You are on page 1of 10

Đại hội X của Đảng với chính sách đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế

I. THÀNH TỰU ĐỐI NGOẠI CỦA ĐẢNG TA TRONG 20 NĂM ĐỔI MỚI:

Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đến nay đã thu được những
thành tựu hết sức to lớn và có ý nghĩa lịch sử, làm thay đổi bộ mặt của đất nước, tạo tiền đề và
động lực cho Việt Nam tiến bước nhanh hơn, vững chắc hơn trên con đường công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Ngoại giao Việt Nam rất vinh dự và tự hào đã có những đóng góp quan trọng và
xứng đáng vào thắng lợi chung đó của đất nước.

Quán triệt đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ
quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế, Ngoại giao đã trở thành mặt trận quan trọng trong thời bình
và đã góp phần giữ vững và củng cố môi trường hoà bình và tạo những điều kiện quốc tế
ngày càng thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nâng cao vị thế và uy tín
của nước ta ở khu vực và trên thế giới.

+ Thành tựu đối ngoại có tính chất bao trùm trong thời gian qua là từ chỗ bị cô lập về chính trị,
bao vây cấm vận về kinh tế, Việt Nam đã chủ động, nỗ lực mở rộng hơn bao giờ hết quan hệ đối
ngoại của mình theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa. Trong 20 năm đổi mới, Việt Nam đã
thiết lập quan hệ ngoại giao thêm với 57 nước, nâng tổng số quốc gia có quan hệ chính thức lên
169 nước; và có quan hệ buôn bán với 224/ 255 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ.

+ Việt Nam đã tạo dựng được khuôn khổ quan hệ hợp tác hữu nghị, ổn định lâu dài và ngày
càng đi vào chiều sâu với các nước láng giềng, khu vực; góp phần đáng kể vào việc duy trì môi
trường an ninh xung quanh Việt Nam và phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế.

Các hiệp ước, hiệp định ký với Trung Quốc, Cam-pu-chia trong thời gian qua đã đã tạo cơ sở
pháp lý cho việc biến đường biên giới chung Việt Nam với các nước láng giềng thành đường
biên giới hòa bình, hữu nghị, thịnh vượng chung.

+ Thành tựu tiếp được coi là bước phát triển lớn, mang tính đột phá trong triển khai hoạt động
đối ngoại thời kỳ Đổi mới. Đó là Việt Nam đã đi từ bình thường hóa quan hệ đến từng bước nâng
cấp và xác lập khuôn khổ quan hệ hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước lớn, các
trung tâm kinh tế - chính trị lớn và các nước công nghiệp phát triển.

+ Trong triển khải chính sách đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế, Việt Nam đã
tích cực và chủ động củng cố và phát triển quan hệ hợp tác với các nước bạn bè truyền thống và
các nước đang phát triển khác ở Trung Đông, châu Phi và Mỹ La tinh.

+ Hoạt động ngoại giao đa phương đã có bước phát triển vượt bậc; góp phần nâng cao hơn nữa
vai trò và uy tín của Việt Nam tại các tổ chức và diễn đàn quốc tế như Liên hiệp quốc, Phong trào
Không liên kết, Hiệp hội các quốc gia Đông nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á –
Thái bình dưong (APEC), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), từng buớc đưa Việt Nam hội nhập
vào kinh tế khu vực và thế giới.

+ Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, công tác Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế đã
ngày càng phát huy vai trò; nội dung kinh tế ngày càng thể hiện rõ nét trong mọi hoạt động chính
trị đối ngoại. Ngoại giao đã kết hợp tốt giữa chính trị đối ngoại với kinh tế đối ngoại, góp phần tạo
thêm nguồn lực từ bên ngoài, mở rộng thị trường, gia tăng đối tác, phục vụ mục tiêu phát triển
kinh tế-xã hội của đất nước.
+ Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài được thúc đẩy mạnh mẽ và đã thu được những kết
quả tích cực, quan trọng. Số lượng bà con Việt kiều về thăm quê hương, tìm kiếm cơ hội đầu tư
buôn bán ở trong nước ngày càng gia tăng.

Tổng hợp lại, Báo cáo Chính trị của BCH TW tại Đại hội X đã đánh giá: “Hoạt động đối ngoại
được mở rộng, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội, nâng cao uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới".

II. MỘT SỐ BÀI HỌC RÚT RA TRONG CÔNG TÁC ĐỔI MỚI ĐỐI NGOẠI:

+ Một là, bài học về đổi mới về tư duy đối ngoại: thể hiện ở cách nhìn nhận, đánh giá tình hình
thế giới, quan hệ quốc tế, xu thế của thời đại, mối quan hệ tác động qua lại giữa Việt Nam và thế
giới, những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam, vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở đó đề ra đường lối chính sách và biện pháp đối ngoại đúng đắn, phù hợp với thực
tiễn của đất nước và xu thế của tình hình thế giới; kết hợp tốt sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại trong tình hình mới. Trong 20 năm qua, đường lối, chính sách đối ngoại ngày càng được
hoàn chỉnh về mặt nội dung, phong phú về hoạt động thực tiễn, là định hướng đề ra các chủ
trương, biện pháp để mở rộng quan hệ đối ngoại, xử lý các vấn đề nảy sinh, phục vụ có hiệu quả
nhất những yêu cầu cấp thiết của đất nước qua mỗi giai đoạn cụ thể.

+ Hai là, bài học về nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ ,hòa bình, hòa hiếu, hợp tác để phát triển,
đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu: Điều này được thể hiện xuyên suốt trong đường lối và chính
sách của Đảng và Nhà nước ta. Mục tiêu nhất quán là giữ vững và củng cố môi trường hoà bình
và tạo điều kiện quốc tế thuận lợi nhất để phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã
được triển khai thực hiện một cách tích cực và hiệu quả.

+ Ba là, bài học về chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế với giữ vững độc lập, tự chủ,
thống nhất và bản sắc dân tộc. Trước hết là độc lạp tự chủ về đường lối, chính sách, có quyết
sách để chủ dộng hội nhập, hội nhập có định hướng theo lộ trình hợp lý, theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Độc lập tự chủ vè kinh tế còn có nghĩa là là một nền kinh tế có thực lực đủ mạnh, có
thể ứngphó nhanh, kịp thời với những biến động khó lường của kinh tế thế giới và khu vực, là
một nền kinh tế "mở" kết hợp nội lực với ngoại lực thành sức mạnh tổng hợp để phát triển đất
nước, có sức cạnh tranh cao, không để bị lệ thuộc và bị chi phối từ bên ngoài, bảo đảm an ninh
kinh tế.

+ Bốn là, bài học về tạo sức mạnh tổng hợp của các lực lượng tham gia quan hệ đối ngoại trên
các lĩnh vực khác nhau và dưới các hình thức khác nhau, kết hợp ngoại giao Nhà nước, ngoại
giao Đảng, ngoại giao nhân dân, ngoại giao Quốc hội, ngoại giao an ninh, quốc phòng...

III. VỀ PHƯƠNG HƯỚNG ĐỐI NGOẠI VÀ HỘI NHẬP TRONG 5 NĂM TỚI.

- Tình hình thế giới và khu vực trong 5 năm tới tiếp tục diễn biến phức tạp, tác động nhiều chiều
tới an ninh và phát triển của Việt Nam. Mặc dù có nhiều thách thức đặt ra, nhưng chúng ta đã và
đang đứng trước những cơ hội và thuận lợi rất cơ bản. Đó là thành tựu của đất nước trong 5
năm qua và 20 năm đổi mới làm cho thế và lực Việt Nam mạnh lên nhiều; việc mở rộng quan hệ
đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế tạo thuận lợi cho Việt Nam tiếp tục công cuộc đổi
mới, giữ vững và củng cố môi trường hoà bình, ổn định, để tập trung phát triển kinh tế với tốc độ
nhanh hơn.

Trên cơ sở đánh giá sâu sắc những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong thời gian tới, Đại
hội X khẳng định phải tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện
và đồng bộ hơn nữa, phát triển với tốc độ nhanh hơn và bền vững hơn nhằm sớm đưa nước ta
ra khỏi tình trạng kém phát triển, tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước
công nghiệp hóa theo hướng hiện đại.

- Để thực hiện những nhiệm vụ to lớn trên, Đại hội Đảng X đã đề ra mục tiêu, đường lối, phương
châm chỉ đạo hoạt động đối ngoại:

+ Nhiệm vụ đối ngoại: giữ vững và củng cố môi trường hoà bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận
lợi hơn nữa cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, đồng thời góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

+ Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính
sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế, đưa quan hệ quốc tế
song phương và đa phương đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững.

+ Tiếp tục giương cao hơn nữa ngọn cờ hoà bình, hợp tác và phát triển; Việt Nam là bạn, là đối
tác tin cậy, là thành viên tích cực và xây dựng của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu
vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững; tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và
khu vực.

- Hoạt động đối ngoại trong thời gian tới sẽ được triển khai trên một số hướng chính sau:

Một là, tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại, củng cố và hoàn thiện khuôn khổ quan hệ ổn định,
lâu dài với các nước nhất là láng giềng khu vực, các nước lớn và các đối tác quan trọng khác,
tạo bước chuyển biến mới trong quan hệ hợp tác theo hướng đưa các mối quan hệ hợp
tác đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững, tạo ra sự tin cậy lẫn nhau.

Hai là, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể
chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương sau khi gia nhập WTO: thực hiện các cam kết với
các nước về thương mại, đầu tư, mở cửa thị trường, chuẩn bị tốt các điều kiện để ký các Hiệp
định thương mại tự do song phương với các nước, nhất là các nước lớn, ký các Hiệp định hợp
tác kinh tế đa phương và khu vực. Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện có hiệu quả với các nước
ASEAN, các nước khu vực châu Á - TBD.

Ba là, tăng cường hơn nữa vai trò của hoạt động kinh tế đối ngoại, tạo môi trường pháp lý thuận
lợi cho hoạt động kinh tế đối ngoại, cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút FDI, ODA, thúc đẩy
mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, mở rộng thị trường với các nước, các tổ
chức quốc tế nhằm thực hiện nhiệm vụ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước.

Bốn là, xây dựng và củng cố đường biên giới hòa bình, hợp tác phát triển với các nước láng
giềng, đặc biệt là đẩy mạnh hoàn thành việc phân giới, cắm mốc với Trung Quốc và Campuchia
như mục tiêu đã đề ra, đồng thời kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh, bảo vệ chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ của đất nước. Sẵn sàng đối thoại với các nước và các tổ chức quốc tế và khu vực
về những vấn đề cùng quan tâm, trong đó có vấn đề dân chủ, nhân quyền, đồng thời kiên quyết
đấu tranh với các luận điệu sai trái, lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để can
thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Năm là, cùng với các hoạt động ngoại giao song phương, tăng cường hơn nữa hoạt động trên
các diễn đàn đa phương ở khu vực và trên thế giới, mở rộng sự hợp tác nhiều mặt với các tổ
chức khu vực và quốc tế, chủ động tham gia giải quyết các vấn đề toàn cầu, tiếp tục củng cố và
nâng cao vai trò và vị thế của Việt Nam trong các định chế quốc tế; trước mắt là tổ chức thành
công Hội nghị Cấp cao APEC 14 vào cuối năm nay tại Hà Nội và tích cực hướng tới mục tiêu
ứng cử làm uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc khoá 2008-2009.

Sáu là, Đại hội X tiếp tục khẳng định: đồng bào Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận
không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tốc quan trọng góp
phần tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân các nước, tổ
chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 36 của BCT (tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ ổn định
cuộc sống, bảo vệ quyền lợi chính đáng, có các chính sách để hướng về quê hương, góp phần
xây dựng đất nước, thu hút, phát huy trí tuệ của trí thức).

Bảy là, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền và văn hoá đối ngoại, tăng cường sự hiểu biết
lẫn nhau, sự hợp tác và tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước, góp phần
làm cho bạn bè thế giới hiểu rõ hơn về công cuộc Đổi mới, về đất nước và con người Việt Nam
trên con đường hội nhập và phát triển.

Tám là : Phối hợp chặt chẽ hoạt động ngoại giao của Đảng, của Quốc hội, ngoại giao Nhà nước
với ngoại giao nhân dân, đối ngoại quốc phòng-an ninh, chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại
tạo thành sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ đối ngoại chung của đất nước./.

I.Quan hệ Việt Nam-Nhật Bản

Thưa quý vị, nói tới các quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới hiện nay, thì một điểm sáng
là quan hệ với Nhật Bản. Theo giáo sư Tomohiko Taniguchi, một nhà nghiên cứu người Nhật đang
làm việc tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chính Sách Đông Bắc Á tại Viện Nghiên Cứu Brookings, thì
quan hệ giữa Hà Nội và Tokyo trong thời gian tới là một quan hệ rất có triển vọng, và sẽ mang lại lợi
ích cho cả đôi bên.

Điều thứ nhất tôi muốn nói là đối với Nhật Bản, Việt Nam quan trọng hơn quý vị tưởng rất nhiều. Và
thứ hai, Nhật Bản cần đến Việt Nam không thua gì Việt Nam cần đến Nhật Bản.

Giáo Sư Taniguchi đã nhắc qua đến những cuộc phản đối dữ dội chống Nhật Bản đã diễn ra tại Trung
Quốc hồi gần đây, liên quan tới cách diễn giải lịch sử trong một số sách giáo khoa mới của Nhật Bản.
Giáo sư Taniguchi nói rằng trong bối cảnh ấy, Nhật Bản đang rất cần đến tình hữu nghị của các nước
trong khu vực, và theo ông thì Việt Nam là một trong những nước hiếm hoi không khơi lại chuyện cũ,
tức là những hành động tàn ác của quân đội Nhật Hoàng trong thời chiến tranh để đả kích Nhật Bản.
Cùng lúc, Việt Nam rất cần đến sự giúp đỡ của nước ngoài, nhất là về phương diện đầu tư để xây
dựng hệ thống hạ tầng cơ sở.

Giáo sư Taniguchi nói lý do thứ Hai vì sao Nhật Bản muốn giúp đỡ Việt Nam là vì sự cần cù của
người Việt Nam.

Và vì những lý do đó, mà Việt Nam rất có triển vọng trở thành nước được Tokyo chú ý đến khi Nhật
Bản chọn một nước khác để thay thế Trung Quốc trong tư cách là đối tượng để nhận những trợ giúp
của Chương trình Viện Trợ Phát Triển Nhật Bản.

Trung Quốc trong nhiều năm đã là một thân chủ rất quan trọng trong chính sách Phát Triển Viện
Trợ của Nhật Bản. Hãy xét tới số liệu sau đây: một khoản tiền cho vay lên tới 2 tỉ 100 triệu mỹ kim,
đó là trong năm 2000, là ngân khoản lớn nhất mà Nhật Bản đã cho Trung Quốc vay với lãi suất rất
thấp theo tinh thần chương trình phát triển viện trợ. Số tiền này lẽ ra được chuyển cho Trung Quốc,
nếu không có một sự dàn xếp sẵn, khi nước này được coi như đã tốt nghiệp, nghĩa là không còn được
xem là cần đến số tiền này nữa. Ngân khoản ấy sẽ được chuyển sang cho một nước khác, bất cứ nước
nào, ở bất cứ đâu, và theo bất cứ hình thức nào. Và nếu quý vị nhìn quanh, thì Việt Nam nổi bật như
một trong những ứng viên sáng giá nhất, và có nhiều triển vọng nhất.

Đó là ý kiến của Giáo Sư Tomohiko Taniguchi thuộc Viện Nghiên Cứu Brookings, và là tác giả của
nhiều sách có giá trị phân tích hiện tình thế giới.

II.Quan hệ với Nga

Trong thời chiến tranh Việt Nam, Việt Nam và Liên Bang Sô Viết Cũ từng có quan hệ đồng minh và
chia sẻ chung một ý thức hệ, ngày nay, quan hệ giữa Việt Nam với nước Nga bây giờ đang trong tình
trạng nào? Một nhà nghiên cứu chuyên về các vấn đề Việt Nam, từng phục vụ tại Đại Sứ Quán Nga ở
Hà Nội, là Giáo Sư Vladimir Mazyrin thuộc Viện Á Châu và Phi Châu Học, nói như sau về quan hệ
Việt-Nga:

Trung Quốc đã thay thế Liên Bang Sô Viết trong vai trò là nước đồng minh chủ yếu của Hà Nội,
không những về phương diện lấy kinh tế và chính trị ra làm nền tảng cho mối quan hệ hai bên. Ngoại
trừ việc dựa vào ASEAN với mục đích duy trì quan hệ mậu dịch và thế cân bằng lực lượng trong khu
vực Châu Á -Thái Bình Dương, nước Nga ngày nay không thực sự duy trì các mục tiêu chiến lược
nghiêm túc tại vùng Đông Nam Á, hoặc nói cho đúng hơn, không có đủ quyền lực để thực thi các mục
tiêu chiến lược ấy nữa.

Còn về phía Việt Nam, Giáo Sư Mazyrin cho rằng Hà Nội bây giờ chỉ tập trung vào một vài lĩnh vực
liên quan tới quyền lợi của Việt Nam, trong quan hệ với nước đồng minh cũ.

Về phần mình, Việt Nam không còn được sự ủng hộ nghiêm túc nào từ Mascơva, liên quan tới nước
Nga, Việt Nam bây giờ chỉ nhắm vào mục tiêu nới rộng mậu dịch, chủ yếu là mua lại vũ khí của Nga,
khai thác các tài nguyên thiên nhiên, và bảo vệ công dân Việt Nam sinh sống tại nước Nga.

Giáo Sư Mazyrin thừa nhận rằng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và nước Nga hiện nay không tốt đẹp
như hai bên mong muốn. Ông đưa ra một vài ví dụ cụ thể để giải thích rõ hơn về quan hệ Việt-Nga –
chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế- trong câu chuyện với Hoài Hương sau đây:

Giáo Sư Mazyrin kết luận rằng hai bên nên đi tìm những cơ chế mới để cố gắng phát triển mối quan
hệ song phương.

III. Quan điểm của Cố Vấn Chính Sách Việt Nam.

Trong các diễn giả được ban tổ chức của Đại Học John Hopkins mời trình bày quan điểm về chính
sách đối ngoại của Việt Nam, có ông Đặng Đình Quý, Chủ Nhiệm ban Chính Trị tại Đại Sứ Quán Việt
Nam ở Hoa Kỳ. Ông Đặng Đình Quý từng là Phó Giám Đốc Bộ Kế Hoạch Chính Sách và Chủ Nhiệm
Ban Kinh Tế của Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Trong phần mở đầu, ông Đặng Đình Quý đã đưa ra một
vài nhận xét về những thay đổi từng giai đoạn trong chính sách đối ngoại của Việt Nam từ khi Hà Nội
cho áp dụng chính sách mở cửa từ năm 1986.

Ông Quý nói: có thể mô tả chính sách đối ngoại của Việt Nam qua hai cụm từ: thứ nhất là đa-dạng-
hóa, và thứ hai là đa phương hướng. Ông Quý giải thích rằng đa dạng hóa là về mặt hình thức và về
khu vực quan hệ, và đa hướng theo ý nghĩa đối tác và đối tượng trong quan hệ đối ngoại. Theo ông
Quý, thì trong 20 năm qua, chính sách đối ngoại ấy đã giúp Việt Nam chiếm được một chỗ đứng mà
Hà Nội cho là tối ưu trên sân khấu thế giới. Ông Quý nhắc lại lời phát biểu của Đại Sứ Việt Nam tại
Hoa Kỳ đêm hôm trước, rằng Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước chủ yếu trên
thế giới, và đây là lần đầu Việt Nam có quan hệ bình thường với tất cả các nước trên thế giới, và ông
nói tiếp rằng, nếu Việt Nam đạt được mục tiêu gia nhập WTO vào cuối năm nay, thì Việt Nam sẽ là
thành viên của tất cả các tổ chức khu vực và quốc tế quan trọng nhất.

Ông Đặng Đình Quý nói rằng thành quả trong các chính sách đối ngoại Việt Nam cho tới nay, có được
là dựa trên nền tảng sự thành công của chương trình cải cách và đà phát triển kinh tế của Việt Nam,
nhưng cùng lúc sự thành công trong chính sách đối ngoại cũng có ảnh hưởng lớn lao đến các chính
sách đối nội.

Ông Quý nói sự thành công về mặt đối ngoại có thể tác động đến tư duy của các nhà làm chính sách
theo hai cách:

1. vị thế của đất nước trên sân khấu thế giới giúp các nhà làm chính sách tự tin hơn và độc lập hơn
trong công tác lập ra chính sách đối nội, hoặc lập ra chính sách nói chung.

2. nâng cao nhận thức của các nhà làm chính sách về nhu cầu cần phải bảo đảm chính sách đối nội
phải thích ứng với các tiêu chuẩn quốc tế, hoặc phải phù hợp với những cam kết mà Việt Nam đã hoặc
sẽ ký kết với thế giới bên ngoài.

Ông Quý nói tuy rằng theo dự kiến, Việt Nam trong tương lai sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại đa dạng
và đa hướng, thế nhưng sẽ có một số thay đổi trong việc thực thi chính sách ấy.

Ông Quý nói chính sách đối ngoại Việt Nam trong tương lai sẽ phải cải thiện để tăng hiệu năng và tập
trung hơn vào việc phục vụ mục tiêu mà nhà nước Việt Nam nhắm tới, là tới năm 2020, Việt Nam sẽ
trở thành một nước công nghiệp hóa. Và chính đó là điểm gây nhiều chú ý nhất trong phần trình bày
của ông Đặng Đình Quý tại buổi hội thảo.

Hoài Hương đã có trao đổi với một số diễn giả có mặt về mục tiêu này. Trước hết là ông Bùi Huy
Khoát, Giáo Sư thỉnh giảng của Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn Hà Nội và thành phố
HCM, hiện đang nghiên cứu về Liên Hiệp Châu Âu tại Viện Nghiên Cứu Châu âu.

Theo các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt
Nam: Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chủ trương
thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan
hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm "Việt Nam sẵn sàng là bạn và là
đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hòa bình, độc lập
và phát triển".

Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 168 quốc gia thuộc tất cả các
châu lục, bao gồm tất cả các nước và trung tâm chính trị lớn của thế giới. Việt Nam cũng
là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ với hơn 500 tổ chức phi chính phủ.
Đồng thời, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 165 nước và vùng lãnh thổ. Trong tổ
chức Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đóng vai trò là ủy viên ECOSOC, ủy viên Hội đồng
chấp hành UNDP, UNFPA và UPU. Vai trò đối ngoại của Việt Nam trong đời sống chính
trị quốc tế đã được thể hiện thông qua việc tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh
Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie) năm 1997, Hội nghị cấp cao ASEAN năm 1998,
Hội thảo quốc tế về hợp tác và phát triển Việt Nam và châu Phi năm 2003

Năm 2004, Việt Nam tổ chức Hội nghị cấp cao ASEM vào tháng 10
Năm 2006, Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh APEC vào tháng 11.

Từ ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một bước ngoặt lớn trong tiến trình hội nhập
với nền kinh tế quốc tế.

Ngày 16 tháng 10 năm 2007, tại cuộc bỏ phiếu diễn ra ở phiên họp Đại hội đồng Liên
Hiệp Quốc ở New York, Việt Nam chính thức được bầu làm thành viên không thường
trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009.

Trong lịch sử Việt Nam, không có một nước nào lại có nhiều ảnh hưởng và vấn đề đối
với Việt Nam như nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Trải qua rất nhiều thăng trầm,
biến cố, quan hệ Việt – Trung có xu hướng chung là phát triển hòa bình, ổn định đáp ứng
nguyện vọng và phù hợp với lợi ích của cả hai bên. Tuy nhiên trong lịch sử hiện đại, giai
đoạn 1979-1989 chứng kiến quan hệ đối đầu giữa hai nước, thậm chí có lúc coi nhau như
kẻ thù. Dưới sự tác động đan xen của cả yếu tố trong nước và bối cảnh bên ngoài, Việt
Nam và Trung Quốc đã có những điều chỉnh chính sách nhất định để khai thông quan hệ,
nối lại quan hệ chính trị bình thường và xúc tiến hợp tác toàn diện trên tất cả các mặt của
đời sống kinh tế, xã hội…Không thể không kể đến những mốc quan trọng trong quan hệ
chính trị Việt – Trung như: năm 1979 xảy ra chiến tranh biên giới phía Bắc Việt Nam do
Trung Quốc phát động, năm 1991 hai nước bình thường hóa quan hệ, năm 1999 lãnh đạo
hai nước xác định khuôn khổ quan hệ bằng phương châm 16 chữ: “Láng giềng hữu nghị,
hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Để có được những bước chuyển
quan trọng như trên, hai nước đã trải qua thời kì khó khăn 1979-1989: đối đầu, thù địch;
1989-1991: tiến tới bình thường hóa; 1991-1999: tiến tới định vị và xác lập quan hệ hợp
tác. Vấn đề đặt ra là tại sao lại có những vận động như trên? Hay nói cách khác, những
yếu tố nào là chất xúc tác cho bình thường hóa quan hệ Việt – Trung? Sau khi bình
thường hóa thì quan hệ Việt – Trung phát triển ra sao? Có còn giữ nguyên tính chất như
thời kì những năm 50-60 trước kia hay không? Hợp tác toàn diện giữa hai nước có đảm
bảo giải quyết ổn thỏa và triệt để những bất đồng còn tồn tại hay không? Tuy nhiên do
thời gian trình bày hạn chế, em chỉ xin tập trung vào tìm hiểu và lý giải nguyên nhân
chính thúc đẩy tiến trình phát triển của quan hệ chính trị Việt – Trung trong giai đoạn từ
1986 đến 1999 nhìn từ góc độ Việt Nam.

Trong bài khóa luận của mình em đã cố gắng điểm lại những sự kiện nổi bật trong quá
trình vận động của quan hệ chính trị Việt – Trung. Do đó em chỉ xin nêu lại tóm tắt
những bước phát triển của quan hệ hai nước trước và sau khi bình thường hóa. Thứ nhất,
trước năm 1991, từ 1980 đến 1987, Việt Nam đã ngót hai mươi lần gửi công hàm đề nghị
đàm phán bình thường hóa cho Trung Quốc nhưng đều không nhận được thiện chí. Điểm
nổi bật trong giai đoạn này là việc Trung Quốc một mực lấy việc giải quyết vấn đề
Campuchia là điều kiện tiên quyết cho bình thường hóa Việt – Trung. Điều này nghe có
vẻ vô lý khi mà quan hệ song phương lại chịu sự chi phối chủ yếu của tác nhân là bên thứ
ba. Song trên thực tế, kể từ khi Việt Nam đưa quân tình nguyện vào Campuchia để giúp
nhân dân nước này đối phó với nạn diệt chủng Pol Pot (cuối năm 1978) thì Trung Quốc
luôn dùng “con bài” này để xử lý quan hệ với các nước lớn và “mặc cả” hay gây sức ép
đối với Việt Nam. Sở dĩ như thế là vì Trung Quốc đã ra sức tuyên truyền Việt Nam xâm
lược Campuchia và mưu đồ lập Liên bang Đông Dương trên cộng đồng quốc tế. Trung
Quốc muốn quốc tế hóa vấn đề Campuchia để có cơ hội thể hiện vai trò nước lớn của
mình, để tranh thủ Mĩ và Liên Xô, để tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á.
Ngược lại, mục đích ban đầu của phía Việt Nam là giúp nhân dân Campuchia chống lại
bọn diệt chủng tàn bạo, duy trì hòa bình ổn định ở khu vực Đông Dương song việc dính
líu quá sâu và quá lâu của Việt Nam tại đó đã vấp phải sự nghi ngại từ các nước ASEAN
và thái độ không đồng tình của các nước phương Tây. Bị bao vây, cô lập trong thời gian
dài sau khi đất nước mới giành được độc lập năm 1975, Việt Nam rơi vào tình trạng
khủng hoảng và kém phát triển. Ngoại giao thì như thế, kinh tế trì trệ đã buộc Việt Nam
phải tiến hành mở cửa, cải cách, mở rộng quan hệ giao lưu với bên ngoài. Hơn nữa, xu
thế phát triển của thế giới có những thay đổi nhất định đã phần nào tác động đến bước
chuyển này của Việt Nam. Trước hết là xu hướng hòa hoãn, từ đối đầu phe khối gay gắt
sang hòa dịu, quan điểm bị chi phối bởi ý thức hệ thời chiến tranh lạnh không còn nữa.
Thứ hai, bản thân những nước XHCN dẫn đầu như Liên Xô, Trung Quốc cũng có những
thay đổi, nền tảng ý thức hệ ràng buộc các nước này với Việt Nam trở không còn vững
chắc nữa khi hàng loạt các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, Trung Quốc thì tuyên bố
không giương cao ngọn cờ XHCN thế giới, mà chỉ bảo vệ XHCN của nước mình, phát
triển theo con đường XHCN mang màu sắc Trung Quốc. Đổi mới trở thành nhu cầu tất
yếu, Việt Nam không còn lối đi nào khác ngoài việc tuân theo sự phát triển của quy luật
khách quan. Chính nhu cầu đổi mới đã góp phần thúc đẩy Việt Nam giải quyết vấn đề
Campuchia, xích lại gần Trung Quốc, khai thông quan hệ với các nước ASEAN và các
nước lớn đặc biệt là Mĩ. Về phía Trung Quốc, mục đích xuyên suốt của Trung Quốc là
quốc tế hóa vấn đề Campuchia, tham gia giải quyết vấn đề này để tạo ảnh hưởng tại khu
vực, thể hiện vai trò nước lớn, tranh thủ giải quyết quan hệ với Mĩ và Liên Xô góp phần
thực hiện 4 hiện đại hóa. Tuy vậy, sự kiện Thiên An Môn tháng 6 năm 1989 cộng với
việc thay đổi thái độ của Mĩ về vấn đề Campuchia, Liên Xô khủng hoảng cuối những
năm 90s…đã buộc Trung Quốc phải từ bỏ tham vọng của mình. Trung Quốc “gấp gáp”
tổ chức bí mật hội nghị Thành Đô để Việt Nam và Trung Quốc có thể đi đến một thỏa
thuận về vấn đề Campuchia đồng thời tiến hành nối lại quan hệ bình thường giữa hai
nước. Kết quả là tháng 11 năm 1991, hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ bằng
việc ra tuyên bố chung nhân chuyến thăm Trung Quốc của lãnh đạo Việt Nam.

Tuy nhiên cần phải khẳng định ngay rằng, tính chất của quan hệ Việt – Trung không
còn thuần nhất là tình đồng chí, anh em như những năm 50-60 nữa mà đã được xác định
rõ ràng “đồng chí nhưng không đồng minh” với tinh thần “thân nhưng không gần, sơ
nhưng không xa, đấu tranh nhưng không đánh nhau”. Và các vấn đề tồn tại như tranh
chấp biên giới biển đảo, vấn đề nạn kiều…vẫn chưa thể giải quyết một sớm một chiều.

Kể từ sau khi bình thường hóa, quan hệ hai nước phát triển tốt đẹp trên mọi mặt như
chính trị, kinh tế, thương mại, quốc phòng. Xét riêng quan hệ chính trị, việc trao đổi các
chuyến thăm cấp cao và cấp bộ ban ngành địa phương với nhịp độ đều đặn đã chứng tỏ
thiện chí của cả hai bên trong việc xây dựng quan hệ hợp tác đi vào thực chất. Các bản
thông cáo chung 1991, 1992, 1994, 1995 và tuyên bố chung 1999 đã khẳng định những
bước tiến quan trọng trong quan hệ hai nước, góp phần định hướng và chỉ đạo sự hợp tác
trong cùng tồn tại hòa bình. Bên cạnh đó, hai bên cũng đã từng bước giải quyết những
tranh chấp thông qua đàm phán thương lượng. Cụ thể, Việt Nam và Trung Quốc đã kí kết
Hiệp định hợp tác kinh tế và lãnh sự (1992), Hiệp định biên mậu (1998), Hiệp định biên
giới trên bộ (1999) và Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ (2000).

Quan hệ chính trị hai nước có được những chuyển biến tích cực trên là do sự tác động
của nhiều yếu tố từ môi trường bên trong mỗi nước và môi trường bên ngoài. Xét môi
trường bên ngoài thì không thể không kể đến bối cảnh thế giới và khu vực thời kì 1986-
1999 có rất nhiều biến động. Chiến tranh lạnh kết thúc (khi bức tường Béc-lin sụp đổ
năm 1989) và CNXH ở Liên Xô và Đông Âu tan rã đã tạo ra một trật tự thế giới mới: Mĩ
là siêu cường duy nhất trên thế giới song cũng gặp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các
cường quốc khác trên thế giới như Nhật, Nga, Trung Quốc và EU. Tại khu vực ĐNÁ,
tình hình có xu hướng ổn định và kinh tế phát triển năng động. Nhưng sau khi khủng
hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, rất nhiều nền kinh tế ASEAN gặp phải khó khăn, suy
thoái. Trong khi Mĩ và các tổ chức tiền tệ lớn trên thế giới đứng ngoài cuộc thì Trung
Quốc đã có những biện pháp thực chất như kiên trì không phá giá của đồng Nhân dân tệ.
Hành động này, ngoài việc có lợi cho tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc ra, còn
góp phần ổn định đồng tiền của các nước Đông Á và rộng hơn là các nước châu Á, từ đó
tạo điều kiện cho kinh tế khu vực tiếp tục phát triển theo hướng tích cực. Rõ ràng là
Trung Quốc ngày càng cố gắng gây dựng lòng tin và phát huy ảnh hưởng của mình tại
khu vực. Bên cạnh xu thế phát triển hòa bình, hợp tác là chủ đạo trong QHQT thì vẫn còn
tồn tại những nguy cơ đe dọa an ninh không chỉ của cả quốc gia mà cả khu vực và toàn
cầu.

Trong bối cảnh chung đó, Trung Quốc và Việt Nam đều có những thay đổi chính sách
cho phù hợp với tình hình. Nguyên nhân xuất phát từ những điểm đồng giữa hai nước về
mô hình kinh tế xã hội, chế độ chính trị; sự gần gũi về địa lý, lịch sử, văn hóa và quan
trọng hơn cả là nhu cầu chung, lợi ích chung. Cả hai nước đều là những nước đang phát
triển cần có môi trường xung quanh hòa bình ổn định, việc hợp tác giữa hai nước có tác
dụng phát huy lợi thế so sánh của mỗi bên đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, ngoài ra
cũng tạo được sự kiềm chế và cân bằng nhất định đặt trong mối quan hệ giữa các nước
lớn. Bài khóa luận đã có những phân tích cụ thể, cho nên trong bản tóm tắt này em chỉ
xin trình bày về nguyên nhân thúc đẩy diễn biến quan hệ chính trị Việt – Trung nhìn từ
góc độ chính sách của Việt Nam. Theo lý thuyết cơ bản về CSĐN, một trong những nhân
tố cơ bản tác động đến việc hoạch định chính sách là tư duy đối ngoại. Qua quá trình tìm
hiểu và nghiên cứu, cá nhân em nhận thấy rằng sự thay đổi tư duy trong xác định bạn –
thù là yếu tố chính dẫn đến sự thay đổi trong chính sách đối ngoại Việt Nam giai đoạn
sau đổi mới cho đến khi bình thường hóa quan hệ Việt – Trung và khuôn khổ hóa quan
hệ. Có một sự thực không thể phủ nhận là không có bạn thù vĩnh viễn trong QHQT. Năm
1980, trong HP của mình, Việt Nam khẳng định “Trung Quốc là bá quyền, là quân xâm
lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Campuchia”. Đến nghị quyết 32 của Bộ Chính trị
tháng 7 năm 1986, Việt Nam tuyên bố thực hiện “đấu tranh cùng tồn tại hòa bình” và
“sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc bất cứ lúc nào, bất cứ cấp nào và bất cứ ở đâu
nhằm bình thường hóa quan hệ hai nước”. Điều này chứng tỏ bước chuyển lớn trong tư
duy xác định bạn – thù của Việt Nam vì trước đó, Việt Nam chủ trương chống Đế quốc,
tư bản, bành trướng…trong một cuộc đấu tranh không khoan nhượng, bạn – thù rõ ràng
trắng đen. Tư tưởng đấu tranh cùng tồn tại hòa bình có nghĩa là Việt Nam vẫn phân biệt
bạn – thù song đấu tranh chứ không đối kháng, đối đầu. Phải đến Nghị quyết 13 BCT
tháng 5 năm 1988, Việt Nam mới thực sự đưa ra được quan điểm cụ thể, “thêm bạn bớt
thù”. Cho dù vẫn phân định thế giới làm hai thái cực nhưng nó cho thấy Việt Nam hướng
tới xu hướng “bạn” nhiều hơn, và ít “thù” hơn. Quan điểm này cho phép Việt Nam có
cách xác định đối tượng linh hoạt và uyển chuyển hơn khi mà những đối tượng trước đây
là kẻ thù thì bây giờ không còn là kẻ thù nữa, không là “bạn” không bị đánh đồng là “kẻ
thù” như trước đây. Cách tiếp cận mới này đã có kết quả thực tiễn khi Việt Nam và Trung
Quốc đã đạt được bình thường hóa vào năm 1991. Tư duy xác định bạn – thù đã tiến tới
bước chuyển cơ bản với tuyên bố “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế
giới” trong văn kiện Đại hội Đảng VII năm 1991. Như vậy, từ nay Việt Nam không còn
công khai coi đối tượng nào là kẻ thù nữa, sẵn sàng làm bạn với tất cả mọi nước. Ý thức
hệ cộng sản đối lập CNXH với CNTB không còn chi phối tư duy đối ngoại của Việt Nam
nữa. Điều đó đã từng bước đóng góp vào việc thúc đẩy quan hệ Việt – Trung phát triển
toàn diện và được nâng lên tầm cao mới theo phương châm: “láng giềng hữu nghị, hợp
tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.

Như vậy, quan điểm về bạn – thù là chất xúc tác cho việc thúc đẩy quan hệ Việt –
Trung chuyển từ đối đầu sang đối thoại và hợp tác, từ đối kháng sang cùng tồn tại hòa
bình, từ thù địch sang bạn và đối tác. Cùng với sự tác động của các yếu tố khác như môi
trường thế giới, khu vực, tình hình và chính sách của Trung Quốc, quan hệ chính trị Việt
– Trung giai đoạn 1986-1999 đã vận động tích cực, phù hợp với nguyện vọng và nhu cầu
chung của cả hai nước.

You might also like