« Home « Kết quả tìm kiếm

Vai trò của chi trả dịch vụ môi trường rừng trong quản lý rừng dựa trên cơ sở cộng đồng: Trường hợp nghiên cứu tại Bản Duống, xã Hoàng Trĩ, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn


Tóm tắt Xem thử

- VAI TRÒ CỦA CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TRONG QUẢN LÝ RỪNG DỰA TRÊN CƠ SỞ CỘNG ĐỒNG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI BẢN DUỐNG, XÃ HOÀNG TRĨ, HUYỆN BA BỂ,.
- Ở nước ta, hoạt động chi trả DVMT rừng đã được thể chế hóa thông qua Nghị định số 99/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chính sách này đã thúc đẩy các hoạt động chi trả DVMT rừng diễn ra một cách mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, số tiền huy động từ những người sử dụng DVMT cho hoạt động bảo vệ rừng đạt 3.440 tỷ đồng năm 2014 (VNFF, 2015).
- Tại các địa phương nói trên, Bắc Kạn là một khu vực có hoạt động chi trả DVMT nổi bật nhất do có cả hai loại hình chi trả DVMT gián tiếp (chi trả của các nhà máy thủy điện) và trực tiếp (chi trả tự nguyện có sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ).
- Do đó, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài này trên địa bàn huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, nhằm chỉ rõ vai trò của hoạt động chi trả DVMT rừng tới hoạt động bảo vệ rừng dựa trên cơ sở cộng đồng, từ đó đưa ra các khuyến nghị kịp thời để duy trì và nâng cao hiệu quả cho việc quản lý rừng thông qua chính sách chi trả DVMT ở nước ta trong thời gian tới..
- Mô tả cộng đồng vùng cao.
- Sinh kế của người dân nơi đây phần lớn dựa vào hoạt động nông nghiệp và khai thác rừng.
- Các hoạt động sinh kế và bảo vệ rừng của bản Duống vì vậy có.
- ảnh hưởng lớn tới hoạt động du lịch cảnh quan ở khu vực xung quanh hồ Ba Bể..
- Mô tả cộng đồng vùng thấp.
- Do nằm sát hồ Ba Bể, nên sinh kế của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch (nhà nghỉ và lái xuồng chở khách tham quan hồ Ba Bể).
- Ý thức được vai trò của hoạt động bảo vệ rừng đầu nguồn của bản Duống đến hoạt động du lịch của thôn bản mình, nên những hộ kinh doanh du lịch tại hai bản Pác Ngòi và Bó Lù đã tình nguyện đóng góp một phần kinh phí để hỗ trợ người dân bản Duống bảo vệ rừng và vệ sinh môi trường, từ đó hình thành nên mô hình chi trả DVMT trực tiếp giữa người dân bản Duống và xã Nam Mẫu vào năm 2013..
- Như vậy, chi trả dịch vụ môi trường được xác định có tầm ảnh hưởng ở bên trong nội bộ bản Duống và có tác động đến bên ngoài (xã vùng thấp)..
- Tác động tương hỗ giữa cộng đồng vùng cao và vùng thấp thông qua chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Ba Bể.
- lý do tham gia/không tham gia chương trình chi trả DVMT.
- hiểu biết về chi trả DVMT và bảo vệ rừng.
- mong muốn và đánh giá về chương trình chi trả DVMT..
- Đặc trưng cơ bản hoạt động sinh kế tại bản Duống.
- Cơ cấu các nguồn thu nhập của người dân bản Duống.
- Hoạt động kinh doanh và ngư nghiệp chiếm tỷ nhỏ.
- Nhìn chung cuộc sống của người dân bản Duống còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, chiếm 50%.
- Đây là khu vực thượng nguồn của một trong ba nguồn cung cấp nước sạch chính cho hồ Ba Bể (thượng nguồn sông Tà Lèng), do đó hoạt động sản xuất, bảo vệ rừng của người dân bản Duống có ý nghĩa quan trọng đối với việc duy trì nguồn nước sạch, giữ gìn cảnh quan cho hồ Ba Bể và cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân phía dưới hạ nguồn.
- Mặt khác, diện tích rừng của bản Duống thuộc vùng đệm, nên là lá chắn ngăn chặn các hoạt động khái thác trái phép của người dân bên ngoài tác động đến khu vực vùng lõi của VQG Ba Bể..
- Hoạt động khai thác và quản lý rừng cộng đồng tại bản Duống.
- Hiện trạng rừng bản Duống.
- Sơ đồ bản Duống được người dân địa phương phác thảo.
- Khu vực này cũng là nơi thường xuyên xảy ra các hoạt động khai thác gỗ trái phép từ những người bên ngoài.
- Các áp lực đối với rừng cộng đồng của bản Duống.
- Theo kết quả điều tra và thảo luận nhóm, các áp lực chính làm suy giảm chất lượng rừng cộng đồng của bản Duống gồm: hoạt động khai thác gỗ từ những người bên ngoài cộng đồng (tỷ lệ trả lời 100.
- hoạt động khai thác lâm sản của các thành viên trong cộng đồng (tỷ lệ trả lời 89,66.
- Trong đó, nguyên nhân khai thác trái phép từ bên ngoài cộng đồng là quan trọng nhất, tiếp đó là do hoạt động khai thác của người dân trong cộng đồng và thứ 3 là do cháy rừng..
- Hoạt động khai thác gỗ trái phép trong rừng cộng đồng diễn ra phổ biến do khu vực này là khu giáp ranh với xã khác (xã Nam Cường), nên các đối tượng bên ngoài rất dễ xâm nhập và khai thác.
- Các nguyên nhân ảnh hưởng đến rừng cộng đồng của bản Duống.
- Hoạt động bảo vệ rừng cộng đồng của người dân bản Duống Ngay sau khi được giao bảo vệ 180 ha rừng phòng hộ đầu nguồn (năm 2010), bản Duống đã tiến hành thành lập Tổ tuần rừng của thôn, mỗi hộ gia đình cử một người tham gia vào Tổ.
- Tỷ lệ nhận biết vai trò của rừng cộng đồng của người dân bản Duống.
- Chức năng của rừng cộng đồng Số người trả lời.
- Hoạt động văn hóa, tinh thần 12 41,38.
- Với đánh giá trên có thể thấy, người dân bản Duống có nhận thức khá cao về vai trò của rừng cộng đồng đối với cuộc sống của gia đình và bản của họ.
- Đây sẽ là động lực quan trọng để duy trì hoạt động bảo vệ rừng bền vững ở nơi đây..
- Tác động của hoạt động chi trả DVMT đến quản lý rừng dựa trên cơ sở cộng đồng tại bản Duống.
- Hoạt động chi trả DVMT tại bản Duống.
- Kể từ năm 2013, hoạt động chi trả DVMT được triển khai trên địa bàn huyện Ba Bể.
- Bản Duống là khu vực nhận được tiền chi trả của 2 chương trình chi trả gồm: Chương trình chi trả gián tiếp giữa nhà máy thủy điện Na Hang với các chủ rừng thuộc lưu vực sông Năng và chương trình chi trả trực tiếp trên lưu vực sông Tà Lèng giữa người dân bản Duống với những người kinh doanh hoạt động du lịch tại 2 bản Pác Ngòi và Bó Lù, xã Nam Mẫu.
- Hiện trạng các chương trình chi trả DVMT tại bản Duống được tổng hợp trong Bảng 4..
- đó, 76 triệu đồng từ mô hình chi trả trực tiếp trên lưu vực sông Tà Lèng giữa người dân bản Duống với những người kinh doanh du lịch tại xã Nam Mẫu..
- Tổng hợp các nguồn kinh phí từ hoạt động chi trả dịch vụ môi trường tại bản Duống.
- Hiện trạng thực hiện Mô hình chi trả trực tiếp (lưu vực sông Tà Lèng).
- 2 Hỗ trợ từ VQG Ba Bể đồng/năm Cam kết, chưa thực hiện Mô hình chi trả gián tiếp (lưu vực sông Năng).
- 3 Chi trả từ nhà máy thủy điện Na Hang, Tuyên Quang.
- 30.600.000 Đã nhận được tiền chi trả cho giai đoạn .
- Ngoài ra, bản Duống sẽ nhận được 30,6 triệu đồng/năm tiền chi trả DVMT từ nhà máy thủy điện Na Hang từ mô hình chi trả DVMT gián tiếp trên lưu vực sông Năng.
- Tuy nhiên, trên thực tế bản Duống mới chỉ nhận được 26 triệu đồng từ mô hình chi trả DVMT gián tiếp vào năm 2013, số tiền 40 triệu đồng do VQG cam kết hỗ trợ hàng năm cho bản Duống chưa được thực hiện, do mô hình chi trả DVMT tự nguyện bị tạm dừng hoạt động vào năm 2014.
- Tiền chi trả từ nhà máy thủy điện Na Hang cho năm 2013 bản Duống không được nhận vì họ đã được hỗ trợ tiền chi trả từ hoạt động chi trả DVMT trực tiếp.
- Đây là hoạt động điều tiết kinh phí do UBND xã Hoàng Trĩ thực hiện.
- Đến năm 2014, do mô hình chi trả tự nguyện tại bản Duống bị tạm ngừng hoạt động nên số tiền chi trả DVMT từ nhà máy thủy điện Na Hang bắt đầu được xã chuyển đến cho thôn (giai đoạn mỗi năm 30,6 triệu đồng).
- Số tiền nhận được từ hoạt động chi trả DVMT được người dân bản Duống sử dụng như sau: 20% dành cho tuần tra, bảo vệ.
- 30% hoạt động trồng rừng, 30% quy sinh kế của cộng đồng, 10% cho dọn vệ sinh môi trường đầu nguồn nước và 10% cho hoạt động công của cộng đồng..
- Như vậy, do không phối hợp được các loại hình chi trả DVMT theo lý thuyết, nên số tiền thực tế mà bản Duống nhận được từ hoạt động chi trả DVMT là khá thấp, từ 26-30,6 triệu đồng/năm, thấp hơn nhiều so với mức 90,6 triệu đồng/năm theo như cam kết..
- Tác động của chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Tác động về kinh tế: Việc nhận được tiền chi trả DVMT đã làm phong phú thêm nguồn sinh kế cho người dân bản Duống.
- Theo lý thuyết, nếu một năm bản Duống nhận được đầy đủ số tiền từ các hoạt động chi trả DVMT (96,6 triệu đồng), đây sẽ là một số tiền lớn đối với cộng đồng, tuy nhiên trên thực tế hiện nay, số tiền bản Duống nhận được mới chỉ là 26 triệu đồng (năm 2013) và 30,6 triệu đồng (giai đoạn do đó mức độ tác động đến kinh tế của cộng đồng là chưa cao..
- Như vậy, tỷ lệ tăng thu nhập bình quân do hoạt động chỉ trả DVMT còn ở mức thấp.
- Ngoài ra, nhờ nhận được tiền chi trả DVMT từ 26-30,6 triệu đồng/năm, quỹ sinh kế của bản Duống được thành lập với số tiền là 7,8-9,18 triệu đồng (30.
- Như vậy, hoạt động chi trả DVMT cũng góp phần đáng kể hỗ trợ hoạt động giảm tỷ lệ hộ nghèo của bản Duống..
- Tác động của chi trả dịch vụ môi trường đến thu nhập bình quân của người dân bản Duống.
- Chỉ tiêu Đơn vị Không có chi trả DVMT.
- Có chi trả DVMT trực tiếp (2013).
- Có chi trả DVMT thủy điện (2014.
- Có chi trả DVMT theo đúng.
- Tác động đến hoạt động bảo vệ rừng: Mặc dù số tiền chi trả DVMT nhận được chưa cao, tuy nhiên số tiền này cũng đã giúp cho hoạt động bảo vệ rừng của người dân bản Duống thay đổi một cách tích cực, cụ thể: Tổ tuần rừng được tổ chức lại một cách quy củ hơn (từ 2 tổ thành 4 tổ), tần suất tuần tra rừng tăng lên do có thêm chi phí hỗ trợ các thành viên đi tuần rừng (từ 2 lần/năm lên 12 lần/năm), thiết lập được hương ước bảo vệ rừng đầu nguồn và tổ chức dọn dẹp vệ sinh môi trường khu vực đầu nguồn nước.
- Những tác động của hoạt động chi trả DVMT đến hoạt động bảo vệ rừng của người dân bản Duống được chỉ ra trong Bảng 6..
- Sự thay đổi hoạt động bảo vệ rừng bản Duống trước và sau thời điểm có hoạt động chi trả DVMT rừng (2013).
- Hoạt động tuần tra: 2 lần/năm.
- Hoạt động tuần rừng: 12 lần/năm (1 lần/tháng).
- Chưa có hoạt động dọn dẹp vệ sinh môi.
- Ý thức bảo vệ rừng của người dân: Chưa hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của rừng cộng đồng.
- Hiểu biết về vai trò, ý nghĩa của rừng cộng đồng tăng lên đáng kể do người dân được tập huấn trong quá trình tham gia hoạt động chi trả DVMT.
- Như vậy, nhờ có nguồn kinh phí hỗ trợ từ hoạt động chi trả DVMT, nên nguồn kinh phí dành cho việc quản lý bảo vệ rừng được tăng lên 13-15,3 triệu đồng/năm (50.
- Số tiền này tuy chưa nhiều, nhưng cũng đủ để duy trì hoạt động tuần tra rừng một cách thường xuyên cho các thành viên của cộng đồng..
- Phân tích các khó khăn, thuận lợi trong hoạt động quản lý rừng của người dân bản Duống trong thời gian tới.
- Phân tích SWOT hoạt động quản lý rừng.
- Để xác định các thuận lợi, khó khăn và các cơ hội, thách thức đối với công tác quản lý rừng của người dân bản Duống, chúng tôi đã cùng người dân địa phương thực hiện phân tích SWOT đối với hoạt động này.
- Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng cộng đồng Thông qua kết quả phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với hoạt động bảo vệ rừng, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng được người dân bản Duống cùng nhau thảo luận và đưa ra như sau:.
- Nâng cao năng lực của đội tuần tra rừng, đáp ứng tốt các yêu cầu đặt ra của hoạt động chi trả DVMT, nhằm thu được nguồn tiền hỗ trợ hàng năm..
- Lồng ghép các hoạt động phát triển sinh kế với hoạt động bảo vệ rừng, ví dụ như kết hợp việc lấy củi, rau, măng với hoạt động giám sát, tuần tra rừng..
- Kết quả phân tích SWOT hoạt động quản lý rừng cộng đồng bản Duống.
- Thuộc vùng đệm của VQG Ba Bể, nên có các hoạt động bảo vệ của vườn, các đường vận chuyển gỗ bị kiểm soát chặt..
- Thiếu kinh phí dành cho các hoạt động quản lý rừng cộng đồng của thôn..
- Chính sách chi trả DVMT được thực hiện tại Ba Bể từ năm 2013 tạo thêm nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ rừng..
- Số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng quá ít (<.
- Tính minh bạch trong chi trả dịch vụ môi trường rừng..
- Rừng cộng đồng của bản Duống với diện tích 180 ha đóng vai trò quan trọng đối với người dân nơi đây.
- Tuy nhiên, các hoạt động khai thác trái phép từ bên ngoài và áp lực khai thác lâm sản của các thành viên trong cộng đồng cùng với một số lý do khác như cháy rừng, dịch bệnh, thiên tai đang khiến cho chất lượng rừng cộng đồng của bản Duống bị đe dọa..
- Bản Duống đã thiết lập được các hoạt động bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng như: thành lập được Tổ tuần rừng, xây dựng hương ước bảo vệ rừng và thực hiện các hoạt động giám sát bảo vệ rừng.
- Tuy nhiên, do địa hình hiểm trở, đường sá khó khăn, nguồn lực tài chính yếu kém, dẫn tới hoạt động bảo vệ rừng cộng đồng của bản Duống gặp nhiều khó khăn..
- Hoạt động chi trả DVMT được thực hiện tại bản Duống năm 2013, theo đó mỗi năm, bản Duống sẽ nhận được 96,6 triệu đồng.
- Tuy nhiên, thực tế họ chỉ nhận được 26 triệu đồng cho năm 2013 và 30,6 triệu đồng/năm cho giai đoạn do các hoạt động chi trả DVMT không được thực hiện một cách đồng bộ.
- Để chi trả DVMT thực sự trở thành động lực chính cho hoạt động bảo vệ rừng, cần phải đa dạng hóa nguồn chi trả, thực hiện tốt hoạt động chi trả như đã cam kết.
- Báo cáo tình hình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng..
- Chi trả dịch vụ môi trường - Công cụ mới trong quản lý tài nguyên và môi trường

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt