You are on page 1of 2

Bể trầm tích Cửu Long

1. Vị trí địa lý

Bể trầm Cửu Long nằm chủ yếu trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam và một phần đất liền thuộc khu
vực cửa sông Cửu Long. Bể có hình bầu dục, vồng ra về phía biển và nằm dọc theo bờ biển Vũng
Tàu-Bình Thuận. Bể Cửu Long tiếp giáp với đất liền về phía Tây bắc, ngăn cách với bể Nam Côn
Sơn bởi đới nâng Côn Sơn, phía Tây Nam là đới nâng Khorat-Natuna và phía Đông Bắc là đới cắt
trượt Tuy Hòa ngăn cách với bể Phú Khánh. Bể có diện tích khoảng 36.000 km2 được bồi lấp chủ
yếu bởi các trầm tích lục nguyên Đệ Tam, chiều dày lớn nhất tại trung tâm bể có thể đạt tới 7-8 km.

2. Các hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí

- Trước năm 1975: Đây là thời kỳ khảo sát địa vật lý khu vực như từ, trọng lực và địa chấn để phân
chia các lô, chuẩn bị cho công tác đấu thầu, ký hợp đồng dầu khí. Vào cuối năm 1974 và đầu năm
1975, công ty Mobil đã khoan giếng khoan tìm kiếm đầu tiên trong bể, BH-1X ở đỉnh cấu tạo Bạch Hổ
với kết quả thử vỉa đối tượng cát kết Miocen dưới ở chiều sâu 2755-2819m cho dòng dầu công
nghiệp lưu lượng đạt 342m3/ngày. Kết quả này đã khẳng định triển vọng và tiềm năng dầu khí của
bể.

- Giai đoạn 1975-1979: năm 1976 công ty địa vật lý CGG (Pháp) đã khảo sát 1210,9 km theo các con
sông của đồng bằng sông Cửu Long và vùng ven biển Vũng Tàu-Côn Sơn, và kết quả là đã khẳng
định sự tồn tại của bể Cửu Long với chiều dày trầm tích Đệ Tam dày. Năm 1978, công ty Geco
(NaUy) đã thu nổ địa chấn trên một số lô với tổng số chiều dài 11.898,5 km và làm chi tiết trên cấu
tạo Bạch Hổ với mạng lưới tuyến 2x2, 1x1. Deminex cũng đã hợp đồng thu nổ địa chấn và khoan 4
giếng trên các cấu tạo triển vọng của lô 15 và kết quả là gặp các biển hiện dầu khí trong cát kết
Miocen sớm và Oligocen.

- Giai đoạn 1980-1988: Công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí trong giai đoạn này được triển khai rộng
khắp, nhưng tập trung chủ yếu vào một số đơn vị. Điểm nổi bật trong giai đoạn này là XNLD
Vietsovpetro đã khoan 04 giếng trên các cấu tạo Bạch Hổ và Rồng trong đó 03 giếng phát hiện các
vỉa dầu công nghiệp trong cát kết Miocen dưới và Oligocen, tháng 9 năm 1988 Vietsovpetro phát hiện
dầu trong đá móng granit nứt nẻ.

- Giai đoạn từ năm 1989 đến nay: Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất công tác tìm kiếm thăm
dò và khai thác dầu khí ở bể Cửu Long. Đến cuối năm 2003 đã có 9 hợp đồng TKTD được ký kết trên
các lô với tổng số giếng khoan thăm dò, thẩm lượng, khai thác là 300 giếng trong đó Vietsovpetro
chiếm khoảng 70%. Bằng kết quả khoan nhiều phát hiện dầu khí đã được xác định như: Rạng Đông
(lô 15.2), Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng (lô 15.1), Topaz North, Diamond, Pearl, Emerald (lô
01), Cá Ngừ Vàng (lô 09.2), Voi Trắng (lô 16.1), Đông Rồng, Đông Nam Rồng (lô 09.1). Trong số
phát hiện này có 05 mỏ dầu: Bạch Hổ, Rồng, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Hồng Ngọc hiện đang được
khai thác với tổng sản lượng khoảng 45.000 tấn/ngày.

3. Cấu trúc địa chất

Các đơn vị cấu trúc của bể Cửu Long có thể được phân chia bao gồm:

• Trũng phân dị Bạc Liêu: là trũng nhỏ nằm ở phần cuối Tây Nam của bể Cửu Long có diện tích
khoảng 3600 km2 với một nửa thuộc lô 31 và phần còn lại thuộc nước nông và đất liền. Trũng có
chiều dày Đệ Tam không lớn, khoảng 3 km và bị chia cắt bởi các đứt gãy thuận có phương TB-ĐN.

• Trũng phân dị Cà Cối: nằm chủ yếu ở khu vực cửa sông Hậu có diện tích rất nhỏ và chiều dày trầm
tích không lớn, khoảng 2000m. Trũng bị phân cắt bởi các đứt gãy kiến tạo có phương ĐB-TN, gần
như vuông góc với phương của đứt gãy trong trũng phân dị Bạc Liêu.
• Đới nâng Cửu Long: nằm về phía Đông của đới phân dị Bạc Liêu và Cà Cối, phân tách hai trũng
này với trũng chính của bể. Đới nâng có chiều dày trầm tích không đáng kể, chủ yếu là trầm tích hệ
tầng Đồng Nai và Biển Đông.

• Đới nâng Phú Quý: được xem như phần kéo dài của đới nâng Côn Sơn về phía Đông Bắc, thuộc lô
01 và 02. Đây là đới nâng cổ, có vai trò khép kín và phân tách bể Cửu Long với phần phía Bắc của
bể Nam Côn Sơn. Chiều dày trầm tích thuộc khu vực đới nâng này dao động từ 1,5 đến 2 km. Cấu
trúc của đới bị ảnh hưởng khá mạnh bởi hoạt động núi lửa, kể cả núi lửa trẻ.

• Trũng chính bể Cửu Long: đây là phần lún chìm chính của bể, chiếm tới ¾ diện tích bể, gồm các lô
15, 16 và một phần các lô 01, 02, 09, 17. Toàn bộ triển vọng dầu khí của bể đều tập trung ở trũng này
do đó mức độ nghiên cứu của trũng khá chi tiết và được phân chia thành các đơn vị cấu trúc nhỏ hơn
bao gồm: Sườn nghiêng Tây Bắc, sườn nghiêng Đông Nam, trũng Đông Bắc, trũng Tây Bạch Hổ,
trũng Đông Bạch Hổ, đới nâng trung tâm, đới nâng phía Tây Bắc, đới nâng phía Đông, đới phân dị
Đông Bắc và đới phân dị Tây Nam.

4. Tiềm năng dầu khí:

Tiềm năng tài nguyên dầu khí của bể Cửu Long được đánh giá bằng nhiều phương pháp khác nhau:

• Phương pháp thể tích nguồn gốc (phương pháp địa hóa): tài nguyên dầu khí của bể dao động trong
khoảng từ 2,357 đến 3,535 tỷ tấn quy dầu.

• Phương pháp thể tích - xác suất: đánh giá cho từng đối tượng triển vọng thì tiềm năng dầu khí thu
hồi dao động từ 800 - 850 triệu tấn dầu quy đổi, tương đương trữ lượng và tiềm năng HC tại chỗ
khoảng 3,2 đến 3,4 tỷ tấn quy dầu trong đó khoảng 70% tập trung trong đối tượng móng, còn lại 18%
tập trung trong Oligocen và 12% tập trung trong Miocen.

You might also like