« Home « Kết quả tìm kiếm

Vượt rào cản phi thuế quan trong EVFTA của nông sản Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- VƯỢT RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN TRONG EVFTA CỦA NÔNG SẢN VIỆT NAM.
- Nguyễn Ngọc Dương Trường Đại học Thương mại.
- Thị trường EU là một thị trường trọng điểm đối với xuất khẩu của Việt Nam.
- Trong danh mục các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có rất nhiều nông sản có lợi thế và xuất khẩu mạnh mẽ vào châu Âu.
- Hiệp đinh thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) được thông qua ngày 12 tháng 2 năm 2020 và dự kiến có hiệu lực trong tháng 7 năm 2020 hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
- Khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ thì hàng rào phi thuế quan sẽ trở thành vấn đề chính tại thị trường EU, các nước sẽ có xu hướng áp dụng hàng loạt các rào cản phi thuế quan mới, khắt khe hơn nữa đối với các sản phẩm của Việt Nam.
- Rào cản phi thuế quan lớn nhất ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong thời gian qua cũng như sắp tới liên quan đến việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, chủ yếu là SPS và TBT.
- Bài viết này sẽ tập trung làm rõ các rào cản phi thuế quan mà doanh nghiệp nông sản Việt Nam sẽ phải đối mặt và đề xuất một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua rào cản khi xuất khẩu vào thị trường EU..
- Từ khóa: EVFTA, rào cản phi thuế quan, TBT, SPS, xuất khẩu nông sản.
- xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước thành viên Liên minh Châu ÂU (EU) đạt 56,39 tỷ USD, chiếm gần 11% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.
- Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang EU đạt 41,48 tỷ USD chiếm 15,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước..
- Trong danh mục các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam có rất nhiều nông sản có lợi thế và xuất khẩu mạnh mẽ vào châu Âu ở nhóm hàng thủy sản, cà phê, trái cây...và từ lâu EU đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của ngành nông sản Việt Nam.
- Theo các cam kết đã thỏa thuận, ngay khi hiệp định có hiệu lực, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.
- Tiếp đó sau 07 năm, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu.
- Đối với 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại của Việt Nam, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan (TRQ) với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%..
- Bên cạnh những cơ hội do hiệp định EVFTA đem lại, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ tại thị trường EU.
- Trên thực tế, để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước và đảm bảo cân bằng cán cân thương mại, các quốc gia sẽ sử dụng các biện pháp gây cản trở hoạt động xuất khẩu của quốc gia khác vào thị trường của mình.
- Theo kết quả điều của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) tại Việt Nam, có đến 40% doanh nghiệp nông sản gặp vấn đề về các rào cản xuất nhập khẩu trên 1638 ý kiến doanh nghiệp được thu thập.
- Chính vì vậy, nông sản Việt Nam cần phải có những giải pháp nhằm tăng cường khả năng vượt rào cản, nhất là các rào cản phi thuế quan, vốn đã luôn là trở ngại khó khắc phục trên thị trường này.
- Bài viết này sẽ tập trung làm rõ các rào cản phi thuế quan mà nông sản Việt Nam sẽ phải đối mặt và đề xuất một số giải pháp tăng cường khả năng vượt qua rào cản khi xuất khẩu vào thị trường EU..
- Một số cơ sở lý luận về rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế.
- Theo cách hiểu chung nhất thì rào cản thương mại là bất kỳ biện pháp hay hành động nào gây cản trở đối với thương mại quốc tế.
- Dựa vào cách tiếp cận của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), rào cản thương mại trong thương mại quốc tế theo 2 nhóm lớn là: rào cản thuế quan và phi thuế quan..
- Một số rào cản phi thuế quan chủ yếu được sử dụng trên thực tế như sau:.
- Các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế (TBT): TBT là các biện pháp đề cập đến quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và.
- Các biện pháp này như những rào cản đối với thương mại và đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành dòng chảy thương mại toàn cầu.
- Hiện có rất nhiều các quy định và hệ thống tiêu chuẩn được áp dụng trên thế giới mà các nước cho là phù hợp.
- Do còn có sự khác biệt nhau như vậy nên nó đã trở thành rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế.
- WTO đã phải thống nhất các nguyên tắc chung và được cam kết tại Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại nhưng cách thức mà các nước đang áp dụng thường tạo ra sự phân biệt đối xử hay hạn chế vô lý đối với thương mại..
- Các biện pháp kỹ thuật khác ngoài lĩnh vực này thuộc sự điều chỉnh của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Hiệp định TBT)..
- Yêu cầu biện pháp không được hạn chế thương mại hơn mức cần thiết để đáp ứng một mục tiêu chính đáng (theo từng Hiệp định, xem mục tiêu dưới đây).
- Tất cả quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp áp dụng đối với thương mại hàng hoá, nghĩa là tất cả các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp.
- Nguồn: WTO, Báo cáo về TBT - Các quy định về sở hữu trí tuệ và các quy định về xuất xứ hàng hoá.
- Nếu các quy định về xuất xứ quá chặt chẽ so với hàng sản xuất trong nước để nhằm xác định xem một hàng hoá có phải là hàng nội địa hay không và có sự phân biệt đối xử giữa các thành viên thì quy định về xuất xứ đó vi phạm Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO và đương nhiên trở thành rào cản trong thương mại quốc tế.
- Ngoài ra, các vấn đề về thương hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, bí mật thương mại.
- cũng có thể trở thành rào cản trong thương mại quốc tế.
- Các biện pháp cấm: gồm các biện pháp cấm vận toàn diện, cấm vận từng phần, cấm xuất khẩu hoặc nhập khẩu đối với một số hàng hoá nào đó, cấm phần lớn các doanh nghiệp mà chỉ cho doanh nghiệp được xác định xuất khẩu hoặc nhập khẩu..
- Hạn ngạch xuất khẩu, nhập khẩu: đó là hạn ngạch về số lượng hoặc trị giá được phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm).
- Hạn ngạch này có thể do nước nhập khẩu hoặc xuất khẩu tự áp đặt một cách đơn phương nhưng cũng có loại hạn ngạch được áp đặt trên cơ sở tự nguyện của bên thứ hai (hạn ngạch xuất khẩu tự nguyện)..
- Các thủ tục hải quan: thủ tục quá phức tạp, chậm chạp thì sẽ trở thành các rào cản phi thuế quan..
- đều có thể trở thành các rào cản trong thương mại quốc tế nếu các quy định này là không minh bạch và có sự phân biệt đối xử..
- Các quy định về đầu tư có liên quan đến thương mại như lĩnh vực không hoặc chưa cho phép đầu tư nước ngoài, tỷ lệ góp vốn tối thiểu hoặc tối đa cho các lĩnh vực hoặc sản phẩm xác định, tỷ lệ xuất khẩu tối thiểu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, quy định bắt buộc về phát triển vùng nguyên liệu....
- Các quy định chuyên ngành về các điều kiện sản xuất, thử nghiệm, lưu thông và phân phối các sản phẩm được xác định trong các Hiệp định của WTO như: Hiệp định nông nghiệp, Hiệp định thương mại về hàng dệt và may mặc.
- các quy định trực tiếp về môi trường trong lãnh thổ quốc gia (quy định về tiêu chuẩn môi trường, bao bì và tái chế bao bì, nhãn mác sinh thái.
- và các quy định có liên quan trực tiếp đến môi trường nhưng thuộc mục tiêu bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (dư lượng chất kháng sinh và chất bảo vệ thực vật..).
- cũng trở thành một trong các rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế..
- Các rào cản địa phương: Ở một số nước, các quy định mang tính địa phương cũng có sự khác biệt so với luật lệ của Chính phủ.
- Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU và những rào cản phi thuế quan chủ yếu phải vượt qua trong EVFTA.
- Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang thị trường EU trong những năm gần đây.
- Trong những năm vừa qua, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU có những biến động không ngừng.
- Giai đoạn trước năm 2006, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU rất hạn chế, phải đến những năm sau 2006, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này mới có những bước tăng trưởng nổi bật.
- Tuy nhiên, trong hai năm nông sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU giảm đáng kể, từ 1.53 tỷ USD năm 2008 xuống còn 1.36 tỷ USD năm 2010.
- Sụt giảm xuất khẩu sang EU trong giai đoạn này là do ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế thế giới khiến nhu cầu tiêu thụ nông sản nhập khẩu nói chung của khu vực EU, trong đó có nhập khẩu từ Việt Nam giảm mạnh (-12,4% năm 2009).
- Từ năm 2011, xuất khẩu nông sản sang EU dù được phục hồi nhưng tốc độ khá chậm và không ổn định:.
- Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam qua các năm từ 2015 đến 2019 Từ năm 2016 đến năm 2018, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU đã có những chuyển biến tích cực do quan hệ thương mại Việt Nam - EU được phát triển nhanh chóng, đặc biệt qua các thỏa thuận, đàm phán về hiệp định thương mại tự do.
- Giá trị xuất khẩu nông sản sang thị trường EU qua các năm như sau: năm 2016 đạt 3,71 tỷ USD (tăng 12% so với năm 2015).
- Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2019 tuy có tăng so với.
- năm 2018 nhưng giá trị chủ yếu từ nhóm hàng lâm sản, trong khi đó giá trị xuất khẩu nhóm nông sản chính giảm 5,2%..
- Theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê, hoạt động xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam trong 3 quý đầu năm 2019 đều có những sự suy giảm đáng kể.
- Ngoại trừ mặt hàng cao su, kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng khác là gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu, rau quả đều có giá trị giảm so với cùng kỳ năm 2018 lần lượt là .
- Cũng trong khoảng thời gian này, theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng nông sản (bao gồm hàng rau quả, hạt điều, hạt tiêu, chè, cà phê, gạo, sắn và sản phẩm sắn, cao su) đạt 12,54 tỷ USD, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng giảm 1,07 tỷ USD.
- ảnh hưởng từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung.
- các rào cản phi thuế quan ngày càng khắt khe, chặt chẽ hơn của các nước trong EU....
- Những rào cản phi thuế quan chủ yếu phải vượt qua trong EVFTA của nông sản Việt Nam.
- Theo đó, đối với TBT, hai bên thỏa thuận tăng cường thực hiện các quy tắc của Hiệp định TBT của WTO, trong đó Việt Nam cam kết tăng cường sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong ban hành các quy định về TBT của mình.
- Đối với SPS, Việt Nam và EU đạt được thỏa thuận về một số nguyên tắc về SPS nhằm tạo điều kiện cho hoạt động thương.
- Thậm chí, EU có thể áp dụng các quy định chặt chẽ hơn so với các tiêu chuẩn quốc tế tương ứng.
- Quy định SPS của EU nêu rõ, tất cả các sản phẩm có nguồn gốc động vật xuất khẩu sang thị trường này đều bị kiểm tra tại các chốt kiểm soát ở biên giới theo hình thức kiểm tra ngẫu nhiên khoảng 10% số lượng lô hàng..
- Với các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, nước xuất khẩu phải tuân thủ các quy định về SPS của EU trong quá trình nuôi trồng sản xuất.
- Và hàng xuất khẩu sang EU tuy không bị kiểm tra nghiêm ngặt như các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật nhưng cũng sẽ bị kiểm tra ngẫu nhiên bởi các nước thành viên trong quá trình nhập cảnh hoặc sau khi đã bán ra thị trường.
- Các quy định nghiêm ngặt về TBT, SPS luôn là thách thức đối với các nước đang phát triển nói chung và với Việt Nam nói riêng..
- Do đó, rào cản phi thuế quan lớn nhất ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam sang EU trong thời gian qua cũng như sắp tới liên quan đến việc sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, chủ yếu là SPS và TBT.
- SPS và TBT là 2 vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và môi trường luôn khiến các doanh nghiệp Việt Nam quan ngại, dù Việt Nam đã có khá đầy đủ các quy định của pháp luật về vệ sinh và tiêu chuẩn kỹ thuật để bảo vệ sức khỏe người dân, nhưng các tiêu chuẩn này không cao như EU.
- Hơn nữa, để đáp ứng các yêu cầu kiểm dịch động thực vật khi tiêu chuẩn của EU cao hơn các tiêu chuẩn của Việt Nam, các doanh nghiệp sản xuất và thương mại phải tốn kém chi phí không nhỏ.
- Ví dụ như chi phí kiểm nghiệm để chứng minh không có dư lượng thuốc trừ sâu trong các lô hàng xuất khẩu có thể rất cao so với lợi nhuận..
- Thực tế, Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm trong việc bị các quốc gia khác sử dụng các biện pháp phòng vệ thương mại liên quan đến chống bán phá giá và TBT, SBS..
- Trong đó có một số vụ việc hàng hóa Việt Nam bị phán xét, áp thuế bất hợp lý, gặp nhiều vướng mắc và dù đã thực hiện nhiều giải pháp trong đối ngoại nhưng đến nay vẫn chưa hiệu quả, như mặt hàng thủy hải sản bị lệnh cảnh báo “thẻ vàng” của EU.
- Ngoài ra, một số rào cản khác cũng có thể gây trở ngại cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam vào thị trường EU như vấn đề về đảm bảo quy tắc xuất xứ, những quy định về lao động và môi trường..
- một phạm vi lớn các quy định pháp lý của quốc gia trong kiểm soát nhập khẩu liên quan đến nhiều cơ quan chuyên môn.
- quy định khác biệt về TBT, SPS và thực tiễn áp dụng tại mỗi quốc gia.
- Trong Hiệp định EVFTA, EU cam kết sẽ mở cửa thị trường cho nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam nhưng Việt Nam cũng cần có hợp tác với EU để đảm bảo hàng xuất sang EU đáp ứng được các yêu cầu về TBT, SBS.
- Trong bối cảnh hiệp định EVFTA có hiệu lực trong thời gian tới, các doanh nghiệp nông sản Việt Nam sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong việc vượt rào cản phi thuế quan như sau:.
- Thứ nhất, về sử dụng lao động: Thực tế việc áp dụng các tiêu chuẩn lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều vấn đề tồn tại.
- quy định về nghỉ tuần, nghỉ lễ.
- EVFTA là FTA đầu tiên Việt Nam ký có các điều khoản về lao động và công đoàn.
- Đây có thể là một rào cản lớn đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU..
- Thứ hai, về bảo vệ môi trường: Việt Nam chưa có kinh nghiệm trong vấn đề thực hiện các nghĩa vụ về môi trường trong khuôn khổ các ràng buộc và điều chỉnh thương mại..
- Thực trạng này đặt ra những thách thức không nhỏ cho Việt Nam do những yêu cầu từ phía EU đối với DN xuất khẩu Việt Nam trong thực hiện các trách nhiệm về bảo vệ môi trường..
- Thứ ba, về các rào cản kỹ thuật và kiểm dịch động thực vật: Tiêu chuẩn đối với hàng hoá nhập khẩu từ phía EU rất chặt chẽ.
- Đây là các rào cản chủ yếu mà nông sản Việt Nam đã, đang và sẽ đối mặt trong việc xuất khẩu vào thị trường EU.
- Một số giải pháp tăng cường khả năng vượt rào cản phi thuế quan trong EVFTA của nông sản Việt Nam thời gian tới.
- Từ thực tiễn các rào cản phi thuế quan chủ yếu mà các doanh nghiệp nông sản Việt Nam gặp phải cũng như các khó khăn khi vượt rào cản để xuất khẩu vào thị trường EU, chúng ta cần triển khai một số giải pháp như sau:.
- Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để đáp ứng những điều kiện về lao động, môi trường và sở hữu trí tuệ phù hợp với chuẩn mực quốc tế nói chung cũng như EVFTA nói riêng.
- Đồng thời, cần quy định các chế tài đủ mạnh đối với các hành vi vi phạm.
- các viện, trung tâm thử nghiệm, nghiên cứu chuyên ngành để việc đánh giá được thực chất và định lượng và các thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để phát hiện kịp thời các quy định kỹ thuật của các nước cản trở thương mại của Việt Nam song không được thông báo cho WTO..
- Việc đạt được các thỏa thuận như vậy, đặc biệt trong những lĩnh vực mà hàng xuất khẩu của Việt Nam có cơ hội tiếp cận thực sự hoặc tiềm năng vào thị trường EU sẽ mang lại cho các nhà sản xuất, xuất khẩu và kinh doanh Việt Nam những lợi thế so sánh lớn và điều kiện ưu tiên tiếp cận thị trường, những lợi thế có thể tương đương hoặc thậm chí lớn hơn những nhượng bộ thuế quan trong FTA..
- Bên cạnh đó, cần phải triển khai các giải pháp tăng cường đào tạo năng lực, hiểu biết về pháp luật cho doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để tìm hiểu và mở rộng các cơ hội tiếp cận thị trường EU cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam..
- Đặng Thị Huyền Anh (2017), Xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường EU:.
- Anne Chetaille, Võ Trí Thành, Nguyễn Văn Tài (2011), Đưa các điều khoản môi trường vào Hiệp định thương mại tự do dự kiến giữa EU - Việt Nam: Các vấn đề và viễn cảnh, Mutrap..
- Đinh Văn Thành (2006), Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản trong thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Lao động-Xã hội

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt