You are on page 1of 18

Chiến dịch Biên giới thu-đông 1950

1. Bối cảnh lịch sử:


 Tháng 6-1949 Pháp thực hiện kế hoạch Rơ ve làm vùng tự do của ta bị thu
hẹp, căn cứ địa Việt Bắc bị bao vây,.. Để khắc phục khó khăn, đưa cuộc
kháng chiến phát triển lên một bước mới, tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ
quyết đinh mở chiến dịch Biên giới
 Chủ tịch Hồ
Chí Minh ra mặt trận để
cùng Bộ Chỉ huy chiến
dịch chỉ huy và động
viên bộ đội chiến đấu

2. Diễn biến:
 Ngày 16/09/
1950, ta tiến công Đông
Khê,  sau 2 ngày, ta
chiếm Đông Khê.
 Thất Khê bị
Hồ Chủ Tịch làm việc trước lều dựng tạm trên uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập, hệ
đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950 thống phòng ngự của Pháp trên
đường số 4 bị cắt làm đôi.
 Pháp phải rút quân từ
Cao Bằng về theo đường số 4 và từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê và
đón cánh quân từ Cao Bằng về.
 Đoán được ý định của Pháp, ta mai phục chặn đánh khiến cho hai cánh quân
trên đường số 4 không gặp được nhau.
 Thất Khê bị uy hiếp, Pháp rút về Na sầm 8/10/1950
 Ngày 13.10, địch rút khỏi Na Sầm, cuộc hành quân của địch ở Thái Nguyên
cũng bị đập tan.
 Đường số 4 được giải phóng (22-10-1950)
 Phối hợp với mặt trận Biên giới, ta hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng,
Tây Bắc, Đường số 6, số 12, buộc địch phải rút  khỏi thị xã Hoà Bình.
Phong trào du kích phát triển mạnh ở Bình - Trị - Thiên, Liên khu V và Nam
Bộ.

3. Kết quả:
 Kết thúc thắng lợi
 Loại hơn 8000 địch, giải phóng 1 vùng biên giới Việt Trung từ Cao BẰng
tới Đình Lập với 35 vạn dân, chọc thủng hành lang Đông-Tây của Pháp
 Thế bao vây của địch cả trong lẫn ngoài đối với căn cứ địa Việt Bắc bị phá
vỡ
 Kế hoạch Rove phá sản
4. Ý nghĩa lịch sử:
 Tiêu diệt bộ phận quan trọng sinh lực địch
 Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới (với các nước XHCN)
 Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc
 Tạo thúc đẩy cuộc kháng chiến tiến lên
Chiến sĩ và bộ đội ở căn cứ địa
Việt Bắc
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954
1. Âm mưu của Pháp, Mỹ
Điện Biên Phủ là thung lũng rộng lớn  ở  phía tây rừng núi Tây Bắc, gần biên giới
Lào
 Điện Biên Phủ có vị trí chiến lược then chốt ở Đông Dương và Đông
Nam Á nên Pháp cố nắm giữ.
 Nava xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh
nhất Đông Dương, gồm 16.200 quân, đủ loại binh chủng, được bố trí
thành ba phân khu với 49 cứ điểm.
         Phân khu Bắc gồm các cứ điểm Độc Lập, Bản Kéo
 Phân khu Trung tâm Mường Thanh, nơi đặt cơ quan chỉ huy,
tập trung 2/3 lực lượng, có sân bay và hệ thống pháo binh.
        Phân khu Nam Hồng Cúm, có trận địa pháo, sân bay.
 Pháp và Mỹ  coi Điện Biên Phủ là “một pháo đài bất khả xâm phạm”,
trung tâm của kế hoạch Nava.
2. Chủ trương của ta
 Tháng 12/1953, Đảng quyết
định mở Chiến dịch Điện
Biên Phủ nhằm tiêu diệt lực
lượng địch, giải phóng Tây
Bắc, tạo điều kiện cho Lào
giải phóng Bắc Lào.
 Ta huy động một lực lượng
lớn chuẩn bị cho chiến dịch,
khoảng 55.000 quân, hàng
chục ngàn tấn vũ khí, đạn
dược; lương thực, cùng nhiều
ô tô vận tải, thuyền bè…
1 bộ áo bên địch mặc
chuyển ra mặt trận.

1! chiếc xe đạp mà người dân sử dụng để vận chuyển lương thực cho bộ
đội
 Đầu tháng 3/1954 công tác chuẩn bị hoàn tất, ngày 13/3/1954 ta nổ
súng tấn công.
c. Diễn biến
 Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra qua 3 đợt
 Đợt 1, từ ngày 13/03 đến 17/03/1954: Ta tiến công tiêu diệt các căn cứ Him
Lam và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến 2.000 địch.
 Đợt 2, từ ngày 30/03 đến 26/04/1954:
 Ta đồng loạt  tiến công phía đông khu Trung tâm Mường Thanh
như E1, D1, C1, C2, A1 …,chiếm phần lớn các căn cứ của địch, tạo
điều kiện bao vây, chia cắt, khống chế địch.
 Mỹ khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe dọa ném bom nguyên tử ở
Điện Biên Phủ.
 Ta khắc phục khó khăn về tiếp tế, quyết tâm giành thắng lợi.
 Đợt 3, từ ngày 01/05  đến 07/05/1954:
 Ta tiến công khu Trung tâm Mường Thanh và phân khu  Nam, tiêu
diệt các căn cứ còn lại của địch.

Ghế ngồi của 1 tướng Mỹ trong


chiến dịch Điện Biên Phủ

 Chiều 7/5, ta đánh vào sở chỉ huy địch.


 17 giờ 30 ngày 07/05/1954, Tướng Đơ Ca-xtơ-ri cùng toàn bộ Ban
tham mưu địch đầu hàng và bị bắt sống.
Pháp đi tuần tra trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954
 Các chiến trường toàn quốc đã phối hợp chặt chẽ nhằm phân tán,
tiêu hao, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành

thắng lợi.
d. Kết quả:
 Trong cuộc Tiến công  chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và Chiến dịch
lịch sử Điện Biên Phủ:
 Ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 128.000 địch, 162 máy bay, thu
nhiều vũ khí,
 Giải phóng nhiều vùng rộng lớn. Riêng tại Điện Biên Phủ, ta loại
khỏi vòng chiến 16 200 địch, bắn rơi 62 máy bay, thu toàn bộ vũ
khí, phương tiện chiến tranh.
 Đập tan kế hoạch Nava.
Huy hiệu Bác Hồ tặng cho chiến
sĩ ĐIện Biên PHủ

e. Ý nghĩa
 Thắng lợi cùa cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và
Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-
va.
 Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp, làm xoay
chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương.
 Tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành
thắng lợi.

Một số quân hàm quân hiệu huy chương của quân Pháp bị bắt ở Điện Biên Phủ
Chiến lợi phẩm thu được trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954
1946 1954
SƠ BỘ
1. Hoàn cảnh lịch sử:
 Tháng 2/1946, Pháp kí với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc Hiệp ước Hoa –
Pháp, muốn đưa quân ra Bắc làm nhiêm vụ giải giáp quân Nhật.
 Đất nước đứng trước hai sự lựa chọn: cầm súng chống Pháp hoặc hòa hoãn,
nhân nhượng với Pháp.
2. Nội dung:
Ngày 6/3/1946, Hiệp định Sơ bộ được kí kết với nội dung:
 Pháp công nhận Việt Nam Dân chủ Công hòa là một quốc gia tự do, có
chính phủ riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên của liên
bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
 Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra
Bắc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật và rút dần trong thời hạn 5 năm.
 Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột và giữ nguyên quân đội của mình ở vị trí
cũ, tạo không khí thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức của Việt Nam,
chế độ tương lai của Đông Dương, quyền lợi kinh tế và văn hóa của Người
Pháp ở Việt Nam.
3. Ý nghĩa:
 Nước ta tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù
cùng một lúc.
 Đẩy 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta.
 Có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền mớim chuẩn bị lực
lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống Pháp.
Hội nghị Fontainebleau
1. Hoàn cảnh:
 Hội nghị Fontainebleau sau đó diễn ra kéo dài hơn 2 tháng, từ ngày 6-7 tới
ngày 10-9-1946 nhưng không đem lại kết quả cụ thể nào vì hai bên đã bế tắc
ở hai điểm bất đồng then chốt, đó là:
 Việc thống nhất ba kỳ: Bắc, Trung, Nam
 Trao trả độc lập cho nước Việt Nam Do thái độ ngoan cố và hiếu chiến
của thực dân Pháp, cuộc đàm phán giữa Chính phủ ta và Chính phủ Pháp
tại Fontainebleau không đi đến kết quả. Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rõ
nguy cơ của một cuộc chiến tranh ác liệt có quy mô cả nước mà Người
dự đoán từ trước, đã đến gần. Để có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và để tỏ thiện chí của Chính phủ ta,
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc đó đang ở Paris với tư cách là thượng khách
của Chính phủ Pháp, đã tranh thủ dàn xếp, ký với Chính phủ Pháp bản
Tạm ước này.
2.Nội dung:
 Bản Tạm ước gồm 11 khoản. Nội dung cơ bản của bản Tạm ước là sự
thỏa thuận tạm thời giữa ta và Pháp về một số vấn đề bức thiết có tính
chất bộ phận. Chính phủ Pháp phải thi hành các quyền tự do, dân chủ và
phải ngừng bắn ở Nam Bộ; Chính phủ ta tạm thời nhân nhượng thêm cho
Pháp một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa ở Việt Nam; quy định thời
gian tiếp tục cuộc đàm phán Việt- Pháp vào tháng 1-1947.
3.Ý nghĩa:
 Tạm ước 14 tháng 9 là một sách lược ngoại giao tài tình của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Tạm ước đã tạo điều kiện để nhân dân ta có thêm thời gian hòa
bình, chuẩn bị lực lượng về mọi mặt để tiến hành cuộc kháng chiến lâu
dài chống thực dân Pháp xâm lược.
Hội nghị Giơnevơ
1. Hoàn cảnh triệu tập Hội nghị Giơnevơ:
 Ngay từ đầu chiến tranh, chúng ta vẫn chủ trương giải quyết vấn đề Đông
Dương bằng phương pháp hòa bình trên cơ sở Chính phủ Pháp phải thừa
nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ nước ta.
 Nhưng do bản chất ngoan cố và hiếu chiến nên chúng cố tình gây ra chiến
tranh xâm lược, buộc nhân dân ta phải đứng lên cầm vũ khí.
 Sau 9 năm kháng chiến, chúng ta đã giành được nhiều thắng lợi lớn về quân
sự, về chính trị, ngoại giao.
 Ngược lại, địch càng ngày càng thất bại, càng lâm vào thế lúng túng bị động.
Vì thế, chúng buộc phải nhìn thẳng vào sự thật, phải nói đến hòa bình để
thương lượng với ta. Tại Hội nghị ngoại trưởng của 4 nước lớn là Liên Xô,
Mỹ, Anh, Pháp ỏ Béclin.
 Thủ đô nước Cộng hòa Dân chủ Đức ( tháng 1/1954 ) thỏa thuận với nhau là
sẽ triệu tập một hội nghị quốc tế gồm 5 nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp,
Trung Quốc tại Giơnevơ để bàn về Triều Tiên và chấm dứt chiến tranh lập
lại hòa bình ở Đông Dương.
 Thực hiện thoả ước trên, ngày 26/4/1954, vừa lúc quân ta kết thúc đợt 2
cuộc tiến công quân Pháp ở Điện Biên phủ thì Hội nghị Giơnevơ được triệu
tập và khai mạc phiên dầu tiên.
2. Diễn biến hội nghị Giơnevơ như thế nào:
a. Từ ngày 26/4 đến 7/5/1954:
 Hội nghị bàn về những vấn đề thuộc chiến tranh Triều Tiên.
b. Từ 8/5 đến 21/7/1854:
 Hội nghị bàn về Đông Dương, sau 75 ngày đấu tranh quyết liệt với địch
trong và ngoài hội nghị, chúng ta mới buộc được địch phải ký với ta Hiệp
định Giơnevơ ngày 21/7/1954 để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở
Đông Dương.
3. Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ:
 Chính phủ Pháp và các nước tham gia Hội nghị Giơnevơ tuyên bố thừa
nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như của hai nước Lào và Campuchia trên
bán đảo Đông Dương.
 Hai bên phải ngừng bắn ngay tại chỗ kể từ 0 giờ ngày 21/7/1954 để chấm
dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Riêng ở Việt Nam sẽ lấy
vĩ tuyến 17 dọc sông Bến Hải cùng một khu phi quân sự dọc hai bên bờ
sông làm ranh giới quân sự tạm thời. Quân đội liên hiệp Pháp và những
người cộng tác với Pháp phải tập kết từ vĩ tuyến 17 trở về Nam, còn quân
đội Việt Nam và những người yêu nước kháng chiến ở miền Nam sẽ tập
kết từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc. Sau 2 năm, kể từ ngày ký kết Hiệp định, tức
đến ngày 20/7/1956, quân đội Pháp phải rút hết khỏi Đông Dương để ở
Việt Nam sẽ có tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước, ở Lào. các lực
lượng yêu nước kháng chiến sẽ tập kết về 2 tỉnh sầm Nưa và Phongsali.
Ở Campuchia, các lực lượng yêu nước kháng chiến phục viên tại chỗ.
Hai bên sẽ có một thời hạn khoảng 300 ngày kể từ ngày ký hiệp định để
tập kết, chuyển quán, bàn giao và tiếp quản khu vực.
 Hai bên phải thực hiện việc trao trả hết tù binh và những người dân
thường bị bắt trong chiến tranh.
 Hiệp định quy định cấm hai bên không dược có bất cứ hành động nào
nhằm trả thù hay giết hại những người đã tửng cộng tác với đối phương
trong chiến tranh, cấm các bên không được tham gia bất cứ khối liên
minh quân sự chính trị nào, cấm các nước ngoài không được đưa quân
đội, vũ khí và phương tiện chiến tranh vào các nước Đông Dương cũng
như cấm các nước Đông Dương không được để cho nước ngoài sử dụng
lãnh thổ của mình làm căn cứ quân sự để gây lại chiến tranh hoặc phát
động những cuộc chiến tranh xâm lược.
 Để đảm bảo cho Hiệp định được thi hành nghiêm chỉnh, hiệp định quy
định sẽ thành lập một ủy ban quốc tế gồm có 3 nước Ấn Độ, Canada, Ba
Lan, do đại biểu Ấn Độ làm chủ tịch, để giám sát và kiểm soát việc thi
hành Hiệp định.
 Hiệp định ghi rõ: Những người tham gia ký Hiệp định Giơnevơ và những
người tiếp tục sự nghiệp của Pháp trước đây đều phải có trách nhiệm
nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định này.
 Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị cũng nhấn mạnh rằng: Vĩ tuyến 17
dọc sông Bến Hải cùng một khu phi quân sự dọc hai bên bờ sông chỉ
được coi là ranh giới quân sự tạm thời chứ tuyệt nhiên không được coi là
biên giới chia cắt lâu dài về lãnh thổ.

4. Ý nghĩa của việc ký kết Hiệp định Giơnevơ:


 Đây là thắng lợi to lớn của ta vì nó đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh lập
lại hòa bình ở Đông Dương. - Đưa đến việc giải phóng hoàn toàn miền
Bắc, tạo điều kiện cho miền Bắc tiến lên CNXH, làm cơ sơ vững chắc
cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.
 Thắng lợi này tuy chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được nửa đất nước,
nhưng đã tạo tiền đề để ta tiến tới giành thắng lợi cuối cùng.
 Việc ký Hiệp định Giơnevơ cũng cho chúng ta thấy được một số kinh
nghiệm quý trong việc trực tiếp dấu tranh ngoại giao với địch.
Bưu thiếp nhân dân Pháp gửi
sang Việt Nam nhân dịp Hội
nghị Gionevo được kí kết năm
1954
KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP
1. Nguyên nhân chủ quan:
 Thứ nhất : Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng đứng đầu
là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với đường lối quân sự, chính trị ngoại giao
đúng đắn. Đó là, kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, thực hiện
đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện trường kỳ và tự lực cánh
sinh.
 Thứ hai: Nhân dân ta có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm
mãnh liệt.
 Thứ ba: Toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đoàn kết một lòng. Cùng
quyết tâm chiến đấu vì độc lập tự do cho Tổ Quốc.
 Thứ tư: Nhờ xây dựng được hậu phương vững chắc đã huy động cao
nhất sức người, sức của cho cuộc kháng chiến.

2. Nguyên nhân khách quan:


 Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi còn nhờ có tinh thần
đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương. Sự giúp đỡ của Liên Xô,
Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa. Sự đồng tình ủng hộ của
nhân dân tiến bộ trên thế giới.

3. Vậy ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp đối với lịch
sử nước ta là gì:
 Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp vô cùng to lớn.
Không chỉ có ý nghĩa đối với lịch sử Việt Nam mà còn với toàn thế giới.
 Đối với lịch sử nước Việt Nam Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp
thắng lợi có ý nghĩa quan trọng với lịch sử thế giới hiện đại:
 Buộc Pháp phải thừa nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Việt Nam. Chấm dứt ách thống trị của Pháp gần một thế
kỷ: Buộc Pháp phải rút quân về nước.
 Mở ra một kỹ nguyên mới trong lịch sử dân tộc: Độc lập tự do và đi lên
Chủ nghĩa xã hội.
 Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, thành quả cách mạng tháng tám
được bảo vệ. Tạo điều kiện để miền Bắc đi lên Chủ nghĩa xã hội.
 Giáng một đòn mạnh mẽ vào chủ nghĩa thực dân kiểu cũ. Vào tham
vọng xâm lược và nô dịch của chủ nghĩa đế quốc. Góp phần làm tan rã
hệ thống thuộc địa của chúng.
 Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
 Đập tan âm mưu của đế quốc Mỹ muốn thay chân Pháp độc chiếm
Đông Dương. Nhằm để ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc và ảnh
hưởng của chủ nghĩa xã hội ở vùng Đông Nam Á.
 Chứng minh một chân lý của thời đại: “Trong điều kiện thế giới ngày
nay một dân tộc dù đất không rộng, người không đông, nếu quyết tâm
chiến đấu vì độc lập tự do, có đường lối quân sự chính trị đúng đắn,
được quốc tế ủng hộ thì hoàn toàn có khả năng đánh bại mọi thế lực đế
quốc hung bạo.
Phát huy quyền chủ động trên chiếng
trường 1951-1953
 Các chiến dịch ở trung du và đồng bằng bắc bộ
-Chiến dịch Trần Hưng Đạo
+Thời gian: từ 25-12-1950 đến 17-1-1951
+Mục đích: tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng khu lương thực, phát triển
chiến tranh du kích, tranh thủ thời gian phá kế hoạch củng cố của địch,
tạo điều kiện mới để tiêu diệt địch nhiều hơn nữa
+Kết quả: quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 5.000 địch, diệt 30 vị trí và
40 tháp canh, thu nhiều vũ khí các loại.
-Chiến dịch Hoàng Hoa Thám:
+Thời gian: từ 23-3 đến 7-4- 1951
+Mục đích: Tiêu diệt sinh lực địch, phát triển chiến tranh du kích.
+Kết quả: quân và dân ta đã tiêu diệt, làm bị thương và bắt trên 3.900
địch; diệt và bức địch rút 133 vị trí, tháp canh; bắn rơi 1 máy bay; phá
huỷ 1 xe tăng, 45 xe cơ giới 1
-Chiến dịch Quang Trung:
+Thời gian: từ 28-5 đến 20-6-1951
+Mục đích:  tiêu diệt thêm một bộ phận sinh lực địch, phá tan khối ngụy
quân, thúc đẩy chiến tranh du kích phát triển, giành lại kho người, kho
của ở đồng bằng
+Kết quả: loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 4.000 địch, diệt và bức địch
rút hơn 30 vị trí, phá huỷ hơn 30 xe lội nước, thu hơn 1.000 vũ khí và
phương tiện chiến tranh

 không phát huy được thế chủ động chiến lược giành được từ chiến dịch
Biên giới; chưa phá được phòng tuyến của địch, chưa làm thay đổi được
cục diện chiến trường đồng bằng Bắc Bộ.

 Chiến dịch Hòa Bình đông- xuân


*Hoàn cảnh lịch sử: tình hình kinh tế - xã hội của nước Pháp trở nên căng
thẳng, sức ép về chính trị của nhân dân Pháp cũng như của các phe phái
trong Quốc hội lên đến tột đỉnh
-> Pháp muốn đánh chiếm Hòa Bình để xoa dịu dư luận, trấn an binh si,
tranh thủ viện trợ Mĩ
*Diễn biến:
-Quân địch
+ Ngày 9-11-1951, Đờ Lát sử dụng một lực lượng cơ động chiến lược
mạnh tiến đánh chợ Bến
+ Ngày 14-11, chúng mở cuộc hành quân Lôtuýt đánh chiếm Hoà Bình
+ Ngày 15-11, chúng đã hoàn thành việc chiếm đóng các vị trí then chốt
trong khu vực Hoà Bình - Đường 6 - Sông Đà - Ba Vì
-Quân ta:
+ Thời gian: từ 10-12-1951 đến 25-2- 1952
+ Mục đích: phá tan kế hoạch bình định của Pháp ở đồng bằng Bẵ Bộ,
đẩy mạnh chiến tranh du kích
+ Diễn biến: Chỉ sau mấy ngày địch chiếm đóng, thị xã Hoà Bình bị vây
chặt trong một vòng đai lửa của quân ta, khiến địch phải núp kín dưới
hầm
+ Kết quả: tiêu diệt và bắt khoảng 22.000 địch, giải phóng hoàn toàn khu
vực Hoà Bình - Sông Đà, căn cứ du kích được mở rộng
 làm chủ hoàn toàn phía tây đồng bằng Bắc Bộ, phá tan âm mưu thâm độc
của Pháp
 Chiến dịch Tây Bắc thu-đông 1952
-Mục đích:  tiêu diệt địch, giải phóng đất, tranh thủ dân; trong đó, mục
tiêu quan trọng hơn cả là tiêu diệt địch
-Diễn biến:
+Ngày 14-10-1952, quân ta nổ súng tiến công Nghĩa Lộ, mở màn chiến
dịch
+Trải qua hai tháng chiến đấu, đến ngày 10-12- 1952, chiến dịch kết thúc
thắng lợi.
-Kết quả: tiêu diệt và làm bị thương 13.000 tên địch, phá vỡ toàn bộ hệ
thống ngụy quân, ngụy quyền; đập tan âm mưu lập "Xứ Thái tự trị" của
địch; giải phóng 8/10 đất đai vùng Tây Bắc
 Chiến dịch Thượng Lào xuân-hè 1953
-Mục tiêu:
+tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng một bộ phận đất đai
+ phối hợp với nhân dân và quân giải phóng Pathét Lào chống kẻ thù
chung
+ ngăn chặn âm mưu củng cố Tây Bắc và bình định đồng bằng của địch.
-Diễn biến:
+Ngày 9-4-1953, các đơn vị tham gia chiến dịch được lệnh vượt biên giới
đến vị trí tập kết.
+Ngày 13-4-1953, vận động truy kích tiêu diệt địch, bắt đầu từ ngày
+Ngày 18-5-1953, chiến dịch Thượng Lào kết thúc.
-Kết quả: loại khỏi vòng chiến đấu khoảng 2.800 địch, giải phóng tỉnh
Sầm Nứa, một phần tỉnh Xiêng Khoảng và Phong Xa Lì với trên 30 vạn
dân.
-Ý nghĩa: Thắng lợi của Chiến dịch Thượng Lào là thắng lợi của tinh
thần quốc tế vô sản, của tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa nhân dân
hai nước Việt - Lào.
=> củng cố thêm quyền chủ động chiến lược của quân đội ta không chỉ ở
chiến trường chính (Bắc Bộ), mà cả trên toàn miền Bắc Đông Dương.

You might also like