intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng của thực vật bậc cao có mạch tại vùng núi Viên Nam thuộc Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

58
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu mô tả, đánh giá các kiểu thảm thực vật trong phạm vi nghiên cứu. Xây dựng danh lục các loài và đánh giá tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch ở khu vực nghiên cứu. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết của luận văn này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu tính đa dạng của thực vật bậc cao có mạch tại vùng núi Viên Nam thuộc Vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội)

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------------- LÊ ANH VINH NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH TẠI VÙNG NÚI VIÊN NAM THUỘC VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ (HÀ NỘI) LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI NĂM 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------------- LÊ ANH VINH NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH TẠI VÙNG NÚI VIÊN NAM THUỘC VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ (HÀ NỘI) Chuyên ngành Lâm học Mã số:: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS- TSKH . NGUYỄN NGHĨA THÌN HÀ NỘI NĂM 2011
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------------- LÊ ANH VINH NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH TẠI VÙNG NÚI VIÊN NAM THUỘC VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ (HÀ NỘI) Chuyên ngành Lâm học Mã số:: 60.62.60 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS- TSKH . NGUYỄN NGHĨA THÌN HÀ NỘI, NĂM 2011
  4. Luận văn được hoàn thành tại: Khoa sau đại học Trường đại học lâm nghiệp NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TSKH. NGUYỄN NGHĨA THÌN NGƯỜI PHẢN BIỆN 1 : ............................................................................................. ............................................................................................ NGƯỜI PHẢN BIỆN 2 : .............................................................................................. ............................................................................................... NGƯỜI PHẢN BIỆN 3 : ................................................................................................ .............................................................................................. Luận vặ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn theo qyuết định số .... ngày ... Tháng ... năm 2011 họp tại: Trường Đại học Lâm nghiệp Vào hồi : ... giờ ngày .... tháng ... năm 2011 Có thể tìm hiểu luận văn tại : Thư viện – Trường Đại học Lâm nghiệp
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC PHIẾU HỌC VIÊN 1. Họ và tên : LÊ ANH VINH 2. Ngày sinh : 02 - 8 - 1976 . Nơi sinh : Thanh oai - Hà Nội 3. Lớp : Cao học 17B - Lâm học. Khoá : 17 4. Chức vụ, đơn vị công tác : Hạt kiểm lâm - Vườn Quốc Gia Ba Vì 5. Địa chỉ cơ quan : Xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì ,Thành phố Hà Nội 6. Địa chỉ nhà riêng: Tập thể Trường THPT Xuân Khanh, Phường Xuân Khanh, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội 7. Điện thoại : Cơ quan : 0433881083 Di động : 0982020043 Học viên Lê Anh Vinh
  6. 1 MỞ ĐẦU Theo các nhà khoa học, trên trái đất của chúng ta đã trải qua 5 lần diệt chủng và lần gần đây nhất là 65 triệu năm về trước. Đó là sự diệt chủng của Khủng long là một ví dụ sinh động và sẽ có thể có một cuộc diệt chủng thứ 6 xảy ra là: sự mất đa dạng sinh học, mà nguyên nhân chính lại do chính con người chúng ta gây ra. Cuộc sống của chúng ta liên quan mật thiết đến nguồn tài nguyên mà trái đất đã cung cấp: không khí mà chúng ta thở, thức ăn mà chúng ta ăn, giọt nước mà chúng ta uống đều có từ “đa dạng sinh học”. Nhưng hiện nay với sự khai thác quá mức và không khoa học của mình, con người phải đứng trước một thử thách hết sức gay go, đó là sự gia tăng mất mát về các loài động vật, thực vật. Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất mà khó có thể tái tạo được trên thế giới, nó là cơ sở của sự sống còn, thịnh vượng và phát triển bền vững của loài người. Sự mất mát về đa dạng sinh học dẫn đến làm mất trạng thái cân bằng của môi trường sinh thái kéo theo những thảm họa mà loài người đang phải gánh chịu, đặc biệt trong những năm gần đây, như động đất, sóng thần, lũ lụt, hạn hán, gió bão, cháy rừng, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, ngày càng xuất hiện nhiều căn bệnh hiểm nghèo... Đó là hậu quả của việc mất đa dạng sinh học. Chính vì thấy được tầm quan trọng to lớn đó mà nhiều quốc gia trên thế giới đã tham gia ký công ước quốc tế về vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học được thông qua hội nghị thượng đỉnh ở Rio de Janeiro (Braxin, 1992). Theo công ước này thì bảo tồn sinh học là cái mốc đánh dấu sự cam kết của các Quốc gia trên thế giới về nguồn tài nguyên sinh vật và nguồn lợi thu được phải được phân chia công bằng.
  7. 2 Hệ thực vật của chúng ta rất đa dạng và phong phú về thành phần loài; nhiều nhà khoa học đã dự đoán ở nước ta có khoảng 12000 loài thực vật bậc cao có mạch: chỉ tính riêng 3 tập Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1991-1993) đã vẽ hình và miêu tả được 10580 loài thực vật bậc cao có mạch . Ngoài ra có rất nhiều công trình nghiên cứu được công bố : 273 loài thú, 773 loài chim, 180 loài bò sát và hàng nghìn loài động vật không xương sống khác và còn nhiều loài chưa được phát hiện, ngay cả những loài có kích thước lớn mà các nhà khoa học mới phát hiện trong những năm gần đây Thế nhưng, do hậu quả của chiến tranh kéo dài, du canh, du cư, phát nương làm rẫy và một thời gian dài khai thác không hợp lý của các lâm trường quốc doanh và quân đội, người dân sống gần rừng... nên diện tích rừng ở nước ta đã bị giảm đi một cách nhanh chóng. Theo P. Maurand (1943), vào năm 1943 có khoảng 40,7% diện tích cả nước được rừng che phủ (13,5 triệu ha), song tỷ lệ này đã giảm xuống còn 27,1% vào năm 1980 và 26,2% vào năm 1985 (Bộ Lâm nghiệp, 1991), báo cáo về tình hình Lâm Nghiệp của Lê Huy Ngọ ở kỳ họp thứ XIII-Quốc Hội khoá X, ngày 30 /11/2000 thì: Độ che phủ ở nước ta đã đạt 33% tương đương với độ che phủ của năm 1975,năm 2009 công bố của Bộ NN&PTNT thì rừng ở Việt Nam có độ che phủ đạt 39,1%. Ước tính có khoảng trên dưới 100.000 ha rừng bị mất đi mỗi năm. Như vậy độ che phủ nằm dưới mức độ an toàn sinh thái. Hơn nữa rừng lại không được phân bố đồng đều như vùng Tây Bắc, lưu vực của một số con sông, mà độ che phủ của rừng giảm đi một cách nghiêm trọng (12%). Hiện nay rừng tập trung nhiều ở các khu bảo tồn và Vườn Quốc gia. Việt Nam là một trong những nước thực hiện công ước đa dạng sinh học đó bằng sự ra đời của các Vườn Quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên .Trong sự nghiệp bảo vệ đa dạng sinh học ở các Vườn Quốc gia và các khu bảo tồn là hết sức quan trọng mang tính chiến lược hàng đầu của công cuộc
  8. 3 bảo vệ sự sống còn của nhân loại. Vườn Quốc gia Ba Vì được thành lập năm 1991 và vùng núi Viên Nam là phần được mở rộng sang tỉnh Hòa Bình năm 2003 của Chính phủ cũng không nằm ngoài mục đích ấy. Các Vườn Quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên muốn thực hiện được nhiệm vụ cao cả ấy thì điều quan trọng hàng đầu là phải đánh giá được tính đa dạng sinh học một cách đầy đủ. Để dựa trên sơ sở đó đưa ra được các biện pháp bảo tồn các loài quý hiếm, các loài có nguy cơ diệt chủng, hay các hệ sinh thái một cách có hiệu quả nhất. Mặc dù Vườn Quốc gia Ba vì được sự quan tâm của Chính phủ và các tổ chức quốc tế đã và đang thực hiện các Chương trình nghiên cứu khoa học, điều tra tài nguyên rừng, lên danh lục Động-Thực vật, Chương trình phục hồi sinh thái... Bước đầu cũng đánh giá được giá trị, tiềm năng và ý nghĩa của một Vườn Quốc gia đặc trưng cho hệ sinh thái rừng . Song một số nội dung quan trọng chưa được thực hiện một cách có hệ thống, đó là đánh giá đa dạng sinh học về các taxon phân loại một cách chính xác, đánh giá sự đa dạng về công dụng của các loài để dựa trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp bảo tồn thích hợp. Vùng núi Viên Nam thuộc Vườn Quốc gia Ba Vì (Hà Nội) là phần được Thủ tướng chính phủ quyết định cho mở rộng sang tỉnh Hoà Bình năm 2003, cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu nào. Từ nhận thức và yêu cầu thực tiễn cấp bách đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tính đa dạng thực vật bậc cao có mạch tại vùng núi Viên Nam thuộc Vườn Quốc gia Ba Vì ( Hà Nội) .”
  9. 4 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT 1.1. Quan điểm nhận thức về đa dạng sinh học Đa dạng sinh học là môn khoa học được nhiều người trên thế giới và trong nước quan tâm trong những năm gần đây. Vấn đề bảo vệ đa dạng sinh học đang trở nên bức xúc và được các quốc gia đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên những quan điểm, khái niệm về đa dạng sinh học vẫn chưa đầy đủ, chưa rõ ràng cần phải thống nhất. Trong cuốn “Kế hoạch hành động đa dạng Việt Nam”, 1992 cũng có nêu khái niệm về đa dạng sinh học như sau:“Là tập hợp tất cả sự sống trên hành tinh của chúng ta, bao gồm tổng số các loài động vật, thực vật, tính đa dạng và sự phong phú trong từng loài, tính đa dạng của hệ sinh thái trong các cộng đồng sinh thái khác nhau hoặc là tập hợp các loài sống ở các vùng khác nhau trên thế giới với các hoàn cảnh khác nhau”. Định nghĩa này tuy đã nêu lên được các thành phần đa dạng từng loài, đa dạng giữa các loài, đa dạng về hệ sinh thái, nhưng định nghĩa này còn dài và chưa cụ thể. Khi đọc, làm cho chúng ta dễ nhầm giữa tính phong phú và tính đa dạng của loài, mặt khác định nghĩa này chỉ đề cập đến động vật và thực vật, chưa đề cập đến các quần xã sinh vật khác cũng không kém phần quan trọng, đó là vi sinh vật, nấm, tảo... Trong tác phẩm “Đa dạng cho sự phát triển” của Viện tài nguyên gen và Thực vật quốc tế (IPGRI), thì đa dạng sinh học được định nghĩa như sau:“Đa đạng sinh học là sự biến dạng trong cơ thể sống và các phức hệ sinh thái mà chúng sống. Đa dạng sinh học có 3 mức độ là đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng về hệ sinh thái”. Với định nghĩa này thì đã đề cập tới ba mức độ về đa dạng đó là đa dạng về
  10. 5 gen, về loài và về hệ sinh thái. Song vẫn còn chung chung vì vẫn chưa đề cập tới không gian và môi trường sống của sinh vật”. Trong công ước về bảo tồn đa dạng sinh học được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh toàn cầu ở Rio de Janeiro (Brazin, 1992) đã định nghĩa đa dạng sinh học như sau:“Đa dạng sinh học là các dạng sinh vật khác nhau ở tất cả mọi nguồn, bao gồm hệ sinh thái trên đất liền, trên biển và trên các hệ sinh thái nước khác, sự đa dạng thể hiện trong từng loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái” .Định nghĩa này đã khá đầy đủ và rõ ràng, đó là đa dạng sinh học thể hiện ở ba mức độ: + Đa dạng về gen + Đa dạng về loài. + Đa dạng về hệ sinh thái. Trong cuốn “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” của Nguyễn Nghĩa Thìn định nghĩa như sau:“Đa dạng sinh vật là toàn bộ các dạng khác nhau của cơ thể sống trên trái đất, các sinh vật phân cắt đến các động vật, thực vật ở cạn cũng như ở dưới nước, từ mức độ phân tử ADN đến các quần thể sinh vật, kể cả xã hội loài người. Môn học nghiên cứu về tính đa dạng đó được gọi là Đa dạng sinh học”. Vậy đa dạng sinh học cũng được chia ra ba cấp: + Đa dạng di truyền: Thể hiện đa dạng về nguồn gen và genotyp nằm trong mỗi loài. Phân biệt mỗi loài trước hết qua bộ nhiễm sắc thể (hình thái ngoài). Mỗi một loài có số thể nhiễm sắc hay một bản đồ thể nhiễm sắc khác nhau... + Đa dạng về loài: Đa dạng loài thể hiện bằng số loài khác nhau sinh sống trong một vùng nhất định. + Đa dạng hệ sinh thái: Đa dạng hệ sinh thái thể hiện sự khác nhau của các kiểu quần xã sinh vật tạo nên. Các sinh vật ở các điều kiện sống (đất, nước,
  11. 6 khi hậu, địa hình...) nằm trong mối quan hệ tương hỗ tác động lẫn nhau tạo thành các hệ sinh thái và các nơi ở. Như vậy xã hội loài người càng văn minh và phát triển thì quan niệm về đa dạng sinh học càng được nâng cao và hoàn thiện hơn. 1.2. Những nghiên cứu về đa dạng sinh học từ thế kỷ 18 đến nửa thế kỷ 20 ở Việt Nam Ngoài những tác phẩm cổ điển của Loureiro (1790) của Pierre (1879-1907), từ những năm đầu thế kỷ đã xuất hiện một công trình nổi tiếng, là nền tảng cho việc đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam, đó là bộ thực vật chí đại cương Đông Dương do Lecomte chủ biên (1907-1952). Trong công trình này các tác giả người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khoá mô tả các loài thực vật có mạch trên toàn bộ lãnh thổ Đông Dương. Tiếp theo Humbert chủ biên (1938-1950) đã bổ sung, chỉnh lý để hoàn thiện việc đánh giá thành phần loài cho toàn vùng và gần đây nổi bật nhất là bộ thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam do Aubreville khởi xướng và cùng nhiều tác giả khác chủ biên (1960-1997). Đến nay Aubreville đã công bố 29 tập nhỏ gồm 74 họ cây có mạch nghĩa là chưa đầy 20% tổng số họ đã có. Năm 1965 PocsTamas đã thống kê được ở miền Bắc có 5190 loài và năm 1969 Phan Kế Lộc thống kê và bổ sung nâng số loài ở miền Bắc lên 5609 loài, 1660 chi và 140 họ (xếp theo hệ thống Engler). Trong đó có 5069 loài thực vật Hạt kín và 540 loài thuộc các ngành còn lại. Song song với sự thống kê đó ở miền Bắc từ 1969-1976 cho xuất bản bộ cây cỏ thường thấy ở Việt Nam gồm 6 tập do Lê Khả Kế chủ biên và ở miền Nam Phạm Hoàng Hộ công bố hai tập cây cỏ miền Nam Việt Nam giới thiệu 5326 loài, trong đó có 60 loài thực vật Bậc thấp và 20 loài Rêu còn lại 5246 loài thực vật có mạch. Trên cơ sở bộ thực vật chí Đông Dương, Thái Văn Trừng (1978) đã thống kê
  12. 7 ở Việt Nam có 7004 loài, 1850 chi và 289 họ,bao gồm ngành Hạt kín có 3366 loài (90,9%), 1727 chi (93,4%) và 239 họ (82,7%) trong hệ thực vật Việt Nam; ngành Dương Xỉ và họ hàng Dương Xỉ có 599 loài (8,6%), 205 chi (5,57%) và 42 chi (14,5%), ngành Hạt trần 39 loài (0,5%), 18 chi (0,9%) và 8 họ (2,8%) trong hệ thực vật Việt Nam. Để phục vụ công tác khai thác tài nguyên viện điều tra qui hoạch rừng đã công bố 7 tập cây gỗ rừng Việt Nam (1971-1989) đã gới thiệu khá chi tiết cùng với hình vẽ, đến 1996 công trình đã được dịch ra tiếng Anh do Vũ Văn Dũng chủ biên. Trần Đình Lý và tập thể (1993) công bố 1900 cây có ích ở Việt Nam[13], Võ Văn Chi (1997) công bố Từ điển cây thuốc Việt Nam[4]. Trong thời gian gần đây hệ thực vật Việt Nam đã được hệ thống lại bởi các nhà thực vật Liên Xô và Việt Nam đăng trong Vascular Plants Synopsis of Vietnamese Flora tập 1-2 (1996) và tạp chí sinh học 1994 và số 4 (chuyên đề) 1995, lần lượt đã chỉnh lý, bổ sung các họ của hệ thực vật Việt Nam Đáng chú ý nhất phải kể đến bộ cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (1991- 1993) xuất bản tại Canada và đã được tái bản có bổ sung tại Việt Nam trong hai năm gần đây. Đây là bộ danh sách đầy đủ nhất và dễ sử dụng nhất góp phần đáng kể cho khoa học thực vật học ở Việt Nam. Bên cạnh đó một số họ riêng biệt đã được công bố như Orchidaceae Đông Dương của Seidenfaden (1992), Orchidaceae Việt Nam của Averianov (1994), Euphorbiaceae Việt Nam của Nguyễn Nghĩa Thìn (1999), Annonaceae Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (2000). Đây là những tài liệu quan trọng nhất làm cơ sở cho việc đánh giá về đa dạng phân loại thực vật Việt Nam. Bên cạnh những công trình mang tính chất chung cho cả nước hay ít ra một nửa đất nước, có nhiều công trình nghiên cứu khu hệ thực vật từng vùng được công bố chính thức như hệ thực vật Tây Nguyên đã công bố 3754 loài thực vật có mạch do Nguyễn Tiến Bân, Trần Đình Đại, Phan Kế Lộc chủ biên
  13. 8 (1984); danh lục thực vật Phú Quốc của Phạm Hoàng Hộ (1985) công bố 793 loài thực vật có mạch trong một diện tích 592 km2; Lê Trần Chấn, Phan Kế Lộc, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nông Văn Tiếp (1990) hệ thực vật Lâm Sơn, Lương Sơn, Hà Sơn Bình trên một diện tích nhỏ 15km2 đã thống kê 1261 loài thực vật bậc cao có mạch 698 chi và 178 họ; Danh lục thực vật Cúc Phương do Nguyễn Nghĩa Thìn chủ biên (1992) có 1942 loài, 228 họ thuộc 7 ngành trong đó có 127 loài Rêu và được bổ sung sửa chữa và tái bản năm 1997 do Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ công bố, nâng số loài lên 1983 loài, 915 chi và 229 họ trên một diện tích 220 km2; Phan Kế Lộc, Lê Trọng Cúc (1997) đã giới thiệu danh lục thực vật lưu vực sông Đà; Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời (1998) đã giới thiệu danh lục thực vật vùng núi cao Sa Pa-Phan Si Pan gồm 2024 loài thực vật bậc cao có mạch, 771 chi, 200 họ thuộc 6 ngành. Trên cơ sở các bộ thực vật chí, các danh lục thực vật của từng vùng, việc đáng giá tính đa dạng hệ thực vật của cả nước hay từng vùng cũng đã được các tác giả đề cập đến dưới các mức độ khác nhau, trên những nhận thức khác nhau. Về đa dạng các đơn vị phân loại: Trên phạm vi cả nước Nguyễn Tiến Bân (1990) đã thống kê và đi đến kết luận thực vật Hạt kín trong hệ thực vật Việt Nam có 8500 loài, 2050 chi trong đó lớp Hai lá mầm 1590 chi và trên 6300 loài và lớp Một lá mầm 460 chi với 2200 loài. Phan Kế Lộc (1996) đã tổng kết hệ thực vật Việt Nam có 9628 loài cây hoang dại có mạch, 2010 chi, 291 họ, 733 loài cây trồng, như vậy tổng số loài lên tới 10361 loài, 2256 chi, 305 họ chiếm 4%, 15% và 57% tổng số các loài, chi và họ của thế giới, ngành Hạt kín chiếm 92,47% tổng số loài, 92,48% tổng số chi và 85,57% tổng số họ, ngành Dương xỉ kém đa dạng hơn theo tỷ lệ 6,45%, 6,27%, 9,97% về loài, ngành Thông đất đứng thứ 3 (0,58%), tiếp đến là ngành Hạt trần (0,47%) còn hai ngành còn lại không đáng kể về chi và họ ngành Hạt Trần đứng thứ 3
  14. 9 (0,90%; 2,75%) tiếp đến ngành Thông đất (0,25%; 1,03%), còn 2 ngành còn lại tương tự nhau. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997) đã tổng hợp và chỉnh lý các tên theo hệ thống Brummitt (1992) đã chỉ ra hệ thực vật Việt Nam có 11178 loài, 2582 chi, 395 họ thực vật bậc cao và 30 họ có trên 100 chi, 5732 loài chiếm 51,3% tổng số loài của hệ thực vật. Về đánh giá đa dạng phân loại theo từng vùng: Được mở đầu các công trình của Nguyễn Nghĩa Thìn (1992-1994) về đa dạng thực vật Cúc Phương, tiếp theo là Phan Kế Lộc (1992) về cấu trúc hệ thực vật Cúc Phương, Lê Trần Chấn, Phan Kế Lộc, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nông Văn Tiếp (1994) về đa dạng hệ thực vật Lâm Sơn (Hoà Bình). Từ năm 1995-2002, ngoài các cuốn sách đã công bố cùng Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Bá Thụ: "Tính đa dạng thực vật Cúc Phương" (1976) và cùng Nguyễn Thị Thời công bố cuốn "Đa dạng thực vật có mạch vùng núi cao Sa Pa-Phan Si Pan (1998) Nguyễn Nghĩa Thìn và một số tác giả khác công bố một số loạt bài báo về đa dạng về thành phần thực vật ở các Vườn Quốc gia Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên và các khu bảo tồn vùng núi đá vôi Hoà Bình, khu bảo tồn Na Hang ở vùng mỏ vàng Bồng Miêu, Tam Kỳ, Quảng Nam Đà Nẵng, vùng núi cao Phan Si Pan, vùng ven biển Nam Trung Bộ, và khu bảo tồn Pù Mát, vùng núi đá vôi Phong Nha, VQG Bến En. Qua quá trình nghiên cứu, Tác giả đã công bố cuốn “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” nhằm hướng dẫn cách đánh giá tính đa dạng thực vật của vùng nghiên cứu cho các Vườn Quốc gia và khu bảo tồn trong cả nước. Đó là những tài liệu nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn của các Vườn Quốc gia và khu bảo tồn ở Việt Nam. Về đa dạng quần xã thực vật trên phạm vi cả nước: Phải kể đến công trình nổi tiếng của Thái Văn Trừng (1963-1978) về thảm thực vật Việt Nam. Trên quan điểm sinh thái phát sinh, tác giả đã phân chia thảm thực vật Việt Nam thành
  15. 10 các kiểu, kiểu phụ, kiểu trái và thấp nhất các ưu hợp. Trong các yếu tố phát sinh thì khí hậu là yếu tố phát sinh ra kiểu thực vật và con người là yếu tố phát sinh của các kiểu phụ, kiểu trái và ưu hợp, địa lý, địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, khu hệ thực vật. Đối với miền Nam có công trình thảm thực vật nam Trung bộ của Schmid (1974). Ngoài điều kiện khí hậu với chế độ thoát nước khác nhau, các tiêu chuẩn phân biệt các quần xã là sự phân hoá khí hậu, thành phần thực vật đai cao. Tác giả xác nhận các loài thuộc hệ thực vật Malêzi ở đai thấp dưới 600m còn các loài thuộc hệ thực vật Bắc Việt Nam-Nam Trung Hoa ở đai trên 1200 m, từ 600-1200 m được coi là đai chuyển tiếp. ở miền Bắc có công trình của Trần Ngũ Phương (1970) đã chia các đai trên cơ sở độ cao, sau đó kiểu dựa vào điều kiện địa hình và tính chất sinh thái, các kiểu khu vực dựa vào thành phần thực vật. Năm 1995, Nguyễn Văn Thường đã xây dựng bản đồ thảm thực vật Bắc Trung bộ đã chia 4 vùng sinh thái chính căn cứ vào độ cao so với mặt biển: < 700 m nhiệt đới ẩm, < 700 m nhiệt đới ẩm có 1/ 2 mùa khô, < 700 m hơi khô có mùa mưa rõ và 800  1500 m nhiệt đới ẩm có thể nói đó là công trình lớn nhất về thảm thực vật Việt Nam. Mãi năm 1985 theo cách phân loại mới của UNESCO (1973) Phan Kế Lộc đã vận dụng thang phân loại đó để phân loại thảm thực vật Việt Nam thành 5 lớp quần hệ, 15 dưới lớp, 32 nhóm quần hệ, 77 quần hệ khác nhau. Cách phân loại đó đã được Nguyễn Nghĩa Thìn áp dụng (1994-1996). Việc đánh giá các quần xã thực vật cho từng vùng như Phan Kế Lộc, Trần Văn Thụy (1995) về thảm thực vật tỉnh Thanh Hoá. Đối với rừng đặc dụng: Năm 1995 Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ và Trần Văn Thụy đã nghiên cứu các quần xã thực vật và xây dựng bản đồ thảm thực vật Vườn Quốc gia Cúc Phương, cùng năm có một số thông báo của Vũ
  16. 11 Văn Dũng về các kiểu thảm thực vật ở khu bảo tồn Vũ Quang, của Lê Xuân ái về các kiểu thảm thực vật Côn Đảo, của Nguyễn Duy Chuyên về các kiểu thảm thực vật ở các khu bảo tồn và Vườn Quốc gia các tỉnh miền Nam Việt Nam, của Trần Ngọc Bút về các kiểu thảm thực vật Vườn Quốc gia Cát Bà, Lê Đức Giang về các kiểu thảm thực vật Vườn Quốc gia Bến En, của Huỳnh Văn Kéo về các kiểu thảm thực vật Vườn Quốc gia Bạch Mã, của Võ Văn Bền về các kiểu thảm thực vật đảo Phú Quốc, của Đặng Huy Huỳnh, Nguyễn Xuân Đặng, Lê Văn Chiêm về các kiểu thảm thực vật Vườn Quốc gia Nam Cát Tiên, Đỗ Minh Tiến về các kiểu thảm thực vật khu bảo tồn Tam Đảo, Bùi Văn Định, Cao Văn Sung, Phạm Đức Tiến về các kiểu thảm thực vật Vườn Quốc gia Ba Bể. Những năm gần đây 1998 Nguyễn Nghĩa Thìn và Nguyễn Thị Thời giới thiệu về các kiểu thảm thực vật vùng Sa pa-Phan Si Pan, Kim J.W., Nguyễn Nghĩa Thìn (1998), Nguyễn Nghĩa Thìn (1999) về các kiểu thảm ở Vườn Quốc gia Cát Bà. 1.3. Những nghiên cứu gần đây: GS.TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn (2006) “Đa dạng thực vật Khu bảo tồn thiên nhiên Na hang Tỉnh Tuyên Quang”. Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội đã xác định được 1162 loài thuộc 614 chi, 159 họ của 4 ngành. PGS.TSKH. Lê Xuân Huệ, TS. Trần Huy Thái (2009): “Điều tra đánh giá đa dạng sinh học của một số nhóm sinh vật của Khu bảo tồn thiên nhiên Copia (Sơn La) và đề xuất các giải pháp để quản lý bảo tồn”.Viên sinh thái và tài nguyên sinh vật(Viện khoa học và công nghệ Việt Nam), đã xác định được 610 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 415 chi của 149 họ gồm 5 ngành Phạm Thị Kim Dung(2009): “Phân tích sự đa dạng của hệ thực vật bậc cao có mạch ở khu bảo tồn thiên nhiên Fù Huống, Tỉnh Nghệ An làm cơ sở cho công tác bảo tồn”.Khoá luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy, ngành sinh học, khoa sinh học, Trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội, đã
  17. 12 thống kê được 1124 loài thuộc 585 chi và 166 họ thực vật của 5 ngành thực vật bậc cao có mạch v.v... 1.4.Ở Vườn Quốc gia Ba vì: Vườn quốc gia Ba vì được đặc trưng là một diện tích rừng điển hình nhất Việt Nam. - Hoàng Hoa Quế (1997) “ Nghiên cứu tính đa dạng cây gỗ vùng núi cao ở Vườn Quốc Gia Ba Vì”, Luận án thạc sỹ khoa học Lâm Nghiệp, Trường Đại Học Lâm Nghiệp đã xác định được 221 loài cây gỗ thuộc 125 chi và 51 họ của 2 ngành thực vật…. - Trần Văn Ơn (2000) “Bảo tồn cây thuốc của dân tộc Dao ở Vườn Quốc Gia Ba Vì”.Luận án Tiến Sỹ, Trường Đại học Dược Hà Nội. Đã xác định được 500 loài cây có giá trị làm thuốc cần phải bảo tồn tại Vườn Quốc Gia Ba Vì của dân tộc Dao v.v.. Núi Viên Nam là phần mở rộng, đến nay chưa có một nghiên cứu nào chuyên về thực vật ở khu vực này. Đây cũng chính là lý do để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
  18. 13 Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 2.1. Mục tiêu của đề tài: - Mô tả, đánh giá các kiểu thảm thực vật trong phạm vi nghiên cứu. - Xây dựng danh lục các loài và đánh giá tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch ở khu vực nghiên cứu. 2.2. Nội dung nghiên cứu: Để đáp ứng mục tiêu trên chúng tôi thực hiện các nội dung sau: - Nghiên cứu các kiểu thảm thực vật vùng nghiên cứu - Nghiên cứu đa dạng về thành phần loài, chi, họ và đánh giá tính đa dạng của nó. - Đa dạng về thành phần - Đa dạng về giá trị tài nguyên + Tài nguyên cây có ích + Tài nguyên về nguồn gen 2.3. Phương pháp nghiên cứu. 2.3.1. Phương pháp kế thừa. - Kế thừa có phê phán các kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đây. 2.3.2. Phương pháp điều tra thực địa. - Áp dụng phương pháp điều tra thực địa được Nguyễn Nghĩa Thìn giới thiệu trong cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh học (1997), và hệ sinh thái rừng nhiệt đới (2004).
  19. 14 Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu Để thu mẫu một cách đầy đủ và đại diện cho một khu nghiên cứu, chúng ta không thể đi hết các điểm trong khu nghiên cứu, vì thế việc chọn tuyến và địa điểm thu mẫu là hết sức cần thiết. Dựa vào bản đồ hiện trạng và đặc điểm địa hình, thiết lập các tuyến thu mẫu sao cho tuyến đường đi phải xuyên qua các môi trường sống của khu nghiên cứu, nghĩa là các tuyến đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu nghiên cứu. Từ tuyến chính, các tuyến phụ theo kiểu xương cá được mở về hai phía và đi qua các quần xã khác nhau. Trung bình 1,5 km chiều dài của tuyến chính lại có 2 tuyến phụ được mở ra. Trên mỗi tuyến, tiến hành điều tra tất cả các loài thực vật bậc cao có mạch nằm ở phạm vi 10m mỗi bên. Trên các tuyến thu mẫu nói trên, chọn những điểm chốt, tức là những điểm đặc trưng nhất để đặt các ô tiêu chuẩn. Sau khi xác định vị trí ô tiêu chuẩn, dùng dây nylon có màu để định vị các ô. Trong mỗi ô tiêu chuẩn có kích thước 50m x 40m (0,2 ha), tiến hành điều tra tất cả các loài thực vật bậc cao có mạch nằm trong phạm vi của ô. Phương pháp thu mẫu Để thu mẫu, hiện nay, nên dùng túi polyetylen để đựng mẫu mà không dùng cặp gỗ dán như trước đây vì vừa cồng kềnh, vừa khó bảo quản, cần có sổ ghi chép riêng, dây buộc, kéo cắt cành, nhãn, kim chỉ, bút chì (2B), cồn, giấy báo. Nguyên tắc thu mẫu: - Mỗi mẫu phải có đầy đủ các bộ phận, nhất là: cành, lá, hoa và cả quả càng tốt (đối với cây lớn) hay cả cây đối với cây thân thảo. - Mỗi cây thu từ 3 – 5 mẫu còn mẫu cây thân thảo thì tìm các mẫu giống nhau và cũng thu với số lượng trên để vừa nghiên cứu các biến dạng của loài, vừa
  20. 15 để trao đổi. - Các mẫu thu trên cùng một cây thì cùng đánh một số hiệu mẫu. Có hai cách đánh số phổ biến hiện nay: đánh từ 1 trở đi kể từ khi thu mẫu đầu tiên cho đến hết sự nghiệp làm nghiên cứu khoa học hoặc đánh số theo năm tháng không phụ thuộc vào các đợt thu mẫu trước đó. Ví dụ: đợt nghiên cứu vào ngày 25 tháng 7 năm 2011, đánh số 25072011 là gốc và sau đó lần lượt ghi tiếp từ số 1 trở đi. Cách này tiện lợi là không cần phải nhớ số trước đó mà thu đợt nào đánh số đợt đó và qua số đó có thể nhận biết được thời gian thu mẫu. - Khi thu phải ghi chép ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên như đặc điểm vỏ cây, kích thước cây, nhất là các đặc điểm dễ mất sau khi khô như màu sắc của hoa, quả, mùi vị,… - Thu và ghi chép xong cho vào túi polyetylen to mang về nhà mới làm mẫu. Việc cho vào túi polyetylen có lợi là gọn nhẹ, không bị va quệt khi băng qua rừng, mẫu giữ tươi lâu kể cả khi trời nắng to. Cần chú ý là khi cho mẫu vào túi phải nhẹ nhàng, nếu có hoa thì dùng lá của mẫu để bọc trước khi cho vào túi. Có thể dùng túi nhỏ và mỏng đựng riêng từng loài và buộc chặt tất cả các túi nhỏ đó cho vào túi to. Xử lý và bảo quản mẫu Hàng ngày, các mẫu thu cần được đeo nhãn ngay. Trên mỗi nhãn cần ghi chép: - Số hiệu mẫu: NT-25092011.01 - Địa điểm và nơi lấy (tỉnh, huyện, xã, mọc ven suối, thung lũng, sườn hay đỉnh núi hoặc đồi,…). - Ngày lấy mẫu. - Đặc điểm quan trọng: cây gỗ hay dây leo, độ cao, màu sắc lá, hoa, quả, lông,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2