« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng và một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng rau quả Việt Nam sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU MẶT HÀNG RAU QUẢ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC QUA CÁC CỬA KHẨU.
- Mặt hàng rau quả là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
- Hiện nay, rau quả được xuất khẩu sang một số quốc gia trên thế giới, trong đó, Trung Quốc là một thị trường xuất khẩu chủ lực của mặt hàng này.
- Trung Quốc có vị trí địa lý chung đường biên giới với nước ta, nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển các mặt hàng xuất khẩu.
- Những năm gần đây mặt hàng rau quả xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu được vận chuyển bằng đường bộ qua các cửa khẩu thuộc các tỉnh biên giới phía Bắc, trong đó Lạng Sơn cùng với hệ thống các cửa khẩu, các lối mở phục vụ buôn bán với Trung Quốc là một trong những điểm trung chuyển lớn của các loại rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc.
- Các sản phẩm rau quả xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua Lạng Sơn đã có những thành công nhất định, góp phầntrong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn và còn chiếm tỷ lệ không lớn so với nhu cầu nhập khẩu rau quả của Trung Quốc.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng một số mặt hàng rau quả của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc Lạng Sơn thời gian qua, bài viết đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay..
- Khái quát về tình hình xuất khẩu mặt hàng rau quả Việt Nam.
- Trước khi hệ thống XHCN tan rã, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nông sản nói chung, rau quả nói riêng sang các nước XHCN như Liên Xô, các nước Đông Âu, Cuba.
- Tuy nhiên, sau khi hệ thống này tan rã, các doanh nghiệp Việt Nam đã đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu sang các nước châu Á, châu Phi và các nước phát triển.
- Hiện nay, các thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông sản lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN.
- Hiện nay, hàng nông sản xuất khẩu chiếm khoảng 35.
- Nhìn chung, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng hàng nguyên liệu thô, tăng tỷ lệ chế biến sâu.
- Đã xuất hiện nhiều mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD/năm và có triển vọng gia tăng xuất khẩu như cà phê, cao su, gạo, rau quả....
- Nguồn: Tổng cục Thống kê và Bộ NN&PTNT Những năm vừa qua, thị trường xuất khẩu mặt hàng rau quả có xu hướng phát triển nhanh, hội nhập kinh tế cũng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường và là điều kiện tốt cho sản xuất phát triển.
- Năm 2014, xuất khẩu rau quả đạt 1477 triệu USD.
- Năm 2015, đến hết tháng 10, kim ngạch xuất khẩu rau quả đạt 1,52 triệu USD, tăng 20,89% so với cùng kỳ 2014, nhiều chuyên gia đã dự báo trong cả năm nay, kim ngạch xuất khẩu rau quả có thể sẽ lần đầu tiên chạm mốc 2 tỷ USD..
- Tuy nhiên, xuất khẩu rau quả sang Indonesia, Nga và Ucraina lại sụt giảm mạnh, với mức giảm lần lượt là:.
- Nhiều loại trái cây, như: nhãn, vải, xoài đã tiếp cận được với nhiều thị trường xuất khẩu khó tính, như: Mỹ, Australia, EU, Nhật Bản…, góp phần giúp cho xuất khẩu rau quả trong thời gian qua liên tục tăng trưởng.
- Hình: 1 Kim ngạch xuất khẩu rau quả từ năm .
- Điển hình như: trong tháng 9/2015, đã có trên 20 ha nhãn lồng Hưng Yên đạt tiêu chuẩn VietGAP được cấp mã vùng xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
- Những biến động của thị trường này đã và đang gây nên những bấp bênh về giá cả, gây khó khăn cho người nông dân sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu..
- Hình 2: Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam trên các thị trường.
- Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu rau quả vào thị trường này đạt 374 triệu USD..
- Tính đến hết tháng 10 năm 2015, Trung Quốc đã nhập khẩu rau quả từ Việt Nam với giá trị 989,67 triệu USD, tăng 193% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 64,95% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả nước ta.
- Tuy nhiên xuất khẩu vào thị trường này, các sản phẩm của Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm của Thái Lan.
- Những mặt hàng thế mạnh của Việt Nam đồng thời cũng là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Thái Lan.
- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hai nước trên thị trường Trung Quốc ngày càng gay gắt khi cả Việt Nam và Thái Lan đang tìm mọi cách để gia tăng xuất khẩu.
- Tình hình xuất khẩu rau quả qua cửa khẩu biên giới tỉnh Lạng Sơn..
- rộng thị trường và đẩy mạnh quan hệ trao đổi hàng hoá, xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam đạt được thành tích tốt do nhu cầu của của thị trường Trung Quốc tăng đối với một số hàng hóa của Việt Nam như nông sản, lâm sản.
- Nhìn chung, nông sản trong đó có các loại rau quả Việt Nam chủ yếu xuất khẩu qua các cửa khẩu Tân Thanh và Cốc Nam sang Trung Quốc.
- Những năm gần đây khối lượng hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu luôn tăng trưởng mạnh, năm 2010 khối lượng hàng hóa xuất khẩu là 2,1 triệu tấn, giá trị xuất khẩu là 498 triệu USD.
- Đến năm 2014 khối lượng hàng hóa xuất khẩu là 2,3 triệu tấn với giá trị xuất khẩu là 520 triệu USD..
- Bảng 1: Tổng hợp xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn từ .
- Khối lượng hàng hóa xuất khẩu (Triệu tấn).
- Nguồn: Báo cáo của Ban quản lý Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn Với các mặt hàng rau quả, các doanh nghiệp chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.
- Những năm gần đây, Lạng Sơn, với hệ thống đường giao thông biên giới và các cửa khẩu, lối mở phục vụ cho các giao dịch thương mại biên giới đã trở thành điểm trung chuyển cho xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung Quốc.
- Hoạt động này đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương và tạo đầu ra cho các sản phẩm nông sản nói chung, rau quả nói riêng của các vùng miền trong cả nước, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau quả sang Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn luôn giữ mức tăng trưởng ổn định cả về khối lượng và giá trị hàng xuất khẩu.
- Từ năm 2010 đến nay kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm rau quả chính (chôm chôm, dưa hấu, nhãn, thanh long, vải quả tươi.
- Với hình thức này, các doanh nghiệp Việt Nam thường thu mua các sản phẩm rau quả từ các vùng, miền trong cả nước sau đó bảo quản, vận chuyển và tập kết hàng tại cửa khẩu Tân Thanh và Cốc Nam của tỉnh Lạng Sơn, tiếp theo làm các thủ tục xuất khẩu và bán hàng cho các đối tác tại các cửa khẩu biên giới, sau đó các sản phẩm này được các doanh ngiệp Trung Quốc vận chuyển và tiêu thụ tại thị trường sâu trong nội địa của Trung Quốc.
- Xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch có ưu điểm là thủ tục đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi nguồn lực mạnh, nhiều các doanh nghiệp có thể tham gia.
- Tuy nhiên, xuất khẩu theo hình thức này cũng bất lợi vì thường không có nhiều các ràng buộc lẫn nhau giữa doanh nghiệp của hai bên, các doanh nghiệp Việt Nam thường dễ bị các đối tác gây khó khăn và thường ở thế bất lợi.
- Vì vậy, khi vào thời điểm chính vụ của các mặt hàng rau quả, nguồn cung xuất khẩu dồi dào các doanh nghiệp Việt Nam thường bị các nhà nhập khẩu ép giá, rau quả khó xuất khẩu.
- Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng rau quả sang Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc Lạng Sơn.
- tại các khu vực cửa khẩu tiếp tục được đầu tư hoàn chỉnh, công tác điều hành xuất khẩu hàng nông sản được chú trọng, doanh nghiệp phát huy tốt kinh nghiệm tổ chức kinh doanh xuất khẩu.
- Hoạt động xuất nhập khẩu nông sản tiếp tục diễn ra sôi động và có sự tăng trưởng tốt, các hình thức xuất khẩu nông sản nói chung, rau quả nói riêng được đa dạng hơn.
- Mặt hàng rau quả trước đây chủ yếu xuất khẩu qua cửa khẩu phụ Tân Thanh và Cốc Nam.
- đến nay một số mặt hàng rau quả, nông sản đông lạnh được xuất khẩu chính ngạch qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị..
- Trong những tháng đầu năm, lượng hàng hoá xuất khẩu qua các cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn tăng trưởng mạnh, như mặt hàng dưa hấu xuất khẩu liên tục tăng.
- Trong 6 tháng đầu năm khối lượng và giá trị các mặt hàng xuất khẩu đều tăng, cụ thể như sau: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn đạt 1.458,6 triệu USD tăng 33,1 so với cùng kỳ 2014, đạt 44,34% kế hoạch.
- Trong đó: Kim ngạch xuất khẩu đạt 498,3 triệu USD giảm 1,37% so với cùng kỳ 2014, đạt 32,15% kế hoạch.
- Trong đó kim ngạch xuất khẩu nông sản qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn (Tân Thanh, Cốc Nam) ước đạt khoảng trên 1 triệu.
- Trong đó kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng hoa quả chủ lực như sau: Thanh long: Khối lượng xuất khẩu đạt gần 300 nghìn tấn, trị giá khoảng 80 triệu USD.
- Nhãn quả tươi: Khối lượng xuất khẩu đạt khoảng 200 nghìn tấn, trị giá đạt 550 triệu USD.
- Khối lượng xuất khẩu đạt 110 nghìn tấn, trị giá đạt khoảng 40 triệu USD.
- Dưa hấu: Khối lượng xuất khẩu đạt 220 nghìn tấn, trị giá đạt khoảng 18 triệu USD.
- Vải quả tươi: Khối lượng xuất khẩu đạt 30 nghìn tấn, trị giá đạt khoảng 20 triệu USD..
- Đánh giá chung hoạt động xuất khẩu mặt hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
- Qua nghiên cứu thực trạng xuất khẩu các mặt hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua, bài viết có một số nhận xét đánh giá chung như sau:.
- Một là, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp đ ã có nhiều cố gắng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng rau quả nông nghiệp trong thời gian qua.
- Nhiều chính sách và các thủ tục trong xuất khẩu hàng hóa như thuế, hải quan ngày càng được cải tiến theo hướng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp,....Vì vậy, ngày càng có nhiều các sản phẩm rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng sơn, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng tăng trưởng đều hàng năm..
- Ba là, công tác phối hợp giữa hai địa phương biên giới trong quản lý, mua bán trao đổi mặt hàng nông sản nói chung, rau quả nói riêng qua các cửa khẩu Tân Thanh, Cốc Nam ngày càng chặt chẽ, tỉnh Lạng Sơn đã chủ động cử các đoàn công tác của tỉnh sang các cơ quan quản lý chức năng của tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) để giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình điều hành các hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới đặc biệt khi các mặt hàng rau quả xuất khẩu vào thời kỳ thu hoạch chính vụ, chủ yếu là các vấn đề kéo dài thời gian thông quan trong ngày, đơn giản hóa các thủ tục kiểm tra, giảm thời gian kiểm soát các xe hàng, nâng cao năng lực dịch vụ của các kho hàng, bến bãi nhằm hạn chế ách tắc..
- Hạn chế tình trạng tranh mua, tranh bán dẫn đến bị ép giá do xuất khẩu tiểu ngạch dẫn đến tình trạng ách tắc, chất lượng hàng hóa xuống cấp và bị ép giá trong xuất khẩu..
- Hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung, mặt hàng hoa quả nói riêng sang thị trường Trung Quốc thông qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn trong thời giang qua đa đạt những kết quả nhất định, góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn.
- Thứ nhất, chất lượng các mặt hàng không đồng đều do nhiều nguyên nhân như có nhiều doanh nghiệp cùng xuất khẩu một mặt hàng, nguồn cung các sản phẩm ở nhiều vùng khác nhau nên có sự khác nhau giống rau quả, kỹ thuật thâm canh, thu hoạch, xử lý sản phẩm còn thấp và chưa có sự thống nhất.
- Phần lớn các sản phẩm rau quả xuất khẩu chủ yếu ở dạng các sản phẩm rau quả tươi chịu tác động nhiều bởi điều kiện tự nhiên, hàm lư ợng sản phẩm chế biến thấp.
- Vì vậy, nhiều sản phẩm từ khi thu hoạch đến khi xuất khẩu thì chất lượng bị giảm trong quá trình vận chuyển, do đó, giá cả và mức lợi nhuận trong xuất khẩu không cao..
- Thứ hai, các mặt hàng rau quả xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch, rất ít các mặt hàng được xuất khẩu chính ngạch, hiệu quả không cao.
- Mặt khác, vì xuất khẩu tiểu ngạch nên có nhiều doanh nghiệp cùng tham gia xuất khẩu một mặt hàng dẫn đến có hiện tượng tranh bán và dễ bị các nhà nhập khẩu ép giá, hiệu quả xuất khẩu không cao..
- Vì vậy, khi vào chính vụ của các sản phẩm xuất khẩu thì nhiều các sản phảm rau quả xuất khẩu nếu không xuất khẩu kịp thời thì thường bị giảm chất lượng, nhiều sản phẩm bị hỏng không xuất khẩu được..
- Thứ tư, hầu hết các mặt hàng nông sản nói chung, rau quả nói riêng xuất khẩu sang Trung Quốc thường có số lượng lớn, chủng loại tương đối đa dạng và thuộc diện khuyến khích xuất khẩu.
- Thứ năm, nhìn chung giá của nhiều mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn không cao, ảnh hưởng nhiều đến gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
- Mặt khác do hoạt động xuất khẩu thường chủ yếu là thỏa thuận, giao dịch trực tiếp nên rủi ro cao..
- Thứ sáu, các hình thức xúc tiến xuất khẩu và khai thác thị trường của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế, hầu như các doanh nghiệp thường rất ít nắm bắt và cập nhật được các thông tin thị trường Trung Quốc và cũng không biết được các yêu cầu của người tiêu.
- dùng đối với các sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp.
- Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu.
- Xuất phát từ tìm hiểu những nhân tố môi trường ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và thực trạng xuất khẩu các sản phẩm rau quả Việt Nam sang thị trường Trung Quốc qua các cửa khẩu thuộc tỉnh Lạng Sơn, bài viết đ ề xuất một số các giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm rau quả Việt Nam sang thị trư ờng Trung Quốc, bao gồm:.
- Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc Thứ nhất, xây dựng chiến lược xuất khẩu lâu dài của doanh nghiệp gắn với sản xuất để tạo sự ổn định lâu dài cả về nguồn cung và chất lượng các sản phẩm xuất khẩu.
- Gắn kết các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với người nông dân, mạnh dạn đầu tư cho tổ chức sản xuất, thu mua, nhanh chóng khắc phục các tồn tại về chất lượng hàng hóa xuất khẩu như: Mẫu mã, chủng loại, phân loại, bao bì, đóng gói.
- Xây dựng thế chủ động và thị phần hàng hóa của doanh nghiệp, nhằm tạo ra nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu..
- xây dựng và khẳng định thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu rau quả Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
- Doanh nghiệp sản xuất rau quả xuất khẩu cần triển khai có hiệu quả chương trình giống, nghiên cứu và chuyển giao nhanh vào sản xuất các loại giống mới có năng suất, chất lượng, độ đồng đều cao, đáp ứng đủ nhu cầu giống cho cải tạo, trồng mới..
- Tổ chức thu hái và phân loại đúng kỹ thuật, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn vận chuyển lên cửa khẩu để xuất khẩu..
- Trong đó cần quan tâm tiếp cận các cơ chế chính sách, định hướng phát triển xuất khẩu của Chính phủ, Bộ Công thương, Tổng cục Hải quan.
- Đồng thời tìm hiểu, nghiên cứu và nắm bắt các chính sách, thủ tục xuất nhập khẩu của Trung Quốc và các địa phương biên giới của Trung Quốc, hạn chế tối đa những rủi ro trong xuất khẩu hàng hóa vì không nắm bắt được chính sách và các qui định của Trung Quốc..
- Thứ năm, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cho xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc.
- Bên cạnh các hình thức xúc tiến xuất khẩu của nhà nước và các địa phương biên giới, các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả cần triển khai các hình thức xúc tiến như tham gia các hội chợ, triển lãm về rau quả tại Trung Quốc.
- Thứ sáu, đánh giá đúng về năng lực tài chính và các nguồn lực của doanh nghiệp để từ đó có các kế hoạch xây dựng và củng cố các nguồn lực phục vụ cho xuất khẩu.
- Một là, tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, cải tiến các thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh xuất khẩu sản phẩm rau quả sang thị trường Trung Quốc.
- Tăng khả năng tiếp cận với các nguồn vốn ngân hàng cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu rau quả.
- Nhà nước có cơ chế, chính sách, biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc trong việc áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại.
- phổ biến và ứng dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc tế và của Trung Quốc vào quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản rau quả xuất khẩu.
- tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để nâng cao chất lượng, hiệu quả xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc..
- Hai là, tổ chức lại quá trình sản xuất rau quả xuất khẩu, tạo liên kết, gắn bó lợi ích giữa người trồng, doanh nghiệp và xuất khẩu rau quả, cụ thể: Phát triển hình thức kinh tế hợp tác, hộ trang trại sản xuất rau quả lớn.
- Thực hiện liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu và người nông dân sản xuất rau quả, các doanh nghiệp cần chủ động liên kết với các hộ nông dân, hỗ trợ sản xuất, phân phối lợi ích hợp lý để phát triển các vùng trồng và cung ứng các sản phẩm rau quả xuất khẩu theo quy hoạch, nhằm ổn định sản lượng và chất lượng sản phẩm rau quả xuất khẩu..
- Tăng cường theo dõi, nghiên cứu thị trường Trung Quốc, kịp thời cung cấp thông tin thị trường cho các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả.
- Phát huy vai trò của Đại sứ quán, thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc trong việc cung cấp thông tin thị trường, kết nối với nhà nhập khẩu;… Khuyến khích và tạo điều kiện cho các địa phương, các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả tham gia hội chợ quốc tế về nông sản được tổ chức tại Trung Quốc;.
- Thành lập và duy trì hoạt động của các trang website giới thiệu nông sản nói chung và rau quả Việt Nam nói riêng, tăng cường cập nhật thông tin về sản phẩm rau quả và doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam trên mạng.
- Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường quốc tế nói chung và thị trường Trung Quốc nói riêng như hiện nay, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các mặt hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc là một yêu cầu tất yếu khách quan, nhằm góp phần tiêu thụ các sản phẩm nông sản nói chung và rau quả nói riêng, đây là những mặt hàng chủ lực của sản xuất nông nghiệp Việt Nam, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các sản phẩm rau quả và người nông dân, bộ phận chiếm số đông ở các vùng nông thôn Việt Nam.
- Để đạt được điều này, mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp và người sản xuất rau quả xuất khẩu phải xác định và thực thi đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng rau quả Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện hiện nay.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt