« Home « Kết quả tìm kiếm

III. Đánh giá tổng quan về chính sách ngoại giao Trường Phương Yến


Tóm tắt Xem thử

- III.Đánh giá tổng quan về ngoại giao thời nhà Nguyễn: 1.
- Những cố gắng tích cực của ngoại giao Việt Nam với các nước khác:- Có thể nói, trong suốt các thế kỉ XVII, XVIII, XIX Việt Nam là một nước lớn trong khối các nước Đông Nam Á, sẵn sàng giúp đỡ các quốc gia khác về mọi mặt như chính trị, quân sự, xã hội.
- Khi có chiến tranh giữa các nước láng giềng, việt Nam luôn đứng giữa, trở thành quốc gia hòa giải.
- Nhưng Việt Nam cũng có âm mưu để được thần phục, cống nạp, thực hiện nhiều cuộc xâm lược đàn áp với Ai Lao, Cao Miên, Chân Lạp.
- Và có những lúc đã sử dụng quân sự đối phó với Xiêm – cũng là quốc gia lớn đi xấm chiếm các nước nhỏ thời bấy giờ, những cuối cùng, Việt nam vẫn giúp đỡ, hòa hiếu, duy trì hòa bình ổn định với Xiêm.
- Việt Nam thời Nguyễn có tài ngoại giao với các nước lân bang vô cùng tài giỏi nhưng lại cũng có lòng tham muốn đi xâm chiếm các nước nhỏ hơn.
- Chính bởi thế mà Việt Nam một mặt để lại những dấu ấn tốt, nâng cao tahnh danh đất nước, một mặt lại trở thành quốc gia đi xâm lược.
- Nhưng xét cho cùng, tại thời điểm lúc đó, đó cũng là bản chất của giai cấp phong kiến nói chung, trong đó có phong kiến Việt Nam, là đặc điểm “cá lớn nuốt cá bé” của quan hệ quốc tế lúc bấy giờ.- Trung Quốc từ trước tới thời nhà Nguyễn vẫn là quốc gia có tầm quan trọng và ảnh hưởng nhiều nhất tới Việt Nam.
- Nhiều người cho rằng Việt Nam thần phục Trung Quốc là mù quáng nhưng thực chất về phía Trung Quốc, đó là một nước lớn mà phần lớn các nước láng giềng đều thần phục và có mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
- Điều này đã giúp cho Việt nam có mối quan hệ hòa hiếu với Trùng Quốc trong thời gian lâu dài.
- Hơn thế nữa, không thể nói rằng Việt Nam để Trung Quốc lấn át mà thật ra Việt Nam dưới thời Nguyễn lúc đó vẫn ý thức phải bảo vệ lãnh thổ như ghi nhận và bảo vệ Vạn lí Trường Sa, nhà Nguyễn ngăn chặn tiền giả đưa từ Trung quốc sang, …quy định của nhà ngyễn với quan hệ buôn bán là khá chặt chẽ.- Việt Nam thi hành triệt để chính sách “Bế quan tỏa cảng” một phần vì triều đình đã nhận ra được âm mưu truyền đạo giáo quá mức, ý định xâm lược nước ta của thực dân Pháp.
- Hơn thế nữa, đây cũng là chính sách mà một số nước cũng thi hành lúc bấy giờ.
- Đánh giá một số tồn tại trong chính sách ngoại giao thời nhà Nguyễn:- Trong quan hệ với nước “láng giềng” Trung Hoa, vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc, nên nhà Nguyễn luôn ở thế dưới.
- Hơn thế, nhà Nguyễn còn thường xuyên có những cuộc thăm viếng, cống nạp những sản vật quý báu của đất nước cho nhà Thanh…Điều đó khiến chúng ta chịu tổn thất không nhỏ.- Trong quan hệ với Chân Lạp (Campuchia ngày nay) và Vạn Tượng (Lào), nhà Nguyễn coi đây như tấm “phên dậu” để bảo vệ lãnh thổ nước nhà.
- Ở thế “cá lớn nuốt cá bé”, nhà Nguyễn thực chất đã đặt ách đô hộ trên đất Chân Lạp, mở rộng diện tích đường biên.
- Điều đó làm ảnh hưởng sâu sắc đến mối quan hệ giữa các bên và sự ổn định trong khu vực.- Trong quan hệ với Xiêm, về cơ bản trong thời gian đầu là thân thiện, hoà hảo.
- Hơn thế, những cuộc chiến tranh vũ trang liên tục xảy ra khiến cho quan hệ ngoại giao giữa hai nước hoàn toàn chấm dứt năm 1834.
- Đây cũng là một kết quả buồn cho ngoại giao nhà Nguyễn khi vừa hao tổn binh lực vừa làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với các nước láng giềng trong khu vực.- Trong quan hệ với các nước phương Tây, nhà Nguyễn thực hiện chính sách “bế quan toả cảng”, từ chối giao thương với lí do bất đồng văn hoá.
- Nhưng đó cũng là bất lợi trong giao thương với các nước phương Tây, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế.
- Đặc biệt trong quan hệ ngoại giao với Pháp, triều đình nhà Nguyễn đã quyết tâm thực hiện chính sách tránh Pháp.
- Cũng như quan điểm với các nước phương Tây khác, vua quan nhà Nguyễn lo sợ sự ảnh hưởng, xâm lăng của Pháp thông qua giao thương kinh tế, văn hoá… Cả một quốc gia, dân tộc như “người trong bao”, sống trong cái hộp bằng sắt khi không được tiếp xúc, giao lưu dần dần trở nên tụt hậu, không bắt kịp xu hướng.
- Song, nửa sau thế kỉ XIX, triều đình nhà Nguyễn lại lộ rõ sự yếu hèn, nhu nhược trong chính sách ngoại giao khi tự tay kí hiệp ước bán nước, dâng phần bánh ngon vào tay thực dân.
- Cũng từ đây, mở ra một thời kì dài đầy khó khăn, là đêm trường tăm tối của lịch sử Việt Nam khi chính thức trở thành nô lệ của thực dân Pháp.- Cũng trong mối quan hệ Việt Nam và Pháp, thời Nguyễn đã đặt ra những chính sách cấm đạo, cấm truyền đạo nghiêm ngặt, thậm chí tàn bạo bắt đầu từ thời Minh Mạng – ông đã ban hành “Thập điều giáo huấn”, rồi Thiệu Trị, rồi đến Tự Đức lại càng gay gắt hơn “dù chúng có chà đạp hay không chà đạp lên cây Thập tự giá phải chặt chúng ra làm hai để cho mọi người cùng biết sự nghiêm ngặt của pháp luật nước ta” đã đặt nền móng cho những mâu thuẫn bất hòa xảy ra cả trong nước lẫn đối ngoại bên ngoài.- Ngoài ra, nhà Nguyễn đã không nhất quán, thậm chí xảy ra bất đồng quan điểm trong bộ máy nhà nước và không đặt niềm tin vào sức mạnh, lòng yêu nước của nhân dân mà đi đến kí kết dần các hiệp ước.
- Từ các hiệp ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất, Quý Mùi, Pa - tơ - nốt ngày đã khẳng định rằng: nhà Nguyễn dần đầu hàng hèn nhát, quay lưng lại với mục đích và truyền thống yêu nước của dân tộc, đặt lợi ích của triều đại, bộ máy nhà nước lên trên lợi ích của dân tộc.
- Có thể nói, chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế song không thể phủ nhận từ những thiếu sót ấy đã để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho ngoại giao Việt Nam thời kì sau.
- 3.Những bài học kinh nghiệm rút ra từ quan hệ ngoại giao dưới thời nhà Nguyễn:- Đối nội nắm giữ vai trò cốt lõi để xây dựng ngoại giao với các quốc gia khác.Chính việc phân chia Đàng Trong – Đàng Ngoài, sự không nhất quán giữa nhữngngười trong bộ máy Nhà nước và Nhà nước với nhân dân là điều kiện thuận lợi đểPháp nhảy vào xóa sổ Việt Nam trên bản đồ thế giới.
- Bởivậy, chính sự sai lầm của nhà Nguyễn là đã không nghe, không tin vào nhân dânmà tự kí kết những hiệp ước “thúc đẩy” Pháp xâm lăng Việt Nam.
- Và đó là bài họccần ghi nhớ về phát triển tình đoàn hết của cả dân tộc.- Việt Nam cần phải thúc đẩy phát triển mình và đồng thời khẳng định vị thế trêntrường quốc tế.- Nhà Nguyễn có chính sách, chủ trương “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, đócũng là điều ta cần lưu ý: giữ mối quan hệ hòa bình hữu nghị với các nước lánggiềng.
- Mặt khác, ta không được lặp lại tình trạng tận dụng thời cơ để xâm chiếmcác nước nhỏ mà cần phải luôn trong thái độ ngoại giao hòa bình, không lăm le,không có mầm mống tơ tưởng việc đi xâm lăng bất kể một quốc gia nào.- Trong quan hệ với Trung Quốc, nhà Nguyễn đã đã để lại một bài học kinhnghiệm trong lịch sử ngoại giao Việt Nam đó là biết cương, nhu đúng lúc, biết kếthợp khéo léo các sách lược, biết nhún nhường khi cần thiết.
- Chính sách “Bế quan tỏa cảng” cũng đã phần nào nhắc nhở và để lại cho chúng tabài học quý giá rằng: phải kịp thời nắm bắt được xu thế phát triển của tình hình thếgiới, hiểu biết rõ được thế và lực, nắm bắt và theo kịp hoàn cảnh và sự thay đổi củatình hình quan hệ quốc tế thế giới, để từ đó đổi mới về tư duy đối ngoại, kịp thờihội nhập với các nước trên thế giới.
- TRÍCH NGUỒN: (1) http://conglydaiviet.vn/bai/648/nhin-lai-chinh-sach-doi-ngoai-va-ngoai- giao-thoi-nha-nguyen (2) Cuốn “Ngoại giao Việt Nam từ thuở dựng nước đến trước Cách mạng Tháng Tám 1945” (3) http://zuni.vn/hoi-dap-chi-tiet https://nghiencuulichsu.com nha-nguyen-han-che-su-phat- trien-cua-thien-chua-giao Phan Phát Huông.
- Việt Nam giáo sử, tập 1

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt