You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: / 2011/TT-BGDĐT
V/v: Đánh giá định kỳ quốc gia kết quả Hà Nội, ngày tháng năm 2011
học tập của học sinh phổ thông.

Dự thảo 3
QUYẾT ĐỊNH
Ban hành Thông tư Quy định về đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập
của học sinh phổ thông

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định về đánh giá định kỳ quốc gia
kết quả học tập của học sinh phổ thông.
Điều 2. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày … tháng … năm 2011.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục
và Đào tạo; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám
đốc các sở giáo dục và đào tạo chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

1
Nơi nhận: KT. BỘ TRƯỞNG
- Văn phòng Chủ tịch nước; THỨ TRƯỞNG
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo TƯ;
- UBVHGDTNTNNĐ của QH;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan trực thuộc CP;
Nguyễn Vinh Hiển
- Cục KtrVBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Kiểm toán nhà nước;
- Như Điều 3;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDTrH.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH
Về đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh phổ thông
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /2011/TT-BGDĐT
Ngày … tháng … năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Dự thảo 3
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định mục tiêu, quy mô, chu kỳ, thời điểm, khối lớp, nội
dung, môn học, phương pháp, công cụ, quy trình và kinh phí thực hiện đánh giá định
kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh phổ thông.
2. Văn bản này áp dụng đối với các cơ quan quản lý giáo dục và các trường tiểu
học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
3. Các đánh giá quốc gia thuộc khuôn khổ các Dự án về giáo dục phổ thông
cũng thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong văn bản này, một số từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

2
1. "Kết quả học tập" là mức độ đạt được của học sinh về kiến thức, kỹ năng so
với mục tiêu được qui định trong chương trình giáo dục phổ thông.
2. "Đánh giá định kỳ quốc gia" là hoạt động đánh giá ở cấp quốc gia theo chu
kỳ và không thuộc phạm vi đánh giá định kỳ quy định tại các văn bản hiện hành về
đánh giá, xếp loại học sinh phổ thông.
3. "Học sinh" trong văn bản này bao gồm tất cả các học sinh đang học tại các
trường phổ thông quy định tại khoản 2, Điều 1 của văn bản này.

Chương II
QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ KẾT QUẢ HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG

Điều 3. Mục tiêu đánh giá định kỳ quốc gia


1. Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo mục tiêu chương trình giáo dục
phổ thông nhằm góp phần điều chỉnh việc thực hiện chương trình giáo dục phổ
thông hiện hành và tạo cơ sở thực tiễn cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ
thông tiếp theo.
2. Xác định những nhân tố tác động đến kết quả học tập nhằm cung cấp thông
tin góp phần điều chỉnh các chính sách giáo dục hiện hành và xây dựng những chính
sách mới để phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông.
3. Cung cấp kết quả và phương thức đánh giá kết quả học tập cho các địa
phương để thực hiện các hoạt động đánh giá quy mô cấp tỉnh/thành phố trực thuộc
trung ương và cấp quận/huyện, tạo cơ sở cho hoạch định chính sách phát triển giáo
dục của các địa phương.
Điều 4. Quy mô, chu kỳ và thời điểm đánh giá
1. Việc đánh giá định kỳ quốc gia kết quả học tập của học sinh phổ thông được
thực hiện trên quy mô toàn quốc.
2. Chu kỳ đánh giá định kỳ quốc gia được thực hiện 5 năm một lần.
3. Thời điểm đánh giá định kỳ quốc gia sẽ được nêu cụ thể trong Hướng dẫn
nhiệm vụ năm học của năm học sẽ tổ chức đánh giá.
Điều 5. Khối lớp, nội dung, môn học được đánh giá
1. Các đánh giá định kỳ quốc gia sẽ được thực hiện ở các khối lớp 5, 9 và 11.

3
2. Nội dung đánh giá bao gồm những kiến thức, kỹ năng quy định trong chương
trình giáo dục phổ thông hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Các môn học được đánh giá:
Đối với khối lớp 5 gồm môn Toán và môn Tiếng Việt, đối với các khối lớp 9 và
11 gồm môn Toán và môn Ngữ văn. Trong mỗi lần đánh giá có thể thêm một số
môn học khác tùy theo mục đích cụ thể của lần đánh giá đó và sẽ được thông báo
trong Kế hoạch đánh giá.
Điều 6. Phương pháp đánh giá
1. Chọn mẫu đánh giá quốc gia
2. Đánh giá kết quả học tập của những học sinh thuộc mẫu đối với các môn
học qui đinh tại Khoản 3 Điều 5.
3. Thu thập thông tin về các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học
sinh như: điều kiện kinh tế - xã hội; đặc điểm cá nhân và hoàn cảnh gia đình học
sinh; điều kiện cơ sở vật chất trường học; nội dung chương trình giáo dục; hoạt động
quản lý, chỉ đạo và thực hiện chương trình giáo dục;…
4. Sử dụng các kĩ thuật và các phần mềm tin học tiên tiến để phân tích kết quả
đánh giá và xác định các nhân tố tác động đến kết quả học tập nhằm cung cấp thông
tin góp phần điều chỉnh và xây dựng các chính sách giáo dục.
Điều 7. Công cụ đánh giá
1. Các bài kiểm tra đánh giá kết quả các môn học của học sinh.
2. Các bài kiểm tra đánh giá kỹ năng dạy học của giáo viên.
3. Các bộ phiếu hỏi nhằm thu thập các thông tin đã nêu tại Khoản 2 Điều 6 của
văn bản này.
Điều 8. Quy trình tổ chức đánh giá
Các lần đánh giá định kỳ quốc gia sẽ được thực hiện theo quy trình như sau:
1. Thành lập Ban chỉ đạo đánh giá quốc gia.
2. Xây dựng Đề cương tổng thể mỗi lần đánh giá.
3. Xây dựng kế hoạch đánh giá.
4. Xây dựng cơ sở dữ liệu để chọn mẫu đánh giá.
5. Chọn mẫu thử nghiệm và mẫu đánh giá chính thức.
6. Thiết kế, thử nghiệm, hoàn thiện, thẩm định các công cụ đánh giá.
7. Tập huấn nghiệp vụ.
8. Tổ chức triển khai đánh giá chính thức.
9. Chấm bài, nhập dữ liệu và làm sạch dữ liệu.
4
10. Xử lý, phân tích dữ liệu.
11. Viết báo cáo tổng kết.
12. Thẩm định và hoàn thiện Báo cáo tổng kết.
13. Hội thảo báo cáo kết quả.
14. Thu thập thông tin phản hồi về kết quả đánh giá.
Điều 9. Kinh phí hoạt động
Kinh phí thực hiện đánh giá định kỳ quốc gia học sinh phổ thông được sử dụng từ
nguồn kinh phí của Nhà nước và các nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước theo các quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước và các quy định
hiện hành khác có liên quan.

Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo


1. Quản lý, chỉ đạo và tổ chức hoạt động đánh giá định kì quốc gia.
2. Hướng dẫn triển khai đánh giá định kì quốc gia ở các địa phương.
3. Quyết định việc sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh và xây dựng các chính
sách giáo dục nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục phổ thông.
4. Hướng dẫn phương thức đánh giá kết quả học tập của học sinh cho các địa
phương.
Điều 11. Trách nhiệm của các sở Giáo dục và Đào tạo
1. Quản lý và tổ chức hoạt động đánh giá định kì quốc gia ở địa phương theo
hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Chỉ đạo các phòng Giáo dục và Đào tạo, các nhà trường thực hiện các hoạt
động đánh giá.
3. Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ
quan chức năng có thẩm quyền về công tác triển khai đánh giá ở địa phương.
Điều 12. Trách nhiệm của các trường phổ thông
1. Thực hiện các hoạt động đánh giá theo sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, sở Giáo dục và Đào tạo và phòng Giáo dục và Đào tạo.
2. Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ
quan chức năng có thẩm quyền về công tác triển khai đánh giá ở địa phương.

5
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Nguyễn Vinh Hiển

You might also like