intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng website về rừng ngập mặn ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:138

34
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài xây dựng được website chuyên dụng (trang web) về RNM, cung cấp những kiến thức về phân bố, đa dạng sinh học, vai trò và sự suy giảm của hệ sinh thái RNM góp phần giáo dục sinh viên, học sinh lòng yêu thiên nhiên, có ý thức và hành động thiết thực bảo vệ hệ sinh thái này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Xây dựng website về rừng ngập mặn ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Linh Chi XÂY DỰNG WEBSITE VỀ RỪNG NGẬP MẶN Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Linh Chi XÂY DỰNG WEBSITE VỀ RỪNG NGẬP MẶN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Sinh thái học Mã số : 8420120 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN NGỌT TS. PHẠM ĐÌNH VĂN Thành phố Hồ Chí Minh – 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Văn Ngọt và TS. Phạm Đình Văn đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô của Trường, Phòng Sau đại học, Khoa Sinh học - Bộ môn Sinh thái học, Động vật học và Thực vật học - Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị, các bạn học viên và các em sinh viên, cũng như đồng nghiệp, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát thực tế, lấy ý kiến đánh giá về Website rừng ngập mặn Việt Nam. Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc gia đình và con gái tôi, đã luôn tạo mọi điều kiện và động viên giúp tôi hoàn thành luận văn này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng 9 năm 2019 HỌC VIÊN Nguyễn Thị Linh Chi
  4. MỤC LỤC Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN ......................................................................................... 3 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về rừng ngập mặn được sử dụng làm cơ sở dữ liệu ................................................................................................ 3 1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 3 1.1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 9 1.2. Tổng quan các website về rừng ngập mặn ....................................................... 11 1.2.1. Trên thế giới ........................................................................................... 11 1.2.2. Ở Việt Nam ............................................................................................ 13 Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 15 2.1. Thời gian nghiên cứu ....................................................................................... 15 2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 15 2.2.1. Phương pháp sưu tầm, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu............ 15 2.2.2. Điều tra bổ sung dữ liệu về rừng ngập mặn ........................................... 15 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm thích nghi của thực vật .................. 16 2.2.4. Thiết kế website chuyên dụng................................................................ 16 2.2.5. Nhập các thông tin vào website ............................................................. 16 2.2.6. Phương pháp hoàn chỉnh website .......................................................... 16 2.2.7. Xử lý số liệu ........................................................................................... 17 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 18 3.1. Xây dựng cơ sở dữ liệu về rừng ngập mặn Việt Nam ..................................... 18 3.1.1. Đặc điểm phân bố của rừng ngập mặn Việt Nam .................................. 18 3.1.2. Sinh khối và năng suất rừng ngập mặn .................................................. 28 3.1.3. Vai trò của rừng ngập mặn ..................................................................... 30
  5. 3.1.4. Đặc điểm thích nghi của hệ động thực vật rừng ngập mặn ................... 42 3.1.5. Đa dạng thành phần loài động thực vật rừng ngập mặn ........................ 63 3.1.6. Nguyên nhân suy giảm và đề xuất biện pháp bảo tồn rừng ngập mặn ........................................................................................................ 78 3.2. Đặc điểm cấu trúc website lưu trữ cơ sở dữ liệu rừng ngập mặn Việt Nam .......................................................................................................... 94 3.2.1. Trang chủ ............................................................................................... 94 3.2.2. Cấu trúc thanh menu của website .......................................................... 95 3.3. Giá trị khoa học và thực tiễn của website chuyên dụng .................................. 99 3.3.1. Giá trị khoa học ...................................................................................... 99 3.3.2. Giá trị thực tiễn ...................................................................................... 99 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 104 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNM Cây ngập mặn CS. Cộng sự DTSQ Dự trữ sinh quyển NXB Nhà xuất bản NSLR Năng suất lượng rơi TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh RNM Rừng ngập mặn VQG Vườn Quốc gia
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Danh lục các loài CNM thật sự trên thế giới .......................................... 4 Bảng 3.1. Diện tích rừng ngập mặn ở các tỉnh ven biển Việt Nam ...................... 19 Bảng 3.2. Năng suất sơ cấp tổng số rừng Đước Cà Mau ..................................... 29 Bảng 3.3. Năng suất sơ cấp thuần rừng Đước Cà Mau ........................................ 29 Bảng 3.4. Năng suất sơ cấp thuần rừng Đước Cần Giờ ....................................... 29 Bảng 3.5. Tổng giá trị dịch vụ (ĐVN) rừng ngập mặn Cần Giờ .......................... 41 Bảng 3.6. Tổng giá trị dịch vụ (USD) rừng ngập mặn Cà Mau ........................... 42 Bảng 3.7. Số lượng và kích thước rễ hô hấp của Bần chua ................................... 45 Bảng 3.8. Danh lục các loài CNM thật sự ở Việt Nam ......................................... 64 Bảng 3.9. Danh lục các loài cây tham gia RNM Việt Nam................................... 67 Bảng 3.10. Sự suy giảm diện tích RNM ở một số nước (1000ha) .......................... 79
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Bản đồ phân bố số loài CNM thật sự trên thế giới .............................. 8 Hình 3.1. Bản đồ phân bố rừng ngập mặn Việt Nam ........................................ 18 Hình 3.2. Quả Dừa nước dùng làm nước giải khát ............................................. 31 Hình 3.3. RNM mang lại kế sinh nhai cho cư dân ven biển ............................... 35 Hình 3.4. Rễ chống ở Đước đôi (Rhizophora apiculata).................................... 43 Hình 3.5. Cấu tạo rễ chống Đước đôi (Rhizophora apiculata) ........................... 44 Hình 3.6. Rễ hô hấp ở Bần chua (Sonneratia caseolaris) .................................. 44 Hình 3.7. Rễ hô hấp có rễ chống của Bần chua (Sonneratia caseolaris) ........... 45 Hình 3.8. Cấu tạo rễ hô hấp Bần chua (Sonneratia caseolaris) ........................... 46 Hình 3.9. Cấu tạo rễ hô hấp của Mấm trắng (Avicennia alba) ........................... 46 Hình 3.10. Rễ đầu gối ở Vẹt dù (Bruguiera gymnorrhiza)................................... 47 Hình 3.11. Rễ đầu gối ở Xu sung (Xylocarpus moluccensis) ............................... 47 Hình 3.12. Rễ bạnh vè ở Xu ổi (Xylocarpus granatum) ....................................... 48 Hình 3.13. Cấu tạo giải phẫu rễ dinh dưỡng Ô rô tím (Acanthus ilicifolius) ....... 48 Hình 3.14. Cấu tạo rễ dinh dưỡng Đước đôi (Rhizophora apiculata) .................. 49 Hình 3.15. Thân nứt dọc và lỗ vỏ ở thân cây Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) ........ 49 Hình 3.16. Cấu tạo giải phẫu thân Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) ......................... 50 Hình 3.17. Cấu tạo giải phẫu thân Bần Chua (Sonneratia caseolaris) ................. 50 Hình 3.18. Cấu tạo giải phẫu phiến lá Đước đôi (Rhizophora apiculata) ............ 51 Hình 3.19. Cấu tạo giải phẫu phiến lá Mấm trắng (Avicennia alba) .................... 51 Hình 3.20. Cấu tạo giải phẫu lá Bần chua (Sonneratia caseolaris) ...................... 52 Hình 3.21. Cấu tạo giải phẫu lá Cóc trắng (Lumnitzera racemosa) ..................... 52 Hình 3.22. Muối đọng trên lá Ô rô tím (Acanthus ilicifolius) .............................. 53 Hình 3.23. Tuyến tiết muối ở lá Ô rô tím (Acanthus ilicifolius)........................... 53 Hình 3.24. Tuyến tiết muối ở lá Sú (Aegiceras corniculatum)............................. 53 Hình 3.25. Tuyến tiết muối ở lá Mấm biển (Avicennia marina) .......................... 54 Hình 3. 26. Cấu tạo giải phẫu lá Sam biển (Sesuvium portulacastrum) ................ 55 Hình 3.27. Các giai đoạn phát triển của hoa, quả và trụ mầm của Đước đôi ....... 56 Hình 3.28. Cấu tạo giải phẫu trụ mầm Đước đôi (Rhizophora apiculata) ........... 56
  9. Hình 3.29. Quả của Mấm trắng và sự phát triển cây con ..................................... 57 Hình 3.30. Ba khía leo lên cây khi triều lên ......................................................... 60 Hình 3.31. Loài Cá sấu hoa cà (Crocodylus porosus) .......................................... 62 Hình 3.32. Cá sấu hoa cà (Crocodylus porosus)................................................... 75 Hình 3.33. Khỉ đuôi dài (Macaca fascicularis) .................................................... 78 Hình 3.34. Phá RNM để làm đầm nuôi tôm (bỏ hoang) ....................................... 81 Hình 3.35. RNM được chuyển sang làm ruộng muối ........................................... 82 Hình 3.36. Sạt lở rừng phòng hộ ven biển Bạc Liêu ............................................ 84 Hình 3.37. Mô hình nuôi tôm sinh thái bảo vệ RNM ở Cà Mau .......................... 86 Hình 3.38. Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau - Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới ........ 90 Hình 3.39. Khu Dự trữ Sinh quyển RNM Cần Giờ, TP HCM ............................. 91 Hình 3.40. Sơ đồ cấu trúc website Rừng ngập mặn Việt Nam ............................. 94 Hình 3.41. Thanh menu của website Rừng ngập mặn Việt Nam ......................... 95 Hình 3.42. Giới thiệu, Tìm kiếm và Bài viết mới của website ............................. 95 Hình 3.43. Ba tiểu mục của mục Phân bố RNM................................................... 96 Hình 3.44. Các tiểu mục của mục Đa dạng thực vật rừng ngập mặn ................... 96
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Khí hậu toàn cầu đang bị biến đổi theo chiều hướng xấu. Có rất nhiều nguyên nhân tác động đến biến đổi khí hậu, cả khách quan và chủ quan. Tuy nhiên con người hoàn toàn có thể làm giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu bằng các hành động thiết thực. Vì vậy, hiện nay trên thế giới mỗi quốc gia có các biện pháp khác nhau để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân như tuyên truyền, giáo dục trong sách giáo khoa, xây dựng các khu dự trữ thiên nhiên, trồng và bảo vệ rừng, thành lập các tổ chức phi chính phủ,... Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, Việt Nam lại có bờ biển dài 3260 km, rừng ngập mặn hiện diện ở ven biển và các vùng đất ngập nước ở khắp 29 tỉnh và thành phố cả nước, vì thế, vai trò của rừng ngập mặn (RNM) ven biển có vai trò rất quan trọng không những trong việc bảo vệ bờ biển, hạn chế xói lở, cải thiện chất lượng nước, ngưng tụ cacbon dioxit, ngăn chặn gió bão, cố định bãi lầy, mở rộng diện tích lục địa mà còn cung cấp các lâm sản có giá trị như gỗ, củi, than, tanin…, là nơi cư trú và làm tổ của nhiều loài chim, động vật ở nước, thú quí hiếm và các loài thuỷ sản. Trong xu thế chung, Việt Nam đã và đang chú trọng đến vấn đề giáo dục môi trường nói chung và giáo dục bảo vệ RNM nói riêng. Nhưng hiện nay chủ yếu là thông qua tuyên truyền chứ chưa có một môn học riêng, đặc biệt hầu như ít có thông tin về vai trò, chức năng và ý thức xây dựng và bảo vệ RNM trong cộng đồng mặc dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2010) đã đưa ra 10 khu vực RNM trọng điểm cần được ưu tiên quản lí. Với tốc độ bùng nổ thông tin như hiện nay, việc giáo dục bảo vệ rừng RNM qua internet rất nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả. Tuy nhiên đến nay ở Việt Nam chưa có một website nào chứa đựng đầy đủ thông tin về RNM như sự phân bố, đa dạng động thực vật, vai trò RNM, giáo dục bảo vệ,.. giúp mọi người có thể nhanh
  11. 2 chóng truy cập, tra cứu,… Từ những lí do trên, đề tài "Xây dựng website về rừng ngập mặn ở Việt Nam" được thực hiện. 2. Mục tiêu nghiên cứu Xây dựng được website chuyên dụng (trang web) về RNM, cung cấp những kiến thức về phân bố, đa dạng sinh học, vai trò và sự suy giảm của hệ sinh thái RNM góp phần giáo dục sinh viên, học sinh lòng yêu thiên nhiên, có ý thức và hành động thiết thực bảo vệ hệ sinh thái này. 3. Đối tượng nghiên cứu Website chuyên dụng có cơ sở dữ liệu về RNM. 4. Nội dung nghiên cứu - Thiết kế website chuyên dụng phục vụ tra cứu thông tin về RNM - Biên tập thông tin về: phân bố RNM trên thế giới và ở Việt Nam, đa dạng về thành phần loài động thực vật ở RNM, một số đặc điểm thích nghi của thực vật ở RNM, nguyên nhân suy giảm diện tích và chất lượng RNM, vai trò sinh thái - môi trường và kinh tế - xã hội của RNM, câu hỏi trắc nghiệm kiểm tra nhận thức về RNM. - Đánh giá các nội dung và hình thức của website chuyên dụng. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài xây dựng website về RNM với nội dung lấy từ các tài liệu, công trình khoa học đã công bố; giới thiệu các loài cây ngập mặn (CNM) chính thức và tham gia RNM, một số loài động vật RNM, đặc điểm thích nghi của một số loài động thực vật. Phần thiết kế website do các chuyên gia công nghệ thông tin thiết kế. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Kết quả của đề tài cung cấp những dẫn liệu về rừng ngập mặn Việt Nam. Qua đó góp phần giáo dục lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ hệ sinh thái RNM cho học sinh, sinh viên.
  12. 3 Chương 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về rừng ngập mặn được sử dụng làm cơ sở dữ liệu 1.1.1. Trên thế giới Rừng ngập mặn đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu về nhiều lĩnh vực vì những giá trị to lớn về sinh học, sinh thái môi trường và kinh tế xã hội cho cư dân vùng ven biển. Có khá nhiều công trình nghiên cứu về các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển RNM trên thế giới. V.J. Chapman (1977) cho rằng có 7 yếu tố sinh thái cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển RNM là: 1. Nhiệt độ 2. Thể nền đất bùn 3. Sự bảo vệ 4. Độ mặn 5. Thuỷ triều 6. Dòng hải lưu 7. Biển nông [1]. P.B. Tomlinson (2016) cho rằng nhiệt độ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phân bố RNM. CNM sinh trưởng tốt ở môi trường có nhiệt độ ấm, nhiệt độ của tháng lạnh nhất không dưới 20oC, biên độ nhiệt theo mùa không vượt quá 10oC [2] P. Saenger và cộng sự (1983) đã giải thích sự có mặt của RNM ở một vùng nào đó tuỳ thuộc vào nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước (Trích dẫn từ Nguyễn Hoàng Trí, 1999) [3]. A.N. Rao (1986) nhận định rằng trong các nhân tố khí hậu thì lượng mưa là nhân tố quan trọng với vai trò cung cấp nguồn nước ngọt cho CNM tăng trưởng và phát triển. RNM sinh trưởng tốt nhất ở nơi có lượng mưa đầy đủ. Yếu tố giới hạn sự phân bố của RNM là sự thiếu vắng muối trong đất và nước. Mỗi loài CNM chịu đựng một độ mặn nhất định. Khi độ mặn trong đất tăng và tầng bùn giảm thì cây còi cọc, cành ngắn, lá nhỏ và dầy hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, CNM có thể tồn tại được trong nước ngọt một thời gian nào đó, nhưng sinh trưởng của cây giảm dần, sau vài tháng nếu không được cung cấp một lượng muối thích hợp thì cây sinh trưởng rất kém, lá cây có nhiều chấm đen và vàng do sắc tố bị phân huỷ, lá sớm rụng. Khi độ mặn càng cao thì sinh trưởng của cây càng kém, sinh khối của rễ, thân
  13. 4 và lá đều thấp dần, lá sớm rụng (Saenger và cộng sự, 1983) (Trích dẫn từ Phạm Văn Ngọt, 2003) [4]. Hầu hết các CNM đều sinh trưởng tốt ở môi trường nước có độ mặn từ 25 - 50% độ mặn nước biển (Clough, 1984; Field, 1996) (Trích dẫn từ Nguyễn Hoàng Trí, 1999) [3]. Tomlinson P. B. đã nghiên cứu về sự đa dạng thực vật RNM (2016) như sinh thái học RNM, phân bố RNM trên thế giới, quá trình ra hoa của cây ngập mặn, đặc điểm lá, rễ, trụ mầm cây ngập mặn, mô tả các họ của thực vật RNM [2]. Theo nghiên cứu của Spalding và cs. (2010) thì số loài CNM thật sự trên thế giới là 73 loài [5]. Theo Duke và cs. (2015) thì RNM có 80 loài CNM thật sự thuộc 18 họ của 2 ngành bậc cao có mạch là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Mộc lan (Magnoliophyta) [6] Bảng 1.1. Danh lục các loài CNM thật sự trên thế giới [5], [6] Spalding & Duke & Họ Tên khoa học cs. (2010) cs. (2015) Acanthus ebracteatus Vahl x x Acanthaceae Acanthus ilicifolius L. x x Arecaceae Nypa fruticans Wurmb x x Avicennia alba Blume x x Avicennia bicolor Standl. x x Avicennia germinans (L.) L. x x Avicennia integra N.C.Duke x x Avicenniaceae Avicennia marina (Forssk.) Vierh. x x Avicennia officinalis L. x x Avicennia rumphiana Hallier f. x x Avicennia schaueriana Stapf & Leechm. x x ex Moldenke Dolichandrone spathacea (L.f.) Seem. x x Bignoniaceae Tabebuia palustris Hemsl. x x
  14. 5 Spalding & Duke & Họ Tên khoa học cs. (2010) cs. (2015) Camptostemon philippinense (S.Vidal) x x Bombacaceae Becc. Camptostemon schultzii Mast. x x Conocarpus erectus L. x x Laguncularia racemosa (L.) C.F.Gaertn. x x Combretaceae Lumnitzera littorea (Jack) Voigt x x Lumnitzera racemosa Willd. x x Lumnitzera x rosea (Gaudich.) C. Presl x x Ebennaceae Diospyros vera (Lour.) A.Chev. x x Excoecaria agallocha L. x x Euphorbiaceae Excoecaria indica (Willd.) Müll.Arg. x – Cynometra iripa Kostel. x x Fabaceae Mora oleifera (Hemsl.) Ducke x x Muellera moniliformis L.f. – x Lecythidaceae Barringtonia racemosa (L.) Spreng. – x Crenea patentinervis (Koehne) Standl. – x Lythraceae Pemphis acidula J.R. Forst. & G. Forst. x x Brownlowia tersa (L.) Kosterm. – x Malvaceae Pavonia paludicola Nicolson ex Fryxell – x Pavonia rhizophorae Killip ex Kearney – x Aglaia cucullata (Roxb.) Pellegr. x – Meliaceae Xylocarpus granatum J.Koenig x x Xylocarpus moluccensis (Lam.) M.Roem. x x Aegiceras corniculatum (L.) Blanco x x Myrsinaceae Aegiceras floridum Roem. & Schult. x x Myrtaceae Osbornia octodonta F.Muell. x x Pellicieraceae Pelliciera rhizophorae Planch. & Triana x x Plumbaginaceae Aegialitis annulata R.Br. x x
  15. 6 Spalding & Duke & Họ Tên khoa học cs. (2010) cs. (2015) Aegialitis rotundifolia Roxb. x x Acrostichum aureum L. x x Pteridaceae A. danaeifolium Langsd. & Fisch. x x A. speciosum Willd. x x Bruguiera cylindrica (L.) Blume x x Bruguiera exaristata Ding Hou x x Bruguiera gymnorhiza (L.) Lam. x x Bruguiera hainesii C.G.Rogers x x Bruguiera parviflora (Roxb.) Wight & x x Arn. ex Griff. Bruguiera sexangula (Lour.) Poir. x x Bruguiera × rhynchopetala x x (W.C.Ko) N.C.Duke & X.J.Ge Ceriops australis (C.T.White) Ballment, x x T.J.Sm. & J.A.Stoddart Ceriops decandra (Griff.) W.Theob. x x Ceriops pseudodecandra Sheue, – x Rhizophoraceae H.G.Liu, C.C.Tsai & Yuen P.Yang Ceriops tagal (Perr.) C.B.Rob. x x Ceriops zippeliana Blume – x Kandelia candel (L.) Druce x x Kandelia obovata Sheue, H.Y. Liu & J. x x Yong Rhizophora apiculata Blume x x Rhizophora brevistyla Salvoza – x Rhizophora mangle L. x x Rhizophora mucronata Lam. x x Rhizophora racemosa G.Mey. x x
  16. 7 Spalding & Duke & Họ Tên khoa học cs. (2010) cs. (2015) Rhizophora samoensis (Hochr.) Salvoza x x Rhizophora stylosa Griff. x x Rhizophora x annamalayana Kathiresan – x Rhizophora x harrisonii Leechm. x x Rhizophora x lamarkii Montrouz. x x Rhizophora x neocaledonica N.C. Duke x – Rhizophora x selala (Salvoza) Toml. x x Rhizophora × tomlinsonii N.C.Duke – x Rubiaceae Scyphiphora hydrophylacea C.F.Gaertn. x x Sonneratia alba Sm. x x Sonneratia apetala Buch.-Ham. x x Sonneratia caseolaris (L.) Engl. x x Sonneratia griffithii Kurz x x Sonneratia lanceolata Blume x x Sonneratiaceae Sonneratia ovata Backer x x Sonneratia x gulngai N.C. Duke & x x Jackes Sonneratia x hainamensis W.C. Ko, E.Y. x x Chen & W.Y. Chen Sonneratia x urama N.C.Duke x x Heritiera fomes Buch.-Ham. x x Sterculiaceae Heritiera globosa Kosterm. x – Heritiera littoralis Aiton x x Tổng số loài 73 80 Theo Tomlinson (2016), tất cả các loài thuộc chi Avicennia (8 loài), Lumnitzera (2 loài), Bruguiera (6 loài), Ceriops (2 loài), Kandelia (2 loài), Rhizophora (8 loài), Sonneratia (5 loài), loài Nypa fruticans và loài Laguncularia
  17. 8 racemosa được coi là những loài CNM thật sự quan trọng của RNM (35 loài), tạo ra cảnh quan của hệ sinh thái RNM; còn các loài Excoecaria (2 loài), Pemphis (1 loài), Camptostemon (2 loài), Xylocarpus (2 loài), Osbornia (1 loài), Pelliciera (1 loài), Aegialitis (2 loài), Aegiceras (2 loài), Acrostichum (3 loài), Heritiera (3 loài) và Scyphiphora (1 loài), cũng là “CNM thực sự” nhưng là thành phần nhỏ của RNM (20 loài) [2] Các nhà khoa học phân chia rừng ngập mặn trên thế giới thành 2 khu vực dựa vào sự phân bố của các loài CNM thật sự đặc trưng [2], [5]. - Khu vực I: Ấn Độ Dương - Tây Thái Bình Dương (Indo West Pacific) và Đông Nam Á. Khu vực này có số loài CNM thật sự rất phong phú và đa dạng, đặc biệt khu vực Nam Á. - Khu vực II: Đại Tây Dương - Đông Thái Bình Dương (Atlantic East Pacific). Số loài CNM thật sự chỉ bằng 1/5 của khu vực I, nhưng kích thước cây lại to hơn. Gồm các loài như Đước đỏ (Rhizophora mangle), Mấm (Avicennia germinans), Mấm biển (Avicennia marina), Laguncularia racemosa,... Bản đồ phân bố tổng số loài CNM thật sự ở các vùng trên thế giới được thể hiện qua hình 1.1. Hình 1. 1. Bản đồ phân bố số loài CNM thật sự trên thế giới [6]
  18. 9 Nhìn chung các nghiên cứu về rừng ngập mặn trên thế giới rất phong phú, nhưng nằm rải rác ở nhiều tài liệu khác nhau. Chưa có công trình nào mang tính tổng hợp, tạo nên cơ sở dữ liệu chung về rừng ngập mặn từ đó gây không ít khó khăn cho những người mới nghiên cứu về RNM, nhất là đối với những người nghiên cứu, học viên và sinh viên mới bắt đầu tìm hiểu về RNM. 1.1.2. Ở Việt Nam Việt Nam là quốc gia có RNM trải dài từ Bắc xuống Nam, rải rác khắp 29 tỉnh thành, có ý nghĩa rất lớn về sinh thái – môi trường và kinh tế - xã hội. Tính đến thời điểm hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về RNM Việt Nam như: Công trình nghiên cứu về sinh thái RNM đầu tiên ở Việt Nam là của Phan Nguyên Hồng (1991). Trong công trình này đã đề cập đến vấn đề phân bố, sinh thái, sinh lí, sinh khối,... RNM Việt Nam: - Số loài CNM ở miền Bắc Việt Nam ít hơn và có kích thước cây bé hơn ở miền Nam vì chịu ảnh hưởng của nhiệt độ thấp trong mùa đông. - Vùng ít mưa, số lượng loài và kích thước cây giảm. - Khi điều kiện khí hậu và đất không có sự khác biệt nhau lớn thì vùng có chế độ bán nhật triều cây sinh trưởng tốt hơn vùng có chế độ nhật triều. - Độ mặn là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, tỉ lệ sống của các loài và phân bố RNM. Loại rừng này phát triển tốt ở nơi có nồng độ muối trong nước từ 10 - 25‰. - Trong các nhân tố sinh thái thì khí hậu, thuỷ triều, độ mặn và đất đóng vai trò quyết định sự sinh trưởng và phân bố của thảm thực vật RNM. Các nhân tố khác góp phần tích cực trong việc phát triển hay hạn chế của kiểu thảm thực vật này [7]. Nguyễn Hoàng Trí (1986) nghiên cứu về sinh khối và năng suất quần xã rừng Đước đôi (Rhizophora apiculata Bl.): rừng già, rừng tái sinh tự nhiên, và rừng trồng 7 năm tuổi ở Cà Mau [8]. Viên Ngọc Nam (1998) đã nghiên cứu sinh khối rừng Đước đôi trồng ở Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh ở 4 tuổi, 8 tuổi, 12 tuổi, 16 tuổi và 21 tuổi. Ngoài ra, công trình cho thấy năng suất lượng rơi của rừng này từ 3,67 – 10,44 tấn/ha/năm
  19. 10 trong đó lượng rơi của lá chiếm tỉ lệ cao nhất [9]. Năng suất sơ cấp thuần của rừng Mấm trắng (Avicennia alba) tự nhiên ở RNM Cần Giờ là 23,37 tấn/ha/năm [10]. Công trình nghiên cứu về đa dạng thực vật RNM ở Việt Nam của Phan Nguyên Hồng và cs. (1999), Phạm Văn Ngọt và cs. (2006) cho biết ở nước ta có khoảng 36 - 38 loài cây ngập mặn chủ yếu, 46 loài cây tham gia rừng ngập mặn và 100 loài du nhập RNM, sống trên đất cao [11], [12]. Có một số công trình nghiên cứu về đa dạng động vật RNM. Lê Đức Tuấn (2014) đã giới thiệu khá đầy đủ về danh lục các loài Động vật không xương sống, danh lục các loài Lưỡng cư, Bò sát, Cá, Chim và Thú ở Khu Dự trữ Sinh quyển RNM Cần Giờ [13]. Tống Xuân Tám, Nguyễn Thị Như Hân (2015), đã công bố hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh có 282 loài, thuộc 180 giống, 83 họ và 24 bộ. Trong đó, có 32 loài cá kinh tế; 18 loài cá nuôi làm cảnh; 9 loài trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Có 62,57% tổng số loài cá ở Cần Giờ có độ thường gặp ít, rất ít và không gặp; chỉ có trên 37,42% số loài có độ thường gặp rất nhiều và nhiều [14]. Một số công trình nghiên cứu về giáo dục nâng cao nhận thức về RNM cho giáo viên, học sinh, công đồng dân cư đã được tiến hành như: - Trung tâm Nghiên cứu hệ sinh thái RNM (MERD) thuộc trường Đại học Sư phạm Hà Nội nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn nhằm phục hồi hệ sinh thái RNM và sử dụng bền vững đất ngập nước ven biển. MERD đã biên soạn nhiều tài liệu cũng như tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục về bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên đất ngập nước chủ yếu ở các tỉnh ven biển phía Bắc như Thái Bình, Nam Định. MERD đã xây dựng Trạm nghiên cứu Hệ sinh thái RNM tại huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định là nơi tập huấn cho các cán bộ quản lý, cộng đồng ven biển về vai trò của RNM, tổ chức tham quan học tập cho học sinh vùng ven biển Bắc Bộ [15]. - Từ năm 2008 đến 2010, Tổ chức Hợp tác Kỹ thuật Đức (GTZ – the Deutsche Gesellschaft für Technische Zusammenarbeit) đã tổ chức các cuộc thi vẽ tranh trong
  20. 11 thanh thiếu niên, học sinh với các chủ đề khác nhau nhằm truyền thông nâng cao nhận thức trong học sinh và cộng đồng tại tỉnh Sóc Trăng về những tác động của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học, nguồn lợi tài nguyên và môi trường sống [16]. - Công trình của một số đã xây dựng bộ mẫu sinh vật RNM và tổ chức giáo dục nâng cao nhận thức về RNM cho học sinh phổ thông trung học ở vùng ven biển Nam Bộ, qua đó các em hiểu rõ về giá trị, về vai trò của RNM, có ý thức bảo vệ RNM, bảo vệ đa dạng sinh học [17], [18]. Như vậy, có nhiều công trình nghiên cứu về RNM ở Việt Nam, cung cấp khá nhiều cơ sở dữ liệu về phân bố, vai trò RNM, đa dạng thực vật và động vật, sinh khối và năng suất RNM nhưng phần lớn mang tính riêng lẻ cho từng khu vực. Còn một số dữ liệu khác về RNM như sự thích nghi của động thực vật RNM, đa dạng động thực vật ở RNM Việt Nam thì nghiên cứu còn khá ít, đồng thời chưa có một công trình nghiên cứu, sắp xếp tất cả các dữ liệu có được cho đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam để cho thấy bức tranh tổng quát về RNM Việt Nam. 1.2. Tổng quan các website về rừng ngập mặn 1.2.1. Trên thế giới Có nhiều website tra cứu về rừng ngập mặn như: - Website https://ocean.si.edu/ocean-life/plants-algae/mangroves giới thiệu rừng ngập mặn và phân bố của RNM trên thế giới, thích nghi của cây ngập mặn, tăng trưởng, sinh sản, đa dạng rừng ngập mặn, sinh vật rừng ngập mặn, vai trò rừng ngập mặn, các hoạt động liên quan đến rừng ngập mặn của con người, các mối đe dọa và các giải pháp [19]. - Úc không chỉ được biết đến là quốc gia có rạn san hô lớn nhất thế giới mà còn là quốc gia đứng thứ ba thế giới về diện tích RNM. RNM Queensland ở Úc được giới thiệu khá đầy đủ trên website http://www.wettropics.gov.au/mangroves- info về tổng số loài, các loài thực vật và động vật điển hình trong rừng ngập mặn, các đặc điểm thích nghi, sinh sản, một số vai trò của rừng ngập mặn [20].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1