Academia.eduAcademia.edu
Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Ngày sinh: 10/03/1994 Lớp: Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch 2016 Nhóm: II BÀI THUYẾT MINH HỒ TÂY- CHÙA TRẤN QUỐC Chào mừng anh chị đã đến với chùa Trấn Quốc- đóa sen trên gương nước Hồ Tây. Để tiện xưng hô thì hướng dẫn viên xin phép được xưng là em ạ. Trước tiên em xin tự giới thiệu: em là Hồng- hướng dẫn viên của công ty du lịch Hà Nội. Thay mặt cho công ty, em xin gửi lời chúc sức khoẻ đến tất các anh chị. Chúc anh chị có một buổi tham quan vui vẻ và bổ ích. Trước khi bắt đầu buổi tham quan thì em xin phép điểm danh đoàn mình ạ. Hiện tại thì đoàn minh đã có mặt đông đủ rồi ạ. Hôm nay em rất vinh dự được cùng anh chị đi tham quan chùa Trấn Quốc – biểu tượng của văn hóa Thủ đô. Để cho buổi tham quan hôm nay đựơc diễn ra an toàn và vui vẻ, em xin lưu ý với anh chị một số điều sau: đoàn mình không nên tự ý đi lại hái hoa, bẻ cành, không di chuyển các hiện vật, nếu gây thiệt hại phải bồi thường, thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, giữ gìn môi trường; không hút thuốc lá; bỏ rác đúng nơi quy định, nghiêm cấm các hoạt động mê tín dị đoan, sử dụng tiền vàng mã. Một điều quan trọng em xin lưu ý là điểm gặp mặt của đoàn mình là trước cổng chùa ạ. Trong trường hợp anh chị bị lạc đoàn thì hi vọng anh chị sẽ đứng tại điểm này lúc 16h30 để em có thể tìm anh chị. Để bắt đầu hành trình mời anh chị cùng tham quan chùa Trấn Quốc. Nằm cuối đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên), trên bán đảo phía đông hồ Tây, chùa Trấn Quốc được xem là ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất đất kinh kỳ Thăng Long - Hà Nội. Đây cũng là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam với lịch sử gần 1.500 năm. Chùa Trấn Quốc được bao bọc bởi cây cối và Hồ Tây quanh năm mờ mờ mặt nước. Hồ Tây là hồ lớn nhất trong hang chục hồ lớn nhỏ của thành phố Hà Nội- thành phố của những hồ nước , với diện tích trên 500 ha và đường ven hồ dài tới 18 km. Trong tâm thức của người Việt, Hồ Tây là một báu vật độc đáo, linh thiêng của Thăng Long - Hà Nội. Thắng cảnh Tây Hồ chứa đựng bao truyền thuyết và huyền thoại đã đi vào thi ca, lưu danh trong sử sách như một kiệt tác lâu đời. Vẻ đẹp cổ kính của Hồ Tây xưa nay được ví như một tiên nữ say giấc mộng du. Và “Nàng Tây Thi” kiều diễm đã bừng giấc hương nồng khi Hà Nội hừng hực đổi mới, mở mang và phát triển. Đặc biệt, từ khi dự án con đường ven hồ hoàn thành, vẻ đẹp huyền bí và lãng mạn ấy mới có dịp được phô diễn. Hồ Tây tựa như một sân khấu khổng lồ soi bóng mây trời và cảnh quan thành phố. Sân khấu này thay đổi một cách ngoạn mục theo thời tiết, lúc xanh lúc xám, lúc sáng lúc tối… và trở nên thăng hoa nhất vào những thời điểm cuối ngày khi ánh hoàng hôn trộn với ánh đèn đô thị tạo nên một khung cảnh cực kỳ huyển ảo, thơ mộng. Sách Tây Hồ chí ghi rằng, Hồ Tây có từ thời Hùng Vương, bấy giờ nơi đây là một bến nằm giáp sông Hồng thuộc động Lâm Ấp, nên được gọi là bến Lâm Ấp thuộc thôn Long Đỗ. Ở vào thời Hai Bà Trưng bến này ăn thông với sông Hồng, bao bọc quanh hồ là rừng cây gồm nhiều loại thực vật chính như tre ngà, bàng, lim, lau sậy, gỗ tầm... Cùng một số loài thú quý hiếm sinh tồn . Ngoài ra, xung quanh bờ hồ còn có sự xuất hiện của các hang động vừa và nhỏ, bờ phía Tây có Già La Động (nay là Quán La thuộc phường Xuân La), bờ phía Đông có Nha Lâm Động (nay là phố Yên Ninh, Hòe Nhai), bờ phía Nam có Bình Sa Động (thời Lý đổi là Giáp Cơ Xá nay thuộc quận Hoàn Kiếm). Cư dân sinh sống ở đây rất thưa thớt, họ sống chủ yếu bằng nghề săn bắt thú rừng, tôm, cua, cá và trồng tỉa cây cối. Hồ Tây từ lâu lắm đã là thắng cảnh. Thời Lý - Trần, các vua chúa lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thúy Hoa và Từ Hoa thời Lý nay là khu vực chùa Kim Liên, điện Hàm Nguyên thời Trần nay là khu chùa Trấn Quốc. Tương truyền, chùa Kim Liên được dựng trên nền cung điện của Công chúa Từ Hoa là con Vua Lý Thần Tông. Để phát triển cơ sở tầm tang, công chúa Từ Hoa đã mang các cung nữ ra khu vực Hồ Tây khai hoang, lập ấp và dựng nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa cho họ. Trại Nghi Tàm là một điền trang lớn quán xuyến việc này. Hồ Tây trước đây còn có các tên gọi khác như Đầm Xác Cáo, Hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là một hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội. Hồ nằm ở vị trí phía tây bắc trung tâm Hà Nội. Ngành địa lý lịch sử đã chứng minh, Hồ Tây là một đoạn của sông Hồng xưa trong quá trình ngưng đọng lại sau khi sông đổi dòng chảy. Có thể do sông nước biến đổi như vậy mà xuất hiện nhiều truyền thuyết về tên hồ. Theo Truyện Hồ tính thì đây là hồ Xác Cáo: nguyên chỗ này là núi. Có con cáo chín đuôi tới ẩn nấp và làm hại dân. Long Quân mới dâng nước phá hang cáo, do đó đất sụt thành hồ vùi chôn xác cáo. Theo truyện Khổng Lồ có tài thu hết đồng đen phương Bắc đem về đúc chuông, tiếng vang sang Bắc con trâu vàng nghe liền vùng chạy đi tìm. Tới đây nó quấn mãi nên đất sụt thành hồ. Lãng Bạc, theo "Tây Hồ chí", thì sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa bi hùng của Hai Bà Trưng, Tướng quân Mã Viện - tướng thứ 3 của nhà Hán - đã gọi hồ Tây là Lãng Bạc với ý nghĩa hồ đầy sóng vỗ. Một viên tướng là Bình Lạc hầu Hàn Vũ đã chết ở đây. Tên gọi này thể hiện ý nghĩa rõ nhất vào những ngày giông bão, mặt hồ rộng, sóng nước nổi lên ầm ầm, tạo ra một cảnh hồ hùng tráng và nên thơ. Dâm Đàm, tên gọi này cũng không biết chính xác được gọi trong thời gian nào, nhưng theo Trần Quốc Vượng thì Dâm Đàm có tên thật từ thời Lý-Trần với huyền tích Lý Nhân Tông ngồi thuyền Mục Thận xem đánh cá, gặp sương mù, có thuyền tới gần, trên có hổ, Mục Thận quăng lưới bắt hổ, hóa ra đó là Thái sư Lê Văn Thịnh, và ông cho rằng Dâm Đàm nghĩa là hồ mù sương. Theo sách Hồn sử Việt thì khi vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, hồ Kim Ngưu trở thành một địa điểm du ngoại được nhà vua và các quan ưa thích, nhiều lần trong các buổi du ngoại, nhà vua gặp sương mù bao phủ, cảnh tượng hồ trở nêm huyền ảo mộng mơ, vì vậy hồ đã được đổi tên là Dâm Đàm . Tây Hồ, năm 1573 tránh tên húy của Vua Lê Thế Tông là Duy Đàm, người ta đổi là Tây Hồ. Cái tên Tây Hồ có từ đó, ngoài lý do trên, có lẽ việc đặt tên này nhằm sánh với phương Bắc, vì ở Trung Quốc cũng có Tây Hồ nổi tiếng ở Hàng Châu. Việc đặt tên các địa danh, sông hồ của Việt Nam theo Trung Quốc là chuyện bình thường. Tây Hồ là cách đọc Hán Việt của hồ Tây, và hồ Tây đã trở thành cái tên gần gũi, lâu dài, nên thơ nhất đối với người Hà Nội cũng như nhân dân cả nước. Đoài Hồ, do Trịnh Tạc (1657-1682) được phong tước Tây Vương, nên các địa danh nào có chữ Tây đều bị ông ra lệnh đổi thành Đoài (quẻ Đoài thuộc phương Tây - ý nghĩa như nhau, âm và chữ khác nhau) như Sơn Tây gọi thành Xứ Đoài, bởi vậy nên Tây Hồ được gọi là Đoài Hồ,. Nhưng cái tên Đoài Hồ không được dùng lâu, sau đó còn đổi thành Diêm Hồ, Liêm Đàm. Nhưng người ta vẫn quen gọi là Hồ Tây hơn. Vâng thưa các bạn vậy là Hồ Tây đã kết thúc buổi tham quan chùa Trấn Quốc của chúng ta ngày hôm nay. Và trước khi kết thúc buổi tham quan xin hỏi có bạn nào có thắc mắc gì không. Nếu không có bạn nào đặt câu hỏi, tôi xin kết thúc buổi tham quan tại đây. Chúc các bạn có sức khoẻ dồi dào và những kiến thức bổ ích cho công việc học tập của mình. Xin chào và hẹn gặp lại! 4