You are on page 1of 229

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VỤ GIÁO DỤC QUỐC PHổNG

s o la , Q ÇQ
« H lM ũ Ĩ M B I E N .lĐ M I E T ẩ M
BIỂN, ĐẠI DƯƠNG
VÀ CHỦ QUYÊN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
BIỂN, ĐẠI DƯƠNG
VÀ CHỦ QUYỂN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
CH Ỉ ĐẠO NỘI DUNG

VỤ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

B IÊ N SO Ạ N

L ê Ngọc C ường (chủ biên) L ê V ăn B ính


LỜI NÓ I ĐẦU

Biển có tiềm năng to lớn về tài nguyên, chiếm vị trí chiến lược
về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh của đất nước. Quản lý,
sử dụng khai thác các vùng biển luôn là vấn đề có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng tới sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia.
Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X
về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, với m ục tiêu: “Phấn
đấu để nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ
biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần
giữ vững ổn định và phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ giữa
phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh và
bảo vệ môi trường” 1.
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu của chiến lược, chúng ta phải
tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện một cách đồng bộ các
biện pháp nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, tâng cường tiềm lực quốc
phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, trong
đó có vùng biển, đảo của Tổ quốc. Việc thường xuyên thực hiện
công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh, chủ
quyền lãnh thổ, biển đảo Việt Nam cho toàn dân, nhất là học sinh,
sinh viên là rất quan trọng trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ2và
chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Tăng cường công tác

1- N ghị quyết s ố 09-N Q /T W ngày 09/Ơ 2/2007 cù a Ban C hấp hàn h T ru n g ương Đ ảng
k h ó a X vể chiến lược biển đến năm 2020.
2. Q uyết định số 373/Q Đ -T T g ngày 2 3 /3 /2 0 1 0 cù a Thù tướng C hín h phủ phê d u y ệt “ Đ ể
án đ ẩy m ạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bào vệ và phát triển bển vững b iển v à hải
đ ào V iệt N am ” .

5
giáo dục về tài nguyên và môi trường biển đảo vào chương trình
giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục
quốc dân...”, Vụ Giáo dục Quốc phòng tổ chức biên soạn tài liệu
Biển, đại dương và chủ quyền biển, đáo Việt N am làm tài liệu
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của giảng viên, giáo viên, học
sinh, sinh viên trong phạm vi môn học Giáo dục quốc phòng - an
ninh và đào tạo chuyên ngành giáo viên G iáo dục quốc phòng -
an ninh, trình độ đại học.
Tài liệu gồm 5 chương:
Chương I: Khái quát chung về biển, Đại dương T hế giới.
Chương II: M ột số vấn đề về biển, đảo V iệt Nam.
Chương III: Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982
và các văn bản, hiệp định liên quan đến Biển Đông.
Chương IV: Chủ quyền biển đảo của nước C ộng hòa xã
hội chủ nghĩa V iệt N am .
Chương V: Quản lý, bảo vệ chủ quyền các vùng biển, đảo của
Tổ quốc.
Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận được nhiều ý
kiến đóng góp rất quý báu về nội dung tài liệu của cán bộ, giảng
viên thuộc Quán chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng,
Học viện Biên phòng, Đại học Quốc gia Hà Nội. Mặc dù đã có
nhiều cố gắng nhưng chắc chắn tài liệu vẫn còn nhũng thiếu sót
và hạn chế nhất định, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
bạn đọc để tài liệu tái bản hoàn thiện hơn.

VỤ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG

6
Chương 1
KHÁI Q UÁT CHUNG VỂ BIEN, đ ạ i d ư ơ n g t h ế g i ớ i

I. HÌNH THÁI HỌC ĐẠI DƯƠNG THẾ GIỚI

1. Phân bô lục địa và nước trên Trái Đất


Hành tinh của chúng ta gồm một số lớp vỏ bao bọc. Lớp vỏ
khí được gọi là khí quyển, lớp vỏ nước - thủy quyển, lớp vỏ rắn -
thạch quyển. Toàn bộ sự sống tồn tại trong các lớp vỏ đó gọi là
sinh quyển. Hệ thống vật chất phức tập gồm tất cả những quyển
đó gọi là vỏ địa lý của Trái Đất.
Đại dươns Thế giới là một hợp phần của thủy quyển, chiếm
94,20% toàn bộ tổng thể tích thủy quyển.
Về mặt diện tích, trong số 510 triệu k rrr diện tích bề mặt Trái
Đất, thì đại dương thế giới chiếm 361 triệu krrr (71%). Phần lục
địa chỉ chiếm 149 triệu krrr (29%).
Một nhân tố quan trọng hình thành nên những đặc điểm của tự
nhiên trên hành tinh chúng ta là sự phân bố không đồng đều của
lục địa và đại dương trên mặt địa cầu. Ớ nam bán cầu, trong
khoảng 35° đến 70° vĩ Nam, đại dương chiếm 95,5% mặt Trái
Đất, phần lục địa chỉ là 4,5% . Ớ bắc bán cầu, trong đới giữa 40°
và 70° vĩ Bắc, lục địa chiếm ưu thế hơn đại dương, ở đây lục địa
chiếm tới 56% diện tích. Nhưng nhìn chung, cả ở bắc bán cầu và
nam bán cầu đại dương đều chiếm ưu thế. Ớ bắc bán cầu tỷ lệ
diện tích giữa đại dương và lục địa tuần tự là 60,7% và 39,3% ở
nam bán cầu là 80,9% và 19,1%.

7
2. Đại dương Thê giới và các biển
Đại dương T hế giới là tập hợp những thủy vực đại dương và
biển của Trái Đất với đặc điểm quan trọng nhất là trải rộng liên
tục. Tuy nhiên sự tồn tại của các lục địa rải rác trên m ặt đại
dương th ế giới không thể không làm cho những phần nào đó của
đại dương th ế giới khác với những phần khác về m ột số phương
diện và cho phép người ta phân chia thành các đại dương, các
biển và những bộ phận nhỏ hơn nữa. Khi phân chia những bộ
phận của đại dương có tính đến những dấu hiệu như địa hình đáy,
sự hiện diện của các quần đảo, các hệ thống hải lưu độc lập, hoàn
lưu khí quyển, phân bố nhiệt muối, các điều kiện sinh học.
Hệ thống phân chia các bộ phận của Đại dương T hế giới do
các nhà khoa học lón đề xướng đã thay đổi nhiều lần trong lịch sử
gồm: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, An Độ Dương và Bắc
Băng Dương với m ột số đặc trưng hình thái riêng (bảng 1).

Diện tích Thể tích Độ sâu


Các đại dương triệu (106 trung bình
% km 3) (m)
km 2
Thái Bình Dương 178,7 49,5 707,1 3.957
Đại Tây Dương 91,6 25,4 330,1 3.602
An Độ Dương 76,2 21,0 284,6 3.736
Bắc Băng Dương 14,8 4,1 16,7 1.131
Đại dương Thế giới 361,3 100 1338,5 3.704

Bảng 1. Những đặc trưng hình thái của các đại dương
Đến nay, trong sách báo các khoa học địa lý chấp nhận hệ
thống phân chia thành 5 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây
Dương, Ân Độ Dương, Nam Đại Dương' và Bắc Băng Dương.

1. Đ ược chính thức công nhận theo Q uyết định cùa T ổ chức T hủy văn q u ố c tế (IH O )
năm 2000.

8
Nhũng hiện tượng và quá trình diễn ra trong Đại dương Thế
giới là thống nhất vể chất tại tất cả các vùng của nó, điểu này
cũng là một nét nhấn manh tính thống nhất của đại dương thế
giới. Nhưng về lượng, những quá trình và hiện tượng này biến đổi
từ địa điểm này đến địa điểm kia tùy thuộc vị trí địa lý và khí hậu
của những bộ phận của đại dương.
a. Các biển giữa các lục địa thường tập trung vào những đới
hoạt động kiến tạo với các hiện tượng địa chấn và các quá trình
núi lửa. Thủy vực biển tiếp giáp với các lục địa ở mọi phía; các eo
biển tương đối hẹp nối biển với đại dương; mức độ trao đổi nước
tương đối thấp. Địa Trung Hải, H ồng Hải, vịnh Mếch Xích là
những biển điển hình loại này. Nhóm biển nằm giữa các lục địa Á
và Úc cũng thuộc loại những biển giữa các lục địa. Độ sâu của
các biển này thường rất lớn (Địa Trung Hải tới 4.500m , biển
Băngđa tới 7.400m...).
b. Các biển bên trong lục địa có đường viền bờ thuộc cùng
một lục địa: biển Ban Tích, Bạch Hải, Adốp, vịnh Hớtxơn v.v...
Đây thường là những biển nông nằm gọn trong những vùng
thềm lục địa, điều kiện tự nhiên gắn chặt với tự nhiên của đất
liền bao quanh.
c. Các biển giữa các đảo được bao quanh bằng chuỗi đảo hay
vòng cung đảo tương đối kín. Số các biển này gồm có các biển
nằm giữa các lục địa Á và ú c như biển Băngđa, Sulu và một số
biển độc lập như biển Philippin, Xôlômôn v.v...
Ngoài ra, còn có những biển không liên quan với đại dương
như Caxpi và Aran là những biển kín, còn gọi là những biển hồ.
Nước của những biển này rất khác với nước đại dương.
Một số biển thực sự, nhưng theo tập quán lịch sử và hàng hải
lại được gọi là vịnh như vịnh Hớtxơn, vịnh Mếch Xích vịnh
Pếchxích..., trong khi đó một sô' vùng với những điều kiện địa lý
của một vịnh biển thì lại được gọi là biển.

9
d. Vịnh là phần đại đương hoặc biển ăn sâu vào đất liền. Người
ta thường vẽ biên giới vịnh một cách quy ước bằng đường thẳng
nối các mũi cửa vào hay theo một đường đẳng sâu nào đó, vì các
vịnh bao giò cũng ăn thông với biển hay đại dương qua phần tỏa
rộng của mình.
e. Eo biển thường là những phần hẹp của biển hay đại dương
nằm giữa hai khu vực đất liền tạo bởi các biển và vịnh được nối
với đại dương hoặc nối với nhau. Cũng như biển, vịnh biển và
eo biển có riêng ch ế độ thủy văn của m ình, đặc biệt là hệ thống
dòng chảy.
Khi gọi tên các biển và các bộ phận của chúng người ta thường
dùng các tên địa lý. Chỉ ở các vùng cực tên gọi thường liên quan
với tên của những người phát hiện ra chúng.

3. Địa hình đáy đại dương và các biển


Những bản đồ đo sâu hiện dại cho thấy địa hình đáy đại dương
thế giới rất đa dạng. Tính chia cắt của đáy đại dương không thua
kém tính chia cắt cùa địa hình lục địa (hình 1). Cũng như trên các
lục địa, tại đáy đại dương cũng có mặt những bình nguyên, cao
nguyên, những dãy núi, những hẻm sâu v.v... Song địa hình đáy
đại dương, trừ những vùng hoạt động núi lửa, có đặc điểm khá ổn
định so với địa hình lục địa, vì tác động của các quá trình ngoại
sinh yếu hơn nhiều, thậm chí vắng mặt hẳn một số quá trình như
gió và phong hóa vật lý.
Đường cong cao đồ của Trái Đất (Hình 2) cho thấy rằng biên
độ các độ sâu ở đại dương lớn hơn nhiều so với biên độ các độ
cao trên đất liền từ Om đến 11.034m.
Dưới đây là tỷ lệ phần trăm về diện tích của một số cấp độ sâu
ở đại dương (bảng 2):

10
Độ sáu (m ) P h ầ n tră m (% ) d iện tích đ ại dư ơng th ê giới
0 -2 0 0 7,6
2 0 0 - 1000 4,3
1000 - 2000 4,2
2000 - 3000 6,3
3000 - 4000 19,6
4000 - 5000 33,3
5000 - 6000 23,3
6000 - 7000 1,1
Lớn hơn 7000 0,3
Bảng 2: Độ sâu và diện tích % đại dương thế giới
Những dẫn liệu về tỷ lệ phần trăm mà các cấp độ sâu chiếm so
với toàn bộ diện tích đại dương thế giới có thê cho phép tính toán
một số đặc trưng hình thái của đại dương thế giới. Thể tích cùa
đại dương th ế giới sẽ bằng 1338,5 triệu k m \ Nếu mật độ trung
bình có kể độ nén của nước là 1,037 g /c m \ thì khối lượng nước
đại dương sẽ là 1,388.10'5 tấn bằng 0,24% khối lượng Trái Đất.

Hình 1. Mặt cắt ngang bao quát cùa đáy dại dương
Phán rìa lục địa dưới nước:
1- thém lục địa; 2 - sườn lục địa; 3 - chân lục địa.
Đ ới chuyên tiếp:
4 - lòng chảo biển ven; 5 - vòng cung đảo; 6 - rãnh sâu.
Phán lòng đáy dại dương:
7 - bình nguyên sâu; 8 - dãy núi giữa đại dương; 9 - địa hình đổi dưới sâu

11
o 10 20 30 40 50 60 70 80 90 ÌOO %
P h à n tră m d iệ n tíc h

Hình 2. Đường cong cao đổ của Trái Đất


Nếu san bằng bề mặt Trái Đất, thì đại dương sẽ bao phủ địa
cầu bằng m ột m àng nước đều khắp dày 2.700m , nếu ta hình dung
Trái Đất là qucL.cầu đường kính 25cm, thì m àng nưóc đại dươi}g
chỉ là lớp nhựa sơn ngoài dày 0,1 mm.

4. Những dạng địa hình lớn của đáy đại dương


Theo những quan điểm hiện đại, có thể phân chia những cấu trúc
vĩ mô của đáy đại dương sâu: a) rìa lục địa dưới nước; b) đới chuyển
tiếp; c) những dãy núi giữa đại dương; d) lòng chảo đại dương.
Rìa lục địa dưới nước chiếm 22,6% đáy đại dương thế giới, viền
quanh tất cả các lục địa, gồm những dạng địa hình lớn sau đây:
a. Thềm lục địa là phần kéo dài trực tiếp của nền lục địa. Noi
đây đáy đại dương hạ thấp dần đều tới độ sâu 200m, có khi sâu
hcm, tới 2.000m như ở biển Ôkhốt, và độ dốc nhỏ, dưới 2°. Địa
hình thềm lục địa đáy thường khá phẳng. Thời gian gần đây các
thềm lục địa đại dương thế giới có giá trị kinh tế to lớn, là nơi
khai thác dầu khí, phát hiện những mỏ phốt phát, quặng kim loại
và tập trung phần lớn sản lượng đánh bắt cá và hải sản. Đồng thời
thềm lục địa liên quan trực tiếp với hàng hải và mọi hoạt động kỹ
thuật khác của các dân tộc.

12
Từ phía biển và đại đương, thểm lục địa giới hạn bởi sườn lục địa.
b. Sườn lục địa là phần dưới nước của lục địa, nằm ờ độ sâu từ
khoảng 200m đến khoảng 2.500m. Nơi đây đáy biển có độ dốc
lớn hơn ở thềm lục địa, tới 4°-7°, đôi khi tới 13°-14°, thậm chí
20°-40°, tức gần như độ dốc của sườn núi trên đất liền.
Sườn lục địa có thể thể hiện dưới dạng một dải nghiêng đêu
hoặc có tính chất từng bậc, làm thành những bình nguyên dưói
nước. Nét tiêu biểu của các sưcm lục địa - tồn tại các hẻm
(canhiôn), đó là những rãnh sâu cắt xuyên sườn lục địa, dạng chữ
V, sâu tới l-2km , dài vài trăm km , bể ngoài giống các hẻm lớn
trên lục địa.
c. Chân lục địa là phần tiếp theo sưòn lục địa - miển bình
nguyên khổng lồ gồm các đá trầm tích terigen dày tới 3,5km , m ặt
nghiêng, dạng sóng thoải, bể rộng kể từ biên vói sườn lục địa ra
tới vùng nước sáu của đại dương bằng khoảng vài trăm km.
Thềm lục địa, sườn lục địa và chân lục địa có cấu tạo địa chất
giống nhau, cả ba làm thành rìa ngập nước của lục địa. v ỏ Trái
Đất nơi đây thiịộc loại lục địa, gồm lớp tương đối xốp đá trầm
tích, sau đến lớp granit cứng và sau nữa là lớp bazan cứng hơn.
Dưới nữa là m antia gồm đá cứng hơn nữa. 0 chân lục địa, độ dày
của vỏ lục địa vào khoảng 5-10km. Nơi đây bắt đầu chuyển tiếp
sang loại vỏ đại dương không có granit.
d. Đới chuyển tiếp có tính chất chuyển tiếp phức tạp, vói 8,5%
tổng diện tích, rất tiêu biểu ở tây Thái Bình Dương với các dạng
địa hình như sau: kế cận với rìa lục địa dưới nước là lòng chảo biển
ven (Nhật Bản, Ôkhốt, Bêrinh) - sau đó là miền nâng cao nhưng
hẹp làm thành vòng cung đảo - cuối cùng là rãnh nước sâu.

13
Địa hình của các lòng chảo biển ven có dáng của các đồng
bằng với những bậc gờ, núi dưới nước, thung lũng và những gò
đất dưới nưóc.
Các rãnh là những khe nứt dưới nước trong vỏ Trái Đất. Chính
tại những rãnh sâu này người ta đã đo được những độ sâu lớn nhất
của đại dương thế giới. Đến nay đã phát hiện gần hai chục rãnh
sâu đều có bề rộng không quá 150km, sâu hơn 6km , đáy khá
phảng phủ bằng nhiều trầm tích. Rãnh sâu M arian được coi là sâu
nhất đại dương thế giới với độ sâu là 11.034m.
Diện tích 68% còn lại của toàn điện tích đại dương thế giái
thuộc về đáy đại dương thực sự. Kết quả khảo sát mới nhất đã cho
thấy rằng vùng rộng lớn này cũng có cấu tạo hết sức phức tạp, có
thể còn hơn cả địa hình lục địa. Yếu tố địa hình lớn nhất của lòng
đáy đại dương là những lòng chảo đại dương vói độ sâu từ 4 -
4,5km đến 6-7km.
e. Các lòng chảo đại dương là những vùng rộng lớn, thấp, khá
bằng phẳng và đồng điệu với độ dốc nhỏ hơn 0,001 nghiêng về
phía tâm đại dương.
/. Những miền nâng dưới nước, những cao nguyên đại dương là
những dạng địa hình dương cỡ lớn ở đáy đại dương, không liên
quan tói những dãy núi giữa đại dương. Đó là những cao nguyên
rộng lớn nhưng không cao lắm (vài trăm mét) hoặc những dãy núi
định hướng theo những hướng khác nhau. Đỉnh của những dạng
địa hình này ở thấp dưới mặt nước đại dương đến 2 km.
g. Những dãy núi giữa đại dương là một hệ thống thống nhất
bao trùm toàn bộ hành tinh chúng ta với độ trải dài phi thường và
chiếm một diện tích so sánh được với diện tích các đại lục. Độ
cao đạt tới 2-3 km trên mực đáy đại dương dọc vĩ tuyến 23° vĩ bắc

14
Hình 3. Hình cắt ngang của dãy núi giữa đại dương Đại Tây Dương
1- thung lũng thớ chẻ; 2 - những dãy núi thớ chẻ;
3 - cao nguyên chia cắt; 4 - đới sườn núi vừa và núi thấp
Hình nghiêng ngang của các dãy núi giữa đại dương có dạng
sóng với bề rộng hàng trăm, có khi hàng nghìn km.

5. Trầm tích đáy đại dương


Đáy đại dương và biển là nơi liên tục tích tụ vật liệu lắng
đọng. Trầm tích đáy, tùy thuộc nguồn gốc xuất sinh, có thể gồm
những nhóm sau đây:
N hóm thứ nhất, trầm tích hình thành từ những sản phẩm lục
địa do phá hủy cơ học và hóa học đất đá bờ, các dòng sông mang
ra rồi được dòng chảy mang đi rất xa, có thể tới những nơi xa
nhất ở đại dương, những sản phẩm nhiều cỡ hạt do băng hà mang
vào đại dương, bụi do gió cuốn đi cùng những bào tử phấn hoa
của thực vật cổ;
N hóm thứ hai, trầm tích gồm những mảnh vụn thực vật và
động vật sống ở đáy biển, chủ yếu vùng nước nông ven bờ. Ở
những nơi sâu chỉ gồm những mảnh động thực vật sống ờ gần
mặt, trong lớp nước có ánh sáng. Phần lớn xác phù du sinh vật
hòa tan trong khi chìm, chỉ phần khó hòa tan chứa canxi và silic
mới đạt tới đáy biển sâu.
Nhóm thứ ba, trầm tích gồm những tàn than, bụi và những sản
phẩm khi núi lửa hoạt động, những phần tử mài mòn bờ đảo núi
lửa v.v...;

15
N hóm thứ tư, trầm tích là những khoáng vật xuất hiện do bão
hòa các chất tan, những kết hạch sắt - m angan ờ đáy biển;
N hóm thứ năm, trầm tích được gặp ít hơn, dưói dạng những
viên bi nhỏ chứa sắt từ, silicat từ vũ trụ đi vào biển.
Kích thước hạt của các trầm tích đáy biển biến đổi trong một
dải rộng: đá tảng (đường kính lớn hơn 20m m ), đá dăm (20-2mm),
cát hạt lớn (2-0,5m m ), cát hạt vừa (0,5-0,2m m ), cát hạt mịn (0,2-
0 ,lm m ), cát bụi (0,l-0,02m m ), á sét (0,02-0,002m m ) và sét (nhỏ
hơn 0,002m m ) tùy thuộc vào tốc độ chìm lắng của các hạt và tốc
độ di chuyển các hạt theo đáy biển do hải lưu gây nên.
Ở vùng thềm và sườn lục địa CÖ hạt biến đổi mạnh từ nơi này
đến nơi khác, phụ thuộc vào độ sâu biển, tốc độ hải lưu, độ lớn
triều, tính chất đá bờ v.v... Ở đáy sâu của đại dương các hạt đều
đặn hơn. Cũng có thể nói như vậy về thành phần hóa học của
trầm tích đáy: các trầm tích nước nông thì đa dạng hơn, còn các
trầm tích nước sâu - đồng nhất hcm.
Tốc độ lắng đọng trầm tích ở đáy đại dương trong m ột ngàn
năm có thể biến đổi khoảng từ lcm đến 170cm. Ở các biển thì
tốc độ ấy có thể lớn hơn rất nhiều. Độ dày trung bình của lớp
trầm tích ở đáy đại dương bằng khoảng 2-4km , m ột số nơi dày
hơn, như vịnh M ếch Xích lớp trầm tích dày tới 15km, biển
Catxpi tới 25km.

II. BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG ĐỐI VỚI s ự PHÁT TRIỂN CỦA


NHÂN LOẠI

1. Khái quát chung


Hành tinh của chúng ta có một lượng nước lớn, tập trung chủ
yếu ở bề mặt, trong lớp vỏ địa lý: đó là thủy quyển. Lượng nước
này có một ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển của
trái đất, nhất là đối với đời sống sinh vật, trong đó có con người.

16
Trong thủy quyển, nước lại tập trung hầu hết trong các biển và
đại dương: khoảng 1338.106km 3, chiếm tới 98,220% tổng lượng
nưóc thủy quyển. Diện tích các biển và đại dương là
363,2.ÌO6!™ 2, chiếm hơn 71% tổng diện tích bề m ặt trái đất. Do
đó, có tác giả đã cho rằng: “Trái đất của chúng ta là m ột hành
tinh biển” (M.Béguéry, 1976). Riêng về các biển, m ột bộ phận
không lớn của các đại dương, hiện nay có khoảng 68 biển lớn nhỏ
như: Địa Trung Hải, Hồng Hải, Hắc Hải, Bắc Hải, Caribe, Berinh,
Ôkhốt, Nhật Bản, Java, San Hô... và Biển Đ ông ở Đông Nam Á.
Theo Kossina (1921) nếu kể cả Bắc Cực hải (Bắc Băng Dương),
diện tích các biển là 39,928.106km 2, chiếm khoảng 11,06% tổng
diện tích các biển và đại dương; nếu không tính Bắc Băng Dương,
diện tích này còn khoảng 25,838.106km 2 tức là chỉ vào khoảng
7%. Thể tích nước của các biển này lại càng nhỏ: nếu kể cả Bắc
Băng Dương sẽ là 48,125.106km 3 hay là khoảng 3,5% tổng lượng
nước chung của cả các biển và đại dương; nếu không tính Bắc
Băng Dương chỉ còn 31,145.106k m \ tức là 2,2% . (Nguyễn Văn
Âu - Địa lý Biển Đông, 1999).
Những số liệu chủ yếu về Trái Đ ất1:
- Trọng lượng: 5.973.502.000.000.000.000.000 tấn
- Chu vi đường xích đạo: 40.075km
- Diện tích: 51.007.600 km 2
- Diện tích đất nổi: 148.940.540 km 2
- Khối lượng nước: 391.134.060 km 3
- Các đại dương
- Thái Bình Dương: diện tích 179,70 triệu km :
- Đại Tây Dương: diện tích 102,00 triệu krrr
- An Độ Dương: diện tích 75,00 triệu k n r

1. N guồn: N ational G eographic Soriety W asington. D .c .

í , /•'* . :? c O.TR 1
2B4nĐO...VN T I ll.M Ạ E N i 17
y?/:j V J
- Nam Đại Dương: diện tích 20,327 triệu km 2
- Bắc Băng Dương: diện tích 14,09 triệu km 2
- Các biển lớn nhất
1. Biển San Hô
2. Biển Đông
3. Biển Caribe
4. Địa Trung Hải
5. Biển Berinh
6. Vịnh M êxicô
7. Biển Ôkhốt
8. Biển Nhật Bản
9. Vịnh Hớtxơn
10. Biển Anđam an
13. Biển Bắc
14. Ban Tích

2. Biển, đại dương đồi với nhàn loại trước thê kỉ XX


Ngay từ buổi bình m inh của loài người cho đến ngày nay, ở
bất kỳ chế độ xã hội nào, giai đoạn lịch sử nào thì con người vẫn
có nhu cầu vật chất để sống và tồn tại như thức ăn, quần áo, nhà
để ở v.v... M uốn có những vật chất đó, con người phải không
ngừng sản xuất ra chúng. Sản xuất càng mở rộng, số lượng vật
chất thu được ngày càng nhiều cả về số lượng và chất lượng. Nhưng
sản xuất muốn có hiệu quả thì quá trình sản xuất ấy phải đặt trong
điều kiện là nó được tiến hành ở môi trường nào, bằng các loại công
cụ lao động, phương thức, cách thức sản xuất nào. Mỗi giai đoạn
lịch sử nhất định của xã hội loài người đều gắn với một phương thức
sản xuất tương ứng (cách thức con người thực hiện quá trình sản

18
xuất). Sự thay đổi kế tiếp nhau của các phương thức sản xuất trong
lịch sử quyết định tới sự phát triển của xã hội loài người.
Trong mối quan hệ song trùng của quá trình sản xuất, người lao
động với kỹ năng lao động của họ và tư liệu sản xuất, trưóe hết là
công cụ lao động kết hợp vói nhau tạo thành lực lượng sản xuất.
Trong mối quan hệ này, con ngưòi lao động là chủ thể của quá trình
lao động sản xuất. Bằng những kỹ năng lao động và sức mạnh, con
người sử dụng tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động tác
động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất.
Trong quá trình lao động sản xuất, sức m ạnh và kỹ năng lao
động sản xuất của con người ngày càng được tăng lên, trí tuệ con
người ngày càng phát triển, hàm lượng trí tuệ của lao động ngày
càng cao, tư duy ngày một phong phú. Công cụ lao động do con
người sáng tạo ra, lúc đầu còn thô sơ, đơn giản, về sau nó được
tác động bởi sức m ạnh của tri thức đã nhân lên gấp bội sức mạnh
của con người trong quá trình lao động sản xuất.
Công cụ lao động là yếu tố động nhất của lự(. lượng sản xuất.
Nó thường xuyên, không ngừng được con người cải tiến và hoàn
thiện thông-qua quá trình lao động, tích lũy kinh nghiệm , áp dụng
những phátim inh, sáng chế kỹ thuật. Trình độ phát triển của công
cụ lao động ở mọi giai đoạn là thước đo trình độ chinh phục tự
nhiên cùa con người, là tiêu chuẩn phân biệt các thời đại kinh tế
trong lịch sử.
Lịch sử thế giới đã chứng minh sự phát triển mạnh mẽ của xã
hội loài người, với những thành tựu vĩ đại về khoa học kỹ thuật,
khoa học công nghệ, con người đã từng bước khám phá, hiểu biết
và giải thích về thế giới tự nhiên. Từ không gian, môi trường sống
chủ yếu là đất liền, con người đã từng bước hiểu biết về biển, thấy
rõ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và lợi ích cùa biển, đại dương
đối với sự phát triển của nhân loại.
Là cơ sở để con người chinh phục biển, trong thời trung kì
trung đại và hậu kì trung đại, thời lịch sử trung đại phương Tây
(thế ki V đến thế kỉ XVII), ở châu Au chiếc la bàn và cực của từ

19
trường trái đất được nói đến vào khoảng nãm 1190 sau công
nguyên. Người Trung Quốc đã biết chế ra la bàn vào khoảng thế
kỉ III trước công nguyên, sau đó đến th ế kỉ thứ XIII nguời châu
Au đã biết sử dụng la bàn và thuyền đi biển Caravenla xuất hiện.
Năm 1492, Crixtốp Côlômbô xuất phát ngày 03/8/1492 từ
cảng Palos của Tây Ban Nha vượt Đại Tây Dương, sau hai tháng
tới đảo San Salvador thuộc quần đảo Bahamas (Trung Mĩ) và trở
về nước ngày 04/01/1493. Sau đó, từ năm 1493 đến năm 1500,
Côlômbô còn tiến hành các cuộc thám hiểm biển và tìm ra các
đảo thuộc châu M ĩ latinh.
Cuộc viễn chinh của Vaxcô đơ Gama từ ngày 8/7 đến ngày
22/11/1497 là cuộc thám hiểm nổi tiếng nhất của người Bồ Đào
Nha tìm đường biển thông sang Ân Độ. Sau đó người Bồ Đ ào Nha
đã giữ độc quyền con đường biển này trong gần một th ế kỉ, tổ
chức nhiều cuộc hàng hải qua đường biển này. Năm 1517, họ đến
Trung Quốc và năm 1542 đến Nhật Bản.
Tháng 9/1513, Banboa người Tây Ban Nha đã tổ chức cuộc
trường chinh nổi tiếng xuyên qua eo biển Panama, đến ngày thứ
25 của cuộc hành trình, từ trên đỉnh núi cao, Banboa trông thấy
biển nước mênh mông của Thái Bình Dương. Ông là người đầu
tiên phát hiện ra Thái Bình Dương.
Cuộc hành trình nổi tiếng vòng quanh thế giới từ năm 1519
đến năm 1522 của M agienlãng người Bồ Đào Nha đã hoàn chỉnh
những thành tựu của các nhà hàng hải Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha
một cách triệt để. M agienlăng đã tặng nhân loại một hiểu biết
mới về Trái Đất và các biển, đại dương. Ông đã biến giấc m ơ về
nhận thức và chinh phục biển của nhân loại từ hàng trăm th ế hệ
trước trở thành hiện thực. Năm 1720, ở Pháp đã có hẳn một nhà
kho chứa bản đồ đi biển tại Pari để phục vụ cho các cuộc hành
trình trên biển, đại dương.
Đến thời cận đại, thế kỉ thứ XVIII, nước Anh đã vươn lên
chiếm địa vị hàng đầu trên mặt biển sau khi đánh bại các địch thủ
Tây Ban Nha và Pháp đã khống chế các đường hàng hải.

20
Trước th ế kỷ thứ XIX, trên th ế giới hầu như không có cuộc
chiến tranh nào nhằm tranh giành, phân định và chiếm hữu các
vùng biển, vì trong nhận thức của con người, không gian sinh tồn
chủ yếu là ở đất liền chứ không phải là biển. T hế giới m à con
người quan niệm chủ yếu chỉ là các châu lục, bởi do biển và đại
dương đã ngăn cách các châu lục với nhau nên con người còn rất
mơ hồ về biển. Sau những khám phá vĩ đại ở th ế kỉ XV và đầu thế
kỉ XVI về trái đất, châu lục, về biển và đại dương, con người đã
có hiểu biết nhất định về biển và th ế giới. Tuy nhiên, biển đối với
nhân loại còn quá rộng lớn và đầy những b í ẩn chưa được khám
phá. Con người chủ yếu khai thác chinh phục biển về chiều rộng
bằng giao thông vận tải và đánh cá, nhưng chưa chinh phục được
chiều sâu của biển, đại dương. Vì thế, các tranh chấp về biển từ
thế kỉ XV về trước hầu như chưa xuất kiện.

3. Biển, đại dương dối với nhán loại từ thế kỉ XX đến nay
Trong nhận thức của nhàn loại về thế giới, khái niệm biển đã
thay đổi rất nhiều so với trước đáy, nếu lúc đó con người luôn sợ
hãi và bất lực trước mối đe dọa của sóng gió, bão tố, về độ sâu
ghê gớm và không gian quá rộng của biển thì ngày nay con người
lại thấy biển có đầy tiềm năng cho sự phát triển của nhân loại.
Biển là kho tàng vô cùng quý giá mà cả thế giới đang tìm mọi
cách vươn ra biển để lợi dụng tối đa nguồn lợi của biển. Con
người đang làm một cuộc cách mạng về chinh phục biển để tổn
tại và phát triển.
Biển là đặc ân của thiên nhiên đối với loài người để sinh tồn
trên Trái Đất. Biển có tác dụng quan trọng đến vỏ địa lý của Trái
Đất và cuộc sống con người: một kho nước khá lớn, một nhân tố
ảnh hường đáng kể tới khí quyển, nhất là khí hậu ven bờ, và quan
trọng hơn nữa nó còn một nguồn dự trữ về khoáng sản và năng
lượng đa dạng, một kho thực phẩm rất phong phú cho con người.
Với tỉ lệ chiếm khoảng 71% diện tích bề mặt Trái Đất, có năm
đại dương lớn, độ sâu trung bình khoảng 3.800m; đáy đại dương

21
được tạo bởi lớp vỏ dày trung bình 4,5km vói lớp trầm tích mỏng,
bên dưới là một lớp bazan dày m ột vài km rồi đến lớp p e r id o tit
dày khoảng 4km. Khối lượng nước khổng lồ của biển, đại dương
đã hấp thụ 3/4 năng lượng m ặt trời, làm bốc hơi khoảng 1.500 tỉ
m 3/ngày để biến thành mưa, cung cấp nước ngọt cho sự sống và
con người trên hành tinh. N hờ bốc hơi và giáng thủy, nước trên
m ặt Trái Đất, nước tự nhiên luôn ở trong trạng thái tuần hoàn liên
tục. Trên đường hành trình từ lục địa vào đại dương th ế giới, nước
được bổ sung mỗi năm 5,4 tỷ tấn các chất tan, các muối từ đất đá
lục địa để con người khai thác phục vụ cho cuộc sống. G iả sử,
nếu có một ngày nào đó mà biển, đại dương trở nên khô cằn thì
trái đất chỉ còn là bãi sa mạc không sự sống.
Trong biển, đại dương có khoảng 180.000 loài động vật,
10.000 loài thực vật, nưóc biển và đáy biển chứa khoảng hàng
nghìn tỉ tấn kim loại, ở thềm lục địa có khoảng hơn trăm tỉ tấn
dầu mỏ w ... là một kho tàng khổng lồ vô cùng quý giá đang được
loài người khai thác với hiệu quả ngày càng lớn theo sự phát triển
không ngừng của khoa học kỹ thuật, khoa học công nghệ khai
thác biển.
Hiện nay, người ta tìm thấy trong biển, đại dương có khoảng
70 nguyên tố hóa học và những khoáng sản với trữ lượng lớn hơn
nhiều trữ lượng có trên lục địa. V í dụ: trữ lượng chất uran ở các
nước tư bản có khoảng 80 vạn tấn thì ở đại dương là 4 tỉ tấn; trữ
lượng vàng ở lục địa (trừ lãnh thổ Liên Xô cũ) khoảng 3,5 vạn tấn
thì ở biển là 10 triệu tấn. Hàm lượng khoáng sản khai thác ở biển
cũng rất cao. Những khối đá kim loại ở bề mặt đáy các đại dương
như Thái Bình Dương đã chứa đựng 27 nguyên tố trong một khối
m ănggan, sắt, côban, niken, đồng... trong đó m ãnggan có hàm
lượng cao nhất khoảng 24% , sắt 14%, tạo điểu kiện thuận lợi cho
khai thác và tinh chế. Phần lớn các vật chất được sản xuất ra ờ lục
địa đều có thể khai thác và sản xuất được bằng nguyên liệu từ
biển và đại dương.
Nước biển còn là nguồn cung cấp năng lượng, đóng vai trò
ngày càng quan trọng cho con người trong khai thác năng lượng

22
nhiệt hạch, năng lượng sóng và thủy triều. Đến nay, trên thế giới
đã xuất hiện những nhà máy phát điện chạy bằng sức nước thủy
triều và các trạm phát điện lợi dụng sự chênh lệch nhiệt độ của
nước biển trên bề mặt với nhiệt độ nước dưới độ sâu hơn.
Ngoài khả năng cung cấp tài nguyên và nâng lượng, biển và
đại dương còn đóng vai trò quan trọng và to lớn về giao thông vận
tải. Những tuyến đường chủ yếu nối liền các lục địa đều chạy qua
đại dương. Trên 90% hàng hóa vận tải quốc tế đều bằng đường
biển vì nó ưu việt hơn các phương thức vận chuyển khác với giá
vận chuyển rẻ nhất, bằng 1/10 giá vận chuyển bằng đường sắt,
1/100 giá vận chuyển bằng đường không. Người ta tính rằng: nếu
dùng đường ống để chuyển dẩu thì cứ chuyển 2.500km giá thành
sẽ tăng gấp đôi, nếu dùng tàu cỡ vạn tấn thì vận chuyển quãng
đường 12.000km giá mới tăng gấp đôi, tàu trọng tải càng lớn thì
cước phí vận chuyển càng thấp.
Hiện nay cũng như trong tương lai, việc vận chuyển bằng đường
bộ và đường không phát triển, nhung vai trò của vận tải bằng đường
biểi, vẫn luôn giữ vai trò quan trọng đối với nhân loại
Từ th ế kỉ thứ XX, các cường quốc lớn đều là quốc gia có biển
như: Mỹ, Nga, Nhật, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc và các quốc
gia có biển đều có điều kiện để trở thành các nước có nền kinh tế
và quân sự hùng mạnh. Vì vậy, biển ngày càng có ý nghĩa sống
còn đối với mỗi quốc gia, dân tộc và môi quan hệ giữa đất liền
vói biển ngày càng được khẳng định là một khối thống nhất
không thể tách rời, không thể xem nhẹ phần nào và ngày càng
được tận dụng, khai thác triệt để. Chính vì lẽ đó mà biển đã được
xác định là hướng phòng thủ chiến lược của nhiều quốc gia.
Biển, đại dương là không gian sinh tổn, là nguồn sống, nguồn
hi vọng tương lai của loài người. Trong khi con người đang sử
dụng tài nguyên trên lục địa một cách tiết kiệm, bảo tồn để sử
dụng được lâu dài thì cả thế giới đã và đang chạy đua ra biển,
nhằm tận dụng thế mạnh của biển, khai thác mọi lợi ích và tài
nguyên cùa biển. Chiến lược khai thác biển trở thành chiến lược
phát triển đất nước cùa nhiều quốc gia đang phát triển.

23
Biển có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh
của các nước có biển nói riêng và của th ế giới nói chung. M ột sô
nước và vùng lãnh thổ lợi dụng th ế m ạnh về biển đã đạt trình độ
phát triển kinh tế rất cao. Do tầm quan trọng của biển, từ lâu
cuộc chạy đua trong sự phát triển kinh tế biển cũng như triển
khai lực lượng quân sự trên biển và sự tranh chấp trên biển diên
ra rất gay gắt.
Trong vài chục năm gần đây, con người đã có nhiều thành tựu
về khả năng khám phá, chinh phục mọi độ sâu của biển, đáy biển,
khai thác các nguồn tài nguyên giàu có trong lòng đất dưới đáy
biển. Do vậy, dẫn tới việc bùng nổ các cuộc tranh chấp biển, đảo
trong bối cảnh tranh đua cả về sự khám phá và nhận biết về biển.
Mâu thuẫn về quyền lợi biển giữa các nước đã nảy sinh, diễn biến
ngày càng phức tạp, gay gắt và có nơi đã xảy ra các cuộc chiến
tranh về chủ quyền trên biển.
Tiềm năng và triển vọng hấp dẫn của biển cũng là m ột trong
những nguồn gốc chính tạo ra nhũng cuộc tranh chấp, xung đột
gay gắt để giành giật chủ quyền, tạo lập th ế lực về kinh tế, chỉnh
trị, quân sự trên biển (tranh chấp Nga - N hật về quần đảo Curin;
Anh - Áchentina về quần đảo M anvinát; tranh chấp vùng biển,
hải đảo trên Biển Đ ông và vịnh Thái Lan giữa các nước trong khu
vực; và gần đây nhất là tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Có
nưóc lợi dụng một số th ế mạnh nhất định, đã và đang xúc tiến
thực hiện âm mưu mở rộng lãnh thổ ra biển vói chiến lược làu dài
nhằm thôn tính vùng biển, hải đảo của các quốc gia khác. Xu
hướng này hết sức nguy hiểm , thực sự đe dọa đến an ninh, chủ
quyền quốc gia của các nước khác vào bất kỳ lúc nào. Đây là một
nguy cơ mà bất kỳ quốc gia có biển còn hạn chế về tiềm lực kinh
tế, quốc phòng lo ngại.
Hội nghị Liên hợp quốc về luật biển lần thứ 3 đã thông qua
một Công ước mới của Liên hợp quốc về luật biển ngày
30/4/1982 (sau đây gọi là Công ước về luật biển 1982) với 130
phiếu thuận, 4 phiếu chống, 17 phiếu trắng và 2 nước không tham
gia bỏ phiếu. Ngày 10/12/1982, Công ước về luật biển 1982 đã

24
được 119 nưốc ký kết và đã chính thức có hiệu lực từ ngày
16/11/1994. Công ước về luật biển 1982 ra đời có lợi về kinh tế
cho các nước độc lập dân tộc đang phát triển, đồng thời tạo cơ sở
pháp lý quốc tế hỗ trợ các nước ven biển chống việc xâm phạm
chủ quyền và lợi ích của mình từ quốc gia khác. Theo Công ước
về luật biển 1982, toàn bộ biển và đại dương thế giới đã được quy
hoạch và thể chế hóa. Hầu như không còn vùng biển, đại dương
nào tự do để các quốc gia mặc sức chiếm lĩnh.
Ngày nay, con người đã biết sử dụng biển, đại dương vào các
mục đích khác nhau. Một trong những đại dương lớn nhất là Thái
Bình Dương và cùng với nó Trung tâm kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương đang trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất thế giới và là
một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển năng động và
kĩ thuật tinh xảo nhất hành tinh.
T hế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là “thế kỷ của đại
dương'”, là thời kỳ đầu của “thời đại biển”, bởi cùng với tốc độ
tăng trưởng kinh tế và dân số bùng nổ, môi trường sinh thái bị
hủy hoại, cuộc sống của loài người bị đe dọa mất ổn định; nguồn
tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được (tài
nguyên không hoàn nguyên) trên đất liền sẽ bị cạn kiệt sau vài ba
thập kỷ tới. Do vậy, các nước lớn đều muốn sử dụng tiết kiệm,
bảo tồn tài nguyên trên đất liền và vùng biển của mình nên đẩy
mạnh việc điều tra, thăm dò, khai thác tài nguyên trên đại dương.
Trong bối cảnh đó, các nước có biển, nhất là các nước lớn đều
vươn ra biển, chạy đua làm chù biển, xây dựng chiến lược biển,
tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chê biển.
Hiện nay, các nước tiên tiến, các nước đang phát triển đã và
đang tìm mọi cách chinh phục và làm chủ biển, đó là con đường
hoàn toàn đúng đắn và đầy triển vọng. Tuy nhiên, khi hiểu rõ
được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của biển, đại dương đối với
sự phát triển của nhân loại thì con người càng phải quan tâm
không chỉ ở việc khai thác mà còn quan tâm đến bảo vệ môi
trường biển.

25
C hương I I
MỘT SỐ VẤN ĐỂ VỂ BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM

I. KHÁI QUÁT VỂ BIỂN ĐÔNG

1. Vị trí địa lý và một sô đặc điểm của Biển Đỏng


Thực tiễn quốc tế cho thấy: tên của các biển rìa lục địa thường
dựa vào địa danh của lục địa lớn gần nhất hoặc m ang tên của một
nhà khoa học phát hiện ra chúng. Tên gọi Biển “Đ ông” được gọi
theo phương hướng vì biển nằm phía đông lục địa nước ta. Tuy
vậy, Biển Đông vì nằm ở phía Nam đại lục Trung Hoa nên còn
gọi là Biển Nam Trung Hoa (hoặc như Ân Độ Dương). Tuy nhiên,
địa danh biển không có ý nghĩa về mặt chủ quyền như một số
người lầm tưởng.
Biển Đông được nhân dàn Việt Nam gọi theo thói quen như
một danh từ riêng. Những khu vực nào của Biển Đông thuộc chủ
quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam thì cần
phải xác định theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên
hợp quốc về luật biển 1982.
Biển Đông là một biển lớn và là một biển nửa kín, ven lục địa,
có diện tích khoảng 3,5 triệu krrr, lớn gấp 1,5 lần Địa Trung Hải
và gấp 8 lần Hắc Hải; chiều dài khoảng trên 3.000km, rộng tới

26
l.OOOkm, nằm giựa từ 0 °đến 25° vĩ Bắc và từ 100° đến 121° kinh
Đông. Độ sâu bình quân của biển là 1.140m, lượng nước khoảng
3,928.106km3. Biển có thềm lục địa rộng lớn vào loại nhất thế
giới với độ sâu trung bình không đến lOOm. Do đó, cũng có thể
nói: Việt Nam là “quốc gia có lợi thế về biển” vì phần lục địa
diện tích khoảng 329.600km2 m à bờ biển dài khoảng 3.260km,
tức là cứ lO O knrđã có lkm bờ biển. Các vùng biển và thềm lục
địa Việt Nam có diện tích gấp hơn 3 lần diện tích đất liền.
Ngoài Việt Nam, Biển Đông được bao bọc bời tám nước khác
là Trung Quốc, Philippin, Indonesia, Brunei, Maỉaỵsia, Singapore,
Campuchia và Thái Lan.
Dài đất ltền của nưửc ta về hai phía Đông và S am giáp Biển
Đông. Biển Đông là biển nửa kín d« phía đông có các đảo và
quần đảo bao bọc Bờ biển lục địa của Việt Nam trải dài từ Bắc
xuống Nam theo chiều dài đất nước. Lãnh thổ đất liền dài nhưng
hẹp, nơi rộng nhất 540km, nơi hẹp nhất dưới 50km. Vì thế, Biển
Đông gắn bó mật thiết và ảnh hường trực tiếp đến mọi miền đất
nước ta.

Thèo ước tínR sơ bộ, Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới
cuộc sống của khaảng 300 triệu người dân của các nước trong
khu vực này. Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan
trọng đối với các nước trong khu vực mà còn của cả châu Á -
Thái Bình Dương và Mỹ.

27
»hantõu)
I ỈTỖngKôm
(Xi a n g g a n g ]

M KHểutHãkoul

Ế Nam(Hairian)
Q Đ .H o Ẻ n g S a
pn&Nm)

,h*? BIỂN DÔNG

.Chtng

CâmpCrụk
lon.* Can
s> g.RÓnị Pueto Prtncợnr s
'PhMìgan
>.Samũ

KLCăMau

-ongkhơla
|50tetthivat
ta Baharu Ậ Cota Kinobỉ

/ SA7 » m J Ĩ 6 P ^ f

B.Xutl

Hình 4: Bàn đồ khu vực Biển Đông

2. Tiềm năng của Biển Đông


Biển Đông là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển
quan trọng cho đời sống và sự phát triển kinh tế, là một điểu kiện
vô cùng thuận lợi cho đất nước ta phát triển một nền kinh tế
phong phú, đa dạng, đặc biệt là nguồn tài nguyên sinh vật (thuỷ
sản), khoáng sản (dầu khí), phát triển đánh bắt, nuôi trổng và chê

28
biến hải sản; khai thác dược liệu và khoáng sản; phát triển nghĩ
mát, du lịch, giao thông đường biển v.v... V'-
- V ề thủy sản: Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9-4,0 triệu
tấn/năm, cho phép hàng nãm khai thác 1,9 triệu tấn, trong đó
vùng biển gần bờ chỉ khoảng 500 nghìn tấn, còn lại là vùng xa
bờ; cá biển chiếm 95,5% , còn lại là mục, tôm... Q ua kết quả
nghiên cứu, vùng biển nước ta có khoảng 2.038 loài cá, 200 loài
tôm, 300 loài cua, 200 loài ốc, 08 loài mực, 03 loài hải sâm; gần
3.000 loài san hô, 650 loài rong biển. Ngoài ra, trên các đảo có
khoảng 8.600 loài chim, đặc biệt là loài chim hải yến; rất nhiều
loài bò sát với khoảng 300 loài rắn; khá nhiều loại cá biển thuộc
bộ Voi (cá voi, cá heo); khoảng 1.900 động vật nổi và 450 loài
thực vật nổi...(Nguyễn Văn Âu, Địa lý Biển Đông năm 1999)
Theo tài liệu của FAO, đay biển vùng sườn và thềm lục địa
của nước ta có tổng lượng cá nổi và cá đáy vào khoảng 10.106
tấn. Có thể khai thác khoảng 4,035.106tấn/năm và sản lượng hữu
hiệu cũng tới khoảng 2,02.106 tấn/năm. Còn cá nổi có thể khai
thác sản lượng tối đa khoảng 5,16.106tấn/năm và sản lượng hữu
hiệu cũng tới khoảng 2,065.106tấn/năm. Riêng vùng biển ven bờ
nước ta, trữ lượng sơ bộ cũng vào khoảng 2,875.106 tấn đến
3.025.106 tấn và khả năng khai thác có thể tới 1,292.106 đến
1.392.106tấn/năm. v ề tôm biển ta đã khai thác được khoảng trên
50.103đến 6 0 .103tấn/năm. Ngoài ra, còn có thể khai thác với sô'
lượng lớn các loại khác như tổ chim yến, rong mơ, rong câu chỉ
vàng...(Nguyễn Văn Âu, Địa lý Biển Đông năm 1999)
Trong khu vực, có các nước đánh bắt và nuôi trổng hải sản
đứng hàng đầu thế giói như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam,
Indonesia và Philippin, trong đó Trung Quốc là nước đánh bắt cá
lớn nhất thế giói (khoảng 4,38 triệu tấn/năm), Thái Lan đứng thứ
10 thế giới (với khoảng 1 , 5 - 2 triệu tấn/năm), cả khu vực đánh
bắt khoảng 7 - 8% tổng sản lượng đánh bắt cá trên toàn thê giới...
(Nguyễn Văn Âu, Địa lý Biển Đông năm 1999)

29
- Vê kim loại và tài nguyên khác: Trong nước biển chứa
l,493.109tấn brôm, 3 ,9 3 .107tấn sắt, 11,8.106tấn đồng và khoảng
15.712 tấn vàng... Biển Đông được coi là một trong nãm bồn
trũng chứa dầu khí lớn nhất th ế giới. Các khu vực thềm lục địa có
tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Brunei - Saba, Sarawak,
M alay, Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Công, sông Hồng, cửa
sông Châu Giang. Hiện nay, hầu hết các nước trong khu vực đều
là những nước khai thác và sản xuất dầu khí từ biển như Trung
Quốc, Việt Nam, M alaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan.
(Nguyễn Văn Âu, Địa lý Biển Đông năm 1999).
Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam đã xác định nhiều bể
trầm tích có triển vọng dầu khí, trong đó các bể trầm tích Cửu
Long và Nam Côn Sơn được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn
nhất, điều kiện khai thác tương đối thuận lợi. Tổng trữ lượng dự
báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lực địa V iệt Nam đạt xấp
xỉ 10 tỉ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn và trữ
lượng dự báo của khí đốt khoảng 1.000 tỉ m \ Hiện nay, chúng ta
đang khai thác các mỏ Bạch Hổ, mỏ Rồng, Đại Hùng, Ruby,
Rạng Đông, Sư Tử Đen... đã phát hiện khoảng hơn 20 vị trí có
tích tụ dầu khí.
Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã
được kiểm chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng với khả năng sản
xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Q uốc, trữ
lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỉ thùng, trong đó trữ
lượng tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỉ thùng. Với trữ
lượng này và sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu
tấn/năm duy trì được trong vòng 1 5 - 2 0 năm tới. Các khu vực có
tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa
ngoài cửa vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, khu vực thềm lục
địa Tư Chính. Trữ lượng và sản lượng dầu khí của Việt Nam đứng
vào hạng trung bình trong khu vực, tương đương Thái Lan và
Malaysia.

30
Ngoài ra, theo các chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển
Hoàng Sa và Trường Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng
băng (băng cháy), là một chất ở dạng rắn, hình thành từ khí thiên
nhiên và nước trong điều kiện áp suất cao trên 30 atm và nhiệt độ
thấp dưới 0°°, trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang
bằng với trữ lượng dầu khí và đang được coi là nguồn năng lượng
thay thế dầu khí trong tương lai gần. Chính tiềm năng dầu khí
chưa được khai thác được coi là một nhân tố quan trọng làm tăng
thêm các yêu sách chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa và các vùng biển quanh hai quần đảo.
- V ề giao thông hàng hải: Việt Nam là một quốc gia biển, bờ
biển dài khoảng 3.260km, lại có nhiều đảo và quần đảo, 90 cảng
lớn nhỏ với các cảng lớn như: Hòn Gai, Hải Phòng, Cái Lân,
Vinh, Vũng Áng, Chân Mây, Nha Trang, Đà Nẵng, Dung Quất,
Quy Nhơn, Nhà Bè, Thị Vải, Vũng Tàu, Cần Thơ, Hòn Chông và
nhất là Sài Gòn, Tân Cảng. Hàng năm hàng hóa vận chuyển qua
các cảng trên 100 triệu tấn, với các tuyến chính trong nước và các
tuyến tới các nước Singapore, Hồng Công, Băng Cốc v.v... Trong
điều kiện biển khá kín, nước không đóng băng nên giao thông
trên Biển Đông có thể tiến hành quanh năm.
- V ề nghỉ mát, du lịch: Vì điều kiện nước còn sạch, trong lành
nên Biển Đông còn là môi trường tự nhiên tốt đẹp, phù hợp cho
việc xây dựng các trung tâm điều dưỡng, giải trí, du lịch và nghỉ
mát như: Trà c ổ , Bãi Cháy, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thuận An,
Nha Trang, Quy Nhơn, Mũi Né, Vũng Tàu w ... với những cảnh
quan đẹp như: Hạ Long, Vân Đồn, Hòn Gai, Cát Bà, Sầm Sơn,
Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Côn Đảo, Hà Tiên, Phú Quốc...
Biển Đông là một biển rộng lớn, trong đó một bộ phận là lãnh
thổ nước ta, có một điều kiện tự nhiên đa dạng và tài nguyên
phong phú, là cơ sờ thuận lợi cho đất nước ta phát triển một

31
ngành kinh tế biển, góp phần quan trọng trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

H ìn h 5 : B ản đ ồ V iệ t N a m

32
II. CÁC ĐẢO VÀ QUẨN ĐẢO CỦA VIỆT NAM
1. Khái quát chung
Nước ta có bờ biển dài đứng thứ 27 trong sô' 157 quốc gia ven
biển, các quốc đảo và các vùng lãnh thổ có biển trên thế giới. Chỉ
số chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta cao nhất
Đông Dương, cao hơn Thái Lan và xấp xỉ M alaysia.
Vùng biển nước ta có trên 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ
ở gần và xa bờ biển1, trong đó vùng biển Đông Bắc có trên 3.000
đảo, Bắc Trang Bộ trên 40 đảo, còn lại là ở vùng biển Nam Trung
Bộ, vùng biển Tây Nam và ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Các đảo trong vùng biển Việt Nam phàn bô' không đều, nằm rải
rác từ gần bờ đến xa bờ. Đảo xa nhất cách bờ khoảng trên 300 hải
lý. Hệ thống đảo hình thành vòng cung rộng lớn chạy suốt từ vùng
biển vịnh Bắc Bộ đến vùng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, quần
đảo phía Nam, Tây Nam của đất nước, tập trung ở bốn khu vực
+ V ùng biển Đông Bắc
+ V ùng biển Miền Trung
+ V ùng biển quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa
+ V ùng biển phía Nam và vịnh Thái Lan
Sô lượng Sô đảo có diện
Khu vực Diện tích
đảo tích trên 1 km 2
Ven bờ vinh Bắc Trên 2.321 787,4 47
Bộ
Ven bờ biển Miền 257 169,9 19
Trung
Ven bờ Nam Bộ 201 679,3 16
Khoảng 1.636,6 82
Tổng cộng
2.779-
Bảng 3: sỏ liệu về đào trên các vùng biển

1. http ://v i.w ik ip e d ia.o rg /w ik i/V i% E 1 % B B % 8 7 t-N a m .


2. N guổn: N guyẽn H ổng Thao. N hững đ iểu cần biết vể luật biển , N X B C A N D , 1997
tr.. 9.

3B4nĐO VN 33
Ven bờ biển Việt Nam có khoảng trên 2.779 hòn đảo lớn nhỏ,
với tổng diện tích khoảng 1.636,6km2, trong đó có khoảng 82 đảo
có diện tích lớn hơn l k m 2 , chiếm 92% tổng diện tích các đảo; 23
đảo có diện tích trên 10km2; 03 đảo có diện tích trên lOOkm2.
Nước ta có 28 tỉnh và thành phố ven biển. Vùng ven biển nưốc
ta có dân cư trập trung khá đông đúc, khoảng hơn 25 triệu người,
bằng gần 31% dân số cả nước. Dự kiến năm 2010 dân số vùng
ven biển khoảng 27 triệu người, trong đó lao dộng khoảng 18
triệu người và đến năm 2020 dân số khoảng 30 triệu người, trong
đó lao động khoảng 19 triệu người. Dân số trên một số đảo lớn
được thể hiện qua các số liệu dưới đ ây 1.

D ién
STT T ên đảo tích D àn sô
(km2)
1 Phú Quốc, Kiên Giang 567 42.000
2 Cái Bầu, Quảng Ninh 200 21.000
3 Cát Bà, Hải Phòng 149 15.000
4 Côn Đảo, Bà Rịa-Vũng Tàu 51,5 1.550
5 Hòn Lớn, Khánh Hòa 45 810
6 Hòn Tre, Khánh Hòa 32 4.175
7 Vĩnh Thực, Quảng Ninh 32 3.910
8 Phú Quý, Bình Thuận 32,5 14.680
9 Cô Tô- Thanh Lân, Quảng 23,4 2.232
Ninh
10 Cái Chiên, Quảng Ninh 10,9 558
11 ... Lý Scm, Quảng Ngãi 03 16.000
...2 3
Bảng 4: Số liệu về một số đảo lớn

1. N guổn: N guyển H ổng Thao. N hững đ iều cán biếl vé luại biển, N X B C A N D . 1997,
tr.. 9.

34
2. Hệ thông đảo và quần đảo
Hệ thống đảo và quần đảo nước ta có thể chia thành 3 nhóm:
Nhóm 1 : H ệ thống đảo xa bờ
Là vị trí tiền tiêu, cửa ngõ, phên dậu của quốc gia, là hệ thống
phòng thủ từ xa, ở đó có thể bố trí mạng thông tin tiền tiêu, đặt
các trạm quan sát, các trận địa phòng không w ... để kiểm tra,
kiểm soát bảo vệ vùng biển, vùng trời của Tổ quốc. Những đảo,
quần đảo lón trong hệ thống này như Hoàng Sa, Trường Sa, Nam
Yết, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Thổ Chu ...
Nhóm 2: H ệ thống các đảo tuyến giữa
Là những đảo có diện tích khá lớn và điều kiện tự nhiên thuận
lợi, có thể xây dựng cơ sở hạ tầng tốt, đời sống nhân dân ổn định
và phát triển, v ề ý nghĩa quốc phòng rất thuận tiện cho việc xây
dựng các công trình chiến đấu phòng thủ, các hải cảng, sân bay...
Trong hệ thống các đảo này có Cô Tô, Lý Sơn, quần đảo Nam
Du, đảo Cù Lao Thu (Phú Quý), đảo Phú Quốc...
Nhóm 3: H ệ thông đảo ven bờ
Bao gồm những đảo gần đất liền, thuận lợi cho phát triển ngư
nghiệp, nông nghiệp, là nơi trú đậu, tránh bão, tránh địch tập kích
đường không, có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn trật tự an
ninh trên vùng biển ven bò. Những đảo lớn trong hệ thống này là:
đảo Cái Bầu, Cát Bà, Cồn c ỏ , Hòn Tre, Hòn Khoai...
Mỗi vùng biển nước ta đều có từng cụm đảo khá liên hoàn, cả
ba hệ thống đảo trở thành thế trận phòng thủ nhiều lớp nhiều
tầng, giàu tiềm năng vể kinh tế và vững về thế trận quốc phòng,
an ninh của Tổ quốc.

III. BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH DỰNG


NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC
Trong quá trình dựng nước và giữ nước, biển, đảo Việt Nam
luôn có vai trò quan trọng và đã đi vào lịch sử suốt mấy nghìn

35
năm của dân tộc Việt Nam. Chúng ta có thể nghiên cứu vai trò
của biển, đảo Việt Nam qua các giai đoạn: trước thế kỳ X; từ thê
kỷ X đến năm 1945; từ năm 1945 đến năm 1975; và từ năm 1975
đến nay.

1. Biển, đảo Việt Nam trước thê kỷ X


Vào khoảng trưóc và sau công nguyên, với những thành tựu
chinh phục mặt nước biển, những cư dân cuối cùng của quận
Nhật Nam vói sự bảo tồn được độc lập, tự do qua sự thành lập
nước Lâm Âp, đã có những mối giao lưu rộng rãi với An Độ. Cư
dân của Ồc Eo đã có những mối liên hệ xa bằng đường biển đến
tận vùng Địa Trung Hải. Trong tình trạng bị nô dịch bởi các thế
lực phong kiến phương Bắc có ưu thế vé sức m ạnh biển, những cư
dàn ven biển ở phía Bắc cũng là những người bị bóc lột nặng nề.
Về sức mạnh quân sự trên sông, biển, thủy quân Lạc Việt đã
từng đứng vào bậc nhất, nhì ở Đông Nam châu Á. Trong suốt
chiêu dài lịch sử hơn 2000 năm của dân tộc Việt Nam, trên sông
biển đã có những trận thủy chiến oanh liệt như: thời Hùng Vương
chống giặc Quỳnh Châu từ phía Bắc, diệt Hồ Tôn từ phía Nam;
thời Hai Bà Trưng, quân thủy của tướng Lê Chân đã làm khiếp
đảm quân thủy của giặc ở vùng biển Hải Phòng ngày nay; thôi Lý
Nam Đ ế có những trận chặn đánh quân của Trần Bá Tiên ở Tô
Lịch, Hồ Điển Triệt, đầm Dạ Trạch; Mai Thúc Loan tiến đánh
quân Đường, vây thành Đại La w ...

2. Biển, đảo Việt Nam từ thế kỷ X đến nảm 1945


Thời Ngô Quyền và sau là Đinh Tiên Hoàng, 3 trong 7 quận
của nước ta đã khôi phục được nển độc lập, tự chủ, mờ đầu cho
kỷ nguyên Đại Việt. Nhà Trần hùng mạnh, ba lần đánh tan quân
Nguyên đã khởi dựng được sự nghiệp từ những người đánh cá ven

36
biển Nam Định - Ninh Bình ngày nay. Nhà Mạc với sự phát huy
cao độ yếu tố dân gian trong nền vãn hóa dân tộc cũng bắt đầu sự
nghiệp của mình từ những cư dân làm nghề đánh cá ven biển Hải
Phòng ngày nay. Những vương triều phong kiến đều được xây
dựng từ những cư dân và nghề đánh cá ờ ven biển Việt Nam.
V ề chủ quyền biển, đảo: đều được các triều đình phong kiến
nước ta chăm lo quản lý chặt chẽ. Thời Lý đã thiết lập những
Trang, thời Trần thiết lập những Trấn, thời Lê (năm 1426) đặt
Tuần Kiểm ở các xứ cửa biển, các đồn, các đảo... để quản lý biển,
thu thuế của các tàu thuyền nước ngoài qua lại vùng biển của ta.
Thời Nam - Bắc phân tranh, với việc thành lập và biến các đội
Hoàng Sa thành một tổ chức của Nhà nước, quyền làm chủ lãnh
hải ờ nước ta đã được xác định chính thức. Hàng năm, triều đình
thường chọn 70 suất dân ở Cù Lao Ré để sung vào đội này. Họ là
những người thông thạo nghề đi biển và có nhiều kinh nghiệm
hoạt động ở những vùng biển nhiều đảo san hô. Thời Tây Sơn vẫn
duy trì hoạt động của các đội Hoàng Sa. Nãm 1786, vua sai cai
đội Hoàng Sa là Hội Đức Hầu dẫn 4 thuyên vượt biển đến thảng
Hoàng Sa và các cù lao trên biển thu lượm vàng bạc, đồ đồng, đại
bác, tiểu bác, đổi mồi, hải sâm và của quý mang về kinh đô dáng
nộp theo lệ. Nhà Nguyển đặt đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy dân
ở xã An Vĩnh sung vào; hàng nãm, đầu tháng 3 đi thuyền ra đảo;
sai đội Bắc Hải mộ dân ờ phường Tư Chính (Bình Thuận) hoặc xã
Cảnh Dương sung vào, được lệnh đi thuyền ra các vùng Bắc Hài,
Côn Lôn thu lượm hóa vật. Đội này cũng do đội Hoàng Sa quản
lý. Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thủy quân cùng đội Hoàng
Sa ra Hoàng Sa để khảo sát và đo vẽ đường biển. Nãm 1836, thùy
quân chánh đội trường suất đội Phạm Hữu Nhật vâng lệnh vua ra
Hoàng Sa trông nom đo đạc, lưu dấu để ghi nhớ.
Vê bảo vệ chủ quyền biển, đảo: Ngô Quyền đã đánh tan quân
xâm lược Nam Hán với trận Bạch Đằng vào năm 938; Lê Hoàn
đánh quàn xâm lược Tống với trận Bạch Đằng lần thứ hai vào

37
năm 981; Lý Thường Kiệt tiến công địch ở Khâm Châu, Liêm
Châu và Ung Châu vào năm 1075, chặn đứng quân Tống ngoài
biển năm 1077. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống quân
Nguyên lần thứ ba vào năm 1288, quàn và dân ta dưới sự chỉ huy
thiên tài của Trần Quốc Tuấn đã lập được chiến công vang dội
nhất trên sông Bạch Đằng lịch sử, tiêu diệt toàn bộ đạo quân thủy
gồm sáu vạn tên, bắt các tướng Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ
Cơ, buộc Thóat Hoan phải rút quân chạy trốn về nước. Những vị
tưóng giỏi về chỉ huy quân đội tác chiến trên sông biển như Trân
Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Quang Khải, Trần Nhật
Duật, Nguyễn Khoái... đã lập nhiều chiến công xuất sắc, làm rạng
rỡ nền nghệ thuật thủy chiến của dân tộc ta.
T hế kỷ thứ XVI, XVII và những năm đầu thế kỷ thứ XVIII,
thủy quân Việt Nam cũng chiến thắng các đội thủy quân xâm
lược của chủ nghĩa tư bản châu Âu như đánh thắng hạm đội của
thực dân Tây Ban Nha nãm 1595, hai lần đánh thắng hạm đội của
thực dân Hà Lan trong các năm 1642 - 1643; đánh thắng hạm đội
của thực dân Anh năm 1702. Thời kỳ Tây Sơn, Nguyễn Huệ đã tổ
chức phát triển mạnh kinh tế biển, xây dựng được một đội quân
thủy hùng mạnh vào bậc nhất ờ Đông Nam Á. Thủy quân Tây
Sơn đã nhiều lần vào Nam ra Bắc đánh đổ tập đoàn phong kiến
Trịnh, Nguyễn, chấm dứt cảnh đất nước bị chia cắt hơn 200 năm.
Năm 1785, Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy quân thủy tiến công và
chiến thắng quân Xiêm ờ Rạch Gầm - Xoài Mút trong trận quyết
chiến chiến lược lịch sử. Các chiến binh Việt Nam thuộc các triều
đại phong kiến có truyền thống chiến đấu giỏi trên biển, trên
sông và luôn có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng thủy binh với
lực lượng bộ binh. Những trận thủy chiến ở trên sông, biển đã
diễn ra hết sức oanh liệt mà ngày nay đã được khái quát là
"truyền thống Bạch Đằng" chống ngoại xâm.
Trong thời kỳ này, người Việt Nam đã có những hoạt động khai
thác, thãm dò, lập bản đổ nhằm xác lập chù quyền đối với các đảo,

38
quần đảo của Việt Nam, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa. Khi Pháp xâm lược Việt Nam, Chính phủ Pháp đã tiến hành các
hoạt động thăm dò, khảo sát, dựng bia chủ quyền, xây dựng đèn
biển, lập trạm khí tượng, đưa quân ra đồn trú, lập thành đơn vị hành
chính đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; đồng thời Chính phủ
Pháp còn ban hành một số văn bản pháp luật quy định về quản lý,
bảo vệ các vùng biển của “Đông Dương thuộc Pháp” như quy định
chiều rộng lãnh hải các thuộc địa của Pháp là 3 hải lý (năm 1888);
quy định về phương diện đánh cá của Đông Dương là 20 hải lý tính
từ ngấn nước thủy triều thấp nhất (năm 1936).

3. Biển, đảo Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975


Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đặc biệt
từ khi Cách m ạng Tháng Tám thành công, để bảo vệ chủ quyền
nước ta, các tổ chức dân quân ở các làng xóm, thôn xã ven biển
được khẩn trương xây dựng. Quân và dân ta vừa bám sông, bám
biển, đánh chìm nhiều tàu thuyền của địch, vừa lợi dụng sông
biển để tổ chức vận tải phục vụ kháng chiến. Dọc tuyến vận tải
ven biển, những đơn vị chuyên làm nhiệm vụ vận tải đường biển
được tổ chức, nhất là đội vận tải đường biển của Liên khu 5 trong
những năm cuối của cuộc kháng chiến đã phát triển đến 200
người với 130 chiếc thuyền, trong đó có khoảng một nửa là
thuyền lớn - chở được 15 đến 20 tấn. Từ năm 1948 đến 1954, đội
vận chuyển được gần 3.000 tấn hàng hóa các loại cho các tỉnh
cực Nam Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ. Lợi dụng các dòng
sông, suối, ta tổ chức gần 12 nghìn thuyền buồm, thuyền độc
mộc, bè, mảng, vận chuyển lương thực, thực phẩm và các nhu yếu
phẩm thiết yếu tiếp tế, góp phần làm nên thắng lợi của chiến dịch
Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, dưới sự lãnh đạo sáng
suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí M inh, quân và dân ta
đã liên tiếp giành được những thắng lợi to lớn cả trên đất liền và

39
trên sông biển, tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước. Hải quàn nhân dân Việt Nam thực sự là lực lượng nòng côt
của chiến tranh nhân dân trên chiến trường biển, phối hợp chặt chẽ
với các lực lượng vũ trang và nhân dân ven biển hoàn thành xuât
sắc nhiệm vụ được giao. Đường Hồ Chí Minh trên Biển Đông đã
góp phần chi viện sức người, sức của cho chiến trường miển Nam
đã trở thành huyền thoại sống mãi với dân tộc Việt Nam.

4. Biển, đảo Việt Nam từ nàm 1975 đến nay


Bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, nhân dân ta đã kết thúc
cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn
toàn miền Nam, non sòng thu về một mối, cả nước đi lên xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta
bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, biển, đảo là một
bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc,
cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển của dân
tộc ta. Phát huy vai trò của biển trong quá trình dựng nước và
thông qua biển để giữ nước là một nét độc đáo cùa dân tộc Việt
Nam trong quá khứ. Đó cũng chính là nét độc đáo của bản sắc văn
hóa Việt Nam, cần được giữ vững và phát huy hơn nữa trong kỷ
nguyên mới - kỷ nguyên của khoa học - kỹ thuật, toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế. Càng tự hào và trân trọng di sản của quá
khứ, chúng ta càng phải khai thác, khơi dậy nguồn sức mạnh của
bao thế hệ người Việt Nam trong sự nghiệp giữ vững chù quyền
vùng biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc hiện nay.

IV. BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM VỚI s ự NGHIỆP XÂY d ụ n g


VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
1. VỊ trí địa lý biển, đáo Việt Nam
Các vùng biển và hải đảo nước ta nằm trong Biển Đông có
nhiều khu vực khác nhau, nhưng nổi bật và có đặc điểm cần chú ý

40
hơn là vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa và một số đảo, quần đảo khác.
a. Vịnh Bắc Bộ
Vịnh Bắc Bộ nằm ở Tày Bắc Biển Đông, có diện tích khoảng
125.000knr, chu vi khoảng 1.950km, chiều dài Bắc Nam khoảng
496km, chiều rộng lớn nhất Đông Tây khoảng 414km.
Vịnh Bắc Bộ được bao bọc bời bờ biển và hải đảo miền Bắc
Việt Nam ở phía Tây, lục địa Trung Quốc ở phía Bắc, bán đảo
Lôi Châu và đảo Hài Nam ở phía Đông. Bờ vịnh khúc khuỷu và
ven bờ có nhiều đảo. Phần vịnh phía Việt Nam có khoảng 1.300
hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có đảo Bạch Long Vĩ với diện tích
khoảng 2,5krrr, cách đất liền cùa Việt Nam khoảng 1 lOkm, cách
đảo Hải Nam của Trung Quốc khoảng 130km.
Vịnh Bắc Bộ có 2 cửa thông với bên ngoài: cửa phía Nam ra
trung tâm Biển Đông, nơi hẹp nhất rộng khoảng 204km, cửa phía
Đông qua eo biển Quỳnh Châu (năm giữa bán đảo Lòi Châu và
đảo Hải Nam) ra phía Bắc Biển Đỏng, nơi hẹp nhất khoảng 18km.
Vịnh Bắc Bộ tương đối nông, độ sâu trung bình khoảng 40-
50m, sâu nhất cũng chì trên dưới lơOm. Đáy biển tương đối bằng
phảng, độ dốc nhỏ. Thềm lục địa của Việt Nam ờ vùng vịnh Bãc
Bộ khá rộng, độ dốc thoải và có một lòng máng sâu trẽn 70m gắn
đảo Hải Nam của Trung Quốc.
h Vịnh Thái Lan
Vịnh Thái Lan nằm ở phía Tây Nam của Biển Đông, được bao
bọc bởi bờ biển Việt Nam. Campuchia, Thái Lan và Malaysia.
Vịnh Thái Lan có diện tích 293.000 krrr, chu vi khoảng
2.300km, chiều dài vịnh khoảng 628km. Vịnh Thái Lan là một
vịnh nông, nơi sâu nhất chì 80m.
Các đảo lớn trong vịnh có Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, đảo
PoulVVai, đảo Kocút. đảo Kotao, đáo Kophangan và đảo Kosamni.

41
C. Các đảo và quần đảo
Hệ thống đảo của nước ta đều có vi trí quan trọng trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trên các đảo tiền tiêu có thê
lập những căn cứ kiểm soát vùng biển và vùng trời nước ta, kiêm
tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh, quốc phòng, xây
dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Đó là các đảo, quần đảo như Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây,
Bạch Long Vĩ, Hòn Mát, Hòn Mê, Cồn c ỏ , Lý Sơn, Phú Quý,
Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu... Các đảo lớn có điều kiện tự
nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, và các đảo ven bờ
gần đất liền, có điều kiện phát triển nghé cá và cũng là căn cứ đê
bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta.

2. Tầm quan trọng có tính chiến lược của Biển Đỏng


Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch
nối liền Thái Bình Dương - Ân Độ Dương, châu Âu - châu Á,
Trung Đông - châu Á. Năm trong sô' mười tuyên đường biển
thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông
gồm: tuyến Tây Âu, Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Xuyê,
Trung Đông đến Ân Độ, Đông Á, ú c , Niu Dilân; tuyến Đông Á
đi qua kênh đào Panama đến bờ Đông Bắc Mỹ và Caribe; tuyến
Đông Á đi Úc và Niu Dilân, Nam Thái Bình Dương; tuyến Tây
Bắc Mỹ đến Đông Á và Đông Nam Á. Đây được coi là tuyến
đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới. Theo sô' liệu
mới nhất, mỗi ngày có nhiều tàu các loại qua lại Biển Đông,
trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn
10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên. Trong khu vực
Đông Nam Á có khoảng 536 cảng biển, trong đó có hai cảng
vào loại lớn và hiện đại nhất thế giới là cảng Singapore và Hồng
Công. Thương mại và công nghiệp hàng hải ngày càng gia tăng
ở khu vực.

42
Nhiều nưóc ở khu vực Đông Á có nền kinh tế phụ thuộc sống
còn vào con đường biển này như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan,
Singapore và cả Trung Quốc. Đây là mạch đường thiết yếu vận
chuyển dầu và các nguồn tài nguyên thương mại từ Trung cận
Đông và Đông Nam Á tới Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới thực hiện bằng
đường biển và 45% trong số đó phải đi qua vùng Biển Đông.
Lượng dầu lửa và khí hóa lỏng được vận chuyển qua vùng biển
này lớn gấp 15 lần lượng chuyên chở qua kênh đào Panama. Khu vực
Biển Đông có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, với 4
trong 16 con đường chiến lược của thế giới nằm trong khu vực Đông
Nam Á (Malacca, Lombok, Sunda, Ombai - Wetar). Đặc biệt eo biển
Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ hai trên thế giới (sau eo biển
Hormuz).
Nạn cướp biển và khủng bô' trên Biển Đông ở mức cao, đặc biệt
sau vụ tấn công khủng bố tự sát vào tàu chờ dầu của Pháp tháng 1ơ
năm 2002. Do đó, vùng biển này hết sức quan trọng đối với tất cả các
nưóc trong khu vực về địa - chiến lược, an ninh, giao thông hàng hái
và kinh tế, nhất là đối với Mỹ và Nhật Bản. Biển Đông còn có liên hệ
và ảnh hường đến khu vực khác, nhất là Trung Đông. Vì vậy, việc
Biển Đông bị một nưóe hoặc một nhóm nước liên minh nào khống
chế sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích an ninh, chính trị, kinh tế
của các nước khu vực.
Hàng năm có khoảng 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và
khoảng 45% khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bàn được
vận chuyển qua Biển Đông. Trung Quốc có 29/39 tuyến đường
hàng hải và khoảng 60% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, 70%
lượng dầu mỏ nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển qua
Biển Đông.

43
3. Vị trí chiên lược của Biển Đóng trong phát triển kinh té -
xã hội
Biển Đông là tuyến hàng hải quan trọng thông thương giữa ân
Độ Dương và Thái Bình Dưưng. Hầu hết các nước trong khu vực
châu Á - Thái Bình Dương đểu có các hoạt động thương mại hàng
hải rất mạnh mẽ trên Biển Đông. Biển Đông được coi là con
đường huyết mạch chiến lược để giao thông thương mại và vận
chuyển quân sự quốc tế. Trong 10 tuyến đuờng biển quốc tê lớn
nhất thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển Đông hoặc có liên
quan đến Biển Đông. Trong lịch sử, Biển Đông nhiéu lần là trọng
điểm của những cuộc tranh chấp quốc tế gay go. quyêt liệt. Ngay
từ thế kỷ XIV-XV, Tây Ban Nha đã tới đây tranh giành những
vùng đất màu mỡ ở Philippin, Indonesia. Đầu thế kỷ XVII đến
cuối thế kỷ XVIII là đế quốc Hà Lan; thế ký XIX, XX là Pháp,
Nhật, Mỹ lần lượt bành trướng, xâm chiếm hoặc gày chiến tranh
chống một số nước quanh khu vực Biển Đông. Do quá trình lịch
sử tổn tại hơn một trăm năm nay, cùng với sự phát iriển của luật
pháp quốc tế về biển và đặc điểm địa lý của Biển Đông, nên giữa
các nước trong khu vực còn tồn tại một số vấn đề tranh chấp hoặc
chưa thống nhất cần được giải quyết trên các vùng biển và thềm
lục địa. Đặc biệt, từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay, cuộc chạy đua
tìm kiếm, khai thác dầu lửa và các nguồn nguyên liệu chiến lược
ờ Biển Đông càng làm cho vấn để tranh chấp chủ quyền ờ đây
thêm gay gắt và phức tạp.
Biển Đỏng là một biển lớn của Thái Bình Dương, một trong 6
biển lớn nhất của thế giới, có vị trí quan trọng của cả khu vực và
thế giới. Biển Đông được bao bọc bởi 10 nước và vùng lãnh thổ
(Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Philippin, Brunei,
Thái Lan, Campuchia, Singapore và Đài Loan).
Theo quy định cùa Công ước về Luật biển 1982. Việt Nam
không chỉ có phần lục địa mà còn có cả vùng biển rộng trên 1

44
triệu km 2, chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đông, gấp hơn 3 lần
diện tích đất liền. Biển, đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi
chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra
không gian, môi trường sinh tồn và phát triển cùa dân tộc ta.
Vị trí địa lý và hình dáng vùng biển nước ta có ảnh hường sâu
sắc tới sự hình thành các đặc điểm tự nhiên, từ đó ảnh hưởng đến
việc lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên. Nét độc đáo của
vị trí địa lý vùng biển nước ta: đây là nơi gặp gỡ, giao thoa của
nhiều hệ thống tự nhiên, văn hóa lớn trên thế giới. Thời kỳ chiến
tranh “lạnh” và chiến tranh “nóng” , đây là nơi tập trung các mâu
thuẫn của thời đại. Trong tình hình hiện nay, đây là nơi có sự phát
triển hòa bình, hội nhập và ổn định ờ khu vực, hội tụ nhiều cơ hội
của phát triển, tạo ra những thuận lợi cho sự phát triển kinh tế -
xã hội của nước ta.. Tuy nhiên, khu vực này vẫn còn tồn tại tranh
chấp vể chủ quyền biển, đảo, là nhân tố tạo ra nguy cơ gây mất
ổn định, khó lường, luôn đặt ra những khó khăn thách thức cho
đất nước ta.
Biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là
dầu mỏ, khí đốt và các nguyên liệu chiến lược khác, đảm bảo cho
an ninh năng lượng quốc gia, cho đất nước tự chủ hơn trong phát
triển kinh tế trong bối cảnh hiện nay. Cùng với đất liền, vùng biển
nước ta tiếp giáp giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải
đảo, một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, một thị trường có
sức mua khá lớn, một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng
động. Đây cũng là nơi rất hấp dẫn các thế lực có nhiều tham vọng
chiếm đoạt và cũng rất nhạy cảm trước các biến chuyển trong đời
sống chính trị thế giới.
Thềm lục địa Việt Nam có nhiểu bể trầm tích chứa dầu khí và
có nhiều triển vọng khai thác nguồn khoáng sản này. Tổng trữ
lượng dầu khí ờ biển Việt Nam khá lớn. Tuy mới ra đời, nhưng
ngành dầu khí cùa ta đã trở thành một trong những ngành kinh tế

45
mũi nhọn, có tiềm lực kỹ thuật, vật chất lớn và hiện đại nhất trong
những ngành khai thác biển; đồng thời cũng là một trong những
ngành xuất khẩu và thu nhiều ngoại tệ nhất cho đất nước. Ngành
công nghiệp khai thác dầu khí phát triển kéo theo sự phát tnên
của một số ngành khác như công nghiệp hóa dầu, giao thông vận
tải, thương mại trong nước và khu vực. Năm 2004, ngành Dầu khí
đã đóng góp 30% ngân sách quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh
năng lượng và tăng sản phẩm cho xã hội, tăng đáng kể tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) của đất nước. Quy mô kinh tê biển và vùng
ven biển so với GDP cả nưóc năm. 2003 là 39,67%, năm 2004 là
39,81%, năm 2005 là 39,16%; Chiến lược biển Việt Nam đến
năm 2020 xác định: phấn đấu đến năm 2020 kinh tế biển và ven
biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP cả nước. Ngoài dầu khí,
biển Việt Nam còn có nhiều mỏ sa khoáng và cát thủy tinh có
trữ lượng khai thác công nghiệp và làm vật liệu xây dựng...
tiềm năng về khí - điện - đạm và năng lượng biển cũng rất lớn
như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, sóng và cả
thủy nhiệt.
Biển Việt Nam nằm ở vị trí có nhiều tuyến đường biển quan
trọng của khu vực cũng như cùa thế giới, giữ một vai trò rất lớn
trong vận chuyển lưu thông hàng hóa thương mại phục vụ đắc lực
cho xây dựng nền kinh tế của nước ta cũng như các nước quanh
bờ Biển Đông. Biển Việt Nam nối thông vói nhiều hướng, từ các
hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển M alacca để đi
đến Ân Độ Dương, Trung Đông, châu Âu, châu Phi; qua eo biển
Basi có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản,
Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Philippin,
Indonesia, Singapore đến Ôxtrâylia và Niu Dilân... Đây là điểu
kiện rất thuận lợi để ngành giao thông vận tải biển nước ta phát
triển, thúc đẩy giao lưu kinh tế, vãn hóa giữa nước ta với các nước
khác trong khu vực và trên thế giới.

46
Hệ thống cảng của nưóe ta gồm cảng biển và cảng sông vói
khoảng trên 90 cảng lớn nhỏ; những cảng lớn chủ yếu nằm ở ranh
giới châu thổ thủy triều và châu thổ bồi tụ, nên tàu ra vào cảng
phải đi theo luồng lạch và phụ thuộc vào mức nước thủy triều.
Ven biển miền Trung có nhiều vụng, vịnh nước rất sâu, có điều
kiện thuận lợi để phát triển cảng biển, trong đó có các cảng trung
chuyển côngtenơ tầm cỡ quốc tế; đồng thời cũng rất thuận lợi đê
xây dựng các cơ sở đóng tàu quy mô lớn, cũng như xây dựng đội
thương thuyền đủ m ạnh để buôn bán trên thế giói. Sự hình thành
mạng lưới cảng biển cùng với các tuyến đường bộ, đường sắt ven
biển vươn tới các vùng sâu trong nội địa, đến các tuyến đường
xuyên Á cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng
chuyển tải hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu qua mọi miền của
Tổ quốc và ra nước ngoài, đến Trung Quốc, Lào, Thái Lan và
Campuchia, góp phần thúc đẩy cực tăng trưởng mới về kinh tế
trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN
và Trung Quốc.
Dọc theo bờ biển, trung bình khoảng 20 km lại có một cửa
sông. Phần lớn các sông ngòi đều chảy theo hướng Tây Bắc -
Đông Nam và đổ ra biển. Đáng chú ý là các hệ thống sông vùng
duyên hải Quảng Ninh, hệ thống sông Hồng, sông Mã, sông Cả,
sông Đông Trường Sơn, sông Đồng Nai - Vàm c ỏ và hệ thống
sông Cửu Long... Các hệ thống sông này có nhiều cửa thông ra
biển thuận tiện cho giao thông đường thủy từ đất liền ra biển và
ngược lại. Các cửa sông với lượng lớn, phong phú về phù du đổ ra
biển đã tạo thuận lợi cho việc phát triển nguồn lợi thủy sản.
Biển nước ta chủ yếu là vùng biển nhiệt đới mang tính chất địa
phương, có tính chất riêng về nhiều mặt như khí tượng - hải văn,
chế độ thủy triều... Hiện tượng nổi bật là sự xuất hiện vùng nước
trồi - một vùng sinh thái đặc biệt phong phú, đa dạng và là nơi tập
trung nhiều loài sinh vật biển. Nguồn lợi hải sản của biển nước ta
được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Diện tích ỉiềm

47
năng nuôi trổng thủy sản cùa nước ta khoảng 2 triệu héc-ta, bao
gồm 3 loại hình mặt nước đó là nước ngọt, nước lợ và vùng nước
mận ven bờ, có thể nuôi trồng các loại đặc sản như tôm, cua, rong
câu, nuôi cá lồng... Ngoài ra, vùng biển nước ta còn có các loại
động vật quý khác như đồi mồi, rắn biển, chim biển, thú biên.
Hải sản ở vùng biển nưóc ta là nguồn lợi hết sức quan trọng,
không chỉ cung cấp thực phẩm, nguồn dinh dưỡng hàng ngày cho
nhân dân (chiếm 50% lượng đạm động vật trong thành phần dinh
dưỡng), mà còn tạo nguồn xuất khẩu lớn.
Tiềm năng nguồn lợi hải sản của nước ta rất lớn nhưng khả
năng khai thác còn hạn chế, chỉ mới tập trung khai thác ở ven bờ
gây nên sự mất cân đối làm cho nguồn hải sản ven bờ nhanh
chóng bị cạn kiệt. Để khai thác được nguồn lợi hải sản xa bờ có
hiệu quả, từ năm 1997, Nhà nước ta đã có chủ trương và cung cấp
vốn ưu đãi cho việc đóng tàu, mua sắm trang bị đánh bắt xa bờ,
đồng thời cũng ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi nhằm
đẩy mạnh chương trình khai thác hải sản ở các vùng biển xa bờ.
Ngoài ra, nước ta còn có rất nhiều lợi thế về du lịch biển. Với
nhiều trung tâm du lịch biển quan trọng có vị trí địa lý thuận lợi,
nằm trên tuyến du lịch quốc tế Đông Nam Á như Vũng Tàu, Nha
Trang, Đà Nẵng, Huế, Hải Phòng, Quảng Ninh... có đủ các điều
kiện và khả năng để trở thành những tụ điểm về du lịch biển.
Vùng biển nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch. Phần lục
địa với các hình đổi, núi, đồng bằng đa dạng làm tôn lên vẻ đẹp
cùa hàng chục bãi tắm tốt, cùng với mặt nước, đáy biển và hải
đảo tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú, sơn
thủy hữu tình. Khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc tổ
chức du lịch biển quanh nãm, đặc biệt là ở các tỉnh ven biển từ
Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào. Các thảm thực vật phong phú, các
nguồn nước khoáng, các loại động vật quý hiếm, tạo sức hấp dẫn
thu hút khách du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, thê thao, chữa
bệnh... Trong các năm 1993 - 1997, khách du lịch nội địa tăng từ
2,5 triệu lên 8,5 triệu lượt; từ sau năm 2002 đến nay, mỗi năm thu
hút trên 10 triệu lượt khách nội địa và khoảng 4 triệu lượt khách
quốc tế đến Việt Nam, trong đó có 50 - 60% khách du lịch biển.
Biển Việt Nam còn là địa bàn quan trọng để phát triển kinh tế
đất nước. Hiện nay có trên 31% dân sô' cả nước sinh sống ở 28
tỉnh, thành phố ven biển. Đa số các thành phố, thị xã đều nằm ở
ven sông, cách biển không xa, nhất là các thành phố, thị xã ở
Trung Bộ nằm sát ven biển, có đường quốc lộ 1A chạy qua. Khu
vực ven biển cũng là nơi tập trung các trung tâm công nghiệp lớn,
có nhiều sân bay, cảng biển quan trọng, các căn cứ hải quân, kho
tàng, các công trình kinh tế - quốc phòng khác. Các tỉnh, thành
phố ven biển có các cảng, cơ sở sửa chữa, đóng tàu, đánh bắt
hoặc chế biến hải sản, làm muối... thu hút hơn 13 triệu lao động,
giải quyết công ăn việc làm, góp phần to lớn vào việc ổn định tình
hình kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh - quốc phòng.

4. Biển, đảo Việt Nam đôi với quốc phòng, an ninh


Biển, đảo nước ta là một không gian chiến lược đặc biệt quan
trọng đối với quốc phòng - an ninh của đất nước. Với một vùng
biển rộng lớn, bờ biển dài, địa hình bờ biển quanh co, khúc
khuỷu, có nhiều dãy núi chạy lan ra biển, chiều ngang đất liền có
nơi chỉ rộng khoảng 50km (tỉnh Quảng Bình), nên việc phòng thủ
từ hướng biển luôn mang tính chiến lược. Mạng lưới sông ngòi
chằng chịt chảy qua các miền của đất nước, chia cắt đất liền
thành nhiểu khúc, cắt ngang các tuyến giao thông chiến lược Bắc -
Nam. ơ nhiều nơi, núi chạy lan ra sát biển, tạo thành những địa
hình hiểm trở, những vịnh kín, xen lẫn với những bờ biển bằng
phang, thuận tiện cho việc trú đậu tàu thuyền và chuyển quân
bằng đường biển. Đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư
Đảng Cộng sản Việt Nam đã nói: “các đảo thuộc quần đảo Hoàng

4.BiAnĐD...VN 49
Sa, Trường Sa là những vị trí tiền tiêu của vòng cung lá chắn phía
Đông của Tổ quốc”. Hệ thống quần đảo và đảo trên vùng biên
nước ta cùng với dải đất liền ven biển thuận lợi cho việc xây dựng
các, căn cứ quân sự, điểm tựa, pháo đài, trạm gác tiền tiêu, hình
thành tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, với thế bố trí chiên
lược hợp thế trên bờ, dưới nước, tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ,
kiểm soát và làm chủ vùng biển của nưóc ta. Đ ồng thời, đây cũng
là những lợi thế để bố trí các lực lượng, vũ khí trang bị kỹ thuật
của các lực lượng hoạt động trên biển, ven biển phối hợp chặt chẽ
với các lực lượng khác trên bờ, tạo thành thế liên hoàn biển - đảo -
bờ trong thế trận phòng thủ khu vực.
Vùng biển nưóc ta nằm trên tuyến giao thông đường biển,
đường không thuận lợi, nối liền Thái Bình Dương với An Độ
Dương. Sử dụng đường biển sẽ có nhiều thuận lợi trong việc cơ
động chuyển quân và tiếp tế hậu cần, sử dụng vũ khí công nghệ
cao từ xa, tận dụng được yếu tố bất ngờ. Ngoài tiềm năng về dầu
khí, phát triển cảng biển và vận tải biển, tài nguyên du lịch, thủy
sản, khoáng sản và nguồn lực lao động, biển còn là chiến trường
rộng lớn để ta triển khai thế trận quốc phòng toàn dân - thế trận
an ninh nhân dân trên biển để phòng thủ bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn
trật tự an ninh từ xa đến gần, trong đó có các khu vực biển trọng
điểm như vịnh Bắc Bộ; vùng biển quần đảo Hoàng Sa, quần đảo
Trường Sa; khu dịch vụ kinh tế và kỹ thuật dầu khí DK1, DK2;
vùng biển Tây Nam.

5. Chiến lược biển của Việt Nam đến nâm 2020


Chỉ thị số 20-CT/TƯ của Bộ Chính trị ngày 22/9/1997 đã
khẳng định cần đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công
nghiệp hóa và hiện đại hóa, đồng thời tiếp tục nhấn mạnh chủ
trương lớn về xây dựng Việt Nam trở thành một nước mạnh về
biển; phát triển kinh tế - xã hội vùng biển, hải đảo, ven biển, phải

50
gắn kết với yêu cầu bảo vệ đất nước, cần đặt kinh tế biển trong
tổng thể kinh tế cả nước, trong quan hệ tương tác với các vùng và
trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
Để tiếp tục phát huy các tiềm nãng của biển trong thế kỷ XXI,
Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X)
đã thông qua Nghị quyết số 09-N Q /TƯ ngày 09/02/2007 “Vé
chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó nhấn mạnh
rằng thế kỷ XXI được thế giới xem là th ế kỷ của đại dương. Nghị
quyết đã xác định các quan điểm chỉ đạo về định hướng chiến
lược biển Việt Nam đến năm 2020 bao gồm các nội dung cơ bản
sau đây:
Một là, Việt Nam phải trờ thành quốc gia m ạnh về biển, làm
giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển
toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu đa dạng, hiện đại, tạo
ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu qủa cao với tầm nhìn
dài han;
Hai là, phải kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội
với bảo đảm quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi
trường, kết hợp giữa phát triển vùng biển, ven biển, các hải đảo
với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hóa và hiện
đại hóa;
Ba là, tập trung khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế -
xã hội, bảo vệ môi trường biển trên tinh thần chủ động, tích cực
mờ cửa, phát huy đầy đù và có hiệu quả các nguồn lực bên trong;
tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài
theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cùa đất nước;
Đê thực hiện mục tiêu tổng quát đến năm 2020 (phấn đấu trở
thành một quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm
vững chắc chù quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo,
góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

51
hóa, làm cho đất nước giàu mạnh), Đảng và Nhà nước ta đã đề ra
những mục tiêu cụ thể, như xây dựng và phát triển toàn diện các
lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, tăng cường củng
cố quốc phòng, an ninh; phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên
biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả
nước; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kế
đời sống nhân dân vùng biển và ven biển; xây dựng các thương
cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực và các khu kinh tế mạnh ở ven
biển, mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về biển.
Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-N Q /TƯ ngày
09/02/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ đã
ban hành Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 về
Chương trình hành động của Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 về
phê duyệt Đề án tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống
thiên tai trên biển; Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 22/7/2009
về phê duyệt Đề án đảm bảo mạng lưới thông tin biển, đảo;
Quyết định số 373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 về phê duyệt Đề án
đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và phát triển
bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Các cơ quan ở Trung ương
và địa phương đã chủ động xây dựng k ế hoạch, trực tiếp triển
khai chương trình hành động cùng với sự nỗ lực của các cấp, các
ngành, toàn dân và đã đạt được những kết qủa quan trọng: kinh tế
biển, ven biển được quan tâm đầu tư, phát triển theo hướng khai
thác có hiệu qủa nguồn tài nguyên biển kết hợp phát triển lâm
nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp chế biến, xuất khẩu thuỷ sản, phát
triển nuôi trồng gắn liền với nâng cao hiệu quả khai thác, đánh
bắt; tăng nhanh các ngành dịch vụ du lịch; kết hợp phát triển kinh
tế biển bền vững với đảm bào an ninh, quốc phòng vùng biển; xây
dựng cơ sở hạ tầng, tạo thế đứng chân ổn định, vững chắc, sẩn
sàng đối phó với các tình huống phức tạp xảy ra trên biển; xây
dựng hệ thống nhà ở, tường, kè chống xói lở trên các đảo thuộc

52
quần đảo; quy hoạch, triển khai xây dựng cụm công nghiệp ven
biển; đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về biển và công tác cải
cách hành chính phục vụ phát triển kinh tế cảng và du lịch; thiết
lập các dự án, công trình nâng cao chất lượng môi trường ven
biển, cải thiện môi trường ven biển phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội mang tính bền vững.
Các bộ, ngành đã tăng cường phối hợp về công tác tập huấn,
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức,
đơn vị vũ trang thực thi nhiệm vụ trên khu vực biển, hải đảo về
quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, hải đảo; phổ biến,
cập nhật những vãn bản chuyên ngành trong nước về quản lý, bảo
vệ và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường biển, hải đảo;
tìm hiểu, phân tích và phổ biến về những khác biệt của hệ thống
pháp luật chuyên ngành liên quan đến hoạt động trên biển của
Việt Nam so với pháp luật một số nước trong khu vực; nâng cao
nhận thức cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên
và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo; tãng cường tuyên
truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và
khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển (nhất là đối
với công chức tư pháp cấp xã, phường, thị trấn vùng ven biển, hải
đảo); nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập
quốc tế của Việt Nam trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền
vững biển, hải đảo.

53
Chương III
CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BlỂN NĂM 1982
VÀ PHÂN ĐỊNH CÁC VỪNG BIỂN TRÊN B lỂ N ĐÔNG

I. CÔNG ƯỚC LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BlỂN n ă m 1982

Khó có thể đánh giá hết được tầm quan trọng của đại dương'
và vai trò của nó đối với đòi sống của con người bởi đại dương là
ngôi nhà chung, là cầu nối thông thương giữa các lục địa và các
nền văn minh của nhân loại, là huyết mạch giao thông đường
thủy được tạo thành từ các vùng biển với các chế độ pháp lý khác
nhau mà trong đó phần lớn là biển cả, vùng biển là tài sản chung
của nhân loại, của tất cả các quốc gia có biển và không có biển.
Trong thê giới hiện đại, ngành thủy vận quốc tê đã ngày một
trở nên quan trọng trong hoạt động thông thương giữa các quốc
gia. Điều đó đã được khẳng định khi tỷ trọng hàng hóa vận
chuyển bằng đường biển ngày càng tăng2. T hế giới ngày càng đa
cực, nhưng không vì thế mà hòa bình và an ninh quốc tế được
trường tồn. Do đó, các vấn đề về đại dương, về luật pháp quốc tế

1. Đ ại dương là m ột vùng lớn chứa nước m ặn (1 lít c ó 35g m uối) tạo th àn h thành phần
cơ bản củ a thủy quyển (nước). K hoảng 71% diện tích bề m ặt Trái Đ ất (k h o àn g 361 triệu
k m 2) được c á c đại dương che phủ.
2. T ìm đọc: U nited N ations C o n feren c e on the T rade and D ev o lo p m en t. G en ev a.
R eview o f M artim e T ransport, 2005, R eport by the U N C T A D secretariat/U N . N ew Y ork
and G eneva, 2005; KoHỘepeHưHH O O H no ToproBJie H pa3BHTHK), >KeHeBa. O õ io p
M op cK oro TpacnopTa 2004 r. ¿U>KJiaji ceKpeTapwaTa K 3 H K T /W O O H . HbKj-iiopK H
>KeHeBa, 2004.

54
và hẹp hơn là luật biển quốc tế hiện đại luôn được cộng đồng đặc
biệt quan tâm.
Do vai trò quan trọng của biển và đại dương đối vói đời sống
của con người nên từ thế kỷ XVI-XVII đã có các Học thuyết về
biển kín và biển mở: Học thuyết về biển kín của John Seiden -
Anh quốc 1635 (viết cuốn "Mare Clausum" khẳng định quyền
của vua Anh thực hiện chủ quyền trên các vùng biển bao quanh
nước Anh); Học thuyết về biển mở của Hugo Grotius - Hà Lan
1609 (viết cuốn "Mare Liberum" về tự do trên biển). Đến thế kỷ
XVII-XVIII thì Học thuyết biển mở với nội dung biển là của
chung, của mọi người và của mọi quốc gia trên Trái Đất đã chiếm
ưu thế hơn.
Năm 1930, Hội quốc liên, tổ chức tiền thân của Liên hợp
quốc, đã tổ chức Hội nghị Lahaye về biển, kết quả của Hội nghị
này đã công nhận mỗi quốc gia ven biển đều có lãnh hải riêng với
ít nhất 3 hải lý và một vùng tiếp giáp lãnh hải. Do vậy trong một
thời gian dài, chiều rộng lãnh hải m à các quốc gia tự xác định cho
mình rất khác nhau. V í dụ, từ thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XX,
lãnh hải của Anh, Mỹ, Pháp và nhiều quốc gia khác có chiều rộng
3 hải lý, Na Uy 4 hải lý, Tây Ban Nha 6 hải lý, các nước châu Mỹ
latinh như Pêru, Chilê, Ecuador đã mở rộng lãnh hải của mình
đến 200 hải lý 1.

1. Các lần hội nghị quốc té về biển


Từ khi thành lập, Liên hợp quốc luôn chú trọng đến xây dựng
luật biển quốc tế, từ đó đã thực hiện được những bước đi quan
trọng và cụ thể. Đó là 3 lần tổ chức hội nghị quốc tế về biển vào
các năm 1958, năm 1960 và từ năm 1973 đến nãm 1982. Tại hội
nghị quốc tế về luật biển được tổ chức ở Geneva (Thụy Sĩ) năm

1. http//vi.w ikipedia.org.

55
1958, lần đầu tiên một hội nghị quốc tế được tổ chức với quy mô
m ở để bàn luận về chế độ pháp lý của đại dương và chi tiết hóa
việc sử dụng các vùng biển của đại dương. Hội nghị đã nghiên
cứu các dự thảo quy chế về biển m à ủy ban Liên hợp quốc vê luật
biển đã chuẩn bị. Trên cơ sở đó Hội nghị đã thông qua được bốn
Công ước điều chỉnh chế độ pháp lý các vùng biển và việc đánh
bắt cá ở thế giói đại dương. Các Công ước đó là: 1) Công ước về
lãnh hải và vùng tiếp giáp (có hiệu lực ngày 10/9/1964); 2) Công
ước về thềm lục địa (có hiệu lực ngày 10/6/1964); 3) Công ước về
biển quốc tế (có hiệu lực ngày 30/9/1962); và 4) Công ước về
đánh bắt cá và bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật ở biển cả (có
hiệu lực ngày 20/3/1966). Nhưng đó là m ột kết quả còn khá
khiêm tốn vì đại dương đang tồn tại rất nhiều vấn đề cấp thiết mà
Hội nghị lần này còn chưa đồng thuận.
Về bản chất, Hội nghị đã pháp điển hóa phần lớn các quy
phạm luật biển quốc tế hiện đại, lựa chọn các quy phạm dưới
dạng tập quán pháp quốc tế và các quy phạm điều ước điều chỉnh
các quan hệ về chế độ pháp lý các vùng biển và các hoạt động
khác ở thế giới đại dương. Phần giới thiệu của Công ước về biển
cả đã nhấn mạnh rằng nội dung của Công ước có tính chất như
Tuyên bố chung về các nguyên tắc của luật quốc tế, điều đó cũng
có nghĩa là nội dung Công ước đã phản ảnh bản chất luật tập
quán chung. Công ước về biển cả đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong cái nhìn tổng thể của cộng đồng về biển cả, cũng như lấy
kết quả làm cơ sỏ để phát triển luật biển quốc tế trong tương lai1.
Có thể nhận thấy rằng, việc thông qua các Công ước Geneva
về luật biển năm 1958 đã khẳng định luật quốc tế đã bước sang
m ột giai đoạn phát triển tiến bộ, vì các nguyên do sau đây:

1. X em cụ thê thêm : CicajioBa J I B . rio H flT H e H npaBOBOH CTaTye OTKpbiToro Mopay/


M hpoboỉí OKeaH H MOỉcnyHapo/iHoe n p aB o : OncpbiToe M O p e . MeacayHapoziHbie npojiH B bi.
ApxMnejiaHCHbie B O / ib i. M ., 1988. c. 11-14.

56
M ột là trong Công ước Geneva năm 1958 về thềm lục địa, lần
đầu tiên trong lịch sử pháp lý có các quy phạm phối hợp ở tầm
quốc tế về đặc quyền của các quốc gia ven biển trong quản lý
nguồn tài nguyên ờ thềm lục địa và về giới hạn chiều rộng của
nó. Tuy nhiên, trong giai đoạn sau đó, cùng với sự phát triển tiến
bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, các quốc gia mong muốn
thiết lập giới hạn mới về chiều rộng của thềm lục địa bằng các
tiêu chí mái cho phù hợp với luật quốc tế hiện đại và với vị thê
của từng quốc gia (cần nhấn mạnh rằng, cho đến nay đang song
tồn hai điều ước quốc tế điều chỉnh quy chế về thềm lục địa, đó
là: Công ưóe Geneva năm 1958 về thềm lục địa và Công ước Liên
hợp quốc về luật biển 1982);
Hai là, Công ước Geneva năm 1958 về vùng tiếp giáp cũng là
một điểm nhấn mói trong luật quốc tế vì đây là lần đầu tiên các
quy phạm về khái niệm và về quy chế pháp lý vùng tiếp giáp
được ghi nhận trên cơ sở của một điều ước quốc tế đa phương.
Hội nghị quốc tế Liên hợp quốc về luật biển lần thứ hai đã
được tổ chức ngày 17/3/1960 ở Geneva (Thụy Sĩ), các quốc gia
tham dự đã mất nhiều thời gian tranh luận về chiều rộng lãnh hải
và vùng đánh cá cho các quốc gia ven biển. Vì còn nhiều bất
đồng quan điểm giữa các quốc gia tham gia nén Hội nghị đã
không đem lại kết quả, nhưng dù sao đó cũng là tiền đề cho Hội
nghị lần sau.
Do sự đa dạng của các hoạt động ờ đại dương và kết quả tiến
bộ của khoa học kỹ thuật, năm 1970 Đại hội đồng Liên hợp quốc
đã thông qua quyết định triệu tập Hội nghị Liên hợp quốc vào
năm 19731. Để chuẩn bị cho Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ ba
về biển (Third United Nations Conference on the Law of the Sea),
Liên hợp quốc đã tổ chức Hội nghị trù bị về luật biển từ năm
1967 đến năm 1972. Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Thủ
tục Hội nghị về luật biển lần thứ ba, ngày 16/11/1973, bằng một

1. EapceroB ỈO .r. M hpoboìí OKeaH: npaBO, nojiMTHKa, jiHiLJioMaTHa. M., 1983. C.87-96.

57
Thỏa thuận quốc tế dưới dạng bất thành văn (còn được biết đến
với tên gọi là Hiệp ước quân tử - G entlem en’s agreem ents1).
Thành công của Hội nghị lần thứ ba về luật biển và việc chính
thức thông qua Công ước Liên hợp quốc vẻ luật biển nãm 1982
(Công ước về luật biển 1982) - United N ations Convention on
Law o f the Sea - UNCLOS (Công ước này không có điều khoản
bảo lưu2) là một sự kiện trọng đại nhất Irong quan hệ quốc tế nói
chung và luật quốc tế hiện đại nói riêng, điều đó đã được minh
chứng bằng rất nhiều các công trình nghiên cứu của các nhà khoa
học trên thế giới3. Hội nghị đã kéo dài từ năm 1973 đến năm
1982, một kết quả mà nếu tính về thời gian thì chưa từng có tiên
lệ trong lịch sử của các kỳ hội nghị quốc tế.

1. Lê V ăn B ính. L uật đ iề u ước quốc tế, S ách ch u y ê n khảo. N X B Đ H Q G H N , 201 0 ,


tr.47-55; KypzuoKOB r.M . Me>icayHapo,aHoe n p a B o . O õm aa M a c T b . Ka3aHb, 2 0 0 7 , C .63.
2. Bảo lưu là việc tuyên bô' đơn phương của quốc gia hoặc tổ chức quốc tế nhằm loại trừ
hoặc thay đổi hiệu lực p h áp lý củ a m ột hoặc m ột số điều kh o ản củ a đ iéu ước qu ố c tế đa
phương khi áp dụng dối với quốc gia hoặc đối với tổ chức q u ố c tế. Lê V ăn Bính: Luật điều
ước quốc tế - Sách ch u y ê n khảo, N X B Đ H Q G H à N ội, 2 0 10, tr.94 ; C ô n g ước về lu ật biển
nãm 1982 khổng c h ấ p nhận bào lưu, cũ n g không chấp nhận các ng o ại lệ, ng o ại trừ những
trường hợp khi được quy định cho phép m ột cách rõ ràng phù hợp với c á c đ ié u k h o ản khác
của C ông ước (điểu 3()9).
3. T ìm đọc thêm : S co tt Shirley V. C onvention as a C onstitu tio n al R e g im e fo r the
O ceans// Stability and C hange in the Law o f the Sea: T h e R ole o f the LO S C o n v en tio n / Ed.
By A lex G. O ude E lferink. Leiden; Boston, 2005. P .9-38; T re v e s T u llio . T h e G eneral
A ssem bly and the M eeting o f States P arties in the Im p lem e n tatio n o f the LO S
C ovention//Ibid. P .55-74; C h u rch ill R.R. T he Im pact o f State P ractice on the Ju risd ictio n al
Fram ew ork contained in the LO S C ovention//lbid. P .9-144; F ree sto n e D a vid , E lferin k A lex
G. O ude. Flexibility and Innovation in the Law o f the Sea - W ill th e LO S C onvention
A m endm ent P rocedures E ver Be U sed?//Ibid. p. 169-222; J o y n e r C h risto p h er c . . M u rtelỉ
E lizabeth. Looking Back to see A head: U N C L O S III and L esson s fo r G lobal C o m m o n s
Law //Intem ational Law. C lassic and C ontem porary R ead in g s/E d . by C harlotte K u and Paul
F. D iehl. London, 2003. P .441-469; Boyle A lan E. F u rth er dev elo p m en t o f the Law o f the
Sea C onvention: m ech an ism s for ch a n g e// Internationa] and C om parative Law Q u arterly .
2005. N°54 (3). P .563-584; S o n y Y ann-H uei. D eclarations and S tatem ents w ith respect to
the 19X2 U N CLO S: potential legal disputes betw een the U nited Slates and C h in a afte r U.S.
accession to the C on v en tio n // O cean D evelopm ent and International Law. 20Ơ5. N “36 (3). p.
261-2X9; T reves T u llio . T he Law o f the Sea C onvention. T en Y ears after Entry into F orce:
Positive D evelopm ents and R easons for C oncern// B ringing N ew Law to O cean W aters/E d .
by D avid D. G iro n , H arry N. Scheiber. Leiden; Boston. 2004, V ol.47. p 349-354;
Kojiojikhh A.J1. KoHBeHUMfl O O H no MopcKOMy npaBy: 3HaneHHe H H O B b ie acrieKTbi
npHMeHeHHfl// Me>icayHapoflHoe npaBO. 2001. N°4 (13).

58
Công ước về luật biển 1982 là điều ước quốc tế tổng hợp (một
bộ luật), là mốc lịch sử quan trọng trong lĩnh vực pháp điển hóa
vì sự phát triển tiến bộ của các quy phạm pháp luật quốc tế, đồng
thời quy định cụ thể hóa hơn so với Công ước Geneva về luật biển
năm 1958. Công ước về luật biển 1982 đã quy định chế độ pháp
lý của đại dương và điều chỉnh các dạng hoạt động cơ bản về sử
dụng, nghiên cứu, khai thác và chinh phục đại dương phục vụ cho
các điểu kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện đại'. Cần nhấn mạnh
rằng, lần đầu tiên trong Công ước về luật biển 1982 có những quy
phạm rất đặc biệt (Điều 311) điều chỉnh được sự “thăng bằng” về
quyền và lợi ích giữa các quốc gia có vị thế khác nhau: các quốc
gia hùng mạnh, các quốc gia công nghiệp phát triển, các quốc gia
đang phát triển và các quốc gia ven biển2.
Như vậy, luật biển quốc tế đã được pháp điển hóa? trong một
thời gian dài và có thể tóm tắt làm ba giai đoạn chính:
Giai đoạn 1, từ những năm 20 đến trước khi thành lập Liên
hợp quốc;
Giai đoạn 2, là từ khi Liên hợp quốc bắt đầu hoạt động (1946)
đến năm 1958;

1. L arson D avid D. C onventional, C ustom ary, and C onsensual Law in the U nited
N ations C onvention on the Law o f the S ea// O cean D evelopm ent and International Law .
1994. V ol.25. P .83. ; Umt. n o : roBpmiHH JJ.A. TeopeTHMecKHe npoÕJieMbi
HMruieMeHTauHH KoHBeHUHH OOH no MopcKOMy npaBy 1982 r. B npaBOBOH CHCTeMe
P occhỉíckoh OejiepauHH// M ockobckhíí HcypHaj] Me>KjiyHapoaHoro npaBa. 200 1 ..N°4 (44).
C .179.
2. Kojiohkhh A.J1. KoHBeHUHfl OOH no M0pcK0My npaBy: 3H3MeHHC H HOBbie acneKTbi
npHMeHeHHfl// M e»uyH apo/iH oe npaBO. 2001. -N°4 (13). c . 383-384.
3. T im đọc: Mo.no.aLK)B C.B. McTopHfl Me)KiiyHapoaHoro MopcKoro npaBa H ero
KCMiHỘHKauHH. IGiaccHỘHKauH« MopcKMx npocipaHCTB// Me>KnyHapo,aHoe MopcKoe npaBO-
M .. 1987. c . 67-68 H iip.

59
Giai đoạn 3, là từ giữa những năm 1960 đến năm 1982'.
Cần chú ý rằng, trước khi Liên hợp quốc thông qua Công ước
về luật biển 1982 thì nguồn cơ bản của luật biển là các Công ước
đã được Liên hợp quốc thông qua tại Hội nghị Geneva ngày
24/02/1958 lần thứ nhất về biển2 (hay còn gọi là các Công ước
Geneva về luật biển năm 1958).
Công ước về luật biển 1982 đã có 160 quốc gia và EU tham
gia (tính đến tháng 8/2009, Hoa Kỳ không tham gia Công ước vì
Hoa Kỳ cho rằng Công ước này không có lợi cho kinh tế và an
ninh của Hoa Kỳ3). Việt Nam đã gia nhập Công ước về luật biển
1982 ngày 23/6/1994 và nộp lưu chiểu tại Liên hợp quốc ngày
25/7/19944. Công ước về luật biển 1982 có 17 phần, 320 điều, 9

1. N hiều nhà khoa học có các quan điểm phân chia các giai đ o ạ n khác n h au . V í dụ,
theo Ko;io,aKHH A.J1. thì giai đoạn 1, là từ khi chuẩn bị và th ô n g qu a C ô n g ư ớc vê lu ật biên
năm 1958; giai đ o ạn 2, từ sau C ông ước năm 1960; và giai đ o ạn 3, là từ khi c h u â n bị C ông
ước năm 1982 (X em .: K ojiojikhh A.J1. MHpoBoií oKeaH. M ., 1972. c. 2 6 -3 0 ). H o ặc là, theo
TyuyjiHK B.H. MopCKoe npaBO cho rằng, trong lịch sừ phát trển luật biên quôc tế hiện đại
có thê chia thành hai giai đ oạn, giai đ o ạn 1 gắn với sự thông q u a C ô n g ư ớc vê luật biên
năm 1958; và giai đ o ạn 2 là từ H ội nghị quốc tế lần th ứ 3 về luật b iên 1 9 7 3 -1 9 8 2 (X em .:
ryuyjiflK B .H . MopCKoe npaBO. M ., 2000. C .7)
2. N goài C ông ước về luật biển nãm 19X2 quy định về các vùng b iển và đại dương,
trong hộ thông luật pháp quốc tế còn có hộ th ố n g các đ iều ước hợp tác ch u y ê n n g àn h . V í dụ
như, C ông ước năm 1972 quy định q u ố c tế về phòng ngừa và giải q u y ết x u n g đ ộ t biển;
C ông ước năm 1974 về bảo vộ cuộc sống củ a con người trên biển; C ô n g ước n ăm 1979 vể
tìm kiếm và cứu hộ trên biển; C ống ước nãm 1969 và 1972 về đấu tranh ch ố n g ố nh iẻm m ôi
trường biển và phòng ngừa ồ nhiễm m ôi trườ ng biển; C ổng ước năm 1972 vể luật q u ô c tế vể
phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển.
3. Khi nhận xét tầm quan trọng c ủ a biển và đại dương, G iáo sư -chuyên gia luật q u ố c tế
D uff John ch o rằng C hính phủ M ỹ cần phải phê chuẩn C ông ước về luật biển năm 1982 vì
C ông ước này có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như: an ninh qu ố c g ia, triển vọng
quốc phòng, ngoại giao, thương m ại b iể n , các định hướng nghiên cứu k h o a h ọ c b iển , các
quan điểm vể k h ả năng phân định thểm lục địa, triển vọng công nghệ, cô n g n g h iệ p và vấn
đề bảo vệ m ôi trường. D uff John A. A N ote on the U nited States an d the Law o f the Sea:
L ooking Back and M oving F o rw rad // O cean D evelopm ent & International Law. 2(X)4. N°35.
P. 195-219.
4. N ghị q uyết vể việc phê chuẩn C ông ước c ủ a Liên hợp quốc về luật biển nãm 19X2 đã
được Q uốc hội nước C ộng hòa xã hội chủ ng h ĩa Viột N am khóa IX kỳ h ọ p thứ 5 th õ n g q ua
ngày 23 tháng 6 nãm 1994.

60
phụ lục và 4 nghị quyết. Công ưóe này có hiệu lực ngày 16/11/1994
sau khi có 60 quốc gia phê chuẩn'. Liên hợp quốc đã thông qua
Nghị định thư New York ngày 29/7/1994 về việc thực hiện Phần XI
của Công ước về luật biển 1982. Nội dung của Nghị định thư này,
Phần XI của Công ước về luật biển 1982 được uu tiên hiệu lực hơn
so với các Công ưóc Geneva về luật biển năm 1958.

2. Các nguyên tắc cơ bàn của Luật biển quốc tê


Các nguyên tắc cơ bản của Luật biển quốc tế là những tư
tường chính trị - pháp lý mang tính chỉ đạo cho quá trình xây
dựng và thực hiện Luật biển quốc tế, cũng như quá trình hợp tác,
giải quyết các tranh chấp về biển. Những nguyên tắc này được
xác định thuộc những nguyên tắc, quy phạm bắt buộc chung của
luật quốc tế (quy phạm Jus cogens của luật quốc tế); tức là các
nguyên tắc và các quy phạm đuợc thừa nhận rộng rãi cùa luật
quốc tế.
Tính chất jus cogens trong luật quốc tế được thể hiện trên các
bình diện sau đây: M ột là, đây là các quy phạm đã được cộng
đồng quốc tế thừa nhận; hai là, một hoặc một nhóm chủ thể của
luật quốc tế không được phép thay đổi các quy phạm đó; ha là,
việc thay đổi các quy phạm này phải dựa trên cơ sở được thừa
nhận của cộng đồng quốc tế.
Trong Luật biển quốc tế có các nguyên tắc cơ bản sau:
a. Nguyên tắc tự do hiển cà
Biển cả (biển quốc tế) là tất cả những vùng biển không nằm
trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải, nội thùy cùa quốc gia

1 Cóng ước có hiệu lực sau 12 thánc kẻ từ ngày có 60 vãn kiện phê ch u ẩn hay gia nhập
(khoàn 1, điéu 30X Cóng ước cù a Liên hợp quốc vé luật hiển năm 19X2) - G uyana là nước
thứ 60 ký Cõng ước.

61
cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo của quốc gia
quần đảo. Điều 87 Công ưốc luật biển 1982 quy định: Biển cả
được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có
biển. Quyền tự do trên biển cả được thực hiện trong những điều
kiện do các quy định của Công ước và những quy tắc khác của
pháp luật quốc tế trù định. Đổi với các quốc gia dù có biển hay
không có biển, quyền tự do này bao gồm: Tự do hàng hải; tự do
hàng không; tự do đặt các dây cáp hoặc ống dẫn ngầm; tự do xây
dựng các đảo nhân tạo hoặc các thiết bị khác được pháp luật quốc
tế cho phép; tự do đánh bắt hải sản; tự do nghiên cứu khoa học
(khi thực hiện các quyền tự do trên phải tuân thủ các quy định có
liên quan của Công ước).
Mỗi quốc gia khi thực hiện các quyền tự do này phải tính đến
lợi ích của việc thực hiện quyển tự do trên biển cả của các quốc
gia khác và các quyền được Công ước thừa nhận liên quan.
Điều 88 Công ước quy định: "Biển cả được sử dụng vào các
mục đích hòa bình”.
Cần chú ý rằng, nguyên tắc tự do biển cả được thực hiện
không chỉ ở vùng biển quốc tế, m à còn ở ngay trong vùng biển
thuộc quyền chủ quyền, quyển tài phán của quốc gia ven biển,
tức là trong các vùng biển này, các quốc gia khác cũng có một số
quyển tự do biển cả nhất định.
b. Nguyên tắc đất thống trị biển
Nguyên tắc đất thống trị biển được hiểu là quốc gia ven biển
hoặc quốc gia quần đảo được mở rộng chủ quyền hướng ra biển
(khoản 2, Điều 49 Công ước về luật biển 1982) nhưng không
được sửa chữa lại tự nhiên. Việc mở rộng chù quyền ra biển được
giới hạn theo quy định của luật pháp quốc tế. Các quốc gia không

62
được lạm dụng nguyên tắc này để m ở rộng các vùng biển và thềm
lục địa ra bên ngoài không phù hợp với quy định của Luật biển
quốc tế.
c. Nguyên tắc di sản chung của loài người
Đây là một nguyên tắc đặc thù của Luật Biển quốc tế được áp
dụng cho đáy biển và lòng đất dưới đáy biển cả (gọi là vùng).
Đây là đáy biển và vùng lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài
giói hạn quyền tài phán của các quốc gia. Những vùng biển này
được xem là di sản chung của loài người (được quy định tại Phần
XI Công ước về luật biển 1982); theo nguyên tắc chung, vùng là
di sản chung của mọi quốc gia (mọi chủ thể của luật quốc tế),
không thuộc về quyền sờ hữu của bất kỳ một quốc gia hay tổ
chức quốc tế nào, không thuộc quyền tài phán của bất cứ quốc gia
nào. Vùng và tài nguyên của vùng được sử dụng vào mục đích
hòa bình; việc thăm dò, khai thác tài nguyên trong vùng phải
được tiến hành thông qua một tổ chức quốc tế, gọi là cơ quan
quyền lực quốc tế. Cơ quan này, bảo đảm phân chia công bằng
những lợi ích kinh tế do các hoạt động khai thác tài nguyên
trong vùng.
d. Nguyên tắc công bằng
Nguyền tắc công bằng trong Luật Biển quốc tế được hiểu là
các quốc gia đều có quyền sử dụng biển cả và sử dụng vùng vào
mục đích hòa bình, không phân biệt đối xử; có quyền khai thác
nguồn tài nguyên ở biển cả, cũng như dáy biển và lòng đất dưới
đáy biển cả; trên cơ sở quy định của luật pháp quốc tế. Biển cả
không thuộc chủ quyển của quốc gia nào; là di sản chung của loài
người, việc phân định hiển phải công bằng và không được sửa lại
tự nhiên.

63
3. Phân loại các vùng biển
Đây là chủ đề được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới
nghiên cứu1. Theo luật quốc tế hiện đại, đại dương được phân
chia có điều kiện thành ba loại vùng biển với các tính chất pháp
lý cơ bản khác nhau:
Loại thứ nhất, các vùng biển là một phần lãnh thổ không tách
rời của quốc gia ven biển, mà trong đó có sự hiện diện chủ quyền
của quốc gia ven biển (như: vùng nội thủy được ghi nhận tại Điều
5 Công ước Geneva về luật biển năm 1958 và tại khoản 1, Điều 8
Công ước về luật biển 1982; vùng lãnh hải được ghi nhận tại Điều
12 Công ước về luật biển 1982);
Loại thứ hai, các vùng biển không là một phần lãnh thổ của
quốc gia ven biển, nhưng lại thuộc quyền chủ quyền và quyền tài
phán của quốc gia ven biển (như vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa);
Loại thứ ba, là vùng biển không thuộc chủ quyền, không thuộc
quyền chủ quyển và không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc
gia nào, kể cả quốc gia có biển và quốc gia sử dụng biển (biển cả
hay còn gọi là biển quốc tế).

1. T ìm đọc thêm : M oKiiyHapo/iHoe MopcKoe npaBo: y n e 6 . r io c ./ r io a p ea . C.A.


TypeeBa. M ., 2003; Me>KnyHaponHoe npaBo/ ilo ^ pea" HD.M. KojiocoBa, B.M. Ky3Heu0Ba.
M., 1995. c . 457-459; MeácayHapoaHoê npaBo/ nó/Ì pea. r.M. TyHKMH. M-, 1982. c . 413-
4 1 5 ; EapceroB ỈO .r. M hpoboìí OKeaH: npaBO, nojiHTHKa, /iHnj]OMaTHfl. c . 8 7 -9 6 H ap .;
L a b recque Georges. Les F rontieres M aritim es Internationales. G eo p o litiq u e d e la
d elim itation en mer. C ollection R aoul-D andurand. F rance-H ongrie-Italie. P aris, 2 0 0 4 '
C íingan T hom as A . M aritim e B oundary// T h e Law o f the Sea. O cean L aw an d P o licy . N ew
Y ork; O xford, 1994. P .225-229; E lfe rin k A le x G. Oude. T he Law and P o litics o f the
M aritim e B oundary D elim itations o f the R ussian F ederation. P art 2 //T h e In ternational
Journal o f M arine and C oastal Law. 1997. V ol. 12. N °l. P .5-35; D u f f J o h n A . A N o te on
the U nited S tates and the Law o f the Sea: Looking B ack and M oving F o rw a rd // O cean
D ovolopm ent and International Law. 2004. V ol.35.X s3. p. 195-219; R o s e n n e Shabtai.
G eography in International M aritim e B oundary-M aking// Law o f the S ea/ Ed by H ugo
C am inos. E ngland, 2001. P .225-240; K w ia tk o w sk a Barbara. E quitable M aritim e B oundary
D elim itation - A Legal P erspective// Law o f the Sea/ Ed. by H ugo C am in o s. England
2001. P .2 4 1-260.

64
Cần nhấn m ạnh rằng, chế độ pháp lý của các vùng biển được
phân chia nói trên không giống nhau. Chẳng hạn như, trong vùng
lãnh hải khác với vùng nội thủy vì có sự qua lại vô hại của tàu
thuyền nước ngoài (quyền qua lại hòa bình cần được thực hiện
phù hợp vối quy định tại Điều 17 Công ước về luật biển 1982 và
Điều 14 Công ưốc Geneva về luật biển năm 1958. Quyền qua lại
vô hại này tương tự như thương quyền về tự do bay trên lãnh thổ
ký kết không kèm hạ cánh, hay còn gọi là quyền qua lại vô hại
trong luật hàng không dân dụng quốc tế). Trong vùng tiếp giáp,
các quốc gia ven biển có quyền thực hiện việc kiểm tra các hoạt
động trên biển của tàu thuyền nước ngoài trong một sô' Enh vực
nhất đinh (Điều 33). Với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
thì các quốc gia ven biển được thực hiện quyền chủ quyền quốc
gia theo quy định tại Điều 77 Công ước về luật biển 1982 và
khoản 1 Điều 26 Công ước Geneva vẻ luật biển năm 1958. V í dụ,
trong vùng thềm lục địa, quyền chủ quyền quốc gia ven biển có
tính đặc quyền, tức là các quốc gia khác không có quyên thăm
dò, khai thác nguồn tài nguyên ở thềm lục địa nếu quốc gia ven
biển không cho phép.
Như vậy, trong luật quốc tế đã xuất hiện quy chế pháp lý hỗn
hợp đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa vì ở đó có sự
hiện diện quyền chủ quyền của quốc gia ven biển (pháp luật quốc
gia) và các quy phạm của luật biển quốc tế được quy định trong
Công ước về luật biển 1982. Tất nhiên, cùng với việc thông qua
phân loại các vùng biển thì các vấn đề về eo biển, kênh, nước
quần đảo, kể cả Bắc Cực và Nam Cực cũng đã chiếm vị trí đặc
biệt quan trọng trong Công ước.
a. Nội thủy - Internal waters
Nội thủy là các vùng nước nằm phía trong đường cơ sở
(baseline) dùng để tính chiều rộng lãnh hải được quy định tại
khoản 1 và 2 Điều 8 Công ước về luật biển 1982. Các vùng nước

5-Biin ĐO...VN 65
phía trong đưòng cơ sở dùng để tính chiểu rộng lãnh hải bao gồm
các vịnh, cửa sông và cảng đậu tàu thuyền... Các vùng nước lịch
sử hoặc vịnh lịch sử cũng có quy chế pháp lý như vùng nội thủy
mặc dù hiện nay trong luật biển quốc tế còn thiếu quy định cụ thể
vể vùng nước lịch sử, vịnh lịch sử. V í dụ, các vùng nước hoặc
vịnh lịch sử: Phangi (Mỹ), Hớtxơn (Canada), Bơríttơn (Anh); vịnh
Pêtơrô, Bán đảo Côla, biển Adốp và biển Trắng của Nga; vùng
nước lịch sử, như vùng nước lịch sử Việt Nam - Cam puchia (hai
nước đã ký kết ngày 07/7/1982).
Nội thủy là lãnh thổ của quốc gia ven biển, thuộc chủ quyển
hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ của quốc gia đó. C hế độ pháp lý
chủ yếu do luật quốc nội điều chỉnh. Quốc gia ven biển thực hiện
quyền tài phán hành chính, dân sự và hình sự trong quan hộ với
tàu thuyền của bất kỳ quốc gia nào qua lại. Tàu thuyền quân sự ra
vào phải được phép hoặc theo lời mời của quốc gia ven biển. Tàu
thuyền nước ngoài trong vùng nội thủy của quốc gia khác có
nghĩa vụ chấp hành quy tắc hải vận, luật pháp và tập quán của
quốc gia ven biển. Vùng nội thủy của quốc gia quần đảo được
xác định tại Điều 47 Công ước vẻ luật biển 1982.
b. Lãnh hải - Territorial sea
Lãnh hải là vùng biển nằm giữa vùng nội thủy và các vùng
biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven
biển. Lãnh hải thuộc chủ quyển hoàn toàn và đầy đủ của quốc gia
ven biển với chiểu rộng không được vượt quá 12 hải lý tính từ
đường cơ sở. Theo quy định tại Điều 3, Công ước vé luật biển
1982 thì mỗi quốc gia có quyền ấn định chiều rộng của lãnh hải
đến một giới hạn không quá 12 hải lý từ đường cơ sở được xác
định phù hợp vói Công ước này. Có hai cách xác định đường
cơ sở:
M ột là đường cơ sở thông thường dùng để tính chiều rộng lãnh
hải, được tính theo ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ

66
biển, thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn được quốc gia ven biển
chính thức công nhận (Điều 5 Công ước về luật biển 1982);
H ai là đường cơ sở thẳng dùng để tính chiều rộng lãnh hải,
được dùng cho bờ biển lồi lõm, khúc khuỷu, quanh co và cho
quốc gia quần đảo (Điều 7 Công ước về luật biển 1982). Một số
quốc gia kết hợp đường cơ sở thẳng và đường cơ sở thông thường
để tính chiều rộng lãnh hải (tức là kết hợp Điều 5 và Điều 7 của
Công ước về luật biển 1982).
Đối với vùng lãnh hải, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn
toàn và đầy đủ (Điều 2 Công ước về luật biển 1982), ban hành
các quy định cho thủy vận, với mục đích đảm bảo an ninh, các
phương tiện và trang thiết bị vận tải thủy, bảo vệ tài nguyên sinh
vật và phòng ngừa ô nhiễm, quy định khu vực cấm tàu thuyền
nước ngoài (khoản 3, Điều 25 Công ước về luật biển 1982).
Theo Điều 18 và 19 Công ước về luật biển 1982 thì qua lại hòa
bình (qua lại vô hại - right of innocent passage) được hiểu là tàu
thuyền nước ngoài chạy qua không rẽ vào vùng nội thủy, hoặc đi
qua vùng nội thủy, hoặc đi từ vùng nội thủy ra biển cả (Điều 18
Công ước về luật biển 1982). Như vậy, đi lại hòa bình có nghĩa là
không vi phạm các quy định và an ninh của quốc gia ven biển
(Điều 19 Công ước về luật biển 1982) và chấp hành luật lệ của
quốc gia ven biển.
Theo Điều 19 Công ước về luật biển 1982, các quốc gia có
quyền đi qua lãnh hải của quốc gia ven biển không phải xin phép
trước nếu họ không có các hoạt động:
- Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, độc lập, toàn
vẹn lãnh thổ của quốc gia ven biển;
- Luyện tập, diễn tập với bất kỳ loại vũ khí nào;
- Thu thập tin tức tình báo gây thiệt hại cho quốc gia ven biển-
- Tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc gia ven biển;

67
- Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay,
phương tiện quân sự;
- Xếp dỡ hàng hóa, tiền bạc, đưa người lên xuống tàu trái quy
định của quốc gia ven biển;
- Cô' ý gây ô nhiễm nghiêm trọng;
- Đánh bắt hải sản;
- Nghiên cứu, đo đạc;
- Làm rối loạn hoạt động giao thông liên lạc;
- Các hoạt động khác không trực tiếp liên quan đến việc đi qua.
Trong vùng lãnh hải, quốc gia ven biển thực hiện các quyền:
M ột là, quyền tài phán hình sự đối với tàu thuyền nước ngoài
khi có vụ việc phạm tội trên tàu thuyền nước ngoài m à hệ quả của
vụ việc đó tác động đến quốc gia ven biển; hoặc tính chất của nó
ảnh hưởng đến sự ổn định của quốc gia ven biển; hoặc gây mất
trật tự vùng lãnh hải; nếu trưởng tàu thuyền, đại diện ngoại giao
hoặc lãnh sự có đề nghị chính quyền địa phương giúp đỡ (Điều 27
Công ước về luật biển 1982) và nhằm ngăn chặn buôn bán trái
phép mà túy;
H ai là, quyển tài phán dân sự không thực hiện với tàu thuyền
nJỚc ngoài đi qua lãnh hải nhưng có thể áp dụng các biện pháp
hình phạt hoặc bắt giữ tại điểm đậu trong lãnh hải, hoặc đi qua
lãnh hải sau khi ròi khỏi nội thủy; có quyền đòi bồi thường do tàu
thuyền nước ngoài gây ra trong thời gian khi đi qua lãnh hải (làm
hư hại các phương tiện hàng hải, ống dẫn ngầm, hệ thống lưới
đánh bắt cá w ...;
Ba là, tàu quân sự nước ngoài khi đi qua lãnh hải, ở trong lãnh
hải hoặc trong nội thủy có quyền bất khả xâm phạm theo quy
định của luật quốc tế nhưng không đe dọa đến an ninh quốc gia
ven biển. Tàu thuyền quân sự nước ngoài nếu không chấp hành

68
luật lệ của quốc gia ven biển sẽ bị buôc phải rời khỏi lãnh hải
(Điều 30 Công ước về luật biển 1982).
c. Vùng tiếp giáp - Contiguous zone
Vùng tiếp giáp là vùng biển nằm bên ngoài liền kề với lãnh
hải, rộng không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở (Điều 33 Công
ước về luật biển 1982).
Quốc gia ven biển có quyền kiểm tra để phòng ngừa vi phạm
các luật về hải quan, thuế, y tế, nhập cư và trừng phạt các hành vi
vi phạm các quy định trên lãnh thổ hay trong lãnh của mình
(Điều 33 Công ước về luật biển 1982).
Đối vói các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ ở đáy biển
thuộc vùng tiếp giáp lãnh hải (Điều 303 Công ước về luật biển
1982), nếu không được phép của quốc gia ven biển, mọi sự trục
vớt các hiện vật này đều bị coi là vi phạm xảy ra trên lãnh hải
hoặc trong lãnh hải của quốc gia đó và quốc gia đó có quyền
trừng trị. Khác vói vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp không thuộc
lãnh thổ và không thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển. Quốc
gia ven biển thực hiện quyền tài phán hạn chế hơn.
d. Vùng đặc quyền kinh tế - Exclusive economic zone
Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải,
cùng vói lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế không mở rộng quá 200
hài lý tính từ đường cơ sở. Vùng đặc quyền kinh tế không thuộc
chủ quyền của quốc gia ven biển, có quy chế pháp lý riêng. Các
quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, cũng như các
quyền và tự do của các quốc gia khác được điều chỉnh phù hợp
với Điều 55 Công ước về luật biển 1982. Quốc gia ven biển thực
hiện quyền chủ quyền với mục đích thăm dò, khai thác, bảo vệ và
quản lý tài nguyên sinh vật biển; lắp đặt và sử dụng các đảo nhãn
tạo, các thiết bị và các công trình khác v.v... (Điều 56 Công ước
về luật biển 1982).

69
Trong vùng đặc quyền kinh tế, các quốc gia khác có các quyên
tự do sau đây (khoản 1, Điều 58 Công ước về luật biển 1982):
1) Tự do hàng hải;
2) Tự do hàng không;
3) Tự do lắp đặt dây cáp ống dẫn ngầm (khi đặt đường ống dẫn
ngầm phải thông báo và thỏa thuận với quốc gia ven biển);
4) Được tự do sử dụng biển vào các mục đích khác phù hợp
với luật định và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này,
phù hợp vói các quy định khác của Công ước.
Trong khu vực Biển Đông, vùng đặc quyển kinh tê của các
quốc gia lân cận lại trùm lẫn lên nhau. Phương án phân chia tốt
nhất vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa tại Biển Đông
là theo đường trung tuyến. Tuy nhiên, các quốc gia trong vùng
đều không áp dụng phương án đường trung tuyến. Mỗi quốc gia
đều có những tuyên bô riêng biệt về vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa nên dẫn đến phát sinh tranh chấp.
e. Biển cả và c h ế độ pháp lý của biển cả (high sea)
Biển cả là toàn bộ các phần biển nằm ngoài các vùng nội thủy,
lãnh hải, đặc quyền kinh tế và ngoài vùng nước quần đảo của các
quốc gia quần đảo thuộc quyền tự do hàng hải của tất cả các quốc
gia phù hợp với các nguyên tắc và các quy phạm pháp luật quốc
tế (Điều 86 Công ước về luật biển 1982).
Chế độ pháp lý biển cả quy định đối với tàu thuyền mọi quốc
gia khi hoạt động ngoài biển cả phải có cờ quốc gia, tuân thủ
nguyên tắc tự do biển cả và có trách nhiệm tôn trọng quyền lợi
hợp pháp của các quốc gia khác (Điều 87 Còng ước về luật biển
1982). Ngoài quốc gia mình, các tàu thuyền nước ngoài, kể cả tàu
thuyền quân sự ở biển cả đều có quyền bất khả xâm phạm, các
quốc gia khác không có quyển tài phán. Cấm các quốc gia khác
có biện pháp cưỡng ép hoặc hành động bạo lực. Mọi tàu thuyền

70
đều có các đặc quyền và ưu đãi đặc biệt. Tất cả các quốc gia có
quyền hợp tác với nhau, bằng mọi khả năng của mình, để trấn áp
cướp biển trên biển cả hay ở bất kỳ nơi nào khác không thuộc
quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào (Điều 100 Công ước về
luật biển 1982).
Ngoài ra, hoạt động của các quốc gia ở biển quốc tế còn được
điều chỉnh bởi một số điều ước quốc tế song phương quan trọng
khác, ví dụ như Thỏa thuận giữa Liên Xô và Hoa Kỳ ký kết ngày
25/5/1972 về phòng ngừa sự va chạm ở biển cả và khoảng không
trên nó, các tàu thuyền có thể quan sát hoặc giám sát lẫn nhau,
nhưng không được làm phiền đến hoạt động hoặc gây nguy hiểm
cho nhau (khoản 4, Điều 3 của Thỏa thuận); hoặc điều ước quốc
tế tương tự giữa Liên Xô và Anh đã được ký kết năm 1986.
Các quốc gia không có vùng biển có quyền tiếp cận biển cả
bằng cách đi transit qua lãnh thổ của quốc gia ven biển (Điều 124
đến Điều 132 Công ước về luật biển 1982).
Vùng di sản chung gồm đáy biển, lòng đất đáy biển và tài
nguyên ở đó không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào,
mà là di sản chung của nhân loại. Việc khai thác và sử dụng vì
mục đích hòa bình cho con người phải tuân theo pháp luật và tập
quán quốc tế, do cơ quan quốc tế có thẩm quyền quản lý chung
(Điều 137 Công ước về luật biển 1982)
/. Thêm lục địa (Continental shelf) và quy c h ế pháp lý thềm
lục địa
Theo Công ước Geneva về luật biển nãm 1958, thềm lục địa là
đáy biển và lòng đất dưới đáy biển tiếp giáp với bờ biển, các hải
đảo nằm ngoài lãnh hải đến độ sâu 200m hoặc sáu hơn nữa tới
mức độ cho phép khai thác các tài nguyên thiên nhiên ở đó.
Thềm lục địa, theo quy định của Công ước về luật biển 1982,
là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nầm bên ngoài lãnh hải của

71
quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên đến bờ ngoài của rìa lục địa
hoặc đến cách đường cơ sở 200 hải lý (Điều 76). Nếu thểm lục
địa vượt quá 200 hải lý, quốc gia ven biển có thể xác định ranh
giới ngoài thềm lục địa của m ình và báo cho ủy ban ranh giới
thẻm lục địa Liên hợp quốc để xem xét và đưa ra khuyến nghị và
có nghĩa vụ đóng góp khi khai thác (Điều 76 và Phụ lục II Công
ước về luật biển 1982).
Theo đó, Điều 76 Công ước về luật biển 1982 quy định thềm
lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm bên ngoài
lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của
lãnh thổ đất liền của quốc gia này cho đến bờ ngoài của rìa lục
địa hoặc đến cách đường cơ sở 200 hải lý nếu như rìa ngoài của
bờ lục địa ở khoảng cách gần hơn. Trong trường hợp bờ ngoài của
rìa lục địa kéo dài tự nhiên lớn hơn 200 hải lý tính từ đường cơ sở
thì quốc gia ven biển có thể xác định ranh giói ngoài của thềm
lục địa theo sự kéo dài tự nhiên đó nhưng cũng không được vượt
quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu
2.500m một khoảng cách không quá 100 hải lý.
Trong thềm lục địa, các quốc gia ven biển có quyền thăm dò,
khai thác, tài nguyên thiên nhiên thềm lục địa; lắp đặt và sử dụng
các đảo nhân tạo, các thiết bị và các công trình khác (Điều 77
Công ước về luật biển 1982). Các quốc gia khác muốn khai thác ở
thềm lục địa phải được sự đồng ý của quốc gia ven biển. Tất cả
các quốc gia đều có quyền lắp đặt dây cáp, ống dẫn ngầm (Điều
79 Công ước vẻ luật biển 1982).
g. Quy c h ế pháp lý eo biển và kênh quốc t ế
Kênh quốc tế là công trình thủy lợi nối biển với đại dương và
được sử dụng làm vận tải quốc tế, ví dụ như các kênh đào Xuyê,
Panama và Kinxki.
Kênh đào Xuyê nối Địa Trung Hải và Hổng Hải là đường giao
thông trọng yếu giữa Đại Tây Dương, An Độ Dương và Thái Bình

72
Dương. Kênh đào Xuyê khởi công xây dựng ngày 25/5/1859 và
hoàn thành vào ngày 17/11/1869. Năm 1882, Anh xâm chiếm Ai
Cập và khống chế kênh đào Xuyê. Năm 1956, người Anh rút khỏi
Ai Cập sau 74 năm chiếm đóng. Tổng thống Ai Cập đã công bố
quốc hữu hóa kênh đào Xuyê ngày 26/7/1956. Công ước vé đảm
bảo tự do cho kênh đào Xuyê được ký kết năm 1888, nội dung
Công ước đã quy định kênh đào Xuyê được tự do sử dụng 24/24h
cho tất cả các quốc gia. Chính phủ Ai Cập có trách nhiệm áp
dụng các biện pháp để đảm bảo tự do thủy vận trên kênh đào này.
Kênh đào Panama. Văn bản pháp lý về đào kênh Panama
được điều chỉnh bằng các điều ước Quốc tế ký kết giữa Mỹ và
Panama vào các năm 1901 và năm 1903. Kênh Panama được đào
từ năm 1904 và hoàn thành vào tháng 8/1914 (sau 10 năm). Kênh
đào Panama có quy chế pháp lý quy định tự do cho tàu thuyền
quân sự và phi quân sự. Hoa Kỳ đã quản lý kênh đào Panama
đến năm 1977, sau đó Mỹ và Panama ký các điều ước về kênh
Panama, về sự trung lập vĩnh viễn và khai thác kênh đào này. Các
điều ước này thay th ế cho các điều ước trước đó và có hiệu lực
đến ngày 31/12/1999. Từ ngày 01/01/2000, kênh đào Panama
và các công trình thủy lợi đã chuyển chủ quyền cho chính phủ
Panama.
Kênh Kinxki. Quy chế pháp lý vể kênh Kinxki được quy định
bằng các văn bản pháp luật của Đức và các Thỏa thuận giữa Đức
với các các quốc gia khác. Theo đó, tàu thuyền phi quân sự của
các quốc gia có quyền đi lại 24/24h. Đối với tàu quân sự nước
ngoài thì đi qua kênh cần xin phép, cắm cờ quốc gia của mình và
tuân thủ các quy định hàng hải.
Eo biển quốc t ế là phần thu hẹp tự nhiên của biển mà tàu
thuyên và phương tiện bay qua được điều chỉnh bằng luật quốc tế
(Công ước vé luật biển 1982); hoặc eo biển quốc tế là các đường
biển tự nhiên nối các biển, các đại dương với nhau và được sử

73
dụng cho giao thông hàng hải quốc tế. Eo biển quốc tế là đường
ngắn nhất không chỉ nối các lục địa và các nước với nhau m à còn
nối giữa các miền của m ột nước. Chế độ tự do qua lại này không
động chạm tới các quy chế khác của các vùng nước trong eo biên
đó (lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế). Công ước vê luật biên
1982 cũng có quy định riêng về chế độ qua lại vô hại đối với một
số eo biển quốc tế.
Eo biển quốc tế có 3 đặc điểm cơ bản sau đây:
M ột là, được tạo thành giữa một bên là đảo, một bên là lãnh
thổ trên đất liền của một nước nếu như phía bên kia của đảo cũng
là đường hàng hải quốc tế thuận tiện để ra biển cả; H ai là, nằm
giữa một bên là biển cả và một bên là lãnh hải hay vùng đặc
quyển kinh tế của nước khác; Ba là, có nhiều eo biển quốc tế là
đường dẫn tới biển kín (eo biển Ban Tích, eo biển Hắc H ải...) có
quy chế pháp lý riêng được quy định bằng các điều ước quốc tế
hoặc tập quán quốc tế '.

4. Giải quyết các tranh chấp trén biển.


Nội dung Điều 279 Công ước vể luật biển 1982 đã quy định
nghĩa vụ của các quốc gia cần giải quyết các tranh chấp trên biển
bằng biện pháp hòa bình, theo đó các quốc gia tranh chấp, trước
hết cần ưu tiên giải quyết tranh chấp bằng hòa bình theo quy định
tại khoản 3, Điều 2 Hiến chương Liên Hợp Quốc; hoặc cần phải
tìm các giải pháp, các phương pháp đã được quy định tại khoản 1,
Điều 33 Hiến chương Liên Hợp Quốc, sau đó sẽ áp dụng Công
ưốc về luật biển 1982. Nội dung các Điều từ 279 đến Điều 299
(Phần XV) của Công ước về luật biển 1982 đã quy định về
nguyên tắc giải quyết tranh chấp, trình tự và thù tục giải quyết
tranh chấp, cũng như cơ quan có thẩm quyền giải quvết tranh

1. N guồn: http://law so ft.thuvienphapluat.vn/D efault.aspx?ct= T V B T .

74
chấp. Hiện nay, các quốc gia đều căn cứ vào Công ước về luật
biển 1982 để giải quyết bất đồng và tranh chấp về các vùng biển
quốc gia cũng như các báo cáo về xác định ranh giới ngoài thềm
lục địa của các quốc gia (Điều 76 Công ước về luật biển 1982).
Như vậy, để giải quyết các tranh chấp trên biển, các quốc gia
cần dựa vào cơ sở pháp lý là luật pháp quốc tế (các điều khoản và
thủ tục); thông qua cơ chế Liên hợp quốc, Tòa án quốc tế, Tòa án
luật biển quốc tế, Tòa trọng tài quốc tế hoặc tiến hành bằng cách
đàm phán song phương và đa phương.
Nội dung giải quyết tranh chấp thông qua các cơ chế cụ thể
nói trên như sau:
a. Liên hợp quốc
Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là hai cơ
quan quan trọng nhất của Liên hợp quốc, có vai trò chính trong
việc giải quyết các tranh chấp quốc tế nói chung và tranh chấp về
biển nói riêng. Với tư cách là các cơ quan tối cao của Liên hợp
quốc, Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có quyền
thảo luận mọi vấn đé liên quan đến việc bảo vệ hòa bình và an
ninh quốc tế, đưa ra các nghị quyết có tính bắt buộc hoặc khuyến
nghị vể bất cứ vấn đề gì cho các quốc gia hữu quan trong việc
giải quyết các tranh chấp quốc tế.
b. Tòa án quốc t ế về luật biển (TALB-ỈTLOS )
Tòa án quốc tế về luật biển được thành lập và hoạt động theo
quy định của Công ước về luật biển 1982 và Quy chế của Tòa án
quốc tế vể luật biển. Tòa gồm 21 thẩm phán, thù tục giải quyết
giống như Tòa án quốc tế. Khác với Tòa án quốc tế và Tòa án
EU, Tòa án quốc tế về luật biển không có thẩm quyền giải thích
luật với ý nghĩa của một kết luận tư vấn. Ví dụ, trong vụ tranh
chấp song phương giữa Singapore và M alaysia về lãnh hải tại
phiên tòa ngày 09/10/2003, Malaysia lập luận rằng Singapore đã
vi phạm lãnh hải và chiếm đất ở biển, Malaysia đã đệ trình vấn đề

75
này lên Tòa án quốc tế vể luật biển tại H am burg (Đức) và yêu cầu
cơ quan này lệnh cho Singapore phải dừng ngay mọi cuộc khai
thác xung quanh Tuas và Pulau Tekong. 21 thẩm phán của Tòa án
quốc tế về luật biển đã phán quyết Singapore tiếp tục việc khai
thác xung quanh Tuas và Pulau Tekong; hoặc các vụ tranh chấp
khác như: vụ tranh chấp quần đảo Falm as giữa M ỹ và H à Lan
năm 1928; vụ tranh chấp các đảo M inquiers và Écrehous giữa
Anh và Pháp năm 1953; vụ tranh chấp hai nhóm đảo giữa
Indonesia và M alaysia năm 2002.
Các bên tranh chấp cũng không phải bắt buộc lựa chọn Tòa án
quốc tế về luật biển để giải quyết tranh chấp, đôi khi vụ việc
tranh chấp lãnh thổ trên biển cũng được các bên đưa ra Tòa án
Công lý Quốc tế (ICJ). V í dụ năm 2003, M alaysia và Singapore
cùng yêu cầu l ơ xử lý tranh chấp lãnh thổ ở Pedra Brance
(thường được biết đến với tên gọi là Pulau Batu Puteh ở
M alaysia), M iddle Rocks và South Ledge. Vụ việc đã được phán
quyết vào tháng 5/2008 mà theo đó chủ quyền đối với đảo Pedra
Brance đã được trao cho Singapore, M iddle Rock thuộc về
M alaysia, còn South Ledge được chia tách cho cả hai nước căn cứ
theo lãnh hải. Cả M alaysia và Singapore đều chấp nhận phán
quyết của IC J1.
c. Tòa trọng tài vé luật biển
Tòa trọng tài vể luật biển được thành lập theo Phụ lục VII của
Công ước về luật biển 1982. Tòa trọng tài về luật biển giải quyết
các tranh chấp liên quan đến giải thích, áp dụng Công ước có liên
quan đến các vấn đề:
M ột là, quyền chủ quyền hay quyền tài phán của quốc gia ven
biển; H ai là, nghiên cứu khoa học biển; Ba là, các quy định của
Công ước về đánh bắt hải sản.

1. tu a n v ietn am .n et/2 0 0 9 -11-09-vai-tro-lon hơn cu a toa an cong-ly-q u o c-te.


Trọng tài viên của Tòa trọng tài về luật biển do các quốc gia
thành viên Công ước vể luật biển 1982 chỉ định (mỗi quốc gia có
quyền chỉ định 4 trọng tài, Tổng thư ký Liên hợp quốc lập danh
sách trọng tài và khi có tranh chấp m ột Hội đồng trọng tài được
thành lập từ danh sách đó).
Hội đồng trọng tài thưòng có 5 thành viên: Mỗi bên tranh chấp
chỉ định một trọng tài; 3 trọng tài còn lại do các bên tranh chấp
thỏa thuận; Chủ tịch Hội đồng trọng tài được chọn một trong 3
trọng tài đó. Hội đồng trọng tài phán quyết theo đa số, nếu trường
hợp số phiếu bằng nhau thì phiếu của Chủ tịch Hội đồng trọng tài
quyết định. Phán quyết của Hội đồng trọng tài là chung thẩm,
không kháng án, kháng cáo, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.
e. Tòa trọng tài đặc biệt vê luật biển
Tòa trọng tài đặc biệt về luật biển được thành lập và hoạt động
theo Phụ lục VIII Công ước về luật biển 1982. Để thành lập Tòa
trọng tài đặc biệt về luật biển phải kể đến sự đóng góp to lớn của
các tổ chức quốc tế có thẩm quyền chuyên môn, như: IMO; FAO;
Chương trình Liên hợp quốc về môi trường (UNEP) và ú y ban
hải dương học liên chính phủ. Các tổ chức quốc tế này lập Danh
sách các chuyên gia về từng lĩnh vực trên cơ sờ tiến cử của các
quốc gia thành viên Công ước về luật biển 1982.
Tòa trọng tài đặc biệt về luật biển giải quyết các tranh chấp
theo từng lĩnh vực riêng, cụ thể như: hàng hải; nghiên cứu khoa
học biển; đánh bắt hải sản, bảo vệ môi trường biển.
Như vậy, việc phân loại pháp lý các vùng biển đã ghi nhận cụ
thể quyền của các quốc gia đối với các vùng biển và quy chế
pháp lý đối với từng vùng. Cộng đồng quốc tế đã đạt được mục
đích là xây dựng được văn bản thành vãn quy định về các hoạt
động của các quốc gia ở thế giới đại dương.

77
II. PHÂN ĐỊNH CÁC VÙNG BIỂN t r ê n b iể n đ ô n g

Đây là lĩnh vực đã được nhiều nhà khoa học trong nước nghiên
cứu1. Theo các điều khoản của luật biển quốc tế, tất cả các quốc
gia ven biển đều có quyền hoạch định các vùng biển của mình
như vùng nội thuỷ, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Việc hoạch định các vùng biển
vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của các quốc gia ven biển, đăc biệt
là đối với các quốc gia thành viên của Công ước về luật biển 1982.
Việc hoạch định các vùng biển còn nhằm tạo ra sự ổn định và trật
tự trong việc sử dụng và quản lý biển. Trong trường hợp các quốc
gia ven biển có vùng biển không có liên quan đến lợi ích của các
quốc gia khác thì ranh giới của các vùng biển này do các quốc gia
ven biển tự xác định phù hợp vói Công ước Liên hợp quốc về luật
biển năm 1982, phù hợp với luật pháp quốc tế cũng như với thực
tiễn quốc tế. Trong trường hợp vùng biển của quốc gia ven biển lại
nằm tiếp liền, đối diện hoặc chồng lấn với vùng biển của các quốc
gia khác thì việc hoạch định ranh giới các vùng biển đó cần phải
đàm phán và thỏa thuận với các quốc gia có liên quan.
Như vậy, việc phân định biển có thể được hiểu là quá trình
hoạch định đường ranh giới phân chia các vùng biển giữa hai hay
nhiều quốc gia hữu quan, tức là vấn đề phân định biển được đặt ra
cho các quốc gia có các vùng biển tiếp liền hoặc đối diện nhau và
có danh nghĩa pháp lý các vùng biển chồng lấn nhau.
Phân định biển nhằm mục đích xác định rõ đường biên giới
biển, phân chia (hoặc đường phân chia) vùng biển thuộc chủ
quyền hoặc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven
biển hoặc quốc gia quần đảo (gọi chung là quốc gia ven biển).

1. Tìm đọc thêm . N guyen H ong T h a o , Joint D evelopm ent in the G u lf o f T h ailan d
IBRU Boundary and Security Bulletin, A utum n 1999; N guyễn M inh N ịịọc . Q u an hệ V iêt
N am - C am puchia và vấn đề phân định biên giới biển tại vịnh T hái Lan
w w w .nghiencuubiendong.vn; N guyễn Bá D iếu, Đ ịa vị pháp lý của đao tro n g phán dịnh các
vùng biển, w w w .nghiencuubiendong.vn.

78
Phân định biển là một vấn đề quan trọng nhằm đảm bảo an
ninh quốc gia nói riêng và an ninh quốc tế nói chung, đảm bảo
việc khai thác và sử dụng biển vì sự trường tồn của con người.
Việc phân định biển không chỉ có ý nghĩa vô cùng quan trọng
trong việc xác định biên giới lãnh thổ quốc gia trên biển đối với
mỗi quốc gia có biển, mà đây còn là một vấn đề có tính nhạy cảm
vì liên quan trực tiếp đến chủ quyền, quyền chủ quyền và lợi ích
của các quốc gia có liên quan. Do đó, để giảm thiểu xung đột lọi
ích quốc gia, việc phân định biển phải được tiến hành một cách
hợp lý, tôn trọng và tuân thủ hệ thống pháp luật quốc tế, cũng như
những chứng cứ pháp lý - lịch sử đã được ghi nhận và tồn tại
trong lịch sử phát triển dân tộc ở mỗi quốc gia.
Trong thực tiễn quan hệ quốc tế, các quốc gia ven biển dựa
trên cơ sở luật quốc tế và áp dụng các phương pháp khác nhau để
tiến hành đàm phán nhằm tìm ra giải pháp phân định biển một
cách công bằng. Chẳng hạn như:
Áp dụng phương pháp đường trung tuyến cách đều. Phương
pháp này được áp dụng trong trường hợp các quốc gia có bờ biển
tiếp liền hoặc đối diện nhau. Thực tiễn quốc tế cho thấy thường
sử dụng đường trung tuyến trong trường hợp các quốc gia có bờ
biển đối diện nhau hoăc đường cách đều trong trường hợp các
quốc gia có bờ biển tiếp liền nhau. Theo đó, đường ranh giới để
phân định biển chính là đường mà tất cả các điểm nằm trên
đường đó đều cách đều các điểm gần nhất của đường cơ sở dùng
để tính chiều rộng lãnh hải của các quốc gia tương ứng để làm
điểm xuất phát ban đầu. Phương pháp này thường sử dụng trong
phân định các vùng biển có bờ biển bằng phảng, ít lồi lõm, ít khúc
khuỷu hoặc không có sự hiện diện của các đảo...
Khi thực hiện phân định biển các quốc gia hữu quan cần phải
xem xét, cân nhắc và chú ý tới các yếu tố như: hình dạng bờ biển,
sự hiện diện của các đảo, vấn đề về hàng hải... để điều chỉnh

79
đường này nhằm tìm ra giải pháp công bằng m à các bên có thê
chấp nhận được. M uốn đạt được kết quả công bằng trong phân định
biển cần phải áp dụng các quy đinh của Công ước về luật biển năm
1982 một cách khoa học, vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, phương
pháp phân đinh cho phù hợp với thực tế và các hoàn cành hữu quan
của khu vực phân định.
Áp dụng các phương pháp khác:
- Phương pháp phẩn kéo dài tự nhiên của biên giới trên bộ:
Trên cơ sở đường biên giới trên bộ kéo dài tự nhiên ra biển để
phân định vùng biển đang tranh chấp. Đến 'nay, mới chỉ có 3
trường hợp áp dụng phương pháp này là Thỏa thuận giữa Brazil và
Uruguay (ngày 21/6/1972); Thỏa thuận giữa Gam bia và Sênêgan
(ngày 04/6/1974); Thỏa thuận giữa Colombia và Ecuador (ngày
23/8/1975).
- Phương pháp đường vuông góc đối với hướng đi chung của bờ
biển: Trên cơ sở hướng đi chung của bờ biển kẻ đường vuông góc
để phân định vùng biển đang tranh chấp (phân định thềm lục địa
giữa Guinea và Guiné-Bissau).
- Phương pháp đường kinh tuyến và v ĩ tuyến: Đây là phương
pháp dựa vào đường kinh tuyến và vĩ tuyến để phân định các vùng
biển liên quan giữa các bên. Áp dụng trong các trường hợp sau:
Tuyên bô' Santiago giữa Chilê, Pêru và Ecuador (ngày 18/8/1952);
Hiệp định giữa Colombia và Pêru (ngày 23/8/1975); Hiệp định
giữa Pháp và Venezuela (ngày 17/6/1980)...
Công ước về luật biển 1982 đã quy định cụ thể và rõ ràng về
khái niệm, quy chế cũng như phạm vi các vùng biển. Các quốc
gia ven biển không chỉ có lãnh hải rộng 12 hải lý, mà còn có
những vùng biển khác như vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải
lý và thềm lục địa rộng tối đa tới 350 hải lý tính từ đường cơ sở
Mặc dù, các quy định trong Công ước về luật biển 1982 đã tao
điều kiện tối đa để các quốc gia có biển mở rộng một cách đáng

80
kể chủ quyền, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình
nhưng thực tiễn còn nhiều các vùng biển và thềm lục địa chồng
lấn giữa các quốc gia có bờ biển nằm tiếp liền hoặc đối diện
nhau. Đó cũng chính là nguyên nhân làm phát sinh xung đ ộ t1, có
nguy cơ đe dọa đến hòa bình và an ninh quốc tế khu vực (ví dụ
như ASEAN), cũng như trên toàn th ế giới (ví dụ như châu Á -
Thái Bình Dương).

1. Về phân định lãnh hải


Theo Công ước về luật biển 1982, chiều rộng của lãnh hải
được định chế không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Tuy
nhiên, khi phân định ranh giới lãnh hải có thể xuất hiện các “yếu
tố” có thể ảnh hưởng đến phân định ranh giới lãnh hải. Ví dụ như
sự hiện diện của các đảo và các công trình nhân tạo trên biển
v.v... Công ước Geneva về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải
năm 1958 (khoản 1, Điều 12) và Công ước về luật biển 1982
(Điểu 15) đã quy định về việc hoạch định ranh giới lãnh hải giữa
các quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau: “Khi hai
quốc gia có bờ biển kề nhau hoặc đối diện nhau, không quốc gia
nào được quyền mở rộng lãnh hải ra quá đường trung tuyến mà
mọi điểm nằm trên đó cách đều các điểm gần nhất của đường cơ
sờ dùng để tính chiều rộng lãnh hải của mỗi quốc gia, trừ khi có
sự thỏa thuận ngược lại. Tuy nhiên, quy định này không áp dụng
trong trường hợp do có những danh nghĩa lịch sử hoặc có các
hoàn cảnh đặc biệt khác cần phải hoạch định ranh giới lãnh hải
của hai quốc gia một cách khác”.

1. V í dụ, viộc phân định vịnh Bắc Bó giữa V iệt N am và T rung Q uốc; h oặc tranh ch ấp về
phân định vùng biển Ê giê giữa H y L ạp và T hổ N hĩ Kỳ kéo dài từ những näm 7 0 củ a th ế kỷ
trước đến nay; hoặc tranh chấp giữa M alaysia và Indonesia vẻ vùng biển A m balát; hoặc ờ
biển Barent giữa Liẽn b an g N ga và N a Uy.

8 .BA1 ĐO VN 81
Quy định trên đã ghi nhận phương pháp đường trung tuyên
cách đều, cũng như mở ra khả năng để các quốc gia liên quan có
thể thỏa thuận về một giải pháp phân định khác dựa trên cơ sở có
tính đến các yếu tố như danh nghĩa lịch sử hoặc hoàn cảnh đặc
biệt. Tuy nhiên, việc quy định cụ thể về danh nghĩa lịch sử hoặc
hoàn cảnh đặc biệt chưa được hai Công ước nói trên quy định cụ
thể dẫn đến thiếu cơ sở pháp lý cụ thể để các quốc gia có liên
quan tiến hành đàm phán, thỏa thuận về việc thừa nhận có sự hiện
diện của danh nghĩa lịch sử hay hoàn cảnh đặc biệt cũng như mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến giải pháp phân định ranh
giới lãnh hải. Thực tiễn quốc tế về phân định lãnh hải và vùng
tiếp giáp thường gặp các “hoàn cảnh đặc biệt” sau đây: Hình
dạng bất thường của bờ biển; sự hiện diện của các đảo; tuyến
đường và luồng hàng hải...
Công ước về luật biển 1982 không có qui định riêng biệt về
phân định vùng nội thủy và vùng tiếp giáp lãnh hải. Tuy nhiên,
trong thực tiễn quan hộ quốc tế, khi phân định vùng nội thủy, các
quốc gia có biển thường áp dụng tương tự như các định chế được
quy định tại Điều 15 Công ước về luật biển 1982; còn việc phân
định vùng tiếp gĩáp lãnh hải thì phức tạp hơn vì các điểu khoản
quy định vể vùng biển này nằm chung trong Phần II “ Lãnh hải và
vùng tiếp giáp” của Công ước về luật biển 1982. V iệc đặt tên mục
của Phần II, Công ước về luật biển 1982 là “Lãnh hải và vùng
tiếp giáp" có thể là một quy định “m ở” để các quốc gia liên quan
có thể áp dụng những quy định về phân định lãnh hải trong Điều
15 Công ước về luật biển 1982 cho việc phân định vùng tiếp giáp
lãnh hải.

2. Về phân định vùng đặc quyền kinh tế


Thực tiễn quốc tế cho thấy, nhiều quốc gia không thiết lập
vùng tiếp giáp lãnh hải, mà chỉ thiết lập vùng đặc quyền kinh tế'
bởi vì, vùng tiếp giáp lãnh hải là một bộ phận đặc thù của vùng

82
đặc quyền kinh tế; là hai vùng biển thuộc quyền chủ quyển của
quốc gia ven biển. Quy chê pháp lý vùng đặc quyền kinh tế cũng
điều chình các hoạt động ở vùng tiếp giáp lãnh hải. Đây là hai
vùng biển nằm bên ngoài đường biên giới quốc gia trên biển nên
trong trường hợp xuất hiện nhu cầu về phân định ranh giới giữa
vùng tiếp giáp lãnh hải, các quốc gia có thể áp dụng (hay viện
dẫn) Điều 74 “Hoạch định ranh giới vùng đặc quyên vê kinh tế
giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đôi diện nhau” Công
ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982. Điều 74 Công ước về
luật biển 1982 quy định như sau:
Một là, việc hoạch định ranh giới vùng đặc quyền về kinh tế
giữa các quốc gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được
thực hiện bằng con đường thỏa thuận theo đúng với pháp luật
quốc tế như đã nêu ờ điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế để đi đến
một giải pháp công bằng (khoản 1);
Hai là, nếu không đi tới được một thỏa thuận trong một thời
gian hợp lý thì «ác quốc gia hữu quan sử dụng các thủ tục nêu. ở
phần XV (khoản 2);
Ba là, trong khi chờ ký kết thỏa thuận ở khoản 1, các quốc gia
hữu quan, trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức mình để
đi đến các dàn xếp tạm thời có tính chất thực tiễn và không
phương hại hay cản trờ việc ký kết các thỏa thuận dứt khoát trong
giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không phương hại
đến hoạch định cuối cùng (khoản 3);
Bôn là, khi một điều ước đang có hiệu lực giữa các quốc gia
hữu quan, các vấn đề liên quan đến việc hoạch định ranh giới
vùng đặc quyền kinh tế được giải quyết theo đúng điều ước đó
(khoản 4).
3. Vé phân định thém lục địa
Phán định thềm lục địa được quy định trong Điều 83 của
Còng ước về luật biển 1982. Cụ thể như sau:

83
M ột là, việc hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa các quốc
gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được thực hiện bằng
con đường thỏa thuận theo đúng luật pháp quốc tế như đã được
nêu ở Điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế để đi tới một giải pháp
công bằng (khoản 1);
H ai là, nếu không đi tới m ột thỏa thuận trong một thời hạn
hợp lý thì các quốc gia hữu quan sử dụng các thủ tục nêu ở phần
XV Công ước (khoản 2);
Ba là, trong khi chờ đợi ký kết thỏa thuận nói ở khoản 1, các
quốc gia hữu quan trên tinh thần hiểu biết và hợp tác, làm hết sức
mình để đi đến các giải pháp tạm thời có tính chất thực tiễn và
không để phương hại hay cản trở việc ký kết các thỏa thuận dứt
khoát trong giai đoạn quá độ này. Các dàn xếp tạm thời không
phương hại đến việc hoạch định cuối cùng;
Bôn là, khi một điều ước đang có hiệu lực giữa các quốc gia
hữu quan, các vấn đề liên quan đến việc hoạch định ranh giới
thềm lục địa được thực hiện theo đúng điều ước đó.
Như vậy, việc hoạch định ranh giới thềm lục địa giữa các quốc
gia có bờ biển tiếp liền hay đối diện nhau được ưu tiên thực hiện
bằng con đường thỏa thuận, chỉ khi thoả thuận không thành thì
các bên mói sử dụng các thủ tục giải quyết tranh chấp bằng các
biện pháp hòa bình đã được định chế trong khoản 3, Điều 2 Hiến
chương Liên hợp quốc, các bên được quyền chọn các biện pháp
hòa bình thích hợp. Ngoài ra, các bên có thê lựa chọn một hay
nhiều thiết chế sau đây:
- Tòa án quốc tế về luật biển, thành lập theo Phụ lục VI;
- Tòa án công lý quốc tế;
- Tòa án Trọng tài, thành lập theo Phụ lục VII;
- Tòa án đặc biệt, theo Phụ lục VIII.

84
Khác vói phân định lãnh hải, Công ước về luật biển 1982 đã
không đưa ra một phương pháp cụ thể để phân định thềm lục địa
và vùng đặc quyền kinh tế nhưng lại nhấn mạnh đến 2 nguyên
tắc: “dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế ' và “giải pháp công bằng".
Về nguyên tắc dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ưốc về luật
biển 1982 đã mở ra khả năng áp dụng tất cả các nguồn của luật
pháp quốc tế, kể cả tâp quán quốc tế cũng như các án lệ quốc tế
và thực tiễn đã được phân định giữa các quốc gia. Còn về giải
pháp công bằng có thể có ý nghĩa nhiều hơn về mặt đinh tính vì
đây là một quy định mang tính hàn lâm (hoặc định hướng).
Trong mỗi trường hợp cụ thể, khi phân định thềm lục địa dựa
trên cơ sở nguyên tắc giải pháp công bằng sẽ được coi là đạt kết
quả sau khi các bên hữu quan chấp nhận được các yếu tố liên
quan trong khu vực phân định và áp dụng linh hoạt các quy định
về phân định. Ví dụ như các yếu tố về: đặc điểm địa lý, địa mạo,
địa chất; sự hiện diện của mỏ tài nguyên; tỷ lệ giữa chiéu dài bờ
biển và diện tích thềm lục địa; sự hiện diện của đảo; điểm mút
biên giói đất liền; sự hiện diện của các đường cấp phép thăm dò,
khai thác dầu khí hay các tài nguyên khác; yếu tố quốc gia bất lợi
về địa lý; lợi ích kinh tế, chính trị, an ninh; truyền thống đánh bắt
cá; giao thông thủy vận; yếu tố văn hóa và các quyền lợi chính
đáng khác.
Đối với các án lệ quốc tế trong lĩnh vực phân định vùng thềm
lục địa, cần ưu tiên xem xét đến các đặc trưng về địa lý mà có
ảnh hường nhiều đến giải pháp phân định. Ví dụ như hình thái bờ
biển; sự hiện diện của đảo; và tỷ lệ giữa chiều dài bờ biển và diện
tích thềm lục địa.
Đê đảm bảo tôn trọng việc xác định ranh giới thềm lục địa lớn
hơn 200 hải lý, một ủy ban ranh giới thềm lục địa được lập ra
trong khuôn khổ Công ước về luật biển 1982. ủ y ban ranh giới
thềm lục địa gồm 21 ủy viên là chuyên gia về địa chất, địa vật lý

85
hay địa thủy văn do các quốc gia thành viên tham gia công ước
lựa chọn trong số công dân của mình, đảm bảo một sự đại diện
công bằng vể địa lý. Các ủy viên này thi hành các chức trách của
mình với tư cách cá nhân. Việc bầu cử các ủy viên của Uy ban
được tiến hành trong hội nghị của các quốc gia thành viên do
Tổng thư ký triệu tập tại trụ sở của Liên hợp quốc. Sô' đại biểu
cần thiết là 2/3 số quốc gia thành viên. Những ứng cử nào thu
được 2/3 số phiếu của các đại biểu có mặt và bỏ phiếu thì trúng
cử ủy viên của ủ y ban. Mỗi vùng địa lý được tuyển chọn ít nhất 3
ủy viên. Các ủy viên của ủ y ban được bầu với một nhiệm kỳ là 5
năm và họ có thể được bầu lại.
ủ y ban ranh giới thềm lục địa đã công bố danh sách 21 thành
viên trong nhiệm kỳ đầu tiên (ngày 13/3/1997). Đến nay, Uy ban
đã tổ chức 3 kỳ bầu cử với các nhiệm kỳ: 1997 - 2002; 2002 -
2007; và 2007 - 2012. ủ y ban ranh giới thềm lục địa thường họp
2 lần/năm (mùa xuân và mùa thu) tại trụ sở Liên hợp quốc ở New
York. Việc triệu tập các phiên họp được phê duyệt bởi Đại hội
đồng Liên hợp quốc trong các nghị quyết hàng năm của mình vể
biển và luật biển.
Uy ban ranh giới thềm lục địa có chức năng xem xét các số
liệu và các thông tin khác do các quốc gia ven biển gửi đến có
liên quan đến ranh giới ngoài thềm lục địa khi thềm lục địa này
mở rộng quá 200 hải lý, đưa ra các kiến nghị theo đúng điều 76
và Giác thư thỏa thuận (M em orandum d ’accord) đã được Hội
nghị Luật biển lần thứ III của Liên hợp quốc thông qua ngày
29/8/1980. Bên cạch đó, ú y ban cũng có chức nãng cung cấp các
ý kiến về khoa học kỹ thuật trong việc xây dựng các số liệu cho
việc xác định ranh giới ngoài thềm lục địa theo yêu cầu của quốc
gia ven biển liên quan.
Khi cần thiết, ủ y ban ranh giới thềm lục địa có thê hơp tác với
ủy ban hải dương học liên chính phủ của UNESCO, Tổ chức thủy

86
văn quốc tế và các tổ chức quốc tế có thẩm quyển khác nhằm thu
thập các số liệu khoa học và kỹ thuật có thể giúp cho ủy ban hoàn
thành trách nhiệm.
ủ y ban ranh giới thềm lục địa hoạt động thông qua 2 tiểu ban,
gồm 7 ủy viên được chỉ định 1 cách cân bằng theo yêu cầu của
quốc gia ven biển. Khi xem xét các đơn yêu cầu của các quốc gia
ven biển, tiểu ban sẽ gửi các kiến nghị của m ình lên Uy ban. Sau
đó, ủy ban chuẩn y các kiến nghị của tiểu ban theo đa số 2/3 các
ủy viên và bỏ phiếu. Các kiến nghị của ủ y ban được gửi bằng văn
bản tới quốc gia ven biển đã đưa đơn yêu cầu cũng như cho Tổng
thư ký Liên hợp quốc.
Theo quy định của ủ y ban, ngày 13/5/2009 các quốc gia tham
gia Công ước trước ngày 13/5/1999 phải nộp Báo cáo quốc gia
cho Úy ban ranh giới thềm lục địa. Nếu sau thời hạn 10 năm như
quy định cùa Công ước về luật biển 1982 mà quốc gia ven biển
không nộp báo cáo (Báo cáo đầy đủ hay sơ bộ) thì coi như quốc
gia đó không có nhu cầu và từ bỏ quyền của mình đối với thềm
lục địa vượt quá 200 hải lý.
Đến ngày 13/5/2009, đã có 50 Báo cáo quốc gia được chính
thức đệ trình lên ủy ban ranh giới thềm lục địa. Ngoài ra, đã có
44 quốc gia nộp Báo cáo các thông tin sơ bộ về thềm lục địa của
mình, đồng thời đãng ký trong thời gian nhất định sẽ hoàn thành
Báo cáo để trình ủ y ban ranh giới thềm lục địa. Tính đến ngày
29/4/2011, đã có 56 Báo cáo chính thức được gửi đến ú y ban
ranh giới thềm lục địa.
Từ năm 2002 đến nãm 2009, Việt Nam đã tiến hành xây dựng
Báo cáo ranh giới ngoài thêm lục địa lớn hơn 200 hải lý gồm 3
khu vực là: khu vực phía Bắc, khu vực giữa và khu vực phía Nam
(Báo cáo chung với M alaysia). Trong đó khu vực phía Bắc dựa
trên cơ sờ sự kéo dài của thềm lục địa Việt Nam vể phía Đông,
khu vực giữa và phía Nam là sự trải dài tự nhiên cùa thềm lục địa

87
Đông Nam Việt Nam. Ngày 06/5/2009, Phái đoàn thường trực
của Việt Nam tại Liên hợp quốc đã phối hợp với phái đoàn
thường trực của M alaysia nộp Báo cáo chung V iệt Nam -
Malaysia. Ngày 07/5/2009, phái đoàn V iệt N am đã nộp Báo cáo
của Việt Nam khu vực phía Bắc, bảo đảm đúng thời hạn quy định
là ngày 13/5/2009. Ngày 27/8/2009, V iệt N am và M alaysia đã
phối hợp trình bày Báo cáo chung và ngày 28/8/2009 Việt Nam
đã trình bày Báo cáo riêng khu vực phía Bắc cho ủ y ban ranh giói
thềm lục địa.

4. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong vấn
đề giải quyết phàn định các vùng biển
a. Tình hình tranh chấp biên giới biển, đảo
Trước diễn biến tình hình thế giới hiện nay và đặc biệt là vấn
đề về biển, đảo trong khu vực Biển Đông, Đ ảng ta đã xác định:
“Tình hình Biển Đông còn nhiều diễn biến phức tạp. Việc giữ
vững chủ quyền quốc gia trên biển, bảo vệ vững chắc Trường Sa,
Hoàng Sa cũng như các quyền lợi, chủ quyền của nước ta trên
biển là một nhiệm vụ trọng yếu, là một trong những địa bàn chiến
lược của quốc phòng, an ninh”.
Tính chất phức tạp của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền hiện
nay xuất phát từ những tí do cơ bản sau đây:
M ột là, chủ nghĩa đế quốc và các th ế lực thù địch luôn coi
châu Á - Thái Bình Dương trong đó có Đ ông Nam Á là một trọng
điểm chiến lược. Thời gian gần đây chúng càng tăng cường lực
lượng quân sự ở các nước trong khu vực, phối hợp tiến hành các
cuộc tập trận hải quân song phương, đa phương với mặt độ ngày
càng tăng; triển khai và hoàn thành hệ thống thiết bị chiến trường
cầu cảng, kho tàng... đồng thời ra sức lôi kéo một số nước tạo
thành liên minh quân sự để chống phá cách mạng nước ta;

88
Hai là, một số nước thể hiện ý đồ chiến lược, âm mưu “thôn
tính Trường Sa, độc chiếm Biển Đ ông”. Họ ra sức đẩy m ạnh các
hoạt động tuần tiễu, trinh sát thăm dò, khảo sát và khai thác tài
nguyên, vi phạm quyền tài phán quốc gia của Việt Nam bằng các
hình thức ngày càng tinh vi hơn.
Trong các vấh đề liên quan tới Biển Đông, Trung Quốc đã
công bố bản đồ vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình
tại Biển Đông năm 2005, nơi xa nhất cách đường cơ sở của Trung
Quốc hơn 900 hải lý, nơi gần bờ biển V iệt N am nhất chỉ cách bờ
có 50 hải lý (khoảng 90km). Đây là m ột tuyên bố hoàn toàn
không có cơ sở pháp lí, trái ngược với các quy định của Công ước
về luật biển 1982. Bên cạnh đó, việc giải quyết các vấn đề tranh
chấp chủ quyền ở Biển Đông cũng gặp nhiều khó khăn và chưa
có hướng giải quyết vì Trung Quốc áp dụng chính sách ba không,
đó là: nói không với quốc tế hóa vấn đề Biển Đông; nói không
với đối thoại đa phương; và nói không với bất kỳ cơ quan thứ ba
nào can dự giải quyết vấn đề Biển Đông.
Việc Trung Quốc Tuyên bố về “đường yêu sách lưỡi bò”
không chỉ gây lo ngại sâu sắc cho các nước trong khu vực Biển
Đông, trực tiếp xâm phạm đến các quần đảo thuộc chủ quyền của
Việt Nam, m à còn vi phạm nguyên tắc tự do hải vận đối với các
nước trong khu vực và trên thế giới.
Hiện nay, các nước có liên quan đến khu vực Biển Đông đều
tăng cường lực lượng quàn sự, củng cố vững chắc các vùng biển
đảo đã chiếm đóng làm cho tình hình trong khu vực trở nên căng
thẳng và phức tạp thêm.
Trong những năm tới, Đảng ta đã nhận định tình hình Biển
Đông còn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường. Trên
hướng Biển Đông luôn tiềm ẩn nhiều nhân tố gây mất ổn định và
khả năng xuất hiện những động thái mới trong việc tranh chấp
chủ quyền lãnh thổ; đặc biệt là tham vọng độc chiếm Biển Đông,

89
thôn tính Trường Sa và giành giật “biên giới m ềm " cùa một sô
nước lớn bằng cách tăng cường hoạt động quân sự, ngoại giao,
leo thang về yêu sách chủ quyền. Các loại tội phạm, xâm phạm
trái phép, buôn lậu ma túy, chất nổ... trên biển, đảo ngày càng gia
tăng với thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn.
Vì vậy, cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo và quản lý
tình hình an ninh biên giới biển, đảo hiện nay đang đặt ra nhiệm
vụ mới nặng nề hơn cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tộc ta.
h. Chủ trương của Đảnạ và N hà nước ta trong việc giải quyết
phân định các vùng biển
Vấn đề hoạch định đường biên giới biển và phân định ranh
giới các vùng biển và thềm lục địa với các quốc gia láng giềng là
một vấn đề hết sức quan trọng và thiêng liêng vì nó liên quan đến
chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích
quốc gia. Đồng thời đây cũng là một vấn đề hết sức mới mẻ, phức
tạp và khó khăn. Một nước không thể áp đặt ý chí đơn phương
của mình về biên giới biển cho một nưóc láng giềng khác trái với
pháp luật và thực tiễn quốc tế. Việc vạch đường biên giới trên
biển giữa các nước láng giềng đòi hỏi phải áp dụng chặt chẽ pháp
luật, thực tiễn quốc tế trong một điều kiện và hoàn cảnh tự nhiên
cụ thể, mỗi nước phải bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia của
mình nhưng đổng thời cũng phải tôn trọng quyền và lợi ích chính
đáng của các quốc gia khác được pháp luật và thực tiễn quốc tế
thừa nhận.
Tại Điều 7 Tuyên bô' ngày 12/5/1977 của Chính phủ Việt Nam
về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa Việt Nam đã khẳng định: “Chính phù nước Cộng
hòa xã hội chủ nghía Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông
qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của
nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các
vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên”.

90
Trong Nghị quyết phê chuẩn Công ước về luật biển 1982 của
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày
23/6/1994, đã nêu rõ:
“Chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ
cũng như các bất đồng khác có liên quan đến Biển Đông thông
qua thương lượng hòa bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và
tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công
ước về luật biển 1982...”
Như vậy, quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta đối với
việc hoạch định phân chia các vùng biển trong vùng chồng lấn
với các nước lánh giềng là: Thông qua thương lượng hòa bình,
bình đẳng và trên cơ sở luật pháp quốc tế, thực tiễn của mỗi nước
nhằm tìm ra một giãi pháp côn g bằng cho các bên liên quan.

5. Phản định biển giữa Việt Nam với các quốc gia trong
B‘iển Đỏng
Theo các định chế đã được ghi nhận tại Công ước Liên hợp
quốc về luật biển năm 1982, Việt Nam có toàn quyền xác định
các vùng biển và thềm lục địa theo nội dung của Công ước. Ngoài
ra, Việt Nam cũng có nghĩa vụ tiến hành phàn định các vùng biển
và thềm lục địa ở những khu vực chồng lấn với các nước láng
giềng trong khu vực Biển Đông. Điều đó đã được khẳng định
trong các văn bản sau đây: Luật Biên giới quốc gia năm 2003;
Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ngày 12/5/1977 về vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa; Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam
về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ngày
12/11/1982; và Nghị quyết ngày 23/6/1994 của Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Phê chuẩn Công ước về
luật biển 1982. Nội dung các văn bản này đã nhấn mạnh rằng:
“Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cùng

91
các nước liên quan, thông qua thương lượng, trên cơ sở tôn trọng
độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán
quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa
của mỗi bên”.
Việt Nam đã và đang tiến hành đàm phán giải quyết các vấn
đề phân định các vùng biển và thềm lục địa với các nước trong
khu vực. Đến nay, Việt Nam đã ký kết: H iệp định về vùng nước
lịch sử với Campuchia 07/7/1982; Bản thỏa thuận (M em orándum
of Understanding) về hợp tác thăm dò khai thác chung vùng
chồng lấn thềm lục địa với M alaysia 05/6/1992; Phân định vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với Thái Lan 09/8/1997; Hiệp
định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc 25/12/2000;
Phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong
vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc 15/6/2004; Hiệp định thỏa thuận
đường ranh giói thềm lục địa giữa V iệt Nam và Indonesia
26/6/2003.
a. Phân định biển giữa Việt N am và Cam puchia
Vùng biển Việt Nam - Campuchia nằm trong vịnh Thái Lan, là
phần phía Tây của biển Đông, tạo thành một vùng lõm rộng trên
bờ biển phía Nam của lục địa Đông Dương. Vùng biển Việt Nam -
Campuchia là một biển nửa kín có diện tích khoảng 300.000km 2,
được giới hạn bởi bờ biển của bốn quốc gia: Thái Lan, Việt Nam,
Malaysia và Campuchia. Vịnh thông ra Biển Đông, có chiều dài
khoảng 450 hải lý và chiều rộng trung bình khoảng 208 hải lý.
Vịnh có diện tích nhỏ và có khoảng 200 đảo chủ yếu tập trung
vào phần phía Đông và gần bờ biển. Đó chính là yếu tố làm phức
tạp thêm việc phân định ranh giới các vùng biển giữa Việt Nam
và Campuchia cũng như việc phân định biển giữa một bên là Việt
Nam - Campuchia với Thái Lan.
Phân định biển giữa Việt Nam và Campuchia là một việc làm
phức tạp do hai nước có quan điểm khác nhau về đường biên giới

92
biển; bên cạnh đó Campuchia m uốn hoàn tất trước việc phàn giới
cắm mốc biên giới trên đất liền với Việt Nam rồi sau đó mới đàm
phán giải quyết biên giới trên biển.
Việt Nam và Campuchia đã ký kết Hiệp định về vùng nước
lịch sử giữa hai nưốc ngày 07/7/1982, trong đó đã thỏa thuận lấy
đường Brévié1 được vạch ra năm 1939 làm đường phân chia các
đảo trong khu vực này và sẽ thương lượng vào thời gian thích
hợp... để hoạch định đưòng biên giới trên biển giữa hai nước. Đây
là lần đầu tiên hai nước thừa nhận chủ quyền đối với các đảo giữa
hai nước. Hiệp định đã nâng đường Brévié từ ranh giới quản lý
hành chính và cảnh sát lên thành đường phân chia chủ quyền đảo
giữa hai nước nhưng đồng thời cũng xác nhận giữa hai nước chưa
có đường biên giới trên biển.
Như vậy, từ đầu thế kỷ XVIII cho đến trước năm 1939, toàn
bộ các đảo giữa Việt Nam và Campuchia đều thuộc chủ quyền
của Việt Nam (xét I_ả về yếu tố lịch sử và pháp lý). Từ năm 1939,
Campuchia mcd chính thức quản lý về mặt hành chính và cảnh sát
các đảo ở phía Bắc đường Brévié. Tuy nhiên, chính quyền Nam
Kỳ và sau đó là chính quyền Sài Gòn không chấp nhận vì cho
rằng các đảo Wai, Phú Dự, Tiên Mối và nhóm Bắc Hải Tặc là các
đảo thuộc chủ quyền Việt Nam. Năm 1956, Campuchia đưa quàn

1. N gày 31/1/1939, T oàn quyền Đ ông D ương đã viết m ột bức thư, số 867 - A PI (sau
này có ý kiến lầm tường đó là T hông tư B révié) q uyết định vạch m ột đường phân ch ia quyền
quản lý hành chính và cảnh sát giữa hai bên. Đ ường này được m ô tả tro n g th ư nh ư sau:
"...tôi quyết định rằng tất cả các đào nẳm ờ p h ía Bác m ột đường vuông g óc với b ờ biển xuất
phát từ đường biên giới giữa C am bodge và N am Kỳ và lập thành m ột g óc 140" G vói kinh
tuyến Bắc, đúng theo bản đồ kèm theo đây, từ nay sẽ do C am bodge quản lý. Đ ặc b iệt, chính
quyén bảo hộ sẽ đảm nhiệm vấn đề cảnh sát củ a các đảo này. Tất cả các đ ảo ở phía N am
con đường này, kể cả toàn bộ đảo Phú Q uốc, sẽ tiếp tục do N am Kỳ quản lý. Đ ã q uyết định
con đường được vạch như vậy chạy vòng q u a Bắc đảo Phú Q uốc, cách các điểm nhô ra nhất
của bờ biển phía Bắc đ ảo Phú Q uốc 3 km ". Bức thư cũng nêu rõ: "Đ ương n hiên là ở đây chỉ
đề cập vấn đề hành chính và cảnh sát, còn vấn để quy thuộc lãnh thổ củ a các đ ảo này hoàn
toàn được b ào lưu". h ttp ://v n .36ơ plus.yahoo.com /m ac-lenin/article?m id = 7 5 & fid = -l

93
ra chiếm đảo Phú Dự, chiếm nhóm đảo Bắc Hải Tặc năm 1958 và
đảo Wai năm 1966.
Năm 1957, Campuchia ra sắc lệnh quy định đường cơ sở
thẳng là đường nối liền các điểm chuẩn trên đất liền và các đảo
ven bờ của Campuchia và quy định lãnh hải của Cam puchia là 5
hải lý. Sắc lệnh cũng quy định ranh giới trên biển với các quốc
gia liền kề là đường vuông góc với đường cơ sở kéo ra biển 5 hải
lý (đối với Việt Nam, đường này còn lệch vẻ phía Việt Nam hơn
so với đường Brévié), ranh giới ngoài thềm lục địa của
Campuchia là đường đảng sâu 50m. Năm 1972, chính quyén
Lonnol ra sắc lệnh về ranh giới thềm lục địa (sô 439-72/PRK ,
ngày 01/7/1972) và sắc lệnh về quy định hệ thống đường cơ sở và
lãnh hải của Campuchia (số 518-72/PKR, ngày 12/8/1972) đã
quy thuộc các đảo Phú Quốc và Thổ Chu của Việt Nam vào lãnh
thổ Campuchia.
Năm 1976, chính quyền Campuchia nêu yêu sách lấy đường
Brévié làm đường biên giới biển giữa hai nước vì Cam puchia cho
rằng đường này đã được sử dụng như đường biên giới trong gần
40 năm qua. Sau đó Việt Nam đã chính thức trao lại đảo W ai cho
Campuchia. Ngày 31/7/1982, Campuchia đã ra tuyên bố hệ thống
đường cơ sở thẳng, trong đó bao gồm cả các đảo nằm xa bờ như
đảo Wai.
Như vậy, Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và
Campuchia ngày 07/7/1982 đã giải quyết được một sô các vấn đé
đặc biệt quan trọng sau đây:
M ột là, Hiệp định đã xác định giới hạn cụ thể của vùng nước
lịch sử thuộc chế độ nội thuỷ chung của hai nước Việt Nam và
Campuchia. Ngoài vùng nước này là các vùng biển thuộc chủ
quyền và quyển chủ quyền riêng của mỗi nước. Quy định này đã
tạo ra cơ sờ pháp lý rõ ràng để hai nước quản lý, bảo vệ các vùng
biển của mình;

94
Hai là, hai bên đã thoả thuận lấy đường Brévié được vạch ra
năm 1939 làm đường phân chia đảo trong khu vực này. Đây là lần
đầu tiên hai nước thừa nhận chủ quyền của các bên đối với các
đảo giữa hai nước. Hiệp định đã nâng đường Brévié từ ranh giới
quản lý hành chính và cảnh sát lên thành đường phân chia chủ
quyển đảo giữa V iệt Nam và Campuchia nhưng cũng xác nhận
giữa hai nước chưa có đường biên giới trên biển;
Ba là, hai bên sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp trên cơ
sờ bình đẳng, hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ của nhau, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau để
hoạch định đường biên giới trên biển giữa hai nước trong và
ngoài vùng nưóc lịch sử. Hai nước tiếp tục đàm phán để phân
định đường biên giói trên biển Việt Nam và Campuchia bên trong
và ngoài vùng nước lịch sử;
Bốn là, việc tuần tiễu, kiểm soát trong vùng nước lịch sử sẽ do
hai bên cùng tiến hành. Hai nước tăng cường các lực lượng tuần
tra, kiểm soát, phối hợp trao đổi thường xuyên hơn giữa chính
quyền địa phương của hai bên nhằm bảo đảm an ninh trật tự
chung trong vùng nước lịch sử, tránh tình trạng mất an ninh, trật
tự cũng như để xẩy ra các vụ bắt giữ bất họp pháp tàu thuyền
đánh cá của ngư dân Việt Nam đang hành nghề hợp pháp trên
biển. Hai nước sẽ tiếp tục tổ chức tiến hành tuần tra chung trong
vùng nước lịch sử theo thoả thuận giữa hai Bộ Quốc phòng;
Năm là, việc đánh bắt hải sản của nhân dãn địa phương trong
vùng này vẫn tiếp tục theo tập quán làm ãn từ trước tới nay. Nhân
dân hai nước đều có quyền khai thác nguồn lợi hải sản một cách
hợp pháp trong vùng nước lịch sử. Công dàn của nước khác
không được phép vào đánh bắt trong vùng nước này;
Sáu là, việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như dầu khí,
khoáng sản, v.v... trong vùng nước lịch sử sẽ do hai bên cùng thoả
thuận; khi không có thoà thuận thì không bên nào được đơn

95
phương tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên trong vùng
nước lịch sử.
b. Thỏa thuận khai thác chung vùng chồng lấn thêm lục địa
giữa Việt Nam và M alaysia
Giữa Việt Nam và M alaysia tồn tại m ột vùng chồng lấn thềm
lục địa rộng khoảng 2.800 km 2. Đây là vùng chồng lấn thềm lục
địa đã được hình thành bởi sự khác nhau giữa đường ranh giới
thềm lục địa do chính quyền Sài Gòn công b ố năm 1971 và
đường ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của M alaysia
công bố năm 1979, bởi khi công bố đường ranh giói thềm lục địa
của mình, chính quyền Sài Gòn có tính đến đảo H òn Khoai (đảo
Hòn Khoai cách bờ 6,5 hải lý) và các đảo của cả hai bên còn
M alaysia chỉ tính đến các đảo ven bờ của m ình m à bỏ qua đảo
Hòn Khoai của Việt Nam.
Diện tích khu vực chồng lấn thềm lục địa giữa V iệt Nam và
Malaysia không lớn nhưng lại có tiềm năng lớn về dầu khí. Để đáp
ứng nhu cầu chung là khai thác dầu khí phục vụ phát triển của hai
nhà nước trong diện tích vùng chống lấn, Việt Nam và M alaysia đã
đàm phán và ký kết Bản thỏa thuận (M em orandum of
Understanding) về hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng
lấn ngày 05/6/1992 tại Kuala Lampua. Bản thỏa thuận
(Memorandum of Understanding) có các nội dung cơ bản sau đây:
M ột là, hai bên chính thức xác nhận tọa độ khu vực chồng lấn
theo đường ranh giới thềm lục địa do Tổng cục Dầu khí V iệt Nam
công bô' năm 1977 (trùng với yêu sách thềm lục địa do chính
quyền Sài Gòn công bố năm 1971) và đường ranh giới thềm lục
địa thể hiện trên hải đồ của M alaysia công bố năm 1979;
H ai là, hai bên đồng ý tạm gác vấn để phân định thềm lục địa
để hợp tác tay đôi về thăm dò và khai thác dầu khí trong khu vực
xác định này theo các nguyên tắc: chia sẻ đồng đều chi phí và
phân chia đồng đều lợi nhuận; các hoạt động thăm dò và khai

96
thác dầu khí sẽ được Petronas (M alaysia) và PetroVietnam (Việt
Nam) tiến hành trên cơ sở dàn xếp thương mại sau khi được
Chính phủ hai nước phê chuẩn; thỏa thuận này không làm phương
hại tới lập trường cũng như đòi hỏi của m ỗi bên đối với khu vực
chồng lấn;
Ba là, nếu mỏ dầu khí có một phần nằm vắt ngang sang khu
vực xác định và một phần nằm bên thềm lục địa của M alaysia
hoặc Việt Nam thì hai bên sẽ thỏa thuận để thăm dò khai thác.
Sau khi Thỏa thuận có hiệu lực, hai công ty dầu khí quốc gia
của hai nưóc đã ký kết các dàn xếp thương mại và triển khai các
hoạt động thăm dò khai thác dầu khí trong khu vực chồng lấn
giữa hai nưốc. Từ năm 1997 đến nay, những thùng dầu đầu tiên
được khai thác từ vùng chồng lấn đã được xuất khẩu, lợi nhuận
bắt đầu được chia đều cho hai bên theo đúng thỏa thuận và hiện
nay các giếng dầu trong vùng khai thác chung này vẫn đang tiếp
tục hoạt động có hiệu quả.
Như vậy, từ sau khi Công ưóc Liên hợp quốc về luật biển năm
1982 có hiệu lực, V iệt Nam đã giải quyết được một loạt vấn đề về
phân định biển với các quốc gia láng giềng trong khu vực. Việt
Nam đã vận dụng m ột cách linh hoạt các định chế của Công ưóe
Liên hợp quốc vể luật biển năm 1982 cũng như thực tiễn quốc tế
để có thể cùng các nước có liên quan tìm đến một giải pháp phù
hợp cho các vùng biển chồng lấn. Các điều ước quốc tế nói chung
và các hiệp định phân định biển nói riêng m à Việt Nam đã ký kết
với các quốc gia trong khu vực Biển Đông đã thể hiện thiện chí
của nhà nước V iệt Nam trong việc giải quyết các ván đề quốc tế
khu vực dựa trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ
nghiêm luật pháp quốc tế để đi đến một giải pháp công bằng và
các bên cùng có lợi. Các điều ước đó đã góp phần không nhỏ vào
việc phòng ngừa xung đột, duy trì hòa bình và ổn định trong khu
vực và trên toàn thế giới.

7 BtAn ĐO...VN 97
Hình 6: Vùng khai thác chung giữa Việt Nam với Malaysia và Thái lan
c. Phân định ranh giới trên biển giữa Việt Nam và Thái Lan
Vịnh Thái Lan (vịnh Xiêm) là một vùng biển nửa kín với diện
tích khoảng 300.000km 2, được giới hạn bởi bờ biển của 4 quốc
gia: Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Campuchia. Vịnh Thái Lan
thông ra Biển Đông, dài khoảng 450 hải lý và có chiều rộng
trang bình là 208 hải lý. Vịnh có ý nghĩa rất quan trọng đối với
Việt Nam về an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế. Trong
Vịnh có một số đảo quan trọng của hai nước như đảo Phú Quốc
đảo Thổ Chu của Việt Nam, hoặc đảo Ko Phangun, Ko Samui
của Thái Lan....
Chính quyền Sài Gòn đã công bô' Nghị định về phân lô thăm
dò và khai thác dầu khí vào năm 1971, đồng thời đã xác định
ranh giới ngoài thềm lục địa phía Nam V iệt Nam theo đường
trung tuyến giữa bờ biển và các đảo xa bờ của Việt Nam (Thổ
Chu và W ai') với bờ biển của M alaysia và Thái Lan. Năm 1973,
Thái Lan ra tuyên bố về ranh giới thềm lục địa của Thái Lan là
đường trung tuyến giữa bờ biển và các đảo ven bờ của Thái Lan
với bờ biển và đảo Phú Quốc của Việt Nam.
Như vậy, hai tuyên bố về thềm lục địa của Việt Nam và Thái
Lan đã tạo thành một vùng chồng lấn cần được phân định trong
vịnh Thái Lan rộng hơn ó.OOOkm2.
Từ tháng 9 năm 1992 đến tháng 8 năm 1997, Việt Nam và
Thái Lan đã tiến hành 9 vòng đàm phán và thống nhất phân định
thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước bằng một
đường ranh giới duy nhất đã ký kết Hiệp định về phân định ranh
giới trên biển giữa Việt Nam - Thái Lan ngày 09/8/1997 tại Băng
Cốc. Hiệp định phàn định biển đầu tiên của Việt Nam với Thái
Lan gồm có các nội dung chính sau đây:
Một là, đường p h tn chia thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh
tế giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan trong vịnh Thái Lan là
một đường thẳng từ điểm c tới điểm K. Trong đó, điểm c là điểm
nhô ra nhất về phía Bắc của khu vực phát triển chung giữa Thái
Lan và M alaysia đã được xác định trong Bản ghi nhớ giữa 2 nước
ngày 21/02/1979 và trùng với điểm 43 của đường yêu sách thềm
lục địa M alaysia năm 1979; còn điểm K là điểm nằm trên đường
thẳng cách đều đảo Thổ Chu và đảo W ai của Campuchia. Đây là
đường “dàn xếp tạm thời” giữa Việt Nam và Campuchia năm
1991. Với kết quả này, Việt Nam được hưởng 1/3 diện tích và
Thái Lan được hưởng 2/3 diện tích vùng chồng lấn. Đây là kết quả
phân đinh công bằng mà hai Bên đã áp dụng phương pháp đường
trung tuyến có tính đến các hoàn cảnh hữu quan trong phân đinh
như các yếu tố địa lý tự nhiên, nguồn tài nguyên, sự hiện diện của

1 Thời điểm đó V iệt N am chưa thừa nhận đảo W ai thuộc chù quyển củ a C am puchia.

99
các đảo trong khu vực; đặc biệt, đảo Thổ Chu của Việt Nam là đảo
xa bờ (cách đảo Phú Quốc 55 hải lý), tạo ra một hoàn cảnh đặc biệt
nên theo luật pháp và thực tiễn quốc tế chỉ được hưởng một phần hiệu
lực trong phân định (được hưởng 32,5% hiệu lực trong phán định).
Kết quả phân định thể hiện sự nỗ lực, thiện chí và sự nhân nhượng
của hai Bên để đi đến một giải pháp công bằng.
H ai là, trong trường hợp có cấu trúc dầu khí hoặc mỏ khoáng
sản nằm vắt ngang đường ranh giới giữa hai nước thì hai bên có
trách nhiệm trao đổi thông tin, cùng tìm kiếm thỏa thuận sao cho
các cấu trúc hoặc mỏ này được khai thác m ột cách hiệu quả nhất
và chi phí cũng như lợi tức từ việc khai thác sẽ được phân chia
một cách công bằng;
Ba là, hai bên cam kết sẽ tiến hành đàm phán với M alaysia về
khu vực yêu sách thềm lục địa chồng lấn giữa ba nước, nằm trong
vùng phát triển chung Thái Lan - M alaysia.

100
Hình 8: Bàn đồ Phân định ranh giới trên biển giữa Việt Nam và Thái Lan

d. Phán định vịnh Bác Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc


Vịnh Bắc Bộ được bao bọc bời Việt Nam và Trung Quốc,
chiều dài bờ biển phía Việt Nam khoảng 763km, còn phía Trung
Quốc khoảng 695km '. Phần Vịnh phía Việt Nam có khoana
1.300 hòn đảo ven bờ. đặc biệt trong đó có đảo Bạch Long Vĩ
nằm cách đất liền Việt Nam khoảng 1 lOkm, cách đảo Hải Nam
(Truna Quốc) khoáng 130km. Vịnh có vị trí chiến lược quan
trọng đối với Việt Nam và Trung Quốc về an ninh và quốc phòng.
Đặc thù của Vịnh là chiều ngang tương đối hẹp. Theo Công ước
về luật biển 1982, vịnh Băc Bộ là vùng chồng lán và trong thực tế
có tranh chấp, ảnh hưởne không tốt đến quan hệ giữa hai nước.

I . htip://vi.w ikipedia.org/« ik i /v <•/, E I r/<BB7,X Bnh-B9í E1 r/r BA9Í AFc-B<7, E19Í BBr/t 99.

101
Trước tình hình đó, hai nước đều có nhu cầu tiên hành đàm
phán đê phân định vịnh Bắc Bộ nhằm đạt hai mục tiêu cơ bản và
lâu dài:
M ột là, xác định đường phân giới cụ thể, phân chia các vùng
biển, vùng đặc quyền kinh tê và thềm lục địa giữa hai nước Việt
N a m và Trung Quốc;
H ai là, giải quyết dứt điểm vấn đề tổn tại do lịch sử đê lại, tạo
cơ sở và động lực thúc đẩy quá trình xây dựng lòng tin, tăng
cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.
Ngoài ý nghĩa về an ninh, quốc phòng, vịnh Bấc Bộ còn có ý
nghĩa lớn về kinh tế do có nguồn lợi hải sản phong phú. Hai nước
đều có nhu cầu hợp tác đánh bắt cá, bảo vệ môi trường, bảo vệ và
nuôi trổng nguồn hải sản trong Vịnh. Việt Nam và Trung Quốc
đã ký các thỏa thuận vào các năm 1957, 1961 và 1963 (các thỏa
thuận này đã hết hiệu lực vào những năm 70) cho phép thuyền
buồm của hai bên được đánh bắt trong Vịnh ngoài phạm vi tương
ứng 3 hải lý, 6 hải lý và 12 hải lý tính từ bơ biển và hải đảo mỗi
bên. Để giải quyết được vấn đề phán định vịnh Bắc Bộ trong năm
2000, Trung Quốc kiên trì quan điếm giải quyết hai việc đồng
thời là: đề nghị lập vùng đánh cá chung và phán định vịnh Bắc
Bộ. Việt Nam cho rằng vấn đề nghề cá mang tính kinh tế, kỹ
thuật không gắn với vấn đề phân định quốc giới mang tính chiến
lược lảu dài. Như vậy, nếu không giải quyết được vấn đề nghề cá
thì khó có thể giải quyết được vấn để phân định vịnh Bắc Bộ
trong nãm 2000 và khi đó toàn bộ Vịnh sẽ tiếp tục bị coi là vùng
chồng lấn giữa hai bên, sẽ tiếp tục mất ổn định.
Thực tiễn quốc tế cho thấy nhiều nước có vịnh hoặc vùng biển
chung cũng đã thỏa thuận lập vùng đánh cá chung và vế mặt pháp
lý thì điều đó không trái với Cóng ước về luật biến 1982. Đê tạo
thuận lợi tối đa cho việc giái quyết vấn đề phán định và trẽn cơ sớ
cân nhắc kỹ mọi khía cạnh trong quan hệ hai nước cũng n h ư thực

102
tiễn quốc tế, Việt Nam đã đồng ý lập vùng đánh cá chung ở trong
vịnh Bắc Bộ. Việc đàm phán về phàn định vịnh Bắc Bộ giữa Việt
Nam và Trung Quốc đã được tiến hành từ đầu những năm 70,
nhưng do điều kiện lúc đó nên đàm phán không có kết quả. Sau
khi hai nước bình thường hóa quan hệ, hai bên đã quyết định
thương lượng đê giải quyết vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ.
Hai nước đã ký Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản giải
quyết vấn đề biên giới - lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc
ngày 19/10/1993, trong đó nêu rõ phương hướng phân định vịnh
Bắc Bộ là: "Hai bên sẽ áp dụng luật quốc tế và tham khảo thực
tiễn quốc tế, theo nguyên tắc công bằng và tính đến mọi hoàn
cảnh liên quan trong Vịnh để đi đến một giải pháp công bằng".
Thực hiện Thỏa thuận đó, từ 1993 đến năm 2000, hai bẽn đã
triển khai 7 vòng đàm phán cấp chính phủ, 3 cuộc gặp giữa hai
Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phú và 18 vòng đàm phán cấp
chuyên viên1.
Trong quá trình đàm phán, hai bén đã áp dụng các nguyên tắc
sau đây:
Một là, cãn cứ vào các quy định của Công ước về luật biển
1982, cũng như các nguyên tắc cơ bản cùa luật pháp quốc tế và
tập quán quốc tế đã được ghi nhận trong các vãn bản pháp luật
quốc tế quan trọng. Ví dụ như Hiến chương Liên hợp quốc nãm
1945; Tuyên bố cùa Liên hợp quốc về các nguyên tắc cơ bản cùa
luật quốc tế năm 1970; Kết luận của Hội nehị Henxki về an ninh
và hợp tác châu Âu; điều 38 Quy chế Tòa án quốc tế...
Trẽn cơ sờ đó. hai bẽn đã tiến hành phãn định vịnh Bắc Bộ với
kết quả cụ thể như sau:

1. Chi riêng năm 2(XK), hai nước V iệt N am và Trung Q uốc đã tiến h àn h 1 vòna đùm
phán cấp chính phu. 3 cuộc cập liên tiêp giữa 2 trướng đoàn cấp chính phù và 8 vòng đàm
phán cấp chuyên viên.

103
v ề diện tích tổng thể’ Việt Nam được 53,23% diện tích Vịnh,
Trung Quốc là 46,77% (Việt Nam hơn Trung Quốc 6,46% tức là
khoảng 8.205 km2), đường phân định cách đảo Bạch Long Vĩ 15
hải lý, dành cho đảo này 25% hiệu lực trong phân định Vịnh (đảo
Bạch Long Vĩ nằm gần giữa Vịnh, tạo ra một hoàn cảnh đặc biệt nên
theo luật pháp và thực tiễn quốc tế chỉ được hưởng một phần hiệu lực
trong phân định). Đảo Cồn c ỏ của Việt Nam là một đảo nằm gần bờ
biển của Việt Nam (cách bờ biển Việt Nam 13 hải lý) nên được
hưởng 50% hiệu lực trong phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền
kinh tế tại đường đóng cửa Vịnh.
Vê' khía cạnh tài nguyên, giải pháp phán định đạt được đã bảo
đảm việc phân chia lợi ích một cách công bằng. Hai bên đã phân
chia rõ ràng phần thềm lục địa để mỗi bên đều có thể tiến hành
thăm dò, khai thác tài nguyên trong phạm vi thềm lục địa của mỗi
nước mà không bị bên kia can thiệp hoặc gáy khó khăn. Trong
trường hợp mỏ có cấu tạo vắt qua đường phân định thì hai bên sẽ
thỏa thuận với nhau về việc khai thác và phán chia lợi ích của
việc khai thác đó.
Cuộc đàm phán về nghề cá được khởi động muộn hơn. Cho
mãi đến tháng 04 năm 2000, Việt Nam mới đổng ý đàm phán
nghề cá. Qua 6 vòng đàm phán cấp chuyên viên về nghề cá, hai
bên nhất trí lập vùng đánh cá chung ở trong vịnh Bắc Bộ từ 20° vĩ
Bác xuống tới đường đóng cửa Vịnh. Vùng này có bề rộng là 30,5
hải lý kể từ đường phán định về mỗi phía và có tổng diện tích là
33.500 krrr, tức là khoảng 27,9% diện tích Vịnh. Như vậy, vùng
đánh cá chung cách bờ của mỗi nước khoảng 30 hải lý; phần lớn
vùng đ á n h cá c h u n g cách bờ c ủa V iệt N a m tr un g b ình từ 3 5-59
hải lý, trong đó có 2 điểm cách bờ 28 hải lý. Thời hạn của vùng
đánh cá chung hai bên thỏa th u ận là 15 năm (12 năm chính thức
và 3 năm gia hạn).
Hai bên cũng đã thỏa thuận các điều khoán liên quan đến báo
vệ môi trường, bảo vệ và nuôi trồng nguồn hái sản trong Vịnh

104
đồng thời thỏa thuận ba nguyên tắc lớn của vùng đánh cá chung
như sau:
M ột là, vùng đặc quyền kinh tế của nước nào thì nước đó có
quyền kiểm tra, kiểm soát các tàu cá được phép vào vùng đánh cá
chung;
Hai là, sản lượng và số tàu thuyên được phép vào vùng đánh
cá chung dựa trên cơ sở cùa nguyên tắc bình đẳng, căn cứ vào sản
lượng được phép đánh bắt, xác định thông qua điều tra liên hợp
định kỳ;
Ba là, mỗi bên đều có quyền liên doanh hợp tác đánh cá với
bên thứ 3 trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Hai bén thỏa thuận lập ủy ban liên hợp nghé cá để xây dựng
quy chế liên quan đến vùng đánh cá chung. Ngoài vùng đánh cá
chung, hai bên còn thỏa thuận vé dàn xếp quá độ với thời hạn 4
năm ở phía Bắc vĩ tuyến 20 cho tàu thuyền của hai bẽn tiếp tục
được đánh bẳt cá. Phạm vi cụ thê cúa vùng này hai bên sẽ tiếp tục
thảo luận. Sau thời hạn quá độ, tàu thuyền cùa các bên về đánh cá
ở vùng đặc quyén kinh tế của mình, trừ khi được bên kia cho
phép. Đồng thời, hai bên cũng thỏa thuận lập một vùng đệm nhỏ
ở ngoài cửa sông Bắc Luân với mục đích tạo thuận lợi cho việc ra
vào của các tàu cá nhỏ (nếu phát hiện các tàu đó đánh cá thì cảnh
cáo và buộc rời khỏi vùng nước của mình). Vùng này dài 10 hải
lý và tính từ đường phân định rộng 3 hải lý về mỗi bên.
Vé tổng thể, các giải pháp đạt được trong quá trình đàm phán
và được thể hiện trong hai bản Hiệp định đã đáp ứng lợi ích và
nguyện vọng của cả hai bên. Các Hiệp định đó là kết quả của quá
trình đàm phán láu dài, thê hiện nỗ lực, thiện chí và tính đến sự
quan tâm, nhân nhượng từ cả hai phía. Đối với Việt Nam, việc ký
Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ nãm 2000 sau khi ký Hiệp định
về biên giới trẽn đất liền năm 1999 có ý nghĩa rất quan trọng vì
qua đó, nước ta đã đạt được mục tiêu là giải quyết được hai trong

105
ba vấn để biên giới - lãnh thổ tồn đọng lâu nay giữa hai nước.
Hiệp định biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc năm
1999 và Hiệp định phán định Vịnh Bắc Bộ đã tạo ra cơ sở pháp lý
vững chác đê quản lý biên giới, lãnh thổ; thực hiện mục tiêu là
xây dựng biên giới Việt Nam - Trung Quốc thành biên giới hòa
bình, hữu nghị, ổn định lâu dài và tạo động lực thúc đẩy, tăng
cường quan hệ hai nước. Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ đã
xác định trọn vẹn đường biên giới lãnh hải giữa Việt Nam và
Trung Quốc ở khu vực ngoài cửa sông Bác Luân, phân định rõ
ràng phạm vi vùng đặc quyền kinh tế và phạm vi thềm lục địa
của hai nước ở Vịnh. Hiệp định đã ghi nhận cam kết của hai
bên là tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán
của mỗi bên trong phạm vi các vùng biển cùa m ình. H iệp định
cũng đã định trước cách thức giải quyết lợi ích khi xảy ra
trường hợp hai bén chung nhau các m ó tài nguyên khoáng sản
nằm trong Vịnh.
Như vậy, Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam ký
kết với Trung Quốc là Hiệp định phán định biển thứ hai cúa Việt
Nam, sau Hiệp định phân định các vùng biển đầu tiên đã được ký
kết giữa Việt Nam và Thái Lan năm 1997. Hiệp định phân định
vịnh Bắc Bộ đã có một giải pháp và kết quả phân định công bằng, có
cơ sớ pháp lý phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, phù hợp với
hoàn cánh khách quạn trong Vịnh, đáp ứng được lợi ích cùa mỗi Bên.
Hiệp định đã xác định trọn vẹn đường biên giới lãnh hái giữa Việt
Nam và Trung Quốc, phân định rõ ràng phạm vi vùng đặc quyền
kinh tế và phạm vi thềm lục địa của hai nước trong Vịnh, tạo khuôn
khổ pháp lý quốc tế rõ ràng, thuận lợi cho mỗi nước trong bảo vệ
quán lý, sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biến trong Vịnh; đổng
thời, tạo điều kiện cho hai Bẽn có cơ sớ thúc đáy hợp tác nhăm phát
triển bền vững, duy trì sự ổn định tronc Vịnh, tăng cườne sự tin cậy
và phát triển quan hệ chune giữa hai nước.

106
Hình 9: Phân định Vịnh Bác Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc

107
e. Vé phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia
Việt Nam và Indonesia có vùng biển và thềm lục địa chồng lấn
nằm ở phía Đông Nam Việt Nam và Tây Bắc đảo lớn Borneo của
Indonesia. Trong khu vực này, Côn Đảo là đảo xa bờ nhất của
Việt Nam, đảo cách bờ biển khoảng 90km. Indonesia là một quốc
gia quần đảo, với hơn 17.000 hòn đảo lớn, nhỏ nằm rải rác trên
một vùng biển rộng lớn. Đảo xa bờ nhất cùa Indonesia trong khu
vực nằm đối diện với Việt Nam là đảo Natuna Bác, cách đảo lớn
Borneo của Indonesia khoảng 320km vẻ hướng Tây Bắc.
Năm 1969, Indonesia đã ra tuyên bố về ranh giới thềm lục địa
dựạ trên nguyên tắc không vượt quá đường trung tuyến cách đều
đường cơ sở quần đảo cùa Indonesia và đường cơ sờ của các quốc
gia láng giềng.
Năm 1971, chính quyền Sài Gòn đã vạch ranh giới đặc nhượng
dầu khí trẽn thểm lục địa Việt Nam mà theo đó ranh giới biển
giữa Việt Nam và Indonesia là đường cách đều bờ biển Việt Nam
và bờ biển đảo Borneo của Indonesia.
Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ Việt Nam đã xác
định thềm lục địa cùa Việt Nam là phần kéo dài tự nhiên cùa lãnh
thổ đất liền của Việt Nam ra đến bờ ngoài cùa rìa lục địa hoặc
đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Ngày 12/11/1982. Chính phủ
Việt Nam công bô' hệ thống đường cơ sở của phần lãnh thổ lục
địa Việt Nam. Theo đó, đảo Côn Đảo được sử dụne làm một điểm
cơ sở để vạch hệ thống đườnc cơ sở tháng của Việt Nam.
Như vậy, Tuyên bố về ranh giới thềm lục địa của Indonesia
nãm 1969 và Tuyên bố của chính quyền Sài Gòn nãm 1971 là có
sự khác nhau. Vì vậy, năm 1972 hai bên đã tiến hành đàm phán
đế phán định thềm lục địa. Indonesia đưa ra yêu sách đườnc trung
tuyến giữa hai đường cơ sở (Indonesia sử dụng đườna cơ sớ quán
đảo), thực ehất là khoảng cách giữa đảo Natuna Bác cua
Indonesia và Cón Đáo của Việt Nam (gọi là trung tuyên đao-

108
đảo). Chính quyền Sài Gòn đề nghị phân định theo đường trung
tuyến giữa hai bờ biển Việt Nam và bờ biển đảo lớn Borneo Bấc
(Calimantan) của Indonesia (gọi là trung tuyến bờ-bờ). Hai đường
trung tuyến này tạo thành vùng chồng lấn rộng khoảng
40.000knr. Do có sự khác nhau về yêu sách đường trung tuyên
của mỗi bên nên việc đàm phán này đã không có kết quả.
Sau ngày thống nhất đất nước, tháng 6/1978 Việt Nam và
Indonesia đã bắt đầu tiến hành đàm phán về phân định thềm lục
địa. Vì hai quốc gia có đặc điểm về lãnh thổ khác nhau nên việc
đàm phán phân định thềm lục địa giữa hai nước rất khó khăn, phụ
thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan về lãnh thổ (Việt Nam là
lãnh thổ lục địa, còn Indonesia là quốc gia quần đảo), ngoài ra là
cách áp dụng luật biển quốc tế của hai bên.
Như vậy, sau 25 năm đàm phán với 2 vòng đàm phán cấp
Chính phủ, 22 vòng họp cấp chuyên viên (10 vòng chính thức và
12 vòng không chính thức), 4 cuộc họp giữa 2 Trưởng đoàn đàm
phán cấp chuyên viên, cuối cùng hai bên đã đi đến được một giải
pháp chung là thiết lập đường ranh giới thềm lục địa giữa hai
nước. Chính phủ hai nước đã ký Hiệp định thỏa thuận đường ranh
giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia' ngày 26/6/2003.
Hiệp định này đã củng cố và phát triển quan hộ hữu nghị truyền
thống giữa hai nước Đông Nam Á.
Hiệp định thỏa thuận đường ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam
và Indonesia ngày 26/6/2003 gồm có các nội dung cơ bản sau đây:
M ột là, đường phân định được xác định bằng các đoạn thảng
nối tuần tự 6 điểm có tọa độ địa lý cụ thể. Hiệp định này chi phán
định ranh giới thềm lục địa, không ánh hưởng đến bất kỳ hiệp

1. Đ ường ranh giới thém lục địa được xác định bằng các đoạn thắng và toạ độ củ a các
điểm (khoán I điểu 1) là các đường trắc địa và toạ độ địa lý được tính toán trên hệ toạ độ
trác địa th ế giới năm 1984 (W G S 84) và được thế hiện trên m ánh hài đồ số 3482 tý lệ
1:1.500.000 do Hái quân H oàng gia Anh xuất bán năm 1997, là phụ lục được đính kèm với
H iệp định (đường ranh giới được thế hiện trên hãi đổ đính kèm H iệp đinh ch ỉ nhầm m uc
đích m inh hoạ).

109
định nào sẽ được ký trong tương lai về phân định ranh giới vùng
đặc quyền kinh tế giữa hai nước (đ.2);
Hai là, các bên ký kết sẽ tham khảo ý kiến cùa nhau nhằm
phối hợp chính sách cùa mình phù hợp với luật pháp quốc tê về
bảo vệ mỏi trường biên (điều 3);
Ba lả, trong trường hợp có một cấu tạo mỏ dầu hoặc khí tự
nhiên, hoặc mỏ khoáng sản khác dưới đáy biển nằm vắt ngang
đường ranh giới nêu tại khoản 1 điều 1, các Bên ký kết sẽ thông
báo cho nhau mọi thông tin liên quan và thoả thuận về cách thức
khai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc mò nói trên và về việc
phân chia công bằng lợi ích thu được từ việc khai thác đó (điều 4);
Bốn là, mọi tranh chấp giữa các Bên ký kết nẩy sinh trong việc
giải th ích h o ặ c thực h iệ n H iệ p đ ịn h n à y sẽ đ ư ợ c giải q u y ế t m ột
cách hòa bình thông qua hiệp thương hoặc đàm phán (Điều 5) -
hai nước chưa phân định ranh giới vùng đặc quyén kinh tế.

110
Hình 12: Phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia

111
Chương IV
CHỦ QUYỂN BIỂN, ĐẢO
CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

I. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỂ


BIỂN ĐỐNG
1. Tình hình chung
Nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam là một quốc gia
ven biển, có bờ biển dài khoảng 3.260km 1, có một vùng biển rộng
trên 1 triệu km 2, gấp 3 lần diện tích đất liền. Trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, biển luôn có vai trò, vị trí đặc
biệt quan trọng gắn bó mật thiết và ảnh hường to lớn đến sự phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đam quốc phòng, an ninh cùa Việt
Nam. Kể từ khi thực hiện cóng cuộc đổi mới (năm 1986) dưới sự
lãnh đạo của Đảng và nhà nước, kinh tế biến của Việt Nam đã
không ngừng phát triển với tốc độ khá nhanh và đã có những

1. SỐ liệu vé chiéu dài cùa bờ biển V iệt N am khóng thóng nhất, có đ ộ " c h ê n h " nhau. V í
dụ. bờ biển V iệt N am hơn 3000 km.
í h t t p :/ / w w w .c h in h p h u A T V c n d t q V v i/ n u o c c h x h c n v n y t h o n g t in t o n g h o p / t h o n g iin t o n g h o p - d i a l> .h t m l )
: bờ biên Việt Nam dài 3.260 km cóng bố tại htrp://u\^.rrofa.govATìAt-viemanV#k6tc3JaNrE\ÍK: trẽn
website cùa Bộ K hoa học - Cóng nghệ là 3.350km (http:u-ww.m ost.gov.vnj. T h eo V iện N àng
lượng nguyên từ V iệt N am thì b ờ biên V iệt N am là 3.650km ... T heo m ột số tó chức nước
ngoài, như CIA W orld F actbook tại w ebsite http:w w w .cia.gov cóng b ó ch iêu dài b ờ biển
V iệt N am là 3.444km chưa tính chiéu dài bờ biển đảo. đóng thời xếp hạng bờ bién V iệt
Nam đứng thứ 32 về chiéu dài trong tỏng số 156 nước có bién. R iêng V iện Tài n e iẠ é n th ế
giới và T ổ chức M ôi trường Lién hợp quóc xác định bờ bién V iệt N am dãi 11.409.1 km . Đ ã \
là sự khác biệt rất đáng kể. thiên nghĩ nhà nước cần có sự thống nhất vé cách tính chiéu dài
bờ biên, vì đó là m ột trong những chi tiêu quan trọng đê thiết lặp m ột q u ó c eia có biên hav
khóng có biển.

112
đóng góp quan trọng vào sự tãng trưởng kinh tê - xã hội của nước
ta theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Việt Nam là một quốc gia ven bờ Biển Đông, vùng biển của
Việt Nam án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết
mạch giữa Ân Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa các châu: Âu,
Phi, Trung cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước
trong khu vực. Biển Đông cũng là một trong sáu biển lớn nhất thế
giới với diện tích 3.447.000km 2, là vùng biển nửa k ín 1, được bao
bọc bởi 9 quốc gia: Trung Quốc, Việt Nam, Philippin, Malaysia,
Indonesia, Brunei, Campuchia, Singapore và Thái Lan. Hiện nay,
Trung Quốc và bốn nước ASEAN (Association of Southeast Asia
Nations) bao gồm V iệt Nam, Philippin, Brunei, Malaysia cùng có
các tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở Biển Đông, nơi có tuyến
đường hàng hải đông đúc nhất thế giới. Đây cũng là vùng biển có
nhiều tiềm năng về nguồn tài nguyên thiên nhiên, nên đã từ lâu là
đối tượng tranh chấp không chỉ của các quốc gia trong khu vực
ASEAN, mà còn có sự tham gia tích cực của một số quốc gia
khác trên thế giới, do đó luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh xung
đột, đe dọa đến hòa bình, ổn định và sự phát triển bền vững trong
khu vực và xa hơn là trên toàn thế giới.
Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, năm 1994, Việt Nam
đã gia nhập Công ước về luật biển 1982. Trong vãn bản gia nhập
Công ước này, Việt Nam đã khảng định chủ quyền quốc gia của
mình đối với vùng nội thủy và vùng lãnh hải, quyền chủ quyền và
quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền

1. T heo điều 122 C òng ước Liên hợp quốc vé luật biển nãm 1982, biến kín hay biển nứa
kín là m ột vịnh, m ột vũng hay m ột vùng biến do hai hay nhiều qu ố c gia bao bọc xung
quanh và thòng với m ột biến khác hay với đại dương q u a m ột cửa hẹp, hoặc ià hoàn toàn
chú yếu do các lãnh hài và các vùng đặc quyền kinh tế củ a nhiéu q u ố c gia tạo thành.

8.Bi*nĐO...VN 113
kinh tế và thêm lục địa. khảng định chu quyền cùa Việt Nam đối
với hai quấn đào Hoàng Sa và Trường Sa1.
Việc 2 Ìa nhập Cône ước về luật biển 1982 đối với Việt Nam là
vô cùng quan trọng vì từ thời điểm đó mọi vấn đé tranh chấp trẽn
biển, về vùng chổng lấn trên biển và thém lục địa ờ Biển Đòng sẽ
được giải quyết trên cơ sớ các quy định cùa Công ước vé luật biến
1982 và các vãn bản quốc tế hiện hành có liên quan. Trong Nghị
quyết phẻ chuẩn văn bản gia nhập Cồng ước vé luật biển 1982
cùa Quốc hội Việt Nam ngày 23/6/1994 đã ghi nhận rằng mọi
tranh chấp đối với các vùng biển, đặc biệt là vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa, sẽ được giải quyết trên tinh thán bình đảng,
hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng luật pháp quốc tế, tổn
trọng chù quyén. quyền chù quyén và quyén tài phán cùa các
quốc gia ven biển.
Cần nhấn mạnh rãne. vận tải biển cùa Việt Nam chiếm trẽn
80% lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Do đó, việc nâne cao uy
tín và vị thế ngành vận tải biến cùa Việt Nam trons khu vực
ASEAN và trẽn trường quốc tế là cán thiết. Việt Nam phai tuán
thu và thực thi các quy phạm pháp luật quốc tế, các quv phạm đã
được định chế trong các Cóng ước về luật biển. Trong đó. quan
trọnc nhất là Cóng ước vé luật biển 1982 và một số các C ố n g ước
k h á c về b ào vệ m ỏi tr ư ờ n e biển , vé đ ả m b à o q u y ề n lợi c h o các tổ
chức vận tải và đánh cá. các thỏa thuận quốc tế khác lién quan
đến biển và đại dươna.

2. Quan điém cua Việt Nam vé Bien Đóng


Như đã phân tích ớ trẽn. Việt Nam là một quốc sia ven Biển
Đòng, đây là một trone các biển lớn nhất cua thế giới có tuyến

1. Đ ọc thêm : T uvẽn bỏ ngà} 12/5/1977 cua Chính phu V iệt N am vẽ lãnh h ai. tiẻp eiáp
lãnh hai. đặc q u sẽn kinh tẽ và ihẽm lục địa. Việt N am thiết lập vùng đ ặc qu x ẽn kinh tẽ là
2(X) hai lý: Tuvẻn bó ngày 1 2 /1 1 1982 cua Chinh phu \ lệl N am vé đư ờn e c ơ sơ.

114
hàng hải và hàng không huyết m ạnh kết nối khu vực ASEAN
với các đại dương. Đê bảo vệ chù quyền và an ninh quốc gia
trên biển; bảo vệ trật tự và an toàn trên biển; bảo vệ môi
trường biển; thực hiện việc khai thác thủy sản, dầu khí; nghiên
cứu khoa học biển; đảm bảo giao thông vận tải biển; vấn để du
lịch biển, đảo; v.v..., V iệt Nam luôn khẳng định chủ trương
giải quyết các xung đột thông qua đàm phán, giải quyết hòa
bình mọi tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp và thực
tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về luật biển
năm 1982 và tinh thần của Tuyên bô' về cách ứng xử của các
bên trên Biển Đ ông năm 2002 (D O C), nhằm giữ gìn hòa bình,
ổn định, hợp tác và tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài m à các
bên đều có thể chấp nhận được.
Những vấn đề nói trên đã được Việt Nam khẳng định tại các
diễn đàn Hội nghị quốc tế và khu vực, thông qua các cuộc gặp gỡ
chính thức giữa Việt Nam với các quốc gia khác. Ví dụ như trong
các lần đàm phán cấp chính phủ giữa Vict Nam và Trung Quốc
về vấn đề biên giới lãnh thổ, hai bên đã trao đổi ý kiến toàn diện,
thẳng thắn, sâu rộng về vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai nước,
ký kết Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá ờ
vịnh Bắc Bộ năm 2000. Hiện nay, hai nước đang giải quyết vấn
đề tranh chấp biển, đảo ở Biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật
pháp quốc tế, DOC và lịch sử của hai nước; hay Việt Nam và
Malaysia đã thống nhất giải quyết các vấn đề xung đột thông qua
đàm phán, thương lượng hòa bình trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng
các quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, phù hợp với luật pháp và
thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về luật biển
năm 1982 và DOC.
Đối với vấn đề Biển Đông, Việt Nam đề nghị các quốc gia có
liên quan không có những hành động nhằm làm phức tạp thêm
tình hình. Liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
Việt Nam có đầy đù bằng chứng lịch sử và cơ sờ pháp lý để

115
khảng định chủ quyền cùa mình đối với hai quán đảo này. Việt
Nam cho rằng trong khi tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho
các tranh chấp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trườne Sa. các
bên liên quan cần tuán thủ Công ước Liên hợp quốc vé luật biển
năm 1982 và DOC đã ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc năm
2002, góp phán duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực.

n . CÁC VÃN BẢN CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỂ BIEN, ĐẢO


Chủ quyền biển, đảo Việt Nam đã được khảng định trong
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
(sủa đổi năm 2001), tức là đã được quy định trong đạo luật có
tính pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Điéu 1
Hiến pháp Việt Nam sửa đổi năm 2001 đã khảng định: "Nước
Cộng hòa x ã hội chủ nghĩa Việt N am là m ột nước độc lập, có chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn Iđnli thổ. hao gổm đất liến, các hài
đảo, vùng hiển và vùng tròi". Quy định nói trẽn đã được kế thừa
từ Hiến pháp Việt Nam năm 1980, vì điều đó đã được hiến định
trong Hiến pháp Việt Nam năm 1980: “ Nước Cộn<ị hòa x ã hội
chủ nghĩa Việt Nam là m ột nước độc lập, có chù quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thó, bao gốm đất lién, vùng trời, rùng biển
và các hải đào" (Điéu 1).
Biển, đào Việt Nam khỏng chì được định chế trong Hiến pháp
Viét Nam. mà còn được khăng định trone quá trình hội nhập
c ộ n g đ ồ n g q u ố c t ế n h ã m k h ã n e đ ịn h vị t h ế c ù a V iệt N a m trên
trường quốc tế. Việc Quóc hội Việt Nam. cơ quan quyền lực cao
nhất cùa Nhà nước Việt Xam phé chuán gia nhập cỏ n o ước vé
luật biển 1982 ngày 23/6/1994 là một minh chứna điển hình cho
quá trình hội nháp nói trén. Cóng ước vé luật biển 1982 - một Bộ
luật quốc té ''khôno ló" điêu chỉnh vé các vùng biến và hoạt độns
cua các quốc eia ơ thế eiới đại dươns đã chính thức có hiệu lực từ
ngày 16/11/1994. Nhà nước ta đã chính thức hóa cơ sơ pháp lý

116
quốc tê về phạm vi các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam,
tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền
các vùng biển và thềm lục địa, bảo vệ lợi ích quốc gia trên các
vùng biển, đảo của Tổ quốc. Đ ồng thời, thể hiện quyết tâm của
Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý
công bằng, khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển. Ngày
18/12/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số
161/2003/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới biển gồm 5
chương, 37 điều - quy định hoạt động của người, tàu thuyền Việt
Nam, tàu thuyền nước ngoài trong khu vực biên giới biển nhằm
quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, duy trì an ninh trật
tự, an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển.
Trước nguy cơ cạn kiệt dần tài nguyên trên đất liền, sự bùng
nổ dân số chưa kiểm soát được và sự ô nhiễm môi trường ngày
càng trầm trọng, việc quan tâm đến khai thác sử dụng biển hợp lý
kết hợp chặt chẽ với bảo vệ quốc phòng - an ninh trên biển và bảo
vệ môi trường biển để phát triển bền vững có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng. Những năm gần đây, Nhà nước ta tổ chức tốt việc khai thác
biển, đặc biệt là dầu khí, hải sản, giao thông vận tải phục vụ quốc
kế dân sinh. Nhưng Biển Đông hiện là nơi đang tồn tại những
máu thuẫn kinh tế - chính trị của thế giới - một trong các “điểm
nóng” của thế giới; tập trung những mặt đối lập, thuận lợi và khó
khãn, hợp tác và đấu tranh, hòa bình và nguy cơ mất ổn định, dễ
gây ra x u n g đ ộ t vũ trang. M ộ t tro n g n h ữ n g vấn đề đ a n g tổn tại đó
là tranh chấp biển, đảo giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ xung
quanh Biển Đông; tạo nên tranh chấp đa phương và song phương,
chứa đựng các m â u thuẫn cá về quốc phòng, kinh tế và đối
ngoại... Các tranh chấp đó có lúc trớ nên quyết liệt và là một
trong những yếu tố gây bất ổn định khó lường... tạo ra nguy cơ
tiềm ẩn cho việc xâm lấn biển, đáo và làm gia tăng các hoạt động
trái phép trên biển.

117
Hàng ngày có hàng trăm tàu thuvền. máy bay nước nsoài xâm
phạm vùng biến và vùng trời trén biến cùa ta dưới nhiéu hình thức
như khai thác hải sán. thăm dò. nghiên cứu bién. đặt 2 Ìàn khoan,
buón lậu. vi phạm pháp luật trẽn biển; thâm chí có quốc gia còn
có động thái mới nhăm đáy mạnh tốc độ độc chiếm Bién Đòne.
Sự thav đổi chiến lược cua các nước trẽn thế giới, nhất là các
nước lớn và sự thay đói căn ban cục diện ờ Đ óne Nam Á. nhữna
tranh chấp biến và động thái mới nói trẽn đặt ra tình hình hình
cáng thãng trén khu vực Biển Đỏne: đặt chúng ta trước tình thế
phái khẩn trươn2 đổi mới mạnh mẽ tư duv chiến lược trẽn nhiều
bình diện khác nhau, trone đó có chiến lược quốc phòne - an ninh
trẽn biển và chiến lược phát triển kinh tế biển...
Vươn ra biển, khai thác và bảo vệ biển là sự lựa chọn có tính
chất sống còn cua dán tộc Việt Nam. Hội nahị lần thứ 4 Ban
Chấp hành Trung ươna Đang (khóa X) đã ra Nghị quvết về
“Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020" nhầm nhanh chón»
đưa nước ta trờ thành một nước mạnh về biến, trone đó đê ra các
mục tiêu và những giải pháp chiến lược xuất phát từ Yêu cầu và
điều kiện khách quan cua sự nghiệp xây dựne và báo vệ Tổ quốc
Việt Nam thời kỳ hội nhập sâu rộne vào nền kinh tế thế giới.
Nước ta có quan hệ thươna mại sorui phươne với trẽn 160 nước,
quan hệ đầu tư với trẽn 60 quốc eia và vùng lãnh thỏ: tham cia
các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB). Quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF). Hiệp hội các nước Đ ỏne Nam Á (ASEAN). Diễn
đàn hợp tác kinh tế cháu Á - Thái Bình Dươne (APEC). Tổ chức
Thương mại thè giới (WTO)... Tới đãv. các hoạt động hơp tác
song phương, đa phươne diễn ra sẽ rộne lớn trons nhiéu lĩnh vực
cả về kinh tế. quốc phòn2 . an ninh và đối nsoại... Trone đó. hoạt
động trẽn biến sẽ diễn ra với quv mô và cườno độ lớn hơn. thuán
lợi xen lẫn thách thức. Chu trươno cua Đang và Nhà nước ta là
tích cực hợp tác và đấu tranh đé thưc hiện các cam kết quốc tế về
bién. Đỏng thời, kiên quyết, kién trì bao vệ chu quyén vùns biên.

118
đáo gắn với phát triển kinh tế biển, tạo môi trường thuận lợi để
nước ta mở rộng quan hệ trao đổi khoa học kỹ thuật, đầu tư, đổi
mới công nghệ, hiện đại hóa trang bị cho quốc phòng - an ninh;
tăng cường hiểu biết lẫn nhau với các quốc gia thành viên trong
khu vực và quốc tế..., với mục đích cao nhất là ổn định để phát
triển đất nước; sử dụng biển tương xứng với tầm vóc của nó trong
cơ cấu kinh tế cũng như sự nghiệp xãy dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống, các cấp các ngành có
liên quan đến khai thác và bảo vệ biển cần có chiến lược của
riêng mình trong chiến lược tổng thể của quốc gia, trong đó cần
có những giải pháp và bước đi phù hợp với điều kiện của đất nước
và tranh thủ được vốn và kỹ thuật trong hợp tác quốc tế để vươn
ra làm chủ biển khơi, phục vụ phát triển kinh tế biển nói riêng và
kinh tế đất nước với tốc độ nhanh và bền vững.
Đê xãy dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới,
cũng như việc khảng định chủ quyển, quyền chủ quyên và quyền
tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển, đảo và thềm lục địa,
Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật vé
biển, đảo hoạc có liên quan đến biên, đảo, ký kết và gia nhập các
điểu ước quốc tế về lĩnh vực này nhằm nâng cao vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế và phục vụ trực tiếp cho công cuộc hội
nhập quốc tế khu vực và thế giới. Chúng ta cùng nghiên cứu một
sô các văn bản quan trọng dưới đáy:

1. Nghị quvết cùa Quốc hội về phê chuán Công ước vé luật
biên 1982
Trên cơ sớ quy định tại khoản 10, Điêu 102 của Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam nãm 1992 (đã được
sứa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 5I/2001/Q H 10 ngày
25/12/2001 cùa Quốc hội), Chu tịch nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã đé nghị Quốc hội và đã được Quốc hội nước

119
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn Công ước về luật
biển 1982 (khoản 13, Điều 84 Hiến pháp sửa đổi 2001).
Nội dung của Nghị quyết phê chuẩn Công ước về luật biển
1982 gồm các nội dung cơ bản sau đây:
M ột là, bàng việc phê chuẩn Công ước về luật biển 1982, nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã biểu thị quyết tâm cùng
cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bàng,
khuyến khích sự phát triển và hợp tác trên biển;
Hai là, trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên
tấc cùa pháp luật quốc tế, Quốc hội đã khẳng định chủ quyền của
nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam đối với các vùng nội
thủy và vùng lãnh hải; quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với
vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của Việt Nam, đồng thời yêu cáu các quốc gia khác tôn trọng các
quyền nói trên của Việt Nam:
Ba là, thông qua Nghị quyết này, Quốc hội tiếp tục khảng định
chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa và chủ trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền
lãnh thổ, cũng như các bất đồng khác liên quan đến Biển Đóng
thông qua thương lượng hòa bình, trên tinh thần bình đàng, hiểu
biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là
Công ước về luật biển 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền
tài phán của các nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa; Nghị quyết đã nhấn mạnh các quốc gia cần nỗ lực
thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ bản và lâu dài, các bên
liên quan cán duy trì ổn định trẽn cơ sở giữ nguyên trạng, không
có hành động làm phức tạp thém tình hình, không sứ dụng vũ lực
hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh
chấp về quần đảo Hoàng Sa và quán đảo Trường Sa với việc bảo
vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chù quyền, quyển chủ
quyền và quyén tài phán cùa Việt Nam căn cứ vào những neuyên
tắc và những tiêu chuẩn của Cóng ước về luật biến 1982:

120
Bốn là, để bảo đảm lợi ích của Việt Nam, Quốc hội đã giao
cho ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu các
quy định liên quan của pháp luật quốc gia, để có những sửa đổi,
bổ sung cần thiết cho phù hợp với Công ước vẻ luật biển 1982;
đồng thời Quốc hội cũng giao cho Chính phủ thi hành những biện
pháp có hiệu quả nhằm tăng cường bảo vệ và quản lý các vùng
biển và thém lục địa của Việt Nam.
Như vậy, việc phê chuẩn gia nhập Công ước về luật biển 1982
của Quốc hội Việt Nam - cơ quan quyển lực cao nhất của Nhà
nước Việt Nam đã khảng định Việt Nam sẽ thực hiện nghiêm
chỉnh các quy phạm pháp luật quốc tế đã được định chế trong
Công ước này, đồng thời khảng định Việt Nam sẽ giải quyết mọi
bất đồng, xung đột và lợi ích với các quốc gia có liên quan trên cơ
sở hòa bình, tôn trọng các chứng cứ lịch sử và luật pháp quốc tế.

2. Tuvên bỏ của Chính phù về các vùng biên và thém lục địa
Việt Nam
Sau khi được ủy ban Thường vụ Quốc hội của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam chuẩn y, ngày 12/5/1977 Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ra Tuyên bố vé các
vùng biển và thém lục địa của Việt Nam. Nội dung cơ bản của
Tuyên bố này như sau:
Một là, lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt
Nam rộng 12 hái lý, ở phía ngoài đường cơ sờ nối liền các điểm
nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng cùa các đảo ven
bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trớ ra;
vùng biển ờ phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biến là vùng
nội thuỷ của V iệt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chu nghĩa Việt
Nam thực hiện chủ quyén đầy đủ và toàn vẹn đôi với lãnh hải của
mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy
biển cùa lãnh hải;

121
Hai là. vùne tiếp giáp lãnh hải cùa Việt Nam là vùng biến tiẽp
liền phía ngoài lãnh hái Việt Nam, có chiếu rộng là 12 hai lý hơp
với lãnh hái Việt Nam thành một vùng biển rộne 24 hái lý kế từ
đường cơ sớ dùng đê tính chiều rộng lãnh hái cùa Việt Nam.
Chính phú nước Cộng hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam thực hiện
sự kiếm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hái cua mình,
nhằm bao vộ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hái quan, thuế, đảm
báo sự tón trọng các quy định về y tế. về di cư, nhập cư trên lãnh
thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam;
Ba là, vùng đặc quyén kinh tê của Việt Nam tiếp liền lãnh hải
Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển
rộng 200 hải ]ý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh
hải Việt Nam. Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò,
khai thác, bảo vệ và quán lý tất cả các nguồn tài neuỵên thiên
nhiên, sinh vặt và khỏng sinh vật ớ vùng nước, ờ đáy biến và
trong lòng đất dưới đáy biến cùa vùng đặc quyền kinh tế cua Việt
Nam; có quyén và thấm quyến riéng biệt về các hoạt động khác
phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyén kinh tế
nhâm mục đích kinh tế; có thám quyền riêng biệt về nghiên cứu
khoa học tronc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đóng thời,
Việt Nam có thẩm quyền báo vệ mói trườne, chõne ỏ nhiễm
trong vùng đặc quyén kinh tế cua Việt Nam;
Bốn là. thém lục địa cúa Việt Nam bao gồm đáy biến và lòng
đất dưới đáy biến thuộc phần kéo dài tư nhiên cùa lục địa Việt
Nam mớ rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài cùa
rìa lục địa; nơi nào bờ ngoài của rìa lục địa cách đườnc cơ sờ
dùne để tính chiếu rộng lãnh hái Việt Nam khỏne đến 200 hai lý
thì thém lục địa nơi ấy mớ rộng ra 200 hai lý kế từ đườn2 cơ sờ
đó. Việt Nam có chu quyến hoàn toàn về mặt thãm dò. khai thác,
bảo vệ và quàn lý tất cá các nguồn tài ncuyén thiên nhién ơ thểm
lục địa Việt Nam bao gổm tài ncuvén khoáng sản. tài neuyẽn

122
không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ớ thềm
lục địa Việt Nam;
Năm là, đối với các đảo và quán đáo thuộc lãnh thổ Việt Nam
ờ ngoài vùng lãnh hải đã nói trên, có lãnh hái, vùng tiếp giáp,
vùng đặc quyền kinh tê và thềm lục địa riêng như đã quy định
trong các nội dung nói trên của Tuyên bô này;
Sáu là, xuất phát từ các nguyên tắc cùa Tuyên bô này, các vấn
đề cụ thể liên quan tới lãnh hái. vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam sẽ được quy định chi tiết
thêm trên cơ sớ bảo vệ chú quyền và lợi ích của Việt Nam và phù
hợp với pháp luật và tập quán quốc tế;
Bảy là, Chính phủ Việt Nam sẽ cùng các quốc gia có liên
quan, thông qua thương lượng, trẽn cơ sớ tôn trọng độc lập, chu
quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giãi
quyết các vấn đề vé các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bẽn.
Như vậy, Tuyên bô cùa Chính phù về các vùng biến và ti ềm lục
địa Viêt Nam có ý nghĩa thực tiễn đặc biệt quan trọng trong việc báo
vệ các quyền, quyền chú quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối
với biển và hải đảo Việt Nam, đồng thời cũng là cơ sớ pháp lý đế giải
quyết tranh chấp và phân định các vùng biển và thềm lục địa với các
quốc gia nằm liền kề hoặc đối diện có liên quan.

3. Tuyên bố của Chính phu về đưừng cơ sở dùng đẽ tính chiều


rộ n g lã n h h ả i V iê t N a m

Thực hiện nội dung quy định tại điếm 1 trong Tuyên bố ngày
12/5/1977 cùa Chính phu Việt Nam về lãnh hải. vùng tiếp giáp,
vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã được
úy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn y. Ngày 12/11/1982 Chính
phu Việt Nam đã công bố đường cơ sớ dùng đế tính chiều rộng
lãnh hải Việt Nam. Nội dung của Tuyên bô' này bao cồm các điểm
chú yếu sau đây:

123
M ột là, đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải cùa lục
địa Việt Nam là đường thảng gãy khúc nối liền các điểm có tọa
độ ghi trong phụ lục sau đáy:
H ai là, đường cơ sỏ dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt
Nam từ điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải của Việt Nam và Cam puchia nằm giữa biển, trên
đường thảng nối liền quần đảo Thổ Chu và đảo Poulo W ai, đến
đảo Cồn Cỏ theo các tọa độ ghi trong phụ lục nói trên được vạch
trẽn các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 cùa Hải quân nhân dán Việt Nam
xuất bản năm 1979.
Điểm Vị trí đ ịa lý Vĩ độ K inh độ
N ' E
0 Nãm trén ranh giới phía tây nam của
vùng nước lịch sử của Cộne hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân
dí:n Campuchia
-

AI Tại Hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh 9" ] 5 0 103IJ27'0
Kiên Giana
A2 Tại hòn Đá Lẻ ở đỏng nam Hòn Khoai, 8°22'8 104"52'4
tỉnh Minh Hải (nay thuộc tỉnh Cà Mau)
A3 Tai Hòn Tài Lớn. cỏ n Đảo, Đặc khu 8"37'8 106°37'5
Vũng Tàu - Còn Đảo (nay thuộc tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu)
o
\o
©
m
'rt

A4 [Tại Hòn Bỏng Lang - c ỏ n Đảo (nay 8°38'9


thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
A5 |Tại Hòn Bảy Cạnh - c ỏ n Đảo (nay thuộc 8°39'7 106"42'1
tỉnh Bà Rịa - VQns Tàu)
<L

A6 Tại Hòn Hải (nhóm đao Phú Quý), tỉnh 9"58'0


Õ
o
õ

Thuận Hải (nav thuộc tỉnh Bình Thuận)

124
A7 Tại Hòn Đôi, tỉnh Thuận Hải (nay thuộc 12°39'0 109°28'0
tỉnh Bình Thuận)
A8 Tại Mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Khánh (nay 12°53'8 109°27'2
là tỉnh Phú Yên)
A9 Tại Hòn Ông Căn, tỉnh Phú Khánh (nay 13°54'0 109°21 0
là tỉnh Phú Yên)
A10 Tại đảo Lý Sơn, tỉnh Nghĩa Bình (nay là 15°23'1 109°09'0
tỉnh Quãng Ngãi)
AI 1 Tại đảo Cồn c ỏ , tỉnh Bình Trị Thiên (nay 17°10'0 107°20’6
là tỉnh Quảng Trị)
Bảng 5: Phụ lục: Tọa độ các điểm chuẩn đường cơ sở dùng để
tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam (Đính theo Tuyên
bô' ngày 121J 1/1982 của Chính phủ nước Cộng hòa x ã hội chủ
nghĩa Việt Nam )
Ba là, vịnh Bắc Bộ là vịnh nằm giữa Việt Nam và Trung
Quốc. Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong
Vịnh đã được quy định trong Công ước về hoạch định biên giới
giữa Việt Nam và Trung Quốc do Pháp và nhà Thanh ký ngày
26/6/1887. Phần Vịnh thuộc phía Việt Nam là vùng nước lịch sử
theo chế độ nội thủy của Việt Nam. Đường cơ .sở từ đảo Cồn c ỏ
đến cửa vịnh sẽ được công bố sau khi vấn đề cưa vịnh được giải
quyết (Hiện nay, vịnh Bắc Bộ đã được phán địnli theo Hiệp định
"V é phán định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh t ế và thềm lục địa
ỏ vịnh Bắc B ộ" giữa Việt Nam và Trung Quốc ký kết ngày
25/12/2000, xem thêm tại mục 5, phần II, chương III của tài
liệu này);
Bốn là, đường cơ sở dùng để tính chiểu rộng lãnh hải cua các
quần đảo Hoàne Sa và T rư ờ n g Sa sẽ được quy định cụ thế trong
một văn kiện tiếp theo phù hợp với Điểm 5 cùa bản Tuyên bố
ngày 12/5/1977 cùa Chính phú Việt Nam;

125
Nãm là. vùng nước phia trong đường cơ sớ và giáp VƠI Dơ
biển, hải đao cua Việt Nam là nội thúy cùa Việt Nam:
Sáu là, Chính phu Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông
qua thươne lượng trên cơ sờ tôn trọng độc lập. chu quyén cùa
nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các
vấn đề bất đồng vé các vùng biển và thém lục địa cùa mỗi bên.
Như vậy, sau khi công bô đường cơ sờ dùng để tính chiều rộng
lãnh hải cùa lục địa Việt Nam. Việt Nam đã khảng định chù quyén
hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đù đối với vùng nội thủy cùa mình, đó
chính là lãnh thổ quốc gia trên biển, Tuyên bố cùa Chính phù Việt
Nam vé đường cơ sờ hoàn toàn phù hợp với Điều 5 “Đường cơ sỏ
thônạ thường" và Điéu 7 "Đưcrní> cơ sở thẳng" của Công ước vể luật
biển 1982.
Ngoài các vãn bàn nói trên, Nhà nước ta còn ban hành hàng
trăm văn bàn quy phạm pháp luật khác có liên quan đến biển,
hoạt độne và khai thác biến. đảo. (Nghiên cứu cụ thể ờ mục 4,
phần III. chương V ).

III. CÁC VỪNG BIỂN VÀ THỂM L ự c ĐỊA CÜA VIỆT NAM


Theo nội dung cùa Công ước vé luật biển 1982 thì các quốc
gia ven biến có các vùne biển và thém lục địa thuộc chu quyén,
quyên chu quyền và quyén tài phán quốc gia như sau:
- Vùng nội thúy:
- Vùng lãnh hải;
- Vùng tiếp giáp lãnh hái;
- Vùng đặc quvén kinh tế;
- Thềm lục địa.
Là một quốc eia ven biển. Việt Nam đã tự xác định các vùng
biến và thém lục địa cua mình trước khi Liên hợp quốc thỏnc qua
c ỏ n s ước vé luật biển 1982. Điéu đó đã được thế hiện trons

126
Tuyên bố của Chính phù Việt Nam ngày 12/5/1977. Sau khi Liên
hợp quốc thông qua Công ước về luật biển 1982, năm 1994 Việt
Nam đã phê chuẩn Công ước về luật biến 1982; việc quy định
các vùng biển và thém lục địa Việt Nam pháp điên hóa trong
Luật Biên giới quốc gia năm 2003. Theo đó, Việt Nam đã kháng
định cụ thể phạm vi, chế độ pháp lý. quyển hạn và nghĩa vụ cúa
mình đối với các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Cụ
thể như sau:

1. Vùng nội thúv của Việt Nam


a. Định nghĩa
Muốn xác định được giới hạn, phạm vi cùa các vùng biển,
trước hết phải xác định được đường cơ sớ. Đường cơ sờ là đường
dùng đê tính chiều rộng lãnh hái, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng
đặc quyển kinh tê và thềm lục địa. Đường cơ sớ không phải là
đường biên giới quốc gia trên biển.
Theo điểm 1 trong Tuyên bô' của Chính phú Việt Nam ngày
12/5/1977, đường cơ sở của Việt Nam là đường nối liền các điểm
nhô ra nhất cùa bờ biến và các điểm ngoài cùng của các đảo ven
bờ cùa Việt Nam tính từ ngân nước thúy triều thấp nhất trờ ra.
Thực hiện điếm 1 trong Tuyên bố nói trên, ngày 11/12/1982
Chính phú Việt Nam đã cône bố đường cơ sớ dùng đế tính chiều
rộng lãnh hải Việt Nam. Tai khoán 1 điếu 4 Luật Biên giới quốc
gia năm 2003 đã đưa ra khái niệm đường cơ sờ. Theo đó, đường
cơ sờ là đường gãy khúc nôi liền các điếm được lựa chọn tại ngấn
nước thúy triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đáo gần bờ do
Chính phu Việt Nam xác định và công bô. Như vậy, vùne biến ở
phía trong đường cơ sờ và giáp với bờ biến là vùng nội thúy cùa
Việt Nam. Điéu đó khỏnc chi được quy định trone Tuyên bỏ cùa
Chính phu Việt Nam ngày 12/5/1977. mà còn tiếp tục được khảng
định tại Điếu 7 Luậl Biên eiới quốc gia năm 2003:

127
“Nội thủy của Việt Nam bao gồm: Các vùng nước phía trong
đường cơ sở; Vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm
nhô ra ngoài khơi xa nhất của các công trình thiết bị thường xuyên là
bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng”.
Như vậy, việc xác định đường cơ sở của Việt Nam là hoàn
toàn phù hợp với các nội dung liên quan trong hai Cóng ước:
Công ước vé lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải năm 1958 và
Cổng ước về luật biển 1982. Cụ thể tại Điều 5 Công ước vé luật
biển 1982 đã quy định về đường cơ sở thông thường như sau:
“Trừ khi có quy định khác của Çông ước, đường cơ sở thông
thường dùng đề tính chiêu rộng lảnh hải là ngấn nước thủy triều
thấp nhất dọc theo bờ biển, như được được thê hiện trên các hải
đồ tỷ lệ lớn đã được các quốc gia ven biển chính thức công
nhận”; hoặc tại Điêu 7 cùa Công ước này quy định về đường cơ
sỏ thẳng: “Nơi ở nào bị khoét sâu và lồi lõm hoặc nếu có một
chuỗi đảo nằm sát ngay và chạy dọc theo bờ biển, phương pháp
đường cơ sở thảng nối liền các điểm thích hợp có thê đư..«' sử
dụng để kẻ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải (khoản
1); ờ nơi nào bờ biến cực kỳ không ổn định do có một châu thổ và
những đặc điểm tự nhiên khác, các điểm thích hợp có thể được
lựa chọn dọc theo ngấn nước thủy triều thấp nhất nhô ra xa nhất
và, ngay cả trong trường hợp về sau, ngấn nước thủy triều thấp
nhất có chuyển dịch về phía trong bờ, các đường cơ sờ đã được
vạch ra vẫn có hiệu lực cho tới khi các quốc gia ven biển sừa đổi
đúng theo Công ước (khoản 2); Tuyến các đường cơ sờ không
được đi chệch quá xa hướng chung cùa bờ biển, và các vùng biển
ở bên trong các đường cơ sờ này phái gắn với đất liền đủ đến mức
được đặt dưới chế độ nội thuy (khoản 3); Các đường cơ sơ thảng
không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi lúc
chìm, trừ trường hợp ờ đó có những đèn biển hoặc các thiết bị
tương tự thường xuyén nhó trén mặt nước hoặc việc vạch các
đường cơ sớ thảng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế

128
(khoán 4); Trong những trường hợp mà phương pháp kẻ các
đường cơ sờ thảng được áp dụng theo khoản 1, khi ấn định một số
đường cơ sở có thể tính đến những lợi ích kinh tế riêng biệt của
khu vực đó mà thực tế và tầm quan trọng của nó đã được một quá
trình sử dụng lâu dài chứng minh rõ ràng (khoản 5); và phương
pháp đường cơ sở thảng do một quốc gia áp dụng không được làm
cho lãnh hải của một quốc gia khác bị tách khỏi biển quốc tế
hoặc một vùng đặc quyền kinh tế (khoản 6)”.
Vùng nội thủy của Việt Nam đã được xác định cũng hoàn toàn
phù hợp với Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải nãm
1958 và Công ƯỚC về luật biển năm 1982. Theo đó Điều 8 Công
ước về luật biển 1982 đã quy định vùng nội thủy như sau: các
vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội
thủy của quốc gia (khoản 1); Khi một đường cơ sở thảng được
vạch ra theo đúng phương pháp được nói ở điểu 7 gộp vào nội
thủy các vùng các nước trước đó chưa được coi là nội thủy, thì
quyền đi qua không gây hại nói trong Công ước vẫn được áp
dụng ờ các vùng nước đó (khoản 2)”.
Theo Tuyên bố ngày 12/11/1982 cùa Chính phù Việt Nam, hệ
thông đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 1 1
điểm, kí hiệu từ AI (Hòn Nhạn thuộc quấn đảo Thổ Chu, Kiên
Giang) đến điểm A l 1 (đáo Cồn Cò, Quảng Trị) và có ghi tọa độ.
Trừ điểm A8 nằm trên mũi Đại Lãnh (Phú Yên) là mòm đất liền
nhô ra biến, các điểm còn lại đều nằm trén các đảo, có điểm cách
xa bờ hơn 80 hải lý. Hệ thống này chưa phải là hệ thống kín vì
còn tồn tại điểm 0 nằm trên vùng nước lịch sử Việt Nam -
Campuchia và đoạn đường cơ sớ trong vịnh Bắc Bộ. Việc bổ
sung, sửa đổi một số điểm cùa đường cơ sở ven bờ lục địa nước ta
cũng như bổ sung, xây dựng mới hệ thống đường cơ sở ở vịnh
Bắc Bộ... là những công việc mà Chính phú và các cơ quan chức
nãng của ta đang trien khai, nhăm đạt được mục đích và những

9 B4 nĐĐ .VN 129


yêu cầu đề ra cho phù hợp với những quy định của Cóng ước luật
biển nãm 1982 và thông lệ quốc tế.

Hình 13: Sơ đó các vùng biên Việt Nam


b. Vùng nội thủy của nước Cộng hòa x ã hội chủ nghĩa Việt Nam
Như đã phân tích ở trên, vùng nội thủy của Việt Nam đã được
quy định trong Tuyên bô' ngày 12/5/1977 cùa Chính phủ và trong
Luật Biên giới quốc gia năm 2003. Tuyên bô' ngày 12/5/1977 của
Chính phủ Việt Nam quy định vùng nội thủy của Việt Nam là vùng
nước ở phía trong đường cơ sờ và giáp với bờ biển Việt Nam.
Vùng nội thủy bao gồm toàn bộ vùng nước phía trong đường
cơ sờ đê tính lãnh hải tiếp giáp với bờ. vùng nước thuộc nhữna
cảng ở biển, vùng nước ở các cửa vịnh có cửa rộng không quá 24

130
hải lý mà bờ vịnh thuộc một quốc gia duy nhất. Chế độ pháp lý
của vùng nước lịch sử1, vịnh lịch sử cũng theo chế độ nội thủy.
Hiện nay, pháp luật quốc tế chưa có một tiêu chuẩn cụ thể về vùng
nước như thế nào thì được gọi là vùng nước lịch sử, vịnh lịch sử.
Trong thực tế, các quốc gia coi vùng nước lịch sử không chỉ là vùng
nước của các vịnh mà còn là vùng nước của biển. Các vịnh và vùng
nước của biển do các yếu tố lịch sử như quốc gia thực hiện quyền
lực trong một thời gian dài. Các vịnh và vùng nước đó có ý nghĩa
quan trọng vẻ kinh tế và quốc phòng, điều kiện địa lý và hình thể trở
thành nội thủy của quốc gia đó và phần lớn các quốc gia khác
không chống lại sự chiếm hữu hiện diện đó.
Trên cơ sở đó, ngày 07/7/1982, Việt Nam và Campuchia đã ký
kết Hiệp định về vùng nước lịch sử chung giữa hai nước' ở ven bờ

1. Theo Đ iều 8 L uật Biên giới quốc eia nãm 2003 thì vùng nước lịch sử là vùng nước do
những điều kiện địa lý đ ặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, q u ố c phòng, an ninh
cùa V iệt N am hoặc c ủ a V iệt N am và các quốc gia cùng có quá trình qu ản lý, khai thác, sử
dụng lâu đời được C ộng hòa xã hội chù nghĩa V iệt N am và các quố c g ia hữu qu an thỏa
thuận sử dụng theo m ộ t quy c h ế đặc biệt bang việc ký kết điều ước quố c tế.
1. V ùng nước lịch sử ch u n g giữa V iệt N am và C am puchia được qu y địn h tại Đ iéu 1 cùa
Hiệp định được ký kết giữa hai nước ngày 07/7/1982 là vùng nước nằm giữa b ờ biển tỉnh
K iên G iang, đảo Phú Q uốc đến quần đảo T hổ Chu của nước C ộng hòa xã hội chủ n g h ĩa V iệt
N am và b ờ biển tỉnh K am pot đến nhóm đảo Poulo W ai cù a nước C ộng h ò a nhân dân
C am puchia là vùng nước lịch sử cùa hai nước theo c h ế độ nội thuỷ, được giới hạn (theo kinh
tuyến G reenw ich Đ ô n g ): v é p h ía T á y B ấc bời đường thảng nối liền các toạ đ ộ 9°54'.2 Bắc -
102°55'.2 Đ ổng và 9°54’.5 Bác - 102°57'.0 Đ ông ở đảo Poulo W ai (C am puchia) đến toạ độ
10°24'.l Bắc - 103°48’.0 Đ ông và 10°25’.6 Bắc - 103°49'.2 Đ ông ở đ ào K oh Sès (C am puchia)
đến toạ độ 10°30’.0 Bắc - 103"47'.4 Đ ỏng ờ đảo K oh Thm ei (C am puchia) k éo đến toạ độ
10°32'.4 Bắc - 103°48'.2 Đ ông trên bờ biến tinh K am pot (C am puchia); v é p h ía Bắc bời
đường bờ biển tỉnh K am pot từ toạ độ 10°32'.4 Bấc - 103°48'.2 Đ ỏng đến điểm m út trên bờ
biển của đường biên giới đất liền giữa V iệt N am và C am puchia; v é p h ía Đ ô n g N a m bời
đường nói liền từ điểm m út trên bờ biển của đường biên giới đất lién giữa V iệt N am và
C am puchia đến toạ độ 10°04'.2 Bác - 104"02'.3 Đ ống ờ m ũi An Y ên đ ảo Phú Q uốc (V iẻt
N am ) vòng theo b ờ Bắc đảo đến m ũi Đ ất Đ ò ờ toạ độ 10°02'.8 Bấc - 103°59'.l Đ ông kéo
q u a toạ độ 9° 18'. 1 Bắc - 103°26'.4 Đ òng ờ đào Thổ C hu (V iệt N am ) đến toạ độ 9°15'.0 Bắc
- I0 3 ”2 7'.0 Đ ông ỡ đáo H òn N hạn thuộc quán đào Thổ Chu (V iệt N am ); V é p h ía T a x N a m
bởi đường thảng kéo tà toạ độ 9°55'.0 Bắc - 102°53'.5 Đ ông ờ đảo Poulo W ai đến toa đô
9°15’.0 Bãc - 103“2 7'.0 Đ òng ở đáo H òn Nhạn thuộc quần dào Thổ C hu (V iệt N am )

131
tỉnh Kiên Giang và Kampot, vùng nước lịch sử này theo chế độ
nội thủy.
Việc hoạch định biên giới vùng nội thúy giữa Việt Nam và các
quốc gia láng giềng có bờ biển tiếp liền, liền ké hay đối diện
được xác định bâng điều ước quốc tế giữa Việt Nam với các quốc
gia hữu quan, phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc tế.
c. C h ế độ pháp lý của vùng nội thủy
Vùng nội thủy được coi như lãnh thổ trên đất liền cùa mỗi
quốc gia và đặt dưới chủ quyền toàn vẹn, đáy đù và tuyệt đối cùa
quốc gia ven biển.
Theo nguyên tắc này, các nước ven biển đã có nhũng quy định
rất chật chẽ đối với các hoạt động cùa tàu thuyền nước ngoài ờ
nội thủy. Trong vùng nội thủy của một nước, tàu thuvền nước
ngoài không được hường quyền qua lại khỏns gây hại như ờ vùng
lãnh hải, mặc dù vùng lãnh hái cũns thuộc chú quyến cua quốc
eia ven biến. Tàu thuyền nước ngoài muốn vào, ra vùne nội thúy
phải được phép cứa quốc gia ven biển và phái tuân theo luật ]ệ
của nước ven biển. Quốc gia ven biển có quyén khống cháp nhận
sự xin phép đó. Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, lý
do đặc biệt khác, quốc eia ven biển có quyền hạn chế hoặc tạm
ngừng tàu thuyền nước ngoài ra vào các cáng biên cùa quốc sia.
Quy chế pháp lý cho các phương tiện tàu. thuyền nước neoài
khi ờ trong nội thúv được quy định cụ thể trong một số các vãn
bản sau đây:
Nghị định 30-CP naày 29/01/1980 cùa Hội đổng Chính phù
(nay là Chính phú) về Quy chế cho tàu thuyền nước ncoài hoạt
động trên các vùng biến của Việt Nam đã quy định: “Tàu thuvén
nước ngoài khi ớ trong nội thúy Việt Nam, ngoài sắc cờ cua nước
mà tàu mang quốc tịch, phái treo quốc kỳ Việt Nam ờ đinh cột
tàu cao nhất phía trước: phải chấp hành đầy đu các qu\ định về
đèn tín hiệu phù hợp với các loại tàu và hoạt động cúa tàu. do các

132
cơ quan có thẩm quyền Việt Nam ban hành và phù hợp với các
quy định chung của luật quốc tế về giao thông trẽn biến (điều 8);
Trong nội thủy và lãnh hải Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài phải
đi nhanh chóng, liên tục, theo đúng tuyến đường và đúng các hành
lang quy định, không được vào các khu vực cấm (Điều 9); Tàu
ngầm nước ngoài (bao gồm tàu ngầm quán sự và dân sự) khi được
phép vào vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải và nội thủy Việt Nam,
và khi đậu trong các cáng Việt Nam, nhất thiết phải ở tư thế nổi,
phải treo cờ cùa nước mà tàu đó mang quốc tịch. Tàu ngầm nước
ngoài cũng phải chấp hành đẩy đủ các quy định cho các loại tàu
nổi nước ngoài đi trong vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải và nội
thủy Việt Nam và khi trú đậu trong các cảng Việt Nam (Điều 10).
Nghị định 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phú
về Quy chế khu vực biên giới biển quy định “Khu vực biên giới
biến tính từ biên giới quốc cia trên biển vào hết địa giới hành
chính các xã, phường, thị trấn siáp biển và đảo, quần đảo. Danh
sách các xã, phường, thị trấn giáp biển và các xã thuộc các đào
(khoán 1, Điéu 2); Người, tàu thuyền cùa Việt Nam và nước
ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển tuân theo quy định
của Nghị định này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam
và điéu ước quốc tê mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập (Điều 4);
Ncười, tàu thuyền của Việt Nam và nước neoài hoạt động trong
khu vực biên giới biển phái có đầy đủ giấy tờ, trang bị đảm bảo
an toàn theo quy định cùa pháp luật; hoạt động đúng mục đích,
phạm vi, thời gian cho phép, đi đúng luồng, tuyến và phải chịu sự
giám sát, kiểm tra, kiểm soát, xử lý của các cơ quan có thẩm
quyền c ủ a Việt N a m (Điểu 5).
Nehị định 140/2004/NĐ-CP của Chính phu quy định chi tiết
một số điều của Luật Biên giới quốc gia quy định: "Phạm vi khu
vực biên eiới trẽn biến tính từ biên giới quốc eia trên biển vào hết
địa giới hành chính cua xã, phường, thị trấn giáp biển và đáo
quần đáo" (khoán 2. Điéu 8). Theo Điéu 5 của Nghị định này thì

133
' Biên giới quốc gia trên biển” là ranh giới phía ngoài lãnh hài cùa
đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của các quần đảo Việt Nam. ờ
những nơi lãnh hải, nội thúy hoặc vùng nước lịch sừ cùa Việt
Nam tiếp giáp với lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nước lịch sử của
nước láng giềng, biên giới quốc gia trên biển được xác định theo
điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các nước láng giềng đó
(khoản 1); biên giới quốc gia trên biển được xác định và đánh dấu
bằng các tọa độ trên hải đồ theo quy định cùa pháp luật Việt Nam
và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập (khoản 2).
Như vậy, quy chế pháp lý của vùng nội thủy Việt Nam do
pháp luật Viêt Nam quy định, điều đó đã được ghi nhận trong các
văn bản pháp luật của Việt Nam có liên quan, phù hợp luật pháp
quốc tế. Tính chất chù quyền quốc gia đối với vùng biển này - đó
là chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ, mọi tàu thuyền nước
ngoài ra vào vùng nội thủy phái tuân thù các quy định cùa pháp
luật của quốc gia ven biển.

2. Lãnh hải
a. Định nghĩa
Điều 2 của Công ước về luật biển năm 1982 quy định: Chủ
quyền của mỗi quốc gia ven biển được mờ rộng ra ngoài lãnh thổ
và nội thủy của mình, và trong trường hợp một quốc gia quần
đảo, ra ngoài vùng nước quần đảo đến một vùng biển tiếp liền gọi
là lãnh hài. Chù quyền này được mờ rộng đến vùng trời trẽn lãnh
hải, cũng như đến đáy và lòng đất dưới đáy của vùng biển này;
đồng thời, chù quyền ờ lãnh hải được thực hiện trong những điều
kiện do các quy định của Công ước và các quy tắc khác cùa pháp
luật quốc tế trù định.
b. Lãnh hải cùa \ 'iệt Nam
Trên cơ sở quy định tại điều Điều 2 cùa Công ước về luật biển
nãm 1982, Luật Biên giới quốc gia Việt Nam nãm 2003 đã quy

134
định lãnh hải của V iệt Nam rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra
phía ngoài; lãnh hải bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của
đảo, lãnh hải của quần đảo (Điều 9). Lãnh hải Việt Nam đã được
cụ thể hóa tại Điều 6 trong Nghị định sô' 140/2004/NĐ-CP ngày
25/6/2004 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật
Biên giới quốc gia, theo đó lãnh hải Việt Nam !à vùng biển rộng
12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài, trong trường hợp điều
ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các nước láng giềng có quy
định khác thì áp dụng theo điểu ước quốc tế đó. Lãnh hải Việt
Nam gồm: lãnh hải của đất liền và lãnh hải của các đảo, lãnh hải
của các quần đảo Việt Nam ” (khoản 1). Việt Nam thực hiện chủ
quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối
với vùng tròi, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải
(khoản 2). Tàu thuyền nước ngoài đi qua không gây hại trong
lãnh hải Việt Nam, không được làm phương hại đến hòa bình, an
ninh, trật tự, môi trường sinh thái của Việt Nam theo quy định
của pháp luật Việt Nam và điêu ước quốc tế mà Việt Nam ký kết
hoặc gia nhập” (khoản 4).
Trước đó, trong Tuyên bố ngày 12/5/1977, Chính phủ Việt
Nam đã quy định lãnh hải nước Việt Nam rộng 12 hải lý ở phía
ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và
các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ biển của Việt Nam tính
từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra.
Như vậy, lãnh hải của nước ta là một dải biển ven bờ nằm
ngoài và tiếp liền với nội thủy cùa nước ta và có chiều rộng là 12
hải lý tính từ đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam và thuộc chù
quyền hoàn toàn, đầy đủ của Việt Nam. Ranh giới bên ngoài của
lãnh hải là đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam,
đường này chạy song song với đường cơ sở và cách đường cơ sở
12 hải lý.
Lãnh hải của các đảo, quần đảo xa bờ, cùa quần đảo Trường
Sa và Hoàng Sa rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính
chiêu rộng lãnh hải của các đảo hay quần đảo đó.

135
Việc hoạch định biên giới lãnh hải giữa Việt Nam và các quốc
gia láne giềng có bờ biển tiếp giáp hay đối diện được xác định
bàns điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các quốc gia hữu quan,
phù hợp với pháp luật và thực tiễn quốc tế.
c. C h ế độ pháp lý của lãnh hài
Lãnh hải là một bộ phận cùa lãnh thổ của quốc gia ven biển,
thuộc chủ quyền của quốc gia đó. Do đó, chế độ pháp lý cùa lãnh
hải mang tính chù quyền quốc gia. Tức là quốc gia ven biển có
quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chế
pháp lý cho vùng lãnh hải cùa mình, nhưng phải phù hợp với quy
định của Luật biển quốc tế. Tàu thuyền nước ngoài có quyén đi
qua không gây hại trong lãnh hải cùa quốc gia ven biến và có
nhiệm vụ tuân thủ pháp lu ật cùa quốc gia ven biển. Tuy nhiên, ờ
trong lãnh hải tính chất chủ quyền khác với vùne nội thủy. Trong
vùng nội thủy, Việt Nam thực hiện chù quyền đầy đù. tuyệt đối
và toàn vẹn, còn trong lãnh hải Việt Nam thực hiện chủ quyền
đầy đù và toàn vẹn. Như vậy, chu quyền trong nội thủy quy định
chặt chẽ hơn ớ trong lãnh hải và có tính chú quyền tuyệt đối.
Chù quyển cùa Việt Nam trong lãnh hải Việt Nam được thực
hiện cả ờ đáy biển và lòng đất dưới đáy biển và vùne trời phía
trên lãnh hải (điểm 1 Tuyên bỏ' ngày 12/5/1977 cùa Chính phù).
Trong lãnh hài Việt N a m . tàu th u y ê n nước ngoài có độne cơ
chạy bàng năng lượng hạt nhãn, tàu thuyền chuyén chờ chất
phóng xạ, chất nguy hiểm độc hại khác mà tiến hành các hoạt
động trong lãnh hải Việt Nam phai được cơ quan có thấm quyền
cùa Việt Nam cho phép và phải áp dụns các biện pháp phòns
ngừa đặc biệt theo quv định cúa pháp luật Việt Nam và điẽu ước
quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập (khoan 2 Điêu 19
Luặt Biên giới quốc gia năm 2003).

136
Đi qua không f?ớv hại trong vùng lãnh hái
Quyền đi qua không gây hại cùa tàu thuyền nước ngoài khi ra
vào lãnh hải của quốc gia ven biến là một quyền chứ không phái
là một sự ưu tiên. Đây là một quyền đặc thù cùa luật biển quốc tế.
Theo quy định cùa pháp luật Việt Nam, đi qua không gây hại
trong lãnh hải là việc tàu thuyền nước neoài đi trong lãnh hái Việt
Nam nhưng không làm phương hại đến hòa bình, an ninh, trật tự,
môi trường sinh thái của Việt Nam theo quy định của pháp luật
Việt Nam và Công ước luật biển 1982 (khoản 9 Điều 4 Luật Biên
giới quốc gia nãm 2003).
Chúng ta cần lưu ý là tất cả tàu thuyền của các quốc gia có
biển hay không có biển đểu được hường quyền đi qua không gây
hại trong lãnh hải cùa các quốc gia khác (hay quốc gia ven biến),
tất cả các loại tàu dân sự và tàu quán sự' đều được hường ché độ
đó, không phân biệt đối xử, kể cả tàu ngầm cũne như tàu chạy
bàng nâng lượng nguyên tử, tàu chở chất phóng xạ hay chất độc
hại. Tuy nhiên, mỗi loại tàu thuyền sẽ có quy định riêng; ví dụ,
tàu ngầm khi đi ờ trong lãnh hải phái đi ớ chế độ nối và phai treo
cờ của nước mình. Tàu thuyển nước ngoài có động cơ chạy bằng
nãng lượng hạt nhân hay chò chất phóng xạ phái thông báo trước
cho quốc gia ven biến và chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ của quốc
gia ven biển (Điều 19 Luật Biên ciới quốc gia năm 2003).

1. N chị định số 5 5-C P ngày 01/1 0 /1 9 9 6 của C hính phủ quy định vé hoạt động của tàu
quân sự nước ngoài vào thâm Cộng hòa xã hội chú nghía V iệt Num đà quy định: Tàu quán
sự là các tàu thuộc lực lượng vũ trang cùa m ột quốc gia hoặc lò chức qu án sự. m ang dâu
hiệu bên ngoài đ ặc trưne củ a làu quãn sự thuộc quốc tịch nước đó hoặc tổ chức quân sự do
m ột sĩ quan hai quân phục vụ q u ố c gia. tổ chức đó chi huy. Người chi huy (thuyén trườne)
đ ó phui có lén trong danh sách các sĩ quan hay trong m ộl tài liệu tương đương và đoàn thuý
thú phui tuân theo các đ icu lệnh ky luật quân sự Ulicu 2). T heo C òng ước vé luật hicn 1982.
"T àu quân sự" là m ọi làu ihuycn thuộc lực lượng vũ trang củ a m ột q u ố c g ia và m ann dúu
hiệu bcn ngoài đặt trưnu của các làu thuyền quân sự ihuộc quốc lịch nước đó: do m ột sì
qu an hai quân phục vụ quốc tiiu dó chi huy. người chi huy này có trontỉ danh sách c á c sĩ
qu an hay trong m ột tài liệu tương itương: và đoàn thủy ihu phai luân theo các điều lcnh kv
luật quăn sự (Đ icu 29).

137
Trước đó, Nghị định 30-CP ngày 29/1/1980 của Hội đồng
Chính phù (nay là Chính phù) Việt Nam quy định về quy chê cho
tàu thuyền nước ngoài hoạt động trẽn các vùng biển Việt Nam đã
cụ thể hóa nội dung Tuyẽn bố ngày 12/5/1977 cùa Chính phủ,
theo đó Việt Nam tôn trọng quyền đi qua không gây hại cùa tàu
thuyền nước ngoài trong lãnh hải cùa mình. Đây là lán đầu tién
luật pháp Việt Nam khảng định vấn đề này m ột cách rõ ràng,
thành văn so với các văn kiện pháp quy cũ của chính quyền thực
dân và chính quyền Nam Việt Nam. Điều 2 cùa Nghị định 30-CP
ghi rõ: "M ọi tàu thuyền nước ngoài Hoạt động trẽn các vùng biển
Việt Nam (bao gồm việc vào, ra, qua lại, trú đậu và làm các cổng
việc khác) đều phải tôn trọng chù quyền của nước Cộng hòa xã
hội chù nghĩa Việt Nam đối với tùng vùng biển, phải chấp hành
đầy đủ những quy định cùa Nghị định này và những luật lệ chế
độ. quy định khác có liên quan cùa nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam, do các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
ban h àn h ...”. Cụm từ “bao gổm việc vào, ra, qua lại. trú đậu và
làm các công việc khác” hàm ý chỉ các hoạt động chủ yếu trong
lãnh hải và nội thủy, vùng tiếp gián tiếp lãnh hải; công nhận
quyền đi qua không gây hại cùa tàu thuyền nước ngoài trong lãnh
hài Việt Nam.
Pháp luật Việt Nam cũng cho phép tàu thuyền nước ngoài khi
thực hiện quyền đi qua khỏng gãy hại trong lãnh hải Việt Nam
khả năng được dừng trú trong trường hợp bất khá kháne hay các
sự cố hàng hải ảnh hường đến an toàn hàng hải và tính mạng của
hành khách. Tuy nhiên, tàu thuvền này phải lập tức thõng báo với
cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở nơi gần nhất và chịu sự
kiểm tra. kiểm soát cùa các nhà chức trách Việt Nam nhằm xác
định nguyên nhân của tàu nạn, tính chân thực của lý do đưa ra và
tuãn thù các chì dẫn cùa nhà chức trách Việt Nam (Điều 6 cùa
Nghị định 30-CP). Hạn chế cùa Nghị định 30-CP naàv
29/01/1980 là tại thời điểm ban hành Nghị định chúng ta chưa

138
công nhận quyền đi qua không gây hại đối với tàu quân sự nước
ngoài trong lãnh hải Việt Nam.
Trong luật quốc tế, nội dung của việc đi qua không gây hại đã
được Công ước luật biển năm 1982 quy định tại Điều 19, theo đó
việc đi qua không gay hại, tức là nó không làm phương hại đến
hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển. Việc đi qua
không gây hại cần được thực hiện theo đúng với các quy định của
Công ước và các quy phạm khác của luật quốc tế (khoản 1). Việc
đi qua của một tàu thuyền nước ngoài bị coi như phương hại đến
hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển, nếu như ở
trong lãnh hải, tàu thuyền này tiến hành một trong bất kỳ hoạt
động nào sau đây (khoản 2):
- Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chù quyền, toàn vẹn lãnh
thổ hoặc an ninh chính trị của quốc gia ven biển hoặc dùng mọi
cách khác trái với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được
nêu trong hiến chương Liên hợp quốc;
- Luyện tập hoặc dién tập với bất cứ kiểu vũ khí nào;
- Thu thập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh
của quốc gia ven biển;
- Tuyên truyền nhầm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của
quốc gia ven biển;
- Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay;
- Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự;
- Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên, xuống tàu
trái với các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc
nhập cư của quốc gia ven biển;
- Gây ô nhiễm cô ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước;
- Đánh bắt hải sản;
- Nghiên cứu hay đo đạc;

139
- Làm rối loạn hoạt động của hệ thốne giao thông lién lạc hoặc
mọi trang thiết bị hay cõng trình khác cùa quốc gia ven biến;
- Mọi hoạt độne khác khỏne trực tiếp liên quan đến việc đi qua.
Gông ước vé luật biến 1982 quy định cho tàu quân sự nước
neoài được đi qua khône gáy hại tronc lãnh hái của quốc gia ven
biến là điểu có lợi cho các cường quốc quân sự trẽn biển và có thể
khỏng có lợi cho việc bảo vệ quốc phòng, an ninh cùa các quốc
£Ìa ven biển có nền quốc phòng kém hơn. Trên thực tê một sô
quốc gia ven biển yêu cầu tàu thuvén nước ngoài phải xin phép
hoặc thõng báo trước mới được vào lãnh hài cua mình, đặc biẽt là
đối với tàu chiến nước ngoài.
Như vậy, đi qua khống gáy hại trong vùng iãnh hải. là đi
nganc qua nhưng khỏne rẽ vào nội thúy, hoặc đi qua lãnh hải để
vào nội thúy, hoặc từ nội thuy đi ra lãnh hải. Việc đi qua không
gáy hại phai thực hiẹn đi liên tục. nhanh chóng, khóng được dừng
h.-'y neo đặu. Tuy nhién. chi có neoại lệ cho việc dừnc lại và thà
neo trong trường hợp sặp phai những sự cỏ thõng ihường vé hàng
hải hoặc vì một trườnc hợp bất kha kháng, hay mác nạn hav vì
mục đích cứu giúp neười, tàu thuyền hav phươne tiện bay đang
lãm neuy hav mắc nạn.
Neoài ra. pháp luật Việt Nam còn quv định cụ thế thu tục ra.
vào cane biến cua tàu thuyén nước neoài (Nehị định
21/2012/NĐ-CP ngàv 21/3/2012 cua Chính phủ về quan lý cáne
bién và luónc hàng hai).
Tát cá các loại tàu thuyền khốne phán biệt quốc tịch, trọnc tai
và mục đích sừ dụng chi được phép vào cáng biến khi có đu điêu
kiện an toàn hàno hai. an ninh hàn2 hai, phònc ngừa ỏ nhiễm mỏi
trườnc và các điêu kiện khác theo quy định cua pháp luật.
Tàu hiến nước naoài có động cơ chạ\ bằng năng lượnc hạt
nhàn hoặc tàu vận chuyến chất phúng xạ muốn vào cang biến
Việt Nam phai được Thu tướnc Chính phú Việt Nam cho phép.

140
Tàu thuyền nước ngoài đến cáng để thực hiện các hoạt động về
nghiên cứu khoa học, nghé cá, cứu hộ, trục vớt tài sán chìm đắm.
lai dắt, huấn luyện, hoạt động vãn hóa, thế thao, xây dụng công
trình biến, khảo sát, thăm dò, khai thác tài nguyên và các hoạt
động khác về môi trường trong vùnc biển Việt Nam đều phái có
giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cùa cơ quan có thẩm quyển
của Việt Nam.
Tàu quân sự nước ngoài, tàu thuyền nước ngoài đến Việt Nam
theo lời mời của Chính phù Việt Nam và tàu thuyền tham gia hoạt
động tìm kiếm, cứu nạn trong vùng biển Việt Nam, thù tục được
thực hiện theo quy định riêng cùa pháp luật.
Tàu quân sự nước ngoài đến thăm Việt Nam phải xin phép qua
đường ngoại giao (trừ khi có thoả thuận khác giữa hai Chính phù),
trước khi vào lãnh hải Việt Nam thuyén trưởng phải thông báo cho
Bộ Quốc phòng Việt Nam (qua Cục Đối ngoại) đê tổ chức đón tiếp
(Điều 6 Nghị định 55/CP ngày 01/10/1996 của Chính phủ về hoạt
động của tàu quân sự nước ngoài vào thăm nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam).
d. Quy én bảo vệ và nqhĩa vụ cùa các quốc gia ven biển trong
lãnh hải
Mặc dù, Công ước về luật biến 1982 cho phép tàu thuyền của
nước khác được phép đi qua không gây hại trong lãnh hái của
quốc gia ven biển nhưng đồng thời cũng cho phép quốc gia ven
biến có quyền định ra những nguyên tắc, quy định liên quan đến
việc đi qua không gây hại trong lãnh hải của quốc gia mình.
Những nguyên tác, những quy định đó trước hết phái phù hợp với
các điều khoản cùa Công ước và nhằm đám bảo:
- An toàn hàng hải và điểu phối giao thông dường biển.
- Báo vệ các thiết bị và các hệ thông báo đảm hàng hải và thiết
bị hay cônc trình khác.
- Báo vệ các đườne dây cáp và ống dẫn.

141
- Bảo tồn tài nguyên sinh vật biển.
- Ngăn ngừa nhũng vi phạm các luật và quy định cùa quốc gia
ven biển liên quan đến việc đánh bắt.
- Giữ gìn môi trườne cùa quốc gia ven biển và ngăn ngừa, hạn
chế, chế ngự ô nhiễm môi trường.
- Nghién cứu khoa học biển và đo đạc thủy vãn.
- Ngăn ngừa các sự vi phạm các luật và quy định về hải quan,
thuế khóa, y tế hay nhập cư cùa quốc gia ven biển.
Quốc gia ven biển có quyền quy định các hành lang hàng hải
cho tàu thuyền qua lại trong lãnh hải, thiết lập hệ thống phân chia
tuyến luồng trong lãnh hải. Riêng các khu vực hay các eo biển
quan trọng, các nước ven biển còn quy định thời gian cho tàu
thuyền nước ngoài được phép đi qua.
Trong trường hợp cần thiết, để bảo đảm an ninh của mình, quốc
gia ven biển có thê tạm thời đình chỉ việc thực hiện quyền đi qua
khống gây hại của tàu thuyền nước ngoài tại các khu vực nhất định
trong lãnh hải cùa minh báng cách công khai tuyên bỏ' theo đúng
thu tục, nhưng không được phân biệt đối xừ về mặt thực tế giữa tàu
thuyền cùa quốc gia này với tàu thuyền cùa quốc gia khác.
Quốc gia ven biển phải có nạhĩa vụ:
- Không được gây trờ ngại cho việc đi qua không gây hại cùa
tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải nếu không có lí do chính
đáng.
- Không được áp đặt cho tàu thuyền nước ngoài những nahĩa
vụ dẫn đến sự cản trờ hoặc hạn chế việc thực hiện quyền đi qua
khỏng gây hại cùa tàu thuyền này.
- Khống được phán biệt đối xử về mặt pháp lý hay trên thực tế
đối với tàu thuyền cùa một quốc gia nhất định.
- Không được thu lệ phí đối với tàu thuyền nước ngoài chỉ vì
họ đi qua lãnh hải, trừ khi có những lệ phí về dịch vụ giúp cho
việc qua lại cùa tàu thuyền.

142
- Quốc gia ven biển có nghĩa vụ phải thông báo thích đáng
mọi nguy hiểm về hàng hải mà mình biết trong lãnh hải cùa
mình.
Nhìn chung, các quốc gia ven biển đều thực hiện các quyền và
nghĩa vụ quốc gia và quốc tế của mình trong các vùng biển thuộc
chủ quyền quốc gia (khu vực biên giới biển), thông qua việc định
chế các nguuyên tắc và các quy phạm pháp luật cho hoạt động
tàu thuyền, kể cả các cầu cảng biển. Quyền quản lý, bảo vệ biên
giới quốc gia trên biển, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội
trong khu vực biên giới biển là trách nhiệm , nghĩa vụ của các cơ
quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang, chính quyền địa
phương và mọi công dân (Điều 9 Nghị định số 161/2003/NĐ-CP
ngày 18/12/2003 cùa Chính phù quy định về Quy chế khu vực
biên giới biển).

3. Vùng tiếp giáp lãnh hải


a. Định nghĩa
Theo nội dung của Điều 33 Công ước về luật biển 1982 thì
vùng biển nằm liền kề bên ngoài vùng lãnh tiếp gọi là vùng tiếp
giáp. Vùng tiếp giáp không thể mở rộng quá 24 hải lý tính từ
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Như vậy, vùng tiếp
giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài vùng lãnh hải và tiếp liền
với lãnh hải, tại đó các quốc gia ven biển thực hiện các quyền chù
quyền có tính riêng b iệ t... phạm vi vùng tiếp giáp lãnh hải không
được vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở. Quy định này đã
được cụ thể hóa trong Luật Biên giới quốc gia Việt Nam nám
2003: “Vùng tiếp giáp lãnh hài là vùng biển tiếp liền phía ngoài
lãnh hải có chiều rộng mười hai hải lý” (khoản 2 Điều 4)
b. Tính chất pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hái
Theo Công ước luật biển 1982 thì vùng tiếp giáp lãnh hải nằm
trong vùng đặc quyền kinh tế có quy chế của một vùng đặc biệt

143
không phái là một vùng biển thuộc chú quyền quốc eia, cũng
không phải là vùng biển có quy chế tự do biển cá. Công ước cũng
đã mờ rộng quyền cùa quổc eia ven biển đối với các hiện vật có
tính lịch sứ và khảo cổ. Mọi sự trục vớt các hiện vật này từ đáy
biển thuộc vùng tiếp giáp lãnh hái mà không được phép cùa quốc
gia ven biển đều được coi là vi phạm xảy ra trên lãnh thổ hoặc
trong lãnh hải cứa quốc gia đó.
Công ước về luật biển năm 1958 quy định vùng tiếp giáp thuộc
về biển công và được đặt dưới chế độ tự do hàng hải. Với việc
thành lập vùng đặc quyền kinh tế của Cõng ước luật biển năm
1982 thì vùng tiếp giáp lãnh hải không còn ý nghĩa nữa; điều này
chỉ đúng một phần vể phương diện kinh tế; còn các vấn đề khác
như hải quan, thuế, y tế, nhập cư thì vùng tiếp giáp vẫn có ý nghĩa
vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ những quyền và lợi ích cùa
quốc gia ven biến.
Quốc gia ven biển liiực thi quyền chú quyền của mình đối với
vùng biến này, thông qua việc thi hành sự kiếm soát cần thiết
nhằm:
- Ngàn ngừa những vi phạm đối với các luật quy định về hải
quan, thuê khóa, y tê hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hái
của mình.
- Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trẽn
xáy ra trên lãnh thổ hay trong lãnh hài cùa mình.
c. Vùng liếp giáp lãnh hái Việt Nam
Theo nội dung cùa Tuyên bô' ngày 12/5/1977. Chính phù Việt
Nam thực hiện việc kiểm soát cần thiết trong phạm vi vùng biển
rộng 12 hải lý tiếp liền với lãnh hái và tạo với lãnh hái thành vùng
biến rộng 24 hải lý tính từ đường cơ sờ dùng để tính chiểu rộng
lãnh hái, nhãm báo vệ an ninh, báo vệ các quyén lợi về hai quan,
thuế khóa, và nhâm đám báo sự tuân thủ các quy định về y tế. di

144
cư và nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam
(Điểm 2).

4. Vùng đác quyền kinh tẽ


Vùng đặc quyền kinh tế là một khái niệm mới, được nêu ra rừ
những năm 1970 tại Hội nghị Luật biển lần thứ 3. Trước chiến
tranh thế giới lần thứ II, các quốc gia ven biển chỉ có lãnh hải
rộng khoảng 3 hải lý, phía ngoài lãnh hải là biển cả hay còn gọi
là biển công hoặc biển quốc tế.
Tại Hội nghị Luật biển lần thứ 3, xuất phát từ lợi ích, nhu cẩu
của các nước đang phát triển có biển đấu tranh nhằm mờ rộng
quyền hạn của mình trong lĩnh vực kinh tế, bảo tồn, thăm dò,
khai thác tài nguyên thiên nhiên để góp phần xây dựng, phát triển
nền kinh tê của mình. Đây là đòi hỏi chính đáng của các quốc gia
và các dân tộc đang phát triển có biển. Do vậy, khái niệm vùng
đặc quyền kinh tế ra đời.
a. Định nghĩa vùng đặc quyền kinh tế
Công ước về luật biển 1982 định nghĩa vùng đặc quyền kinh tế
là một vùng nầm ờ phía ngoài lãnh hái và tiếp liền với lãnh hải,
đặt dưới chê độ pháp lý riêng... Theo đó các quyền và quyền tài
phán cùa quốc gia ven biển và các quyền tự do của các quốc gia
khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều hành”
(Điều 55). Vùng đặc quyền kinh tê khỏng mờ rộng ra quá 200 hải
lý tính từ đường cơ sỡ đê tính chiều rộng lãnh hải.
Theo định nghĩa trên thì vùng đặc quyền kinh tê là một vùng
nàm ớ phía ngoài lãnh hái và tiếp liền với lãnh hải. Như vậy, lãnh
hái không phải là một phán của vùng đặc quyền kinh tế, nhưng
vùng tiếp giáp lãnh hải được coi như một phần của vùng đặc
q u y ề n kinh tế. Do đó, ranh giới trong cúa vùng đặc quyển kinh tế
là ranh giới ngoài của lãnh hải. Nếu lấy tối đa các con số mà quốc

10 Biển ĐO.. .VN


145
gia ven biển có thể quy định về chiều rộng lãnh hải và vùng đặc
quyền kinh tế thì chiều rộng tối đa thực tế của vùng đặc quyền
kinh tế của quốc gia ven biển là 188 hải lý.
Phạm vi vùng đặc quyền kinh tế gồm khối nước, tài nguyên
sinh vật trong vùng nước, ở đáy biển và lòng đất dưới đáy biên
của khối nước rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
b. Chê'độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh t ế
Ở vùng đặc quyền kinh tế quốc gia ven biển không có chủ
quyền đầy đù như ờ trong lãnh hải vì lãnh hải được coi như là một
bộ phận của lãnh thổ quốc gia, còn vùng đặc quyền kinh tế chỉ có
chức năng về kinh tế là chủ yếu. Quốc gia ven biển có những
quyền hạn tương đối rộng lớn về kinh tế và một số quyền hạn
khác được Cóng ước về luật biển 1982 quy định. Nói một cách
khác, quyền lực của quốc gia ven biển ở trong vùng đặc quyền
kinh tế chính là quyền chù quyền, không phải là quyền lực quốc
gia đối với lãnh thổ vì vùng đặc quyền kinh tế không phải là lãnh
thổ quóc gia. Vì vậy, về mặt luật pháp quốc tế không thê coi vùng
đặc quyền kinh tế là lãnh hải.
Vùng đặc quyền kinh tế không phụ thuộc vào biển cả (biển
công) mà nó được đặt dưới chế độ pháp lý riêng. Nó không hoàn
toàn theo chế độ pháp lý quốc gia hay pháp lý quốc tế mà có
phần theo pháp luật quốc gia, có phần theo pháp luật quốc tế. Nói
một cách khác là vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển có tính
chất đặc thù mang nặng tính thỏa hiệp. Việc xuất hiện vùng đặc
quyền kinh tế đã thu hẹp phạm vi quyền lợi cùa các nước đế quốc
về mặt kinh tế trên biển. Đây là một thắng lợi lớn của các quốc
gia độc lặp và các quốc gia có biển.
c. Vùng đặc quyển kinh t ế của Việt Nam
Theo luật pháp quốc tế. trong vùng đặc quyển kinh tế. các
quốc gia ven biển có các quyền sau đây (Điều 56 Cóne ước về
luật biển 1982):

146
M ột là, các quyền thuộc chủ quyền về mặt thăm dò và khai
thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc
không sinh vật, của vùng nước biển, trên đáy biển, của đáy biển
và lòng đất dưới đáy biển, cũng như các hoạt động khác nhằm
thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản
xuất năng lượng nước, hải lưu và gió;
Hai là, các quyền tài phán theo đúng những nghĩa quy định
thích hợp của Công ước về việc:
+ Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công
trình;
+ Nghiên cứu khoa học về biển;
+ Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển;
Ba là, các quyền và nghĩa vụ khác do Công ước quy định.
Ngoài ra, trong vùng đặc quyền kinh tế, khi thực hiện các
quyền và làm các nghTa vụ của mình theo Công ước, quốc gia ven
biển phải tính đến các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác
và hành động phù hợp với Công ước. Các quyền có liên quan đến
đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nêu trong vùng đặc quyền
kinh tế được thực hiện theo đúng Phần VI của Công ước tức là
“thềm lục địa”.
Tất cả các quốc gia có biển hay không có biển trong nhũng
điều kiện quy định cùa Công ước đều được hưởng các quyền tự
do hàng hải, tự do hàng không, tự do đạt dãy cáp và ống dẫn
ngầm cũng như tự do sử dụng biển vào các mục đích được quốc
tế công nhận là hợp pháp, gắn liền với việc thực hiện các quyền tự
do này và phù hợp với các điều khoản khác của Công ước, nhất là
trong khuôn khổ của việc khai thác tàu, máy bay, dây cáp và ống
dẫn ngầm. Trong khi thực hiện các quyển của mình trong vùng
đặc quyền kinh tế, các quốc gia khác phải tôn trọng các luật và
các quy định của quốc gia ven biển đã ban hành theo đúng quy
định của Cống ước.

147
Trên cơ sở quy định cùa luật pháp quốc tế, Việt Nam đã cụ thể
hóa khái niệm vùng đặc quyền kinh tế trong Luật Biên giới quốc
gia nãm 2003, theo đó vùng đặc quyén về kinh tế là vùng biển
tiếp liền phía ngoài lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng
biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở, trừ trường hợp điều ước
quốc tế giữa Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam và các quốc
gia hữu quan có quy định khác (khoản 3 Điều 4). Trước đó,
Chính phù Việt Nam đã khảng định vùng đặc quyền kinh tế cùa
Việt Nam trong Tuyên bố ngày 12/5/1977, theo đó vùng đặc
quyền kinh tế cùa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp
với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ
đường cơ sờ dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.
Việt Nam có chù quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác,
báo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và
không sinh vật ờ vùne nước, ờ đáy biển và trong lòng đát dưới
đáy biển cùa vùng đặc quyền kinh tế cùa Việt Nam, có quyền và
thẩm quyén riêng biệt về việc thiết lập, sử dụng các công trình,
thiết bị, đáo nhân tạo; có thẩm quyền riéna biệt về các hoạt động
khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh
tê nhằm mục đích kinh tế. có thám quyền riẽng biệt về nchiẽn
cứu khoa học trong vùng đạc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhà
nước Việt Nam có thẩm quyén về bảo vệ môi trường, chống ô
nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế cùa Việt Nam.
Có thể thấy rằng, Tuyên bô' của Chính phù Việt Nam đã đưa ra
các nauyén tắc xác định phạm vi và quy chê pháp lý cua vùne đặc
quyền kinh tế. Trong vùng đặc quyền kinh tế. Việt Nam có chu
quyền hoàn toàn đôi với mọi nguồn tài nsuvên thiên nhiên cũng
như các hoạt động nhằm thăm dò. khai thác các nguồn tài ncuyên
thiên nhiên đó nhăm mục đích kinh tế. Mặt khác. Việt Nam
khỏne hề có bất cứ quy định nào neãn cán các nước khác được
hường quyền tự do hàng hái. hàne không, đặt dâv cáp và ốna dẫn
ngầm tronc vùng độc quyền kinh tẻ của Việt Nam.

148
Đê cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ đối với vùng đặc quyền
kinh tế, Việt Nam đã ban hành một loạt các văn bản luật và dưới
luật khác nhằm điều chinh các hoạt động khai thác, sử dụng biển
ở nước ta. Các văn bản này đã tạo thành một hệ thống pháp luật
tương đối hoàn chỉnh đê điều chỉnh toàn bộ các hoạt động trẽn
các vùng biển của Việt Nam, trong đó có bộ phận rất quan trọng
là vùng đặc quyền kinh tế.
Với tư cách là một quốc gia ven biển, Việt Nam có một vùng
đặc quyền kinh tế rộng, chúng ta phải thi hành các biện pháp
thích hợp và đồng bộ, phù hợp với các quy định của luật pháp
quốc tế và luật pháp quốc gia nhầm tăng cường quản lý và khai
thác vùng đặc quyền kinh tế của đất nước. Đồng thời, chúng ta
cũng chuẩn bị tốt mọi phương tiện cần thiết để giải quyết các vấn
đề liên quan đến công việc phân định ranh giới vùng đặc quyền
kinh tế, vùng thềm lục địa với các nước láng giềng có liên quan
thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở tuân thủ các quy định
của luật pháp quốc tế. nhằm đạt được một giải pháp công bằng
cho các bên, góp phần giữ eìn hòa bình, ổn định và phát triển của
mỗi nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Ví dụ như các vấn
đề về: phân định vùng đặc quyền kinh tế giữa Việt Nam và
Indonesia; phân định đường biên giới quốc gia trên biển giữa Việt
Nam và Campuchia; phán định thềm lục địa giữa Việt Nam và
Malaysia...

5. Thềm lục địa


a. Phương pháp xác định chiếu rộng của thềm lục địa
Theo quy định cùa Công ước về luật biển 1982, ở nơi nào rìa
lục địa không ra đến 200 hải lý thì thềm lục địa pháp lý được mờ
rộng ra đến 200 hái lý. Ớ nơi nào rìa lục địa vượt quá 200 hải lý
thì ranh giới ngoài cùa thém lục địa được xác định theo cách nôi
các điếm ở nơi mà bề dày trầm tích ít nhất cũng bằng 1% khoảng

149
cách từ các điểm đó đến chân dốc lục địa, hoặc nối các điểm cách
chán dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lý.
Dù theo quy định được xác định như trên, nhưng giới hạn tối
đa thềm lục địa cũng không được vượt quá 350 hải lý hay không
được cách đường đảng sâu 2.500m nước một khoảng cách vượt
qua 100 hải lý. Có nghĩa là nếu quốc gia ven biển sử dụng cách
tính nào, nếu quá sổ' liệu trên thì phải thu hẹp quy định bể rộng
của thềm lục địa nơi đó cho phù hợp. Cách xác định này nhằm
hạn chế việc quốc gia ven biển có thềm lục địa quá rộng. Như
vậy, Công ước về luật biển 1982 đã sử dụng và kết hợp 3 phương
pháp để xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa:
- Khoảng cách (200, 350, 60, 100 hải lý);
- Yếu tố địa chất (sự kéo dài tự nhiên, rìa lục địa, bể dày lớp
trầm tích 1% chán lục địa);
- Độ sâu (đường đảng sâu 2.500m).
b. Thềm lục địa Việt Nam
Quốc gia ven biển thực hiện các quyền chù quyền đối với
thềm lục địa về mặt thãm dò khai thác tài nguyên thiên nhiên cùa
mình. Các quyền này có tính chất đặc quyền, nghĩa là nếu quốc
gia ven biển khóng thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên ờ
thềm lục địa cùa mình thì khóng ai có quyển tiến hành các hoạt
động như vậy nếu khổng có sự thỏa thuận cùa quốc gia ven biển.
Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không
phụ thuộc vào sự chiếm hữu thực sự hay danh nghĩa, cũng như
vào bất cứ tuyên bố rõ ràng nào. Tài nguyên ờ thềm lục địa gốm
các tài nguyên khoáng sản và các tài nguyên không sinh vật khác,
cũng như bao gồm các sinh vật định cư ờ đáy biển, nghĩa là đến
thời kỳ đánh bát chúng không tự di chuyển được. Quốc gia ven
biển khi tiến hành khai thác tài nguyên ngoài phạm vi 200 hải lý,
phải có nghĩa vụ đóne góp vào quỹ chung quốc tẽ theo những ti lệ
nhất định mà Cóng ước quv định.

150
Các quyền của quốc gia ven biển đối với thém lục đia không
đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước, vùng trời ở phía
trên vùng nước này. Tất cả các quốc gia khác đều được hưởng
quyền tự do hàng hải hay các quyền và các tự do khác được Công
ước thừa nhận, kể cả việc đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở
thềm lục địa. Tuy nhiên, tuyến ống dẫn đặt ở thềm lục địa của các
quốc gia khác phải được sự thỏa thuận của quốc gia đó. Quốc gia
ven biển có đặc quyền cho phép và quy định việc khoan thăm dò
ở thềm lục địa của mình vào bất kỳ mục đích gì. Như vậy, quyển
chủ quyền của quốc gia ven biển đối với các tài nguyên ở thềm
lục địa của mình được coi là tương đối trọn vẹn.
Có thể nói ràng, chế độ pháp lý đối với đáy biển và lòng đất
dưới đáy biển của thềm lục địa là giống với chê độ pháp lý của
vùng đặc quyền kinh tế. Điểm khác nhau cơ bản là quyền của
quốc gia ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế phải tuyên bố,
còn đối với thềm lục địa là điều đương nhiên, “Các quyền của
quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không phụ thuộc vào sự
chiếm hữu thực sự hay danh nghĩa, cũng như vào bất cứ tuyên
bố rõ ràng nào”(Điểu 77 Công ước vể luật biển năm 1982); Cơ
sở khoa học và pháp lý xác định phạm vi hai vùng này cũng
khác nhau.
Thềm lục địa là sự trải dài tự nhiên của lục địa và trong một số
trường hợp thềm lục địa có thể mở rộng ra ngoài giới hạn 200 hải
lý đến tối đa là 350 hải lý, còn vùng đặc quyển kinh tế chỉ có thể
mở rộng tối đa 200 hải lý.
Trên cơ sở Điều 76 Công ước về luật biển 1982 đã định nghĩa
về thềm lục địa (khoản 1) và các phương pháp để xác định ranh
giới ngoài của thềm lục địa nói trên (các khoản 4,5 và 6), Luật
Biên giới quốc gia năm 2003 đã ghi nhận, thềm lục địa Việt Nam
là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên
của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải cho đến bờ ngoài của rìa

151
lục địa mà Việt Nam là quốc gia ven bờ có quyền chù quyền,
quyền tài phán được xác định theo Công ước về luật biển 1982,
trừ trường hợp điều ước quốc tế giữa Cộng hòa xã hội chù nghĩa
Việt Nam và các quốc gia hữu quan có quy định khác (khoản 4
Điều 4).
Trước đó, trong Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phù Việt
Nam đã công bố thềm lục địa Việt Nam, theo đó thềm lục địa của
Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần
kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải
Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng
để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam không đến 200 hải lý thì
thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sờ đó.
Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 cùa Chính phù
đã quy định cụ thể hơn về đường ranh giới phía ngoài cùa thềm
lục địa Việt Nam. tức là đường ranh giới phía ngoài thềm lục địa
Việt Nam là bờ ngoài của rìa lục địa. Nơi nào bờ ngoài cùa rìa lục
địa cách đường cư sờ dùng để tính chiều rộng lãnh hải chưa đến
200 hải lý thì ranh giới phía ngoài cùa thềm lục địa nơi đó mở
rộng ra 200 hải lý (khoản 3 Điều 7).
Nhà nước Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về mặt thăm dò,
khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhién ờ
thềm lục địa Việt Nam, bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài
nguyên không sinh vật và tài nguyên sinh vật thuộc loài định cư ờ
thềm lục địa Việt Nam.
Ngoài ra, các đảo, các quần đảo xa bờ thuộc chù quyền Việt
Nam đều có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa riêng.
Thém lục địa Việt Nam. theo cấu tạo tự nhiên gồm 4 khu vực:
- Vịnh Bắc Bộ;
- Khu vực Mién Trung;

152
- Khu vực phía Nam;
- Khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tại khu vực miển Trung, thềm lục địa ra ngoài 50km đã thụt
sâu xuống hơn 1.OOOm, tức là tại đây chúng ta có thể vận dụng để
kéo dài ranh giới thềm lục địa ra tới 200 hài lý. Ranh 2ÍỚÍ ngoài
của thềm lục địa tại các khu vực khác được quy định phù hợp với
các tiêu chuẩn kỹ thuật cùa Công ước và thỏa thuận với các nước
liên quan.
Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam:
- Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam trước
nãm 1975;
- Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam từ năm
1975-1989;
- Hoạt động thãm dò và khai thác dầu khí tại Việt Nam sau
năm 1989.
Văn bản luật quy định các hoạt động thăm dò và khai thác dầu
khí tại Việt Nam là Luật Dầu khí ngày 06/7/1993; Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09/6/2000 và Nghị
định sô' 48/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/9/2000 quy định
chi tiết thi hành Luật Dầu khí. Hiện nay, Luật Dẩu khí hiện hành
là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày
03/6/2008 (có hiệu lực ngày 01/01/2009).
Việc đạt cáp và ống dẫn ngầm đã được quy định trong Công
ước về luật biển 1982, tất cả các quốc gia có quyền lắp đạt các
dãy cáp và ống dẫn ngám ờ thém lục địa, nhưng không được đụng
chạm đến quyền tài phán hay quyền của quốc gia ven biển, phải
theo điều kiện cúa quốc gia ven biển đặt ra đối với việc lắp đặt đó
và cần phải được thỏa thuận của quốc gia ven biển.

153
IV. CHỦ QUYỂN CÙA VIỆT NAM Đ ố i VỚI HAI QUẨN ĐẢO
HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA

1. Quán đảo Hoàng Sa

Hình 14: Bản đổ khu vực quán đảo Hoàng Sa

Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm giữa Biển Đỏng. Từ


lâu, Hoàng Sa cũng như Trường Sa đã thuộc lãnh thổ Việt Nam
với tén Bãi Cát Vàng - Hoàng Sa.
Quần đảo Hoàng Sa là một quần đảo san hô nằm trong khoảng
15°45' đến 17° 15’ vĩ Bắc, từ 111° đến 113°kinh Đỏng, neang với
vĩ độ H uế và Đà Nẵng, cách đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi hơn 120
hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) k h o ả n g 140 hải lý.
Hoàng Sa nằm ở phía ngoài vịnh Bắc Bộ ờ phía Bắc Biển Đóng,
trên con đườne biển quốc tế từ châu Ảu đến các nước ờ phía
Đỏng và Đóng Bắc Á và giữa các nước châu Á với nhau.

154
Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo trong vùng biển rộng
khoảng ló.OOOkm2, chiều rộng từ Táy sang Đông khoảng 100
hải lý, từ Bắc xuống Nam khoảng 85 hải lý, chia làm 2 nhóm:
nhóm phía Đông có tên là An Vĩnh, gồm khoảng 12 đảo nhỏ và
một số đảo đá san hô, trong đó có 2 đảo lớn hơn là Phú Lâm và
Linh Côn, mỗi đảo rộng khoảng l,5 k m 2; nhóm phía Táy gồm
nhiều đảo xếp vòng cung nên gọi là nhóm Lưỡi Liềm, trong đó
có các đảo Hoàng Sa (diện tích gần lk m 2), Quang Ảnh, Hữu
Nhật, Quang Hòa, Duy M ộng, Tri T ôn...T ổng diện tích phần nổi
của quần đảo khoảng lOkrrr. Riêng đảo Hoàng Sa có trạm khí
tượng của Việt Nam hoạt động năm 1938 đến nãm 1947, được tổ
chức khí tượng quốc tế đặt sô' hiệu 48-680 (số 48 chỉ khu vực
Việt Nam).
Dưới triều N guyễn1, Quần đảo Hoàng Sa thuộc phủ Quảng
Ngãi, tỉnh Quảng Nam. Năm 1938 thuộc tỉnh Thừa Thiên. Năm
1961 gọi là xã Định Hải, quận Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Năm
1982, Chính phủ ra quyết định thành lập huyện Hoàng Sa thuộc
tỉnh Quảng Nam - Đà Nẫng.
Nãm 1956, Trung Quốc chiếm phần phía Đổng của quần đảo
Hoàng Sa. Tháng 01 nãm 1974, trong lúc quàn và dân ta đang
tập trung sức tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, Trung
Quốc đã đưa quân ra đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa
của Việt Nam.

1. N hà N guyễn (N guyễn triều) là triều đại phong kiến cuối cù n g trong lịch sứ V iệt
N am , bắt đầu khi hoàng đ ế G ia L ong lẽn ngòi năm 1802 sau khi đánh bại nhà Tây Sơn và
sụ p đổ hoàn loàn khi hoàng đ ế Báo Đ ại thóai vị vào nãm 1945 - tổng cộng là 143 năm .
h ttp://vi.w ik ip ed ia.o rg /w ik i/N h % C 3 7 fA 0 -N g u y % E 1 % B B % 8 5 n .

155
2. Quán đào Trường Sa

Hình 15: Chủ quyển Việt Nam trẽn đào Trường Sa. quán đáo Trườne Sa
Quần đảo Trường Sa nằm về phía Đông Nam của Biển Đônă,
gồm trén 100 đảo. đá. bãi cạn. cồn san hô và bãi ngầm, cách quần
đảo Hoàng Sa tính đến đảo gần nhất là khoán« 350 hài lý, đảo xa
nhất cách khoảng 500 hai lý. cách Cam Ranh 250 hải lý, cách
đáo Phú Quoc 240 hải lý. cách Bình Thuận (Phan Thiết) 270 hài
lý. Quần đảo trải dài từ khoána 06"50’ đến 12"00' vĩ Bắc. từ
111 °30’ đến 117"20’ kinh Đông, vùng biến chiếm khoảng
180.000km:, với chiều Đỏng Tây gần 350 hải lý, chiều Bác Nam
là 274 hải lý. hòn đảo gần đất liên nhát là đào Trường Sa. cách

156
Cam Ranh 248 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) ít nhất
cũng khoảng trên 600 hải lý. Vùng biển tuy rộng nhưng diện tích
các đảo, đá, bãi nổi trên mật nước lại rất ít, chỉ tổng cộng khoảng
lOkm2. Về số lượng đảo theo thống kẽ của Tiến sĩ Nguyễn Hổng
Thao (Vụ Biển thuộc Ban Biên giới Chính phù) năm 1988 bao
gồm 137 đảo, đá, bãi, không kể 5 bãi ngầm thuộc thềm lục địa
Việt Nam gồm: bãi Phúc Trần, Huyén Trân, Q uế Đường, Phúc
Nguyên, Tư C hính1.

Hình 16: Ban đổ khu vực quán đáo Trườns Sa

Quán đáo Trường Sa được chia làm 8 cụm: Song Tử, Thị Tứ.
Loại Ta. Nam Yết, Sinh Tổn. Trường Sa, Thám Hiếm. Bình
Nguyên. Khoáng cách cán nhất giữa các đao là từ đảo Sons Tư
Táy đến Sone Tử Đỏng là 1.5 hái lý; xa nhất từ đáo Song Tử Táy
đến An Banc khoảng 280 hái lý. Đào Sonn Tứ Táy là đáo cao

1. http://nehiencuuhiendonü.\ n/ionü-quan*vc-bicn-done/5f>l -tmti-sa.


nhất (cao 4m đến 6m lúc triều xuống); Ba Bình là đảo rộng nhất
(0,6km 2) trong quần đảo. Tổng diện tích phần nổi thường xuyên
của quần đảo tương đương với quần đảo Hoàng Sa, nhưng quần
đảo trải dài trên vùng biển gấp 12 lần Hoàng Sa.
Tại quần đảo Trường Sa, đang diễn ra tình trạng có một sô'
nước tranh chấp chủ quyền với nước ta. Hiện nay, Philippin
chiếm 8 đảo, M alaysia chiếm 5 bãi đá và bãi cạn, Đài Loan
chiếm 1 đảo và bãi Bàn Than (là bãi đá san hô giữa đảo Ba Bình
và đảo Sơn Ca bị Đài Loan chiếm trái phép năm 1995), Trung
Quốc chiếm 7 bãi đá ngầm, Việt Nam đang có mặt và bảo vệ 21
đảo và bãi đá ngầm trẽn quần đảo Trường Sa. Yêu sách cùa
Philippin đối vói quần đảo Trường Sa không thể hiện trước những
năm 1970. Yêu sách của Đài Loan phụ thuộc vào rất nhiều thời
cơ, gắn với việc thay chân quân Nhật sau khi chiến tranh kết thúc
trong khi Đài Loan không có quyền làm việc này. M alaysia gần
đáy mới đưa ra yêu sách chủ quyền đối vói quần đảo Trường Sa.

3. Vị trí chiến lược của quán dào Hoàng Sa và Trường Sa


Các đảo và quần đảo trong Biển Đông có ý nghĩa phòng thù
chiến lược quan trọng đối với nhiều nước. Nằm ở trung tâm Biển
Đông, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là m ột trong những
khu vực có nhiều tuyến đường biển nhất trên thế giới.
Trên các tuyến đường biển đóng vai trò chiến lược của cháu Á
có hai điểm trọng yếu: Thứ nhất là eo biển M alacca (năm giữa
đảo Sumatra của Indonesia và Malaysia). VỊ trí này vô cùng quan
trọng vì tất cả hàng hóa cùa các nước Đổng Nam Á và Bắc Á phải
đi qua. Ba eo biển thuộc chủ quyén cùa Indonesia là Sunda.
Blombok và M akascha đóng vai trò dự phòng trong tình huống eo
biển M alacca ngừng hoạt động khi có sự cố. Tuy nhiên, nếu phái
vận chuyển qua các eo biển này thì hàng hóa qua lại giữa An Độ
Dương sang ASEAN và Bắc Á sẽ chịu cước phí cao hơn vì quãng

158
đường dài hơn. Điểm trọng yếu thứ hai là vùng Biển Đông, nơi có
nhiều tuyến đường hàng hải đi qua, đặc biệt là khu vực xung
quanh hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Các tuyến đường biển chiến lược nói trên là yết hầu cho giao
lưu hàng hóa của nhiều nước châu Á. Xuất khẩu hàng hóa của
Nhật Bản phải đi qua khu vực này chiếm 42% , các nước Đông
Nam Á 55%, các nước công nghiệp mới 26%, Australia 40% và
Trung Quốc 22% (trị giá khoảng 31 tỷ đô la). Nếu khủng hoảng nổ
ra ở vùng biển này, các loại tàu biển phải chạy theo đường mới hoặc
vòng qua nam Australia thì cước phí vận tải thậm chí sẽ tăng gấp
nhiều lần và không còn đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Ngoài ra, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có vị trí chiến
lược, có thể dùng để kiểm soát các tuyến hàng hải qua lại Biển
Đông và dùng cho mục đích quân sự như đặt trạm ra đa, các trạm
thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu cho tàu
bè... Các nhà chiến lược phương Tây cho rằng quốc gia nào kiểm
soát được quần đảo Trường Sa sẽ khống chế được cả Biển Đông.

4. Chủ quyền của Việt Nam đói với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa qua các giai đoạn lịch sử
a. Giai đoạn từ th ế kỷ W l - W l l l theo bán đổ của các nhà hàng
hái phương Tây
Nhận thức cùa các nhà hàng hải thời xưa về Hoàng Sa và
Trường Sa lúc đầu còn mơ hồ, họ chỉ biết có một khu vực rộng
lớn rất nguy hiểm cho tàu thuyền vì có những bãi đá ngầm. Ngày
xưa người Việt Nam gọi là Bãi Cát Vàng, Hoàng Sa, Vạn lý
Hoàng Sa, Đại Trường Sa hoặc Vạn lý Trường Sa như các sách và
bản đồ cổ của Việt Nam đã chứng tỏ. Hầu như tất cả các bán đồ
của các nhà hàng hải phương Tây từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII
đều vẽ chung quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa làm một
dưới cái tên Pracel, Parcel hay Paracels.

159
v é sau, với những tiến bộ cùa khoa học và hàng hải. naười ta
đã phán biệt có hai quần đào: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trườne Sa. Mãi cho đến năm 1787-1788, cách đây hai trăm năm,
đoàn khảo sát Kergariou-Locmaria mới xác định được rõ ràng và
chính xác vị trí của quần đảo Hoàng Sa (Paracel) như hiện nay, từ
đó phân biệt quần đảo này với quần đảo Trường Sa ờ phía Nam.
Bàn đồ của nhà hàng hải Bổ Đào Nha, Hà Lan. Pháp như
Lazaro Luis, Fer danão Vaz Dourdo, João Teixeira. Janssonius,
Willem Jansz Blaeu. Jacob Aertsz Colom, Theunis Jacobsz,
Hendrick Doncker. Frederich De Wit Pietre du Val, Henricus E.
Van Langren, v.v...

'5 - 7 ' _
Hình 17: Dioco Ribeiro. năm 1529'

I. N'cuon Vne\press " Mót NÕ tư liêu lịch SƯ. pháp IV vé chu quvén cua Việi Nam đỏi
\ới hai quàn dao Hoúnc Sa \à Trưcmn Sa“ ( Bị) Khoa hoc Cone nchệ)

160
Các bản đồ trên nói chung đểu xác định vị trí khu vực Pracel
(tức là cả Hoàng Sa và Trường Sa) là ở giữa Biển Đông, phía
Đông Việt Nam, bên ngoài nhữne đảo ven bờ của Việt Nam.
Hai quần đảo mà các bán đổ hàng hải quốc tế ngày nay ghi là
Paracels và Spratley hoặc Spratly chính là quần đảo Hoàng Sa và
quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chù quyền cùa Việt Nam đối
với hai quần đảo: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trên
Biển Đông đã được thế giới khảng định qua các bản đổ đã được
xuất bản và công bố từ hơn
500 năm qua.
Việt Nam trên các bản
đồ Tây phương mới, từ đầu
thế ky XVI:
Hầu hết các bản đồ cổ
do người Táy phương vẽ từ
đầu thế kỷ XVI đều ehi
quần đảo Paracel (gồm cá
Hoàng Sa và Trường Sa)
tương ứng với vị trí cúa
Hoàng Sa và Vạn Lý
Trường Sa trên Đại Nam
Thốne nhất toàn đồ. Quần
đảo ấy ở giữa Biến Đông
và bờ biển Paracel (costa
da Paracel ) luón được ghi
ờ khoáng đất liền Quảng
Ngãi (vòng tròn đỏ)
Hình 18: Livroda Marinharia, năm 1560'

I. Nguón Vnexpress 'Một sò tư liệu lịch sử. pháp lý vé chú quyén cùa Việt Num đối
với hai quần đáo Hoàng Sa và Trường Sa" ( Bộ Khoa học Công nghệ).

11.0iẳnD O ...V N 161


1. N guồn V nexpress “ M ột số tư liệu lịch sử, pháp lý vẻ chủ qu y ên cù a V iột N am đối
với hai quần đảo H oàng Sa và Trường Sa” ( Bộ K hoa học C ông nghệ).
2. N guồn V nexpress “M ột số tư liệu lịch sử, pháp lý vẻ chù quyển củ a V iệt N am đối
với hai quấn đảo H oàng Sa và Trường Sa ( Bô K hoa học Công nghệ).

162
b. Giai đoạn phong kiến
Từ lâu nhân dân Việt Nam đã phát hiện hai quần đảo Hoàng
Sa và quần đảo Trường Sa, Nhà nước Việt Nam đã chiếm hữu và
thực hiện chủ quyền của mình đối với hai quần đảo đó một cách
thật sự, liên tục và hòa bình.
Toàn tập Thiên
Nam tứ chí lộ đồ
thư, tập bản đồ Việt
Nam do Đỗ Bá, tên
chữ là Công Đạo,
soạn vẽ vào thế kỷ
XVII, ghi rõ trong
lời chú giải bản đồ
vùng Phủ Quảng
Ngãi, xứ Quảng
Nam: “giữa biển có
một bãi cát dài, gọi
là Bãi Cát Vàng”,
Trong Giáp Ngọ
Bình Nam đổ, bản
đồ xứ Đàng Trong
do Đoán quận công
Bùi Thế Đạt vẽ năm
1774, Bãi Cát Vàng
cũng được vẽ là một
bộ phận của lãnh
thổ Việt Nam.
Phủ biên tạp lục, Hình 21: Đại nhất thống toàn đồ 1834'
cuốn sách cùa nhà

1. Nguón Vnexpress “ Một số tư liệu lịch sử. pháp lý vé chú quyền cùa Việt Nam đối với
hai quán đáo Hoàng Sa và Trường Sa" ( Bộ Khoa học Công nghệ).

163
bác học Lẽ Quý Đôn (1726-1784) biên soạn năm 1776, viết về
lịch sử, địa lý, hành chính xứ Đàng Trong dưới thời chúa Nguyền
(1558-1775) khi óng được triều đình bổ nhiệm phục vụ tại miền
Nam, chép rõ đảo Đại Trường Sa (tức Hoàng Sa và Trường Sa)
thuộc phù Quảng Ngãi.
Đại Nam nhất thống toàn đồ, bản đồ nước Việt Nam thời nhà
Nguyễn, vẽ vào khoảng nãm 1834, ghi “ Hoàng Sa” (số 1) - “ Vạn
lý Trường Sa” (số 2) thuộc lãnh thổ Viột Nam, phía ngoài các đảo
ven bờ miền Trung Việt Nam thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Hình 22: An Nam Đại quốc họa đổ năm 18381


An Nam Đ ụi quốc họa đủ ghi rũ bảng chữlỊUÔc HỊỊỮ: P a r a id sen Cát \ ÙIIV
(itiio Paracel hav Cát VàitỊt)

I. Nguón Vnexpress " Một số lư liệu lịch sử. pháp lý vế chu quyén CUJ Việt Num đối
với hai quán đao Hoàng Su và Trường Sa" ( Bộ Khoa học Cõng nghệ).

164
Bản đồ An Nam Đại quốc hoạ đổ có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng, bời lẽ giám mục Taberd (Pháp) lập và xuất bản năm 1838
đã vẽ rất chính xác về tọa độ Paracel hay Hoàng Sa của Việt
Nam: về vĩ độ hơn 16° vĩ Bắc, về kinh độ hơn 110°kinh Đông trên
bản đổ “An Nam Đại quốc họa đồ”. Giám mục Taberd còn ghi
rõ, tỉ mi trên bản đổ: Paracel seu Cat V ane (seu tiếng Latinh có
nghĩa: hay là. Paracel hay là Cát Vàng tức Hoàng Sa). Đây là
chứng cứ hiếm quí, tài liệu duy nhất của người nước ngoài vẽ rất
cụ thể, xác lập tọa độ khẳng định chủ quyển của Việt Nam trẽn
quần đảo Hoàng Sa. Đặc biệt trên bản đồ này không ghi chú hòn
đảo nào của nước ngoài. Bản đồ vừa khách quan vừa cụ thể khẳng
định Hoàng Sa là của Việt N am '.
Đại Nam nhất thống chí, bộ sách địa lý Việt Nam do Quốc Sử
quán nhà Nguyễn (1802-1845) soạn xong năm 1882 ghi Hoàng
Sa là bộ phận lãnh thổ Việt Nam thuộc tỉnh Quảng Ngãi.
Trong bài Đ ịa lý vương quốc Cochinchina của Gutzlaff, xuất
bản năm 1849 có đoạn nói lõ Paracels thuộc lãnh thổ Việt Nam
và chú thích cả tên Việt Nam là "Cát Vàng".
Với tư cách là người làm chú, trong nhiéu thế kỷ nhà nước
phong kiến Việt Nam đã nhiều lần tiến hành điều tra khảo sát địa
hình và tài nguyên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các
sách địa lý và lịch sử cùa Việt Nam từ thế kỷ XVII đã ghi lại kết
quá các cuộc khảo sát đó.
Trong Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (thế ký XVII) ghi rõ:
“Giữa biển có một bãi cát dài, gọi là Bãi Cát Vàng, dài độ 400
dậm, rộng 20 dặm , đúng dựng giữa biên, từ cửa Đại Chiêm đến
cứa Sa Vinh mỗi lán có gió Táy Nam thì thương thuyén các nước
đi ớ phía trong trôi dạt ớ đấy,... có gió Đông Bắc thì thương

I .h ttp ://tu o itrc .v n /T u o i-tre -c u i)i-iu a n /ĩu o i-lrc -c u o i-tu a n /2 5 3 9 4 9 /A n -N a m -D a i-q u c K -h o a -


d o .h tm l.

165
thuyền đi ở phía ngoài cũng trôi dạt ở đấy, đều cùng chết đói hết
cả, hàng hóa thì đều để lại ờ nơi đó”.
“Năm Bính Tý, niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816)...vua phái
Thủy quân và đội Hoàng Sa cưỡi thuyền ra Hoàng Sa để thăm dò
đường thuỷ” .
“Tháng tám mùa thu năm Quý Tỵ, M inh Mệnh thứ 14
(1833)...Vua bảo Bộ Công rằng: Trong hải phận Quảng Ngãi, có
một dải Hoàng Sa, xa trông trời nước một mầu, không phân biệt
được nông hay sâu. Gần đây, thuyền buôn thường (mắc cạn) bị
hại. Nay nên dự bị thuyền mảnh, đến sang năm sẽ phái người tới
đó dựng miếu, lập bia và trồng nhiều cây cối. Ngày sau cây cối to
lớn xanh tốt, người dễ nhận biết ngõ hầu tránh khỏi được nạn mắc
cạn. Đó cũng là việc lợi muôn đời”.
“Tháng sáu mùa hạ năm At Mùi, Minh Mệnh thứ 16 (1835)...
dựng đền thờ thần (ở đảo) Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi, Hoàng Sa
ở hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nổi cồn cát trẳng, cáy cối
xanh um, giữa cổn cát có giếng, phía Tây Nam có miếu cổ, có
tấm bài khắc 4 chữ “Vạn Lý Ba Bình”.
“Năm Bính Thán, niên hiệu Minh M ệnh thứ 17 (1836), mùa
xuân, tháng giêng, ngày mồng l...sau khi nhận nội dung tờ Tâu
của Bộ Công:
“Vua y lời tâu, phái Suất đội Thuỷ quán Phạm Hữu Nhật đem
binh thuyền đi Hoàng Sa trông nom đo đạc đến đây lưu dấu để
ghi nhớ”.
Cũng trong Đại Nam thực lục chính biên có ghi, năm 1847 Bộ
Công đệ trình lên vua Thiệu Trị tờ Tâu, trong đó có viết: Xứ
Hoàng Sa thuộc vùng biển nước ta. Theo lộ hàng năm có phái
binh thuyền ra xem xét thông thuộc đường biển. Năm nay bận
nhiều công việc xin hoãn đến năm sau. Vua Thiệu Trị đã phê:
“Đ ình” .

166
:a
*6 ■*-
:“ 'ỉi\ «à ỈL «
% %- § * K 4 t' «■
% > ■ *

Hình 23: Tờ tâu cùa Bộ Công đệ trình lên vua Thiệu Trị năm 1847'

Trong Đại Nam nhất thống chí (1882):


“Đảo Hoàng Sa: ở phía Đông cù lao Ré huyện Bình Sơn. Từ bờ
biển Sa Kỳ ra khơi thuận gió, ba bốn ngày đêm có thể đến. ở đó
có đến hơn một trăm ba mươi đảo nhỏ, cách nhau hoặc một ngày
đường hoặc vài trống canh. Trong đảo có bãi cát vàng, liên tiếp
kéo dài không biết mấy ngàn dặm tục gọi là Vạn lý Trường Sa.
Trên bãi có giếng nước ngọt, chim biển tụ tập không biết cơ man
nào. Sản xuất nhiều hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, vích... Hóa vật của
các tầu thuyên bị nạn bão trôi dạt ờ đấy”.

1. N g u ồ n V n e x p r e s s “ M ột s ố lư liệ u lịc h sứ, p h á p lý về c h ủ q u y é n c ú a V iệ t N a m đối


với h a i q u á n đ à o H o à n g Sa và T rư ờ n g S a ” ( Bộ K h o a h ọ c C ô n g n g h ệ ).

167
Các sách khác thời Nguyễn như Lịch triều hiến chương loại
chí (1821), Hoàng Việt địa dư chí (1833), Việt sử cương giám
khảo lược (1876) cũng mô tả Hoàng Sa một cách tương tự.
Do đạc điểm cùa Hoàng Sa và Trường Sa là có nhiéu hải sản
quý lại có nhiéu hóa vật cùa tàu bị đắm như trên đã nói, Nhà nước
phong kiến Việt Nam từ láu đã tổ chức việc khai thác hai quần
đảo đó với tư cách một quốc gia làm chủ. Nhiều sách lịch sử và
địa lý cổ của Việt Nam đã nói rõ tổ chức, phương thức hoạt động
cùa các đội Hoàng Sa có nhiệm vụ làm việc khai thác đó.
Thời Tây Sơn, nhà nước vẫn tiếp tục tổ chức việc thai thác Hoàng
Sa với ý thức thực hiện chủ quyền của mình đối với Hoàng Sa.
Từ khi nắm chính quyén năm 1802 đến khi ký với Pháp Hiệp
ước 1884, các vua nhà Nguyễn luôn quan tâm củng cố chù quyền
cùa Việt Nam đối với hai quần đáo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đội Hoàng Sa, sau được tăng cường thèm đội Bác Hải. được
duy trì và hoạt động liên tục từ thời các chúa Nguyễn ( 1558-
1783) đến nhà Tây Sơn (1786-1802) và nhà Nguyền ( 1802-1945).
Như vậy, qua các sách lịch sử, địa lý cổ của Việt Nam cũng
như chứng cứ cùa nhiều nhà hàng hải, giáo sĩ phương Tây nói
trên từ láu và liên tục trong hàng mấy trăm năm, từ triều đại này
đến triều đại khác nhà nước Việt Nam đã làm chú hai quán đào
Hoàng Sa và Trường Sa. Sự có mặt đều đặn của các đội Hoàng Sa
do nhà nước thành lập trẽn hai quần đảo đó mỗi nám từ 5 đến 6
tháng đê hoàn thành một nhiệm vụ do nhà nước giao, tự nó đã là
một bằng chứng đanh thép vé việc nhà nước Việt Nam thực hiện
chủ quyền của mình đối với hai quần đảo đó. Việc chiếm hữu và
khai thác đó của nhà nước Việt Nam không bao giờ gạp phái sự
phản đối cùa một quốc gia nào khác; điéu đó càng chứng tò từ lâu
quần đảo Hoàng Sa và quần đào Trường Sa đã là lãnh thổ Việt Nam.
Việc nước Pháp nhãn danh nhà nước Việt Nam tiếp tục thực
hiện chu quyén đối với hai quần đảo Hoàng Sa và quán đảo
Trường Sa như sau:

168
Từ khi ký kết Hiệp ước ngày 06/6/1884 với triéu đình nhà
Nguyễn, Pháp đại diện quyền lợi của Việt Nam trong quan hệ đối
ngoại và việc bảo vệ chù quyền và toàn vẹn lãnh thổ cùa Việt
Nam. Trong khuôn khổ sự cam kết chung đó, Pháp tiếp tục thực
hiện chủ quyển của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa.
Năm 1899, Toàn quyén Đông Dương Paul Doumer đé nghị với
Pari xây tại đảo Hoàng Sa (Pattle) trong quần đảo Hoàng Sa một
cây đèn biển để hướng dẫn các tàu biển qua lại vùng này, nhưng
kê hoạch không thực hiện được vì thiếu ngán sách.
Ngày 21/12/1933, thống đốc Nam Kỳ M .J.Krautheimer ký
Nghị định sáp nhập các đảo Trường Sa, An Bang, Itu Aba, nhóm
Song Tử, Loại Ta và Thị Tứ vào địa phận tỉnh Bà Rịa.
Năm 1937, nhà đương cục Pháp cử kỹ sư công chính Gauthier
ra quần đáo Hoàng Sa nghiên cứu chỗ xây dựng đèn biến, lập bãi
thủy phi cơ.
Tháng 02/1937 tuần dương hạm Lamotte Piquet do Phó đô đốc
Istava chí huy thãm quán đáo Hoàng Sa.
Nsày 29/3/1938, vua Bảo Đại ký Dụ tách quần đảo Hoàng Sa
khỏi địa hạt tinh Nam Nghĩa đặt vào tỉnh Thừa Thiên.
Dụ cùa vua Báo Đại ký ngày 29/3/1938:
"Chiếu chi các Cù lao Hoàng Sa (Archipel des iles Paracels)
thuộc về chủ quyền nước Nam đã lâu đời và dưới các tiền triều,
các Cù lao ấy thuộc về địa hạt tinh Nam Nghĩa: đến đời Đức Thê
Tổ Cao Hoàng Đ ế vẫn đế y như cũ là vì nguyên trước sự giao
thõng với các Cù lao ấy đều do các cừa bẽ tinh Nam Nghĩa.
Ngày 15/6/1938 Toàn quyền Đông Dương Jules Brévié ký
Nghị định thành lập một đơn vị hành chính tại quần đào Hoàng
Sa thuộc tính Thừa Thiên. Năm 1938, Pháp dựng bia chù quyén
xây dựng xone đèn biến, trạm khí tượng, đài vô tuyến điện ờ đáo

169
Hoàng Sa (Ile Pattle), trong quần đảo Hoàng Sa. xây dựng
trạm khí tượng, đài vô tuyến điện ở đảo Itu Aba trong quần đảo
Trường Sa.
Hàng chữ trên bia: “Cộng hòa Pháp, Vương quốc An-nam,
quần đảo Hoàng Sa, 1816 - đảo Pattle - 1938” (1816 là năm vua
Gia Long thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo
Hoàng Sa, 1938 là năm dựng bia).

Hình 24: Bia chù quyển do Pháp dựng năm 1938'

Nguồn Vnexpress ** Một số tư liệu lịch sử. pháp lý vé chủ quyển của Việt Nam đối với
hai quán đão Hoàne Sa và Trườnc Sa" ( Bộ Khoa học Cõng nghệ).

170
Suốt trong thời gian đại diện Việt Nam về m ặt đối ngoại, Pháp
luôn luôn khảng định chủ quyển của Việt Nam đối với các quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 24/7/1933, Pháp thông báo cho Nhật việc Pháp đưa quán
ra đóng các đảo chính trong quần đảo Trường Sa;
Ngày 07/9/1951, Trưởng đoàn đại biểu của Chính phủ Bảo Đại
là Trần Văn Hữu tuyên bô' tại Hội nghị San Francisco vể việc ký
Hòa ước với Nhật Bản rằng: “từ lâu quần đảo Hoàng Sa và quần
đảo Trường Sa là bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, chúng tôi
khẳng định chủ quyền đã có từ làu đời của chúng tôi đối với các
quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”.
Lời tuyên bố của Đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội nghị San
Francisco năm 1951.(Đăng trong tạp chí France-A ’e số 66-67
Novembre-Décembre, 1951)
Tuyên bố đó không gặp sự chống đối hoặc bảo lưu nào của đại
diện 51 quốc gia tham dự Hội nghị.
c. Giai đoạn từ 1954 đến tháng 411975
Chính phủ Sài Gòn, sau đó là cả Chính phủ Sài Gòn và Chính
phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, cũng
đều thực hiện chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng
Sa và quần đảo Trường Sa.
Năm 1956, lực lượng hải quân của chính quyền Sài Gòn tiếp
quản các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi Pháp rút quân
vé nước.
Ngày 22/10/1956, chính quyền Sài Gòn đặt quần đảo Trường
Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy.
Ngày 13/7/1961, chính quyền Sài Gòn đặt quần đảo Hoàng Sa,
trước kia thuộc tỉnh Thừa Thiên, vào tỉnh Quảng Nam và thành
lập tại quần đảo này một xã lấy tên là xã Định Hải, trực thuộc
quận Hòa Vang và đặt dưới quyển một phái viên hành chính.

171
Từ 1961 đến 1963, chính quyền Sài Gòn lần lượt cho xây bia
chú quyền ớ các đảo chính cùa quần đáo Trường Sa như: Trường
Sa, An Bang, Song Tử Tây,...
Ngày 21/10/1969, chính quyền Sài Gòn sáp nhập xã Định Hái
vào xã Hòa Long cũng thuộc quận Hòa Vang, tinh Q uảng Nam.
Ngày 06/9/1973, chính quyén Sài Gòn sáp nhập các đảo
Trường Sa, An Bang, Itu Aba, Song Tử Đỏng, Song Tử Tây, Loại
Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn và các đảo phụ cận vào xã Phước
Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.
Nghị định sô' 420-BNV/HCĐP/26 ngày 06/9/1973 của Bộ Nội
vụ Việt Nam cộng hòa... ý thức về chủ quyền từ lâu đời cùa Việt
Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, các
chính quyền miền Nam Việt Nam đểu bảo vệ chủ quyền đó mỗi
khi có nước ngoài biểu thị ý đồ tranh giành hay xâm chiếm đảo
nào đó trong hai quán đảo.
Ngày 16/6/1956, Bộ Ngoại giao chính quyền Sài Gòn tuyên bô'
một lần nữa khắng định chú quyển cùa Việt Nam đối với quần
đáo Trường Sa. Đồng thời cũng trong nãm này, chính quyền Sài
Gòn đã kịch liệt phán đối việc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
chiếm nhóm đảo phía Đỏng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Neày 20/4/1971, chính quyền Sài Gòn kháne định một lần nữa
quán đao Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Ngày 13/7/1971 Ngoại trướng chính quyền Sài Gòn khãne
định một lần nữa chú quyền cùa Việt Nam đối với quán đáo đó
trong cuộc họp báo ncày 10/7/1971.
Neày 19/01/1974, lực lượng quân sự cua Cộng hòa nhãn dán
Trung Hoa chiếm đóng nhóm Táy Nam của quán đao Hoàne Sa
và cũnc tronc ngày này chính quyén Sài Gòn tuyên bó lẽn án
Cộng hòa nhân dân Trung Hoa xám phạm toàn vẹn lãnh thố cùa
Việt Nam.

172
Ngày 14/02/1975, Bộ Ngoại giao chính quyền Sài Gòn công
bô' “ Sách tráng” về các quyển lịch sử và pháp lý cùa Việt Nam
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 26-01-1974, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa
miền Nam Việt Nam tuyên bố lập trường 3 điểm về việc- giải
quyết các vấn để tranh chấp lãnh thổ; ngày 14/02/1974 tuyên bố
khẳng định quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ
phận của lãnh thổ Việt Nam.
d. Giai đoạn từ năm 1975 đến n a \
Trong hai ngày 05 và 06/5/1975, Chính phù Cách mạng lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thông báo việc giải phóng
các đảo ở quần đảo Trường Sa do chính quyền Sài Gòn đóng giữ.
Ngày 28/6/1974, tuyên bô' tại khóa họp thứ nhất Hội nghị Luật
Biển lần thứ 3 ở Caracas rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa là của Việt Nam.
Tháng 9/1975, đoàn đại biểu Chính phú Cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị khí tượng ở Colombo
tuyên bố quần đảo Hoàng Sa là cùa Việt Nam và yêu cầu Tổ chức
khí tượng thế giới tiếp tục ghi tên trạm khí tượng Hoàng Sa cùa
Việt Nam trong danh mục trạm khí tượng của Tổ chức khí tượng
thế giới.
Ngày 02/7/1976, nước Việt Nam thống nhất dưới tên gọi mới
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Từ đó, với tư cách kế thừa
quyền sở hữu các quần đảo từ các chính quyền trước, nước Cộng
hòa xã hội chú nghĩa Việt Nam có trách nhiệm duy trì việc bảo vệ
chù quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành
nhiều vãn bán pháp luật quan trọng về biển, đáo và hai quần đảo
Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa như: Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 và năm 1992 (sửa đòi bổ
sung nãm 2001); Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14/6/2005'

173
Luật Biên giới quốc gia năm 2003 và Nghị định số 140/2004/NĐ-
CP ngày 25/6/2004 của Chính phủ quy định chi tiết một sô' điều
của Luật Biên giới quốc gia 2003; Luật Dầu khí ngày 06/7/1993
(sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09/6/2000
và Nghị định sô' 48/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 cùa Chính phủ
quy định chi tiết thi hành Luật Dầu khí năm 2000; Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều cùa Luật Dầu khí ngày 03/6/2008); Pháp
lệnh sô' 03/2008/PL-UBTVQH12 ngày 26/01/2008 của ủ y ban
Thường vụ Quốc hội về lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam; các
Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam ngày 12/5/1977 về lãnh hải,
vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt
Nam và Tuyên bố ngày 12/11/1982 về đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng lãnh hải Việt Nam đều khẳng định hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa là một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam, có
các vùng biển riêng được quy định cụ thể trong các văn bản sau
đó; Nghị quyết của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa
Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 5 năm 1994 về việc phê chuẩn
Công ước về luật biển năm 1982; Nghị định số 71/2006/NĐ-CP
ngày 25/7/2006 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng
hàng hải; Nghị định số 30-CP ngày 29/01/1980 của Hội đổng
Chính phủ (nay là Chính phủ) quy định về quy chế cho tàu
thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng biển cùa Việt Nam;
Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phù
quy định về Quy chế khu vực biên giới biển; Nghị định số 55-CP
ngày 01/10/1996 cùa Chính phủ quy định về hoạt động cùa tàu
quán sự nước ngoài vào thãm nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa
Việt Nam v.v...
Về quản lý hành chính, Việt Nam đã ban hành nhiều vãn bản
như: Quyết định số 194-HĐBT ngày 09/12/1982 cùa Hội đổng
Bộ trườna về việc thành lập huyện đảo Hoàng Sa và trực thuộc
tinh Quảng Nam - Đà Nẩng. Sau khi điéu chinh địa giới hành
chính, huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết

174
của Quốc hội khóa VII, phiên họp thứ 4 ngày 28/12/1982, đã sáp
nhập huyện đảo Trường Sa của tỉnh Đồng Nai vào tỉnh Phú
Khánh. Sau khi điéu chỉnh địa giới hành chính, quần đảo Trường
Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã
nhiều lần khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần
đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa hoặc trong các Công hàm
gửi các bên có liên quan, hoặc trong các Tuyên bố của Bộ Ngoại
giao, hoặc trong các Hội nghị của Tổ chức Khí tượng thế giới ở
Genève vào tháng 6/1980, của Đại hội Địa chất thê giới ở Paris
vào tháng 7/1980 v.v...
Nhà nước Việt Nam đã nhiều lần công bố “Sách trắng” vào
các năm: 1979, 1981 và năm 1988 về chủ quyền của Việt Nam
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khảng
định hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một bộ
phận không thể tách rời của lãnh thổ Việt Nam, Việt Nam có đầy
đủ chủ quyền đối với hai quần đảo này, phù hợp với các quy định
của luật pháp và thực tiễn quốc tế.
Ngày 14/3/1988, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã ra Tuyên bố lên án Trung Quốc gây xung
đột vũ trang và chiếm đoạt một số bãi đá ngầm tại quần đảo
Trường Sa.
Tháng 04/2007, Chính phủ Việt Nam quyết định thành lập thị
trấn Trường Sa, xã Song Tử Tây và xã Sinh Tồn thuộc huyện
Trường Sa.
Lập trường của Việt Nam luôn khảng định nhất quán là: Việt
Nam đã chiếm hữu thật sự hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo
Trường Sa ít nhất từ thế kỷ thứ XVII khi nó chưa thuộc chủ quyền
cùa bất kỳ quốc gia nào. Trong suốt chiều dài lịch sử từ khi Việt
Nam chiếm hữu thật sự hai quần đảo này đến nay, Nhà nước Việt
Nam đã thực hiện thật sự chủ quyền của mình một cách liên tục

175
và hòa bình cho đến khi nó bị các lực lượng vũ trane nước ngoài
xâm chiếm.
Từ những tư liệu lịch sừ rõ ràng và cãn cứ vào những nguyên
tắc của luật pháp và tập quán quốc tế, có thê rút ra một sô kết
luận sau đáy:
M ột là. từ lâu. Nhà
nước Việt Nam đã
chiếm hữu thật sự hai
quần đảo Hoàng Sa và
quần đào Trường Sa
khi mà các quần đảo đó
chưa thuộc chu quyền
cùa bất cứ quốc gia
nào;
Hai là, từ thế ký
XVII đến nay. trong
n h iéu t h ế ký liên :ục,
Nhà nước Việt Nam đã
thực hiện chu quyển
cùa Việt Nam đối với
hai quần đảo Hoàna Sa
và quán đao Trường Sa
một cách thật sự. liên
tục và hòa bình:
Ba là, Nhà nước
Việt Nam luôn luón
bảo vệ tích cực các
quyén và danh nchĩa cùa mình trước mọi mưu đổ và hành độns
xám phạm tới chủ quyén. toàn vẹn lãnh thố và quyển lợi cua Việt
Nam đối với hai quần đáo Hoàng Sa và quán đáo Trường Sa.

1. Ncuón Vnexpress " Mói NÕ lư liệu lịch NƯ. pháp lý vè chu quvẽn cua Việi Nam đôi
\ớ\ hai quân đao Hoànc Sa và Trưitnti Su" ( Bõ Khoa học Cony nghệ).

176
e. M ột sô tư liệu - điều ước quốc tế liên quan đến chủ quyên
hai quấn đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
1. Tuyên bố Cairo ngày 27/11/1943, khi cuộc chiến tranh thế
giới lần thứ hai bước vào giai đoạn khốc liệt nhất, Hội nghị tam
cường Anh, Mỹ, Trung (Cộng hòa Trung Hoa, đại diện lúc đó là
Tưởng Giới Thạch) đã họp và ra một bản Tuyên bố tại Cairo (thủ
đô Ai Cập). Tuyên bô' có đoạn viết: “ ...Nhật Bản phải bị loại ra
khỏi tất cả các đảo ở Thái Bình Dương mà Nhật đã cướp hoặc
chiếm đóng từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất năm
1914 và tất cả những lãnh thổ Nhật đã chiếm của Trung Quốc
như Mãn Châu Lý, Đài Loan và Bành Hồ sẽ được trả lại cho
Cộng hòa Trung Hoa”.
Như vậy, liên quan đến phần lãnh thổ của Trung Quốc, Tuyên
bô' Cairo chỉ khảng định ý chí của các cường quốc là buộc Nhật
Bản phải trao trả lại cho Cộng hòa Trung Hoa các lãnh thổ mà
Nhật Bản đã chiếm của Trung Quốc gồm “Mãn Châu Lý, Đài
Loan và Bành H ồ”, không có gì liên quan đến hai quần đảo
Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.
2. Tại Hội nghị Postdam ngày 26/7/1945, những người đứng
đầu 3 nước Mỹ, Anh, Trung (Cộng hòa Trung Hoa) lại tiếp tục ra
Tuyên b ố 1 khảng định “Các điều khoản cùa Tuyên bố Cai-rô sẽ
được thi hành”. Sau khi tuyên chiến với Nhật Bản ở Viễn Đỏng,
Liên Xô cũng tham gia Tuyên ngôn này.
Theo quyết định của Hội nghị Postdam là Trung Quốc chịu
trách nhiệm giải giáp quán đội Nhật ờ khu vực Bắc vĩ tuyến 16.

I. T uvên bố' P otsdam có 13 điểm , trong đó điểm thứ 8 nói vể việc thực thi T uyên bỏ
C airo. Cụ thể: 1) C húng tói, T ổng thòng Hoa K ỳ, Chú tịch C hính phù qu ò c gia của nước
Trung H oa D án Q uốc và T hú tướng C hính phú cùa V ương quốc A nh. đại diện ch o hàng
trăm triệu đổng b ào củ a ch ú n g lôi. đã tháo luận và đổng ý răn c N hật Bán sẽ được trao m ột
cơ hội cuối cùng để kết ihúc cu ộ c chiến tranh này: ......... 8) C ác điều khoán cúa T uyên bỏ
C airo sẽ được thực hiện và chú quyên cùa Nhật Bán được giới hạn ỡ các đ ào Honshu
H okkaido. K yushu. Shikoku và các đào nhó do chúng tôi xác định; ....
http://vi. w ikiso u rce .o re /w ik i/T u y r/f C3% A A n - b ^ E I ^ B B ^ r 9 1 -Potsdam .

12 Btến ĐD VN 177
Từ cuối nãm 1946, quân đội của Tưởng Giới Thạch đến một sô'
đảo của quần đảo Hoàng Sa và các tỉnh phía bắc V iệt Nam đê
thực hiện việc giải giáp quân đội Nhật Bản ở đây, hoạt động này
hoàn toàn không có ý nghĩa xác định hoặc thu hồi chù quyén đối
với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
3. Hội nghị San Francisco từ ngày 04 đến ngày 08/9/1951,
có đại diện 51 nước tham dự để bàn vé việc ký Hòa ước với
Nhật Bản.
Cũng tại Hội nghị San Francisco, ngày 07/9/1951, Trưởng
đoàn đại biểu chính quyền Bảo Đại là Trần Văn Hữu đã tuyên bô'
rằng: từ lâu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận của
lãnh thổ V iệt Nam và “cũng vì cần phải dứt khoát lợi dụng tất cả
mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này,
chúng tôi khẳng định chủ quyén của chúng tôi đối với các quần
đảo Trường Sa và Hoàng Sa, những quần đảo luôn luôn thuộc về
V iệt N am ”.
Không có bất cứ m ột đại diện nào của 51 quốc gia tham dự
Hội nghị có ý kiến phản đối hoặc bảo lưu đối với tuyên bố trên
của đại diện Việt Nam tại Hội nghị.
Những tư liệu và chứng cứ kể trên cho thấy một cách rõ ràng
là những văn kiện pháp lý quốc tế, từ Tuyên bố Cairô ngày
27/11/1943 (và Tuyên ngôn của Hội nghị Postdam ngày
26/7/1945 khẳng định lại nội dung Tuyên bố Cairô) đến Hòa ước
San Francisco ký ngày 08/9/1951 đã không xác nhận chủ quyền
của bất cứ quốc gia nào khác đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa của Việt Nam.
Tuyên bô' ngày 15/5/1996 của Chính phù Trung Quốc về
đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây
Sa) gồm 28 điểm nối liền các điểm nhô ra nhất là các đảo, đá, bãi
cạn thuộc quần đảo. Việc Trung Quốc vạch đường cơ sờ như vậy
đồng nghĩa với việc coi vùng nước bên trong các đảo nhò thuộc
quần đảo Hoàng Sa là nội thủy cùa Trung Quốc, không quốc gia

178
nào có quyền qua lại. Ngoài ra, Quốc vụ viện Trung Quốc tuyêi
bố thành lập thành phố cấp huyện Tam Sa trực thuộc tỉnh Hả
Nam để “quản lý” Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam là hoài
toàn trái (hay vi phạm) các định chế trong Công ước về luật biểi
1982 nói riêng, luật pháp quốc tế nói chung và trực tiếp xân
phạm nghiêm trọng đến chủ quyền của Việt Nam đối với ha
quần đảo này. Hoàng Sa và Trường Sa là hai quần đảo mà từ đầi
thế kỷ XVII, tổ tiên người Việt Nam đã xác nhận chủ quyền vi
chủ quyền đó đã tồn tại liên tục qua nhiều thế kỷ đến ngày nay'.

1. N g a y từ t h ế k ỷ th ứ 17, t r iề u đ ìn h N h à N g u y ễ n ( V iệ t N a m ) đ ã th ự c th i q u y ể n là m c h
c ủ a m ìn h trê n q u ầ n đ ả o H o à n g S a ( ( J t 2 í> í lí Jft P a r a c e l A r c h ip e la g o ) v à q u ầ n đ ả o T r ư ờ n g s
( ( f x & 'Î S A S p ra tly A r c h ip e la g o ); n ã m 1 9 2 0 , P h á p k iể m s o á t q u a n t h u ế v à tu ầ n tiễ u trê;
đ ả o ; n ă m 1 9 2 5 , tiế n h à n h n h ữ n g th í n g h iệ m k h o a h ọ c trê n đ ả o d o D r. K r e m p t, G iá m đ ố
V iệ n H ả i d ư ơ n g h ọ c N h a T r a n g tổ c h ứ c ; n g à y 8 /3 /1 9 2 1 , T o à n q u y ề n Đ ô n g D ư ơ n g tu y ê n b<
h a i q u ầ n đ ả o H o à n g S a v à T r ư ờ n g S a là lã n h th ổ c ủ a P h á p ; n ă m 1 9 2 7 , T à u D e L a n e s sa i
viếng thãm quần đảo T rư ờ ng Sa; N ăm 1930, b a tàu P háp là La M alicieu se, L ’A lerte V
L ’A s tro b a le c h iế m q u ầ n đ ả o T r ư ờ n g Sa v à c ắ m c ờ P h á p trê n q u ầ n đ ả o n à y ; n ã m 1 9 3 2 , P h á
c h ín h th ứ c tu y ê n b ô A n N a m c ó c h ủ q u y é n lịc h s ử trê n q u ầ n đ ả o H o à n g Sa. P h á p s á p nhậị
quần đảo Hoàng Sa với tỉnh Thừc Thiên; năm 1933, quần đảo Trường Sa được sáp nhập VC
tỉn h B à R ịa ; n ă m 1 9 3 8 , P h á p c h o d ặ t b ia đ á , x â y h ả i đ ă n g , đ à i k h í tư ợ n g v à đ ư a đ ộ i biêi
p h ò n g n g ư ờ i V iệ t r a đ ể b ả o v ệ đ ả o P a ttle (đ ả o H o à n g Sa) c ủ a q u ầ n đ ả o H o à n g Sa; n ăn
1951, tại H ộ i n g h ị S a n F r a n c is c o , N h ậ t tu y ê n b ố từ b ỏ tất c ả c á c đ ả o , c B ả o Đ ạ i là T h ủ tướnj
T rầ n V ă n H ữ u k h ẳ n g đ ịn h c h ủ q u y ề n c ủ a V iệ t N a m trê n h a i q u ầ n đ ả o m à k h ô n g c ó nướ«
n à o lẽn tiế n g p h ả n đ ố i; n ă m 1 9 5 6 , q u â n đ ộ i P h á p rú t k h ỏ i Đ ô n g D ư ơ n g . Đ ộ i c a n h c ủ a Phá]
trê n đ ả o P a ttle đ ư ợ c th a y th ê b ở i đ ộ i c a n h c ủ a V iệ t N a m ; n g à y 0 1 /6 /1 9 5 6 , N g o ạ i trưởn]
V iệ t N a m C ộ n g h ò a V ũ V ă n M ẫ u x á c n h ậ n lạ i c h ủ q u y ề n c ủ a V iệ t N a m trê n c ả h a i q u ầ i
đ ả o H o à n g S a v à T r ư ờ n g S a; n g à y 2 2 / 8 /1 9 5 6 , m ộ t đ ơ n vị h ải q u â n c ủ a V iệ t N a m C ộ n g hò,
c ă m c ờ trẽ n q u ầ n đ ả o T r ư ờ n g Sa v à d ự n g b ia đ á ; n ă m 1 9 6 1 , V iệ t N a m C ộ n g h ò a s á p n h ậ |
quần đảo Hoàng Sa với tinh Quảng Nam; năm 1973, quần đảo Trường Sa được sáp nhập vai
tỉnh Phước T uy; N gày 19/01/1974, T rung Q uốc cưỡng chiếm Q uần đ ảo H oàng Sa; từ năn
1 9 8 8 , T r u n g Q u ố c c h iế m th ê m m ộ t đ ả o /đ á n ữ a c ủ a Q u ầ n đ ả o T r ư ờ n g S a th u ộ c c h ù q u y ề i
c ủ a V iệ t N a m . X e m .: h ttp ://w w w .s e a s f o u n d a tio n .o r g /c o n te n t/v ie w /1 2 /2 9 . Đ ọ c th ê m : đ ié u 1
các H iến pháp V iệt N am năm 1980 và 1992 (sđ,bs năm 2001); N gu y ễn N hã. Đ ặc kh ảo v<
H oàng Sa và T rư ờ ng Sa - T ạp c h í Sử Đ ịa số 29-1975; T uyên b ố C airo (A i C ập) n g à'
2 6 /1 1 /1 9 4 3 về v iệ c k ế t th ú c c h iế n tra n h với N h ậ t B ả n v à g iả i q u y ế t c á c v ấ n đ é s a u c h iế i
tra n h , tro n g đ ó c ó v ấ n đ ề lã n h th ổ n ư ớ c b ị N h ậ t B ả n cư ớ p đ o ạ t v à c h iế m đ ó n g ; T u y ê n b(
P otsdam ngày 26/7/1945 quy định vé phương cách giải giáp quân đ ội N hật Bản ở Đ ônj
D ương; H òa ước San F ran cisco ngày 08/9/1951 về chấm dứt chiến tranh tại ch âu á - Thá
Bình D ương; H iệp uớc h ò a bình T rung - N h ậ t (T rung H oa Dân quốc và N hật Bản) năm 1951
về v iệ c g iả i q u y ế t v ấ n đ ề c á c lã n h th ổ bị N h ậ t B ả n c h iế m đ ó n g s a u T h ế c h iế n 2' T u y ê n bc
của Thủ tướng C hính phù Q uốc g ia V iệt N am T rần Văn Hữu (tại H ội nghị San F r a n c is a
n g à y 0 8 /9 /1 9 5 1 ) về v iệ c x á c đ ịn h c h ủ q u y ề n đ ã c ó từ lâu đ ờ i c ủ a Q u ố c g ia V iệ t N a m trẽ r
q u ầ n đ ả o H o à n g Sa và T r ư ờ n g Sa.

17n
5. Một số giải pháp trước mát nhằm ổn định tình hình ờ hai
quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
Khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là khu
vực hiện đang còn tranh chấp về đòi hỏi chù quyền giữa các nước
có liên quan, tranh chấp đã diễn ra liên tục, phức tạp, có lúc gay
gắt. Đặc biệt là từ cuối nãm 1990 đến nay, do ảnh hường của diễn
biến tình hình trên thế giới và khu vực nên tình hình tranh chấp
trên biển, đảo của các nước trong khu vực Hoàng Sa và Trường Sa
tiếp tục diễn biến phức tạp, ngấm ngầm nhưng gay gắt trên nhiều
phương diện với những thù đoạn và hình thức mới. Tuy nhiên, các
nước có liên quan đều muốn có một môi trường ổn định để xây
dựng, khai thác và phát triển kinh tế biển của mình.
Việc tranh chấp chủ quyền trên biển rất khó khăn, khône chỉ ở
Biển Đ ỏng mà trên thế. giới có khoảng 280 vùng biển có tranh
chấp; thậm chí, có nơi vài chục năm nay vẫn chưa giải quyết ổn
thỏa. Bên nào tranh chấp cũng có những lý lẽ riêng của mình để
bảo vệ quyền lợi trong khi luật pháp quốc tế, định chê quốc tế
trong Công ước về luật biển chỉ có thể chấp nhận phải trẽn cơ sở
pháp lý cùa nó. Việc các bén thỏa thuận, thương lượng với nhau
đã khó nén việc biểu thị tinh thần hiểu biết lẫn nhau để tìm một
eiải pháp mà các bên đều chấp nhận được lại còn khó hơn.
Mọi sự tranh chấp, yêu sách về biển, mọi việc hoạch định biên
giới giữa các quốc gia lân cận chi có thế eiải quyết thực sự nếu tất
cả các bẽn liên quan đều có thiện chí muốn đi tới giái quyết.
Trons tình hình hiện nay, việc giải quyết tranh chấp ớ Biển
Đông nói chung và ớ hai quần đào Hoàng Sa và Trườna Sa nói
riêng là vấn đề khó khăn mà khóng thê giải quyết một sớm một
chiều. Các nước xung quanh Biến Đồng và nhất là ở hai khu vực
q jầ n đáo Hoàng Sa và Trường Sa đang mong muốn đáy nhanh
tốc độ phát triển kinh tế cùa mình.
Từ năm 1991 đến nay. các học ciá nước ngoài cũng có những
ý kiến đề xuất về phạm vi hai quán đáo Hoàng Sa và Trườne Sa.

180
Trung Quốc và các nước ASEAN cũng đã đề xuất xây dựng Bộ
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), xây dựng lòng tin trong diễn
đàn ARF, ASEAN và đặc biệt ngày 04/11/2002 tại Hội nghị cấp
cao ASEAN họp ở Phnômpênh (Campuchia), Chính phủ các nước
thành viên ASEAN và Trung Quốc đã ký kết bản Tuyên bố về
cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Tuy chưa thống
nhất được Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông, nhưng Tuyên bố DOC
là bước đi đầu tiên tiến tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển
Đông giữa các bên có liên quan.
Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông là một văn
kiện chính trị đầu tiên về cách ứng xử của các bên ASEAN và
Trung Quốc ở Biển Đông. Phạm vi áp dụng Tuyên bô' DOC bao
gồm toàn bộ vùng Biển Đông. Tuy không chỉ rõ vùng tranh chấp
chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông nhưng cho phép hiểu rằng các
nguyên tắc của Tuyên bố không chỉ áp dụng cho khu vực Trường
Sa mà cả Hoàng Sa hay bãi cạn Scarborough/ Hoàng Nham.
Nội dung cảa Tuyên bô DOC cơ bản đáp ứng được lập trường,
nguyên tắc của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế mà Việt
Nam đã tham gia hoặc gia nhập. Nội dung cơ bản của Tuyên bố
DOC bao gồm:
M ột là, các bên tái khảng định cam kết của mình đối với các
mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc,
Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 (UNCLOS), Hiệp
ước hữu nghị và hợp tác khu vực Đông Nam Á (TAC), Năm
nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình (của Trung Quốc) và những
nguyên tắc được thừa nhận phổ biến khác của luật pháp quốc tế
được coi là quy tắc căn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà
nước với nhà nước;
H ai là, các bên cam kết tìm kiếm những cách thức xây dựng
lòng tin và sự tín nhiệm lẫn nhau hài hòa với những nguyên tắc
nêu trên và trên căn bản bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau;

181
Ba là, các bên tái khảng định sự tôn trọng và cam kết của
mình đối với quyền tự do hoạt động hàng hải và bay trên vùng
trời Biển Đông như đã được minh thị bởi các nguyên tắc được
thừa nhận phổ biến trong luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên
hợp quốc về luật biển năm 1982;
Bốn là, các bên liên quan chịu trách nhiệm giải quyết các
tranh chấp về lãnh thổ và về quyền thực thi luật pháp bằng các
phương tiện hòa bình mà không viện đến sự đe dọa hoặc sử dụng vũ
lực, thông qua các cuộc tham vấn thân thiện và những cuộc đàm
phán bời các quốc gia có chủ quyền có liên quan trực tiếp, phù hợp
với những nguyên tắc được thừa nhận phổ quát của luật pháp quốc
tế, kể cả Công ước Liên hợp quốc về luật biển năm 1982;
Năm là, các bên chịu trách nhiệm thực hiện sự tự chế trong
việc thi hành các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc leo thang
tranh chấp, ảnh hường tới hòa bình và sự ổn định, kiềm chế
không tiến hành đưa người đến sinh sống trên những hòn đảo
hiện không có người sinh sống, trên các rặng đá ngầm, bãi cát
ngầm, đảo nhỏ và những yếu tố khác và phải được xử lý những
khác biệt của mình bằng phương pháp có tính xây dựng. Trong
khi chờ đợi sự dàn xếp hòa bình cho các tranh chấp về lãnh thổ và
quyền thực thi pháp luật, các bên liên quan tiến hành tăng cường
những nỗ lực nhằm tìm kiếm các phương cách xây dựng lòng tin
và sự tín nhiệm lẫn nhau trong tinh thần hợp tác và hiểu biết, bao
gồm: tổ chức các cuộc đối thoại và trao đổi quan điểm một cách
thích đáng giữa các quan chức phụ trách quán sự và quốc phòng;
bảo đảm đối xử công bằng và nhân đạo đối với tất cả mọi người
đang gặp hiểm nguy hoăc tai họa; thông báo trên cơ sở tự nguyện
cho các bẽn liên quan khác về mọi cuộc tập luyện quân sự liên
kết hỗn hợp sắp diễn ra; trao đổi trên cơ sở tự nguyện những
thông tin liên quan;
Sáu là, trong khi chờ đợi một sự dàn xếp toàn diện và bền
vững những tranh chấp, các bén liên quan có thể tìm kiếm hoãc

182
tiến hành các hoạt động hợp tác. Những hoạt động này có thể bao
gồm các điều sau đây: bảo vệ môi trường biển; nghiên cứu khoa
học biển; an toàn hàng hải và thông tin trên biển; hoạt động tìm
kiếm cứu hộ; đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, kể cả
nhưng không hạn chế trong hoạt động buôn lậu các loại thuốc
cấm, hải tặc và cướp có vũ trang trên biển, hoạt động buôn bán
trái phép vũ khí. Thể thức, quy mô và địa điểm , đặc biệt là sự hợp
tác song phương và đa phương, cần phải được thỏa thuận bởi các
bên có liên quan trước khi triển khai thực hiện trong thực tế;
Bảy là, các bên liên quan sẩn sàng tiếp tục các cuộc đối thoại
và tham vấn về những vấn đề liên quan, thông qua các thể thức
được các bên đồng ý, kể cả các cuộc tham vấn thường xuyên theo
quy định của Tuyên bố này, vì mục tiêu khuyến khích sự minh
bạch và láng giềng tốt, thiết lập sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau
một cách hài hòa, và tạo điều kiện thuận lợi cho một giải pháp
hòa bình và tranh chấp giữa các bên;
Tám là, các bên có trách nhiệm tôn trọng nhũng điều khoản
của Tuyên bố này và hành động phù hợp với sự tôn trọng đó;
Chín là, các bên khuyến khích các nước khác tõn trọng các
nguyên tắc bao hàm trong Tuyên bố này;
Mười là, các bén liên quan khảng định rằng việc tiếp thu một
bộ quy tắc về ứng xử trên Biển Đông sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn
hòa bình và ổn định trong khu vực và nhất trí làm việc trên căn
bản đồng thuận để tiến tới hoàn thành mục tiêu này'.
Dự thảo Bộ Quy tắc ứng xừ (COC) của ASEAN đã được đề
cập đến hầu hết các nguyên tắc chính trong Tuyên bố DOC của
ASEAN và trên cơ sở các nguyên tắc chính như:
- N guyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng
vũ lực.

1. http://vi.wikipedia.org.

183
- Nguyên tắc tự kiềm chế.
- Nguyên tắc giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế.
- Nguyên tắc tìm kiếm các biện pháp xây dựng niềm tin.
- Nguyên tắc hợp tác.
- Nguyên tắc tham khảo ý kiến của nhau.
- Nguyên tắc tôn trọng tự do hàng hải và hàng không quốc tế.
Tuyên bố DOC không phải để giải quyết các tranh chấp chù
quyền lãnh thổ và quyền tài phán trên Biển Đông, mà đó là các
biện pháp nhằm làm giảm bớt căng thẳng, xây dựng lòng tin để đi
đến giải pháp cơ bản, lâu dài cho việc giải quyết tranh chấp chủ
quyền lãnh thổ, quyền tài phán một cách hòa bình giữa các bên
có liên quan ở Biển Đỏng. Sự hợp tác này không được hiểu như là
sự ủng hộ chủ trương “gác tranh chấp cùng khai thác”.

184
Chương V
Q U Ả N LÝ , B Ả O V Ệ C H Ủ Q U Y Ề N
C Á C V Ù N G BIỂN , Đ Ả O C Ủ A T ổ Q U Ố C

I. CÁC Lực LƯỢNG LÀM NHIỆM v ụ QUẢN LÝ, BẢO VỆ


CHỦ QUYỂN CÁC VỪNG BIEN, đ ả o v a THEM l ụ c đ ị a
VIỆT NAM
1. Quy định của pháp luật Việt Nam vé các lực lượng làm
nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chù quyén biển, đáo của Tổ quốc
Để bảo vệ, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ
cuộc sông làm ăn bình thường cùa nhân dân ta trên các vùng biển
đồng thời thực hiện đầy đú nghĩa vụ quốc tế của một quốc gia ven
biển, Việt Nam đã tổ chức, duy trì thường xuyên các lực lượng
làm nhiệm vụ bảo vệ và quản lý, giữ vững trật .tự, an ninh trên các
vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chu quyền và quyền tài phán
của nước ta.
Công tác quản lý, bảo vệ và giữ vững chủ quyền biển, đảo cùa
Việt Nam là nghĩa vụ, trách nhiệm cùa toàn Đang, toàn quân và
toàn dân ta, mà không phải là -trách nhiệm cùa riêng một lực
lượng nào. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ các vùng biển Việt Nam
được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, như Luật
Biên giới quốc gia (Điều 31, 36, 37), Pháp lệnh Bộ đội Biên
phòng (Điều 1), Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Biên giới quốc gia (Điều 26 đến Điều 32); Nghị định 161/2003/
NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phù về Quy chế khu vực biên
giới biển (Điều 22)...

185
Điều 9 Nghị định 161/2003/ NĐ- CP cùa Chính phú quy định:
“ Quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, giữ gìn an ninh,
trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển là trách nhiệm,
nghĩa vụ cùa các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang,
chính quyền địa phương và mọi công dân” .
- Nghị định 30-CP ngày 29/01/1980 của Hội đồng Chính phủ
(nay là Chính phủ) đã quy định Quy chế cho tàu thuyền nước
ngoài hoạt động trên các vùng biển của V iệt Nam. Điều 21,
Chương III đã nêu: Việc kiểm soát trên biển của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam được giao cho các lực lượng: Hải
quán nhân dán và các đơn vị Quán đội nhân dãn Việt Nam làm
nhiệm vụ bảo vệ các đảo; Bộ đội Biên phòng Việt Nam; Cảnh sát
nhân dân Việt Nam làm nhiệm vụ tuần tra trên biển; Các lực
lượng nửa vũ trang trên các thuyền vận tải và tàu thuyền đánh cá
cùa Việt Nam được trao trách nhiệm kiểm soát theo từng yêu cầu
công tác và có mang dấu hiệu rõ ràng; các lực lượng kiểm soát
chuyên môn của các ngành: Hải quan, Y tế, Kiếm dịch làm
nhiệm vụ kiểm soát từng mật công tác của ngành mình.
Cần lưu ý. một sô' nội dung của Nghị định 30-CP ngày
29/01/1980 trái với quy định cùa Luật Biên giới quốc gia thì bị
bãi bỏ; Điều 40 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 quy định:
“Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2004;
Những quy định trước đáy trái với Luật này đểu bãi bỏ”. Theo
khoản 5 Điều 111 Côna ước luật biển năm 1982 quy định:
“Quyền truy đuổi chì có thê được thực hiện bời các tàu chiến hay
các phương tiện quân sự hoặc các tàu hay phương tiện bay khác
có mang các dấu hiện ờ bẽn ngoài chỉ rõ ràng rằng, các tàu hay
phương tiện bay đó được sử dụng cho một cơ quan nhà nước và
được phép làm nhiệm vụ này”. Như vậy, lực lượng tuán tra kiểm,
soát trên biển phải là lực lượng vũ trang (quán đội, công an) hoặc
cùa lực lượng khác được Nhà nước trao quyền nhưng phải phù
hợp với quy định cùa các điều ước quốc tẻ mà Việt Nam là Ihành

186
viên. Ví dụ: Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt
Nam và Trung Quốc ký ngày 25/12/2000 quy định Lực lượng
kiểm soát của Việt Nam bao gồm: cảnh sát biển, Bộ đội Biên
phòng, Hải quân, Thanh tra bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
- Quyết định số 13-HĐBT ngày 11/2/1986 của Hội đồng Bộ
trưởng đã nhấn mạnh việc tăng cường công tác bảo vệ chủ quyền
và an ninh các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. Tại Mục II
Quyết định này đã phân công phạm vi tuần tra kiểm soát trên các
vùng biển và thềm lục địa như sau: Bộ đội Hải quán phụ trách
chủ yếu là vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam; Bộ đội Biên phòng phụ
trách vùng nội thủy, lãnh hải và làm nòng cốt trong hoạt động
của dán quân, tự vệ trên biển; Lực lượng Công an nhân dân phụ
trách việc bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên
biển, các bến đậu, các nơi trung chuyển, các bến bãi bốc dỡ
hàng hóa dân sự, các công trình nổi trên biển, các cửa sông lớn;
và lực lượng của Bộ G iao thông vận tải, Bộ Thuỷ sản (nay là Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn), Tổng công ty Dầu khí
(nay là Tập đoàn Dầu khí quốc gia), Hải quan... không ấn định
phạm vi phụ trách riêng.
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong việc duy trì và
bảo vệ pháp luật trên các vùng biển và thềm lục địa, Việt Nam đã
ban hành Pháp lệnh số 03/2008/PL-UBTVQH12 ngày 26/01/2008
của Úy ban Thường vụ Quốc hội về Lực lượng Cảnh sát biển Việt
Nam (trước đó là Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam
ngày 28/3/1998). Pháp lệnh Lực lượng Cánh sát biển Việt Nam
năm 2008 đã quy định: Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam là lực
lượng chuyên trách của Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về
an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của
Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội
chù nghĩa Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục
địa của Việt Nam. Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động

187
theo quy định cùa Pháp lệnh này và các quy định khác cùa pháp
luật V iệ t N a m ( Đ iề u 1); L ự c lư ợ n g C ả n h sát b iể n V i ệ t N a m là lực
lượna vũ trang nhân dân cùa Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thông lĩnh cùa Chù tịch nước, sự
quản lý thống nhất cùa Chính phú. Bộ Quốc phòng trực tiếp quản
lý và điều hành hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam
(Điều 2); và Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động trên
các vùng biển và thềm lục địa cùa Việt Nam. Trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn cùa mình, lực lượng Cảnh sát biển Việt
Nam có trách nhiệm thực hiện, phối hợp với các lực lượng khác
thực hiện nhiệm vụ theo quy định cùa pháp luật. Quy chế phối
hợp hoạt động, trách nhiệm cụ thể của các lực lượng do Chính
phủ quy định (Điều 3). Các nội dung nói trên của Pháp lệnh lực
lượng Cảnh sát biến Việt Nam năm 2008 đã kế thừa Pháp lệnh
lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 1998, nhưng có sự điều
chỉnh cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới cùa Tổ quốc
trong việc quản lý và báo vệ chù quyền biển, đảo và thềm lục địa
Việt Nam.
- Để quản lý và bảo vệ khu vực biên giói biển, Chính phu đã
ban hành Nghị định sỏ 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 quy
định về Quy chế khu vực biên giới biển. Theo đó, khu vực biên
giới biển đã được quv chế hóa như sau:
M ột là, Chính phù thông nhất chỉ đạo các hoạt động quản lý,
bảo vệ biên giới quốc gia trên biển và duy trì an ninh, trật tự, an
toàn xã hội trong khu vực biên giới bién; Bộ Quốc phòng chú trì,
phoi hợp với Bộ Công an thông nhất hướng dẫn chì đạo Uỷ ban
nhãn dân các cấp ven biển tò chức quản lý, bảo vệ biên giới quốc
gia, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới
biển theo quy định của pháp luật; Bộ Ngoại giao chi đạo. hướng
dẫn các Bộ. ngành, ùy ban nhãn dân các cấp thực hiện chính sách
xây dựng biên giới, các điéu ước quốc tế về biên giới mà Việt
Nam đã ký kết với các nước hữu quan. Phối hợp với Bộ Quốc

188
phòng hướng dẫn Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ đối
ngoại và giải quyết công việc liên quan đến hai bên biên giới; Bộ
Công an chỉ đạo, hướng dẫn các Bộ, ngành, Uy ban nhân dân các
cấp bảo vệ an ninh khu vực biên giới biển; gán an ninh biên giới
với an ninh nội địa. Phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng
dẫn Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật
tự và đấu tranh phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới biển;
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về
biên giới quốc gia, phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng
dẫn ủy ban nhân dán các cấp thực hiện xáy dựng, quản lý, bảo vệ
biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội trong
khu vực biên giới biển theo quy định của pháp luật; ủy ban nhân
dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ cùa mình, thực hiện quản lý
nhà nước về biên giới quốc gia theo quy định cùa Chính phù,
hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Quốc phòng và các Bộ, ngành chức
năng. Xây dựng quy hoạch san xuất gắn với quy hoạch dân cư,
nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cua nhân dán ớ khu vực biên
giới; kết hợp xây dựng cơ sờ hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội
với cùng cố, tãng cường quốc phòng, an ninh ờ khu vực biên giới
biển. Chỉ đạo các lực lượng, ban. ngành ớ địa phương phối hợp
với Bộ đội Biên phòng trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới
quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự ờ khu vực biên giới biến thuộc
địa phương quản lý (Điéu 22);
Hui là, Bộ đội Biên phònc là lực lượng nòng cốt. chuyên trách
chù trì, phối hơp với lực lượng Cống an nhân dân. các ngành hữu
quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quan lý, báo vệ
biên giới quốc gia trén biến, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội
trong khu vực biên giới biến: Trong khu vực biên giới biến. Bộ
đội Biên phòng và các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới
quốc gia được bớ trí lực lương, phươne tiện, tiến hành các biện
pháp nghiệp vụ. sư dụng các loại phưưna tiện, vũ khí, khí tài kỹ

189
thuật quân sự, công cụ hỏ trợ và xây dựng các công trình phục vụ
nhằm quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trên biển, giữ gìn an
ninh, trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển (điều 23).
Trên cơ sở Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003
của Chính phủ quy định về Quy chế khu vực biên giới biển, Bộ
Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 89/2004/TT-BQP ngày
19/6/2004 để hướng dẫn thực hiện Nghị định nói trên. Theo đó,
tại mục 1 phần III của Thông tư này đã nhấn mạnh: Bộ đội Biên
phòng là lực lượng nòng cốt chuyên trách, chù trì phối hợp với
các lực lượng quân đội, công an, cảnh sát biển, hải quan và các
lực lượng liên quan khác trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý,
bảo vệ biên giới quốc gia trên biển.
Như vậy, các lực lượng chuyên trách bảo đảm an ninh, quốc
phòng trên biển bao gồm: Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng và Hải
quân, hoạt động phối hợp giữa các lực lượng này sẽ do Bộ trường
Bộ Quốc phòng quy định. Các lực lượng kiểm tra, kiểm soát
chuyên ngành eồm: Kiểm ngư, Thanh tra giao thông, Hải quan,
Thanh tra môi trường, Y tế và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam v.v...
Hiện nay, nhiều Bộ, ngành có liên quan trực tiếp và có chức
năng về quản lý biển. Ví dụ như, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ
Ngoại giao, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ K ế hoạch và
Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tài nguyên
và Môi trường. Bộ Khoa học Công nghệ, Tổng Cục Hải quan, Bộ
Thống tin và Truyền thõng, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam, ủ y ban Quốc gia tìm kiếm - cứu nạn, ủ y ban nhân dân các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức
khác có liên quan vv...

2. N h iệ m v ụ c ù a c á c lự c lư ợn g th a m g ia q u à n lý , b ả o vệ c h ù
q u y é n b iể n , đ ả o V iệ t N a m

Tham gia quản lý và bảo vệ chù quyền biển, đảo và thềm lục
địa. Đảng và Nhà nước ta đã giao cho nhiéu cơ quan, tổ chức dam

190
nhiệm trọng trách quan trọng này trước Đảng, Nhà nước và
nhân dân. Điều đó đã được quy định cụ thể trong nhiều văn bản
pháp luật.
- Nghị định 30-CP ngày 29/01/1980 của Hội đồng Chính phủ
(nay là Chính phủ) về quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt
động trên các vùng biển của Việt Nam. Tại Điều 22 Nghị định
này đã quy định nhiệm vụ cho các lực lượng kiểm soát trên các
vùng biển của Việt Nam, đó là bảo vộ chủ quyền và các quyền
của Việt Nam trên các vùng biển, chống lại mọi âm mưu và hành
động xâm phạm dưới mọi hình thức các vùng biển và thềm lục
điạ Việt Nam (điểm a); Giám sát, kiểm soát các tàu thuyền nước
ngoài hoạt động trong nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải
Việt Nam, trong việc chấp hành nghị định này và các luật lệ, quy
định hiện hành về hải quan, y tế, tài chính, xuất cảnh, nhập cảnh,
di cư, nhập cư,... của Việt Nam (điểm b); giúp đỡ các cơ quan
khác có nhiệm vụ quản lý trên biển thực hiện tốt chức năng kiểm
soát đã được Nhà nước giao phó (điểm c).
- Theo Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 2008,
lực lượng cảnh sát biển Việt Nam có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
M ột là, trong nội thủy, lãnh hải và vùng nước cảng biển của
Việt Nam, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ kiểm
tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước
quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên để bảo vệ chủ
quyền; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên, phòng,
chống ô nhiễm môi trường; phát hiện, ngãn chặn, đấu tranh
chống các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép và mua bán
người, vận chuyển, mua bán trái phép hàng hóa, vũ khí, chất nổ,
chất ma tuý, tiền chất và các hành vi vi phạm pháp luật khác
(Điều 6);
Hai là, trong vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa của Việt Nam, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam

191
có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo quy định cùa pháp luật Việt
Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên
để bảo vệ quyền chù quyền, quyển tài phán; bảo vệ tài nguyên,
phòng, chông ô nhiễm môi trường; phát hiện, ngăn chặn và đấu
tranh chống các hành vi buôn lậu, cướp biển, cướp có vũ trang
chống lại tàu thuyền, vận chuyển trái phép và buôn bán người,
vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma tu ý .. .(Điểu 7);
Ba là, lực lượng Cảnh sát biển V iệ t Nam thực hiện nhiệm vụ
hợp tác quốc tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
cùa mình theo quy định của pháp luật Việt Nam và điểu ước quốc
tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên để góp phần giữ gìn an
ninh, trật tự, hòa bình và ổn định trẽn các vùng biển (Điều 8).
Ngoài ra, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ thu
thập, tiếp nhận thông tin, xử lý kịp thời và thông báo cho cơ quan
chức năng có liên quan theo quy định cùa pháp luật Việt Nam và
điều ước quốc tê có liên quan mà Việt Nam là thành viên; tham
gia tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục sự cô' trên hiển, và thực hiện các
hoạt động bảo vệ mối trường, tố chức ứng phó sự cố mỏi trường
biển (điều 9), phối hợp với các lực lượng khác báo vệ tài sản của
nhà nước, tính mạng tài sàn cùa người và phương tiện hoạt dộng
hợp pháp trên các vùng biển và thém lục địa Việt Nam, phối hợp
với các đơn vị khác của lực lượng vũ trang đê bảo vệ chú quyển,
an ninh quốc gia trên các hải đáo, vùng biển thuộc lãnh thổ cùa
Việt Nam và quyển chu quyển trên vùng đặc quyền kinh tế, thém
lục địa của Việt Nam.
Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh sát biến theo Pháp lệnh năm
2008 nói trên cũng đã được ghi nhận trong Pháp lệnh lực lượng
Cánh sát biến Việt Nam năm 1998. nhưng đã được điều chinh và
tăng thêm chức năng nhiệm vụ cho phù hợp với tình hình biến,
đảo Việt Nam hiện nay.
- Tham gia quán lý, báo vệ chú quyền biển, đáo Việt Nam còn
có lưc lượnc Bộ đội Biên phòng. Theo Pháp lệnh Bộ đội Biên

192
phòng năm 1997 quy định thì Bộ đội Biên phòng là lực lượng vũ
trang nhân dân của Đảng, của Nhà nước Việt Nam, là một thành
phán cùa Quân đội nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt, chuyên
trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật
tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển... Bộ đội
Biên phòng có nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát bảo vệ biên giới lãnh
thổ quốc gia trên biển theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Nghị định 25/2008/NĐ-CP ngày 04/3/2008 của Chính phủ
quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài
nguyên và Môi trường. Theo đó, Nghị định đã quy định Chính
phủ giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng
quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và các hải đảo (Điểu 1).
- Theo nội dung của Luật Dân quân tự vệ năm 2009 (số
43/2009/QH12 ngày 23/11/2009) thì trong thành phần cùa dân
quán tự vệ bao gồm cả dán quân tự vệ biển (điểm c); dân quân tự
vệ có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến
đấu để bảo vệ địa phương, cơ sở; phối hợp với các đơn vị Bộ đội
Biên phòng, Hải quân, Cảnh sát biển và lực lượng khác báo vệ
chù quyén, an ninh biên giới quốc gia và chù quyển, quyền chủ
quyền trên các vùng biển Việt Nam (khoản ], Điều 8); dân quân
tự vệ có quy mô tổ chức.... cấp xã ven biển, xã đảo tổ chức tiểu
đội, trung đội dân quân biển (điểm b, Điều 18), Cơ quan, tổ chức
tổ chức tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn tự vệ. Cơ quan, tổ
chức có phương tiện hoạt động trên biển tổ chức tiểu đội, trung
đội, hai đội, hái đoàn tự vệ biển (điếm c, Điều 18);
- Thông tư sô' 89/2004/TT-BQP ngày 19/6/2004 của Bộ Quốc
phòng vé việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 161/2003/NĐ-
CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ quy định về Quy chế khu vực
biên giới biển, đã nhấn mạnh đến các vấn đề: tuần tra, kiểm soát
phát hiện, ngăn chặn, bắt giữ và xử lý những cá nhán tổ chức
Việt Nam và nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc các

13.B tẻnĐ D ...V N


193
điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; đãng ký,
quản lý, kiểm tra người, tàu thuyền ra vào các bên bãi, khu vực
neo đậu làm ăn, sản xuất kinh doanh và các hoạt động dịch vụ
khác ờ khu vực biên giới biển; quản lý, duy trì an ninh, trật tự an
toàn tại các bến bãi, khu vực neo đậu của tàu thuyền Việt Nam và
nước ngoài ờ khu vực biên giới biển.

3. Quyền hạn của các lực lượng làm nhiệm vụ tuán tra, kiểm
soát trẽn biển
Để thực hiện được những nhiệm vụ tuán tra, kiểm soát trên
biển, Đảng và Nhà nước đã giao trọng trách quan trọng này cho
các cơ quan, đơn vị và đã được cụ thể hóa trong pháp luật. Nghị
định 30-CP ngày 29/01/1980 cùa Chính phủ đã quy định các
quyền sau đây cho các lực lượng tuần tra, kiêm soát trẽn biển:
M ột là, ra lệnh cho các tàu thuyền nước ngoài kéo quốc kỳ của
Việt Nam hoặc của nước mà tàu mang quốc tịch và trả lời những
câu hỏi cần thiết để xác định quốc tịch của tàu thuyền đó, lí do và
tính hợp pháp của các tàu thuyền đó hoạt động trong nội thủy,
lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam hoặc trả lời vể
những dấu hiệu khả nghi xám phạm đến các quyền của Việt Nam
trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam;
H ai là , ra lệnh cho các tàu thuyền nước ngoài phải dựng lại
để kiểm tra, khám xét khi có dấu hiệu khả nghi xâm phạm đến
chù quyền và các quyền khác của Việt Nam trong vùng biển
Việt Nam;
Ba là, lập biên bản, bắt giữ tàu thuyền và người phạm pháp,
thu thập mọi tang chứng cùa các vụ vi phạm và dẫn giải tàu
thuyền đó về các cảng hoặc bến đậu đê giao cho cơ quan có thẩm
quyền xừ lý:
Bốn là, khi cần thiết, dùng biện pháp quân sự với những tàu.
thuyền phạm pháp không chịu tuân theo mệnh lệnh, hoặc có ý

194
định chổng lại mệnh lệnh bằng vũ lực; áp dụng quyền truy đuổi
những tàu phạm pháp bỏ chạy.
Đối với lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, nhiệm vụ kiểm tra,
kiểm soát trẽn biển đã được ghi nhận trong Pháp lệnh năm 2008.
Theo đó, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ tham gia
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân hoạt
động trên biển; phối hợp với các lực lượng khác bảo vệ tài sản
của Nhà nước, tính mạng, tài sản cùa người và phương tiện hoạt
động hợp pháp trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam;
phối hợp với các đơn vị khác của lực lượng vũ trang để bảo vệ
chủ quyền, an ninh quốc gia trên các hải đảo, vùng biển thuộc
lãnh thổ của Việt Nam và quyền chủ quyền, quyền tài phán trên
vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam (Điều 10);
khi phát hiện người và phương tiện có dậu hiệu vi phạm pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành
viên, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có quyền kiểm tra, kiểm
soát; nếu có hành vi vi phạm thì được xử lý vi phạm hành chính
theo quy định của pháp luật, buộc người và phương tiện đó phải
chấm dứt hành vi vi phạm, rời khỏi vùng nước đang hoạt động
hoặc rời khỏi vùng biển Việt Nam; bắt, giữ người và phương tiện
phạm pháp quả tang, lập biên bản xử lý theo thẩm quyền hoặc
chuyển cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp
luật Việt Nam (Điều 11); trong trường hợp người và phương tiện
vi phạm pháp luật không chịu tuân theo hiệu lệnh, chống đối hoặc
cố tinh bỏ chạy thì lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có quyền
cưỡng chế, thực hiện quyền truy đuổi hoặc các quyền khác theo
quy định cùa pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên
quan mà Việt Nam là thành viên (Điéu 12); và trong tình thế cấp
thiết phai đuổi bắt người và phương tiện vi phạm pháp luật, cấp
cứu người bị nạn, ứng phó với sự cỏ mõi trường nghiêm trọng thì

195
lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam được quyển huy động người,
phương tiện của cá nhãn, tổ chức Việt Nam, nhưng phái hoàn trả
ngay khi tình thế cấp thiết chấm dứt; trường hợp có thiệt hại về tài
sản thì phải bồi thường. Người được huy động làm nhiệm vụ mà
bị thương hoặc bị chết thì được giải quyết theo chính sách cùa
Nhà nước; trong trường hợp không có người, phương tiện của cá
nhân, tổ chức Việt Nam để huy động hoặc đã huy động nhưng
vẫn chưa giải quyết được tình thê cấp thiết, thì lực lượng Cảnh sát
biển Việt Nam có thể đề nghị người nước ngoài, phương tiện của
cá nhân, tổ chức nước ngoài hoạt động trên các vùng biển và
thềm lục địa cùa Việt Nam giúp đỡ theo quy định của pháp luật
Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan m à Việt Nam là thành
viên. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh
và vì lợi ích quốc gia, người có thẩm quyền trong lực lượng Cảnh
sát biển Việt Nam được quyền trưng dụng tài sản của cá nhân, tổ
chức Việt Nam theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng
dụng tài sản (Điều 12).
Để đảm nhiệm tốt chức nãng, nhiệm vụ kiếm tra, kiểm soát
trên biển, trong Pháp lệnh năm 2008, đã quy định quyén được sử
dụng vũ khí trong các trường hợp:
M ột là, khi người vi phạm dùng vũ khí chống trả hoặc dùng
biện pháp khác trực tiếp đe dọa tính mạng và an toàn phương tiện
của Cảnh sát biển Việt Nam;
Hai là, khi truy đuổi người và phương tiện có hành vi vi phạm
nghiêm trọng, nếu không dùng vũ khí thì người và phương tiện đó
có thể chạy thóat;
Ba là, để bảo vệ công dân khi bị người khác trực tiếp đe dọa
tính mạng.
Ngoài ra, Pháp lệnh đã nhấn mạnh rằng trong các trường hợp
được nổ súng nói trên, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biến Việt Nam

196
chỉ được bắn vào đối tượng sau khi đã ra lệnh cho họ dừng lại
hoặc nổ súng cảnh cáo mà không có kết quả, trừ trường hợp cấp
bách; đối với những trường hợp phức tạp, có ảnh hường nghiêm
trọng đến chủ quyền, an ninh quốc gia thì phải báo cấp có thẩm
quyền quyết định.
Trong khi thi hành nhiệm vụ, Bộ đội Biên phòng cũng có các
quyền tương tự như lực lượng cảnh sát biển, theo đó tại điều 15
Pháp lệnh Bộ đội Biên phòne nãm 1997 đã quy định: Bộ đội Biên
phòng có quyền trực tiếp truy đuổi, bắt giữ người, phương tiện vi
phạm pháp luật trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam ra ngoài phạm
vi lãnh hải Việt Nam theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc
tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia. Bộ đội Biên phòng được
nổ súng trong các trường hợp: để bắt người có hành vi phạm tội
mà chạy trôn; hoặc chạy trốn khi đang bị dẫn giải, bị giữ, bị giam
do có hành vi phạm tội.
Các đối tượng được trang bị vũ khí quân dung đã được cụ thè
hóa trong Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 ngày 30/6/2011 cùa
ủy ban thường vụ Quốc hội về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu
nổ và công cụ hỗ trợ: Quân đội nhân dân; Công an nhân dân; Dân
quân tự vệ; Kiểm lâm, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu
cùa hải quan, đơn vị hải quan cừa khẩu; và an ninh hàng không
(Điều 13).
Quy định về việc sứ dụng vũ khí cũng được định chê trong nội
dune cùa Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 cùa
Chính phủ về Quy chế khu vực bién giới biển. Cụ thể tại Điều 23
đã nhấn mạnh: trong khu vực biên giới biến. Bộ đội Biên phòng
và các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia được bô'
trí lực lượng, phương tiện, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, sử
dụne các loại phương tiện, vũ khí, khí tài, kỹ thuật quân sự công
cụ hỗ trợ và xây dựng các công trình phục vụ nhằm quán lý bảo

197
vệ biên giới quốc gia trên biển, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã
hội trong khu vực biên giới biển.

4. Trang phục, phù hiệu của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần
tra, kiểm soát trén các vùng biẻn và thểm lục địa Việt Nam
Nghị định số 30-CP ngày 29/01/1980 cùa Chính phủ đã quy
chế hóa các quy định cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên
các vùng biển của nước Việt Nam. Theo đó, khi làm nhiệm vụ,
tàu thuyền của các lực lượng kiểm soát trên biển của Việt Nam
phải mang quốc kỳ Việt Nam cùng với cờ hiệu ngành chuyên
môn của mình. Các nhân viên phải mang huy hiệu, phù hiệu theo
quy định. Nhân viên cùa các lực lượng kiểm soát không chính
quy phải có giấy ủy nhiệm của nhà chức trách có thẩm quyền và
phải mang dấu hiệu rõ ràng.
Đối với Bộ đội Biên phòng, quy định về quân hiệu, cấp hiệu, lễ
phục, quân kỳ, phù hiệu kiểm soát, biển công tác, cờ hiệu, giây
chứng minh đã được quy định tại Nghị định số 78-CP ngày
18/6/1997 của Chính phủ.
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có cờ hiệu, phù hiệu và
trang phục riêng được quy định tại Điều 21 Pháp lệnh số
03/2008/PL-UBTVQH12 ngày 26/01/2008. Theo đó khi làm
nhiệm vụ, tàu thuyền và các phương tiện khác cùa lực lượng Cảnh
sát biển Việt Nam phải treo quốc kỳ và cờ hiệu Cành sát biển
Việt Nagi; cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển phải mặc trang phục và
mang phù hiệu Cảnh sát biển Việt Nam (trước Pháp lệnh lực
lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 2008, quy định tượng tự như
trên cũne được định chế trong Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển
năm 1998). Nghị định số 86/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của
Chính phù quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điéu
cùa Pháp lệnh lực lượng Cánh sát bién Việt Nam. đã chi tiết hóa
việc sử dung quốc kỳ. cờ hiệu, phù hiệu, trang phục đối với lực

198
lượng cảnh sát biển. Tại Điều 12 đã nhấn mạnh trong khi làm
nhiệm vụ tàu, thuyền và các phương tiện khác của lực lượng cảnh
sát biển Việt Nam phải treo Quốc kỳ và cờ hiệu cảnh sát biển;
cán bộ, chiến sĩ cảnh sát biển phải mặc trang phục và mang phù
hiệu cảnh sát biển Việt Nam theo quy định.
Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 cùa Chính
phủ cũng có quy định tương tự (Điều 24), theo đó trong khu vực
biên giới biển, khi làm nhiệm vụ, cán bộ, chiến sĩ, nhân viên của
các ngành chức năng phải mặc trang phục, đeo biển, phù hiệu
kiểm soát theo quy định cùa pháp luật; phương tiện làm nhiệm vụ
phải treo quốc kỳ, cờ hiệu.

II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ CHỦ QUYỂN BlỂN,


ĐÁO CỦA NHÀ NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA

1. Những thành tựu quan trọng trong các lĩnh vực liên quan
đến biển cùa Việt Nam từ 1986 đến nay
a. Các ngành và địa phương
Các ngành và địa phương đã tích cực xây dựng nhiều chiến
lược, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực liên quan đến biển.
Thực hiện các chú trương cùa Đảng (Chi thị sô' 20-CT/TW, ngày
22/9/1997 cùa Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa), chấp hành Chi thị
399/TTg của Thủ tướng Chính phù, các ngành, các địa phương đã
tiến hành quy hoạch, trong đó rõ nhất là quy hoạch tổng thể phát
triển ngành thúy sản đến năm 2010, các quy hoạch chuyên ngành
thúy sản (khai thác xa bờ. nuôi tôm và hải sán ờ các vùng đổng
bằng sông H ồns, miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long, thủy
lợi phục vụ nuôi trồng thúy sản ở bán đảo Cà Mau, quy hoạch
thông tin cứu nạn neành thúy sản...); chiến lược phát triển ngành
dầu khí; quy hoạch phát triển ngành tàu thúy; các quy hoạch về

199
phát triển cảng, tìm kiếm cứu nạn, v.v... Đến nay, các tinh ven
biến đều có quy hoạch tổng thê phát triển kinh tê - xã hội, trong
đó, có nội dung định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực về
biển. Ngoài ra, đã tiến hành một số quy hoạch liên quan đến
phát triển kinh tế biến như quy hoạch phát triển các đảo Phú
Quốc, Phú Quý, Côn Đảo; quy hoạch phát triển một sô' khu kinh
tế ven biên như Ván Phong, Cam Ranh, Chân M ây, Chu Lai,
Nhơn Hội...
b. Quy mô kinh tê biển rà vùng ven biển
Quy mô kinh tế biển và vùng ven biển tăng lẽn, cơ cấu ngành,
nghề có thay đổi cùng với sự xuất hiện ngành kinh tế mới như
khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn... Nãm 2000. GDP
của kinh tế biển và vùng ven bằng 47% GDP cả nước. Năm 2005,
GDP cùa kinh tế biển và vùng ven biển bàng hơn 48% GDP cả
nước, trong đó, GDP của kinh tế biển chiếm khoảng gần 22%
tổng GDP cả nước.
Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp cùa ngành kinh tê
diễn ra trên biển chiếm tới 98%, trong đó, khai thác dầu khí
chiếm 64%; hải sản 14%; hàng hái (vận tải biển và dịch vụ cáng
biển) 11%; du lịch biển trên 9%. Các ngành kinh tế có liên quan
trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế
biến dầu khí, chế biến thuỷ, hải sản, thõng tin liên lạc, v.v... bước
đầu phát triển.
Nhiều ngành kinh tê biển phát triển mạnh so với thời điểm
trước năm 1993 (năm có Chi thị sô 03 của Bộ Chính trị về phát
triển kinh tế biển). Ví dụ, nãm 2005 ngành dầu khí đã khai thác
18,6 triệu tấn dầu thô và 6,6 ti m 3 khí. Sàn lượng khai thác hải sán
năm 2005 đạt 1,8 triệu tấn. Ngành du lịch biển cũng phát triển
mạnh, thu hút hàng năm 73% sổ lượt khách du lịch quổc tế tronc
cả nước, đạt tốc độ tăng bình quãn gần 13%/nãm.

200
C. Các vùng biển và ven hiển
Các vùng biển và ven biển có đóng góp lớn vào xuất khẩu, thu
ngoại tệ. Năm 2005, ngành dầu khí đã đóng góp trên 7 tỉ USD
cho xuất khẩu, tăng hơn năm 2004 gán 1,33 ti USD; nộp ngân
sách nhà nước trên 50.000 tỉ đồng, tăng 1.850 tỉ đồne so với năm
2004. Hải sản xuất khẩu chính ngạch (gồm cả đánh bắt hải sản và
nuôi trồng) năm 2005 đạt hơn 2,6 tỉ USD. Các ngành khác như
vận tải biển, đóng sửa chữa tàu biển, xuất khẩu thuyên viên, v.v...
đã đóng góp cho sự phát triển chung cùa đất nước.
d. Công tác điều tra cơ hàn và quản lý tài nguyên và, môi
trường biển
Công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên và, mỏi trường
biến đã được quan tâm tốt hơn. Hiện nay, các kết quả điếu tra
nghiên cứu về biển đã cung cấp được sự hiểu biết khái quát vé các
đặc trưng vé điểu kiện tự nhiên chu yếu cùa biển. Hệ thống pháp
luật, các quy phạm vé cône tác điéu tra tài nguyẻn. quản lý mỏi
trường biển đã được xây dựng.
e. V ề việc hình thành các trung tâm phát triển đ ể ra biến
Trong quá trình phát triển kinh tế mở, bước đầu đã hình thành
các trung tám phát triển để ra biển. Đến nay, trên các vùng biển
đã có các trung tâm kinh tế biến như các thành phô Hạ Long, Hải
Phòng (vùng biển Bắc 3ộ); Huế, Đà Nẵng, Nha Trang - Cam
Ranh (vùng biển miên Trung); Vũng Tàu, thành phố Hổ Chí
Minh (vùng biến phía Nam) và Rạch Giá, Cà Mau, khu kinh tế
đáo Phú Quốc (vùng biến phía Tây Nam). Đây là nhũng khu vực
đã có sự phát triển tổng hợp các ngành, nghề biến như hậu cần
nghé cá; cóng nghiệp gán với cảng; cáng biến và vận tải biến, du
lịch biển, nghi'.n cứu khoa học về biển, v.v...
/'. Những p nál triển mới ớ một sô hái đảo
ơ một sô hải đáo đã có bước phát trien mới. Hiện nay ớ
những đáo có điều kiện phát triển đéu có dân cư, kết cấu hạ tầng

201
được tãng lên rõ rệt nhờ nguồn vốn Biển Đ ỏng - hải đáo (hình
thành hệ thống giao thông trên đáo, nhiéu đảo gán bờ có điện
lưới, các đảo xa bờ có máy phát điện, một số đảo sử dụng điện
mặt trời, trên các đảo đã xáy dựng các cơ sờ cung cáp nước ngọt).
Vai trò kinh tế cùa các đảo tăng lén rõ rệt, nhiéu đảo đã phát triển
mạnh nghề cá, đặc biệt là đánh bắt xa bờ, phát triển du lịch, bảo
vệ và phát triển rừng, V . V . . Tương lai có nhiéu đảo như Ván Đồn,
Cát Hải, Côn Đảo, Phú Quốc... sẽ phát triển thành những trung
tâm để ra biển.
g. V é công tác đối ngoại liên quan đến biển
Cõng tác đối ngoại liên quan đến biển đã đạt được một số kết
quả quan trọng. Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết một sô thỏa
thuận trên biển với các nước láng giêng: Hiệp định vùng nước
lịch sử Việt Nam - Campuchia (1982), Thỏa thuận khai thác
chung vùng chồng lấn thém lục địa Việt Nam - M alaysia (1992),
Hiệp định vé phán định ranh giới biển Việt Nam - Thái Lan
(1997), Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyén vé kinh tế
và thểm lục địa trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam - Trung Quốc
ký kết năm 2000 (Quốc hội đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn
Hiệp định này ngày 15/6/2004) và Hiệp định phân định thém lục
địa Việt Nam - Indonesia (2003). Ngoài ra, Việt Nam cũng mớ
diễn đàn trao đổi vé vấn đé chủ quyén hai quần đảo với Philippin
(1995), Trung Quốc (1995) và Malaysia, tham gia ký kết các vãn
kiện mang tính chất khu vực vé Biến Đông, triển khai một số dự
án hợp tác song phương và đa phương với các nước liên quan,
trong đó có dự án nghiên cứu khoa học biển Việt Nam - Philippin
(JOMSRE).
h. v é C/IIÓC p liò n í’, an ninh trân biển
Nhiệm vụ quốc phòng và an ninh trẽn biên được báo đám. Việt
Nam đã đàm phán giai quyết phân định ranh giới vé bién giữa
nước ta với một sô nước có biến trong khu vực; các lực lượns an

202
ninh đã thực hiện tốt nhiệm vụ quán ]ý và bảo vệ chủ quyển trên
biển. Ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển của người dân
được nâng lên rõ rệt.

2. Những ưu điểm trong cóng tác quản lý, bảo vệ chủ quyền
biển, đảo của Nhà nước ta trong thời gian qua
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của Luật biển
quốc tế và trật tự pháp lý quốc tê mới trên các vùng biển, Đảng,
Nhà nước và Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều nghị quyết,
luật, pháp lệnh, nghị định, tuyên bố khảng định chủ quyền, quyền
chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và
thềm lục địa Việt Nam; đề ra các chính sách, biện pháp tăna
cường phát triển kinh tế biền và bảo vệ chú quyền biển, đáo cùa
Việt Nam.
Chính quyền và Đảng bộ các cấp, các lực lượng Hai quân,
Cảnh sát biển, Biên phòng. Dân quân tự vệ biển và các ngành
khác đã thường xuyên tổ chức học tập, giáo dục về đường lối
chính sách, luật pháp, chủ quyền và lợi ích quốc gia trên các vùng
biển Việt Nam: đồng thời độc lập hoặc phôi hợp với các lực
lượng liên quan tiến hành tuần tra, kiếm soát báo đảm việc thực
hiện và thi hành các vãn bản luật pháp hiện hành, duy trì trật tự và
an ninh, góp phần quán lý, bảo vệ tốt chủ quyền biến, đáo của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong những năm qua. các lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm
vụ quản lý. bào vệ chủ quyền biến, đáo của Việt Nam đã tích cực
tuần tra. kiểm soát trên các vùng biển. Đã xua đuổi, bắt giữ nhiều
tàu thuyền cua nước ngoài xám phạm vùng biển đánh bát hái sán.
nghiên cứu. thãm dò dầu k h í.... phát hiện, xừ lý nhiều vụ vi phạm
về an ninh, trật tự trẽn các vùng biến như: vi phạm các nội dung
hợp đổng liên doanh, buôn lậu. cướp biến, dùng chất nổ. chát độc
hại đánh cá, tranh chấp ngư trường... từnc bước lập lại ký cươne

203
trẽn biển: phát hiện và thườn» xuyên nắm tình hình trẽn các vùng
biển, giúp chính phù đánh giá đúne tình hình nhãm phục vụ cho
công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyén chủ quyén, lợi ích
quốc gia trên biến và xác lập kế hoạch bảo vệ, quản lý, phát triển
kinh tê biển; đề xuất với chính phù sửa đổi, ban hành, bổ sung
nhiều vãn bản góp phán tãng cường khả nãng quàn lý biến, tạo
điều kiện cho các ngành kinh tế chủ động, tích cực phát triển và
khai thác tiềm năng của biển, cho các nước bạn bè an tâm hợp
tác, liên doanh liên kết làm ăn với Việt Nam.

3. Một số giái pháp táng cường báo vệ chù quyẽn biển, đào
trong tình hình mới
Đối với nước ta, sau bản tuyên bô lịch sử ngày 12 tháng 5 năm
1977, phạm vi chù quyền quốc gia của nước ta đã qua một bước
chuyên biến về cơ bản: ngoài phán đất liền 329.600km:, nước ta
còn có một vùng biển rộng khoảng 1 triệu km 2. Báo vệ và thực thi
chủ quyền quốc gia trên toàn bộ các vùng biển và thềm lục địa là
nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó không
thể thiếu được sự góp công, góp sức cùa các nhà khoa học, các cơ
quan nhà nước và các cơ quan có liên quan đến lTnh vực hoạt
động trên biển. Để tăng cường bảo vệ chù q in ề n biển, đảo cùa
nhà nước ta trén các vùng biến trước mắt cần tập trung làm tốt
một số vấn đề cơ bản sau đáy:
a, Về hoạch định và phán định các vùnẹ biển và thềm lục địa
Việc giải quyết tốt vấn đé hoạch định biên giới trén biển và
phán chia ranh giới vùne đặc quyển kinh tê và thém lục địa với
các nước láng giéng có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhàm bảo vệ
được các quyền lợi chính đáng cùa Việt Nam trên biến. Cóna việc
này đòi hoi có sự tham gia cùa các ngành hữu quan, trona đó
không thế thiếu được vai trò cua các ngành khoa học kỹ thuật liên
quan đến biến trong cón2 việc SƯU tám t ư l i u t r o n g nước và nước

204
ngoài đê đánh giá cụ thể tình hình cơ bản, sự phán bô tài nguyên
trẽn vùng biển Việt Nam, đóng góp vào việc xáy dựng các luận
cứ vững chắc để bảo vệ các quyền lợi của các quốc gia trên vùng
biển của mình. Vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta cần có kế hoạch
từng bước xây dựng và phát triển kinh tế trên một số đảo thuộc
quần đảo Trường Sa, hiện nay là đơn vị hành chính thuộc tỉnh
Khánh Hòa.
b, V ề việc báo vệ chủ quyền hai quấn đdo Hoàng Sa và
Trường Sa
Việt Nam kiên quyết bảo vệ chú quyền lãnh thổ trên hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa trước tham vọng và ý đồ lấn chiếm
của một số nước tranh chấp trên hai quần đảo này. Việc bảo vệ
các đảo trên quần đảo Trường Sa không chi bằng các lực lượng
đang đóng giữ hiện nay của Việt Nam, mà còn khóng ngừng biểu
thị thái độ kiên quyết khống chấp nhận những hành động xâm
lược và lấn chiếm cùa các nước khác đối với hai quần đảo này.
c, V ề công việc pháp điển hóa pháp luật vé biển, đáo.
Luật Biển Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chù nghía Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012, Luật góm 7
chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013 đã chù
động pháp luật hóa chủ quyển cùa nước ta đối với các vùng biển,
đảo và thém lục địa.
Ngoài các vãn bản và hệ thống pháp luật đã ban hành, nước ta
cần chú ý xây dựng hệ thống các văn bản pháp luật mới. Bổ sung,
sửa đổi các vãn bàn pháp luật đã lạc hậu, lỗi thời, không phù hợp
với thực tiễn hoặc còn chồng chéo về chức năng đối với các cơ
quan quản lý và thực thi nhiệm vụ trên từng vùng biển, chảng hạn
cần soạn tháo các vãn bản có các nội dung:
- Nhằm tăng cường quản lý các vùng biển Việt Nam trong đó
có phạm vi quyền hạn quản lý của các tỉnh dọc bờ biển;
- Về báo vệ môi trường biến, chông ỏ nhiễm;

205
- v ề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên sinh vật và không sinh vật
trên các vùng biển;
- Về việc thăm dò khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế;
- Về các hành lang và hệ thống phân chia tuyền đường, các
vùng cấm cho các tàu thuyền nước ngoài qua lại lãnh hải và nội
thủy Việt Nam;
- Về việc bảo vệ các giàn khoan và các công trình của Việt
Nam trên các vùng biển;
- Về điều tra, nghiên cứu khoa học trên các vùng biến cùa Việt
Nam, nhất là ở vùng đặc quyền kinh tế v.v...
Trong tình hình hiện nay và những năm tới, các hành động
xâm phạm chù quyền, toàn vẹn lãnh thổ, tình hình tranh chấp chủ
quyền trên Biển Đỏng và các vùng biển nước ta sẽ còn tiếp tục
diễn biến phức tạp. Trước tình hình đó, một đòi hòi khách quan
và cấp bách là chúng ta phải có những chù trương và giải pháp
nhằm bảo vệ được chủ quyền và các lợi ích quốc gia trên biển
trước mắt cũng như lâu dài tạo nên sự ổn định quốc phòng - an
ninh trên biển, có giữ vững được quốc phòng an ninh trên biển
mới có thể tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế biển một
cách vững chắc.
Đảng và Nhà nước ta cần thực hiện thã :c lợi “Chiến lược biển
Việt Nam đến nãm 2020” theo Nghị quyet 09-NQ/TƯ ngày
09/02/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Trên
cơ sở đó có những định hướng, những tiêu chí để xây dựng chiến
lược quốc phòng an và an ninh trên biển để bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ và an ninh trật tự trên biển, xây dựng chiến lược phát
triển kinh tế b iển...
Bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ biển, đảo của Tổ quốc là
nhiệm vụ cùa toàn Đảng, toàn dãn và toàn quân ta trona đó Hải
quân là lực lượng nòna cốt. Phải xây dựng được sức mạnh tổng
hợp của toàn dán, toàn quân, kể cả sức mạnh của thời đại bầr)2

206
kết hợp chật chẽ mọi biện pháp đâu tranh quân sự, chính trị,
kinh tế, pháp lý ngoại g iao... đế bảo vệ chu quyền biển, đảo cùa
nước ta.
Muốn đạt được những điều nêu trên, trước hết phải tăng cường
tuyên truyền giáo dục ý thức về biến cho toàn Đảng, toàn dãn,
toàn quân hiểu rõ chủ quyền thiêng liêng cùa Tổ quốc ta trên biển
mà tổ tiên ta từ bao đời nay đã có công khai phá, làm chú, nay
đang đứng trước một thách thức mới, đòi hỏi mỗi cấp, mỏi ngành,
mỗi địa phương, mỗi người chúng ta có trách nhiệm bảo vệ, làm
chù thực sự đầy đủ đối với phần lãnh thổ biển đầy tiềm năng và
có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
dân tộc ta.
Tăng cường xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận
chiến tranh nhân dân trên biển, kết hợp chặt chẽ với công tác giữ
gìn an ninh trật tự trên biển đòi hòi các lực lượng vũ trang phải
cùng với tất cả các ngành các địa phương và toàn dân thực hiện
mới có kết quả.
Muốn xây dựng nền quốc phòng toàn dân trên biển, đảo, ngoài
lực lượng chuyên trách về quốc phòng an ninh còn phải duy trì
hoạt động của các lực lượng khác như lực lượng khai thác thủy
sản, dầu khí, giao thông vận tải, khí tượng thủy vãn, nghiên cứu
khoa học biển ... Chính các lực lượng này là sự hiện diện thể hiện
chủ quyển của Việt Nam trên các vùng biển, đảo.

4. Hoàn thiện các vãn bản pháp luật hiện hành vé quản lý, báo
vệ chú quyền biên, đảo của Việt Nam
Để quản lý và bảo vệ chủ quyền biển, đảo cùa Việt Nam, Nhà
nước ta đã ban hành nhiều vãn bản làm cơ sở cho công tác quản
lý và thực thi nhiệm vụ trẽn các vùng biển và thém lục địa của
mình. Những văn bản này dựa trẽn những nguyên tắc cơ bản của
pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, đồng thời cụ thế hóa

207
các quyền và nghĩa vụ cùa nước ta trẽn các vùne biến nhâm điêu
chỉnh các hoạt động trong việc giữ gìn, báo vệ và quàn lý các
vùng biển Việt Nam. Ngay sau khi đất nước thống nhất. Nhà
nước ta rất quan tám đến việc ban hành các văn bàn pháp luật về
biển và tham gia tích cực vào việc xây dựng, ký kết, phê chuẩn và
thực thi Cóng ước về luật biển 1982.
Việt Nam đã ký kết, gia nhập nhiều điều ước quốc tê song
phương và đa phương. Hiện tại, Việt Nam đã ký nhiéu điều ước
quốc tế song phương với các quốc gia láng giềng về phản định
các vùng biển chồng lấn: Hiệp định vùng nước lịch sử chung giữa
Việt Nam - Campuchia ngày 07/7/1982; Hiệp định phân định
biển trong vịnh Thái Lan giữa Việt Nam và Thái Lan ngày
09/8/1997; Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyển kinh tế
và thềm lục địa và Hiệp định hợp tác nghề cá trong vịnh Bác Bộ
giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày 25/12/2000; Hiệp định phân
định thềm lục địa giữa Việt Nam và Indonesia nsày 26/6/2003;
Hiệp định hợp tác nahề cá giữa Việt Nam và Philippin ngày
28/6/2010; Bản ghi nhớ giữa Việt Nam và Malaysia về việc khai
thác chung trong vùng chổng lấn thềm lục địa (trong vịnh Thái
Lan) ngày 05/6/1992.
Việt Nam đã phê chuấn một số công ước chuyên neành do
IMO (Tổ chức hàng hái thế giới) chuẩn bị như IMO - SOLAS
(Công ước về cứu hộ trẽn biển London ngày 01/11/1974. có hiệu
lực với Việt Nam từ ngày 18/3/1991). Cống ước về mớn nước
năm 1976, Cóna ước MARPOL ngày 02/11/1973 vé ngăn nsừa ô
nhiễm từ tàu 1973-1978, có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày
18/3/1991. Cóng ước về dung tích tàu năm 1969 ...
Việt Nam đã ban hành nhiều luật, pháp lệnh, nghị định, thõng
tư và các quyết định liên quan đến công tác quan lý. bao vệ chu
quyên biến, đáo cùa Việt Nam. cụ thể như: Hiến pháp Việt Nam
năm 1980 và 1992 (sửa đổi năm 2001); Luật an ninh quốc eia

208
năm 2004; Luật Biên giới quốc gia năm 2003; Luật Thủy sản
Việt Nam năm 2003; Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2005;
Luật Dầu khí năm 2008; Tuyên bô' của Chính phủ Việt Nam ngày
12/5/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa Việt Nam; Tuyên bố của Việt Nam về
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày
12/11/1982; Nghị định sô' 30-CP ngày 29/01/1980 của Chính phủ
về Quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng
biển của Việt Nam; Nghị định số 242-HĐBT ngày 05/8/1991 của
Hội đổng Bộ trưởng về nghiên cứu khoa học trong các vùng biển
Việt Nam; Nghị định 32/2010/NĐ-CP ngày 30/3/2010 của Chính
phủ về Quản lý hoạt động nghề cá của người và phương tiện nước
ngoài trong các vùng biển của Việt N am 1; Nghị định 55-CP ngày
01/10/1996 của Chính phủ về hoạt động của tàu quân sự nước
ngoài vào thãm Việt Nam; Nghị định 66/2005/NĐ-CP ngày
19/5/2005 của Chính phú về bảo đảm an toàn cho người và
phương tiện nghề cá hoạt động trên biển2; Nghị định
86/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về Tổ chức và
hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam1; Nghị định
41/2001/NĐ-CP ngày 24/7/2001 của Chính phủ ban hành Quy
chế hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển và việc phối hợp hoạt
động giữa các lực lượng trên vùng biến, thềm lục địa của Việt
Nam; Nghị định 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 của Chính phủ

1. N ghị định này thay th ế cho các Nghị định 191 /2004/N Đ -C P ngày 10/11/2004, Nghị
định số 4 9 /1 9 9 8 /N Đ -C P ngày 13/7/1998 của Chính phú và Nghị định sô 437-H Đ B T ngày
2 2/12/1990 củ a H ội đồng Bộ trưởng về Q uản lý hoạt động nghề cá của người và phương
tiện nước ngoài trong c á c vùng biển cùa V iệt Nam.
2. Thay cho N ghị định số 72/1998/N Đ -C P ngày 15/9/1998 củ a C hính phủ về bão đám
an toàn cho người và phươne tiện nghề cá hoạt động trẽn biến.
3. Thay ch o N ghị định số 53/1998/N Đ -C P ngày 21/7/1998 của C hính phủ về T ổ chức
và hoạt động củ a lực lượng C ánh sát biển V iệt Nam.

14.BiAn ĐD...VN
209
vé quản lý cảng biển và luồng hàng hái1; Nghị định 33/2010/NĐ-
CP ngày 31/3/2010 cúa Chính phu về quán lý hoạt động khai thác
thuỷ sản cùa tổ chức, cá nhân Việt Nam trẽn các vùng biến: Quy
chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trẽn biển ban hành kèm theo
Quyết định 103/2007/QĐ-TTg ngày 12/7/2007 cùa Thú tướng
Chính phú quy định vé việc phối hợp trong hoạt động tìm kiêm,
cứu nạn trên biển; Nghị định sô 50/2008/NĐ-CP ngày 21/4/2008
cùa Chính phù vé quản lý, báo vệ an ninh, trật tự tại cứa khẩu
cảng biển; Nghị định 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 cùa
Chính phú về Quy chế khu vực biên giới biển; Nghị định số
137/2004/NĐ-CP ngày 16/6/2004 cùa Chính phù Quy định vé xử
phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thém lục địa cùa
Việt Nam; Bộ luật Hàng hải Việt Nam sứa đói năm 2005...
Ngoài ra, liên quan đến biển, đảo cúa Tổ quốc còn có Bộ luật
Dân sự năm 2005; Bõ luật Hình sự sửa đổi năm 2009: Pháp lệnh
vé Dán quân tự vệ năm 2004; Pháp lệnh Bộ đội Biên phòng năm
1997; Pháp lệnh Cảnh sát bién năm 2008 v.v...
Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều vãn bản pháp
luật vé biển và quán lý biến, đáo song như phần trên đã nêu, một
sô văn bán còn chồng chéo vé chức năng và biện pháp thực thi
nhiệm vụ, một số vãn bản chưa đáy đú cần phai bố sung, sứa đổi.
- Một s ố vấn đề mang tính định hướng đ ể hoàn thiện các vãn
bản qux phạm pháp luật vê quản lý, bào vệ chú quxén biển, đào
của Việt Nam:
+ Cơ sờ để hoàn thiện các vãn bản quy phạm pháp luật về
quàn lý, bảo vệ chủ quyền biến, đảo:
Trên cơ sở thể chế hóa đường lối, chù trương chính sách cùa
Đảng và các chú trương, định hướng chiến lược phát triển kinh tê -
xã hội cùa Nhà nước; trong đó, có Nghị quyết số 09-N C yrw ncày

I. Thay cho các N ehị định sô 71/2006/N Đ -C P ngày 25/7/2006 cua Chính phu \ ẽ quan
K câng biến và luỏnc hàne hãi.

210
09/02/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) “Vể
chiến lược biến Việt Nam đến nãm 2020”.
Trên cơ sở các quy định cùa các điều ước quốc tế có liên quan
mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập; quy định của Hiến pháp, Luật
Biên giới quốc gia và các văn bản pháp luật hiện hành khác của
Việt Nam có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ các vùng biên
cùa Việt Nam.
Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cóng tác quản lý, bảo vệ các
vùng biển cùa Việt Nam.
Tham khảo tài liệu pháp lý và kinh nghiệm thực tiễn vé công
tác quản lý, báo vệ các vùng biển của các nước trên thế giới.
+ Những quan điểm, tư tướng chỉ đạo trong việc xây dựng, hoàn
thiện pháp luật về quản lý, bảo vệ các vùng biển của Việt Nam:
Hoàn thiện pháp luật nói chung, hoàn thiện các văn bản quy
phạm pháp luật vé quản lý, bảo vệ các vùng biển cùa Việt Nam
nói riêng, được bắt đầu từ hoạt động xáy dựng pháp luật. Hoạt
động xây dựng pháp luật bao gồm: Việc soạn thảo, ban hành các
vãn bản quy phạm pháp luật mới, sứa đối, bổ sung hoàn thiện
hoặc huỷ bỏ các văn bản pháp luật không còn phù hợp.
Trước tiên, phải nghiên cứu đánh giá hệ thống các văn bản
quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý, bảo vệ các vùng biến
cùa Việt Nam, xác định những văn bản quy phạm pháp luật còn
phù hợp, những vãn bản pháp luật đã lạc hậu cần sửa đổi, bổ
sung; nghiên cứu thực tiễn cổng tác quản lý, bảo vệ các vùng biển
Việt Nam xác định những quy luật khách quan cùa đời sống xã
hội, những vấn đề cần được điều chỉnh bằng quan hộ pháp luật,
trên cơ sở đó xây dựng, đưa ra các quy phạm pháp luật phù hợp;
theo tinh thần Nghị quyết vé công tác xây dựng pháp luật của
Quốc hội khóa IX tháng 12/1992 “Nhiệm vụ công tác xây dựng
pháp luật cùa Quốc hội là thẻ chế hóa cương lĩnh chiến lược ổn
định và phát triển kinh tế - xã hội cùa Đáng, rà soát lại toàn bộ hệ
thống pháp luật hiện hành, định kế hoạch xây dựng mới sửa đổi

211
bổ sung các văn bản đã ban hành, làm cho hệ thông pháp luật phù
hợp với Hiến pháp mới, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tê - xã hội
và xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì d â n ...". Định hướng
xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2020 trong Nghị
quyết số 48/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 24/5/2005 vé Chiến lược
xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến nãm
2010, định hướng đến nãm 2020 cũng đã khẳng định: “hoàn thiện
pháp luật về biên giới quốc gia, vùng biển, vùng trời; về tổ chức,
hoạt động cùa lực lượng vũ trang nhân dân”.
Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về quản lý, bảo vệ các
vùng biển của Việt Nam phải đặt trong tổng thể chiến lược xây
dựng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đáp ứng kịp thời
những nhu cầu mà cuộc sống đặt ra, tạo cơ sở pháp lý cho quản
lý, bảo vệ các vùng biển Việt Nam, bảo đảm giữ vữne độc lập,
chù quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quổc, giữ gìn an
ninh, trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới biển.
Bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất của cả hệ thống pháp luật
quốc gia, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký
kết. gia nhập đáp ứng được nhu cầu điéu chỉnh pháp luật trên tất
cả các lĩnh vực cùa đời sống xã hội.
Việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về quản lý, bảo vệ các
vùng biển của Việt Nam phải chú ý đến nhũng vấn đề nhạy cảm
trong quan hệ quốc tế; vừa phải bảo đảm giữ được độc lặp chù
quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, vừa không làm ảnh hưởng đến
tiến trình đàm phán siải quyết các tranh chấp về biên giới, lãnh
thổ với các nước hữu quan.
Cần nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện pháp luật vé quản lý,
bảo vệ các vùng biển của Việt Nam như sau:
Sau khi Luật biển Việt Nam - văn bản quy phạm pháp luật vé
biển mane tính chất tổng thể, thế hiện dưới dạng một đạo luật
được Quốc hội thỏnc qua sẽ làm cơ sờ cho việc xây dựne, hoàn
thiện pháp luật vé biển Việt Nam.

212
Nghiên cứu, xây dựng một hệ thống đường cơ sở của Việt
Nam tương đối hoàn chỉnh cho phần lục địa Việt Nam (trong đó
có hệ thống đường cơ sở trong vịnh Bắc Bộ) và quy định rõ các
nguyên tắc xác định đường cơ sở của các đảo, quần đảo xa bờ của
Việt Nam, đồng thời xác định rõ ranh giới các vùng biển và thềm
lục địa của Việt Nam sao cho phù hợp với các điểu ước quốc tế
mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập.
Quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; phạm vi
tuần tra, kiểm soát, quy chế phối hợp giữa các lực lượng tuần tra,
kiển soát trên biển.
Nghiên cứu, xây dựng các quy định điều chỉnh các quan hệ cụ
thể trên các lĩnh vực an toàn hàng hải; khai thác, sử dụng và bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên, môi trường biển; nghiên cứu khoa học; phát
triển và chuyển giao kỹ thuật biển....
Xây dựng chế độ chính sách cụ thể, hợp lý cho những người
trực tiếp và tham gia quản lý, bảo vệ các vùng biển Việt Nam.
Tăng cường đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế về phân
định ranh giới các vùng biển Việt Nam với các nước hữu quan...
Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan
trực tiếp đến công tác quản lý, bảo vệ các vùng biển Việt Nam;
như Luật Dân quân tự vệ; Pháp lệnh vé nghĩa vụ lao động công
ích theo hướng bảo đảm huy động nhân dân ở khu vực biên giới
tham gia bảo vệ các vùng biển Việt Nam; nghiên cứu bổ sung,
hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hàng hải, Luật Bảo vệ môi
trường, Luật Thuỷ sản,...
Pháp luật vể quản lý, bảo vệ các vùng biển của Việt Nam là một
bộ phận của pháp luật về biên giới quốc gia, cũng như của pháp luật
Việt Nam. Do vậy, hoàn thiện pháp luật vé quản lý, bảo vệ các
vùng biển của Việt Nam góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện
hộ thống pháp luật Việt Nam, từ đó tạo ra cơ sở pháp lý cho việc
quản lý, bảo vệ các vùng biển Việt Nam bằng pháp luật đạt hiệu
quả cao nhất.

213
K Ế T LUẬN

Biển Đông là một biển lớn, đứng thứ hai trên thế giới và đứng
thứ nhất Đông Nam châu Á. Biển Đông là biển phụ thuộc cùa
Thái Bình Dương, có quan hệ chạt chẽ về thủy văn với Thái Bình
Dương và An Độ Dương. Biển Đông có lưu vực rộng và sâu, là
một vùng biển giàu đẹp của miền nhiệt đới, vô cùng phong phú
về mặt tự nhiên cũng như giá trị về khai thác kinh tế, có vai trò to
lớn trong xây dựng và củng cố thê trận quốc phòng - an ninh của
đất nước ta.
Tuy nhiên, do có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọne về kinh
tế, quốc phòng, an ninh nên Biển Đông nói chung và hai quần
đảo Hoàng Sa, Trường Sa nói riêng đã trờ thành yếu tố không thể
thiếu trong chiến lược phát triển cùa Việt Nam. của các nước
xung quanh Biên Đỏng mà cả các cường quốc khác, nhất là
Trung Quốc. Trong nhữne nãm gần đãy và hiện nay, Biển Đỏng
luôn là điểm nóng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng nổ xung đột. Do
vậy, Biển Đông vừa là môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế
và giao lưu quốc tế, tãng cường cùne cố quốc phòng, an ninh,
đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức với đất nước ta.
Việt Nam đã có quan điểm, chủ trương nhất quán đối với việc
giải quyết vấn đề Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
trong các Tuyên bố cùa Chính phú và Nghị quyết cùa Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê chuẩn "Công ước
của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982” khẳng định chù quyền
cùa Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

214
Nhàm gìn giữ hòa bình trên Biển Đóng, Việt Nam luôn có
thiện chí, chú trương giải quyết mọi tranh chấp biên giới, lãnh thổ
bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa
sử dụng vũ lực; thông qua đàm phán với các nước hữu quan đế
tìm ra giải pháp phù hợp cho các vấn đề quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa; tranh chấp về lãnh thổ, quyền tài phán ờ Biến Đỏng
cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình thông qua thương
lượng đối thoại; các bên tranh chấp trên Biển Đông cần tự kiềm
chế không làm cho tình hình phức tạp thêm; xem xét các lĩnh vực
có thê thương lượng hợp tác nhưng không làm tổn hại đến các đòi
hói về lãnh thổ và quyền tài phán của các quốc gia ven biển.
Với những nỗ lực bền bỉ, bình tĩnh, sáng suốt, nhưng kiên
quyết trong xử lý các vấn để liên quan đến biển, đảo trong thời
gian vừa qua của Đảng, nhà nước ta đã được dư luận trong nước
và quốc tế đánh giá cao, góp phần vào việc duy trì, củng cố hòa
bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trẽn toàn thế giới.
Báo vê chủ quyền biến, đảo Việt Nam, nhất là đối với hai quần
đào Hoàng Sa và Trường Sa là một vấn đề thiêng liêng nhưng
cũng hết sức khó khăn, phức tạp và lâu dài, đòi hỏi có sự đóng
góp về công sức, trí luệ của nhân dân, của nhiều thế hệ người
Việt Nam; báo vệ chú quyền biển, đảo cùa đất nước là trách
nhiệm cùa toàn dân và phải được tiến hành trên nhiều lĩnh vực và
tổ chức tuyên truyền sâu rộng cho mọi tầng lớp nhãn dân về chú
quyén lãnh thổ, nhất là chù quyền Việt Nam trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa để mỗi người nâng cao nhận thức, xác
định tốt nghĩa vụ, trách nhiệm đối với sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ tố quốc Việt Nam xã hội chù nghĩa.

215
T À I L IỆ U T H A M K H Ả O

I. CÁC NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG VÀ CHÍNH PHỦ


1. Nghị quyết của Quốc hội Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 5
nãm 1994 vể việc phê chuẩn Công ước vé luật biển 1982;
2. Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 22/9/1997 về đẩy mạnh phát
triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
3. Nghị quyết 09-NQ/TƯ ngày 09/02/2007 của Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa X về “Chiến lược biển Việt Nam
đến năm 2020”;
4. Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/05/2007 cùa Chính
phủ về Chương trình hành động của Chính phủ để triển khai thực
hiện Nghị quyết sô' 09-NQ/TƯ ngày 09/02/2007 của Ban Chấp
hành Trung ương Đảng;
II. CÁC VÃN BẢN PHÁP LUẬT
5. Hiến pháp Việt Nam năm 1980 và 1992 (sửa đổi và bổ
sung ngày 25/12/2001);
6. Bộ luật Hàng hải V iệt Nam ngày 14/6/2005;
7. Luật Biên giới quốc gia năm 2003;
8. Luật Dầu khí năm 1993 (sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Dầu khí ngày 09/6/2000 và Nghị định số 48/2000/N Đ-CP
của Chính phù ngày 12/9/2000 quy định chi tiết thi hành Luật
Dầu khí; Luật sừa đổi, bổ sung một số điểu của Luật dáu khí sổ
10/2008/Q H 12 ngày 03/06/2008);
9. Luật Dân quân tự vệ năm 2009 (43/2009/Q H 12 ngày
23/11/2009);

216
10. Pháp lệnh 16/2 0 1 1/UBTVQH12 ngày 30 tháng 06 năm
2011 của ủ y ban Thường vụ Quốc hội về Quản lý, sử dụng vũ
khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ;
11. Pháp lệnh 03/2008/PL-UBTVQH12 ngày 26/01/2008 của
ủy ban Thường vụ Quốc hội về lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam;
12.Pháp lệnh 55/1997/PL-UBTVQH ngày 07/4/1997 c ủ a ủy
ban Thường vụ Quốc hội về Bộ đội Biên phòng;
13. Pháp lệnh 03/2008/PL-UBTVQH12 ngày 26/01/2008 của ủy
ban Thường vụ Quốc hội về lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam;
14. Nghị định 66/2005/NĐ-CP ngày 25/12/2005 của Chính phủ về
đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động thuỷ sản.
15. Nghị định 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 của Chính phủ về
quản lý cảng biển và luồng hàng hải;
16. Nghị định 86/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 cùa Chính
phủ quy định chi tiết và hirớng dẫn thi hành một sô điều cùa Pháp
lệnh lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam;
17. Nghị định 242 - HĐBT ngày 05/8/1991 của Hội đồng Bộ
trưởng về nghiên cứu khoa học trong các vùng biển Việt Nam;
18.N ghị định 140/2004/N Đ -C P ngày 25/6/2004 cùa Chính
phù Quy định chi tiết m ột số điều của Luật Biên giới quốc
gia 2003;
19. Nghị định 30-CP ngày 29/01/1980 của Chính phù quy định
về quy chế cho tàu thuyền nước ngoài hoạt động trên các vùng
biển của nước Việt Nam;
20. Nghị định 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính
phủ quy định về Quy chế khu vực biên giới biển;
21 .Nghị định 55-CP ngày 01/10/1996 của Chính phủ quy định
về hoạt động cùa tàu quân sự nước ngoài vào thảm Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam;

217
22. Nghị định 78-CP ngày 18/6/1997 cùa Chính phù quy định
quân hiệu, cấp hiệu, lễ phục, quản kỳ, phù hiệu kiểm soát, biên
công tác, cờ hiệu, giây chứns minh của Bộ đội biên phòng;
23. Nghị định 25/2008/NĐ-CP ngày 4/3/2008 cua Chính phú
quy định chức nãng. nhiệm vụ. quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ Tài ncuyẽn và Mòi trường;
24. Quyết định sô 137/2007/QĐ-TTg ngày 21/8/2007 cùa Thu
tướng Chính phù về Phê duyệt Đề án tổ chức thông tin phục vụ
công tác phòng, chông thiên tai trẽn biển;
25. Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 22/7/2009 của Thủ
tướng Chính phù về Phê duyệt Đề án đảm bào mạng lưới thông
tin biển, đảo;
26. Quyết định sô' 373/QĐ-TTg ngày 23/03/2010 cùa Thù
tướng Chính phù về Phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên
truyền về quản lý, báo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo
Việt Nam:
2 7 .Quyết định 13-HĐBT ngày 11/2/1986 của Hội đồng Bộ
trường về tăng cườna bảo vệ chủ quyền và an ninh các vùng biển
và thềm lục địa Việt Nam:
28. Quyết định 151-CT neày 21/6/1986 cùa Chủ tịch Hội đồng
Bộ trướne về việc tổ chức lại sản xuất nghề cá trên các ngư
trường;
2 9 .Thõng tư 89/2004/TT-BQP ngày 19/6/2004 cùa Bộ Quốc
phòne vé việc hướna dẫn thực hiện Nghị định số 161/2003/NĐ-
CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ quy định về Quy chế khu vực
biên eiới biển:
30. Tuyên bố cùa Chính phù nước CHXHCN Việt Nam về
đường cơ sờ dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam
12/11/1982;
31 .Tuyên bỏ cùa Chính phu nước CHXHCN Việt Nam vé lãnh
hái. vùne tiếp siáp. vùnơ đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt
Nam nsàv 12/5/1977:

218
III. C Á C T À I L IỆ U K H Á C
32. Nguyễn Văn Âu: Địa lý tự nhién Biến Đóng. Nxb.
ĐHQGHN, 1999;
33. Lê Văn Bính. Luật điều ước quốc tế, Sách chuyên kháo.
Nxb, ĐHQGHN, 2010;
34. Phạm Văn Huấn. Cơ sớ Hái dương học.Nxb, Khoa học và
Kỹ thuật, 1991;
35. Ban Biên giới, Bộ Ngoại giao: Giới thiệu một số vân đề cơ
bản về Luật Biển ớ Việt Nam. Nxb, CTQG, tháng 4 / 2004;
36. Bản dịch tiếng Việt của Bộ Neoai giao: Công ước về luật
biển 1982;
37. Vụ Tuyên truyền và hợp tác quốc tế, Ban Tư tưởng-Vãn
hóa Trung ương: “Chủ quyền quốc gia cùa Việt Nam trên hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”, 2004;
38. Quán chúng Hải Quân. Một số vấn đề về chú quyền biến,
dào Việt Nam. Nxb, QĐND, 2/ 2008;
39. Báo Điện tử Đ ảns Cộng sán: Công ước về luật biển 1982.
2009;
40. Quân chúng Hải Quân. Biển và hải đảo Việt Nam - Hà
Nội, 2007;
41. Báo Điện tử Đảng Cộng sản. Biển và hải đáo Việt Nam, 2007;
42. Nguyễn Văn Dân. Biên niên sử thế giới. Nxb.Văn hóa
Thông tin, 1/ 1999;
43. Lịch sử Thế giới c ổ đại. Nxb, Giáo dục, 10/2004;
44. Lịch sử Thế giới Trung đại. Nxb, Giáo dục, 4/2005;
45. Lịch sử Thế giới Cận đại. Nxb Giáo dục, 3/2005;
46. Lịch sử Thế giới Hiện đại. Nxb, Giáo dục, 1/2005;
47 .ALM AN AC H Những nền văn minh Thế giới. Nxb. Vãn hóa
Thông tin, 1999;

219
M ỤC LỤC

Trang
LỜI NÓI ĐẨU 5
Chương I: KHÁI QUÁT CHUNG VỂ BlỂN, đại d ư ơ n g thè
G IÓ I 7
I. HÌNH THÁI HỌC ĐẠI DUƠNG t h ê ' g i ớ i 7
1. Phân bố lục địa và nước trên Trái Đất 7
2. Đại dương Thế giới và các biến 8
3. Địa hình đáy đại dương và các biển 10
4. Những dạng địa hình lớn cùa đáy đại dương 12
5. Trầm tích đáy đại dương 15
11. BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG Đ ố l VỚI s ự PHÁT TRIEN c ủ a
NHÂN LOẠI 16
1. Khái quát chung 16
2. Biển, đại dương đối với nhân loại trước thế kỉ XX 18
3. Biên, đại dương đối với nhán loại từ thế kỉ XX đến nay 21
Chương II. MỘT s ố VÂN ĐỂ VẾ BIỂN, đ ả o v i ệ t n a m 26
I. KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐÔNG 26
1. Vị trí địa ]ý và một số đặc điểm 26
2. Tiềm năng của Biển Đỏng 28
II. CÁC ĐẢO VÀ QUẦN ĐÁO VIỆT NAM 33
1. Khái quát chung 33
2. Hệ thống đảo và quấn đào 35
III. BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH DỤNG NUỠC
VÀ G1ỮNUỠC 35
1. Biến, đảo Việt Nam trước thế kỷ X 36

220
2. Biển, đào Việt Nam từ thế ký X đến năm 1945 36
3. Biên, đảo Việt Nam từ năm 1945 đên năm 1975 39
4. Biển, đảo Việt Nam từ năm 1975 đên nay 40
IV. BIẾN, ĐẢO VIỆT NAM VỚI s ự NGHIỆP XÂY DỤNG VÀ
BẢO V Ệ TỔ Q U ỐC 40
1. Vị trí địa lý biển, đảo Việt Nam 40
2. Tầm quan trọng có tính chiến lược của Biển Đông 42
3. Vị trí chiến lược cùa Biển Đông trong phát triển kinh tế-XH 44
4. Biển, đảo Việt Nam đổi với quốc phòng, an ninh 49
5. Chiến lược biển cùa Việt Nam đến nãm 2020 50
Chương I I I : CÔ NG ƯỚC LIÊN H Ợ P Q U Ố C VỂ LU Ậ T B lỂN
NĂM 1982 VÀ PHẢN ĐỊNH CÁC VÙNG BIỂN t r o n g
BIỂN ĐÔ NG 54
I. CÔNG UỚC LIÊN HỢP Q u ố c VỀ LUẬT BlỂN n ă m 1982 54
1. Các lần Hội nghị quốc tế vể biển 55
2. Các nguyên tắc cơ bản cùa luật biển ọuốc tế 61
3. Phân loại các vùng bién 64
4. Giải quyết các tranh chấp trên biển 74
II. PHÂN ĐỊNH CÁC VÙNG B1EN VÀ THEM l ụ c đ ị a t r ê n
BIỂN ĐÔNG 78
1. Về phân định lãnh hái 81
2. Về phân định vùng đặc quyén kinh tế 82
3. Vé phán định thềm lục địa 83
4. Quan điểm, chù trương cùa Đàng và Nhà nước ta trong ván đề giái
quyết phân định các vùng biển 88
5. Phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia trong Biển Đông 91
Chương IV: CHÚ QUYỂN b i ể n , đ á o CÚA n ư ớ c c ộ n g h ò a
XÃ HỘI CHÚ NG HĨA VIỆT NAM 112
I. ỌUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NUỞC V IỆ T NAM VỀ
BIỂN ĐÔNG 112
1. Tinh hình chung ] 12

221
2. Quan điém cúa Việt Nam vé Biến Đóng 114
II. MỘT SỐ CÁC VÃN BÁN CÚA ĐANG VÀ NHÀ NUỠC VIỆT
NAM VỂ BIỂN. ĐAO 116
1. Nghị quyết cùa Quốc hội vể phé chuân Cõng ước Liên hợp quóc vé
luật biến nãm 1982 119
2. Tuyẽn bó của Chính phù vé các vùng biển và thém lục địa Việt Nam 12 1
3. Tuyên bó cùa Chính phú vé đường cơ sờ dùng đê tính chiéu rộng
lãnh hải Viẽt Nam 123
III. CÁC VỪNG BIỂN VÀ THÊM LỤC ĐỊA CỦA VIỆT NAM 126
1. Vùng nội thủy 127
2. Vùng lãnh hải 134
3. Vùng tiếp giáp lãnh hải 143
4. Vùng đạc quyén kinh tế 145
5. Thém lục địa 149
IV. CHÚ QUYỂN CỦA VIỆT NAM Đ ố l VỚI HAI QUAN đ a o
HOÀNG SA VÀ TRUỠNG SA !54
1. Quán đáo Hoàng Sa 154
2. Quán đáo Trường Sa 156
3. Vị trí chiến lược cua Quán đáo Hoàng Sa và Trường Sa 158
4. Chu quvén cùa Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa (qua các giai đoạn lịch sử) 159
5. Một sỏ giải pháp trước mát nhằm ổn định tình hình ớ hai quần đao
Hoàng Sa và Trường Sa 180
Chương V: Q UẢN LÝ, BÁO VỆ CHÚ QUYỂN CÁ C VÙ Nt;
BIỂN, ĐAO CÚA TÒ Q L Ỏ C 185
I. CÁC LỤC LUỢNG LÀM NHIỆM v ụ ỌUAN LÝ . BAO VÊ CHÚ
QUYỀN CÁC VÙNG BIEN. ĐA O VÀ THỀM L ự c ĐỊA VIỆT
NAM 1X5
I. Qu\ định cua pháp luật Việt Nam vẽ các lực lưựng làm nhiệm \ụ
quan lý. bao vệ chú quvén bién. đao cua Tó quốc 185
2. Nhiệm vụ của các lực lượng tham gia quán lý, báo vệ chú quyền
biến, đáo Việt Nam 190
3. Quyén hạn của các lực lượng làm nhiệm vụ tuán tra. kiếm soát trẽn
biên 194
4. Trang phục, phù hiệu cùa các lực lượne làm nhiệm vụ tuần tra, kiếm
soát trén các vùng biển và thém lục địa Việt Nam 198
II. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ, BẢO VỆ CHÚ Q U YỀN BIÊN, đ ả o
CỦA NHÀ NUỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA 199
1. Những thành tựu quan trọne trong các lĩnh vực liên quan đến biển
cùa Việt Nam từ 1986 đến nay 199
2. Những ưu điểm trong công tác quản lý, báo vệ chù quyền biển, đào
cùa Nhà nước la trong thời gian qua 203
3. Một số giải pháp tăng cường bào vệ chù quyền biên, đảo trong tình
hình mới 204
4. Hoàn thiện các vãn bán pháp luật hiện hành về quán lý. báo vệ chù
quyền biến, đảo của Việt Nam 207
KẾT LUẬN 214
TAI LIỆU THAM KHAO 216

223
B Ộ G IÁ O D Ự C VÀ Đ À O T Ạ O
VỤ G IÁ O D Ụ C Q U Ố C P H Ò N G

Chịu trách nhiệm xuất bản


VỤ GIÁO DỤC Q U Ố C PHÒNG
C h ế hàn, sửa bài
PHÒNG CH Ê BẢN
XÍ NG H IỆP IN TỔNG cục CNQP

Sỏ lượng: 1.900 cuốn, khổ 17x24 cm


In tại Xí nghiệp In Tống cục Cõng nghiệp Quốc phòng
Quyết định số: 94-2007/CXB/290-09/ỌĐND
Hội đổng nghiệm thu Bộ Giáo và dục Đào tạo
Nộp lưu chiêu Iháng 6 năm 2012

You might also like