn muốn tập trung hơn cho thị trường khổng lồ Trung Quốc.

Đối với Việt Nam, châu Âu là một đối tác ĐT chiến lược đứng trên quan điểm thế mạnh về
vốn và công nghệ của khu vực này. Các nhà ĐT EU đã góp phần tạo ra một số ngành
nghề, sản phẩm mới có hàm lượng khoa học và công nghệ cao. Tuy nhiên, để đẩy mạnh
thu hút vốn ĐT từ châu Âu cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn nữa, đặc biệt trong điều
kiện EU đang mở rộng, nhu cầu ĐT của các nước thành viên mới là rất lớn và vốn ĐT của
EU sẽ ưu tiên cho các thành viên mới.
Việc EU là đối tác lớn đầu tiên kết thúc đàm phán với Việt Nam về việc gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO) cho thấy những tác động của quá trình này lên thu hút ĐT
của EU vào Việt Nam. “Khi Việt Nam gia nhập WTO, tính hấp dẫn của Việt Nam cao hơn
và các nhà đầu tư có thể đưa ra những quyết định ĐT lớn hơn. Các nhà ĐT châu Âu có
thể sẽ tìm cách mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam tìm cách tiếp cận thị
trường”, một chuyên gia ĐT nhận xét. Trong khi chờ đợi các vòng đàm phán WTO kết
thúc, thực hiện việc mở cửa lĩnh vực dịch vụ theo đúng cam kết và đối với một số dự án
cụ thể, có thể xem xét cho phép ĐT sâu hơn được coi là những giải pháp có tính thuyết
phục.

2. Sau khi gia nhập WTO

Từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao với EU, Việt Nam cùng EU đã ký hơn 10 Hiệp định
quan trọng liên quan đến hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, các hoạt động hỗ
trợ, viện trợ cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới.

a, Nguồn vốn FDI:

EU có tổng vốn đầu tư nước ngoài FDI ra ngoài khối chiếm 47% FDI của toàn cầu.
Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến nay, EU tiếp tục là đối tác đầu tư vào
Việt Nam lớn thứ hai sau Nhật Bản, chiếm khoảng 7 tỉ USD trong tổng số vốn FDI có tại
Việt Nam.

Riêng năm 2008, EU đã đầu tư thêm 3 tỉ USD vào Việt Nam, tăng 76,9% so với năm 2007.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài- Bộ KH&ĐT, EU hiện đang là khu vực có tỷ lệ giải ngân vốn
FDI tại Việt Nam rất cao 60% (với 7/11,8 tỷ USD vốn cam kết). Con số này cao hơn nhiều
với tỷ lệ chung của Việt Nam là khoảng 17% (với 11,5/64 tỷ USD vốn FDI

Theo số liệu mới nhất, tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam
của các doanh nghiệp thuộc EU lên tới 60 phần trăm tổng vốn cam kết. Đây được xem là
con số ấn tượng vì tỉ lệ giải ngân vốn FDI trung bình của cả nước năm 2008 chỉ đạt 17
phần trăm.Ông Antonio Berenguer, Tham tán Thương mại EC tại Việt Nam, cho rằng sở
dĩ tỉ lệ giải ngân FDI của các doanh nghiệp EU cao vì họ đến Việt Nam từ rất sớm so với
các đối thủ khác.Mặt khác, cũng theo ông Antonio, các doanh nghiệp EU vốn quen với
các thủ tục và sự khác biệt về hành chính giữa những thành viên trong EU nên không
gặp nhiều vướng mắc khi đầu tư ở Việt Nam.

Đầu tư trực tiếp từ các nước EU vào Việt Nam năm 2009

Nguồn : Tổng cục Thống kê

Nước Số dự án Vốn đăng ký Vốn điều lệ

(dự án) (nghìn USD) (nghìn USD)


CH Ailen 4 4.377 1.717
CHLB Đức 139 777.611 367.773
CH Séc 16 50.461 26.411
Đan Mạch 81 583.830 220.513
Hà Lan 124 2933.914 1577.891
Italia 34 162.002 42.472
Na Uy 19 66.536 28.894
Phần Lan 5 33.435 10.950
CH Pháp 274 3040.302 1543.273

Từ bảng số liệu trên , ta thấy Pháp là quốc gia đầu tư nhiều vào Việt Nam với số dự
án lên tới 274 và có vốn đăng ký là 3040.302 nghìn USD.Tiếp đó đến CHLB Đức với 139
dự án và vốn đăng ký : 77.661 nghín USD. Hà Lan với 124 dự án và 2933.914 nghìn USD.
Có thể nói, Việt Nam là một thị trường tiềm năng trong lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài. Và
chắc chẳn rằng trong năm 2010, lượng vốn FDI từ các nước EU vào Việt Nam sẽ ngày
càng tăng.

b. Viện trợ ODA

EU cũng là một trong những nhà tài trợ vốn ODA lớn thông qua nhiều dự án xoá đói giảm
nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn, nước sạch, trồng rừng nguyên liệu, phủ xanh
đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cấp cơ sở hạ tầng, miền núi,
giáo dục đào tạo, y tế và nhiều chương trình phát triển xã hội khác.

 Năm 2006, EU viện trợ ODA cho Việt Nam 936,2 triệu USD
 Năm 2007 có nhiều dự án hỗ trợ thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường
của các nước như Đan Mạch (HALIDA), Thuỵ Điển (SUDA), Pháp, CHLB Đức, Hà
Lan. Tổng số vốn ODA của EU dành cho Việt Nam vừa ký kết tháng 11 năm 2007
cho năm 2008 lên tới trên 1,2 tỉ USD, đứng ở vị trí thứ 2 sau Nhật Bản.
 Năm 2008, liên minh châu Âu EU gồm 28 thành viên viện trợ không hoàn lại cho
Việt Nam 500 triệu Euro nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo. Trong đó, các nước
EC hỗ trợ 52 triệu Euro.
 Trong năm 2009, tổng số viện trợ EU cam kết dành cho Việt Nam là 716,21 triệu
Euro (tương đương với 17,82% tổng số viện trợ nước ngoài), trong đó khoảng một
nửa là viện trợ không hoàn lại (308 triệu Euro). Trong khoản tiền này, hơn 300 triệu
euro là viện trợ không hoàn lại được sử dụng để hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế
- xã hội và xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. Khoản viện trợ 716,21 triệu euro
tương đương với 17,82% tổng số viện trợ nước ngoài dành cho Việt Nam.

c. Hợp tác, liên danh, liên kết

Năm 2007 nhiều tập đoàn kinh tế lớn, các doanh nghiệp của EU đã mở rộng quan hệ hợp
tác kinh tế với các doanh nghiệp Việt Nam.

Các tập đoàn vận tải biển và kinh doanh tàu vận tải biển nổi tiếng ở châu Âu như: Đan
Mạch, Vương quốc Anh, CHLB Đức, Hà Lan... đã ký kết với Tập đoàn Công nghiệp đóng
tàu biển Việt Nam (Vinashin) đóng mới các tầu biển chở hàng, công suất lớn từ 53 nghìn
tấn đến 104 nghìn tấn trị giá hàng tỷ Euro.

Gia công hàng dệt may, sản xuất chế biến sữa, đồ uống rượu, bia, nước giải khát, dược
phẩm, dụng cụ y tế, thực phẩm cao cấp, ngân hàng, bảo hiểm… cũng không ngừng mở
rộng nhằm tận dụng lợi thế về nguyên liệu và nhân công rẻ của các doanh nghiệp Việt
Nam với máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại, chuyên gia lành nghề của các doanh
nghiệp EU.

Lĩnh vực liên kết giữa EU và Việt Nam năm 2007 là các lĩnh vực giáo dục, đào tạo bậc đại
học, trên đại học

d. Dự Án MUTRAP

Song hành cùng với tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam là Dự án Hỗ trợ
Thương mại Đa biên - MUTRAP (Mutilateral Trade Assistance Project), một biểu tượng
của quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam.

Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại Đa biên là Dự án hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến
thương mại lớn nhất và dài nhất của Liên minh châu Âu dành cho chính phủ Việt Nam,
được khởi đầu với Giai đoạn chuẩn bị (1998-1999), tiếp nối sau đó là các Dự án MUTRAP
I (2001-2003), MUTRAP kéo dài (4/2003-3/2004), MUTRAP Bắc cầu (8/2004-11/2004),
MUTRAP II (2005-2008) và hiện nay là MUTRAP III (2008-2012).

Dự án EU-Việt Nam MUTRAP III có ngân sách 10.670.000 Euro, trong đó Liên minh
châu Âu tài trợ 10.000.000 Euro và Chính phủ Việt Nam đóng góp 670.000 Euro, được
thực hiện từ tháng 8/2008 đến tháng 6/2012.

Dự án được xây dựng trên cơ sở Chiến lược Quốc gia giữa Liên minh châu Âu và
Việt Nam cho giai đoạn 2007-2013 và phù hợp với Chương trình Hành động hậu gia nhập
WTO của Chính phủ để thực hiện các cam kết WTO nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện Kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, thông qua việc tăng cường năng lực của Bộ Công
Thương và các bộ, ngành hữu quan trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược hội
nhập kinh tế quốc tế và thương mại của Việt Nam.

Dự án có 5 Hợp phần, bao gồm 44 hoạt động:


• Hợp phần 1:WTO =>Tăng cường năng lực của Bộ Công Thương trong việc điều
phối và thực hiện các cam kết WTO bao gồm cả các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên
ngành;
• Hợp phần 2:Quan hệ với khu vực kinh tế tư nhân =>Tăng cường sự điều phối của
Bộ Công Thương với khu vực tư nhân, các cơ sở đào tạo và nghiên cứu để xây
dựng một chiến lược hội nhập thương mại nhất quán, bền vững về mặt xã hội và
môi trường;
• Hợp phần 3:FTA =>Tăng cường năng lực của Bộ Công Thương để đàm phán và điều
phối hiệu quả các thỏa thuận liên quan đến thương mại như AFTA, ASEAN cộng, và
tham gia đàm phán hiệp định mậu dịch tự do với các đối tác thương mại chủ yếu,
bao gồm EU;
• Hợp phần 4:Dịch Vụ =>Tăng cường thuận lợi hóa thương mại dịch vụ thông qua
việc nâng cao khả năng điều phối, thống kê và phân tích;
• Hợp phần 5:Chính sách cạnh tranh =>Tăng cường năng lực của các bên liên quan
đến chính sách cạnh tranh để đảm bảo bảo vệ người tiêu dùng, một sân chơi bình
đẳng và công bằng cho mọi doanh nghiệp thông qua thực thi luật cạnh tranh.

Các hoạt động của Dự án được triển khai dưới nhiều hình thức : Nghiên cứu, khảo
sát điều tra, đánh giá tác động, rà soát văn bản pháp quy; Đào tạo trong nước, tham quan
khảo sát, đào tạo ở nước ngoài, tham gia các cuộc họp/ hội thảo/ sự kiện về các vấn đề
WTO/Doha, đàm phán thương mại khu vực và song phương; Hội thảo phổ biến thông tin/
kết quả nghiên cứu; Xây dựng cơ sở dữ liệu, website, cổng thông tin điện tử và xuất bản
ấn phẩm về các cam kết hội nhập, sách và tài liệu phổ biến thông tin, kết quả nghiên cứu.

Những năm gần đây, cộng đồng người Việt tại các nước EU cũng là một cầu nối tích cực
trong quan hệ thương mại giữa hai bên. Hàng năm, cộng đồng người Việt tại EU đã nhập
khẩu một lượng hàng Việt Nam để bán tại các trung tâm thương mại và các cơ sở kinh
doanh của người Việt tại các nước này.

Hai bên cũng thỏa thuận tăng cường hợp tác, đưa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư
giữa hai bên, nâng kim ngạch thương mại hai chiều đạt 15 tỷ euro vào năm 2010, trên cơ
sở dự kiến năm nay, con số này sẽ đạt hơn 12 tỷ euro.EU cũng cam kết sẽ hỗ trợ về mặt
kỹ thuật để Việt Nam sớm được công nhận là có nền kinh tế thị trường.

Mới đây, Ủy ban châu Âu (EC) đã thông qua Chiến lược hợp tác với Việt Nam trong giai
đoạn 2007-2013 với khoản ngân sách trị giá 430 triệu USD tập trung hỗ trợ các kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Dự kiến tăng trưởng thương mại hai chiều vượt
mức 20% và đạt 15 tỷ USD vào năm 2010. Đó là những con số dự báo hết sức ấn tượng
cho sự phát triển quan hệ Việt Nam – EU trong tương lai.

Hiện nay, EU cũng là nhà đầu tư lớn thứ 2 có tỷ lệ giải ngân vốn FDI ở mức 7 tỷ USD,
chiếm tới 60% tổng vốn đầu tư mà EU cam kết đầu tư vào Việt Nam. Tỷ lệ này gấp 4 lần tỷ
lệ trung bình (vốn giải ngân so với vốn cam kết) của cả nước trong năm 2008, điều này
khẳng định cam kết của cộng đồng doanh nghiệp EU với Việt Nam, ngay cả vào thời điểm
khủng hoảng.
IV. Những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ Việt Nam – EU

1. Thuận lợi :

a, Về Chính trị- ngoại giao

 Chính trị ổn định, quan hệ gần gũi, thân thiết, chặt chẽ →cơ sở vững chắc thúc đẩy
quan hệ kinh tế thương mại phát triển rộng hơn, sâu hơn và toàn diện hơn. Tháng
11/1990, Việt Nam và Cộng đồng châu Âu (nay là Liên minh châu Âu) chính thức
thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là lần đầu tiên Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại
giao cấp nhà nước với một tổ chức khu vực là EU. 5 năm sau, mối quan hệ “chưa
từng có ấy” đã được cụ thể hóa bằng bản Hiệp định khung về hợp tác, tập trung
trên lĩnh vực thương mại. Một nền tảng vững chắc cho sự phát triển mối quan hệ
hai bên đã được thiết lập.
 ASEAN,APEC có mối quan hệ rộng và từ lâu với EU→ mở rộng thêm thị trường,
tăng thị phần. Trên bình diện đa phương, sau khi trở thành thành viên ASEAN, mối
quan hệ Việt Nam - EU nói chung và giữa Việt Nam với các thành viên EU nói riêng
đã được bổ sung và hỗ trợ thêm thông qua mối quan hệ EU - ASEAN cũng như
trong khuôn khổ hợp tác giữa hai châu lục (ASEM). Đặc biệt, việc Việt Nam tổ chức
thành công Hội nghị cấp cao ASEM V (l0/2004) tại Hà Nội càng góp phần tăng
cường thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác Việt Nam - EU.

b, Về Văn hóa- Xã hội

Có nhiều cơ hội tiếp cận nền văn hóa, phong tục, tập quán →tạo điều kiện tìm hiểu thị
trường kinh doanh

Cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu tương đối đông có nhu cầu hàng hóa sản xuất tại
Việt Nam khá lớn. Hơn thế nữa, tại một số nước lớn như Đức, Pháp, Nga, Ucraina, Ba
Lan có cộng đồng doanh nhân người Việt năng động có khả năng phân phối hàng Việt
Nam trên qui mô lớn;

Trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo, sự hợp tác giữa Việt Nam và EU ngày càng
được mở rộng và đi vào chiều sâu. Trong những năm từ 1996 đến nay, EU tài trợ cho
chương trình "liên kết các trường đại học khoa học và kỹ thuật" do cơ quan đại học của
khối các nước có sử dụng tiếng Pháp (AUF) tổ chức. Tiếp đó là dự án "hỗ trợ Bộ Giáo
dục và Đào tạo" với 3 hợp phần chính là hỗ trợ về thể chế, về quản lý và về sư phạm
nhằm tăng cường hiệu quả của mô hình giảng dạy, trước hết là trong các trường tiểu
học. Ngoài ra, hàng trăm sinh viên, nghiên cứu sinh và công nhân kỹ thuật... của Việt
Nam sang học tập, nghiên cứu hoặc thực tập tại các trường đại học, học viện, các cơ sở
công nghiệp tại các nước EU theo chương trình hợp tác ngắn hạn hoặc dài hạn giữa hai
bên. Trong năm 1998-1999, cuộc triển lãm nghệ thuật "Việt Nam ở thế kỷ XX" đã được tổ
chức thành công ở Brussels (Bỉ) và Palermo (Italy) góp phần nâng cao hình ảnh về đất
nước và con người Việt Nam với một nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc,
nhưung cũng rất gần gũi với những giá trị nhân văn chung của nhân loại. Nhiều hoạt
động văn hóa, văn nghệ khác cũng được phối hợp tổ chức giữa các đối tác Việt Nam và
EU. Sự hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục - đào tạo có ý nghĩa lớn trong quan hệ
giữa Việt Nam và EU, và đang có đà phát triển.

c, Về kinh tế

 500triệu dân có thu nhập cao. GDP gần 11.000 tỉ USD chiếm 27% GDP thế giới.
 Tổng ngạch ngoại thương gần 1.400 tỉ USD chiếm gần 20% thương mại toàn cầu.
 Tổng ngạch mậu dịch là 3.092 tỷ chiếm hơn 41% thị phần thế giới.
 EU đứng đầu thế giới về xuất khẩu dịch vụ chiếm khoảng 43% thị phần, gấp 2,5 lần
Mỹ
 Đầu tư ra nước ngoài chiếm 47% FDI toàn cầu và nhận 20% đầu tư từ bên ngoài.

Chính vì vậy:

Thị trường châu Âu rộng lớn, đa dạng có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng hoá do Việt
Nam sản xuất, trong đó có những sản phẩm như dệt may, giày dép, chè, cà phê, hạt tiêu,
thủy sản và cao su tự nhiên đã chiếm giữ được thị phần đáng kể tại nhiều nước châu Âu
cũng như tạo được uy tín khá vững chắc đối với người tiêu dùng sở tại;

Sức mua của người tiêu dùng châu Âu lớn và tương đối bền vững, đặc biệt là người tiêu
dùng tại các nước Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Italy, Thụy Điển, Nga, Ucraina và Ba Lan;

Cơ cấu kinh tế Việt Nam và cơ cấu kinh tế nhiều nước châu Âu có tính bổ sung lẫn nhau
nhiều hơn tính cạnh tranh xét trên tổng thể. Do có trình độ phát triển khoa học kỹ thuật
và công nghệ cao, những mặt hàng mà các nước EU có thế mạnh và có tính cạnh tranh
cao hầu hết thuộc các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo, hoá chất, giao thông vận tải,
hàng không, dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp, thực phẩm, đồ uống và dịch vụ có hàm
lượng chất xám và giá trị gia tăng lớn…Đây là những sản phẩm Việt Nam có nhu cầu
ngày càng tăng nhưng khả năng sản xuất trong nước còn hạn chế. Trong khi đó, nhu cầu
nhập khẩu của EU phần lớn là cao su nguyên nhiên liệu, hàng thủ công mỹ nghệ, giày
dép, may mặc, thuỷ sản, cà phê, chè, hạt tiêu,… là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so
sánh so với nhiều nước khác và có nguồn cung tương đối dồi Ưu đãi thuế

Thuế nhập khẩu hàng công nghiệp sẽ giảm →có lợi cho doanh nghiệp.

Luật lệ EU mở rộng ổn đinh, thống nhất→đầu tư kinh doanh thuận lợi hơn→giảm thời
gian và chi phí

d, Về Khoa học - kỹ thuật

Nâng cao quản lý, đào tạo nhân lực

Tiếp cận được những công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới

⇒ Phát triển nền kinh tế, thương mại trong nước, nâng cao đời sống của người dân
2. Khó khăn

Trong khi quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và các nước châu Âu cơ bản
đang phát triển tốt nhờ những yếu tố thuận lợi như đã nêu trên thì doanh nghiệp Việt
Nam trong việc thông thương với thị trường EU còn gặp nhiều trở ngại, khó khăn:

- Hàng rào thuế quan: một số sản phẩm của Việt Nam như giày mũ da, xe đạp, chốt cài
inox vẫn thuế cao trên thị trường châu Âu. Tháng 6 năm 2008, Hội đồng châu Âu đã
thông qua việc không cho các sản phẩm thuộc mục XII (chủ yếu là giày dép) của Việt
Nam được hưởng ưu đãi GSP giai đoạn 2009 – 2011; tháng 10 năm 2008, Uỷ ban châu Âu
quyết định tiến hành rà soát cuối kỳ việc chống bán phá giá đối với mặt hàng giày mũ da
của Việt Nam và Trung Quốc. Quyết định về thuế chống bán phá giá này lẽ ra đã hết hiệu
lực vào ngày 1 tháng 3 năm 2009 nhưng đã được mặc nhiên gia hạn trong thời gian rà
soát và có khả năng tiếp tục kéo dài nhằm bảo hộ ngành giày dép của một số nước thành
viên EU trong khi gây tổn hại cho ngành giày dép Việt Nam.

Bên cạnh đó, hàng rào thuế quan của EU đối với một số mặt hàng nông sản của VN rất
cao như gạo (100%) hay đường (lên đến 200%) mặc dù các mặt hàng này được hưởng
GSP. Trong khi một số lượng lớn hàng của nhiều nước khác được giảm nhiều hơn hoặc
miễn thuế do được hưởng các ưu đãi thương mại riêng. Do đó mà hàng hóa VN xuất
khẩu sang EU khó cạnh tranh được với hàng hóa của các nước vùng châu Phi, Thái Bình
Dương và Caribe cũng như một số nước Đông Âu (do các nước này được hưởng ưu đãi
thương mại theo công ước Lomé hay các hiệp ước liên kết)

- Hàng rào kỹ thuật vẫn là một công cụ phòng vệ thương mại được nhiều nước châu Âu
sử dụng khá phổ biến để hạn chế hàng nhập khẩu với mục đích tuyên bố là bảo vệ người
tiêu dùng nhưng cũng nhằm bảo hộ các ngành sản xuất trong nước đang bị mất dần lợi
thế so sánh so với hàng nhập khẩu. Hàng rào kỹ thuật được Uỷ ban châu Âu áp dụng đối
với thủy sản (tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm), hàng dệt may (thay đổi cách phân
loại), hóa chất và các sản phẩm dùng hóa chất (qui định về đăng ký và cấp phép), v.v....
Liên bang Nga cũng thỉnh thoảng áp dụng các biện pháp tương tự nhưng ở mức độ thấp
hơn. Các nước SNG khác chưa áp dụng nhiều các biện pháp này. Cũng chính vì hàng rào
này mà hiện nay EU đang tiến hành hạn chế nhập khẩu cá da trơn (cá tra, basa) của VN
do phát hiện dư lượng kháng sinh bị cấm.

- Bên cạnh đó, các hàng rào thương mại phi thuế quan khác vẫn còn được sử dụng như
hạn ngạch nhập khẩu (đặc biệt với hàng dệt may VN). Và hàng loạt những rào cản khác.
Ví dụ như từ tháng 12 năm 2007, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không cho nhập khẩu cá
kiếm của Việt Nam với lý do Việt Nam chưa phải là thành viên của Ủy ban Nghề cá Tây và
Trung Thái Bình Dương (WCPFC); trong năm 2008, hàng thực phẩm của Việt Nam đã 51
lần bị đưa vào Hệ thống Cảnh báo nhanh đối với hàng thực phẩm và thức ăn gia súc của
EU (RASFF) tăng hơn so với năm 2007 (42 trường hợp). Trong đó, có 31 trường hợp đối
với hàng thủy sản (năm 2007 là 22) và 20 trường hợp đối với nông sản, thực phẩm
(tương đương với năm 2007).
Trong bối cảnh suy giảm sản xuất, tiêu dùng nói riêng và sự suy thoái của nền kinh tế EU
nói chung, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU như thủy sản, đồ gỗ, rau
quả, thực phẩm có thể sẽ gặp khó khăn khi EC ban hành các biện pháp bảo vệ người tiêu
dùng và bảo vệ môi trường.

- Về mặt chính sách, qui trình hoạch định và ban hành các quyết định liên quan đến
thương mại của EC khá phức tạp. Trên phương diện pháp lý, các nước thành viên EU đã
trao quyền hoạch định chính sách thương mại cho Uỷ ban châu Âu nhưng tất cả các
nước này đều cử đại diện và chuyên gia tới Bruxeles làm việc tại các cơ quan quyền lực
của EU. Với qui mô EU ngày càng mở rộng, việc thiết kế và quyết định chính sách
thương mại chung cho cả khối sẽ trở nên ngày càng khó khăn và chậm chạp. Việc vận
động hành lang đối với các chính sách này cũng trở nên vô cùng nan giải và tốn kém,
nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.

- Về phía các nước SNG, chính sách thương mại còn có yếu tố bất ngờ và không phải
lúc nào cũng theo qui chuẩn quốc tế vì phần lớn các quốc gia SNG chưa phải là thành
viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Ví dụ: Nga đã từng hạn chế số lượng cảng
biển được phép nhập khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2008; bổ sung thủ tục và tăng
cường giám định thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam trong năm 2009.

- Suy thoái kinh tế tại châu Âu làm giảm nhu cầu nhập khẩu và có thể lặp lại theo chu kỳ.

- Tại một số nước hoặc khu vực vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định về an ninh
nội bộ và trong quan hệ với các nước láng giềng. Một số án mạng do các hành động thù
địch người nước ngoài tại Nga hay cuộc chiến ngắn ngày giữa Nga và Grudia hồi tháng 8
năm 2008 liên quan đến 2 tỉnh ly khai Nam Osstia và Apkhadia có thể ảnh hưởng xấu đến
môi trường kinh doanh nếu Chính phủ các nước không kiểm soát được các yêu tố này;

- Khác biệt về tập quán kinh doanh : Trong khi châu Âu có văn hoá kinh doanh phương
Tây (dựa vào luật pháp và uy tín thương hiệu) thì Việt Nam vẫn mang đậm đặc trưng văn
hoá phương Đông (chịu ảnh hưởng lớn của quan hệ và uy tín cá nhân);

- Trở ngại ngôn ngữ: Trong khi tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ kinh doanh quốc tế thì
nhiều doanh nghiệp (kể cả ở Việt Nam và một số nước Đông, Nam Âu) vẫn chưa làm chủ
được ngôn ngữ này;

C. Định hướng và giải pháp tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam – EU.

I. Định hướng

Dưới đây là những định hướng của Chính phủ trong việc phát triển quan hệ Việt Nam –
EU đến năm 2015:

 Tranh thủ sự ủng hộ của EU đối với công cuộc đổi mới và hội nhập kinh tế của Việt
Nam, tăng cường trao đổi thương mại và đầu tư, tranh thủ các nguồn viện trợ của
các đối tác này để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngoài quan hệ kinh tế - thương mại được coi là điểm nhấn, nhiều hoạt động hợp tác
khác cũng sẽ tiếp tục nằm trong chiến lược phát triển quan hệ lâu dài có hiệu quả cao,
như trao đổi văn hóa - giáo dục, khoa học - kỹ thuật, truyền thông…

 Tăng cường mối quan hệ song phương, nhằm tăng khả năng của hai bên trong
việc đối phó giải quyết những thách thức trong vùng và toàn cầu.
 Đẩy mạnh quan hệ Việt Nam - EU trên tinh thần quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác
toàn diện, lâu dài, tin cậy, hòa bình và phát triển.
 Tăng cường đối thoại chính trị nhằm nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và đi đến sự
thống nhất quan điểm giữa hai châu lục về các vấn đề chính trị - xã hội của thế
giới; thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực hợp tác khoa học -kỹ thuật, thông tin, môi
trường nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững.
 Tiến hành nhanh việc ký kết các hiệp định về thương mại và đầu tư với EU.
 Tăng cường trao đổi để đưa ra những quan điểm hợp lý hơn về thuận lợi hoá
thương mại, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái hiện nay.

II. Giải pháp

Có 5 nhóm giải pháp chính

***Chủ yếu các nhóm giải pháp này mang tính vĩ mô tập trung vào phía chính phủ tới
quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam – EU, còn các giải pháp vi mô cho phía các
doanh nghiệp sẽ không được đề cập trong bài vì thông qua các chính sách và tác động
từ chính phủ mà từng doanh nghiệp sẽ có hướng giải pháp riêng phù hợp với điều kiện
và quy mô doanh nghiệp.

 Có các chính sách, đối sách thích ứng với đường lối chính trị, ngoại giao và chiến
lược phát triển kinh tế toàn diện cho Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế.

 Về thương mại:

 Bên cạnh việc hỗ trợ và tạo điều kiện thúc đẩy những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo
của Việt Nam sang EU (sản phẩm nông sản, khoáng sản và hàng tiêu dùng có sử
dụng nhiều lao động) với chất lượng, mẫu mã và tiêu chuẩn phù hợp, chính phủ
cũng phải tích cực gia tăng tỉ trọng cơ cấu các sản phẩm có hàm lượng công nghệ
cao, kể cả thông qua hình thức liên doanh, gia công cho các doanh nghiệp Châu
Âu và từng bước xây dựng thương hiệu Việt Nam đối với các mặt hàng xuất khẩu
sang EU; chú trọng nhập khẩu từ EU công nghệ tiên tiến gắn với việc chuyển giao
công nghệ đặc biệt là về công nghệ thông tin và công nghệ sinh học thông qua các
chính sách đối ngoại đã được cam kết giữa chính phủ Việt Nam và các nước EU,
các thỏa thuận đạt được giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp ở
EU thông qua sự đồng thuận, nhất trí của chính phủ 2 bên.
 Thiết lập các liên minh thuế quan, từng bước dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế
như thực hiện cam kết giảm thuế suất đối với các ngành hàng nhập khẩu từ EU,
thay thế các hàng rào định lượng (hạn ngạch nhập khẩu, cấm nhập…), hàng rào
liên quan đến giá và quản lí giá (phương thức định giá hải quan, các loại phí và
phụ phí,...) bằng hàng rào kĩ thuật đang được áp dụng tại nhiều quốc gia ( tiêu
chuẩn kĩ thuật, quy định kĩ thuật, thủ tục đánh gia sự phù hợp về kĩ thuật, kiểm
dịch động thực vật, các biện pháp bảo vệ sức khỏe con người, xuất xứ và nhãn
hiệu hàng hóa, quy định về bao bì đóng gói, quy định về phân phối hàng hóa,…)
đồng thời cũng có thể sử dụng các hàng rào phi thuế quan khác như trách nhiệm
xã hội và các tiêu chuẩn lao động, quy định về môi trường, quy định tiết kiệm và
một số hàng rào phi thuế khác đang được áp dụng tại nhiều nước phát triển.

 Về đầu tư

 Thực hiện các chính sách đãi ngộ, ưu đãi cho các nhà đầu tư từ EU đồng thời đảm
bảo họ được đối xử bình đẳng như những nhà đầu tư trong nước, tạo môi trường
kinh doanh thuận lợi để thu hút đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp đáng chú ý là
các công tý đa quốc gia hàng đầu EU vào các ngành công nghiêp chế tạo, công
nghệ cao như tin học, viễn thông, sinh học, năng lượng… thông qua cơ chế hành
lang thông thoáng, thủ tục nhanh gọn…
 Xúc tiến đàm phán để kí kết các hiệp định bảo hộ đầu tư với các nước thành viên
EU (chế độ đãi ngộ - MFN, hiệp định vận tải hàng không – ASA, hiệp định đối tác và
hợp tác toàn diện – PCA,..).

 Nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước.

 Việt Nam nên rà soát lại hệ thống pháp quy để điều chỉnh các quy định không còn
phù hợp với thông lệ quốc tế hoặc chưa minh bạch, ví dụ: việc ban hành luật sở
hữu trí tuệ, luật thương mại điều chỉnh 2005 và nhất là luật Doanh nghiệp 2005
mang một ý nghĩa quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài nhằm đem lại một
sân chơi bình đẳng cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời đây cũng
là một bước tiến đáng kể của Việt Nam trên con đường hội nhập.
 Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại và đầu tư theo
hướng xoá bỏ các thủ tục phiền hà, nhất là thủ tục xuất nhập khẩu; ổn định môi
trường pháp lý đế tạo sự tin tưởng cho các doanh nghiệp, làm họ yên tâm đầu tư
lâu dài. Sớm hoàn thiện chính sách thuế, đặc biệt là chính sách thuế xuất nhập
khẩu có định hướng nhất quán trong một khoảng thời gian dài để không gây băn
khoăn cho doanh nghiệp trong việc tính toán hiệu quả kinh doanh. Tính toán hợp
lý thuế thu nhập doanh nghiệp để tạo thêm sức cạnh tranh cho hàng hoá ở thị
trường trong cũng như ngoài nước.
 Thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết song phương EU và trong khuôn khổ WTO về
mở cửa hàng hóa thị trường và dịch vụ thông qua đó nâng cao chất lượng hàng
hóa và dịch vụ.

 Đấy mạnh công tác xúc tiến thương mại.


 Thực hiện việc phổ biến rộng rãi các chính sách kinh tế, thương mại của EU,
thường xuyên thông tin về chính sách thị trường EU cho các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế, tổ chức hội thảo, hội nghị chuyên đề, xây dựng các trang
web về EU để giới thiệu thị trường EU cho các doanh nghiệp.
 Xây dựng chương trình quốc gia về xúc tiến thương mại tại thị trường EU theo
hướng khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và hiệp hội
ngành hàng lập văn phòng, phòng trưng bày, kho ngoại quan hoặc chi nhánh công
ty, tham gia hội chợ, triển lãm hoặc khảo sát thị trường…tại các nước thành viên
EU.
 Lập dự án xây dựng các trung tâm thương mại Việt Nam tại thị trường các nước
thành viên EU, trong đó lưu ý khuyến khích, hỗ trợ cộng đồng người Việt Nam
đang kinh doanh tại Châu Âu, hợp tác với các nghiệp trong nước xây dựng các
kênh phân phối hàng hoá và dịch vụ của Việt Nam tại EU, chú trọng sản phẩm
mang thương hiệu Việt Nam, chỉ dẫn địa lý Việt Nam phân phối trực tiếp đến người
tiêu dùng cuối cùng.
 Đề xuất phương án về những lĩnh vực hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ diễn
đàn hợp tác ASEM theo tinh thần của "Sáng kiến Thương mại xuyên Khu vực"
TREATI do EU đề xuất. Xây dựng phương án thành lập nhóm chuyên gia liên
ngành gồm đại diện các Bộ, cơ quan liên quan để thu thập thông tin, rà soát văn
bản, nghiên cứu các biện pháp thực hiện.
 Giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, truyền thống văn hoá, tiềm năng kinh tế,
thương mại,... của các nước EU trên các phương tiện thông tin đại chúng của Việt
Nam, đồng thời xây dựng chương trình tuyên truyền đối ngoại, kể cả việc hợp tác
với các kênh thông tin đại chúng của các nước EU nhằm quảng bá hình ảnh Việt
Nam, chỉ dẫn địa lý của các sản phẩm Việt Nam, môi trường đầu tư tin cậy tại Việt
Nam và giới thiệu Việt Nam như điểm đến của Du lịch thân thiện, văn hoá, lịch sử,
sinh thái. Nguồn lực cho việc thực hiện các hoạt động này chủ yếu dựa vào sự
đóng góp của doanh nghiệp và sự hỗ trợ thích hợp của Chính phủ.
 Khuyến khích các doanh nghiệp và địa phương chủ động tiến hành các hoạt động
xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch thông qua việc mở và cập nhật trang chủ
(website); tham gia các triển lãm, hội chợ, hội thảo...trong đó Bộ Thương mại,
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội ngành hàng có trách nhiệm
phối hợp hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam tạo nên sức mạnh tổng hợp
trong quan hệ thương mại với EU.
 Khuyến khích thành lập các cơ quan, tổ chức tư vấn pháp luật, xúc tiến thương
mại, đầu tư tại các địa phương có nhiều hoạt động trong quan hệ với EU (coi đây
như những địa điểm tin cậy cung cấp thông tin cần thiết).

 Thúc đẩy thương mại hàng hóa.

 Nghiên cứu chính sách mới của EU về hoá chất, "Sách Trắng", "Sách Xanh" để
phổ biến cho các Hiệp hội và các doanh nghiệp bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng
sản phẩm xuất khẩu vào thị trường này; phổ biến và hướng dẫn Hiệp hội, doanh
nghiệp có liên quan thực hiện bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đúng các thoả thuận và
cam kết với EU.
 Xây dựng kế hoạch tuyên truyền và phổ biến rộng rãi kiến thức về vệ sinh an toàn
thực phẩm theo Hiệp định SPS/WTO và các quy định của EU cho các doanh nghiệp
sản xuất và chế biến thực phẩm xuất khẩu; ban hành các tiêu chuẩn về an toàn
thực phẩm, quy trình thực hiện và kiểm soát chất lượng thực phẩm xuất khẩu vào
thị trường EU; xây dựng quy chế quản lý nhập khẩu và sử dụng đúng mục đích
kháng sinh và thuốc bảo vệ thực vật (lưu ý các sản phẩm nằm trong danh sách EU
cấm trong sản xuất và chế biến thực phẩm).
 Nghiên cứu “Chính sách chung về nông nghiệp của EU” và đề xuất các chủ trương
chính sách tương ứng của ta báo cáo Thủ tướng chính phủ và phổ biến đến các
doanh nghiệp.
 Xây dựng cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm
vào thị trường EU phù hợp với thông lệ quốc tế, qui định của WTO và điều kiện cụ
thể của từng sản phẩm và dịch vụ, để tăng nhanh kim ngạch và đa dạng hoá mặt
hàng xuất khẩu và chủ động phòng chống các vụ kiện thương mại nước ngoài (số
20/2005/CT-TTg ngày 09/6/2005) và hướng dẫn các doanh nghiệp trong hoạt động
xuất khẩu sang EU.
 Đề xuất giải pháp mở rộng quan hệ hợp tác trong lĩnh vực vận tải đa phương thức,
trao đổi kinh nghiệm quản lý, đào tạo nguồn nhân lực; lộ trình dành cho các doanh
nghiệp từ EU hoạt động trong lĩnh vực vận tải biển và dịch vụ hỗ trợ vận tải biển,
bao gồm việc lập chi nhánh, công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.
 Phát triển mô hình liên kết cảng biển và hãng tàu Việt Nam với một số cảng và
hãng tàu lớn của EU để khai thác luồng hàng, nâng cao trình độ quản lý vận
chuyển hàng hoá quốc tế, vận chuyển đa phương thức, tạo tiền đề để Việt Nam trở
thành một trung tâm trên tuyến vận chuyển Âu - Á.
 Phát triển hình thức hợp tác với các công ty EU đóng các loại tàu biển có trọng tải
lớn, hướng tới mục tiêu xây dựng công nghiệp đóng tàu Việt Namcó sức cạnh
tranh ở khu vực.

 Thúc đẩy thương mại dịch vụ.

 Xây dựng phương án mở rộng các quan hệ hợp tác với EU và các nước thành viên
EU trong các lĩnh vực bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, kế toán và kiểm toán; hoàn
thiện cơ chế, chính sách; nâng cao năng lực của các cơ quan và cán bộ quản lý tài
chính. Trên cơ sở phát triển thị trường trong nước, xem xét việc cấp thêm giấy
phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho một số doanh nghiệp EU.
 Nghiên cứu việc phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty của Việt Nam
trên thị trường tài chính Châu Âu vào thời gian thích hợp.
 Xây dựng phương án tăng cường hợp tác giữa hệ thống ngân hàng nước ta với hệ
thống ngân hàng của EU và các nước thành viên EU, mở rộng quan hệ giao dịch
qua ngân hàng, mở các chi nhánh ngân hàng thương mại Việt Nam.
 Đề xuất phương án khôi phục hoặc mở thêm đường bay chuyên chở hành khách
và vận chuyển hàng hoá trực tiếp từ Việt Nam đến các nước thành viên EU và
ngược lại đồng thời nghiên cứu để tiến tới ký Hiệp định Hàng không với Uỷ ban
Châu Âu (nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành một điểm trung
tâm của các đường bay châu Âu – châu Á).
 Chủ động tích cực nghiên cứu các biện pháp để mở ra dịch vụ xuất khẩu lao động
sang các nước thành viên EU, trong đó chú trọng xuất khẩu lao động có kỹ năng,
tay nghề cao; đề xuất chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng hợp
tác, tranh thủ nguồn vốn của EU để phát triển lĩnh vực dạy nghề.
 Xây dựng phương án đầu tư phát triển các khu du lịch trên cơ sở cải thiện rõ rệt
và đồng bộ môi trường du lịch của Việt Nam trong Chương trình tổng thể phát
triển du lịch quốc gia, nhằm làm cho Việt Nam trở thành điểm đến an toàn và thân
thiện của du khách châu Âu và quốc tế.
 Chủ động hợp tác với các cơ quan đại diện ngoại giao, Hàng không Việt Nam tiến
hành hoạt động xúc tiến du lịch, chủ động hợp tác với các công ty du lịch lữ hành
của các nước thành viên EU, nhất là các công ty du lịch lữ hành lớn, xuyên quốc
gia có mạng lưới rộng ở châu Âu và thế giới, nhằm gia tăng du khách của EU đến
Việt Nam.

Thực trạng và giải pháp cho hoạt động xuất khẩu giầy dép của công ty giầy Thuỵ Khuê

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của đất nước nghành da giầy Việt Nam cũng
đã có những bước phát triển đáng kể. Được Đảng và Nhà Nước ta xác định là một
nghành có vị trí vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nghành công nghiệp da
giầy đã có những đóng góp lớn vào sự phát triển của đất nước. Trong thời gian qua,
nghành da giầy Việt Nam đã có những bước phát triển rất đúng đắn và phù hợp với điều
kiện, môi trường kinh tế của đất nước nên đã đạt được những thành công đáng kể, có
lúc đã đứng trong 10 nước xuất khẩu giầy dép lớn nhất thế giới, đóng góp một phần lớn
vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Ngay từ khi mới ra đời, Công ty giầy Thuỵ Khuê đã có nhiệm vụ chính là sản xuất giầy
dép xuất khẩu, trong những năm đầu mới thành lập, dưới chế độ bao cấp công ty chủ
yếu sản xuất giầy dép xuất khẩu sang thị trường Nga và các nước đông Âu. Từ khi chế
độ bao cấp bị xoá bỏ, công ty đã có lúc đứng bên bờ vực giải thể nhưng dưới sự chỉ đạo
sáng suốt của Đảng và Nhà nước cùng với sự quyết tâm của toàn bộ cán bộ, công nhân
viên công ty vẫn đứng vững và hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã
giao phó. Trong những năm vừa qua công ty giầy Thuỵ Khuê đã cùng với nghành da giầy
Việt Nam đã đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của đất nước đặc biệt là đóng góp cho
ngân sách và giải quyết công ăn, việc làm cho người lao động.
Vượt lên tất cả những khó khăn, khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, công ty vẫn ngày
càng phát triển, kim nghạch xuất khẩu của công ty trong thời gian gần đây năm nào cũng
có sự tăng trưởng đáng kể. Trong khi vào năm 1997, xuất khẩu của công ty là 176.100 đôi
với kim nghạch là 954.500 USD thì năm 2000 xuất khẩu là 3.450.212 đôi đạt kim nghạch
6.359.033 USD, sang năm 2001 xuát khẩu của công ty là 4.223.008 đôi đạt kim nghạch là
7.832.495 USD. Trong thời gian tới, công ty sẽ gặp phải một số kho khăn lớn từ phía các
khách hàng do nhu cầu giầy vải trên thế giới đang giảm mạnh, thị hiếu của người tiêu
dùng thay đổi nhanh chóng, thêm vào đó là sự xuất hiện của rất nhiều đối thủ cạnh tranh
cả trong nước và ngoài nước, đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh từ nước láng giềng
Trung Quốc. Tuy nhiên, công ty đã có những kế hoạch hoạt động phù hợp với tình hình
mới. Trong thời gian tới, công ty sẽ cố gắng từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm,
chú trọng việc thiết kế mẫu mã thời trang, thực hiện triệt để công tác tiết kiệm để giảm
chi phí sản xuất... với kinh nghiệm nhiều năm hoạt động xuất khẩu giầy dép công ty nhất
định sẽ đứng vững và mở rộng thị trường ra nhiều khu vực trên thế giới.
Qua một thời gian thực tập tại công ty giầy Thuỵ Khuê, tôi thấy xuất khẩu giầy dép là
hoạt động chủ yếu của công ty, vì vậy tôi đã chọn đề tài với nội dung là tình hình xuất
khẩu giầy dép của công ty giầy Thuỵ Khuê. Đây là một đề tầi không mơí nhưng nó sẽ
giúp cho tôi có thêm nhiều hiểu biết thực tế về hoạt động xuất khẩu giầy dép của công ty
cũng như của nghành da giầy Việt Nam. Sau đây tôi xin trình bày đề tài “Thực trạng và
giải pháp cho hoạt động xuất khẩu giầy dép của công ty giầy Thuỵ Khuê ”

MỤC LỤC

Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GIẦY DÉP CỦA VIỆT NAM 3
I. Tình hình xuất khẩu của ngành trong những năm qua 3
1. Kim ngạch và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu giai đoạn 1998 - 2001 3
2. Đánh giá chung về tình hình xuất khẩu toàn ngành 2000- 2001 5
II. Đặc điểm một số thị trường giầy dép thế giới và tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang
các thị trường đó 7
1. Thị trường EU 8
2. Thị trường Mỹ 11
3. Thị trường Đông á 13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY GIẦY
THUỴ KHUÊ 17
I. Đặc điểm về cơ chế qủan lý và quy trình sản xuất của công ty 17
1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 17
2. Đặc điểm về sản phẩm của Công ty 20
3. Đặc điểm về quy trình công nghệ của Công ty 21
4. Đặc điểm về lao động 22
II. Thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty 23
1. Phương thức xuất khẩu 24
2. Thị trường xuất khẩu 24
3. Kết qủa hoạt động kinh doanh của công ty giầy Thuỵ Khuê 30
4. Tồn tại trong hoạt động kinh doanh của công ty 32
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT
ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 34
I. Phương hướng hoạt động của Công ty 34
II. Một số giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh xuất khẩu ở công ty giầy Thuỵ Khuê 38
1. Giải pháp từ phía Công ty 39
2. Những kiến nghị đối với nhà nước 43
KẾT LUẬN 46
Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày của Việt Nam 6 tháng đầu năm
2010 tăng 32,7%

Theo số liệu thống kê, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày của Việt
Nam tháng 6/2010 đạt 227 triệu USD, giảm 11,8% so với tháng 5/2010 nhưng tăng 42,7%
so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt, may,
da, giày của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010 đạt 1,2 tỉ USD, tăng 32,7% so với cùng kỳ,
chiếm 3,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của cả nước 6 tháng đầu năm
2010.

Trung Quốc là thị trường dẫn đầu về kim ngạch cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da,
giày cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2010, đạt 307,7 triệu USD, tăng 65,6% so với cùng kỳ,
chiếm 24,9% trong tổng kim ngạch.

Đứng thứ hai là Hàn Quốc đạt 218,5 triệu USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ, chiếm 17,7%
trong tổng kim ngạch.

Thứ ba là Đài Loan đạt 209 triệu USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ, chiếm 16,9% trong tổng
kim ngạch.

Phần lớn các thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da giày cho Việt Nam 6 tháng
đầu năm 2010 đều có tốc độ tăng trưởng mạnh, chỉ duy nhất 2 thị trường có độ suy giảm
nhẹ: Singapore đạt 2,5 triệu USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ, chiếm 0,2% trong tổng kim
ngạch; Braxin đạt 27,4 triệu USD, giảm 1,4% so với cùng kỳ, chiếm 2,2% trong tổng kim
ngạch.

Ngược lại những thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt may, da, giày cho Việt Nam 6
tháng đầu năm 2010 có tốc độ tăng trưởng mạnh: Ôxtrâylia đạt 14,8 triệu USD, tăng
298,3% so với cùng kỳ, chiếm 1,2% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là Canada đạt 4,7
triệu USD, tăng 156% so với cùng kỳ, chiếm 0,4% trong tổng kim ngạch; Đan Mạch đạt 2
triệu USD, tăng 152,2% so với cùng kỳ, chiếm 0,2% trong tổng kim ngạch; sau cùng là
Hoa Kỳ đạt 60,8 triệu USD, tăng 114,4% so với cùng kỳ, chiếm 4,9% trong tổng kim ngạch.

Thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da giày cho Việt Nam 6 tháng đầu năm
2010

Thị trường Kim ngạch NKKim ngạch NK% tăng, giảm KN so


6T/2009 (USD) 6T/2010 (USD) với cùng kỳ
Tổng 932.376.629 1.236.932.133 + 32,7
Achentina 11.033.865 15.577.052 + 41,2
Ấn Độ 18.378.193 28.389.197 + 54,5
Anh 4.085.145 6.245.455 + 52,9
Áo 476.507 765.667 + 60,9
Ba Lan 3.378.792 3.548.216 +5
Braxin 27.754.041 27.358.915 - 1,4
Canada 1.850.543 4.737.435 + 156
Đài Loan 199.332.724 209.173.767 + 4,9
Đan Mạch 798.549 2.013.944 + 152,2
Đức 7.800.070 8.478.113 + 8,7
Hà Lan 886.241 1.575.758 + 77,8
Hàn Quốc 186.065.882 218.521.297 + 17,4
Hoa Kỳ 28.373.186 60.831.109 + 114,4
Hồng Kông 67.726.512 89.418.320 + 32
Indonesia 9.251.518 14.261.530 + 54,2
Italia 26.024.546 34.537.031 + 32,7
Malaysia 5.748.446 7.129.888 + 24
Niu zi lân 5.994.001 6.041.184 + 0,8
Nhật Bản 57.802.193 60.836.041 + 5,2
Ôxtrâylia 3.726.089 14.839.259 + 298,3
Pháp 3.555.019 5.753.692 + 61,8
Singapore 2.570.003 2.531.513 - 1,5
Tây Ban Nha 3.269.117 5.053.441 + 54,6
Thái Lan 40.563.472 49.401.215 + 21,8
Trung Quốc 185.797.977 307.707.319 + 65,6

http://tinthuongmai.vn
Quay lại

Da giày với mục tiêu xuất khẩu 9,1 tỷ USD năm 2015

Da giày với mục tiêu xuất khẩu 9,1 tỷ USD năm 2015

Da giày sẽ phát triển theo hướng cân bằng hơn giữa xuất khẩu và tiêu thị nội địa - Ảnh:
Việt Tuấn.

Năm 2010, ngành da giày Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng khá mạnh với kim ngạch
xuất khẩu 10 tháng đạt 4,06 tỷ USD, gần bằng với kim ngạch cả năm 2009 và đạt mức
tăng trưởng tới 24,8%, xếp hạng thứ hai về xuất khẩu của cả nước.

Chiến lược phát triển ngành giày Việt Nam vừa được Ban chấp hành Hiệp hội Da giày
Việt Nam (Lefaso) xây dựng nổi bật 2 nội dung lớn.
Một là chuyển từ thế chỉ sản xuất cho xuất khẩu sang thế cân bằng giữa xuất khẩu và tiêu
thụ nội địa. Ông Diệp Thành Kiệt, Phó chủ tịch Hiệp hội phân tích, nhìn vào bảng số liệu
thống kê 12 nước sản xuất giày trong khu vực châu Á năm 2009 của Tổ chức Satra, phần
lớn các nước có sự cân bằng giữa sản xuất và tiêu thụ trong nước.

Trong khi đó, tính đến thời điểm hiện nay, tỷ lệ lượng giày dép xuất khẩu so với tổng số
sản xuất của Việt Nam là 92,3%. Ngay cả những nước có hoàn cảnh gần giống Việt Nam
thì tỷ lệ xuất khẩu/tiêu thụ nội địa thấp hơn rất nhiều, chẳng hạn như của Thái Lan là
42,5%, Indonesia 40,5%, Malaysia 37,9%, cá biệt có Phillippines 5,4%, Pakistan 7,3%.

Nội dung lớn thứ hai chính là phải nhanh chóng giảm tỷ lệ gia công đối với giày dép xuất
khẩu. Tỷ lệ này hiện đang được các chuyên gia đánh giá là rất cao, cụ thể là trên 50%
trong cả ngành và lên đến 70% đối với các doanh nghiệp có vốn trong nước.

Cũng theo Hiệp hội, ngành da giày Việt Nam trong quá khứ đã cho thấy luôn có một sức
bật rất tốt, con số giảm kim ngạch xuất khẩu 14,7% (đạt 4,07 tỷ USD năm 2009) vẫn được
xem là con số lạc quan so với dự báo của nhiều chuyên gia là phải giảm hơn 20%, khi bị
các đòn giáng từ việc tái áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da và việc bãi bỏ
chính sách ưu đãi thuế quan (GSP) từ EU, vốn là thị trường của gần 60% năng lực xuất
khẩu qua nhiều năm.

Tuy nhiên, từ 6 tháng cuối năm 2009 đến nay, nhiều lô hàng giày dép xuất khẩu từ Việt
Nam đã được chuyển hướng sang thị trường Hoa Kỳ, và việc xuất khẩu vào EU tuy có
giảm, nhưng Việt Nam vẫn là nước sản xuất lớn thứ 3 ở châu Á và thứ 4 trên toàn thế
giới (sau Brazil).

Còn về xuất khẩu, kể cả tại châu Á và trên thế giới, ngành giày Việt Nam chỉ đứng sau
Trung Quốc và với sản lượng gấp 2,5 lần nước xuất khẩu thứ 3 (Italia). Hiện nay, cứ 100
đôi giày được sản xuất trên thế giới thì có 4,14 đôi mang nhãn “Made in Vietnam”.

Ngày 25/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 6209/QĐ-BCT phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da – giày Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2025. Mục tiêu chung phát triển đến năm 2020 là xây dựng ngành da giày trở thành một
ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế, tiếp tục giữ vị trí
trong nhóm các nước sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm da giày hàng đầu thế giới và
tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội trên cơ sở thu nhập của người lao động ngày càng
được nâng cao, thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng tốt, số lượng lao động được qua
đào tạo ngày càng tăng.

Với tốc độ tăng trưởng dự kiến, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành năm 2015 là 9,1 tỷ
USD, năm 2020 là 14,5 tỷ USD và năm 2025 đạt 21 tỷ USD. Đồng thời, nâng dần tỷ lệ nội
địa hoá các loại sản phẩm là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt trong quá
trình xây dựng Quy hoạch trong giai đoạn 2020, tầm nhìn 2025, trong đó phấn đấu năm
2015 tỷ lệ nội địa hoá đạt 60 – 65%, năm 2020 đạt 75 – 80 % và năm 2025 đạt 80 – 85%.
Trong Quy hoạch, giày dép vẫn là sản phẩm chủ lực của ngành, song sẽ quan tâm đến
việc sản xuất giầy dép da thời trang và cặp – túi – ví chất lượng cao phục vụ thị trường
mới, thị trường cao cấp và thị trường nội địa. Đối với sản phẩm da thuộc, ngành sẽ tập
trung sản xuất da thuộc với công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường. Đầu tư sản
xuất da thuộc được gắn liền với việc phát triển đàn gia súc góp phần giảm nhập siêu và
chủ động trong sản xuất.

Theo quyết định trên, đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, ngành da giầy Việt Nam sẽ
phát triển trên cơ sở phù hợp các quy định hiện hành về công tác quy hoạch. Toàn
ngành vẫn duy trì định hướng chủ động phục vụ xuất khẩu và chiếm lĩnh dần thị trường
nội địa, phát triển mạnh sản xuất nguyên phụ liệu và công nghiệp hỗ trợ, tham gia sâu
vào chuỗi giá trị gia tăng của thị trường sản phẩm da giầy thế giới. Phát triển ngành da
giày Việt Nam nhằm tạo ra năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao, chủ động hội nhập
kinh tế với khu vực và thế giới.

Điểm mới của quy hoạch giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 là việc quan
tâm đến việc năng cao khả năng thiết kế mẫu mã sản phẩm và phát triển nguồn nhân lực
trong lĩnh vực da giầy nói chung và thời trang nói riêng. Một số khu, cụm công nghiệp
sản xuất da giầy sẽ được xây dựng để sản xuất nguyên phụ liệu và xử lý môi trường tập
trung trên cơ sở lợi thế về hạ tầng và lao động để chủ động cung cấp nguyên phụ liệu,
nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành và xây dựng mới và phát triển các cơ sở đào
tạo, các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ, các trung tâm kiểm định, dịch vụ ngành
và các trung tâm xúc tiến thương mại, trung tâm thời trang ở trong nước và nước ngoài
là những định hướng có tính lâu dài nhằm phát triển ngành theo hướng ổn định và bền
vững.

Với quy hoạch theo vùng lãnh thổ, bố trí sản xuất và đầu tư của ngành da giày trên toàn
quốc được xác định thành 4 vùng chủ yếu gồm vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông
Nam Bộ, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

You might also like