intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự khác biệt về giao thoa văn hóa chào hỏi tiếng Anh giữa sinh viên nước ngoài và sinh viên tại Trường Đại học Điện lực

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

50
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày một số tình huống gây nhầm lẫn của sinh viên các trường đại học nói chung, Trường Đại học Điện lực nói riêng và với sinh viên nước ngoài. Mục đích của việc nghiên cứu này là chúng ta hạn chế được sự hiểu nhầm, đáng tiếc xảy ra trong quá trình giao tiếp giữa các nền văn hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự khác biệt về giao thoa văn hóa chào hỏi tiếng Anh giữa sinh viên nước ngoài và sinh viên tại Trường Đại học Điện lực

  1. NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC Sự khác biệt về giao thoa văn hóa chào hỏi tiếng Anh giữa sinh viên nước ngoài và sinh viên tại Trường Đại học Điện lực Đinh Thị Bé1, Đào Thùy Chi2 TÓM TẮT: Ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. 1 Email: bedt@epu.edu.vn Ngôn ngữ không chỉ là sự giao tiếp mà còn là sự trao đổi giữa các nền văn hóa 2 Email: chidt@epu.edu.vn với nhau. Thật khó khăn để tưởng tượng rằng, chúng ta sẽ sống như thế nào Trường Đại học Điện lực nếu không có ngôn ngữ. Ngôn ngữ là dấu hiệu làm phân biệt giữa con người Số 235, Hoàng Quốc Việt, Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam và loài vật. Mọi người sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp thể hiện ý tưởng, suy nghĩ, cảm xúc (yêu ghét, giận dữ hay thân thiện), trong ngôn ngữ một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng đó là giao thoa văn hóa. Giao thoa văn hóa là một trong những lĩnh vực rất thú vị và hấp dẫn tác giả đưa ra sự giống nhau và khác nhau giữa các nền văn hóa. Nó hội tụ trong ngôn ngữ thật đa dạng giữa các quốc gia trên thế giới với nhau. Mặc dù đã có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu thành công về vấn đề giao văn hóa này. Nhưng việc sử dụng nó chưa hiệu quả còn gây nhầm lẫn. Do vậy, trong bài báo này, tác giả chỉ trình bày một số tình huống gây nhầm lẫn của sinh viên các trường đại học nói chung, Trường Đại học Điện lực nói riêng và với sinh viên nước ngoài. Mục đích của việc nghiên cứu này là chúng ta hạn chế được sự hiểu nhầm, đáng tiếc xảy ra trong quá trình giao tiếp giữa các nền văn hóa. TỪ KHÓA: Giao thoa văn hóa; chào hỏi tiếng Anh; sinh viên nước ngoài; Đại học Điện lực. Nhận bài 18/11/2018 Nhận kết quả phản biện và chỉnh sửa 16/12//2018 Duyệt đăng 25/02/2019. 1. Đặt vấn đề 2. Nội dung nghiên cứu Văn hóa là một đề tài đã được rất nhiều tác giả nghiên 2.1. Khái niệm cứu, song nó vẫn luôn là một vấn đề nóng và mới mẻ để tìm Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng với rất hiểu. Đặc biệt là, giao văn hóa giữa các nền văn hóa khác nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống nhau đều mang lại nhiều sự đa dạng và mới lạ. Hơn thế vật chất và tinh thần của con người. Trong nhân loại học nữa, đây là một vấn đề được bàn cãi nhiều nhất và chưa đi và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề cập đến theo đến được nhiều sự thống nhất trong giao tiếp. Vì vậy, trong một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn bài viết này, chúng tôi muốn đề cập đến một khía cạnh nhỏ là một bộ phận trong đời sống con người. Theo Chủ tịch nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp, bởi nó Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc diễn ra hằng ngày, xung quanh trong cuộc sống của chúng sống, loại người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, ta. Vì chúng ta không thể thiếu sự chào hỏi, nó rất cần thiết chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, về mặt tình cảm cũng như tính ngoại giao. Chúng tôi đã nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, tiến hành nghiên cứu sự tương đồng và sự khác biệt trong ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo cách chào hỏi của những sinh viên (SV) năm thứ nhất tại và phát minh đó tức là văn hóa”. Định nghĩa của Hồ Chí Trường Đại học Điện lực với một số SV nước ngoài. Vấn Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy đủ hơn. Suy đề này không chỉ tồn tại trong Trường Đại học Điện lực nói cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết “đều vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống”. Ở một góc độ riêng mà còn là vấn đề chung cho các trường đại học khác khác, người ta xem văn hóa như là một hệ thống các giá trị mà SV đều vấp phải những trở ngại, sốc khi giao tiếp bằng vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong lời chào. hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người Vì vậy, chúng tôi đã khảo sát để đưa ra sự khác biệt và với tự nhiên, xã hội với bản thân. Văn hóa là của con người, giống nhau giữa hai nền văn hóa Anh-Việt, đồng thời gợi do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người. Văn hóa ý những cách giải quyết hợp lí, tránh những sự hiểu nhầm được con người gìn giữ, sử dụng để phục vụ đời sống của ngôn ngữ văn hóa không đáng có khi giao tiếp.Từ đó, chúng con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. ta thấy được sự cần thiết, quan trọng trong hiểu biết về văn Giao thoa văn hóa là sự tương tác giữa các nhóm xã hội hóa và đặc biệt là giữa các nền văn hóa khác nhau là rất (Social groups), giữa các tiểu văn hóa (Sub-Cultures) và quan trọng. giữa các nền văn hóa (Cultures) khác nhau. Sự tương tác 92 TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
  2. Đinh Thị Bé, Đào Thùy Chi (hay giao thoa) văn hóa này được thể hiện ở các kiểu loại - It’s a pleasure to meet you – Thật vinh hạnh. sau: Khi gặp lại một người mà bạn không gặp từ lâu, bạn - Tương tác nội văn hóa (Intra-Cultural Interaction): muốn chào theo cách lễ nghi và có phần khách sáo. Chúng Được hiểu là quá trình tương tác giữa những đối tác sống ta cũng có thể sử dụng những mẫu câu sau trong giao tiếp trong cùng một quốc gia và có cùng một phông nền văn hóa chào hỏi tiếng Anh: (giữa nông dân với nông dân); (giữa SV với SV). - It has been a long time. - Tương tác liên văn hóa (Inter-Cultural Interaction) được - What have you been up to all these years? định nghĩa là quá trình tương tác giữa đối tác sống trong - It’s been too long. cùng một quốc gia (Ví dụ, tương tác giữa người Kinh và Trong môi trường kinh doanh, chúng ta sử dụng phép người H-Mông). xã giao rất quan trọng. Chúng ta nên sử dụng ngôn ngữ - Tương tác giao văn hóa (Cross-Cultural Interaction) lịch sự như “please” và “thank you”. Những chức danh và được xác định là quá trình tương tác những đối tác sống ở cả cử chỉ cơ thể (body language) cũng nên được vận dụng các quốc gia khác nhau và thuộc về các nền văn hóa khác nhuần nhuyễn. Hành động bắt tay và mỉm cười cũng phổ nhau (Ví dụ, tương tác giữa văn hóa người Anh và người biến trong các tình huống giao tiếp kinh doanh và cười khi Việt). giao tiếp. - Tương tác xuyên văn hóa (Trans-Cultural Interaction) - Please have a seat – Anh/chị ngồi đi. được hiểu là quá trình tương tác giữa những đối tác sống - Thanks for agreeing to meet with me – Cảm ơn vì đã trong cùng một quốc gia hoặc ở các quốc gia khác nhau đồng ý gặp tôi. nhưng có những phông văn hóa khác nhau. Quá trình tương - He’ll be right with you – Anh ấy tới ngay đây. tác này chứng kiến một ảnh hưởng văn hóa rõ rệt mang tính - Can I offer you something to drink? – Tôi có thể mời áp đặt (với các mức độ khác nhau) của đối tác này lên đối anh/chị uống gì đó không? tác kia. My pleasure – Niềm vinh hạnh của tôi. - Sốc văn hóa là một hiện tượng bao gồm từ những sự khó Thân thiện (Informal): Sẽ thật bất lịch sự khi chúng ta chịu nho nhỏ đến những khủng hoảng tâm lí sâu sắc khi tiếp không chào hỏi người mà mình quen biết. Thế nhưng không xúc với những người đến từ các nền văn hóa khác nhau [1]. phải lúc nào chúng ta cũng có đủ thời gian để dừng lại và nói chuyện một lúc. Chính vì vậy, có thể sử dụng một số 2.2. Các loại chào hỏi trong tiếng Anh và tiếng Việt mẫu câu chào hỏi bình thường theo cách thân mật, suồng sã 2.2.1.Các loại chào hỏi trong tiếng Anh (General greetings) sau khi gặp người quen biết: Có rất nhiều cách chào hỏi trong tiếng Anh: Khi chúng ta - Hey!  gặp bạn bè, người thân, chúng ta chào một cách thân mật. - Hi (name)! – Chào! Tuy nhiên, chúng ta không thể áp dụng cách chào thân mật - What’s up? – Thế nào rồi? đối với người lớn tuổi, cấp trên, đối tác hoặc người đầu tiên - What’s new?  bạn làm quen. Tùy vào mỗi trường hợp, đối tượng, độ tuổi, - What’s going on?  mối quan hệ, ngữ cảnh mà họ có cách chào khác nhau. Dưới - How are ya? đây là các câu chào hỏi cả nơi văn phong lịch sự, trang - Howdy! – Chào! (Anh-Mỹ) trọng (Formal) và thân thiện (Informal) thường dùng trong - Good to see you! – Rất vui khi gặp anh/chị! tiếng Anh: - How’s it goin’? – Cậu thế nào? (Người bản ngữ thường Trang trọng (Formal): Thường lần đầu gặp mặt, chào dùng dạng ngắn gọn của “going” là “goin” khi nói chuyện). hỏi sẽ mang tính chất lễ nghi, trang trọng và lịch sự nhiều - What have you been up to? – Cậu sao rồi? hơn. Hoặc bạn có thể chào bằng cách nói chuyện thông thường: - Hello + tên – Xin chào! Hey, do you have lunch? – Này, cậu ăn trưa chưa? - Hello! How are you? – Anh/chị khỏe không? Woaaa, you look so beautiful. Where did you buy this - How are you doing? – Anh/chị thế nào? dress? – Oa, cậu trông xinh thật đấy. Cái váy này cậu mua - How is everything? ở đâu vậy? - How have you been keeping? Chúng ta cũng có thể sử dụng những mẫu câu sau cho - How’s everything going? những tình huống khi gặp bạn cũ, lâu ngày không gặp - I trust that everything is well. nhưng ý nghĩa lời chào không khách khí  trong giao tiếp - Good morning – Chào buổi sáng! chào hỏi tiếng Anh như sau: - Good afternoon – Buổi trưa tốt lành! - Long time no see! - Good evening – Buổi tối tốt lành! - It’s been such a long time. Khi người đó đã chào và tự giới thiệu bản thân, bạn có - How come I never see you? thể đáp lại: - How have you been?  Nice to meet you!/It’s nice to meet you! – Rất vui khi gặp - Nice to see you again!  anh/ chị. - What have you been up to?  - I’m pleased to meet you! – Rất vui lòng. - What’s new? Số 14 tháng 02/2019 93
  3. NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC 2.2.2. Các loại chào hỏi trong tiếng Việt bà, già, dì, cô, chú, mợ, cậu, anh, chị, em, con, cháu, cố, bố, Về văn hoá mẹ, thầy, u, ba, má, đẻ… Các địa phương có tên gọi bằng Nghi thức chào hỏi của người Việt không chỉ thuộc phạm các từ thân tộc khác nhau: Bủ, bầm, bọ, mạ, tía, má, mệ, vi văn hoá và ngôn ngữ, nó còn thuộc phạm trù đạo đức, bố… Đặc trưng đặc biệt của các từ thân tộc này là, chúng có là một cách thể hiện nhân cách của chủ thể chào và nhân thể ở ngôi 1, cũng có thể ở ngôi 2 và ở cả ngôi 3. Việc xưng cách của đối tượng được chào, cho dù đó là lời chào nghi gọi theo ngôi thứ nào tùy vào vị trí của chủ thể chào hỏi. thức hoặc lời chào không nghi thức. Chào nhau không chỉ Ví dụ: + Cháu chào ông ạ! (Ông ở ngôi 2) là điều bắt buộc của cuộc giao tiếp có văn hoá mà còn thực + Ông chào các cháu! (Ông ở ngôi 1) hiện mở đầu của chiến lược giao tiếp. Đạo đức thể hiện + Các con chào ông rồi về! (Ông ở ngôi 3) bằng cách ứng xử thông qua lời ăn tiếng nói, lời chào hỏi, - Người Việt còn sử dụng các từ xưng hô cổ, các đại từ xem anh xử sự với cộng đồng ra sao. Vì thế, cách chào hỏi nhân xưng tiếng Hán - Việt, tiếng Pháp, những cách xưng mở đầu đối với người Việt có giá trị tinh thần rất được coi gọi này chỉ còn tính lịch sử và lùi vào dĩ vãng. Hơn nữa, trọng - một giá trị tinh thần cao hơn cả vật chất: “Lời chào xưa kia cách gọi này cũng không phổ biến, thường chỉ dùng cao hơn mâm cỗ”. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Miếng trầu trong một lớp người nhất định, nay không ai dùng. Ví dụ: là đầu câu chuyện”. Ở người Việt, chào hỏi không những Huynh đệ, quan gia, muội… (Hán-Việt) mang tính văn hóa - xã hội, nó còn là sự thể hiện nhân cách - Một số trường hợp các từ chỉ địa điểm, nơi chốn tiếng của người chào và người được chào. Chào hỏi nhau tự nó Việt cũng tạm thời được dùng để xưng hô như đại từ nhân nói lên vị thế của mình, nhưng càng chức vị cao, càng tuổi xưng. Trong trường hợp này, các từ đó luôn ở ngôi số ít, tác nhiều, thì nhân cách càng phải giữ gìn, ứng xử nói năng như: Đây, đấy, đằng ấy, đằng nớ… cần làm mọi người nể trọng. Đặc trưng văn hoá này được Ví dụ: Chào đằng ấy nhé! Tớ về đây! (Đằng ấy ở ngôi 2, các thế hệ tiếp nối hành xử và trở thành truyền thống đạo số ít) đức trong chào hỏi của người Việt. -  Một lối chào hỏi không có lời  chào, nhưng thay thế Chào hỏi của người Việt trọng tuổi tác, nặng về nghĩa tình bằng một động từ xin lỗi nhằm mục đích hỏi thực sự, được hơn chức vụ. Ngoài việc chào hỏi theo nghi thức có tính dùng như một từ chào làm quen. Lối chào hỏi kiểu này bắt buộc trong công vụ, hành chính, ngoại giao, xã giao…, được giới thanh niên, giới trí thức và dân thành thị dùng người Việt ưa lựa chọn lối chào hỏi theo quan hệ tình nghĩa, nhiều, nông thôn ít dùng. Đây có thể là lối chào hỏi để làm lấy cách xưng gọi theo kiểu họ hàng, kiểu thân mật để chào quen du nhập từ phương Tây vào tiếng Việt. Nếu thay thế hỏi. Cách xưng gọi này thường lựa chọn các từ thân tộc các từ xin lỗi bằng các từ chào: Chào ông! Chào bà! Chào phổ biến lâm thời làm đại từ nhân xưng. Muốn thế, người cô! sẽ thấy các từ xin lỗi trên thực chất là lời chào hỏi một ta thường thực hiện lối xưng hô nhún nhường. Khiêm trong cách lịch sự dùng với đối tượng được chào chưa quen biết - xưng và tôn trong hô gọi (lối này sẽ được nói rõ trong các một lối chào hỏi mang tính cầu khiến. Ví dụ: đặc trưng ngôn ngữ chào hỏi). Về văn hoá, khiêm và tôn là + Xin lỗi ông! Bệnh viện thành phố có xa đây không ạ? cách hạ mình “nhỏ bớt”, đề cao người được chào hỏi. Đó là + Xin lỗi! Đây có phải nhà thầy Trọng không ạ? cách tranh thủ gây cảm tình tốt ngay từ ban đầu của chủ thể + Xin lỗi! Có thể chỉ giùm khoa Báo chí ở dãy nào không? chào với đối tượng giao tiếp. - Từ “Nhà” tiếng Việt là một từ rất đặc biệt trong xưng Về ngôn ngữ hô, nó bắt nguồn từ nông thôn (như kiểu ông xã, bà xã nhà Chào hỏi của người Việt, nhất là chào hỏi không nghi tôi) được mang vào thành thị và được dùng khá phổ biến thức, thường không có khuôn mẫu chặt chẽ mà tùy thuộc trong xưng hô của các cặp vợ chồng đủ lứa tuổi: Trẻ, trung vào tình huống giao tiếp. Song, chào hỏi phải là sự thể hiện niên, già. nhân cách, đạo đức, sự chân tình của chủ thể chào với đối Ví dụ: Ông xã đi làm về rồi à? tượng chào. Vì thế, trong xưng hô, người Việt dùng rất - Ngoài từ chào đứng trước câu chào hỏi, người Việt còn nhiều từ thân tộc và các từ khác để xưng và hô thay thế cho dùng các từ kính từ, kính ngữ đứng trước động từ chào để các đại từ nhân xưng. Bằng cách như vậy, tính biểu cảm, biểu thị sự kính trọng: Ta thường gặp các kính từ:  Thưa, tính vị tình cao hơn. Mọi xưng hô đều căn cứ vào quan hệ xin, kính và kính ngữ xin chào. Tùy mức độ kính trọng xuất giữa Tôi với người đối thoại trong tình huống, do đó phải phát từ chính vị thế của chủ thể chào, người ta sử dụng kính chọn cách xưng hô. Các đại từ nhân xưng tiếng Việt thường từ:  Thưa, xin, kính  trước  chào. Ở mức độ kính trọng cao gặp: hơn, người ta dùng kính ngữ xin kính chào. Ví dụ: + Ngôi 1: Tôi, ta, tớ, mình, người ta… + Xin kính chào các cụ, các ông, các bà đã bớt chút thời + Ngôi 2: Anh, chị…, mày, ngươi, mụ, các chị, lũ chị, gian tới dự đông đủ. bọn chị (không thêm NHỮNG) + Kính chào các quý vị đại biểu, các vị đại diện các cơ + Ngôi 3: Nó, hắn, y, thị, bả/bà ta, mụ ta, ổng/ông ấy, quan dân, chính, Đảng, các đoàn thể chức năng cùng về dự chỉ /chị ấy, ảnh/anh ấy… con ấy, chúng tao, bọn tao, bọn họp tổng kết công tác của ngành năm 2005! mày. + Thưa thủ trưởng! Chúng em có mặt đầy đủ! - Thường gặp các từ thân tộc lâm thời dùng làm đại từ + Kính chào vụ trưởng! nhân xưng trong chào hỏi của người Việt như sau: Cụ, ông, + Xin chào thủ trưởng! Tôi mang báo cáo tới đây ạ! 94 TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
  4. Đinh Thị Bé, Đào Thùy Chi + Thưa thầy! Chúng em đã đến ạ! Lời chào hỏi thân mật, giữa những người có mối quan - Trong lời chào nghi thức và lời chào không nghi thức, hệ thân thiết và cũng đang tập trung suy nghĩ, hoặc mối người Việt còn dùng các ngữ khí từ (còn gọi là tiểu từ tình quan tâm vào cùng một vấn đề. thái) đứng ở cuối câu chào hỏi, đôi khi có thể ở đầu câu. Lời chào hỏi giới thiệu, được sử dụng khi hai người Các ngữ khí từ thường gặp: Ạ, à, nhé, nhỉ, hử, hả, ư, chứ, mới quen gặp nhau. Tình huống số 6, khi cả hai người đối thế… Sử dụng một trong ngữ khí từ này như thế nào còn thoại đang tìm kiếm sự hòa hợp, phản ánh rất rõ những câu tùy thuộc vào tình huống chào hỏi. Nhiệm vụ của các ngữ chuyện khi ngồi ăn cưới. khí từ này là biểu lộ các sắc thái tình cảm: Ngạc nhiên, cảm Lời chào hỏi vì công việc, thường những người tham thán, kính trọng, thân thiết, lễ độ… Ví dụ: gia vào câu chuyện chỉ chào hỏi lấy lệ, sau đó chuyển ngay + Em chào cô ạ! sang nội dung công việc. Trong đó, có lời chào hỏi mang + Cô đi làm đồng à! tính quy ước cao trong một số tình huống giao tiếp lặp lại + Lúc nào đi gọi tớ với nhé! (Gặp nhau, bạn bè thay cho nhiều lần. lời chào bằng một lời nhắn, lời dặn). Lời chào lại  (gặp nhau nhiều lần trong ngày), thường + Khoẻ chứ! được sử dụng giữa những người đã hiểu rất rõ nhau, có + Mới về hả! nhiều điều không chỉ được nói bóng gió hoặc không được + Cháu về phép đấy ư! Nom rõ ra anh bộ đội cứng cáp nói đến. lắm rồi! + Đi đâu mà biệt tăm thế! 2.3. Sự khác biệt trong giao văn hóa chào hỏi tiếng Anh giữa sinh viên nước ngoài và sinh viên tại Trường Đại học Điện lực + Lâu lắm mới thấy cô nhỉ?/+ Vui nhỉ! Tao về trước rồi, Trường Đại học Điện lực là một trường đặc thù chuyên mày về sau lúc mấy giờ (khuya)? về kĩ thuật ngành Điện. Tuy nhiên, trong giai đoạn mở đa + Hôm trước trốn nhá! ngành nghề đáp ứng nhu cầu của khách hàng, trường đã có - Ngoài ra người Việt còn có lối chào bằng cách sử dụng thêm một số chuyên ngành Kinh tế. Do SV thi đầu vào chủ các câu hỏi như: yếu là khối A (các môn tự nhiên) nên kết quả môn Tiếng + Đi đâu thế? Anh/Chị đi đâu đấy? Anh đầu vào không cao. Ngoài ra, SV vào nhà trường hầu + Ăn cơm chưa? Anh/Chị ăn cơm chưa? hết từ nhiều vùng miền khác nhau, từ miền Trung trở ra + Anh/Chị đang làm gì đấy? nên dẫn đến việc ảnh hưởng không nhỏ về ngôn ngữ khi + Có khỏe không? Ông/Bà/Bác/Anh/Chị/Chú có khỏe học tiếng Anh. Một đặc điểm nữa đó là nhà trường chưa có không? kiểm tra trình độ chuẩn đầu ra theo các kĩ năng chuẩn quốc - Đối với một số tình huống khá thân mật hoặc bằng vai, tế gồm các kĩ năng, trong đó có kĩ năng nói và sử dụng ngôn khi giao tiếp chúng ta có thể dùng một số kiểu ngôn ngữ ngữ. Hơn nữa, SV ra trường hầu hết làm theo ca, kíp, ở các sau: trạm, vùng sâu hẻo lánh dẫn đến việc sử dụng ngôn ngữ + Ê!/Ơ!/Ơ chị! tiếng Anh hạn chế. Đặc biệt là, cách sử dụng ngôn ngữ chào + Mày a! hỏi trong tiếng Anh của SV khi giao tiếp với người nước + Anh! /Em! ngoài, với các chuyên gia khi sang làm việc tại nhà trường. Lời chào hỏi trực tiếp kiểu này trong các tình huống khác Dưới đây, chúng tôi trích dẫn một số tình huống sử dụng nhau luôn gây khó khăn và nhầm lẫn với người nước ngoài ngôn ngữ tiếng Anh thường gây nhầm lẫn giữa lời chào mới học tiếng Việt, ở đây cần chỉ dẫn cho họ nhận ra trong (Greetings) và câu hỏi khi sử dụng trong ngôn ngữ Anh- các trường hợp cụ thể: Đấy thực chất là lời chào không có Việt. Ở Mĩ, người dân thường chào nhau bằng những cử chỉ từ  chào. Lối chào hỏi này rất thông dụng trong chào hỏi rất gần gũi như ôm hoặc hôn má tùy theo độ thân mật hoặc thường ngày của người Việt. Tóm lại, ngôn ngữ chào hỏi trong các mối quan hệ và trong việc kinh doanh thì những của người Việt vô cùng phong phú và đa dạng, có thể tóm cái bắt tay luôn là cách chào nhau lịch sự và văn minh nhất. tắt dưới đây: Trong khi ở Việt Nam – một nước Á Đông khá coi trọng thứ Chào lướt là những lời chào hỏi giữa hai người có quan bậc giao tiếp trong xã hội nên cách chào hỏi cũng trở nên hệ rất thân thiết hoặc những người quen mà không có thời phức tạp hơn tùy theo mối quan hệ. Với người Mĩ, tư duy gian để dừng lại nói chuyện. của họ khá thoáng và bạo dạn trong việc bắt đầu các mối Chào nhanh khác với chào lướt ở nội dung thông tin. Nó quan hệ mới. Còn với người Việt Nam hiện nay, tuy nhờ sự thường “mở đầu và kết thúc đột ngột”. du nhập của văn hóa nước ngoài mà đã tự do và mạnh mẽ Thăm hỏi, cũng bắt đầu tương tự như lời chào nhanh và hơn trong việc làm quen nhưng nhìn chung vẫn còn thái thường một vài thông tin được trao đổi trước khi chia tay độ ngại ngùng hơn so với sự thoáng đạt trong giao tiếp của hoặc chuyển sang chủ đề chính. Nội dung thông tin trao đổi người Mĩ. trong nhóm chào hỏi này là lớn hơn hẳn so với hai nhóm Một số điểm tương đồng trong cách chào hỏi giữa chào hỏi trước. người nước ngoài và người Việt Lời chào hỏi dài,  thuờng là một chuỗi những lời hỏi - Ví dụ, người Anh sử dụng chào hỏi trong những tình thăm, xen kẽ với việc lại những chuyện đã xảy ra khi một huống trang trọng, lịch sự như sếp với nhân viên, người lớn người kia đi vắng và không chứng kiến được. tuổi với người nhỏ tuổi hoặc những người có địa vị xã hội Số 14 tháng 02/2019 95
  5. NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN GIÁO DỤC khác nhau. và thời gian khác nhau. Chúng tôi nhận thấy việc sử dụng Good morning Sir! ngôn ngữ của các đối tượng khá thú vị và đa dạng. Ngoài ra, Good morning Madam! chúng tôi cũng tiến hành khảo sát thông qua 100 phiếu hỏi Good morning Teacher! cho SV đại học năm nhất tại Trường Đại học Điện lực và Good morning Lady and Gentlemen! SV người Anh và người nước ngoài. Phiếu hỏi gồm 5 câu - Người Việt sử dụng chào hỏi trong các tình huống trang hỏi tiếng Việt và tiếng Anh, nội dung phân biệt câu chào trọng như là: hỏi hay là câu hỏi với các phương án trả lời (Nội dung chi Cháu chào Bác ạ! tiết câu hỏi ở bảng dưới). Kết quả thu được 100% và đều Em chào Thầy ạ! hợp lệ (xem Bảng 1). Chúng em chào Cô ạ! Phân tích kết quả từ Bảng 1 cho thấy, có một số điểm * Tuy nhiên, trong giao thoa văn hóa, có khá nhiều sự giống nhau và khác nhau trong các tình huống chào hỏi của khác biệt về sự chào hỏi, đã gây ra sự hiểu nhầm, gây sốc và SV Trường Đại học Điện lực và SV người Anh/người nước bất đồng trong quan điểm. Dưới đây, chúng tôi đưa ra một ngoài: số ví dụ minh họa cho vấn đề này. - Điểm giống nhau: Cả SV Việt Nam và SV người Anh/ - Người nước ngoài như người Anh, người Mĩ phân chia người nước ngoài đều có chung câu trả lời khá giống nhau rất rõ ràng về mặt thời gian trong chào hỏi. Yếu tố thời gian khi cho rằng câu hỏi 1 “Bạn có khỏe không?/How are you?” khá quan trọng trong nền văn hóa Anh được đề cập cụ thể. là một câu chào rất phổ biến cho cả người Việt (95%) cũng Good morning! /Good morning Teacher! (Chào buổi ngầm định là lời chào được thay thế bằng một câu hỏi về sáng) sức khỏe rất thân mật và gần gũi và người Anh (100%). Tỉ Good afternoon! /Good afternoon Sir! (Chào buổi chiều) lệ SV người Việt và người Anh chọn câu trả lời cho cả 2 Good evening! /Good evening Madam! (Chào buổi tối) trường hợp trong các câu hỏi 1, 2, 3 đều có tỉ lệ thấp tương - Tuy nhiên, trong giao tiếp của người Việt thường không đương nhau. đề cập rõ về mặt thời gian. Người Việt sẽ không sử dụng - Điểm khác nhau: Trong khi SV năm nhất Trường Đại câu chào như thế này: học Điện lực cho rằng, khi những người thân quen với nhau, Em chào thầy buổi sáng ạ! gặp nhau thường bắt đầu bằng một câu hỏi 2 “Bác đã ăn Cháu chào cô buổi tối ạ! cơm chưa ạ?”, câu hỏi 3 “Bác đi đâu đấy ạ?”. Trong trường Em chào sếp buổi chiều ạ! hợp này, người Việt ngầm định là đang chào hỏi một cách Một điểm khác nữa trong lời chào của người Việt là về rất thân mật thay vì chào “Cháu chào bác ạ!” rất là khách mặt thời gian hầu như không xuất hiện, đó cũng là một sáo và không thân mật gần gũi trong nền văn hóa Việt là câu điểm khác biệt lớn trong nền văn hóa Anh-Việt. Người Việt chào với tỉ lệ lựa chọn khá cao (91%; 89%). SV người Anh dùng ngôn ngữ bao quát, chung chung, không đề cập rõ lại cho rằng, đó là những câu hỏi thông thường khi giao tiếp ràng về mặt thời gian. Trong khi người Anh sử dụng cách hằng ngày trong nền văn hóa của họ và nó không được xem chào hỏi rất thân thiện, thân mật khi những người giao tiếp là những câu chào hỏi, với tỉ lệ chọn phương án trả lời là đã quen biết nhau và có mối quan hệ gần gũi, đặc biệt hoặc câu hỏi (97%; 96%). Trái lại, SV người Anh lại cho rằng, là những người cùng cùng độ tuổi hoặc cấp bậc, địa vị xã câu hỏi 4, 5 là những câu chào hỏi mang tính chất thân mật, hội như nhau. Ví dụ: Hey! ; Hi! ; Hello! gần gũi trong nền văn hóa của người Anh. Với tỉ lệ 100% Người Việt thường sử dụng ngôn ngữ chào hỏi rất đa SV chọn phương án là câu chào hỏi chứ đây không phải dạng và phụ thuộc nhiều vào các bối cảnh, tình huống giao là những câu hỏi thông thường hằng ngày mà họ sử dụng tiếp khác nhau. Do hạn chế về mặt thời gian và không gian trong giao tiếp. Ngược lại, SV Việt Nam lại cho rằng câu nên chúng tôi đã tiến hành khảo sát các đối tượng bằng cách hỏi 4, 5 là những câu hỏi với tỉ lệ chọn khá cao (75%; 85%). phỏng vấn ngẫu nhiên, quan sát các SV nước ngoài và Việt Một số ít SV cho rằng đó là câu hỏi hoặc là lựa chọn cả hai Nam giao tiếp chào hỏi với nhau ở các tình huống, địa điểm phương án đưa ra. Bảng 1: Cách chào hỏi của người nước ngoài và người Việt Greeting Questions Both Vietnamese English (chào hỏi) (câu hỏi) (cả hai) TT (Tiếng Việt) (Tiếng Anh) V E V E V E 1 Bác có khỏe không ạ? How are you? 95% 100% 5% 0% 2% 0% 2 Bác đã ăn cơm chưa ạ? Have you had lunch yet? 91% 0% 7% 97% 9% 6% 3 Bác đi đâu đấy ạ? Where do you go? 89% 0% 10% 96% 5% 4% 4 Mọi người thế nào ạ? What is up everyone? 22% 100% 75% 0% 42% 0% 5 Hôm nay thế nào ạ? How is your day? 35% 100% 85% 0% 46% 0% 96 TẠP CHÍ KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
  6. Đinh Thị Bé, Đào Thùy Chi 2.4. Một số gợi ý có thể hiểu biết lẫn nhau, tránh bất đồng về ngôn ngữ sẽ gây a. Đối với SV ra nhiều sự mâu thuẫn không đáng có. - SV cần đọc thêm các sách báo nói về văn hóa để có một - Giảng viên sẽ tương tác và hỗ trợ cho SV tiếp cận đọc vốn sống đa dạng và có những cái nhìn tổng quan và khách những nguồn tài liệu đã được phân tích, đối chiếu so sánh quan. Hơn thế nữa, ngày này có rất nhiều nguồn tài liệu từ rõ ràng trong các tình huống một cách cụ thể từ các chuyên internet, các loại mạng xã hội và đặc biệt là điện ảnh cũng là gia nghiên cứu về văn hoá để từ đó rút ra được những kinh một trong những kênh truyền hình hấp dẫn và sinh động cho nghiệm sâu sắc quý báu cho mình. giới trẻ nói chung và SV nói riêng để tìm hiểu về văn hóa. - Giảng viên sẽ tạo ra những động lực hứng khởi để giúp - SV cần năng động hơn để tạo cho mình nhiều cơ hội SV chủ động và thấy yêu thích khi nghiên cứu, tìm tòi, học được du nhập và học tập với các SV nước ngoài để từ đó hỏi về văn hóa để họ nhận ra được giá trị quý báu khi tìm chúng ta có thể hiểu rõ hơn về nền văn hóa của nước bạn, hiểu giữa các nền văn hóa. có cái nhìn đúng đắn và sẽ hạn chế được những vấn đề về sốc văn hóa trong giao tiếp hằng ngày. 3. Kết luận - SV nên mạnh dạn đề xuất những câu hỏi của mình, Từ những dữ liệu phân tích ở trên, chúng ta thấy giao những thắc mắc hoặc là sự nhầm lẫn trong giao tiếp để thoa văn hóa là một trong những lĩnh vực rất thú vị và hấp chúng ta sẽ tìm được giải đáp sâu sắc hơn từ các chuyên gia dẫn. Chúng tôi đã so sánh được những điểm khác nhau và nghiên cứu về các nền văn hóa khác nhau trên thế giới, để giống nhau trong một số tình huống sử dụng của ngôn ngữ từ đó chúng ta có cơ hội được học tập và trau dồi về kiến chào hỏi trong tiếng Anh giữa SV Việt Nam nói chung và thức giao thoa văn hóa tốt hơn. SV Trường Đại học Điện lực nói riêng với SV nước ngoài. b. Đối với giảng viên Đặc biệt, trong phạm vi bài viết này, chúng ta khám phá - Khi bắt gặp những tình huống gây nhầm lẫn và gây sốc được sự đa dạng trong sử dụng ngôn ngữ của người Việt khi bởi SV giữa các nền văn hóa giao tiếp với nhau là điều những câu chào được thay thế bằng những câu hỏi rất đời không thể tránh khỏi thì giảng viên sẽ là người phải phân thường. Trong khi đó, nền văn hóa Anh lại được phân biệt tích và giải thích các tình huống đó một cách rõ ràng để SV khá cụ thể và rõ ràng trong các tình huống cụ thể đó. Tài liệu tham khảo [1] Hymes D.,(1966), Language in Culture and Society, [4] Hudson R.A. ,(1990), Sociolinguistics, CUP. HaPrper Interactional Edition. [5] Cook G. ,(1990), Discorse, OUP. [2] Geis M.,(1998), Speech Acts and Conversational [6] Nguyễn Quang, (2002), Giao tiếp và giao tiếp giao văn interaction, Cup. hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [3] Kramsch C. ,(1998), Language and Culture, Oxford University Press. DIFFERENCES IN ENGLISH GREETING CULTURE IN BETWEEN FOREIGN STUDENTS AND STUDENTS AT ELECTRIC POWER UNIVERSITY Dinh Thi Be1, Dao Thuy Chi2 ABSTRACT: Language plays an important role in our lives. Language is not only 1 Email:bedt@epu.edu.vn a communication tool but also an exchange between cultures. It is difficult to 2 Email: chidt@epu.edu.vn imagine how we will live without language. Language is a sign of distinguishing Electric Power University between humans and animals. People use language to communicate 235 Hoang Quoc Viet, Tu Liem, Hanoi, Vietnam expressing ideas, thoughts, and feelings (love-hate, anger or friendliness), in a language one factor that plays a very important role is cultural interference. Cross-Cultural communication is one of the most interesting fields where we offer similarities and differences between cultures. Together they converges in language diversely among countries around the world. Although this cultural issue have been successfully studied so far, its use is not effective yet and it is confusing. Therefore, in this paper, the author only presents some confusing situations of university students in general, and students at Electric Power University in particular compared with foreign students. The purpose of this research is to limit the misunderstanding as well as to avoid the shocking situations that occurs during the intercultural communication KEYWORDS: Cultural interference; Greetings in English; foreign students; Electric Power University. Số 14 tháng 02/2019 97
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1