You are on page 1of 6

http://trangvang.vietnamwebs.

vn

Các truyền thuyết dân gian trên đất Thái Nguyên


Thái Nguyên là cửa ngõ của Việt Bắc, là đầu mối giao thông, nổi lên chất hội tụ
xuôi ngược. Hội tụ và tiếp xúc là chất đặc thù về kinh tế và xã hội ở Thái
Nguyên.

Nghiên cứu về văn hóa dân gian Thái Nguyên không thể bỏ qua mảng truyền
thuyết truyền tụng từ đời này sang đời khác với các nội dung, chủ đề như: đánh
giặc giữ nước, xây dựng địa vực cư trú, làm ăn, có công khai sơn phá thạch, tạo
dựng đời sống – xăn hóa cho cộng đồng.

Nguồn: http://trangvang.vietnamwebs.vn?it=dat-nuoc-con-nguoi&i=cac-truyen-thuyet-dan-gian-tren-
dat-thai-nguyen Trang:1
[ Ngày tạo: 06 Tháng Giêng 2011 : 7:41:18 CH ]
http://trangvang.vietnamwebs.vn

Tựu trung có thể kể về mấy nhóm truyền thuyết đặc trưng như sau:

Nhóm truyền thuyết về nhân vật Dương Tự Minh và lễ hội đền Đuổm của người
Kinh ở Thái Nguyên.

Nhóm truyền thuyết này kể về nhân vật Dương Tự Minh, người dân tộc Tày,
sinh ra và lớn lên ở làng Quan Triều, làm thủ lĩnh phủ Phú Lương – một trong
năm phủ của đất nước Đại Việt hồi thế kỷ XII, gồm đất tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn,
Thái Nguyên và vùng giáp ranh 3 tỉnh ngày nay, dưới triểu ba đời vua nhà Lý là:
Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông và Lý Anh Tông. Ông đã có những đóng góp to
lớn trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc vùng biên cương phía
Bắc của Tổ quốc Đại Việt. Vua Lý Anh Tông đã ủy thác trọng trách cho ông:
“Sai thủ lĩnh Phú Lương đến châu Quảng Nguyên để chiêu tập người châu ấy”.
Quảng Nguyễn lúc bấy giờ là một địa bàn quan trọng vừa được nhà Lý đòi lại từ
tay nhà Tống, một vùng đất giàu có về tài nguyên – nhất là vàng – khiến cho
quân Tống không dứt nổi lòng tham đã nhiều lần sai quân tràn sang khai thác
“kéo bễ đỏ cả núi”, đồng thời, thâm độc kích động lòng dân nổi dậy chống nhà
Lý.

Nguồn: http://trangvang.vietnamwebs.vn?it=dat-nuoc-con-nguoi&i=cac-truyen-thuyet-dan-gian-tren-
dat-thai-nguyen Trang:2
[ Ngày tạo: 06 Tháng Giêng 2011 : 7:41:18 CH ]
http://trangvang.vietnamwebs.vn

Mùa đông năm Nhâm Tuất (1142), Dương Tự Minh đã đến đây và với những
việc làm tích cực, mềm dẻo nhưng kiên trì một mục tiêu giữ gìn thống nhất bờ
cõi, ông đã nhanh chóng quy thuận lòng dân các dân tộc này về một mối.

Phủ Phú Lương nơi Dương Tự Minh cai quản là “một vùng biên cương có vị trí
chiến lược trọng yếu trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc”,
“phên giậu thứ 2 của Tổ quốc”. Năm 1145, Đảm Hữu Lượng là người đất Tống
đã đem quân sang chiếm cứ châu Tư Lang chiêu tập nhân dân rồi tiến xuống
châu Quảng Nguyên. Tháng 1 năm Ất Sửu (1145), nhận chiếu thư của vua Lý
Anh Tông, Dương Tự Minh đã cùng các văn thần là Nguyễn Nhữ Mai, Lý Nghĩa
Vinh đón đánh quân Đàm Hữu Lượng. Quân của Thái sư Mâu Du Đô cũng được
triều Lý phái đến tiếp viện trên đường bộ. Trong khi cánh quân tiếp viện chưa
đến nơi, những cộng sự của Dương Tự Minh lại đều là những văn thần không
quen trận mạc, ông đã một mình quyết đoán, lấy ải Lũng Đồ, châu Thông Nong
và bắt được bè đảng của Hữu Lượng là bọn Bá Đại. Chỉ một trận đánh mà đuổi
được giặc. Dương Tự Minh đã góp phần to lớn vào sự nghiệp giữ gìn biên giới
phía Bắc.

Năm 1150, “Triều chính đã bắt đầu thối nát để cho Thái úy đỗ Anh Vũ lộng
quyền, tư thông với Lê Thái hậu, nhân thế lại càng lên mặt. Ở triều đình thì giơ
tay to tiếng, sai bảo quan lại thì bằng mép, bằng hơi, ai cũng gièm pha mà không
dám nói”. Dương Tự Minh đã về triều “bàn với Điện tiền chỉ huy sứ là Lương
Thượng Cá, Hỏa đầu đô Ngọc giai là Đồng Lợi, Nội thị là Đỗ Ất, cùng bọn Trí
Minh vương, Bảo Ninh hầu cùng Phò mã Dương Tự Minh cùng mưu bắt giam
Anh Vũ”. Nhân thế mà Lý Anh Tông đã đích thân xử tội, đày Anh Vũ làm “cảo
điền nhi” (bắt làm dân binh, vừa phải tập luyện quân sự, vừa đi cấy cày, làm
ruộng như một nông phu). Trong lịch sử, ông cũng là một nhân vật đặc biệt được
2 triều vua Lý gả công chúa. Lần thứ nhất Lý Nhân Tông gả công chúa Diên
Bình nhằm thắt chặt khối đoàn kết dân tộc và mở rộng ảnh hưởng của triều đình
lên miền núi. Sau đó 17 năm, ông lại được vua Lý Anh Tông gả công chúa Thiều
Dung nhờ công lao to lớn trong việc chiêu tập nhân dân các dân tộc ở Quảng
Nguyên.

Nguồn: http://trangvang.vietnamwebs.vn?it=dat-nuoc-con-nguoi&i=cac-truyen-thuyet-dan-gian-tren-
dat-thai-nguyen Trang:3
[ Ngày tạo: 06 Tháng Giêng 2011 : 7:41:18 CH ]
http://trangvang.vietnamwebs.vn

Về sau, ông bị lưu đày ở Điểm Sơn và mất tại đây. Nhân dân nhiều nơi dựng bia,
lập đền thờ ông. Đuổm là đền được nhiều người biết hơn cả. Hội Đuổm được tổ
chức vào ngày 6 tháng Giêng, khách thập phương về chảy hội rất đông.

Vì lòng tôn kinh của nhân dân mà Dương Tự Minh đã được thần thánh hóa trong
những truyền Chiếc áo tàng hình, Sự tích ao Chuông Lăn, Sự tích Giếng Dội…
Các truyền thuyết này được nhân dân hư cấu bằng trí tưởng tượng phóng khoáng,
các tình tiết không có thật mà như thật nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên
quanh vùng núi Đuổm; đồng thời tô đẹp thêm những phẩm chất của Dương Tự
Minh và công chúa Thiều Dung, mặt khác cũng để tôn vinh người anh hùng bất
tử của họ. Đó là cách thể hiện chung của truyền thuyết thời xưa. Dương Tự Minh
là nhân vật có thật trong lịch sử.

Truyền thuyết về núi Đuổm và Dương Tự Minh ghi lại công trạng của ông –
người anh hùng đã được nhân dân truyền tụng và sống trong lòng nhân dân các
dân tộc suốt mấy trăm năm nay.

Truyền thuyết và lễ hội Đình Phương Độ.

Truyền thuyết về Dương Tự Minh còn được gắn với truyện kể về đình Phương
Độ. Truyền thuyết kể về vị Thành hoàng được thờ ở đình Phương Độ, thuộc xã
Xuân Phương, huyện Phú Bình, cách T.P Thái Nguyên 25km về phía Đông Nam.
Vị Thành hoàng này có tên là Cao Sơn Quý Minh Đại vương – tức Dương Tự
Minh, vị Phò mã triều Lý, người có công lớn trong việc giữ gìn đất nước và phát
triển kinh tế phủ Phú Lương xưa như đã kể trên.

Đình Phương Độ (Úc Tân Đình) đồng thời cũng là di tích kiến trúc nghệ thuật

Nguồn: http://trangvang.vietnamwebs.vn?it=dat-nuoc-con-nguoi&i=cac-truyen-thuyet-dan-gian-tren-
dat-thai-nguyen Trang:4
[ Ngày tạo: 06 Tháng Giêng 2011 : 7:41:18 CH ]
http://trangvang.vietnamwebs.vn

đình làng, một trong những loại hình kiến trúc đặc trưng của Việt Nam. Đình
được xây dựng đời Lê. Ban đầu dựng ở gần bờ sông. Năm 1901 được chuyển vào
vị trí ngày nay. Những nét kiến trúc đặc trưng từ thời Lê đến nay vẫn cơ bản giữ
được nguyên vẹn.

Cảnh quan xung quanh Đình rất đẹp: Có sông Cầu làm án với cây đa cổ thụ trải
bóng mát u tịch thâm nghiêm. Hằng năm, theo truyền thuyết, ngày rằm tháng
Giêng là ngày rước Thánh, đình Phương Độ đón nhân dân quanh vùng về làm lễ
hội, khao vong tế thần; đến ngày 10 tháng 10, lễ hội được tổ chức lớn hơn, có
rước kiệu thánh, rước bánh dầy, hương hoa, bánh trái và các đồ tế lễ khác.
Truyền thuyết và lễ hội đình Phương Độ thực sự trở thành một nhu cầu sinh hoạt
văn hóa tự ngàn xưa của nhân dân vùng Phú Bình.

Nhóm truyền thuyết về nàng Công, chàng Cốc.

Đây là nhóm truyền thuyết khá nổi tiếng xoay quanh mối tình của đôi trai gái là
nàng Công và chàng Cốc, gắn với địa danh hồ Núi Cốc.

Nguồn: http://trangvang.vietnamwebs.vn?it=dat-nuoc-con-nguoi&i=cac-truyen-thuyet-dan-gian-tren-
dat-thai-nguyen Trang:5
[ Ngày tạo: 06 Tháng Giêng 2011 : 7:41:19 CH ]
http://trangvang.vietnamwebs.vn

Truyền thuyết về sông Công, núi Cốc kể lại câu chuyện tình của nàng Công,
chàng Cốc, ngày nay gắn với địa danh hồ Núi Cốc thuộc địa phận huyện Đại Từ -
một danh thắng của Thái Nguyên. Hồ mang nét đẹp với khung cảnh thiên nhiên
kỳ thú “sơn thủy hữu tình”. Đây là một vùng đất nên thơ, lung linh sắc màu
huyền thoại, vì vậy, đã tạo không khí cho một mảng truyền thuyết kể về đôi trai
gái chung thủy, sắt son, giữ vững tình yêu trước mọi khó khăn chia cách để trở
nên bất tử.

Nhóm truyền thuyết của dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chay … đặc biệt phong
phú ở bộ phận có mẫu kể về người anh hùng chống xâm lăng, giữ vững địa bàn
cư trú, trong đó nổi bật là nhóm truyện kể về các thủ lĩnh quân sự cùng chung tư
tưởng với mạch kể về Dương Tự Minh. Đó còn là nhóm truyền thuyết kể về nhân
vật Lưu Nhân Chú, miếu Nữ tướng, gò Chúa Chổm, đền Cô Thắng, gốc tích Ao
Đồng… Những truyền thuyết được thêu dệt thành vô số các huyền thoại gắn liền
với các huyền tích và dường như đã trở thành tài sản chung của toàn dân tộc.

Đặc biệt, ở các địa vực cư trú của các dân tộc Kinh, Tày, Nùng... có rất nhiều
truyền thuyết địa phương kể về những vị có công khai sơn phá thạch, lập bản
dựng làng mà người dân tin là có thật, được chép lại cả trong các thần tích thần
phả, gắn liền với các đền thờ, miếu thờ thành hoàng ở nhiều bản làng vùng Tày
như thần tích cây đa Liên Hà xã Tân Thái, huyện Đại Từ…. Các truyền thuyết
này cùng chứa đựng tính đặc trưng, nội dung phổ biến toàn dân tộc và ít nhiều có
tự tương đồng với những truyền thuyết của người Kinh, gần gũi với những truyền
thuyết như An Dương Vương, Thánh Gióng… Có thể đây là những truyền thuyết
có ngọn nguồn sáng tạo từ tâm thức dân gian chung của cả 2 dân tộc Kinh và Tày
trong mối quan hệ lâu đời.

Nguồn: Báo Thái Nguyên

Nguồn: http://trangvang.vietnamwebs.vn?it=dat-nuoc-con-nguoi&i=cac-truyen-thuyet-dan-gian-tren-
dat-thai-nguyen Trang:6
[ Ngày tạo: 06 Tháng Giêng 2011 : 7:41:19 CH ]

You might also like