You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI

BỘ MÔN NGỮ VĂN VIỆT NAM

TIỂU LUẬN VĂN BẢN TIẾNG VIỆT

XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI


NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM CYTOMEGALOVIRUS
Ở BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN

Họ và tên SV: Đào Thị Thùy Dương


Giảng viên hướng dẫn: TS Văn Thị Minh Tư

NHÓM THÔNG TIN SINH VIÊN


STT Họ và tên học viên Lớp Mã học viên
1 Đào Thị Thùy Dương (Nhóm VĐ4 0219e705
trưởng)
2 Hoàng Thị Điểm VĐ3 0219e692
3 Nguyễn Thị Thúy Huyền VĐ4 0219e750
4 Đặng Quang Mạnh VĐ2 0219e767
5 Nghiêm Thúy Loan VĐ2 0219e761
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tiểu luận này, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Ban giám hiệu trường Đại Học Hà Nội vì đã tạo điều kiện về giáo trình, cơ
sở vật chất giảng dạy, thời gian dạy online thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiên
cứu thông tin.

Xin cảm ơn giảng viên bộ môn – Tiến sĩ Văn Thị Minh Tư đã giảng dạy
tận tình, chi tiết để em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này

Mặc dù đã thật sự cố gắng trau dồi cải thiện kiến thức, kĩ năng viết, tuy
nhiên do hạn chế về thời gian cũng như tầm hiểu biết, bài tiểu luận chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng
góp, phê bình từ phía thầy,cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy cô nhiều sức khỏe, thành công và
hạnh phúc!
DANH MỤC VIẾT TẮT

CMV Cytomegalovirus
PCR Polymerase Chain Reaction (phản ứng khuếch đại gen)
HBV Hepatitis B virus (virus viêm gan B)
HCV Hepatitis C virus (virus viêm gan C)
BKV BK virus
Ig Immunoglobulin
MLCT Mức lọc cầu thận
THA Tăng huyết áp
DNA Deoxyribo Nucleic Acid
HHV Human Herpes Virus
ƯCMD Ức chế miễn dịch
CsA Cyclosporin
Tac Tacrolimus
MMF Mycophenolate Mofetil
MPA Mycophenolic Acid
Hb Hemoglobin
MỤC LỤC

Contents
CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU ..........................................................................................1
CHƯƠNG II: PHẦN NỘI DUNG ......................................................................................2
XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ..............................................2
1. Tên đề tài ..........................................................................................................2
2. Lý do lựa chọn đề tài .........................................................................................2
3. Tổng quan tình trạng nhiễm CMV ............................................................................3
3.1. Lịch sử virus......................................................................................................3
3.2. Dịch tễ ..............................................................................................................3
3.3. Cấu trúc virus, chu trình sống và miễn dịch của cơ thể......................................3
3.4. Đường lây truyền ..............................................................................................4
3.5. Triệu chứng lâm sàng ........................................................................................4
3.6. Chẩn đoán.........................................................................................................4
3.7. Tiến triển...........................................................................................................5
3.8. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng bùng phát bệnh CMV .............................5
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................8
1. Đối tượng.................................................................................................................8
1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ..........................................................................................8
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ............................................................................................8
2. Thời gian nghiên cứu ...............................................................................................8
3. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................8
4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................9
4.1. Thiết kế nghiên cứu ...........................................................................................9
4.2. Cách lấy mẫu và quy trình lấy mẫu ...................................................................9
4.3. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu .................................................................9
4.4. Nhập liệu, xử lý, phân tích ............................................................................... 11
4.5. Sai số và cách khắc phục sai số ....................................................................... 11
5. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................................... 11
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN .............................................................................................. 12
CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU

Trong nghiên cứu khoa học thì khâu xây dựng đề cương nghiên cứu là
một trong những bước quan trọng nhất của tổ chức thực hiện một đề tài khoa
học. Sau khi có ý tưởng, lựa chọn đề tài, xây dựng đề cương và lập kế hoạch
nghiên cứu cần phải thực hiện ngay trước khi tiến hành các bước tiếp theo: tổ
chức nhóm nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin, viết báo cáo… Đề cương
nghiên cứu xây dựng cần được trình lên cơ quan, hội đồng đạo đức, tổ chức phê
duyệt và cũng là cơ sở làm việc với các đồng nghiệp. Hiện nay, nghiên cứu khoa
học là một trong những vấn đề càng ngày càng được chú trọng trong đa ngành,
đa nghề, đa lĩnh vực, đặc biệt là trong y học. Những đề cương nghiên cứu tốt
thường mang lại những kết quả có độ tin cậy cao, từ đó giúp ứng dụng vào thực
tiễn để cải thiện chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh cho bệnh nhân. Qua quá trình
học học phần” Văn bản tiếng việt”, dưới sự hướng dẫn tận tình của tiến sĩ Văn
Thị Minh Tư, nhóm học viên chúng em muốn ứng dụng lý thuyết “ Cách viết
văn bản khoa học” để xây dựng một đề cương nghiên cứu khoa học y khoa, lĩnh
vực chúng em đang công tác.
Mục tiêu của tiểu luận này là chính là sự thực hành Tiếng việt, đặc biệt là
vận dụng linh hoạt kiến thức viết văn bản khoa học vào trong một lĩnh vực riêng
biệt, nghiên cứu y học. Thông qua đó thể hiện tính khái quát, tính logic, tính chính
xác-khách quan theo phong cách ngôn ngữ khoa học của Tiếng việt.
Phương pháp thực hiện: tìm kiếm các tài liệu, bài báo qua sách, báo,
internet; sau đó chọn lọc, tổng hợp và viết 01 đề cương nghiên cứu y học.

1
CHƯƠNG II: PHẦN NỘI DUNG

XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1. Tên đề tài
Nghiên cứu tình hình nhiễm cytomegalovirus ở bệnh nhân sau ghép thận.

2. Lý do lựa chọn đề tài


Bệnh thận mạn tính là vấn đề sức khỏe mang tính toàn cầu, tỷ lệ bệnh nhân bệnh
thận mạn và bệnh thận mạn giai đoạn cuối đang tăng nhanh và chi phí điều trị khổng
lồ. Năm 2013 tại Hoa Kỳ, tỷ lệ bệnh nhân bệnh thận mạn trong cộng đồng là 14%, chi
phí cho chăm sóc y tế vượt quá 50 tỷ USD, số bệnh nhân mới phát hiện bệnh thận mạn
giai đoạn cuối năm 2013 là 117.162, tính đến 31 tháng 12 năm 2013 có 661.648 bệnh
nhân [1]. Trên thế giới, hiện nay ghép thận được coi là lựa chọn điều trị tối ưu cho
bệnh nhân bị bệnh thận mạn giai đoạn cuối, do thời gian và chất lượng cuộc sống cũng
như chi phí điều trị tối ưu [2]. Năm 2013, tại Hoa Kỳ đã thực hiện được 17.600 ca
ghép thận, chiếm 29,2% bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối được điều trị bằng
ghép thận [1], chi phí điều trị mỗi năm cho mỗi bệnh nhân ghép thận là 29.920 USD,
trong khi điều trị bằng lọc máu hết 84.550 USD mỗi bệnh nhân [1]. Các bệnh nhân sau
ghép thận có được sức khỏe và cuộc sống gần như bình thường, tỷ lệ sống sau 5 năm
là 85%, sau 10 năm là 62% [1].
Bị bệnh do Cytomegalovirus (CMV) là tình trạng nhiễm trùng hay gặp sau ghép
thận có liên quan đến suy giảm miễn dịch ở nhóm bệnh nhân ghép thận, tỷ lệ mắc từ
20% đến 60%, tỷ lệ bệnh nhân bùng phát bệnh CMV là 5,8% [5], với các triệu chứng
toàn thân như sốt, hoặc xâm nhập gây tổn thương ở các cơ quan đích như viêm phổi,
viêm ruột,… Bên cạnh các tác động trực tiếp, nhiễm CMV còn làm suy giảm sức đề
kháng của bệnh nhân với các nhiễm trùng thứ phát như viêm phổi do Pneumocytis
carrini, Candida, Aspergilus và các vi khuẩn khác, CMV còn góp phần vào thải ghép,
nhiễm PTLD, HHV - 6, HHV - 7 và khả năng tiến triển của HCV [3].
Trên thế giới đã có những nghiên cứu đánh giá tỷ lệ nhiễm CMV và một số yếu
tố nguy cơ ảnh hưởng đến tình trạng bùng phát bệnh CMV ở bệnh nhân ghép thận như

2
tình trạng nhiễm CMV của người cho và người nhận, một số thuốc ức chế miễn dịch
(ƯCMD),… Tuy nhiên ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu hệ thống về nhiễm virus
ở bệnh nhân ghép thận và phát triển thành bệnh CMV ở bệnh nhân ghép thận, đồng
thời để tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh CMV ở những
bệnh nhân ghép thận. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tình
hình nhiễm Cytomegalovirus ở bệnh nhân sau ghép thận”, nhằm 2 mục tiêu:
1. Khảo sát tỷ lệ xuất hiện bệnh do CMV và mô tả đăc điểm tình trạng bệnh lý này ở
nhóm bệnh nhân ghép thận theo dõi tại bệnh viện Việt Đức.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến việc xuất hiện bệnh do CMV ở nhóm
bệnh nhân sau ghép thận.

3. Tổng quan tình trạng nhiễm CMV


3.1. Lịch sử virus

CMV lần đầu tiên được phân lập từ tuyến nước bọt và thận của 2 trẻ sơ sinh và
được báo cáo năm 1956 [21], do đó CMV được gọi tên đầu tiên là virus tuyến nước
bọt. Năm 1960, Weller và cộng sự đề nghị sử dụng tên là Cytomegalovirus [22].
Klemola và Kaarianien lần đầu tiên mô tả cấu trúc CMV năm 1965. CMV được phân
lập ở bệnh nhân ghép thận năm 1965.
3.2. Dịch tễ
CMV là một trong những nhiễm virus phổ biến nhất có thể ảnh hưởng đến mọi
người trong cộng đồng. Ở Hoa Kỳ có khoảng 40-80% người lớn bị nhiễm virus này, tỉ
lệ nhiễm CMV trung bình trên thế giới là khoảng 40% [23]. Tỷ lệ người bị nhiễm tăng
theo tuổi [24].
3.3. Cấu trúc virus, chu trình sống và miễn dịch của cơ thể
CMV là thành viên của chi herpesvirus thuộc họ Herpesviridae [25]. Có 8 virus
herpes con người HHV được biết đến, được chia là 3 phân họ α – herpesvirinae (gồm
Herpes simplex 1, Herpes simplex 2 và varicella zoster), β – herpesvirinae (gồm
CMV, HHV 6 và HHV 7) và γ – herpesvirinae (gồm Epstein – barr virus và HHV 8).
Hình thái các virus herpes không thể phân biệt với nhau. Các virion hoàn chỉnh
có đường kính 150 – 200 nm, cấu trúc gồm 3 phần: một lõi bên trong chứa phân tử

3
DNA sợi kép, một capsid gồm 162 đơn vị capsomer protein và vỏ ngoài chứa
lipoprotein và ít nhất 33 protein cấu trúc trong đó có glycoprotein.
3.4. Đường lây truyền
Sự nhiễm CMV lây truyền do sự tiếp xúc trực tiếp với các dịch thể của người
đang bị nhiễm CMV như nước bọt, nước tiểu, phân, nước mắt, sữa, hoặc thai nhi
nhiễm từ người mẹ đang nhiễm CMV qua đường nhau thai. CMV có thể lây qua
đường tình dục qua tinh dịch hoặc dịch âm đạo, qua đường truyền máu hoặc ghép
tạng.
3.5. Triệu chứng lâm sàng
Hầu hết những người khỏe mạnh nhiễm virus không có triệu chứng, hoặc có thể có
các triệu chúng giống cúm như sốt, đau đầu, mệt mỏi, tăng bạch cầu đơn nhân, giảm bạch
cầu đa nhân trung tính. Khoảng 80% người lớn tạo được kháng thể chống CMV
ImmunoglobulinG (IgG) sau khi tiếp xúc với virus [25].
Những người bị suy giảm miễn dịch do mắc phải như nhiễm HIV hoặc người sử
dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài để điều trị các bệnh tự miễn như Lupus ban
đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp,... đặc biệt là ở những bệnh nhân sau ghép các cơ
quan sử dụng phác đồ ức chế miễn dịch đa hóa trị rất nhạy cảm với nhiễm CMV, có
thể bùng phát thành bệnh. Bệnh CMV được xác định bởi bằng chứng nhiễm CMV với
các triệu chúng liên quan, có thể là:
Hội chứng CMV (mệt mỏi, sốt, giảm bạch cầu hoặc giảm tiểu cầu và tăng hiệu
giá kháng thể CMV bằng kỹ thuật đặc hiệu).
Bệnh CMV xâm nhập vào mô như viêm phổi, viêm gan, hoặc hệ thống tiêu hóá
bao gồm viêm đại tràng, viêm ruột, viêm tụy, viêm thận, viêm võng mạc hoặc thải
ghép.
Ở trẻ em nhiễm CMV không thể hiện triệu chứng lâm sàng, chỉ khoảng 10% số
trẻ bị nhiễm có các triệu chứng: vàng da vàng mắt, phát ban, đầu nhỏ, thiếu cân, gan
lách to vừa phải, có các cơn động kinh, viêm giác mạc, hoặc mất thính lực.
3.6. Chẩn đoán
Có nhiều phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán nhiễm CMV [26].

4
Xét nghiệm huyết thanh học: bệnh phẩm máu, phát hiện kháng thể kháng CMV
đặc hiệu IgM và IgG, IgM được sản xuất trong quá trình nhiễm CMV tiên phát, cấp
tính và chỉ tồn tại trong khoảng 3 – 4 tháng, tuy nhiên những người miễn dịch kém
không sản xuất được IgM khi nhiễm CMV lần đầu và chỉ 1/3 số này có thể phát hiện
IgM trong nhiễm CMV tái phát. Kháng thể IgG đặc hiệu CMV được sản xuất khi
nhiễm CMV tiên phát có thể tồn tại suốt đời.
Nuôi cấy virus trực tiếp phản ánh hoạt động nhân lên của virus, tuy nhiên ít được
sử dụng trên lâm sàng do tốn nhiều thời gian khoảng 2 – 3 tuần, kết quả nuôi cấy được
không cao.
Xét nghiệm tìm kháng nguyên pp65 trong máu cho biết tình trạng đã hoặc đang
nhiễm virus.
Xét nghiêm đinh lượng CMV DNA bằng phương pháp PCR xác định virus nhân
lên, ưu điểm nhanh và có độ nhạy độ đặc hiệu cao, nhược điểm là đắt tiền, kết quả
được báo cáo là số lượng bản sao/ml máu hoặc huyết thanh.
Mô bệnh học bệnh, nhuộm miễn dịch.
3.7. Tiến triển
Nhiễm CMV có thể tiến triển tùy thuộc vào hoạt động của virus và tình trạng
miễn dịch của cơ thể có thể thành một trong ba trường hợp:
Nhiễm CMV thể ẩn: virus tồn tại lâu dài ở người khỏe mạnh mà không có triệu
chứng.
Nhiễm CMV hoạt động: có sự nhân lên của virus được phát hiện kháng nguyên
hoặc DNA trong máu, không có triệu chứng lâm sàng.
Bệnh CMV được xác định khi có các triệu chứng lâm sàng gợi ý nhiễm CMV và
xét nghiệm phát hiện sự hoạt động của virus.
3.8. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng bùng phát bệnh CMV
Hiện tại ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào tìm hiểu các yếu tố liên quan đến tình
trạng bùng phát bệnh CMV ở bệnh nhân sau ghép thận. Các nghiên cứu nếu có thì chỉ
cung cấp một số yếu tố trên đối tượng về giới, tuổi, nguyên nhân suy thận, tình hình
đồng nhiễm virus khác. Dựa trên cơ sở lý thuyết và tìm hiểu một số nghiên cứu trên

5
thế giới và Việt Nam, các yếu tố liên quan đến bùng phát bệnh CMV có thể chia thành
các nhóm như sau.
3.8.1. Yếu tố về đặc điểm đối tượng
Tuổi: tuổi càng tăng thì khẳ năng phơi nhiễm với virus càng cao [24], có thể virus tái
hoạt động phát triển thành bệnh khi cơ thể trong tình trạng ƯCMD.
Giới nghiên cứu của Codero E. (2012), tỷ lệ bệnh nhân bùng phát bệnh nam: nữ là 2:1
[5].
3.8.2. Tình trạng nhiễm CMV trước ghép của người cho và người nhận
Nghiên cứu của Kaufman D.B. (2001) trên bệnh nhân ghép thận tụy đồng thời
cho thấy bệnh CMV liên quan đến tình trạng huyết thanh học CMV của người cho và
người nhân: 40,6% D+/R-, 25,6% D+/R+, 2,8% D+/R+, 0% D-/R- [27]. Nghiên cứu
của Codero E cho thấy nhóm D+/R- có nguy cơ cao bùng phát bệnh có ý nghĩa thống
kê với p = 0,004 [5].
3.8.3. Các yếu tố liên quan đến lọc máu và truyền máu trước ghép
Hiện nay ở chúng ta đang chủ yếu sử dụng phương pháp thận nhân tao chu kỳ sử dụng
máy chung, bệnh nhân có thể phơi nhiễm CMV tại các trung tâm lọc máu.
Các bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối, thường có tình trạng thiếu máu, có thể
cần truyền máu trước, trong hoặc sau ghép, mà CMV có tỷ lệ nhiễm cao trong cộng
đồng, hơn nữa cũng không được sàng lọc vì không gây bệnh ở người khỏe mạnh, nên
những bệnh nhân ghép thận có thể bị nhiễm và bùng phát bệnh CMV qua con đường
truyền máu.
3.8.4. Nguy cơ bùng phát khi sử dụng thuốc ức chế miễn dịch
Bệnh nhân sau ghép thận được sử dụng các phác đồ ức chế miễn dịch nhằm mục
đích chống thải ghép, các thuốc chống thải ghép thường dùng là azathoprin, Pred,
nhóm ức chế Calcineurin: Cyclosporin (CsA), Tacrolimus (Tac), nhóm chống tăng
sinh Mycophnolate mofetic (MMF) và Mycophenolic acid (MPA), thuốc ức chế
thyroglobulin. Việc sử dụng ức chế miễn dịch tạo điều kiện thuận lợi cho CMV
bùng phát thành bệnh, tùy thuộc vào cường độ ức chế miễn dịch, loại thuốc ức chế
miễn dịch, liều lượng, thời gian sử dụng [3].

6
Nghiên cứu của Codero (2012), điều trị thải ghép cấp là yếu tố nguy cơ bùng phát
bệnh CMV phát triển bệnh CMV với p = 0,084 [5]

7
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Đối tượng
1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
 Theo dõi ngoại trú sau ghép tại Khoa Thận – Lọc máu bệnh viện Việt Đức
 Có kết quả xét nghiệm huyết thanh học tình trạng nhiễm CMV trước ghép
Tiêu chuẩn chẩn đoán: Bệnh nhân trước ghép thận được khảo sát tình hình nhiễm
CMV bằng xét nghiệm huyết thanh học và trong quá trình theo dõi sau ghép đối với
các bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ nhiễm CMV được định lượng CMV –
DNA bằng phương pháp PCR.
Trước ghép xét nghiệm huyết thanh tìm kháng thể đặc hiệu kháng CMV: nếu
IgM (-) + IgG (-) không nhiễm CMV; (nếu IgM (-) + IgG (+) đã nhiễm CMV; nếu
IgM (+)/IgG (+) đang nhiễm CMV; PCR nếu có.
Bệnh CMV khi có triệu chứng lâm sàng: sốt, ho, tiêu chảy…+ realtime PCR –
DNA (+).
Trong nghiên cứu này sử dụng các tiêu chuẩn về xét nghiệm:
Giảm bạch cầu: số lượng bạch cầu < 4 Giga/l.
Giảm bạch cầu hạt: số lượng bạch cầu hạt < 1,5 Giga/l.
Thiếu máu: Nam: Hemoglobin (Hb) < 130 g/l,
Nữ: Hb <120g/l.
Giảm tiểu cầu: số lượng tiểu cầu < 150 Giga/l.
1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
 Các bệnh án bệnh nhân không có xét nghiệm huyết thanh học tình trạng
nhiễm CMV trước ghép.
 Bệnh nhân bỏ theo dõi.
 Bệnh nhân tử vong.

2. Thời gian nghiên cứu


Từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016.

3. Địa điểm nghiên cứu


8
Khoa Thận – Lọc máu bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

4. Phương pháp nghiên cứu


4.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu này là nghiên cứu hồi cứu sử dụng bệnh án để thu thập thông tin của
bệnh nhân.
4.2. Cách lấy mẫu và quy trình lấy mẫu
4.2.1. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Mẫu toàn thể, gồm các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn lựa chọn và không vi phạm tiêu
chuẩn loại trừ.
4.2.2. Quy trình lấy mẫu
Tất cả các bệnh nhân được thu thập các thông tin, số liệu cần thiết từ bệnh án của
khoa theo mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất (Phụ lục 1: Bệnh án nghiên cứu).
4.3. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu
Nhóm
Biến số chỉ số Định nghĩa, phân loại
biến số
Thông tin chung của đối tượng
Thông tin Giới Nam
nhân khẩu Nữ
Tuổi ghép thận Tuổi bệnh nhân khi bệnh nhân ghép thận
Thông tin Nguyên nhân suy VCTM/ VTBTM/ THA/ ĐTĐ/ Lupus
về bệnh thận mạn ban đỏ hệ thống/ không có thông tin
thận mạn Phương thức lọc Thận nhân tạo chu kỳ
máu trước ghép Lọc màng bụng
Chưa lọc máu
Năm ghép thận Trước 2010
2010-2015
Nguồn hiến thận Sống, không huyết thống
Sống, cùng huyết thống
Chết não

9
Nơi ghép thận Việt Đức
Cơ sở khác trong nước
Nước ngoài
Tình trạng nhiễm CMV trước ghép và bùng phát bệnh CMV sau ghép
Trước Nhiễm CMV Đã nhiễm
ghép trước ghép Không nhiễm
Đặc điểm Bùng phát bệnh Có bệnh CMV
bệnh sau CMV sau ghép Không bệnh CMV
ghép Các triệu chứng Sốt/ rối loạn tiêu hóa/ viêm phổi
lâm sàng
Các thay đổi xét Giảm bạch cầu và bạch cầu hạt/ thiếu
nghiệm máu/ giảm tiểu cầu
Đồng nhiễm vi BKV
khuẩn, virus khác HBV/ HCV
Lao
Một số yếu tố liên quan đến bùng phát bệnh CMV
Truyền máu Có/ không
Tình trạng Phác đồ ƯCMD Pred + CsA + MMF
ƯCMD Pred + CsA + MPA
Pred + Tac + MMF
Pred + Tac + MPA
Liều thuốc Liều Pred/ liều CsA/ liều Tac/
ƯCMD liều MMF/ liều MPA
Nồng độ thuốc C0 CsA/ C2 CsA/
ƯCMD C0 FK
Sử dụng thuốc Có
điều trị khởi đầu Không
simulect
Điều trị thải ghép Có
10
cấp Không
4.4. Nhập liệu, xử lý, phân tích
Số liệu thu thập vào bệnh án nghiên cứu được mã hóa và nhập bằng phần mềm
Microsoft Excel.
Xử lý số liệu thống kê bằng phần mềm Stata 12
Sử dụng các phép thống kê mô tả, thống kê suy luận so sánh tìm sự khác biệt cho
các biến định lượng, tìm mối liên quan giữa các biến định tính
Khoảng tin cậy 95%
Kiểm định có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
4.5. Sai số và cách khắc phục sai số
 Sai số thông tin: sai số thu thập thông tin
 Cách khắc phục
 Đọc và kiểm tra bệnh án để đảm bảo thông tin chính xác
 Nhập liệu tiến hành ngay sau mỗi thời gian thu thập để hạn chế sai sót và xử lý
được đối với những bệnh án gặp vẫn đề chất lượng
 Số liệu được nhập liệu 2 lần để đối chiếu, kiểm tra chéo thông tin.

5. Đạo đức nghiên cứu


 Nghiên cứu được hội đồng y đức của bệnh viện Việt Đức cho phép tiến hành
 Thông tin được hồi cứu từ bệnh án của bệnh nhân không ảnh hưởng đến sức
khỏe và điều trị của bệnh nhân
 Thông tin được đảm bảo bí mật và riêng tư cho bệnh nhân.

11
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN

Việc xây dựng đề cương nghiên cứu khoa học là việc trọng tâm và tiền đề
trước khi tiến hành một nghiên cứu. Để xây dựng đề cương tốt, đầu tiên cần phải
có ý tưởng đề tài tốt, tiếp đó là đọc chọn lọc tài liệu tham khảo trong và ngoài
nước, có tư duy tổng hợp và logic, cuối cùng đó là viết đề cương theo phong cách
ngôn ngữ khoa học: tính khái quát, lô gic, chính xác và khách quan.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Saran, R., et al., US Renal Data System 2015 Annual Data Report:
Epidemiology of Kidney Disease in the United States. Am J Kidney Dis,
2016. 67(3 Suppl 1): p. A7-8.
2. Michael Abecassis, S.T.B., Allan J. Collins, Connie L. Davis, Francis L.
Delmonico, John J. Friedewald, Rebecca Hays, Andrew Howard, Edward
Jones, Alan B. Leichtman, Robert M. Merion, Robert A. Metzger, Francoise
Pradel, Eugene J. Schweitzer, Ruben L. Velez, and Robert S. Gaston, Kidney
Transplantation as Primary Therapy for End-Stage Renal Disease: A
National Kidney Foundation/Kidney Disease Outcomes Quality Initiative
(NKF/KDOQI™) Conference. Clin J Am Soc Nephrol, 2008. 3(2): p. 471-
480.
3. Morris, P.J. and S.J. Knechtle, Kidney Transplant: Princriples and
Practices, Sixth Edition. 2008.
4. Caiola, C., et al., Using an intersectional approach to study the impact of
social determinants of health for African American mothers living with HIV.
ANS Adv Nurs Sci, 2014. 37(4): p. 287-98.
5. Cordero, E., et al., Cytomegalovirus disease in kidney transplant recipients:
incidence, clinical profile, and risk factors. Transplant Proc, 2012. 44(3): p.
694-700.
6. KDIGO, KDIGO 2012 Clinical Practice Guideline
for the Evaluation and Management of
Chronic Kidney Disease. Kidney
International supplements, 2013: p. 5-14.
7. Collins, A.J., et al., 'United States Renal Data System 2011 Annual Data
Report: Atlas of chronic kidney disease & end-stage renal disease in the
United States. Am J Kidney Dis, 2012. 59(1 Suppl 1): p. A7, e1-420.
13
8. Zhang Luxia, W.F., Wang Li et al Prevalanve of
chronic kidney disease in china: a cross-sectional survey. The Lancet, 2012. 379:
p. 815-822.
9. Tam, V., Nghiên cứu tình hình và đặc điểm suy thận mạn ở
một số vùng thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. 2004.
10. Zoccali, C., A. Kramer, and K.J. Jager, Epidemiology of CKD in Europe: an
uncertain scenario. Nephrol Dial Transplant, 2010. 25(6): p. 1731-3.
11. Zamboli, P., et al., Epidemiology of chronic kidney disease in Italy. J
Nephrol, 2010. 23 Suppl 15: p. S16-22.
12. Singh, A.K., et al., Epidemiology and risk factors of chronic kidney disease
in India - results from the SEEK (Screening and Early Evaluation of Kidney
Disease) study. BMC Nephrol, 2013. 14: p. 114.
13. System, U.S.R.D., Atlas of Chronic Kidney Disease and End-Stage Renal
Disease in the United States, National Institutes of Health, National Institute
of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases, Bethesda, MD, 2010. 2010.
14. Hassanzadeh, J., et al., Long-term survival of living donor renal transplants:
A single center study. Indian J Nephrol, 2010. 20(4): p. 179-84.
15. Wong, G., et al., Comparative survival and economic benefits of deceased
donor kidney transplantation and dialysis in people with varying ages and
co-morbidities. PLoS One, 2012. 7(1): p. e29591.
16. Matas, A.J., et al., OPTN/SRTR 2012 Annual Data Report: kidney. Am J
Transplant, 2014. 14 Suppl 1: p. 11-44.
17. Fishman, J.A. and R.H. Rubin, Infection in organ-transplant recipients. N
Engl J Med, 1998. 338(24): p. 1741-51.
18. Yadegarynia, D., et al., Multiple intracranial tuberculomas in a post-kidney
transplant patient. Saudi J Kidney Dis Transpl, 2016. 27(1): p. 135-8.
19. Adamska, Z., et al., Bacterial Infections in Renal Transplant Recipients.
Transplant Proc, 2015. 47(6): p. 1808-12.

14
20. Khan, A., E. El-Charabaty, and S. El-Sayegh, Fungal infections in renal
transplant patients. J Clin Med Res, 2015. 7(6): p. 371-8.
21. Smith, M.G., Propagation in tissue cultures of a cytopathogenic virus from
human salivary gland virus (SGV) disease. Proc Soc Exp Biol Med, 1956.
92(2): p. 424-30.
22. Craig, J.M., et al., Isolation of intranuclear inclusion producing agents from
infants with illnesses resembling cytomegalic inclusion disease. Proc Soc
Exp Biol Med, 1957. 94(1): p. 4-12.
23. Offermanns S, R.W., Encyclopedia of Molecular Pharmacology Springer ed.
2008.
24. Staras, S.A., et al., Seroprevalence of cytomegalovirus infection in the
United States, 1988-1994. Clin Infect Dis, 2006. 43(9): p. 1143-51.
25. Belshe, R.B., Textbook of Human Virology,, ed. 2nd. Vol.
Cytomegaloviruses. 1991: Mosby-Year Book.
26. Ross S, Novak Z, and B. S, Diagnosis of Cytomegalovirus Infections.
Infectious Disorders - Drug Targets, 2011. 11(5): p. 466-474.
27. Kaufman, D.B., et al., Risk factors and impact of cytomegalovirus disease in
simultaneous pancreas-kidney transplantation. Transplantation, 2001.
72(12): p. 1940-5.

15

You might also like