« Home « Kết quả tìm kiếm

Vai trò nhân viên công tác xã hội trong điều trị nghiện


Tóm tắt Xem thử

- VAI TRÒ NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG ĐIỀU TRỊ NGHIỆN.
- Lạm dụng chất gây nghiện là một chứng bệnh ngày càng phổ biến, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân, gia đình và xã hội.
- Trong thập kỷ qua, một vài loại thuốc mới đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc điều trị nghiện.
- Muốn điều trị, khách hàng không chỉ cần thuốc, mà cần có một động lực mạnh mẽ để thay đổi hoàn toàn phong cách sống và tránh tái phát..
- Nhân viên công tác xã hội có dịp được đào tạo trong liệu pháp tư vấn chuyên ngành như Phỏng vấn tạo động lực (Motivational Interviewing).
- Phong cách làm viêc này thiết yếu trong việc hướng dẫn khách hàng hiểu được nội lực của mình và thông qua thói quen cuộc sống mới để phục hồi một cách lâu bền..
- Vì vậy, nhân viên y tế và nhân viên tư vấn hợp tác thật chặt chẽ là phương pháp hiệu quả nhất để điều trị bệnh nghiên, một chứng bệnh rất nghiêm trọng và phức tạp..
- Từ khóa: lạm dụng chất gây nghiện, can thiệp tạo động lực, phỏng vấn tạo động lực, vai trò nhân viên công tác xã hội trong tạo động lực thay đổi.
- Tác động của lạm dụng chất nghiện với các cá nhân, gia đình và xã hội.
- Xã hội cũng bị ảnh hưởng nhiều cách như gia tăng tai nạn, nạn nghèo đói, hành vi phạm tội, vô gia cư và tỷ lệ lây truyền các bệnh truyền nhiễm.
- Ví dụ, chi phí liên quan đến bệnh nghiện ở Mỹ được ước tính hàng trăm tỷ đô la, cho các dịch vụ y tế và xã hội, mất thu nhập, chi phí điều trị và nhiều chi phí gián tiếp khác.
- Nhân viên.
- công tác xã hội hoạt động trong một phạm vi rộng lớn trong nghành y tế, sức khỏe tâm thần, nghiện, nhân sinh, tư pháp hình sự, giáo dục, và các cơ quan cộng đồng..
- Theo khảo sát của dịch vụ điều trị lạm dụng ở Mỹ, (N-SSATS), khoảng 45%.
- Điều trị nghiện bằng thuốc (Medication-assisted treatment).
- Trong thập kỷ qua, chính quyền Mỹ đã thông qua một vài loại thuốc mới để điều trị rối loạn lạm dụng chất.
- Thuốc chữa lạm dụng chất cung cấp một công cụ mới để chống lại nghiện bằng cách mở rộng phạm vi lựa chọn điều trị cho bệnh nhân .
- Những loại thuốc này giúp giảm uống rượu và sử dụng ma túy, đạt được và duy trì kiểm soát hành vi để tránh tái phát.
- Tuy nhiên, hiệu quả thuốc cũng có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy nhiều người bệnh phải thay đổi hoặc điều chỉnh thuốc sau khi hết hiệu quả.
- Để chữa bệnh nghiện, bệnh nhân không chỉ cần thuốc, mà cần phải thay đổi hoàn toàn lối sống, thay đổi bạn bè và các thói quen cũ.
- Kinh nghiệm ở Hoa Kỳ cho thấy các cơ quan điều trị nghiện nào chủ yếu dựa vào dịch vụ của nhân viên y tế như bác sĩ y khoa và y tá, mà giảm thiểu vai trò của tư vấn, hoặc sử dụng nhân viên tư vấn không đủ kinh nghiệm chuyên ngành, sẽ thấy bệnh nhân tái phát và không đạt được phục hồi lâu dài..
- Để tận dụng lợi thế của các loại thuốc mới, nhân viên y tế cần phải sẵn sàng làm việc chặt chẽ với nhân viên tư vấn để giám sát thuốc và lồng ghép tư vấn trong mọi vấn đề và mọi giai đoạn chữa trị để được kết quả điều trị tối ưu..
- là thực tế rất thông thường trong tiến trình điều trị nghiện chất.
- Nhân viên công tác xã hội hiểu rằng nghiện hóa chất là một tình trạng mãn tính, có nguy cơ cao tái phát và thường không có cách chữa nhanh chóng.
- Nhân viên công tác xã hội giúp họ tái hòa nhập với cộng đồng để sống ổn định và lành mạnh..
- Nhân viên công tác xã hội cung cấp các dịch vụ như: tiếp cận, can thiệp khủng hoảng, phục hồi chức năng xã hội và đào tạo kỹ năng sống hàng ngày như tư duy phê phán và kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Nhân viên công tác xã hội đóng một vai trò trọng yếu trong tiến tình điều trị nghiện, từ tư vấn chuyên sâu với người bệnh, cho đến hỗ trợ gia đình cho đến khi người nghiện phục hồi lâu dài.
- lượng khách hàng lớn và khách hàng có thể đến từ môi trường xã hội khó khăn hoặc nguy hiểm.
- Làm nhân viên công tác xã hội phải kiên nhẫn, biết lắng nghe và có kỹ năng giao tiếp tốt..
- Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc điều trị nghiện Ngoài việc nhận dạng và đánh giá mức nghiện, giáo dục, tiếp cận và nghiên cứu về các vấn đề nghiện, vai trò chính của nhân viên công tác xã hội là cung cấp các địch vụ tư vấn cho người lạm dụng chất nghiện trong các bệnh viện, cơ sở điều trị thuốc và phòng khám sức khỏe tâm thần..
- Tư vấn có nhiều hình dạng tùy thuộc vào mô hình điều trị, mục tiêu của điều trị và các yếu tố khác trong cuộc sống của người được điều trị.
- T y theo trường hợp đặc th , tư vấn điều trị nghiện có thể tiến hành với cá nhân hoặc nhóm, có thể ngắn hoặc kéo dài nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm..
- Động lực thay đổi.
- Lý do chính bệnh nhân cần dịch vụ cai nghiện là vì họ muốn thay đổi hành vi dùng chất nghiện mà tự họ không thay đổi được.
- Để có thể giúp bệnh nhân nghiện, chúng ta phải hiểu làm sao con người thay đổi..
- Các nhà khảo cứu đã phát triển nhiều mô hình khác nhau để tìm hiểu cách con người thay đổi hành vi.
- Những người khác tin rằng động cơ chuyển hoá t y theo mức sẵn sàng thay đổi của khách hàng.
- Dưạ trên mức sẵn sàng thay đổi của khách hàng, họ xác định năm giai đoạn trong tiến trình điều trị: khách hàng đến tư vấn có thể.
- Các giai đoạn này được coi như là một chu kỳ (cycle) khách hàng di chuyển qua lại.
- Các giai đoạn không được xem là tuyến tính (linear), tức là khách hàng không nhập vào một giai đoạn và sau đó tiến thẳng đến giai đoạn tiếp theo.
- Biết được mỗi khách hàng hiện ở giai đoạn nào giúp các nhân viên công tác xã hội hiểu rõ hơn về khách hàng và lập kế hoạch điều trị thích ứng.
- Mô hình này giúp nhân viên công tác xã hội quản lý sự tái phát như là chuyện thông thường, không phải là ngoại lệ.
- Sau khi quay trở lại sử dụng chất, khách hàng thường trở lại một giai đoạn trước, như giai đoạn tiền dự và chiêm nghiệm, chứ không nhất thiết là giai đoạn bảo trì hay hành động.
- Trong mô hình này, sự tái phát không tương đương với thất bại và không có nghĩa là khách hàng đã từ bỏ cam kết thay đổi..
- Phương pháp tư vấn gây động lực (Motivational intervention).
- Phương pháp tư vấn gây động lực là một chiến lược lâm sàng được thiết kế để nâng cao động lực thay đổi hành vi của khách hàng.
- Các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm yếu tố quan trọng nhất đưa khách hàng đến cảm hứng tích cực thay đổi.
- Nghiên cứu đã chỉ rằng một phương pháp gây động lực đơn giản có thể khuyến khích khách hàng trở lại phiên tới, trở lại điều trị sau một lỡ hẹn, ở lại tham gia vào điều trị và chấp nhận chữa trị theo chương trình..
- Bởi vì chiến lược gây động lực nhấn mạnh trách nhiệm của khách hàng khi nói lên mục tiêu và giá trị sống cá nhân, cũng như sự lựa chọn trong cách thức thay đổi, nhân viên công tác xã hội cần phải thấu hiểu từng khách hàng và không phán xét họ.
- Nhân viên công tác xã hội cần xác định các yếu tố giá trị sống nào của một dân số đang là rào cản tiềm năng để thay đổi.
- Nhân viên công tác xã hội nên tìm hiểu các nguồn lực cá nhân có sẵn nơi khách hàng và nhạy cảm với vấn đề nghèo đói, cô lập xã hội, hoặc tổn thất cá nhân.
- Đặc biệt, cần phải nhận thức rằng quyền truy cập các nguồn lực tài chính và xã hội là một phần quan trọng của động lực thay đổi..
- Phỏng vấn tạo động lực (Motivational interviewing).
- Phỏng vấn tạo động lực là một phong cách tư vấn giúp Nhân viên công tác xã hội hợp tác với khách hàng để tăng cường động cơ, nội lực và cam kết thay đổi hành vi..
- Khách hàng đến dịch vụ cai nghiện vì họ muốn bỏ chất nghiện, mà không bỏ được.
- Nhân viên công tác xã hội nói chuyện với khách hàng để giải quyết sự mâu thuẫn giữa ý muốn và hành vi của họ..
- Nhân viên công tác xã hội giúp từng cá nhân tìm hiểu những lý do khiến họ muốn cai và những kích thích hoặc lý do khác khiến họ tiếp tục dùng.
- Nhân viên công tác xã hội giúp khách hàng nghiêng cán cân mâu thuẫn về những giá trị sống mà khách hàng đã tự chọn lựa cho mình..
- Khi tiến hành một cuộc phỏng vấn tạo động lực, nhân viên công tác xã hội có lúc cần chỉ bảo nhưng lúc nào cũng lấy khách hàng làm trọng tâm và có mục tiêu rõ là gợi ý khách hàng tự tạo động lực để thay đổi hành vi.
- Nhân viên công tác xã hội nhấn mạnh sự khác biệt giữa mục tiêu và hành vi của khách hàng, nhằm nâng cao động lực thay đổi tích cực..
- Phỏng vấn tạo động lực không phải là một số kỹ thuật hay một cách nói, mà là một tinh thần làm viêc, một phong cách để tương tác.
- với khách hàng.
- Phỏng vấn tạo động lực dựa trên những nguyên tắc sau đây:.
- (1) Tôn trọng và chấp nhận khách hàng và cảm xúc của họ..
- (2) Thiết lập một mối quan hệ hài hoà, không chỉ trích hoặc không phán xét khách hàng..
- (3) Luôn luôn thông cảm và tìm hiểu về khách hàng..
- (6) Nhẹ nhàng thuyết phục, hiểu rằng thay đổi là hoàn toàn t y nơi khách hàng..
- (7) Hỗ trợ trong suốt quá trình điều trị và phục hồi..
- (8) Luôn luôn nêu lên sự khác biệt giữa mục tiêu và hành vi của khách hàng, nhằm giúp họ thấy rõ mâu thuẫn ở đâu và họ cần thay đổi thế nào..
- (10) Khi khách hàng chống kháng, nhân viên công tác xã hội điều chỉnh hơn là phản đối..
- (11) Hỗ trợ một cách lạc quan: tập trung vào thế mạnh của khách hàng để gợi lên niềm hy vọng và tinh thần tích cực cần thiết để thực hiện thay đổi..
- Phỏng vấn tạo động lực cũng phải đươc áp dụng một cách phù hợp với giai đoạn điều trị dựa trên mức sẵn sàng thay đổi của khách hàng.
- Muốn chuyên nghiệp về PVTĐL, nhân viên công tác xã hội cần môt tiến trình lâu dài với nhiều thực nghiệm và quán chiếu thường xuyên về tác động tế nhị của kiểu nói và thái độ của mình trên khách hàng..
- Dịch vụ hỗ trợ (Supportive Services).
- Dịch vụ hỗ trợ rất quan trọng trong hệ thống y tế tâm lý nhằm giúp khách hàng đạt được mục tiêu điều trị.
- Dịch vụ hỗ trợ được thực hiện dưới nhiều hình thức..
- Những người bị rối loạn tâm thần và sử dụng chất thường có vấn đề về sức khỏe thể chất nhiều hơn so với dân số nói chung, nên việc phối hợp các dịch vụ sức khỏe hành vi và sức khoẻ thể chất là điều cốt yếu.
- Một vấn đề quan trọng đối với những người bị bệnh tâm thần nghiêm trọng là việc làm, vì có việc không chỉ giúp họ về phương diện tài chánh, mà còn cho họ cơ hội để tương tác với xã hội.
- Lại có những rào cản điều trị như thiếu phương tiện vận chuyển hay cần người chăm sóc con nhỏ, vì vậy khả năng cung cấp một số dịch vụ linh động có thể là sự khác biệt giữa thành công hoăc thất bại trong tiến trình điều trị..
- Nhận thức này đòi hỏi có khả năng hiểu những gì khách hàng và gia đình phải đối mặt một cách thường xuyên và khả năng giải quyết vấn đề liên quan đến nhau một cách linh hoạt.
- Nói cách khác, nhân viên công tác xã hội cần phải hiểu các vấn đề y tế và sức khỏe khách hàng đối mặt, và nhân viên y tế phải hiểu cách điều trị nghiện trong bối cảnh tâm lý, gia đình và xã hội của khách hàng..
- Cần sự hợp t á c chặt chẽ giữa nhân vi ê n y tế v à nhân vi ê n công t á c xã hội.
- Có nhiều đường lối để phục hồi, và các phương pháp điều trị và dịch vụ hỗ trợ cho bệnh nhân có rối loạn tâm thần và sử dụng chất.
- Phương pháp hiệu quả nhất thường đò hỏi sự kết hợp giữa dịch vụ tư vấn và dịch vụ dùng thuốc..
- Gần đây, môt bài nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị về hành vi và chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân điều trị duy trì bằng methadone trong bốn mô hình điều trị khác nhau ở Hà Nội và Nam Định đã kết luận như sau: “Chính sách mở rộng nhanh chóng chương trình điều trị methadone của Việt Nam cần nhấn mạnh đến việc lồng ghép với các dịch vụ chăm sóc toàn diện bao gồm hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân.”.
- Hiện ở California, Hoa Kỳ, sức khoẻ tâm thần (mental health) và dịch vụ điều trị lạm dụng chất (substance abuse treatment) được gọi chung là sức khỏe hành vi (behavioral health), nhiều nhà nghiên cừu đang tìm hiểu về mô hình hợp tác giữa sức khỏe thể chất và sức khỏe hành vi..
- Các mô hình hợp tác (Models of collaboration).
- Cấp độ 1- Hợp tác tối thiểu: Nhân viên y tế hành vi và nhân viên y tế thể chất làm việc tại cơ sở riêng biệt, có hệ thống riêng biệt, chỉ thỉnh thoảng giao tiếp về trường hợp và khách hàng..
- Cấp độ 2 - Hợp tác cơ bản tuy ở xa: Nhân viên y tế hành vi và nhân viên y tế thể chất làm việc tại cơ sở riêng biệt, có hệ thống riêng biệt, nhưng truyền thông định kỳ về bệnh nhân, chủ yếu là.
- Cấp độ 3 - Hợp tác ở c ng cơ sở: Nhân viên y tế hành vi và nhân viên y tế thể chất có hệ thống riêng biệt nhưng làm việc trong c ng cơ sở.
- Nhân viên hai bên có dịp gặp mặt dễ hơn, truyền thông định kỳ về bệnh nhân đều đặn hơn..
- Cấp độ 4 - Hợp tác chặt chẽ trong một phần của dịch vụ y tế:.
- Nhân viên y tế hành vi và nhân viên y tế thể chất làm việc trong cùng cơ sở và dùng một số hệ thống chung như lên lịch ngày gặp bệnh nhân, lập kế hoạch hoặc điền hồ sơ bệnh nhân.
- Họ gặp măt thường xuyên và phối hợp kế hoạch điều trị cho những trường hợp khó.
- Cấp độ 5 - Hợp tác chặt chẽ trong toàn bộ dịch vụ y tế: Họ làm việc c ng cơ sở, chia sẻ tầm nhìn và sứ mệnh, văn hoá và hệ thống y tế.
- Họ cùng lập chung một kế hoạch điều trị cho tất cả bệnh nhân, kết hợp cả sức khỏe thể chất và sức khỏe hành vi, mỗi bên hiểu bối cảnh bên kia..
- Kế hoạch điều trị để khách hàng làm trung tâm, giải quyết các mục tiêu do khách hàng quyết định và sử dụng các chiến lược điều trị do khách hàng lựa chọn..
- Điều trị tích hợp (Integration treatment) hoặc những phương pháp điều trị nào giải quyết các rối loạn hành vi đồng thời với sức khoẻ thể chất thường đưa đến chi phí thấp hơn và kết quả tốt hơn như:.
- Những nhân viên công tác xã hội dũng cảm và kiên nhẫn, được đào tạo kỹ năng chuyên ngành điều trị nghiện, có cơ hội đóng góp rất lớn trong đời sống của khách hàng, gia đình và xã hội bị ảnh hưởng bởi nghiện chất..
- “Hiệu quả về hành vi và chất lượng cuộc sống trong các mô hình điều trị Methadone tại Việt Nam”, Trung tâm Chuyển giao Công nghệ Điều trị nghiện chất phòng chống HIV (VHATTC), 2016.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt