Academia.eduAcademia.edu
History Bản sao in 3D của Mukhalinga từ Mỹ Sơn BÁU VẬT VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG DU NGOẠN Khách tham quan triển lãm tại Bảo tàng Khảo cổ thành phố Herne Bài: Thanh Luyến VÀ Andreas Reinecke Ảnh: A. Reinecke, S. Leenen, Nguyễn Quốc Bình 28 FEBRUARY 2017 N ăm người đàn ông mạnh mẽ hợp sức nâng chiếc trống đồng Sao Vàng nặng hơn 200 cân từ kho lưu trữ của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam ra ánh sáng rực rỡ của ngày mới. Chiếc trống đồng được phát hiện tại tỉnh Thanh Hóa có đường kính 1,24m này là một trong những chiếc trống đồng lớn nhất được phát hiện ở Đông Nam Á. Vào năm 2016, Bộ Văn hóa Du lịch và Thể thao Việt Nam đã phê chuẩn đưa chiếc trống hơn 2.000 năm tuổi ấy cùng 350 cổ vật thuộc quản lý của 8 bảo tàng khác nhau tại Việt Nam đến nước Đức trưng bày. Mỗi năm có khoảng 150.000 du khách Đức đến Việt Nam và hiện có hơn 100.000 người Việt đang sinh sống, làm việc và học tập tại Đức. Tuy vậy, các khám phá mới về khảo cổ học từ Việt Nam chưa được biết đến nhiều ở châu Âu. Trong 50 năm qua, không nước nào tại Đông Nam Á có tần suất khai quật dày đặc như ở Việt Nam. Hàng năm, dọc chiều dài đất nước từ Lào Cai xuống tới An Giang, có hàng trăm di vật từ các nền văn hóa khác nhau được phát hiện. Một phần trong số ấy đã được lựa chọn để trưng bày chuyên đề tại ba bảo tàng khảo cổ lớn ở các thành phố Herne, Chemnitz và Mannheim của nước Đức. Các di vật ấy được phát hiện từ những hang động thời kỳ đồ đá, từ các nghĩa trang đồ đồng hay từ các di sản văn hóa thế giới UNESCO tiêu biểu như Thánh địa Mỹ Sơn hay Hoàng Thành Thăng Long. Nơi trưng bày cho các di vật quý giá được lên ý tưởng thiết kế và thực hiện trong thời gian dài tại Đức. Một mô hình tháp Chăm cao 8m trong cụm tháp Po Klong Garai ở Phan Rang thậm chí cũng được phục dựng để tạo cho khách tham quan cảm giác như được đi qua ngôi đền thật sự. Các chuyên gia người Đức lần đầu tiếp cận các di vật với cả sự hứng thú và thận trọng. Họ phối hợp với các chuyên gia Việt mở niêm phong và đặt trang trọng chúng vào từng tủ trưng bày. Trong số ấy có hiện vật tượng đá mang hình dáng người với đầu và đuôi sư tử được các nhà khảo cổ Việt Nam phát hiện Trống đồng Sao Vàng – một tác phẩm nghệ thuật vĩ đại của kỹ thuật đúc đồng sớm Chưa bao giờ một số lượng lớn “báu vật” khảo cổ Việt Nam xuất hiện trong một thời gian dài ở nước ngoài như trong lần giới thiệu này. Chuyên gia Việt Nam kiểm tra trống đồng Sao Vàng trước khi chuyển sang Đức vào năm 2011 tại Tháp Mẫm, tỉnh Bình Định. Bức tượng oai vệ này kết hợp với ba tượng tương tự nữa tạo thành bốn góc đỡ của một ngôi tháp Chăm tồn tại vào thế kỷ 12 - 13. Tất cả đều là những tác phẩm chạm khắc mỹ thuật tinh hoa từ đá sa thạch. Một hiện vật đặc sắc khác đang hiện diện tại Đức là một chiếc nha chương bằng đá ngọc dài 64cm từ Xóm Rền, tỉnh Phú Thọ. Nha chương này được phát hiện năm 2006 trong ngôi mộ của một pháp sư thuộc Văn hóa Phùng Nguyên vào thế kỷ 2 trước Công nguyên cùng với nhiều đồ tùy táng bằng đá ngọc khác. Nó được xem là hiện vật FEBRUARY 2017 29 bằng đá ngọc lớn nhất của thời tiền sử ở Đông Nam Á. Từ năm 2012, các di vật có niên đại từ 2.500 năm trở lại đây có giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt đã được xếp hạng trong danh sách Bảo vật Quốc gia, hiện nay gồm hơn 100 hiện vật và bộ di vật. Góp mặt trong danh sách này có mộ thuyền Việt Khê với hơn 100 đồ tùy táng được phát hiện năm 1961 tại Hải Phòng. Mộ thuyền Việt Khê an táng một người có địa vị xã hội và giàu có với rất nhiều hiện vật xa xỉ được tùy táng theo, trong đó có vũ Khu trưng bày Văn hóa Chăm Pa 30 FEBRUARY 2017 khí, nhạc khí và đồ đựng. Đây là mộ táng có giá trị nhất từng được phát hiện tại Đông Nam Á. Mộ thuyền được đục từ thân cây gỗ dài 4,76m vào thế kỷ 3 trước Công nguyên, do không đủ đảm bảo cho chuyến hành trình dài nên vẫn ở lại Hà Nội. Tuy nhiên, để công chúng có một hình dung rõ nét nhất, các chuyên gia hình ảnh Đức đã scan bản 3D khung mộ thuyền tạo cảm ứng thị giác như thật. Du khách khi đến Việt Nam thường không bỏ lỡ dịp thăm quan các Di sản Khu trưng bày Văn hóa Đông Sơn Không gian nối tiếp giữa quá khứ đến hiện nay CÁC CỔ VẬT VIỆT NAM ĐƯỢC TRƯNG BÀY TẠI: Bảo tàng Khảo cổ học tại Herne, từ 7/10/2016 đến 26/2/2017 Bảo tàng Khảo cổ học Quốc gia tại Chemnitz, từ 31/3/2017 đến 20/8/2017 Bảo tàng ReissEngelhorn tại Mannheim, từ 16/9/2017 đến 7/1/2018 thế giới. Nhiều phát hiện mới từ Thánh địa Mỹ Sơn minh chứng nghệ thuật văn hóa Chăm trong thời gian từ thế kỷ 7 đến 14 xứng đáng với sự quan tâm ấy. Vào tháng 11/2012, tại Thánh địa Mỹ Sơn lần đầu khai quật một Mukhalinga bằng đá sa thạch có độ cao 1,26 m. Linga là hình thái cổ xưa nhất của thần Shiva. Từ trên chóp Mukhalinga này nhô ra phần cổ và đầu của thần Shiva. Từ năm 2015, cổ vật này được đưa vào danh sách Bảo vật Quốc gia. Để phục vụ trưng bày, các bảo tàng Đức đã dùng phương pháp đo ảnh số cho ra bản in 3D chân thật sống động. Phong cách nghệ thuật Đại Việt trong thời nhà Lý và Trần (thế kỷ 11-14) được các hiện vật đến từ khu Di sản Văn hóa Thế giới Hoàng Thành Thăng Long đại diện giới thiệu với công chúng Đức. Đồ bằng vàng nặng nhất được mang sang triển lãm là ấn vàng của vua Minh Mạng nặng 4,7kg có khắc dòng chữ “Trị lịch minh thời chi bảo” đúc vào năm 1827. Tiếp nối các giá trị văn hóa cổ xưa, trưng bày còn dẫn dắt người xem đến hiện đại thông qua cuộc viếng thăm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến nước Cộng hòa Dân chủ Đức năm 1957, cũng như cuộc sống của người Việt ở nước Đức ngày nay. Chưa bao giờ một số lượng lớn “báu vật” khảo cổ Việt Nam xuất hiện trong một thời gian dài ở nước ngoài như trong lần giới thiệu này. Và cho đến lúc các di vật này trở lại quê hương vào đầu năm 2018, khách tham quan ở châu Âu có đủ thời gian để tìm hiểu về chúng nhiều hơn nữa. FEBRUARY 2017 31 treasures VIETNAM’S in EUROPE Story: Thanh Luyen Andreas Reinecke AND Photos: A. Reinecke, S. Leenen, Nguyen Quoc Binh The Vietnam exhibition extends from prehistoric times to the present An unprecedented exhibition in Germany is shining a spotlight on Vietnam’s cultural heritage 32 I t took five strong men to carry the bronze drum of Sao Vàng, which weighs more than 200 kg, from a storeroom in the National Museum of History of Vietnam into the light of day. With a diameter of 1.24 m, this drum of the Dong Son culture from Thanh Hoa province is one of the largest discovered anywhere in Southeast Asia. In 2016, the Ministry of Culture, Sports and Tourism of Vietnam gave permission for this 2,000-year-old bronze drum and 350 other artifacts from eight different Vietnamese museums to travel to Germany. These treasures were collected from many provinces in Vietnam and transported to the National Museum of History in Hanoi. Every year, around 150,000 German tourists come to Vietnam, and more than 100,000 people of FEBRUARY 2017 Vietnamese descent live in Germany. However, most people in Europe know little about Vietnam’s new archaeological discoveries. During the last 50 years, no other country in Southeast Asia has carried out as many archaeological excavations as Vietnam. Each year, hundreds of finds from the last 10,000 years are unearthed between Lao Cai and An Giang. In October 2016, a selection of important Vietnamese artifacts went on display in the German city of Herne, where they will remain until late February 2017. The exhibition will then move to museums in Chemnitz and Mannheim, ending in early 2018. The priceless items on display come from Stone Age caves, Bronze Age cemeteries, and UNESCO World Cultural Heritage sites of Vietnam such as the My Visitors from all over Europe will have the opportunity to learn more about the cultural heritage of Vietnam. The Oc Eo culture in Mekong Delta German specialists take care of the artifacts from Vietnam FEBRUARY 2017 33 More than 350 priceless artifacts were transported from Vietnam to Germany for this exhibition. Nghê statue Son Sanctuary and the Imperial Citadel of Thang Long. It took months to build the displays in Germany. An eightmeter-high replica of the Cham temple of Po Klong Garai in Phan Rang was reconstructed from steel beams and lightweight wood, allowing museum visitors to experience a walk through the temple. After arriving in Germany, the exhibits, which weighed up to one ton each, were unpacked and arranged for display by Vietnamese and German specialists. Items include a stone figure excavated in 2011 by Vietnamese archaeologists in Thap Mam, 34 FEBRUARY 2017 Cham Pa area in the exhibition Binh Dinh province – a mixed entity with the head and tail of a lion and a human body. Another unusual discovery now in Germany is a 64cm-long stone scepter from Xom Ren in Phu Tho province. This scepter was found in 2006 along with many other offerings in a shaman’s tomb dating from the Phung Nguyen culture. Since 2012, the extraordinary cultural heritage of Vietnam has been registered in a list of “National Treasures” with, to date, over 100 objects or complexes from the last 2,500 years. This list includes a boat coffin from Viet Khe, discovered in Hai Phong province in 1961 and holding more than 100 offerings. The richest prehistoric burial site in Southeast Asia, this tomb dates back to around the third century BC. The 4.76m-long coffin was part of a boat made from a tree trunk. While the coffin is too fragile to transport far and remained in Hanoi, the German team made a 3D-scan showing every detail of the boat’s hull. Many new discoveries from the My Son Sanctuary reveal the beauty of Cham art from the 7th to the 14th centuries. This includes a sandstone VIETNAMESE ARTIFACTS ON DISPLAY IN: Museum of Archaeology in Herne, from 7 October 2016 to 26 February 2017 National Museum of Archaeology in Chemnitz, from 31 March 2017 to 20 August 2017 Reiss-Engelhorn Museum in Mannheim, from 16 September 2017 to 7 January 2018 Mukhalingam excavated in November 2012 in the My Son Sanctuary. The linga is an ancient manifestation of Shiva and symbolizes his masculine energy. The head of Shiva is shown protruding from the upper part of the Mukhalingam. This discovery was added to Vietnam’s list of “National Treasures” in January 2015. For this exhibition, the statue was photogrammetrically recorded and reproduced with a 3D printer. Artifacts recently excavated from the Imperial Citadel of Thang Long in Hanoi, a UNESCO World Cultural Heritage site, shed light on the arts of Dai Viet during the Ly and Tran dynasties (11th-14th centuries). The most valuable gold object from Vietnam on display in Germany is a 4.7 kg seal ordered by Emperor Minh Mang in 1827 bearing the inscription: “Emperor’s seal for the control of the calendar of our glorious time”. The exhibition follows the history of Vietnam from the beginning to the present day, and includes displays relating to the visit of President Ho Chi Minh to the former German Democratic Republic in 1957, as well as displays documenting the lives of Vietnamese people living in Germany today. Never before have so many treasures from Vietnam been displayed abroad for such a long period. In early 2018, Vietnam Airlines will carry these priceless items back to their homeland. Until then, visitors from all over Europe will have the opportunity to learn more about the cultural heritage of Vietnam. In the centre of the exhibition is a reconstruction of an 8m high Cham temple Po Klong Garai FEBRUARY 2017 35