« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích các điều kiện phát triển Cao Bằng thành trung tâm logistics


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CAO BẰNG THÀNH TRUNG TÂM LOGISTICS.
- Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển thương mại đường biên giữa Việt Nam và khu vực ASEAN với thị trường Trung Quốc, nhu cầu về việc thiết lập các trung tâm logistics dọc biên giới Việt Nam - Trung Quốc trở thành một nhiệm vụ quan trọng.
- (2) phân tích những điều kiện phát triển Cao Bằng trở thành trung tâm logistics và (3) đưa ra một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình phát triển trung tâm logistics tại Cao Bằng..
- Khái quát về trung tâm logistics.
- Tất cả các chủ thể phải được tiếp cận dễ dàng với cơ sở vật chất kỹ thuật của trung tâm logistics.
- phát triển kinh tế và hạn chế ùn tắc giao thông.
- Một trung tâm logistics điển hình bao gồm các thành phần cơ bản như sau:.
- Thiết lập trung tâm logistics là một quyết định lớn, phức tạp và không cho phép phạm sai lầm.
- Để thiết lập và xây dựng một trung tâm logistics cần có các nhóm điều kiện cơ bản sau:.
- Điều kiện về vị trí: Đây là điều kiện đầu tiên và quan trọng nhất đối với trung tâm logistics.
- Điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật: Nơi dự định xây dựng và phát triển trung tâm logistics phải có hạ tầng cơ sở giao thông đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
- Hay nói một cách khác để phát triển một trung tâm logistics đòi hỏi điều kiện về sự gia tăng nhu cầu dịch vụ logistics tại khu vực đó..
- Phân tích các điều kiện phát triển Cao Bằng thành trung tâm logistics 2.1.
- Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, có diện tích tự nhiên 6.690,72 km², chiếm 2,12% diện tích cả nước.
- Với vị trí địa lý này, mặc dù Cao Bằng không nằm trực tiếp trên hai hành lang kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc là hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và hành lang Bách Sắc - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Hình 1b) nhưng Cao Bằng vẫn là một bộ phận của vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ bao gồm miền Bắc Việt Nam và 3 tỉnh của Trung Quốc là Quảng Tây, Quảng Đông và Hải Nam.
- Điều này cho thấy, Cao Bằng có thể tham gia kết nối nội vùng và cùng với các địa phương khác trong vùng Tây Bắc hình thành cực phát triển đối trọng và hợp tác xuyên biên giới với các cụm phát triển năng động của Tây và Tây Nam Trung Quốc..
- Điều đó cho thấy Cao Bằng hoàn toàn có thể trở thành một cửa ngõ kết nối, góp phần mở rộng giao thương kinh tế, thương mại và du lịch giữa Trung Quốc với các nước ASEAN, đặc biệt trong Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (CAFTA)..
- Ở cấp độ liên kết địa phương, Cao Bằng tiếp giáp với thành phố Bách Sắc của Trung Quốc với hơn 4,5 triệu người, thu ngân sách hàng năm trên 100.000 tỷ đồng.
- Bách Sắc cũng được xem là trung tâm nông nghiệp của Trung Quốc.
- Do đó, Cao Bằng có thể phát triển trung tâm logistics để phục vụ xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc, khắc phục tình trạng ùn tắc nông sản ở cửa khẩu trong thời gian qua.
- Không những thế, Cao Bằng cũng kết nối với thành phố Trùng Khánh - một trong bốn trung tâm công nghiệp lớn của Trung Quốc và là điểm trung chuyển hàng hóa của 6 tỉnh miền Tây Nam Trung Quốc.
- Vì vậy, các tỉnh miền Tây Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh hợp tác với các tỉnh cửa ngõ biên giới của Việt Nam như Cao Bằng để xuất nhập khẩu hàng hóa với các nước ASEAN một cách thuận lợi do sẽ rút ngắn được quãng đường vận chuyển đến trên 1.000 km.
- Tuyến đường nối từ Trùng Khánh đến Bách Sắc, qua Cao Bằng về Hải Phòng dài khoảng 320 km cũng là tuyến đường ngắn nhất, giúp đẩy nhanh tốc độ di chuyển hàng hóa đi hoặc đến Trùng Khánh.
- Một thuận lợi nữa là Cao Bằng và Trùng Khánh đã có đàm phán hợp tác 7 lĩnh vực, trong đó có 6 lĩnh vực kinh tế thương mại, đặc biệt là hợp tác kinh tế biên giới theo định hướng của Chính phủ hai bên.
- Đây là lợi thế để Cao Bằng phát triển kinh tế, thu hút đầu tư, đặc biệt là các lĩnh vực dịch vụ thương mại, xuất nhập khẩu và logistics..
- Tất cả những phân tích trên cho thấy, Cao Bằng hội tụ đầy đủ những thuận lợi về vị trí địa lý để có thể trở thành một trung tâm logistics đóng vai trò kết nối không chỉ giữa Cao Bằng và các tỉnh miền Tây của Trung Quốc mà còn kết nối thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc và giữa Trung Quốc với các nước ASEAN..
- Cao Bằng là một trong những tỉnh có lợi thế trong phát triển thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc do có 1 cửa khẩu quốc tế Tà Lùng (huyện Phục Hòa) và 3 cửa khẩu quốc gia là Trà Lĩnh (huyện Trà Lĩnh), Sóc Giang (huyện Hà Quảng), Lý Vạn (huyện Hạ Lang) cùng nhiều cửa khẩu phụ và cặp chợ biên giới..
- Trong những năm qua, Chính phủ và tỉnh Cao Bằng đã đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển hệ thống hạ tầng các cửa khẩu biên giới Cao Bằng.
- Từ năm 2011 đến nay, Cao Bằng đã huy động nhiều nguồn vốn khác nhau để đầu tư hạ tầng cơ sở với tổng trị giá là 518,8 tỷ đồng, đặc biệt là đầu tư phát triển hệ thống cửa khẩu.
- Hơn thế nữa, ngày 11/3/2013 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 20/2013/QĐ- TTg về việc thành lập Khu Kinh tế Cửa khẩu tỉnh Cao Bằng với mục tiêu khai thác lợi thế các cửa khẩu để mở rộng quan hệ đối ngoại, đẩy mạnh hoạt động thương mại, du lịch, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.
- Khu Kinh tế Cửa khẩu tỉnh Cao Bằng có tổng diện tích tự nhiên là 30.130,34 ha, bao gồm 37 xã và 3 thị trấn.
- Việc thành lập Khu Kinh tế Cửa khẩu tỉnh Cao Bằng sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quản lý và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng cửa khẩu đồng bộ, hiện đại, bảo đảm đúng tiêu chí và điều kiện “bao gồm các đơn vị hành chính liền kề, không tách biệt về không gian”..
- Cao Bằng là một tỉnh có địa hình tương đối phức tạp, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, do đó hạ tầng giao thông là hạn chế lớn nhất của Cao Bằng so với các tỉnh biên giới khác mặc dù khoảng cách địa lý từ Cao Bằng đến Hà Nội chỉ khoảng 300 km.
- Hệ thống giao thông hiện nay của Cao Bằng chỉ tập trung ở đường bộ.
- Trong giai đoạn Cao Bằng đã thực hiện chương trình phát triển hạ tầng giao thông đường bộ với các dự án đã hoàn thành bao gồm: Đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 34.
- Đối với vận chuyển đường bộ quốc tế, tuyến vận tải hành khách và hàng hóa giữa Cao Bằng - Bách Sắc đã được thông xe vào ngày 18/7/2013.
- Phía Trung Quốc coi đây này là cánh cửa thông thương với các nước ASEAN, còn phía Việt Nam cũng xem đây là cơ hội để xuất khẩu hàng hóa vào sâu nội địa Trung Quốc.
- Bên cạnh đó, tuyến vận tải đường bộ quốc tế Cao Bằng - Sùng Tả cũng đã được thông xe từ năm 2007.
- Theo quy hoạch phát triển mạng lưới đường giao thông của tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, tỉnh sẽ nâng cấp toàn bộ tuyến đường QL3, QL4A, QL4C và đường tỉnh lộ 201.
- Về mặt chủ trương, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý đầu tư tuyến đường cao tốc từ Lạng Sơn đến Cao Bằng và từ chợ Mới (Bắc Kạn) đến Cao Bằng.
- Nếu được triển khai sớm, sẽ mở ra cơ hội lớn cho Cao Bằng trong tương lai.
- Cũng theo quy hoạch này, sau 2020, Cao Bằng có thể xem xét khai thông luồng lạch trên sông Bằng Giang để đưa vào khai thác vận chuyển.
- Như vậy trong tương lai, Cao Bằng cũng sẽ phát triển đầy đủ các loại hình vận tải hỗ trợ quá trình luân chuyển hàng hóa trong nội vùng và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- Trong giai đoạn hạ tầng dịch vụ bưu chính - viễn thông của Cao Bằng từng bước được đầu tư xây dựng.
- Hiện nay, Cao Bằng đã xây dựng được 666 trạm thu phát sóng di động, 25 bưu cục, 155 điểm bưu điện văn hóa xã.
- Trong những năm qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư Cao Bằng đã phối hợp với các sở, ban, ngành, các huyện có khu kinh tế cửa khẩu huy động tổng hợp nhiều nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu, vốn vay, nguồn thu sử dụng đất, nguồn thu phí sử dụng bến bãi, huy động vốn của các nhà đầu tư.
- Đặc biệt, Cao Bằng đã thu hút 49 dự án đầu tư (trong đó có 08 dự án đầu tư nước ngoài) với tổng số vốn đăng ký là 30,855 triệu USD và trên 3.123 tỷ đồng trong khu kinh tế cửa khẩu.
- Hiện nay, đã có 20 dự án hoàn thành và đi vào hoạt động có hiệu quả, góp phần đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu của tỉnh Cao Bằng.
- Đây chính là những nguồn lực quan trọng để Cao Bằng đầu tư phát triển kinh tế cũng như phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng logistics..
- Nhu cầu về dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Nhu cầu về dịch vụ logistics tại Cao Bằng gia tăng mạnh trong những năm gần đây cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng nói riêng và kim ngạch xuất nhập khẩu không ngừng gia tăng giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng như giữa ASEAN và Trung Quốc nói chung.
- Đây là một trong những điều kiện quyết định đến yêu cầu cần phải phát triển Cao Bằng trở thành trung tâm logistics..
- Trên bình diện quốc gia, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam với kim ngạch xuất và nhập khẩu tăng đều qua các năm (Hình 2).
- Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 14,93 tỷ USD, tăng 12,03%.
- Cũng trong năm qua, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc đạt 43,7 tỷ USD.
- Do đó, Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 (chỉ sau Hoa Kỳ) của Việt Nam trong những năm gần đây (Hình 3)..
- Riêng đối với mặt hàng nông sản, Trung Quốc hiện vẫn là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam.
- Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2013, xuất khẩu nhóm hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 4,14 tỷ USD, chiếm 31,2% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc và 20,9% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
- Sang năm 2014, kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt hơn 8 tỉ USD, chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước.
- Bên cạnh đó, phía Trung Quốc cũng đang xây dựng Dự án đồng bộ tàu chuyên chở rau xanh, hoa quả Bách Sắc - Bắc Kinh - Trung tâm giao dịch nông sản Trung Quốc - ASEAN.
- Do đó, nếu phát triển Cao Bằng thành trung tâm logistics tập trung vào phục vụ mặt hàng nông sản xuất khẩu, kết nối trực tiếp với trung tâm nông sản Bách Sắc của Trung Quốc thì chắc chắn rằng những bất cập trên sẽ được giải quyết triệt để..
- Hình 3: Vị trí của trung Quốc trong cán cân thương mại của Việt Nam năm 2014 (tỷ USD) (Nguồn: UN Comtrade Database).
- Hình 2: Kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn Đơn vị: tỷ USD).
- Đây sẽ là những tiền đề và cơ sở quan trọng để góp phần thúc đẩy hơn nữa hợp tác song phương và tạo môi trường pháp lý ổn định, minh bạch cho hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc một cách chính quy và bài bản..
- Trung Quốc .
- Ở phạm vi khu vực, hợp tác kinh tế thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ trong thời gian vừa qua và trở thành trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc.
- Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN và các nước ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc (sau EU và Mỹ).
- Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 150,4 tỷ USD, chiếm 11,6% tổng kim ngạch xuất khẩu.
- kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc đạt 216,1 tỷ USD, chiếm 17,5% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả khu vực ASEAN (Bảng 1)..
- Trong thời gian tới, sự gần gũi về địa lý và tính bổ sung cho nhau lớn sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN với Trung Quốc phát triển mạnh mẽ.
- Điều này sẽ kéo theo sự dịch chuyển đáng kể của dòng hàng hóa qua các cửa ngõ nối giữa Trung Quốc và các quốc gia ASEAN.
- Vì vậy, nếu Cao Bằng - một trong những cửa ngõ quan trọng - phát triển thành một trung tâm logistics sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển và đẩy mạnh hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc..
- Bên cạnh các điều kiện tiên quyết trên, Cao Bằng cũng hội tụ những điều kiện khác để có thể phát triển thành một trung tâm logistics đóng vai trò kết nối nội vùng Tây Bắc và giữa Việt Nam cũng như các nước ASEAN với Trung Quốc.
- Cao Bằng có quyết tâm chính trị: Các cấp lãnh đạo của tỉnh đều quyết tâm đưa Cao Bằng trở thành khu hợp tác kinh tế biên giới như chủ trương của hai chính phủ, đồng thời là trung tâm dịch vụ logistics toàn vùng sau này.
- Đây sẽ là một trong những bước đi đầu tiên góp phần cụ thể hóa, định vị Cao Bằng là trung tâm trung chuyển và chế biến hàng hóa, nhất là hàng nông sản và dịch vụ logistics.
- liên kết các khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới của Trung Quốc.
- là điểm trung chuyển đường bộ quan trọng kết nối khu Tây Nam Trung Quốc và các nước Đông Nam Á..
- Nguồn nhân lực: Với những quyết tâm trong công tác giáo dục, đào tạo, giai đoạn chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh Cao Bằng đã được nâng lên đáng kể.
- Một số vấn đề cần lưu ý khi phát triển Cao Bằng thành trung tâm logistics..
- Mặc dù đã hội tụ đủ yếu tố thuận lợi mang tính khách quan và chủ quan nhưng để phát triển thành công Cao Bằng thành trung tâm logistics, tỉnh cần lưu ý một số vấn đề như sau:.
- Phát triển Cao Bằng thành trung tâm logistics phải phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn của tỉnh Cao Bằng nói riêng cũng như cả vùng Tây Bắc và Việt Nam nói chung.
- Do đó, tỉnh Cao Bằng cần chủ động khuyến nghị với Chính phủ trong việc phê duyệt dự án, cấp đất đai, giải phóng mặt bằng, đầu tư tài chính, thuế, bảo lãnh Chính phủ… để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu của tỉnh..
- Để có thể phát triển Cao Bằng thành trung tâm logistics hiện đại và đóng góp thiết thực cho kinh tế địa phương, kinh tế vùng và hợp tác quốc tế, trước hết Cao Bằng cần tiếp tục đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng logistics bao bồm hạ tầng cửa khẩu, giao thông, kho tàng, bến bãi… Đây chính là vấn đề yếu kém, khó khăn nhất của Cao Bằng.
- Trung tâm logistics tại Cao Bằng sau khi được đầu tư xây dựng chỉ có thể hoạt động hiệu quả và mang lại lợi ích thiết thực khi công suất của trung tâm logistics được khai thác một cách triệt để.
- Do đó, bên cạnh việc đầu tư phát triển hạ tầng, Cao Bằng cần có chiến lược thu hút dòng lưu chuyển hàng hóa và dịch vụ qua địa bàn tỉnh, từ đó tạo ra luồng hàng ổn định mà trung tâm logistics phục vụ thông qua việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Khi đó, trung tâm logistics Cao Bằng sẽ là một hệ thống dịch vụ hoàn hảo, sẵn sàng phục vụ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, loại bỏ các nút thắt hàng hóa trong chuỗi cung ứng..
- Riêng đối với xuất khẩu hàng nông sản, Cao Bằng và Bách Sắc của Trung Quốc cũng như Chính phủ hai bên có thể xây dựng chiến lược hợp tác về hàng nông sản, tổ chức nghiên cứu những mặt hàng nông sản Việt Nam đã, đang và sẽ xuất khẩu sang Trung Quốc;.
- Thông qua tuyến đường này, Cao Bằng có thể liên hệ với các tỉnh Tây Nam Bộ, miền Nam Việt Nam để tổ chức cung cấp nông sản sang thị trường Trung Quốc trên cơ sở đơn đặt hàng đã ký kết.
- Khi đó lượng nông sản xuất khẩu qua Cao Bằng sẽ lớn hơn rất nhiều, đồng thời khắc phục tình trạng ùn tắc nông sản ở cửa khẩu trong thời gian qua.
- Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này đòi hỏi Cao Bằng phải đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản sau thu hoạch.
- Phát triển các trung tâm logistics là một xu thế tất yếu tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập nhằm khai thác tốt lợi thế về vị trí địa lý và đáp ứng yêu cầu của một nền kinh tế hướng về xuất khẩu.
- Cao Bằng là một tỉnh hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi về địa bàn, mức độ đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, sự gia tăng về luồng chu chuyển hàng hóa cũng như quyết tâm và định hướng phát triển của lãnh đạo các cấp.
- Do đó, nếu khai thác tốt những lợi thế này và có giải pháp, chính sách phù hợp, hiệu quả chắc chắn Cao Bằng sẽ trở thành một trung tâm logistics quan trọng, đóng vai trò là “cầu nối” giữa Việt Nam và khu vực ASEAN với thị trường Trung Quốc..
- Trần Sĩ Lâm (2010), Việt Nam cần có trung tâm logistics, Vietnam Logistics Review..
- Phạm Thị Tuệ (2011), Báo cáo kết quả chuyến đi khảo sát: Phát triển Cao Bằng thành trung tâm logistics, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: Logistics đô thị bền vững, ĐHTM, Tháng 3/2011..
- UBND tỉnh Cao Bằng (2012), Quyết định số 1864/QĐ-UBND ban hành ngày phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại biên giới tỉnh Cao Bằng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020..
- Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 20/2014/QĐ-TTg ban hành ngày 11/3/2014 về việc Thành lập Khu Kinh tế Cửa khẩu tỉnh Cao Bằng..
- Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 512/QĐ-TTg ban hành ngày 11/4/2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025..
- Tỉnh ủy Cao Bằng (2015), Dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đại biểu Đảng Bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ .
- Thủ tướng Chính phủ (2015), Quyết định số 1012/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt