« Home « Kết quả tìm kiếm

Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thông qua địa bàn tỉnh Cao Bằng


Tóm tắt Xem thử

- THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC THÔNG QUA ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG.
- Bài viết này tập trung nghiên cứu về thực tế hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc thông qua tỉnh Cao Bằng, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng hợp tác phát triển các hoạt động kinh tế - thương mại thông qua các hoạt động biên mậu giữa hai quốc gia nói chung cũng như nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam nói riêng trong thời gian tới, trong đó có tính tới địa bàn cụ thể là tỉnh Cao Bằng..
- Xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng hóa nông sản nói riêng đã, đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế.
- Cùng với đầu tư và thương mại trong nước, xuất khẩu được xác định là một trong ba trụ cột chính trong phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ hội nhập và đổi mới toàn diện nền kinh tế Việt Nam.
- Trong đó, không thể không kể tới vai trò của xuất khẩu các mặt hàng nông sản, vốn là lĩnh vực sản xuất hàng hóa có nhiều thế mạnh và tiềm năng của Việt Nam..
- Trong bức tranh chung về xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam, hoạt động xuất khẩu sang các quốc gia có chung đường biên giới nói chung và sang thị trường Trung Quốc nói riêng thông qua các hoạt động thương mại biên mậu ngày càng có bước phát triển mạnh mẽ, cho thấy tiềm năng, dư địa to lớn cho hợp tác phát triển kinh tế - thương mại của cả hai nước..
- Tổng quan về tỉnh Cao Bằng và tình hình trao đổi biên mậu giữa Việt Nam- Trung Quốc trong thời gian qua.
- Trong cơ cấu thương mại qua biên giới với 3 nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam là Trung Quốc, Lào và Campuchia, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn chiếm tỷ trọng ưu thế.
- Dự báo thương mại biên giới giữa Việt Nam với các quốc gia này sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao trong thời gian tới..
- Điều kiện lợi thế của tỉnh Cao Bằng trong thúc đẩy hợp tác thương mại và xuất khẩu các mặt hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc:.
- Ưu thế của Cao Bằng trong phát triển hợp tác kinh tế - thương mại và đặc biệt là xuất khẩu nhóm hàng nông sản với tỉnh Quảng Tây nói riêng và với thị trường Trung Quốc nói chung..
- Trung Quốc là thị trường quan trọng trong xuất khẩu hàng nói chung và nhóm hàng nông sản nói riêng của Việt Nam.
- Trong đó, phải kể tới việc mới đây (tháng 5 năm 2015) tỉnh Cao Bằng và thành phố Bách Sắc đã ký kết thỏa thuận khung về hợp tác xuất khẩu nông sản, hải sản, hoa quả từ Việt Nam cũng như các nước ASEAN thông qua cửa khẩu Trà Lĩnh - Long Bang.
- Theo đó, hai bên sẽ thực hiện việc nghiên cứu, đánh giá các mặt hàng nông sản, hải sản có thế mạnh của Việt Nam mà thị trường Trung Quốc có nhu cầu để xây dựng kế hoạch tổ chức nguồn hàng bảo đảm số lượng, chất lượng và giá cả để xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc..
- Chính vì vậy, khai thác tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm nông sản sang địa bàn tỉnh Quảng Tây còn có ý nghĩa to lớn trong việc khai thác một khu vực thị trường tiềm năng cho các sản phẩm nông sản đi vào các thị trường rộng lớn hơn thông qua các tuyến kết nối đi các thành phố lớn khu vực phía Bắc Trung Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải.
- Vì vậy, việc khai thác thị trường xuất khẩu hàng nông sản sang địa bàn tỉnh Quảng Tây nếu được thực hiện tốt sẽ mở ra một khu vực thị trường rộng lớn hơn rất nhiều cho hàng hóa nông sản của Việt Nam..
- Quy định của pháp luật về hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung và xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam nói riêng sang thị trường Trung Quốc.
- Hệ thống pháp luật điều chỉnh các hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung bao gồm Luật Thương mại và các văn bản quy định chi tiết.
- Trên cơ sở quy định của Luật Thương mại 2005 điều chỉnh chung các hoạt động thương mại diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài (sau đây viết tắt là Nghị định 187/2013).
- Nghị định này chính là cơ sở pháp lý cơ bản để điều chỉnh các hoạt động xuất khẩu từ Việt Nam ra nước ngoài.
- Nghị định quy định về quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của các thương nhân Việt Nam, thương nhân nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam.
- Bên cạnh Nghị định 187/2013/NĐ-CP, Chính phủ còn ban hành Nghị định 90/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 05 năm 2007 quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam.
- Các thủ tục xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu, lối mở biên giới được quy định trong Nghị định 112/2014/NĐ-CP ngày 21 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền (sau đây viết tắt là Nghị định 112/2014)..
- Nhìn chung, Việt Nam đã có hệ thống quy định pháp luật khá đầy đủ nhằm điều chỉnh về hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài.
- Pháp luật về hoạt động xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài có những nội dung liên quan đến điều kiện tham gia hoạt động xuất khẩu, những hình thức thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa và các thủ tục thực hiện hoạt động xuất khẩu..
- Theo quy định của pháp luật Việt Nam, để có thể tham gia hoạt động xuất khẩu nông sản, cần phải là thương nhân.
- Theo quy định của Nghị định 187/2013, quyền kinh doanh xuất khẩu được trao cho cả thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài.
- Đối với thương nhân nước ngoài, pháp luật Việt Nam có quy định thêm điều kiện so với thương nhân Việt Nam.
- Quyền kinh doanh xuất khẩu giữa các thương nhân Việt Nam có sự khác nhau, phụ thuộc vào nguồn vốn của các thương nhân này..
- Trường hợp thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa được mở rộng đến mức tối đa.
- Cụ thể, các thương nhân này được quyền xuất khẩu hàng hóa mà không cần phải đáp ứng bất kỳ một điều kiện nào, trừ trường hợp hàng hóa xuất khẩu có điều kiện.
- Đối với hàng hóa xuất khẩu có điều kiện thì khi thực hiện hoạt động xuất khẩu, thương nhân cần phải thực hiện theo quy định của pháp luật về điều kiện xuất khẩu đối với hàng hóa đó.
- Ví dụ, đối với hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, thương nhân cần có giấy phép để xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa đó.
- Trường hợp, đối với các hàng hóa khác không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, các thương nhân này đều được quyền kinh doanh xuất khẩu mà không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh của thương nhân..
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được hiểu là doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
- Việc thực hiện các hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của các doanh nghiệp này được thực hiện tuân theo quy định của Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Nghị định 23/2007)..
- Theo Nghị định 23/2007, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần phải có Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu, được mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài, bao gồm hàng hóa do doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khác nhập khẩu vào Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác.
- được trực tiếp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật.
- Đối với chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, quyền xuất khẩu của chi nhánh của thương nhân nước ngoài hiện nay chưa được quy định rõ trong một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể.
- Tuy nhiên, hiện nay, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể của Bộ Công Thương đối với các hoạt động mua bán hàng hóa và hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa mà Chi nhánh của thương nhân nước ngoài được thực hiện tại Việt Nam..
- Đối với thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam, quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hóa được quy định tại Nghị định 90/2007.
- Các thương nhân này được quyền xuất khẩu hàng hóa khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu đối với các loại hàng hóa được phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo lộ trình cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam.
- Thương nhân nước ngoài được quyền mua hàng hóa để xuất khẩu với thương nhân Việt Nam có đăng ký kinh doanh các loại hàng hóa đó theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.
- Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu do Bộ Công Thương cấp hoặc ủy quyền cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện.
- Điều kiện để thương nhân nước ngoài được đăng ký quyền xuất khẩu là không bị tước quyền hoạt động thương mại hoặc đang chịu hình phạt liên quan đến hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam.
- Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đặng ký quyền xuất khẩu, thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam phải đăng ký mã số thuế tại Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền xuất khẩu.
- Thương nhân phải thực hiện nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác hoặc thực hiện các biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật Việt Nam trước khi hàng hóa được phép thông quan và chịu trách nhiệm liên quan đến hàng hóa xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam..
- Qua rà soát các quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, có thể thấy quy định của pháp luật Việt Nam khá đầy đủ và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện hoạt động xuất khẩu của thương nhân.
- Đối với thương nhân nước ngoài, quyền xuất khẩu hàng hóa còn có thể được thực hiện ngay cả khi các thương nhân này không có hiện diện thương mại tại Việt Nam.
- Đánh giá tổng quan cho thấy các quy định của pháp luật Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
- Theo đó, các thương nhân, cả trong nước và ngoài nước, cả thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài lẫn không có vốn đầu tư nước ngoài đều có quyền kinh doanh xuất khẩu theo quy định của pháp luật..
- Tuy có một số quy định về điều kiện áp dụng cho thương nhân nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng về cơ bản, các quy định của pháp luật Việt Nam không hạn chế một cách vô lý hoạt động xuất khẩu của thương nhân nước ngoài, hay của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Quy định này góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam ra nước ngoài..
- Về các hình thức thực hiện các hoạt động xuất khẩu hàng nông sản, các thương nhân Việt Nam có thể trực tiếp xuất khẩu hàng nông sản do mình sản xuất, hoặc cũng có thể mua hàng nông sản từ các hộ gia đình, các hợp tác xã để bán cho thương nhân nước ngoài hoặc.
- cũng có thể trở thành đại lý, mua hàng nông sản của thương nhân nước ngoài, hoặc cũng có thể thông qua hoạt động ủy thác xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc.
- Đối với thương nhân nước ngoài nói chung và thương nhân Trung Quốc nói riêng, các thương nhân này có thể trực tiếp thực hiện hoạt động xuất khẩu bằng việc mua hàng của các thương nhân Việt Nam, hoặc thông qua hoạt động nhận đại lý để mua hàng nông sản của Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc..
- Trường hợp thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên cơ sở hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
- Theo quy định tại Điều 27 Luật Thương mại, để thực hiện các hoạt động xuất khẩu hàng hóa, các thương nhân phải ký kết hợp đồng thương mại quốc tế bằng văn bản..
- Đối với hoạt động đại lý, mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, thương nhân Việt Nam có thể làm đại lý mua hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu.
- Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được quyền ký hợp đồng đại lý sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
- Thương nhân Việt Nam cũng có thể thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng hóa tại nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu.
- Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép quy định tại Nghị định 187/2013, thương nhân chỉ được ký hợp đồng thuê đại lý bán hàng tại nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cho phép.
- Áp dụng các quy định này, các thương nhân Việt Nam hoàn toàn có thể chủ động trong việc tự mình làm đại lý mua hàng nông sản để xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài hoặc thuê thương nhân nước ngoài bán hàng nông sản của Việt Nam tại nước ngoài.
- Hình thức làm đại lý mua hàng nông sản để xuất khẩu cho thương nhân được thực hiện khá rộng rãi trong hoạt động xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang Trung Quốc.
- Ở đây, một thương nhân có thể đứng ra mua gom hàng nông sản từ các hộ gia đình, từ các hợp tác xã sản xuất, sau đó làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa đó cho thương nhân Trung Quốc.
- Hoặc các thương nhân Việt Nam cũng có thể thuê thương nhân Trung Quốc làm đại lý bán hàng nông sản của Việt Nam tại thị trường Trung Quốc..
- Hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu hàng hóa: Thương nhân cũng có thể thực hiện ủy thác cho thương nhân khác xuất khẩu hoặc được nhận ủy thác xuất khẩu từ thương nhân khác các loại hàng hóa, trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu.
- Đối với hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, bên ủy thác và bên nhận ủy thác phải có giấy phép xuất khẩu trước khi ký hợp đồng ủy thác hoặc nhận ủy thác.
- Tương tự, các tổ chức, cá nhân không phải thương nhân, sản xuất hàng nông sản có thể ủy thác xuất khẩu cho thương nhân trên cơ sở hợp đồng ủy thác xuất khẩu hàng hóa.
- Hoạt động này cũng khá phổ biến và tạo điều kiện cho hàng nông sản Việt Nam có nhiều kênh để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nói chung và thị trường Trung Quốc nói riêng..
- Pháp luật Việt Nam cũng có các quy định nhằm khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu qua các nước có chung biên giới đất liền trong đó có Trung Quốc.
- Cụ thể, bên cạnh các hoạt động xuất khẩu được thực hiện thông qua cửa khẩu chính, Quyết định 52/2015 còn cho phép thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa thông qua các cửa khẩu phụ và lối mở biên giới (căn cứ theo quy định của Nghị định 112/2014/NĐ-CP).
- Pháp luật cũng tạo điều kiện cho các thương nhân được quyền thực hiện các hình thức thanh toán thuận tiện như thanh toán bằng tiền mặt, hoặc qua ngân hàng, hoặc cũng có thể được thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu,….
- Ngân hàng Nhà nước cũng thực hiện một số giải pháp tín dụng hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu nông sản.
- Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với lĩnh vực ưu tiên là 7%/năm, điều hành tỷ giá linh hoạt, tạo điều kiện cho xuất khẩu.
- Các quy định này đã tạo nên cơ sở pháp lý thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam ra thị trường nước ngoài nói chung và sang thị trường Trung Quốc nói riêng, qua đó giúp phát triển nông nghiệp nước ta hiệu quả và bền vững..
- Tình hình xuất khẩu nông sản từ Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong những năm vừa qua:.
- Kim ngạch xuất khẩu qua địa bàn tỉnh không ngừng tăng trưởng qua các năm, từ 15,351 triệu USD năm 2006, đến 106,5 triệu USD vào năm 2009, 9 tháng đầu năm 2010 đạt 84,4 triệu USD..
- Thông qua hoạt động thương mại biên giới Việt - Trung, các mặt hàng nông sản, thực phẩm đã xuất khẩu được như sau:.
- Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hạt điều (5,11 triệu USD)..
- Phụ lục: Bảng tổng hợp tháng 11/2015 kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông sản qua các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc.
- Tên mặt hàng Xuất khẩu.
- Trên thực tế, hoạt động xuất khẩu biên mậu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thời gian qua còn tồn tại không ít hạn chế, tính ổn định chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng thế mạnh của cả hai bên..
- Về bối cảnh quốc tế chung: Cuộc cạnh tranh về thị trường đối với các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam, kể cả những ngành hàng có thế mạnh như nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến… ngày càng trở nên gay gắt.
- Thực tế kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2015 vừa qua đã cho thấy rõ những vấn đề nêu trên.
- Nếu năm 2014, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ khi kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục là 28,4 tỷ USD, chiếm khoảng 18,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
- Năm 2015, theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố chiều ngày 25/12 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam chỉ đạt 30,14 tỷ USD (giảm 0,8% so với năm ngoái) do sản xuất nông nghiệp ở một số nhóm sản phẩm gặp nhiều khó khăn, đồng thời do tác động của xu hướng giảm giá sản phẩm nông sản trên thị trường thế giới..
- Lợi nhuận trong hoạt động trồng, chế biến và xuất khẩu nông sản của Việt Nam không cao so với các mặt hàng khác.
- Các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam hiện nay chủ yếu là sản phẩm thô chưa qua chế biến.
- song vẫn chưa thực sự đặt vấn đề một cách mạnh mẽ và ở tầm bao quát được hết các nội dung căn bản trong quản lý hoạt động thương mại biên giới tương xứng với vị trí, vai trò này trong phát triển kinh tế - thương mại nói chung của Việt Nam..
- Một số đề xuất nhằm khai thác tiềm năng hợp tác kinh tế biên mậu Việt Nam - Trung Quốc và thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thông qua địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Theo đó, cặp cửa khẩu Trà Lĩnh (Việt Nam.
- Thứ tư, bên cạnh các yếu tố về hạ tầng giao thông, các trung tâm dịch vụ hỗ trợ hoạt động thương mại hàng hóa cũng cần được xem là một trọng tâm trong giải pháp để khai thác hiệu quả hơn tiềm năng thương mại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- Đây có thể coi là giải pháp mang tính động lực và có thể tạo đột phá trong phát triển kinh tế biên mậu của Việt Nam với Trung Quốc trong thời gian tới..
- Theo đó, cần xác định cơ chế, lộ trình, bước đi cụ thể trong phối hợp đầu tư, phối hợp phát triển các hoạt động hợp tác, kết nối thương mại giữa các địa phương khu vực Tây Bắc, tạo nên chuỗi liên kết giá trị bền chặt của Vùng và từ đó thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa nói chung và nông sản nói riêng sang thị trường Trung Quốc một cách bền vững..
- Thứ sáu, đẩy mạnh công tác thông tin thị trường, đặc biệt thông tin chính xác, kịp thời về tình hình cung cầu các mặt hàng nông sản có tính mùa vụ cao tới các địa phương vùng sản xuất và các doanh nghiệp thu mua, kinh doanh xuất khẩu, tạo sự chủ động trong tổ chức kế hoạch xuất khẩu đạt hiệu quả cao hơn.
- Thứ bảy, khẩn trương thực hiện việc nghiên cứu, xây dựng Đồ án qui hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Cao Bằng theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 20/2014/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2014 nhằm tạo cơ sở quan trọng cho công tác thu hút nguồn lực đầu tư, phát triển đồng bộ, hiệu quả hệ thống hạ tầng và khai thác được tiềm năng, thế mạnh của Cao Bằng trong hoạt động hợp tác phát triển với Trung Quốc nói chung và xuất khẩu các mặt hàng nông sản nói riêng của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc./..
- Nghị định 23/2007/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2007 quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam..
- Nghị định 90/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 05 năm 2007 quy định về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của thương nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt