« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 12 tỉnh Quảng Bình năm học 2014 - 2015


Tóm tắt Xem thử

- Môn: ĐỊA LÍ Lớp 12 THPT.
- Chứng minh lớp vỏ địa lý có tính tổng hợp và phát triển.
- Tại sao khi tác động vào tự nhiên, con người có thể dự báo trước được những thay đổi của chúng?.
- Câu 2 (1,5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:.
- Phân tích tác động của gió mùa đến khí hậu nước ta trong thời kì từ tháng V đến tháng X..
- Giải thích vì sao mùa khô ở khu vực phía Bắc không sâu sắc như ở khu vực phía Nam?.
- Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nêu đặc điểm phân bố các dân tộc ít người của nước ta.
- Liên hệ sự phân bố các dân tộc ít người ở tỉnh Quảng Bình..
- Tại sao nói sự đa dạng về thành phần dân tộc là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội ở nước ta?.
- Câu 4 (2,5 điểm) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:.
- Chứng minh rằng vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta..
- Giải thích vì sao các khu công nghiệp tập trung lại phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải miền Trung?.
- Tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn Năm Số dự án Vốn đăng kí (triệu USD) Trong đó: vốn thực hiện (triệu USD).
- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam giai đoạn .
- Nhận xét và giải thích về tình hình đầu tư của nước ngoài vào nước ta giai đoạn trên..
- (Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam – NXBGDVN).
- Môn: ĐỊA LÍ 12 THPT ( HDC gồm có 4 trang).
- Chứng minh lớp vỏ địa lí có tính tổng hợp và phát triển.
- Lớp vỏ địa lí có tính tổng hợp và phát triển.
- Tính tổng hợp: Lớp vỏ địa lí bao gồm các lớp vỏ thành phần: khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển.
- Các lớp vỏ này xâm nhập và tác động lẫn nhau, trao đổi vật chất và năng lượng tạo ra thể thống nhất hoàn chỉnh..
- Tính phát triển: Mỗi lớp vỏ thành phần có những quy luật vận động và phát triển riêng, nhưng vì chúng xâm nhập vào nhau nên sự vận động của từng lớp vỏ ảnh hưởng tới sự vận động và phát triển của các lớp vỏ khác, nên lớp vỏ địa lí cũng phải vận động và phát triển..
- *Khi tác động vào tự nhiên, con người có thể dự báo trước được những thay đổi - Các thành phần tự nhiên trên TĐ đều có mối quan hệ chặt chẽ, chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập, các thành phần luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng, gắn bó mật thiết để tạo thành chỉnh thể..
- Gia tăng cơ học ảnh hưởng đến dân số.
- còn trong từng khu vực, quốc gia, địa phương làm thay đổi số lượng dân cư, cơ cấu tuổi giới và các hiện tượng kinh tế xã hội..
- Phân tích tác động của gió mùa đến khí hậu nước ta.
- Từ tháng V – X nước ta chịu tác động của hai luồng gió cùng hướng Tây Nam:.
- Do áp thấp Bắc Bộ, gió này di chuyển theo hướng Đông Nam vào Bắc Bộ tạo nên gió mùa Đông Nam vào mùa hạ ở miền Bắc nước ta..
- Vì sao mùa khô ở khu vực phía Bắc không sâu sắc như ở khu vực phía Nam?.
- Ở khu vực phía Bắc, có sự tác động mạnh của gió mùa Đông Bắc theo từng đợt, khi các đợt gió lạnh từ áp cao Xibia tràn về xuất hiện frông lạnh làm nhiễu động thời tiết, gây mưa.
- Ở khu vực phía Nam, thời gian này có sự hoạt động thịnh hành của tín phong BBC với bản chất khô, nóng kết hợp với các nhân tố gây mưa yếu, thời tiết ổn định không mưa tạo nên mùa khô sâu sắc..
- Liên hệ sự phân bố các dân tộc ít người ở Quảng Bình..
- *Đặc điểm phân bố các dân tộc ít người của nước ta.
- Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du là địa bàn có tầm quan trọng chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng.
- Các khu vực phân bố:.
- Trung du miền núi Bắc Bộ các dân tộc như: Tày, Nùng, Dao, Mông...
- Các dân tộc ít người không có địa bàn cư trú riêng rẽ mà xen kẽ nhau, mỗi dân tộc thường cư trú đan xen với các dân tộc khác ở các khu vực khác nhau..
- Có 2 dân tộc chính: Chứt, Bru-Vân Kiều, ngoài ra còn có các dân tộc như Thổ, Thái, Paco...
- Địa bàn phân bố: Dân tộc Chứt phân bố chủ yếu ở hai huyện miền núi Minh Hóa, Tuyên Hóa, các xã miền tây Bố Trạch.
- dân tộc Bru- Vân Kiều phân bố chủ yếu ở một số xã miền núi huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, một ít ở Bố Trạch..
- Tại sao nói sự đa dạng về thành phần dân tộc là nguồn lực quan trọng.
- Nhiều thành phần dân tộc tạo nên sự đa dạng về kinh nghiệm SX, các hoạt động kinh tế, bản sắc văn hóa, các dân tộc đoàn kết tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước..
- Vì phân bố chủ yếu ở địa bàn có tầm quan trọng chiến lược về chính trị, an ninh quốc phòng nên các dân tộc ít người có vai trò quan trọng trong việc và bảo vệ đất nước..
- Chứng minh rằng vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta..
- Vùng Đồng bằng sông Hồng là vùng kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của nước ta vì:.
- Có vị trí địa lí quan trọng:.
- Tiếp giáp với Trung du miền núi Bắc Bộ, vùng giàu tài nguyên khoáng sản nhất nước ta, bước đệm chuyển từ khu vực miền núi ra vùng biển, mở ra khả năng khai thác vịnh Bắc Bộ..
- Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.
- Có thủ đô Hà Nội, trung tâm hành chính, dịch vụ vào loại lớn nhất nước ta..
- Có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế:.
- Kinh tế xã hội: Dân cư – lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, đặc biệt có đầu mối giao thông vận tải tầm quốc gia..
- Thành tựu về kinh tế:.
- Dịch vụ: phát triển mạnh đặc biệt thương mại, giao thông vận tải, ngân hàng, tài chính, du lịch...
- Có vị trí địa lí thuận lợi, kết cấu hạ tầng tốt, nguồn lao động đông đảo với chất lượng cao.
- kinh tế phát triển hơn so với các vùng khác..
- Tình hình đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào nước ta giai đoạn trên có xu hướng tăng: số dự án, vốn đăng kí và vốn thực hiện đều tăng (dc).
- Tình hình đầu tư vào nước ta xu hướng tăng vì nước ta đang trong quá trình đổi mới, có nhiều chính sách thu hút đầu tư, là thị trường mới có nhiều hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài…