You are on page 1of 3

I.

Hậu quả của việc không tuân thủ các quyết định hành chính
A. Đình chỉ thi hành quyết định hành chính
Hình thức đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định
hành chính, là làm ngưng hiệu lực của một phần hay toàn bộ nội dung của quyết
định. Biện pháp đình chỉ được áp dụng trong trường hợp khi phát hiện thấy nội
dung, hình thức của quyết định, thủ tục ban hành quyết định có dấu hiệu trái pháp
luật, nếu không đình chỉ thực hiện có thể gây hậu quả, làm ảnh hưởng đến quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan, nhà nước và xã hội hay ảnh
hưởng trực tiếp tới hiệu lực của quyết định. Sau khi đình chỉ việc thi hành quyết
định cần phải nghiên cứu, xem xét, đánh giá một cách khách quan, nếu có đầy đủ
căn cứ khẳng định quyết định đó trái pháp luật về thẩm quyền nội dung hay hình
thức, thủ tục ban hành thì áp dụng biện pháp bãi bỏ hay hủy bỏ, tùy theo nội dung
không hợp pháp, hợp lý, còn khi xác định quyết định đó là hợp pháp, hợp lý thì ra
quyết định bãi bỏ quyết định đã đình chỉ việc thi hành quyết định đó.

B. Sửa đổi quyết định hành chính


Thực chất của việc sửa đổi quyết định hành chính là việc thay đổi một phần
nội dung nào đó của quyết định khi điều kiện, hoàn cảnh, môi trường tác động của
quyết định đã thay đổi.

Biện pháp sửa đổi quyết định được thực hiện trong trường hợp: khi quyết
định đã ban hành không còn phù hợp với tính mới, do đó cần sửa đổi một số nội
dung nào đó cho phù hợp với thực tiễn. Sửa đổi quyết định hành chính được áp
dụng đối với cả quyết định quy phạm, quyết định cá biệt, nhưng chủ yếu là quyết
định quy phạm. Việc sửa đổi làm thay đổi nội dung, hiệu lực về không gian, thời
gian hay đối tượng điều chỉnh một phần của quyết định, có thể là một bộ phận của
quy phạm pháp luật, một điều, một phần nào đó của quy định.
C. Bãi bỏ quyết định hành chính
Thực chất của bãi bỏ quyết định hành chính là làm mất hiệu lực pháp lý của một
phần, hay toàn bộ quyết định đã được ban hành, điêu này tùy thuộc và mức độ
không hợp pháp, không hớp lý của quyết định

Thực tiễn khi phát hiện một phần hay toàn bộ nội dung quyết định hành chính có
dấu hiệu không hợp pháp, hợp lý, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền áp dụng
biện pháp đình chỉ việc thực hiện xem xét, khi có đầy đủ và chắn chắn các căn cứ
khẳng định quyết định đó không hợp pháp, hợp lý thì áp dụng biện pháp bãi bỏ
một phần hay toàn bộ hiệu lực của quyết định đó

Biện pháp bãi bỏ được áp dụng trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, khi phát hiện một quyết định nào đó đã có hiệu lực thi hành và được thi
hành trong thực tế, nhưng một phần hay toàn bộ nội dung của nó không hợp pháp,
hay không hợp lý.

Thứ hai, khi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành một văn bản mới
thay thế một phần hay toàn bộ một văn bản nào đó đã ban hành trước đó, như vậy,
một phần hay toàn bộ văn bản trước đó đã bị bãi bỏ, được thay thế bởi một văn bản
mới.

Thứ ba, khi quyết định hành chính không hợp pháp, hoặc không hợp lý, mà việc
thực hiện những quyết định này có thể gây thiệt hại, tổn hại về vật chất, tinh thần
cho các cá nhân, tổ chức, nhà nước, xã hội.

Thứ tư, khi quyết định hành chính được ban hành trên cơ sở của văn bản làm căn
cứ pháp lý, mà một phần hay toàn bộ nội dung của văn bản đó đã được thay thế
bằng văn bản khác của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền, dẫn đến nội dung
của quyết định không còn phù hợp với pháp luật mới được ban hành hoặc tình hình
kinh tế - xã hội thay đổi.

Do nội dung, tính chất pháp lý của quyết định hành chính rất khác nhau, do đó cần
phân biệt hai trường hợp: bãi bỏ quyết định quy phạm và bãi bỏ quyết định cá biệt.
Đối với quyết định quy phạm bị bãi bỏ, có nghĩa là đã thừa nhận hiệu lực pháp lý
của nó trong một khoảng thời gian nhất định, từ khi quyết định có hiệu lực đến khi
bị bãi bỏ, vì vậy, việc thực hiện quyết định đó trong khoảng thời gian mà nó chưa
bị bãi bỏ là hợp pháp, không phải áp dụng biện pháp “ phục hồi pháp lý “. Đây
được coi như một sự rủi ro mà nhà nước, xã hội, cá nhân, tổ chức phải gánh chịu
do văn bản quy phạm pháp luật mamg tới, điều này cũng khó tránh khỏi trong thực
tiễn.

Đối với quyết định hành chính cá biệt bị bãi bỏ, có nghĩa là không thừa nhận hiệu
lực pháp lý của nó từ khi ban hành, trong trường hợp này “bãi bỏ” cũng như “hủy
bỏ”, do đó việc thực hiện quyết định này nếu gây ra những thiệt hại cho cá nhân, tổ
chức về vật chất, hay tổn hại về tinh thần, thì phải áp dụng biện pháp bồi thường
nhằm phục hồi lại những quan hệ xã hội đã bị quyết định đó xâm hại. Việc áp dụng
biện pháp bồi thường nhằm hướng tới công lý, bảo vệ sự công bằng, niềm tin của
cá nhân, tổ chức vào các cơ quan công quyền

You might also like