« Home « Kết quả tìm kiếm

Soạn bài lớp 10: Thái phó Tô Hiến Thành


Tóm tắt Xem thử

- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Soạn bài: THÁI PHÓ TÔ HIẾN THÀNH.
- THÁI PHÓ TÔ HIẾN THÀNH (Trích Đại Việt sử lược).
- Mục đích của sử là ghi chép sự thật, nhằm cung cấp những sự kiện lịch sử của dân tộc và thể hiện quan điểm, thái độ của sử gia đối với các sự kiện, nhân vật lịch sử để đời sau học tập, suy ngẫm.
- Biên niên là lối viết sử theo trình tự thời gian, khác với kỉ sự là lối viết sử theo các sự kiện hoặc từng sự việc của nhân vật lịch sử..
- Viết sử theo lối biên niên nhưng đồng thời chú ý đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật lịch sử, tác giả Đại Việt sử lược đã tái hiện được chân dung Tô Hiến Thành với một nhân cách đáng kính..
- Vương đương ấu thơ, mọi việc lớn nhỏ đều giao cho Thái Phó Tô Hiến Thành.
- Thái hậu có ý phế Long Cán lập Long Sưởng, bèn hối lộ Lã Thị, vợ của Tô Hiến Thành, nhờ tác động để ông thuận theo ý mình, rồi lại trực tiếp gặp Tô Hiến Thành lấy danh lợi phú quý hòng mua chuộc..
- Tô Hiến Thành một lòng trung thành với cố thác của Tiên Vương, phò ấu chúa, nhất định không nghe theo.
- Thái hậu bất chấp pháp luật, triệu Bảo Quốc Vương Long Sưởng vào để tự lập làm vua nhưng Tô Hiến Thành đã cùng với triều thần kiên quyết dùng pháp luật để Thái hậu không thực hiện được mưu đồ..
- Khi Tô Hiến Thành ngã bệnh, chỉ có Tham tri chính sự Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ bên cạnh.
- Lúc bệnh của Hiến Thành đã nguy kịch, Thái hậu đến thăm và hỏi rằng khi ông mất, ai sẽ thay chức Tể tướng.
- Hiến Thành không vì tình riêng, tiến cử Trần Trung Tá vì đó mới là “ngay thần”.
- Thái hậu tuy khen Hiến Thành nhưng không nghe lời ông mà lấy Đỗ An Thuận coi việc triều chính..
- Bài Thái phó Tô Hiến Thành được trích từ tác phẩm lịch sử Đại Việt sử lược của một sử gia sống vào khoảng nửa cuối thế kỉ XIV.
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí 2.
- Nhận xét về nghệ thuật tạo kịch tính bất ngờ trong đoạn nói về việc Tô Hiến Thành tiến cử người thay mình..
- Kể việc Tô Hiến Thành ốm nặng, Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ còn Trần Trung Tá bận bịu nhiều việc nên không có lúc nào đến thăm.
- Cuộc đối thoại giữa Thái hậu và Tô Hiến Thành:.
- Khi Thái hậu hỏi “Nếu có mệnh hệ nào, ai thay ông.
- từ chuyện đã kể ở trước, theo lôgic thông thường, ai cũng nghĩ rằng Hiến Thành sẽ tiến cử Vũ Tán Đường.
- Nhưng bất ngờ Hiến Thành lại trả lời “chỉ có Trung Tá mà thôi”..
- Kịch tính lên đến cao điểm: Khi Thái hậu nhắc đến ân tình của Tán Đường đối với Hiến Thành, ai cũng nghĩ rằng hoặc là Hiến Thành sẽ thuận theo Thái hậu, hoặc là giải thích rằng Tán Đường không đủ khả năng để làm Tể tướng,… Nhưng bất ngờ Hiến Thành đáp:.
- “Thái hậu hỏi người thay thần, nên thần nói tới Trung Tá.
- Ở thời điểm kịch tính lên cao này, từ câu trả lời của Hiến Thành, bật ra ý nghĩa mỉa mai trước nghịch lí: Chọn người thay chức Tể tướng kiêm Thái phó hay chọn người hầu hạ, phụng dưỡng Tể tướng kiêm Thái phó?.
- Người viết đã chọn lựa đưa ra một cảnh huống có thật nhưng trái với suy đoán thông thường của người đời để khắc hoạ nổi bật tính cách nhân vật và ngụ ý những điều sâu xa về thời thế, nhân sinh..
- Viết sử biên niên tóm lược, tập trung vào việc khắc hoạ nhân vật Tô Hiến Thành, tác giả đã chọn hai thời điểm (1175 và 1179) cách nhau bốn năm, một mặt vẫn đảm bảo trình tự trước sau, mặt khác đó là những thời điểm diễn ra những sự kiện mà qua đó chân dung tinh thần nhân vật bộc lộ rõ nét..
- Tác giả không trực tiếp miêu tả tâm lí nhân vật, nhưng qua hành động, lời nói của nhân vật đã được lựa chọn để đưa ra, tính cách của nhân vật vẫn được bộc lộ..
- mọi việc triều chính đều uỷ thác cho Thái phó Tô Hiến Thành..
- Thái hậu Đỗ Thuỵ Châu muốn phế Long Cán, lập Long Sưởng – anh của Long Cán, lên ngôi..
- Long Cán và Long Sưởng đều là con đẻ của Thái hậu Thuỵ Châu.
- Phân tích hành vi của thái hậu trong việc ép Tô Hiến Thành phế Lí Long Cán..
- Thái hậu tiến hành từng bước lôi kéo Thái phó Tô Hiến Thành – người phù Long Cán và có vai trò rất lớn trong triều đình..
- Thái hậu hối lộ vợ Hiến Thành..
- Đánh vào tâm lí người nhiều tuổi, Thái hậu trực tiếp mua chuộc Tô Hiến Thành bằng việc đưa ra mồi danh vọng, phú quý..
- Thái hậu bất chấp pháp luật, triệu Bảo Quốc Vương Long Sưởng vào để tự lập làm vua..
- Như vậy, mặc dù hành động từng bước, từ tính toán xảo quyệt cho đến liều lĩnh, nhưng Thái hậu vẫn không đạt được âm mưu của mình.
- Đánh giá về nhân vật Tô Hiến Thành..
- Tô Hiến Thành trước mưu đồ phế lập của Thái hậu:.
- Tô Hiến Thành đã từng bước đánh bại âm mưu phế lập của Thái hậu.
- Khi Thái hậu mua chuộc vợ ông, Hiến Thành đã dùng đạo lí làm người, nhấn mạnh đến vai trò Tể tướng của mình và viện cả đến tín ngưỡng để thuyết phục vợ.
- Khi Thái hậu trực tiếp dùng mồi danh vọng, phú quý để dụ Hiến Thành, ông đã dùng lời lẽ của Khổng Tử về cách làm người (“Bất nghĩa mà được phú và quý, đó không phải là điều người trung thần nghĩa sĩ vui làm.
- và cách đối xử với người quá cố trong văn hoá ứng xử truyền thống (lời di chúc của Tiên Vương còn ở bên tai) để từ chối Thái hậu.
- Trước sự liều lĩnh, bất chấp của Thái hậu, Hiến Thành kiên quyết dùng luật pháp để giữ vững kỉ cương, không cho Thái hậu thực hiện mưu đồ tự phế lập..
- Tô Hiến Thành với việc chọn người thay thế mình:.
- Nếu như ở sự kiện trước, Tô Hiến Thành đã chứng tỏ đức chính trực, cương trung, “Phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất.
- Lựa chọn của Tô Hiến Thành không hề theo suy đoán thông thường.
- Về lí, chức Tham tri chính sự của Vũ Tán Đường to hơn chức Gián nghị đại phu của Trần Trung Tá.
- Về tình, Vũ Tán Đường luôn gần gũi, phụng dưỡng Hiến Thành.
- trong khi, vì bận bịu, khi Hiến Thành ốm, Trần Trung Tá không lúc nào đến thăm được.
- VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí xử của Hiến Thành một mực chỉ vì xã tắc, tuyệt đối vô tư, xuất phát từ tâm huyết của người có trách nhiệm đối với đất nước.
- Tô Hiến Thành vừa phải chịu áp lực lớn từ phía Thái hậu, vừa phải chịu áp lực từ chính chức trách Thái phó của mình.
- nhưng trong gia đình, Thái hậu lại là mẹ vua, mà con phải vâng lời cha mẹ là đạo lí.
- ở thời điểm câu chuyện diễn ra, vua còn quá nhỏ, Thái hậu nắm mọi quyền hành.
- như vậy, vai trò và trách nhiệm của Tô Hiến Thành càng trở nên nặng nề.
- Tô Hiến Thành quả là tấm gương sáng trong lịch sử, để người sau soi mình.