« Home « Kết quả tìm kiếm

Phải làm thất bại mọi âm mưu xâm phạm chủ quyền


Tóm tắt Xem thử

- Phải làm thất bại mọi âm mưu xâm phạmchủ quyền' Đó là một trong những nhiệm vụ cơ bản của đối ngoạiQuốc phòng Việt Nam được Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định sau khivấn đề đối ngoại Quốc phòng lần đầu tiên được đề cậptrực tiếp tại đại hội Đảng 11 vừa qua.
- Trước thềm Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN lần thứ 5 (ADMM-5) tổ chức ngày19/5 tại Jakarta (Indonesia), Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã có bài viết gửi VnExpress, nêu rõ quan điểm, nội dung và chiến lược đối ngoại quốc phòng của Việt Nam trong thời gian tới.
- VnExpress trích đăng: "Lần đầu tiên trong các kỳ đại hội của Đảng, Đại hội 11 đã đề cập trực tiếp đến công tácđối ngoại quốc phòng đó là: "Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trong lĩnh vựcquốc phòng, an ninh".Trên cơ sở định hướng quan trọng đó của Đảng, cần nhận thức sâu sắc về mục tiêu củahội nhập quốc tế trên lĩnh vực quốc phòng, nhằm phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệtổ quốc.
- Mục tiêu này chính là lợi ích quốc gia, dân tộc và phải được xem là thước đohiệu quả của mọi hoạt động đối ngoại nói chung và nói riêng.Để bảo vệ lợi ích quốc gia, công tác đối ngoại quốc phòng trước hết cần nắm vững và vậndụng quan điểm của Đảng về đối tượng, đối tác được nêu rõ trong Nghị quyết trung ương8 (khoá 9) về Chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.
- Từ quan điểm nêu trên, việcxác định đối tượng, đối tác để hợp tác và đấu tranh trong công tác đối ngoại quốc phòng phải lấy lợi ích quốc gia, dân tộc làm tiêu chí cơ bản.Quan hệ quốc tế về quốc phòng nhằm đem lại và bảo vệ các lợi ích quốc gia về chính trị,ngoại giao, quốc phòng an ninh, khoa học - công nghệ, kinh tế.
- phục vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Đó chính là lợi ích cơ bản của đất nước, và cũng là mục tiêu cơ bản củacông tác đối ngoại quốc phòng, trên nguyên tắc giữ vững độc lập, tự chủ, chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác phát triển, cùngcó lợi.Cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về mối quan hệ giữa độc lập tự chủ và hộinhập quốc tế, giữa bảo vệ lợi ích quốc gia với đóng góp cho hoà bình, ổn định của khuvực và trên thế giới.
- Trong quá trình hợp tác khu vực và quốc tế, do sự đan xen và mâuthuẫn về lợi ích, tất yếu sẽ dẫn đến những điểm đồng và bất đồng giữa các nước đối với các vấn đề an ninh - quốc phòng.
- Chúng ta cần chủ động, tích cực phát huy các điểmđồng, có giải pháp phù hợp khắc phục bất đồng nhằm thúc đẩy hợp tác để vừa bảo vệđược các lợi ích cơ bản của đất nước, vừa bảo đảm lợi ích chính đáng của các đối tác vàlợi ích chung của khu vực và cộng đồng quốc tế.Tất cả các điểm đồng đều phải hướng về một điểm cơ bản là đồng về lợi ích - ở đây là lợiích chính đáng của đất nước ta, của các nước bạn bè, đối tác, lợi ích chung của khu vựcvà thế giới chứ không phải là lợi ích cục bộ theo kiểu “được mình, hại người”, ngược lại,càng không thể vì lợi ích “chung chung” mà quên đi hay coi nhẹ mục đích lợi ích cơ bản,tiên quyết, đó là lợi ích của dân tộc mình.
- Giữ vững độc lập tự chủ là nguyên tắc cơ bản , bất di, bất dịch và cần được quán triệttrong mọi kế hoạch, biện pháp công tác đối ngoại quốc phòng, là cơ sở để nâng cao vịthế, uy tín của đất nước trong quan hệ quốc tế, là điều kiện để hội nhập thành công.Hội nhập quốc tế trên lĩnh vực quốc phòng nhằm tăng cường sức mạnh quốc phòng củađất nước cả về tiềm lực và thế trận, để giữ vững độc lập, tự chủ của đất nước.
- Ngược lại,giữ vững độc lập, tự chủ là điều kiện thuận lợi cơ bản để tăng cường hội nhập quốc tế vềquốc phòng.
- Nếu không có độc lập, tự chủ thì không thể hội nhập thành công, và dù có“thân thiện” đến mấy cũng không đem lại lợi ích đích thực cho đất nước, mà sẽ càngngày càng sa vào lệ thuộc.Khi chúng ta giữ độc lập tự chủ, giành lợi ích cho đất nước thì cũng phải tôn trọng độclập tự chủ và lợi ích của các nước khác.
- Nếu một nước đối tác không có độc lập tự chủ thìkhó có thể hợp tác bền vững và đem lại lợi ích cho tất cả các bên.
- Đồng thời phải giữ chođược quan hệ bình đẳng, không phân biệt giữa nước lớn và nước nhỏ.
- Thấm nhuần tư duy của Đảng về hội nhập quốc tế, công tác đối ngoại quốc phòngtrong thời gian tới cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ chính sau: Một là, hợptác quốc phòng trong những năm tới cần được tiến hành đồng bộ với hội nhập quốc tếtrên các lĩnh vực khác để tạo thành một thể thống nhất trong chiến lược chung của quốcgia, giữ vững mối quan hệ hữu cơ giữa xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Đối ngoại quốc phòng không chỉ nhằm tăng cường khả năng quốc phòng của đất nước mà còn phải tạođiều kiện thuận lợi cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xãhội của đất nước.
- Trước hết và trên hết, công tác đối ngoại quốc phòng phải đấu tranh giữvững môi trường hòa bình, ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc phát triển đấtnước, đóng góp tích cực cho hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực và trên thếgiới.Hai là, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và lợi ích quốc gia.
- Đốingoại quốc phòng phải trở thành một trong những lực lượng nòng cốt cùng toàn dân thựchiện thắng lợi chiến lược bảo vệ tổ quốc.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng với các đối tácđể có thể giải quyết hiệu quả các vấn đề an ninh có liên quan, đẩy mạnh hợp tác với cácnước láng giềng để bảo vệ an ninh biên giới, giữ vững chủ quyền của tổ quốc.
- Phối hợpchặt chẽ với ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh nước mình, vừa tạo điều kiện giúp bạn mạnh lên, đồng thời tăng cường mối quan hệtruyền thống đoàn kết, gắn bó thêm sâu sắc, bền vững và lâu dài.Cần coi trọng và tập trung đầu tư cho quan hệ hợp tác quốc phòng với Trung Quốc - quốcgia láng giềng có truyền thống quan hệ hữu nghị tốt đẹp, hiện là đối tác hợp tác chiếnlược toàn diện với Việt Nam, đồng thời cũng đang tồn tại những vấn đề khác biệt - nhấtlà những vấn đề trên biển Đông cần được giải quyết trong tình đồng chí, anh em, lánggiềng gần gũi, bằng biện pháp hoà bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, công khai minh bạch,trên cơ sở tôn trọng và tin cậy lẫn nhau.Ở đây, quan hệ quốc phòng có một ý nghĩa và tác dụng rất đặc biệt để tăng cường hợp tác phát triển về mặt chiến lược, vừa để đấu tranh giải quyết những khác biệt, hướng tới mộtquan hệ thật sự tốt đẹp, bình đẳng, ổn định, bền vững, lâu dài.
- Muốn có được mối quanhệ tốt đẹp như vậy, hoà hiếu chưa đủ, mà quan trọng hơn cả là ta phải giữ cho được độclập tự chủ và tìm kiếm lợi ích chung trên con đường phát triển của hai nước.
- Thực tế chothấy trong thời gian qua, khi chúng ta giữ vững độc lập tự chủ, tôn trọng lợi ích của bạnthì chúng ta đã tăng cường quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, từng bước nâng cao hiệuquả hợp tác, đồng thời bàn bạc giải quyết những bất đồng còn tồn tại.Quan hệ quốc phòng giữa Việt Nam với các thành viên của ASEAN cần chú trọng hiệuquả trong quá trình xây dựng cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN, cần đặt trọng tâmvào những nội dung gắn với an ninh của Việt Nam như vấn đề an ninh biển, vấn đề sôngMê Kông.
- Cần chú ý thích đáng để mở rộng hợp tác với các đối tác lớn như Nga, ẤnĐộ, Mỹ.
- và dần dần đi vào thực chất ở các khía cạnh, nội dung và mức độ khác nhau,đáp ứng nhu cầu quốc phòng của đất nước.
- Chúng ta cũng coi trọng và tiếp tục phát triểnquan hệ quốc phòng với các nước bạn bè truyền thống như Cuba, các nước Đông Âu,Liên Xô cũ…Quan hệ quốc phòng đa phương cần phát huy các thành tích đã đạt được trong năm Việt Nam đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN, tiếp tục khẳng định vai trò của cơ chế Hội nghị Bộtrưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM.
- cũng như tiếp tục nghiên cứu để tham gia ngày càng sâu hơn vào cáchoạt động hợp tác quốc phòng đa phương khác trong khuôn khổ Diễn đàn khu vựcASEAN (ARF) và các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc.
- Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ nêu trên, cần chú trọng nâng cao hiệu quả hoạtđộng đối ngoại quốc phòng, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế về quốc phòng đivào chiều sâu.
- Trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, công tác đối ngoại quốc phòngcần tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước, bám sát sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, chủ động, tích cực pháttriển đồng bộ, toàn diện, có chiều sâu, lấy hiệu quả làm thước đo thực hiện nhiệm vụ củaquân đội, nhiệm vụ quốc phòng của đất nước, phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ tổquốc".

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt