You are on page 1of 9

CÁC HÌNH THỨC THI HÀNH KỶ LUẬT

(Trích Thông tư 08/TT, ngày 21/3/1988 của Bộ GD&ĐT Hướng dẫn về việc khen thưởng và
thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông)
A. Theo quy định của Bộ, việc thi hành kỷ luật đối với học sinh phổ thông phạm khuyết điểm
trong việc thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của mình với 5 hình thức, cụ thể và vận dụng như
sau:
1. Khiển trách trước lớp.
Những học sinh phạm 1 trong các khuyết điếm sau đây trong quá trình thực hiện nội quy của
nhà trường, quyền hạn và nhiệm vụ cấp bản thân sẽ bị khiển trách trước lớp:
- Nghỉ học không xin phép từ 3 buổi trở lên trong thời gian 1 tháng
- Không thuộc bài hoặc làm bài, không chuẩn bị bài đầy đủ do thầy, cô giáo quy định từ 3 lần
trở lên trong thời gian 1 tháng.
- Nói năng thô tục, đánh bạc (chơi số, đề) hút thuốc lá…
- Mắc khuyết điểm sai phạm thuộc những điều nhà trường ngăn cấm, dù chỉ là một lần, song đã
có tác hại nhất định đến giáo dục toàn diện của nhà trường như: quay cóp hoặc gà bài cho bạn
trong giờ kiểm tra bài, có thái độ kém văn hóa hoặc hành vi thiếu đạo đức với thầy cô giáo, đối
với cha mẹ, bạn bè và những người xung quanh, gây mất đoàn kết trong tổ, nhóm học tập, bao
che hoặc đồng tình với hành động sai trái của bạn, không báo cáo những việc làm sai trái của
bạn mà mình đã biết để nhà trường có biện pháp ngăn ngừa kịp thời, hoặc khuyết điểm sai
phạm khác mà tính chất và mức độ tác hại tương đương.
Việc quyết định khiển trách trước lớp sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp xét quyết định sau khi đã
tham khảo ý kiến của cán bộ chi đoàn và cán bộ lớp và công bố kịp thời vào buổi sinh hoạt lớp
hàng tuần, sau đó giáo viên chủ nhiệm lớp báo cáo cho Hiệu trưởng để biết và theo dõi.
2. Khiển trách trước hội đồng kỷ luật nhà trường
Những học sinh phạm 1 trong những khuyết điểm sau đây trong quá trình thực hiện nội quy của
nhà trường, quyền hạn và nhiệm vụ của bản thân sẽ bị khiển trách trước Hội đồng kỷ luật nhà
trường:
- Tái phạm nhiều lần một trong các khuyết điểm, sai phạm đã bị khiển trách trước lớp.
- Mắc khuyết điểm, sai phạm thuộc những điều nhà trường ngăn cấm, dù chỉ là 1 lần song đã
gây nhiều tác hại, ảnh hưởng không tốt đến việc giáo dục toàn diện của nhà trường như: ăn cắp
bút, sách, tiền bạc, đồ dùng tư trang…vv… của bạn bè, thầy cô giáo, gia đình hoặc của nhân
dân nơi mình ở, gây gổ đánh nhau với bạn bè và những người ở ngoài nhà trường, tung dư luận
xấu, phao tin đồn nhảm, tham gia hoặc tuyên truyền các hoạt động mê tín dị đoan, nghe nhạc,
xem phim hoặc truyền bá sách báo có nội dung xấu hoặc các khuyết điểm sai phạm khác có
tính chất và tác hại tương đương.
Trong trường hợp học sinh mắc khuyết điểm, sai phạm những điều nhà trường nghiêm cấm
song chưa đến mức độ phải khiển trách trước Hội đồng kỷ luật nhà trường như tái phạm một
trong các khuyết điểm, sai phạm đã bị khiển trách trước lớp thì giáo viên chủ nhiệm có thể
tham khảo ý kiến của cán bộ chi đoàn, cán bộ lớp đề nghị Hiệu trưởng quyết định cho khiển
trách trước lớp. Giáo viên chủ nhiệm lớp cần công bố kịp thời kỷ luật đó trước lớp và thông
báo cho cha mẹ học sinh để phối hợp giáo dục.
Việc khiển trách trước Hội đồng kỷ luật nhà trường sẽ do Hội đồng kỷ luật nhà trường xét đề
nghị Hiệu trưởng quyết định và thực hiện.
3. Cảnh cáo trước toàn trường
Những học sinh pham 1 trong các khuyết điểm sai phạm sau đây trong quá trình thực hiện nội
quy nhà trường, quyền hạn và nhiệm vụ của bản thân sẽ bị Hội đồng kỷ luật cánh cáo trước
toàn trường:
- Mắc khuyết điểm, sai phạm đã bị khiển trách trước Hội đồng kỷ luật nhà trường mà không
chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm.
- Đã nhiều lần trốn học, trốn đi lao động hoặc quay cóp gà bài cho bạn trong lúc kiểm tra.
- Mắc khuyết điểm, sai phạm lớn, dù chỉ là 1 lần song có tác hại nghiêm trọng như: ăn cắp và
cướp giật ở trong hay ngoài nhà trường, có lời nói và hành động vô lễ với thầy, cô giáo, trêu
chọc hoặc có hành vi thô bỉ đối với phụ nữ và người nước ngoài, có những biểu hiện rõ ràng
gây rối trật tự trị an, bị công an tạm giam giữ hoặc mác những khuyết điểm sai phạm khác có
tính chất và mức độ tác hại tương đương.
Hình thức kỷ luật cảnh cáo trước toàn trường sẽ do Hội đồng kỷ luật nhà trường đề nghị. Hiệu
trưởng quyết định và thực hiện. Hình thức kỷ luật này sẽ ghi vào học bạ của học sinh và thông
báo cho gia đình biết.
4. Đuổi học 1 tuần lễ
Những học sinh vi phạm các khuyết điểm đã bi cảnh cáo trước toàn trường nhưng không biết
hối lỗi và sửa chữa khuyết điểm, có ảnh hưởng xấu tới những học sinh khác, hoặc phạm khuyết
điểm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn thương nhiều đến danh dự
của nhà trường, của thầy, cô giáo và tập thể học sinh như: trộm cắp, trấn lột, gây gổ đánh nhau
có tổ chức và gây thương tích cho người khác…hoặc mắc những khuyết điểm, sai phạm có tính
chất và mức độ tác hại tương đương thì Hội đồng kỷ luật nhà trường xét đề nghị Hiệu trưởng
quyết định và thi hành, đồng thời báo lên cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp để biết và
theo dõi.
Hình thức kỷ luật này sẽ ghi vào học bạ của học sinh và thông báo cho gia đình biết để phối
hợp giáo dục.
Trong thời gian 1tuần lễ bị đuổi học, học sinh này phải kiểm điểm và suy nghĩ một cách sâu sắc
về những khuyết điểm, sai phạm của mình, nếu tỏ ra thành khẩn, an năn, hối lỗi, có quyết tâm
sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ thì sau thời gian bị đuổi học Hiệu trưởng có thể xét và quyết
định cho tiếp tục học. Thời gian 1 học sinh bị đuổi học sẽ được coi là nghỉ học có phép nếu
được học lại.
Nếu trong thời gian bị đuổi học 1 tuần lễ, học sinh mắc khuyết điểm, sai phạm không tỏ ra
thành khẩn, hối lỗi và quyết tâm sửa chữa, thậm chí còn mắc thêm những khuyết điểm nghiêm
trọng khác thì Hội đồng kỷ luật nhà trường sẽ đề nghị Hiệu trưởng quyết định đuổi học hẳn 1
năm.
Gia đình học sinh có trách nhiệm quản lý và giáo dục con cái trong thời gian học sinh bị đuổi
học.
5. Đuổi học 1 năm
Những học sinh mắc một trong các khuyết điểm, sai phạm sau đây sẽ bị Hội đồng kỷ luật của
nhà trường đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thi hành kỷ luật đuổi học một năm, có ghi học bạ
và thông báo cho gia đình, đồng thời giao cho gia đình, đoàn đội và chính quyền địa phương
tiếp tục giáo dục.
- Mắc khuyết điểm, sai phạm đã bị Hội đồng kỷ luật nhà trường thông qua Hiệu trưởng đuổi
học 1 tuần lễ mà vẫn không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm, thậm chí còn phạm thêm những
khuyết điểm nghiêm trọng khác.
- Mắc khuyết điểm, sai phạm rất nghiêm trọng, dù chỉ là lần đầu song hành động sai phạm này
là có ý thức và chủ động (không phải bị lôi kéo) gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm
đến tài sản của xã hội và tính mạng của con người như: tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột,
trụy lạc, phản động…vv… dùng vũ khí(dao găm, lưỡi lê, súng lục, lựu đạn…) đánh nhau có tổ
chức, gây thương tích cho người khác, bị công an bắt giữ hoặc mắc những khuyết điểm, sai
phạm khác mà tính chất và mức độ tác hại tương đương.
Sau khi thi hành kỷ luật đuổi học 1 năm, nhà trường phải lập đầy đủ hồ sơ, báo cáo ngay lên cơ
quan giáo dục cấp trên trực tiếp quản lý là Phòng giáo dục (đối với học sinh cấp 2) và Sở giáo
dục (đối với học sinh PTTH) để biết và theo dõi.
Những học sinh sau 1 năm bị đuổi học, nếu có đủ điều kiện và muốn học lại thì phải làm đơn
xin chuyển trường cũ xét cho học lại, và phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương
(phường, xã, thị xã, thị trấn…) về sự tiến bộ của bản thân, giấy cam kết của gia đình về việc
giáo dục con mình.
Ngoài các hình thức thi hành kỷ luật trên đây, để đảm bảo tính sư phạm và tính nghiêm túc của
việc giảng dạy và học tập trong giờ lên lớp, giáo viên bộ môn có thể tạm thời đình chỉ việc học
tập và đưa lên Hiệu trưởng giáo dục những học sinh mắc phải 1 trong các sai phạm như: nói
năng hoặc có thái độ vô lễ với thầy, cô giáo; gây gổ đánh nhau với bạn ở trong lớp; gây mất trật
tự làm ảnh hưởng đến việc học tập của tập thể lớp, mặc dù đã được thầy cô giáo khuyên răn,
nhắc nhở… Các học sinh này được vào lớp tiếp tục học trong tiết sau.

B. Lập hồ sơ đề nghị xét kỉ luật (đối với những hình thức kỉ luật tự khiển trách trước Hội
đồng nhà trường trở lên)
1. Sau khi phát hiện những học sinh mắc khuyết điểm sai phạm từ mức độ cần đề nghị khiển
trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường trở lên, giáo viên chủ nhiệm lớp phải lập hồ sơ và báo
cáo ngay với Hiệu trưởng và Hội đồng kỉ luật của nhà trường để xét và thi hành kỉ luật kịp thời,
qua đó giáo dục chung cho học sinh toàn trường, đồng thời nhà trường phải thông báo cho gia
đình học sinh biết để có trách nhiệm phối hợp cùng nhà trường tiến hành giáo dục con em sửa
chữa khuyết điểm.
Hồ sơ xét kỉ luật đối với những học sinh phạm lỗi này bao gồm:
- Bản tự kiểm điểm sai phạm của học sinh phạm lỗi (sau khi đã tham khảo ý kiến của tập thể
lớp của học sinh phạm lỗi) kèm theo những tài liệu, tang vật nếu có
2. Xét quyết định kỉ luật:
- Trên cơ sở hồ sơ đề nghị, xét kỉ luật do giáo viên chủ nhiệm lớp báo cáo và đề nghị Hội đồng
kỉ luật nhà trường sẽ căn cứ vào ý thức phạm lỗi, tính chất và mức độ tác hại của hành động
phạm lỗi của từng học sinh mà quyết định hình thức kỉ luật thích đáng (từ mức độ khiển trách
trước Hội đồng kỉ luật trở lên).
- Thành phần của Hội đồng kỉ luật nhà trường bao gồm: Hiệu trưởng, đại biểu Đoàn thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh hoặc đại biểu Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh của nhà trường,
Giáo viên chủ nhiệm lớp của học sinh phạm lỗi và hai giáo viên có kinh nghiệm giáo dục và
được Hội đồng giáo dục tín nhiệm về đạo đức cử làm ủy viên của Hội đồng kỉ luật.
- Hiệu trưởng chủ trì các phiên họp của Hội đồng kỉ luật, Hội đồng kỉ luật họp kín khi biểu
quyết kỉ luật. Phương thức biểu quyết là bỏ phiếu kín. Cha mẹ học sinh và bản thân học sinh
phạm lỗi được mời đến tham dự buổi họp của Hội đồng kỉ luật để nghe báo cáo về khuyết điểm
sai phạm của học sinh. Khi Hội đồng kỉ luật bàn bạc và biểu quyết hình thức kỉ luật thì không
được tham dự. Hội đồng kỉ luật biểu quyết theo đa số. Riêng đối với hình thức đuổi học phải có
ít nhất là 2/3 số thành viên biểu quyết tán thành. Những vụ kỉ luật phức tạp cần được đưa ra
trước Hội đồng giáo dục của nhà trường bàn hướng giải quyết trước khi Hội đồng kỉ luật họp
để xét và biểu quyết.
- Biên bản thảo luận và biểu quyết của Hội đồng kỉ luật phải được chuyển ngay cho Hiệu
trưởng để xét và quyết định kỉ luật. Nếu Hiệu trưởng không nhất trí với Hội đồng kỉ luật phải
báo ngay với Phòng giáo dục (cấp PTCS) hoặc Sở giáo dục (cấp PTTH) xét, quyết định và
thông báo ngay cho học sinh và gia đình học sinh biết.
3. Thời hạn xét kỉ luật:
- Xét định kì hàng tháng, cuối học kì, cuối năm học.
- Xét đột xuất để thi hành kỉ luật kịp thời nhắm nâng cao tác dụng giáo dục chung cho toàn
trường và nhanh chóng hạn chế tác hại của hành động phạm lỗi.
4. Quyền khiếu nại của học sinh và cha mẹ học sinh
Học sinh và cha mẹ học sinh có quyền khiếu nại về kỉ luật của mình từ mức kỉ luật cảnh cáo
trước toàn trường trở lên trong thời hạn một tuần lễ kể từ ngày được thông báo quyết định kỉ
luật:
a) Nếu bị kỉ luật cảnh cáo trước toàn trường hoặc bị đuổi học 1 tuần lễ thì làm đơn khiếu nại
với nhà trường. Hiệu trưởng phải xem xét lại vụ kỉ luật và tra lời ngay cho đương sự trong thời
gian 3 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại. Nếu phát hiện có sai lầm trong việc xét kỉ luật
thì Hiệu trưởng phải triệu tập ngay Hội đồng kỉ luật của nhà trường để bàn bạc, xem xét vụ kỉ
luật cho thỏa đáng trong phạm vi 1 tuần lễ kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.
b) Nếu bị kỉ luật đuổi 1 năm thì có thể làm đơn khiếu nại với nhà trường hoặc cơ quan giáo dục
cấp trên (Phòng giáo dục đối với cấp 1, 2; Sở giáo dục đối với cấp PTTH). Hiệu trưởng phải
xem xét lại vụ kỉ luật và trả lời ngay cho đương sự trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được
đơn khiếu nại. Nếu phát hiện có sai lầm trong việc xét kỉ luật thì Hiệu trưởng phải triệu tập
ngay Hội đồngkỉ luật của nhà trường để bàn bạc xem xét vụ kỉ luật cho thỏa đáng trong phạm
vi 1 tuần kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại.
Phòng, Sở giáo dục sau khi nhận được đơn khiếu nại của học sinh hoặc cha mẹ học sinh phải
xem xét lại vụ kỉ luật và trả lời cho đương sự trong thời hạn chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày
nhận được đơn khiếu nại.
V. Việc giúp đỡ học sinh bị kỉ luật sửa chữa khuyết điểm, xét hạ mức hoặc xóa kỉ luật:
Đối với những học sinh bị kỉ luật, giáo viên chủ nhiệm lớp, các giáo viên bộ môn. Đội thiếu nhi
tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tập thể lớp có trách nhiệm theo dõi, tích
cực giúp đỡ rèn luyện, sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ.
1. Cuối năm học, Hội đồng kỉ luật của nhà trường dưới sự điều khiển của Hiệu Trưởng sẽ họp
để xét quyết định hạ mức hoặc xóa kỉ luật cho học sinh phạm lỗi trong năm học nếu học sinh
đó tích cực sửa chữa và có tiến bộ. Học sinh và cha mẹ học sinh được mời đến tham dự cuộc
họp này, nhưng khi Hội đồng kỉ luật biểu quyết xóa kỉ luật thì không được tham dự. Việc biểu
quyết này sẽ tiến hành bằng bỏ phiếu kín và theo nguyên tắc đa số. Quyết định hạ mức hoặc
xóa bỏ kỉ luật phải được công bố tại nơi đã công bố thi hành kỉ luật, đồng thời thông báo cho
học sinh và cha mẹ học sinh biết.
Hồ sơ để xét hạ mức hoặc xóa kỉ luật gồm :
a) Bản tự kiểm điểm về quá trình phấn đấu sửa chữa khuyết điểm và mức độ tiến bộ của học
sinh phạm lỗi.
b) Đề nghị hạ mức hoặc xóa kỉ luật của giáo viên chủ nhiệm lớp sau khi đã tham khảo ý kiến
của tập thể lớp sau của học sinh phạm lỗi.
2. Việc kỉ luật vào học bạ của học sinh chỉ tiến hành vào cuối năm học, sau khi Hội đồng kỉ
luật đã họp xét và quyết định hạ mức hoặc xóa kỉ luật cho học sinh phạm lỗi và ghi theo mức kỉ
luật mới (nếu được hạ mức) hoặc không ghi kỉ luật (nếu đã được xóa kỉ luật). Chỉ ghi vào học
bạ các kỉ luật từ mức bị cảnh cáo trước toàn trường trở lên.
Hội đồng kỉ luật chỉ xét xóa kỉ luật cho những học sinh bị mức kỉ luật từ cảnh cáo trước toàn
trường trở lên. Ví dụ:
Một học sinh A, trong học kì I mắc khuyết điểm, sai phạm đã bị Hội đồng kỉ luật quyết định xử
lý trước toàn trường. Đến cuối năm học đó, đã cố gắng phấn đấu sửa chữa khuyết điểm để tiến
bộ, học sinh này đã được Hội đồng kỉ luật xét hạ mức kỉ luật từ cảnh cáo trước toàn trường
xuống mức độ khiển trách trước Hội đồng kỉ luật. Như vậy, nhà trường không ghi vào học bạ
của học sinh này mức độ kỉ luật cảnh cáo nữa.
Các quyết định hạ mức hoặc xóa kỉ luật đối với học sinh phạm lỗi, nhà trường phải thông báo
ngay cho gia đình học sinh để phối hợp cùng nhà trường động viên con em tiếp tục phấn đấu
tiến bộ hơn nữa.

II. Hình thức khen thưởng:


Bộ hướng dẫn thực hiện việc khen thưởng như sau:
1. Khen trước lớp:
Những học sinh làm tốt mặt này hoặc mặt khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình
trong từng tháng hoặc từng học kì qua các biểu hiện sau đây sẽ được khen trước lớp.
a) Có biểu hiện tốt và hành vi đạo đức như:
Nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập và sinh hoạt, có tinh thần đấu tranh chống các biểu hiện
tiêu cực trong học tập và sinh hoạt; tích cực góp phần tham gia vào việc bảo vệ trật tự, trị an
trong xã hội, nhặt được của rơi trả lại cho người mất, có thái độ hành vi tốt trong việc cư xử với
mọi người v.v…
b) Có biểu hiện tốt về mặt học tập nhu:
Đạt kết quả học tập tốt trong tháng (tất cả các bài được kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm
tra 1 tiết đều đạt từ điểm 7 trở lên)
- Cần cù, vượt khó vươn lên, tiến bộ vượt bậc trong học tập.
- Tích cực giúp đỡ bạn học tập yếu, kém vươn lên và có tiến bộ rõ rệt trong học tập v.v…
c) Có biểu hiện tốt về mặt lao động như:
Hăng hái tham gia và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong buổi lao động của nhà
trường tổ chức (đi đúng giờ, mang đầy đủ dụng cụ, có ý thức tổ chức kỉ luật và có năng suất
cao trong lao động, v.v…)
d) Hăng hái tham gia và đạt được kết quả tốt trong các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao
xây dựng tập thể tổ, lớp học v.v…
Ngoài những biểu hiện tốt trên đây, nếu học sinh nào có biểu hiện tốt khác ở mức độ tương
đương thì cũng được xét khen trước lớp.
Việc khen trước lớp do giáo viên chủ nhiệm thay mặt Hiệu trưởng thực hiện và khen bằng lời.
2. Khen trước toàn trường:
Những học sinh làm tốt mặt này hoặc mặt khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình ở
mức cao hơn, đáng nêu gương trước toàn trường thì giáo viên chủ nhiệm lớp có thể đề nghị
Hiệu trưởng khen trước toàn trường để phát huy tác dụng chung.
Việc khen trước toàn trường do Hiệu trưởng quyết định và thực hiện. Hình thức khen thưởng
có thể là biểu dương hoặc bằng lời hoặc vừa biểu dương bằng lời vừa cấp giấy khen.
3. Được tặng danh hiệu “học sinh khá” là những học sinh phấn đấu đạt tiêu chuẩn xếp loại
khá trở lên về các mặt giáo dục sau mỗi học kì hoặc mỗi năm học theo quy định hiện hành của
việc xếp loại các mặt giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm lập danh sách các học sinh đạt tiêu chuẩn “học sinh khá”
của lớp mình phụ trách, báo cáo để Hiệu trưởng xét quyết định và cấp giấy khen. Tùy theo khả
năng của mình, trường học lớp có thể trao tặng phần thưởng.
4. Được tặng danh hiệu “học sinh giỏi” là những học sinh phấn đấu đạt tiêu chuẩn loại tốt về
đạo đức, lao động, thể dục vệ sinh quân sự loại giỏi về văn hóa theo quy định hiện hành về việc
xếp loại các mặt giáo dục.
Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm lập danh sách các học sinh đạt tiêu chuẩn “học sinh giỏi”
của lớp mình phụ trách báo cáo để Hiệu trưởng xét quyết định và cấp giấy khen. Tùy theo khả
năng của mình, trường hoặc lớp có thể trao tặng phần thưởng.
5. Được ghi tên vào bảng danh dự của trường là những học sinh tiêu biểu trong học tập, tu
dưỡng và rèn luyện đạo đức, lao động, thể dục thể thao, những học sinh đặc biệt tích cực tham
gia hoạt động tập thể, công tác xã hội… ở các cập học phổ thông, kể cả cấp 1. Những học sinh
này sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp lập danh sách, báo cáo Hiệu trưởng quyết định khen và ghi
vào bảng danh dự của trường vào cuối mỗi học kỳ và cuối năm học.
6. Được tặng danh hiệu học sinh xuất sắc là những học sinh cuối cấp học hay bậc học đã liên
tục đạt danh hiệu học sinh giỏi trong một cấp học hay bậc học. Những học sinh này sẽ do giáo
viên chủ nhiệm lớp lập danh sách để Hiệu trưởng và Hội đồng giáo dục nhà trường xét chọn và
đề nghị cơ quan quản lý giáo dục cấp trên cấp giấy khen hoặc bằng khen và tặng phần thưởng.
Học sinh xuất sắc ở các trường PTCS sẽ do Phòng giáo dục tổng hợp, xét chọn. Học sinh xuất
sắc ở các trường PTTH sẽ do trường PTTH tổng hợp, xét chọn và đề nghị lên Sở Giáo dục
quyết định tặng danh hiệu học sinh xuất sắc của cấp học hay bậc học đồng thời cấp giấy khen
hoặc bằng khen và tặng phần thưởng.
7. Được khen thưởng đặc biệt:
a) Những học sinh phổ thông các cấp đạt giỏi trong các kì thi chọn lọc học sinh giỏi cấp huyện
quận, tỉnh thành phố và toàn quốc về các bộ môn văn hóa, sẽ được khen thưởng đặc biệt theo
quy định sau:
- Học sinh đạt giải ở cấp quận, huyện sẽ được phòng giáo dục cấp giấy khen và tặng phần
thưởng.
- Học sinh đạt giải ở cấp tỉnh, thành phố sẽ được Sở giáo dục cấp giấy khen và UBND huyện,
quận, thị xã… tặng phần thưởng.
- Học sinh đạt giải ở cấp toàn quốc sẽ được Bộ giáo dục cấp bằng khen và UBND tỉnh, thành
phố, đặc khu trực thuộc trung ương tặng phần thưởng.
- Những học sinh trong đội tuyển quốc gia đi dự học sinh giỏi và thi vô địch trong các kì thi
quốc tế sẽ được Bộ giáo dục cấp bằng khen và tặng phần thưởng.
b) Học sinh đạt giải về các bộ môn thể thao trong “Hội khỏe Phù Đổng” và các bộ môn lao
động kĩ thuật trong các “Hội thi khéo tay kĩ thuật” ở cấp tỉnh huyện thì Sở giáo dục và Phòng
giáo dục cấp giấy khen và tặng phần thưởng.
c) Những học sinh có thành tích đặc biết, đột xuất (như dũng cảm cứu người bị nạn, dũng cảm
đấu tranh bảo vệ tài sản XHCN, đấu tranh chống tiêu cực, chống thiên tai, dịch họa, có sáng
chết phát minh trong khoa học, kĩ thuật, v.v…) thì tùy theo ý nghĩa và mức độ tác dụng của
hành động, Hiệu trưởng nhà trường sẽ khen thưởng hoặc lập hồ sơ đề nghị lên cơ quan quản lí
giáo dục cấp trên (Phòng giáo dục, Sở giáo dục, Bộ giáo dục) khen thưởng.
A. Lập hồ sơ khen thưởng:
1. Hồ sơ đối với học sinh được thưởng phiếu khen và ghi tên vào bảng danh dự của lớp (đối với
học sinh cấp 1) gồm có danh sách học sinh được giáo viên chủ nhiệm lớp thưởng phiếu khen
hoặc ghi tên vào bảng danh dự của lớp
2. Hồ sơ đối với học sinh được khen trước lớp gồm có:
- Ý kiến đề nghị của giáo viên chủ nhiệm lớp
- Ý kiến quyết định của Hiệu trưởng
3. Hồ sơ đối với học sinh được khen trước toàn trường gồm có:
- Báo cáo tóm tắt của giáo viên chủ nhiệm lớp về thành tích của học sinh và ý kiến đề nghị
Hiệu trưởng khen
- Những giấy tờ, hồ sơ có liên quan về thành tích của học sinh được đề nghị khen (công văn
của đơn vị, cơ quan, đoàn thể đề nghị nhà trường khen về thành tích bảo vệ tài sản XHCN của
học sinh hoặc 1 thứ giấy khen, 1 bài báo đã đăng về đức tính thật thà của học sinh đã nhặt được
của rơi trả lại cho người mất,…)
- Quyết định khen của Hiệu trưởng kèm theo danh sách học sinhđược khen
4. Hồ sơ đối với học sinh được tặng danh hiệu “học sinh khá”, “học sinh giỏi” và học sinh được
ghi tên vào bảng danh dự của trường gồm có:
- Danh sách học sinh đạt danh hiệu “học sinh khá” “học sinh giỏi” của từng lớp học (theo tiêu
chuẩn qui định của Bộ giáo dục) sau mỗi học kỳ hoặc cuối năm học
- Danh sách học sinh và ý kiến của giá viên chủ nhiệm lớp đề nghị Hiệu trưởng quyết định hình
thức khen thưởng được ghi tên vào bảng danh dự của trường
- Quyết định khen của Hiệu trưởng kèm theo danh sách học sinh được khen đã nói trên
5. Hồ sơ đối với học sinh được tạng danh hiệu “học sinh xuất sắc” gồm có:
- Danh sách học sinh đạt danh hiệu “học sinh xuất sắc” của từng lớp học (theo tiêu chuẩn quy
định của Bộ giáo dục) được Hiệu trưởng và Hội đồng giáo dục nhà trường xét chọn và đề nghị
cơ quan quản lý giáo dục cấp trên khen thưởng
- Biên bản xét chọn và ý kiến đề nghị của Hội đống giáo dục nhà trường với cấp trên
- Quyết định khen thưởng của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên kèm theo danh sách học sinh
được khen thưởng
6. Hồ sơ đối với học sinh được khen thưởng đặc biệt:
a) Đối với học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi, gồm có:
- Danh sách học sinh của nhà trường đã đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện,
quận, tỉnh, thành phố, đạc khu trực thuộc Trung ương và toàn quốc về các bộ môn văn hóa, các
bộ môn thể thao trong “Hội khỏe Phù đổng”, các bộ môn tronglao động kỹ thuật, trong các
“Hội thi khéo tay kỹ thuật” các cấp
- Quyết định khen thưởng các cơ quan quản lí giáo dục các cấp và quyết định tặng phần thưởng
của chính quyền các cấp (nếu có)
b) Đối với các học sinh đi dự các kỳ thi quốc tế, gồm có:
- Danh sách học sinh trong các đội tuyển quốc gia đi dự thi giỏi và thi vô địch trong các kỳ thi
quốc tế
- Quyết định khen thưởng của Bộ giáo dục
c) Đối với học sinh có thành tích đặc biệt, đột xuất, gồm có 2 loại:
* Khen ở trường:
- Danh sách học sinh của trường có thành tích đặc biệt, đột xuất kèm theo bản thành tích cụ thể
của từng học sinh
- Quyết định khen thưởng của Hiệu trưởng
* Cấp trên khen:
- Danh sách học sinh của trường có thành tích đặc biệt, đột xuất (kèm theo bản thành tích củ
thể của từng học sinh) được nhà trường đề nghị bên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên khen
thưởng
- Quyết định khen thưởng của cơ quan quản lí cấp trên

You might also like