You are on page 1of 6

HỒN TRƯƠNG BA, DA HÀNG THỊT -

LƯU QUANG VŨ
POET17

I. Tác giả, tác phẩm:


1. Tác giả:
a. Tiểu sử
● Lưu Quang Vũ (1948–1988), ông sinh ra ở Phú Thọ, là con trai của nhà
viết kịch Lưu Quang Thuận.
● Là một con người tài năng nhưng gặp nhiều bất hạnh.
● Ông đã mất trong một vụ tai nạn giao thông khi sự nghiệp đang nở rộ.
b. Sự nghiệp văn học
● “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, “Hương cây”, “Tôi và chúng ta”, “Sống
mãi tuổi 17”, “Nàng Sita”, “Ngọc Hân công chúa”,...
● Kịch của Lưu Quang Vũ thể hiện nhiều cách tân độc đáo; quan tâm thể
hiện xung đột trong cách sống và quan niệm sống, bày tỏ khát vọng hoàn
thiện nhân cách con người.

2. Tác phẩm
a. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác
● Vận dụng sáng tạo tích truyện dân gian để xây dựng tình huống kịch độc
đáo và gửi gắm vấn đề nhức nhối của cuộc sống hiện đại.
● Viết năm 1981, công diễn lần đầu năm 1984 và gặt hái được thành công
lớn.
● Đoạn trích thuộc cảnh VII và đoạn kết của vở kịch.
b. Bố cục
● Phần 1 (từ đầu đến “Vợ Trương Ba bước vào”): Cuộc đối thoại giữa hồn
Trương Ba và xác hàng thịt.
● Phần 2 (tiếp đó đến “Không cần!”): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và
những người thân trong gia đình.
● Phần 3 (còn lại): Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba, Đế Thích và quyết
định cuối cùng của hồn Trương Ba.

II. Tóm tắt tác phẩm:


● Trương Ba - người làm vườn chất phác, hiền lành, rất mực yêu quý vợ con
và cháu gái. Ông nổi tiếng là người chơi cờ giỏi và có lối sống thanh cao.
Vì sự tắc trách của Nam Tào, Trương Ba đang khỏe mạnh bỗng chết một
cách đột ngột. Tiên Đế Thích vì muốn có người đánh cờ với mình và muốn
sửa sai cho Nam Tào nên hóa phép cho hồn Trương Ba nhập vào xác một
anh hàng thịt mới chết. Hồn Trương Ba đau khổ đấu tranh với những ham
muốn bản năng của thân xác hàng thịt. Sau một thời gian, chính hồn Trương
Ba cũng phần nào bị tha hóa, gia đình Trương Ba trở nên ly tán, đau buồn.
Trương Ba quyết định thắp nhang gọi Đế Thích lên để quyết định rời khỏi
thân xác anh hàng thịt. Đế Thích tìm mọi cách khuyên ngăn và đưa ra giải
pháp khác hấp dẫn hơn như cho Trương Ba nhập vào xác cu Tị đang hấp
hối. Trương Ba xin cho cu Tị được sống và kiên quyết chọn cái chết và
không nhập vào xác ai nữa bởi ông không muốn “bên trong một đằng bên
ngoài một nẻo”.

III. Phân tích một chi tiết của tác phẩm:


1. Những chi tiết cần chú ý:
● Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt.
● Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình.
● Cuộc đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích và quyết định cuối cùng của
hồn Trương Ba.
2. Cuộc đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích và quyết định cuối cùng
của hồn Trương Ba:
● Cuộc trò chuyện đã được tác giả biến thành nơi gửi gắm những quan niệm
sâu sắc của ông về hạnh phúc, ý niệm quan điểm về sự sống và cái chết.
● Sự giác ngộ về ý thức con người sống cần có sự hài hòa giữa thể xác và
tâm hồn, cần được sống là chính mình và phải sống có ý nghĩa. Đoạn kết
có ý nghĩa rất to lớn, nó có tác dụng thúc đẩy ý chí nhận thức của con người
về cách sống để tránh làm cho tâm hồn của mình bị tổn thương, không hoán
đổi thân xác và sống nhờ vào thân xác của người khác. Được sống làm
người quý giá thật nhưng được sống đúng mình, sống trọn vẹn những giá
trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.
● “Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông
chẳng cần biết!”: với tác giả cuộc sống con người chưa bao giờ là dễ dàng.
Khi nào chúng ta còn sống nhờ, sống lệ thuộc thì khi đó chúng ta chỉ tồn
tại chứ không hề sống.
● Quyết định dứt khoát cầu xin cho mình được chết hẳn là kết thúc hợp tình,
hợp lý, là kết quả của một chuỗi diễn biến.
● Qua quyết định này, ở người sáng lên sự sáng suốt, giàu lòng tự trọng của
một con người hiểu được thế nào là sống.
● Qua ngôn ngữ đi liền với cảm xúc, lời thoại mang đậm chất nghệ thuật khi
vừa hướng ngoại lại vừa hướng nội.
● Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi khi con người được sống tự nhiên với
sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn, sống là chính mình.

Giá trị nghệ thuật:

● Xây dựng tình huống, xung đột kịch độc đáo, hấp dẫn.
● Đối thoại kịch đậm chất triết lý, giàu kịch tính, tạo nên chiều sâu ý nghĩa
cho vở kịch.
● Hành động kịch của nhân vật phù hợp với tính cách, hoàn cảnh, góp phần
thúc đẩy tình huống, xung đột kịch phát triển.
● Nghệ thuật độc thoại nội tâm giúp nhân vật bộc lộ tính cách và quan niệm
về lẽ sống đúng đắn.

IV. Lời bình của các tác giả khác về tác phẩm:
● “Đây là vở diễn đạt tới số phận văn hóa, ngôn ngữ quốc tế, là một đỉnh cao
của sân khấu kịch”, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái.
● “Sáng tạo văn học của Lưu Quang Vũ, về bản chất chính là những truy vấn
và đối thoại không ngừng về nhân sinh, lịch sử, đất nước, con người từ góc
nhìn văn hóa và tinh thần nhân bản. Bằng tài năng và sức lao động đến mức
phi thường, Lưu Quang Vũ đã truyền năng lượng và khát vọng đổi mới của
ông đến hàng triệu người, tạo nên hiệu ứng nghệ thuật hết sức to lớn. Đó
là hạnh phúc không dễ gì có được của bất cứ người nghệ sĩ nào”,
PGS.TS.Nguyễn Đăng Điệp.
● PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái nhận định: “Lưu Quang Vũ đã táo bạo đẩy
những nhân vật kịch hiện đại của mình vào sự lột xác, sự trăn trở nghĩ suy,
sự sám hối đến quyết liệt đặng tìm cách giải quyết những vấn đề văn hóa
đang ráo riết đặt ra cho sự phát triển xã hội Việt Nam hiện đại.”

V. Liên hệ ngoài:
● Khát vọng của hồn Trương Ba là khát vọng vươn đến cái chân thực, cái
toàn vẹn tuyệt đối và sẵn sàng chấp nhận cái chết để bảo toàn, để vươn đến
cái tuyệt đối đó. Ở góc độ này, hồn Trương Ba đứng cao hơn cả Đế Thích
bởi đã dũng cảm nói lên tiếng nói bảo vệ chân lý cao quý của con người:
sự trung thực, bảo vệ sự trọn vẹn nhân cách, trọn vẹn giá trị nhân sinh.
Bằng cái chết của mình, hồn Trương Ba trở nên bất tử. Đấy là một nghịch
lý, nhưng đấy cũng chính là con đường phục hưng của những giá trị nhân
văn.

● Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống
trọn vẹn, hài hoà giữa thể xác và tâm hồn còn quý giá hơn. Con người phải
luôn luôn đấu tranh với nghịch cảnh, chống lại sự tầm thường, dung tục để
hoàn thiện nhân cách.

● So sánh bi kịch bị tha hóa của Chí Phèo (Chí Phèo-Nam Cao) và Trương
Ba (Hồn Trương Ba - Lưu Quang Vũ).

Tuy hai tác phẩm ra đời trong những hoàn cảnh xã hội - lịch sử khác nhau
nhưng tất thảy đều đề cập đến những bi kịch của con người, trong đó có bi
kịch tha hóa.

● Với Chí Phèo: qua lời chửi của Chí, ta thấy thái độ phẫn uất thương tâm
của tác giả. Hắn đã từng mơ ước được sống bằng hai bàn tay lao động của
mình với “một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải”.
Thế nhưng cuộc đời đã không đối xử công bằng, bị đối xử tàn bạo nên Chí
Phèo đã phản kháng lại bằng sự hung tàn. Trước năm 1945, đa phần các
tác phẩm sẽ đưa con người đến ngõ cụt của số phận.

● Với Hồn Trương Ba: Trương Ba là người nông dân chăm chỉ, khéo léo,yêu
thương vợ con, chiều quý các cháu, tốt bụng với hàng xóm láng giềng, yêu
cây cỏ… Từ khi vào xác của anh hàng thịt, Trương Ba nhận ra sự tha hóa
của bản thân. Sự thay đổi của hồn Trương Ba trong thời gian trú ngụ ở xác
hàng thịt càng ngày càng rõ nét. Sau năm 1945, các tác phẩm sẽ được tác
giả mở ra cho một lối thoát đồng cảm.

● Nguyễn Minh Châu: “Có một số khá đông con người bây giờ đang sống
trong một cái thế rất chông chênh giữa một câu nói lịch sử và một câu nói
gắt bẳn (...). Và trong từng con người luôn luôn có tiếng gọi thì thầm
“Đừng nói thế, đừng làm thế!” Rồi lại một lời thúc giục khác: “Cứ nói
bừa đi! Cứ làm bừa đi!”.

You might also like