You are on page 1of 2

Cuộc xung đột biên giới Ấn – Trung:

Trung Quốc và Ấn Độ giáp nhau trên 3 550 cây số, được phân cách bởi dãy núi
Himalaya hiểm trở và vùng cao nguyên Tây Tạng. Trong nhiều thế kỷ, Tây Tạng là vùng
đệm của hai nước cho đến khi Trung Quốc chiếm Tây Tạng vào năm 1950 nên hai vùng
đệm hiện nay là hai nước Nepal và Bhutan, nằm ở phía nam dãy Himalaya. Ba khu vực
ngày nay vẫn là điểm nóng của sự xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc: Aksai Chin ở tụ
điểm của biên giới ba nước Pakistan, Ấn Độ và Trung Quốc, Arunachal Pradesh, ở sát
biên giới Đông Bắc của Ấn Độ và Kashmir, ở Tây Bắc Ấn Độ. Cuộc chiến tranh Trung-
Ấn năm 1962 là hệ quả xuất phát từ những bất đồng của hai nước vốn có từ trước, và
dường như rằng đó là một đòn đánh cảnh cáo mà Trung Quốc dành cho Ấn Độ.
Mặc dù có sự ngăn cách của dãy Hymalaya làm cho Ấn Độ và Trung Quốc không
thể thực hiện hoạt động quân sự đáng kể nào để chống lại nhau, nhưng điều đó cũng
không làm giảm đi sự căng thẳng giữa hai nước. Hơn 6 thập kỷ qua, tại Ấn Độ, thường
xuyên có các cuộc phản đối về mối đe dọa tiềm tàn từ Quân giải phóng nhân dân Trung
Quốc (PLA), điều đó đã dẫn đến việc tăng cường phòng thủ quân sự với Bắc Kinh của
New Delhi. Bên cạnh đó, cũng có nhiều cáo buộc từ các quan chức tại bang Arunachal
Pradesh về việc Trung Quốc đang xây dựng quân đội bên phía biên giới của họ, đi cùng
những cáo buộc này là những báo cáo về những nỗ lực của Ấn Độ trong việc tăng cường
an ninh và coi Trung Quốc là thù địch. Phía Trung Quốc thì cho biết rằng những điều
đang diễn ra là việc các quân đoàn công binh Trung Quốc thường kỳ xây dựng các công
trình có mục đích phòng thủ, Ấn Độ chỉ đang nghiêm trọn hóa vấn đề. Làm trầm trọng
hơn vấn đề đó là việc hai bên cáo buộc nhau hỗ trợ cho phe đối địch của mỗi nước. Ấn
Độ thì khẳng định Trung Quốc đang hỗ trợ nhiều nhóm nổi dậy khác nhau ở bang Đông
Bắc của Ấn Độ như Assam, Nagaland, Mizoram, Tripura và Meghalaya. Trong khi đó thì
Trung Quốc chỉ trích Ấn Độ về việc cung cấp chỗ trú ẩn cho các phần tử ly khai Tây
Tạng.
Vào ngày 15/6/2020, cuộc đụng độ biên giới nghiêm trọng nhất của 2 nước trong
40 năm qua xảy ra ở Thung lũng sông Galwan nằm ở vùng núi xa xôi Ladakh trong khu
vực dãy Himalaya đã khiến ít nhất 20 binh lính Ấn Độ tử vong và nhiều người khác bị
thương, Bắc Kinh thì từ chối cung cấp thông tin về thương vong thời điểm đó, theo số
liệu cập nhật mới nhất thì Trung Quốc cho biết họ mất 4 binh sĩ. Trong những năm trước
sự kiện đẫm máu đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra
Modi dường như vẫn duy trì quan hệ nồng ấm với nhau, đồng thời cam kết sẽ thúc đẩy
quan hệ song phương, cũng như nỗ lực hợp tác để giải quyết khác biệt, trong đó bao gồm
những tranh cãi phức tạp về lãnh thổ trong một thời gian dài. Chính vì vậy, sự kiện trên
gây không ít bất ngờ, đặc biệt là bởi mức độ bạo lực nghiêm trọng của nó khi mà cả hai
bên đều không sử dụng súng nhưng vẫn tạo ra thương vong đáng kể. Sau sự kiện đó, hai
nước đã cố gắng làm dịu đi tình hình nhưng vẫn tiếp tục cáo buộc đối phương chịu trách
nhiệm.
Trung Quốc và Ấn Độ đã trải qua hàng chục cuộc đàm phán. Tại vòng đàm phán
thứ 12 diễn ra hôm 31/7, quân đội Ấn – Trung đã nhất trí hoàn tất quá trình rút quân khỏi
khu vực Gogra. Đây là bước tiến đáng kể trong quá trình khôi phục hòa bình tại khu vực
biên giới này. Trung Quốc và Ấn Độ đã đồn trú hàng chục nghìn binh sĩ được hỗ trợ bởi
pháo binh, xe tăng và máy bay chiến đấu dọc theo biên giới trên thực tế - Đường kiểm
soát thực tế (LAC). Tuy nhiên, tại cuộc gặp giữa các chỉ huy của quân đội Ấn Độ và
Trung Quốc diễn ra hôm 10/10 ở khu vực Ladakh, đây là vòng đàm phán quân sự thứ 13
giữa chỉ huy quân đội hai nước. Vòng đàm phán này diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ cáo
buộc binh lính Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ tại khu vực Barahoti ở bang Uttarakhand
và Tawang ở bang Arunachal Pradesh. Sau cuộc đàm phán, Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho
biết, nước này đưa ra “những đề xuất mang tính xây dựng” nhưng phía Trung Quốc
“không đồng ý” và “không thể đưa ra bất kỳ đề xuất nào trong tương lai”. Trong khi đó,
tuyên bố từ người phát ngôn quân đội Trung Quốc cho hay, "phía Ấn Độ đưa ra những
yêu cầu phi lý và không thực tế, gây khó khăn cho các cuộc đàm phán”. Điều này đưa
cuộc đàm phán của 2 nước vào ngõ cụt.
https://vtc.vn/an-trung-dam-phan-bien-gioi-bat-thanh-ar640815.html
https://viettimes.vn/chi-tiet-xung-dot-bien-gioi-trung-quoc-an-do-lo-dien-thu-vu-khi-tu-
che-khung-khiep-post132764.html
http://luanvan.net.vn/luan-van/luan-van-xung-dot-bien-gioi-trung-quoc-an-do-tu-1962-
den-nay-75223/
https://vtc.vn/xung-dot-bien-gioi-dam-mau-an-trung-thuc-su-muon-gi-ar553505.html
Cuộc xung đột biên giới Ấn – Pakistan:
Pakistan là nước láng giềng đối thủ phía Tây của Ấn Độ
https://vnexpress.net/topic/xung-dot-bien-gioi-an-do-pakistan-23760

You might also like