« Home « Kết quả tìm kiếm

Bài học kinh nghiệm về các biện pháp vượt rào cản SPS trong xuất khẩu nông sản Trung Quốc


Tóm tắt Xem thử

- BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CÁC BIỆN PHÁP VƯỢT RÀO CẢN SPS TRONG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN TRUNG QUỐC.
- Thương mại quốc tế về nông sản và thực phẩm của Trung Quốc đã tăng trưởng mạnh mẽ kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
- Tuy nhiên, ở thời điểm đó, nông sản xuất khẩu của Trung Quốc cũng gặp phải các vấn đề liên quan đến tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh và kiểm dịch thực vật SPS (Significant sanitary and phytosanitary standards).
- Bài viết tập hợp các dữ liêu thứ cấp từ thực tiễn các giải pháp vượt rào cản SPS với mặt hàng nông sản của Trung quốc ở giai đoạn sau khi gia nhập WTO (Tháng 12 năm 2001).
- Kết quả xuất khẩu nông sản của Trung Quốc sau khi ra nhập WTO và hiện nay Năm 2019, Trung Quốc có dân số người, là quốc gia lớn nhất thế giới chiếm 18,5% dân số toàn cầu.
- Với quy mô lớn như vậy, Trung Quốc là nhà nhập khẩu nông sản lớn thứ hai sau Hoa Kỳ (42 tỷ USD, chiếm 6,4% nông sản toàn cầu).
- Các mặt hàng nông sản chiếm khoảng 7% tổng khối lượng và 2,5% tổng giá trị hàng xuất khẩu của Trung Quốc (HIS Markit, 2020) 1.
- Với chiến lược thị trường và sản phẩm đa dạng, Trung Quốc xuất khẩu các mặt hàng nông sang cả các nước phát triển và đang phát triển trong đó có Việt Nam.
- Các thị trường hàng đầu cho xuất khẩu sản phẩm động vật của Trung Quốc theo giá trị (USD) bao gồm Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Hàn Quốc và Đức.
- Tuy nhiên ở giai đoạn trước 2005, thị trường các nước phát triển như Hoa kỳ, Nhât, EU chiếm phần lớn sản lượng nông sản xuất khẩu Trung Quốc (Hình 2).
- Các thị trường này luôn đóng góp giá trị lớn cho hoạt động thương mại quốc tế của Trung Quốc.
- Hình 2: Các thị trường xuất khẩu nông sản chính của Trung quốc năm 2004 (ERS tính toán từ số liệu thống kê từ tổ chức GTIS).
- IHS Markit cũng dự đoán tổng khối lượng xuất khẩu các sản phẩm động vật của Trung Quốc sẽ tăng 3,6% vào năm 2020 và 5,2% vào năm 2021.
- Tuy nhiên để có những thành công, Trung quốc đã trải qua những nỗ lực rất lớn để phát triển ngành nông sản xuất khẩu vượt qua các rào cản SPS ngay sau khi gia nhập WTO.
- Thách thức của việc tuân thủ và các vi phạm tiêu chuẩn SPS trong xuất khẩu nông sản của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO.
- Đây là giai đoạn các nhà xuất khẩu Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức mới chưa từng có trước đây, do đó đây cũng là giai đoạn có những thay đổi lớn trong các biện pháp vượt rào cản SPS nhằm thích nghi với các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường thế giới..
- Chính vì vậy nông sản của Trung Quốc đã phải đối mặt với sự kiểm soát gắt gao hơn khi xuất khẩu các lô hàng và mặt hàng khác sau khi vi phạm vào một số tiêu chuẩn SPS..
- Do đó, xuất khẩu thịt gia cầm từ Trung Quốc giảm khoảng 33% trong năm 2002 so với năm trước..
- Tiếp sau đó, EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã tăng cường kiểm soát và kiểm tra mật ong từ Trung Quốc.
- Kết quả là xuất khẩu mật ong Trung Quốc giảm từ hơn 100.000 tấn năm 2001 xuống còn 76.000 tấn vào năm 2002.
- Sau đó, EU vẫn duy trì lệnh cấm và sản lượng xuất khẩu mật ong của Trung Quốc tiếp tục giảm ở năm 2003..
- Tháng 7 năm 2002, Nhật Bản đã chặn nhập khẩu rau bina đông lạnh từ Trung Quốc sau khi tìm thấy chlorpyrifos.
- Lệnh cấm nhập khẩu của Nhật Bản về rau bina đông lạnh từ Trung Quốc kéo dài khoảng tám tháng (cho đến tháng 2 năm 2003).
- Năm 2002, sau khi thực hiện các tiêu chuẩn kiểm tra chặt chẽ hơn, xuất khẩu trà Trung Quốc sang EU giảm hơn 30% và sang Nhật Bản giảm hơn 15%.
- Tại thời điểm đó, xuất khẩu hải sản, rau và trái cây, trà, mật ong, thịt gia cầm và thịt đỏ của Trung Quốc tạo ra những vấn đề SPS thường gặp nhất..
- Bảng 1 liệt kê danh mục các loại sản phẩm và số lượng các lô hàng nông sản và thủy sản bị xuất khẩu của Trung Quốc bị Hoa Kỳ từ chối và lý do từ chối.
- Mặc dù các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc thay đổi theo từng quốc gia khác nhau, các số liệu trong bảng 1 cũng cho thấy rõ một số vấn đề vi phạm SPS phổ biến với các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Trung Quốc.
- Phân tích các điều kiện vệ sinh và kiểm dịch thực vật trong sản xuất nông nghiệp Trung Quốc.
- Các vấn đề SPS đã tồn tại trong sản xuất nông nghiệp ở Trung Quốc trong một thời gian dài nhưng chỉ nhận được sự quan tâm trên toàn thế giới kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO (2001).
- Mặc dù lý do cấm hoặc trả lại nông sản xuất khẩu từ Trung Quốc không loại trừ chủ nghĩa bảo hộ nhập khẩu của các nước, nhưng các lý do chính vẫn nằm trong những tồn tại của chính Trung Quốc.
- Nhiều năm trước đó, Trung Quốc đã ban hành các quy định về thực phẩm và sản xuất nông nghiệp.
- hạng mức ở trên, dẫn tới các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Trung quốc không thể đáp ứng hết các yêu cầu hiện tại trong thương mại quốc tế..
- Ô nhiễm công nghiệp ngày càng tăng ở Trung Quốc cũng làm hủy hoại môi trường nước, đất và không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp.
- Năm 2002, bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã tiến hành lấy mẫu kiểm tra về sản xuất, và sử dụng thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, chất phụ gia thực phẩm..
- Các biện pháp giải quyết vấn đề vi phạm vệ sinh và kiểm dịch thực vật với nông sản xuất khẩu của Trung Quốc giai đoạn 2001 tới 2010.
- Giai đoạn 10 năm sau khi ra nhập WTO là giai đoan Trung quốc có những chuyển biến mạnh mẽ nhất về những chính sách và biện pháp để giải quyết tốt nhất vấn đề SPS với nông sản xuất khẩu.
- Do sự tương tác ngày càng tăng với thị trường thế giới, Chính phủ và thương nhân Trung Quốc đã nhận ra các vấn đề về SPS và có những hành động để.
- cải thiện môi trường sản xuất và xuất khẩu.
- Chính phủ Trung Quốc đã thành lập Kế hoạch phát triển tiêu chuẩn nông nghiệp quốc gia tập trung vào việc giảm mức dư lượng và tăng cường các phương pháp kiểm tra hóa chất, thuốc thú y và phụ gia thực phẩm.
- Nhằm phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ kiểm soát an toàn thực phẩm tốt hơn, Trung Quốc đã tìm cách tăng đầu tư vào nông nghiệp.
- Để hỗ trợ cho xuất khẩu nông sản, Trung Quốc đã đẩy mạnh công nghiệp hóa ngành nông nghiệp.
- Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nông nghiệp và chế biến nông sản ở Trung Quốc Bộ thương mại Trung Quốc, 2003).
- Theo yêu cầu của thị trường Hoa Kỳ và các nước xuất khẩu tiềm năng khác, Trung Quốc đã chuyển sang thực hiện hệ thống HACCP với mục tiêu giải quyết các vấn đề vi phạm SPS..
- Ngoài việc hỗ trợ các tiến bộ kỹ thuật và xây dựng các quy định tiêu chuẩn chất lượng trong nước, chính phủ Trung quốc còn tiếp tục nâng cao nhận thức về các tiêu chuẩn.
- Trong nỗ lực giải quyết các vấn đề môi trường và cải thiện chất lượng nông sản, chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích phát triển thực phẩm xanh, không ô nhiễm, đảm bảo dinh dưỡng, có chất lượng cao cấp và được chứng nhận đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định..
- Các hệ thống quản lý thực phẩm xanh của Trung Quốc bao gồm sáu nhóm tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng là: chất lượng môi trường.
- Thực phẩm xanh ở Trung Quốc được phân thành hai loại, xanh cấp độ AA và cấp độ A.
- Năm 2001, Trung Quốc đã xuất khẩu 300 triệu đô la Mỹ thực phẩm xanh, chiếm khoảng 2% tổng xuất khẩu nông sản từ Trung Quốc và Trung Quốc đặt mục tiêu nâng tổng sản lượng thực phẩm xanh lên 45 triệu tấn (mmt) vào năm 2005 (Asia Times 2002).
- Do nhu cầu ngày càng mạnh mẽ từ thị trường thế giới, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc chọn sản xuất thực phẩm hữu cơ để tận dụng giá thị trường sản phẩm cao hơn, công nghệ sản xuất có thể có lợi cho các nhà sản xuất nhỏ và với chi phí lao động tương đối thấp.
- Chính phủ Trung Quốc nhanh chóng tạo các điều kiện để thúc đẩy các cơ hội này cho các doanh nghiệp.
- Với chi phí lao động thấp, môi trường sạch sẽ, tiềm năng phát triển sản xuất hữu cơ ở vùng phía tây Trung Quốc sẽ có tiềm năng giành được thị phần lớn trên thị trường hữu cơ thế giới..
- Ở giai đoạn này, dù mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn SPS chung ở Trung Quốc còn thấp, nhưng các tỉnh mở cửa và khu vực ven biển đã đạt được điều kiện SPS phù hợp với yêu cầu quốc tế do thị trường tương đối mở.
- Trong quá trình chuyển đổi, tiềm năng xuất khẩu nông sản Trung Quốc sẽ thay đổi..
- Mặc dù lợi nhuận sản phẩm chưa lớn, xuất khẩu thủy sản đạt hơn 2 triệu tấn vào năm 2002 và được định giá 4,69 tỷ đô la Mỹ, tương đương hơn 25% tổng xuất khẩu nông sản của Trung Quốc.
- Thịt lợn: Xuất khẩu thịt lợn của Trung Quốc ít bị ảnh hưởng bởi các rào cản tiêu chuẩn SPS chặt chẽ vì phần lớn thịt lợn Trung Quốc xuất khẩu đến các nước đang phát triển.
- Giá thấp là chìa khóa để Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước này.
- Do sự tồn tại của FMD trong thịt lợn, Trung Quốc sẽ khó xâm nhập vào thị trường mới ở các nước phát triển, nơi mối quan tâm tới các tiêu chuẩn SPS lớn hơn so với mức giá thấp.
- Là một nước sản xuất trà hàng đầu, thị phần của Trung Quốc trên thị trường trà thế giới đang bị giảm nhẹ do các tiêu chuẩn và sự kiểm tra chặt chẽ hơn của Liên minh châu Âu và Nhật Bản.
- Sản xuất trà tại Trung Quốc có quy mô nhỏ và phân bố rải rác (70%.
- Trung quốc cũng thiếu các sản phẩm trà có thương hiệu đại diện cho chất lượng tốt.
- Ngoài ra, Trung Quốc còn phải đối mặt với cạnh tranh gia tăng từ Việt Nam và Indonesia trên thị trường xuất khẩu trà quốc tế..
- Trái cây và rau quả Trung Quốc là một trong những ngành tăng trưởng nhanh nhất trong sản xuất nông nghiệp.
- Tuy nhiên, do sức tiêu dùng trong nước cao nên thị trường nội địa hấp thụ hầu hết nguồn cung sản phẩm, triển vọng để mở rộng xuất khẩu rau quả từ Trung Quốc trong ngắn hạn là hạn chế.
- Điểm đến xuất khẩu rau quả của Trung Quốc chủ yếu là các nước châu Á với 68% sản lượng.Trong đó, hơn 70% trái cây tươi xuất khẩu sang các nước châu Á có mức độ thấp hơn về các tiêu chuẩn SPS.
- Với vai trò là nhà cung cấp rau hàng đầu cho Nhật Bản, các nhà sản xuất và chế biến rau Trung Quốc phải đáp ứng nhu cầu theo hướng tăng cường các tiêu chuẩn SPS chặt chẽ.
- Rau quả xuất khẩu của Trung Quốc tập trung vào một số tỉnh định hướng xuất khẩu như Sơn Đông và Quảng Đông, nên có khả năng nhanh chóng điều chỉnh sản xuất theo sự thay đổi của thị trường.
- Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc tăng cũng thúc đẩy xuất khẩu sang Nhật Bản, nhất là từ các FDI Nhật Bản đã có mặt ở Trung Quốc.
- Nhờ chi phí sản xuất và nhân công rất thấp, một số sản phẩm xuất khẩu từ Trung Quốc rất cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Khi Trung Quốc làm việc để đáp ứng các quy định SPS của các quốc gia khác, các mối quan ngại đã.
- phát sinh rằng một số quốc gia sẽ sử dụng các rào cản SPS để tránh các sản phẩm Trung Quốc do có chi phí thấp hơn.
- Do đó, các nước nhập khẩu có thể tìm cách hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn tương đối cao hoặc kiểm tra nghiêm ngặt để bảo vệ thị trường trong nước.
- Là thành viên của WTO, Trung Quốc có thể tham gia đàm phán và thiết lập các quy định và tiêu chuẩn quốc tế để có được vị thế bình đẳng hơn cho xuất khẩu nông sản của mình..
- Bài học rút ra từ các giải pháp vượt rào cản SPS của Trung Quốc.
- Vào những năm Trung Quốc đang ở xuất phát điểm là nước nông nghiệp đang phát triển với các điều kiện sản xuất khá thấp.
- Để có vị trí xuất khẩu nông sản như hiện nay, Trung quốc đã triển khai nhiều chính sách và biện pháp tích cực để vượt qua những rào cản SPS.
- (1) Trung quốc đã có quan điểm đúng đắn về các rào cản SPS trong xuất khẩu nông sản.
- Trung Quốc đã kết hợp hài hòa hai khía cạnh trên trong các nỗ lực giải quyết các thách thức rào cản SPS khi xuất khẩu nông sản sang các thị trường quốc tế.
- (2) Các giải pháp phát triển bền vững ngành nông sản xuất khẩu và đối phó với những thách thức về SPS của Trung Quốc có tính toàn diện cao.
- (3)Trung Quốc đã đặt hoạt động xuất khẩu nông sản vào đúng vị trí trong chuỗi cung ứng giá trị nông sản toàn cầu.
- Các nỗ lực tổng thể này cho thấy Trung quốc đã và đang theo đuổi về lâu dài chiến lược gia tăng giá trị tổng thể cho toàn bộ chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu.
- Chiến lược này đã thúc đẩy giá trị gia tăng trong toàn chuỗi, đưa sản phẩm nông sản xuất khẩu của Trung Quốc lên vị trí cao hơn, giá trị thu được lớn và bền vững hơn..
- Xuất khẩu.
- Với hướng đi đúng đắn, hơn 10 năm sau khi nhập WTO, nhiều sản phẩm nông sản xuất khẩu của Trung Quốc đã có giá trị cao hơn, giá bán tốt hơn, chất lượng hoàn toàn đáp ứng với các thị trường khó tính.
- Bảng 3: Cơ cấu sản phẩm trà xuất khẩu của Trung Quốc năm 2015.
- (4) Trung quốc đã phối hợp tốt chiến lược phát triển thị trường nông sản trong nước với thị trường xuất khẩu.
- Trung Quốc đặt trong tâm nghiên cứu để hiểu biết về các thị trường nông sản nói chung và thị trường xuất khẩu nông sản cụ thể nói riêng.
- Từ những hiểu biết thị trường, Trung Quốc đã chủ động tạo ra chiến lược đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, phát triển hợp lý về sản lượng, chủng loại và các mức chất lượng để đáp ứng với thị trường quốc tế và nội địa trên cơ sở cân đối nhu cầu và năng lực sản xuất.
- Chiến lược này cho phép Trung Quốc xuất khẩu một lượng lớn các sản phẩm nông sản chưa đảm bảo các tiêu chuẩn SPS với thị trường khó tính sang các thị trường Đông Nam Á, đồng thời vẫn đáp ứng nhu cầu thị trường ở một số nước phát triển, duy trì sự tăng trưởng đều đặn và vững chắc của ngành hàng.
- Theo số liệu thống kê so sánh giữa năm 2014 với 2015 thì tổng sản lượng trà xuất khẩu của Trung Quốc tăng 7,8%.
- Lý do là Trung Quốc đã điều chỉnh sản lượng xuất khẩu trà lớn hơn vào các thị trường có rào cản SPS thấp, giảm sản lượng xuất khẩu vào các thị trường khó tính.
- Với ngành sản xuất trà đứng đầu thế giới, trà của Trung Quốc vốn là sản phẩm có giá trị thương hiệu cao..
- Chiến lược điều chỉnh sản lượng và chủng loại trà giữa hai khu vực thị trường như trên là giải pháp hài hòa cho phát triển bền vững ngành sản xuất và xuất khẩu trà Trung Quốc.
- Trong 10 năm, sản lượng xuất khẩu trà của Trung quốc vào thị trường Nhật Bản giảm xuống gần 60%, giá trị xuất khẩu cũng giảm xuống gần 20% nhưng giá bán bình quân trên 1 kg trà lại tăng gần gấp đôi (Xem bảng 5).
- Bảng 4: Sản lượng trà xuất khẩu Trung Quốc sang 15 thị trường quốc gia hàng đầu năm Zhonghua Liu).
- Chiến lược này còn cho phép Trung Quốc duy trì và phát triển các sản phẩm trà chất lượng cao tại thị trường nội địa.
- Bảng 5: Sản lượng, giá trị và giá bán đơn vị của trà Trung Quốc tại thị trường Nhật Bản, 2005-2015.
- Chính sách đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp của Trung Quốc cũng bao hàm cả hướng phát triển sản phẩm nhãn xanh và sản phẩm hữu cơ do xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững ở các thị trường phát triển ngày càng tăng cao.
- Để đảm bảo chất lượng nông sản đáp ứng các tiêu chuẩn SPS, Trung Quốc đã quy hoạch tốt các vùng nguyên liệu.
- Thách thức của việc tuân thủ vệ sinh và Các biện pháp kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu nông nghiệp của Trung Quốc.
- Đỗ đức Bình, Đỗ Thu Hằng, (2015) Kinh nghiệm của Trung Quốc và Thái lan về phát triển thị trường xuất khẩu hàng nông sản và bái học rút ra cho Việt Nam

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt