« Home « Kết quả tìm kiếm

Luận văn Thạc sĩ Chính sách công: Quản lý nhà nước đối với dịch vụ vận tải hành khách hỗ trợ bởi ứng dụng công nghệ


Tóm tắt Xem thử

- QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH.
- Theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP ban hành ngày về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô” thì dịch vụ kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hoá, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi.
- Bên cạnh đó, loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi cũng được các cơ quan QLNN qui định cụ thể các điều kiện về kinh doanh nhằm bảo vệ người tiêu dùng, nhân viên lái xe và đảm bảo việc điều hành giao thông đô thị ở các thành phố lớn thủ đô Hà Nội hay TP.HCM..
- Tuy nhiên, cuối năm 2013, một số doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được hỗ trợ bởi ứng dụng công nghệ như Uber/Grab cạnh tranh trực tiếp với các hãng taxi truyền thống như Mai Linh, Vinasun ở khu vực Hà Nội và TP.HCM, từ đó gây nên làn sóng tranh cãi giữa các bên về tính hợp pháp (luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh), lợi ích thực sự đem lại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội của các dịch vụ taxi mới mẻ này.
- Đà Nẵng cũng đã có công văn không chấp thuận cho Grabcar triển khai thí điểm dịch vụ này ở Đà Nẵng càng làm cho việc tranh luận Uber/Grab là công ty cung cấp dịch vụ điện tử kết nối vận tải hành khách hay là một công ty taxi áp dụng công nghệ mới?.
- Việc ứng dụng công nghệ mới này trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách đã được các doanh nghiệp như Uber/Lyft triển khai ở Mỹ từ năm 2010 và bắt đầu mở rộng ra toàn thế giới..
- Rõ ràng các dịch vụ vận tải hành khách được hỗ trợ bởi công nghệ không phải là dịch vụ vận tải hành khách truyền thống.
- Doanh nghiệp cung cấp ứng dụng công nghệ cũng không phải là doanh nghiệp công nghệ và do vậy không phải chịu sự quản lý đối với dịch vụ vận tải cũng không hợp lý.
- Như vậy, các doanh nghiệp này đã tham gia vào dịch vụ vận tải hành khách bằng xe ô tô thông qua ứng dụng công nghệ của mình mà các văn bản pháp luật/qui định hiện hữu chưa công nhận đây là một loại hình kinh doanh vận tải hành khách mới..
- Nhằm bảo vệ các bên tham gia vào dịch vụ vận tải hành khách được hỗ trợ bởi ứng dụng công nghệ, cơ quan QLNN phải điều chỉnh luật/quy định hiện hữu và/hay ban hành luật/quy định mới cho loại hình này.
- Từ kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn hoạt động ở Việt Nam, luận văn đưa ra đề xuất các cơ quan QLNN cần điều chỉnh, bổ sung Nghị định 86/2014/NĐ-CP, Thông tư 63/2014/TT-BGTVT và Thông tư liên tịch 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT theo hướng công nhận dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách mới này là dịch vụ vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử.
- Bối cảnh hoạt động vận tải bằng ô tô khi có Uber.
- CHƯƠNG 3 – DỊCH VỤ UBER Ở VIỆT NAM 18 3.1.
- Quan điểm coi dịch vụ Uber là một dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách.
- Xác định loại hình kinh doanh của dịch vụ Uber/Grab tại Việt Nam.
- GTVT Giao thông Vận tải.
- HHVT Hiệp hội Vận tải.
- VTHK Vận tải hành khách.
- taxi phải tuân thủ pháp luật theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải băng ô tô ban hành ngày thay thế cho các văn bản trước đây.
- Với việc một ứng dụng công nghệ đã làm thay đổi mô hình kinh doanh vận tải truyền thống chắc chắn sẽ gây ra nhiều tranh luận trong giai đoạn đầu do các qui định của nhà nước chưa tiên liệu được sự phát triển nhanh chóng của xã hội.
- Bên cạnh đó, thị trường vận tải hành khách truyền thống và xã hội sẽ có nhiều ý kiến phản đối hoặc ủng hộ cho dịch vụ kết nối nhu cầu vận tải bằng công nghệ trong khi pháp luật chưa đưa ra các qui định quản lý loại hình kinh doanh mới này..
- Mục tiêu thứ nhất của luận văn là phân tích bản chất của dịch vụ mới này có phải dịch vụ vận tải hành khách hiện đang được pháp luật điều chỉnh và Nhà nước cần phải quản lý dịch vụ mới này hay không?.
- Mục tiêu thứ hai của luận văn là đề xuất khung quản lý nhà nước đối với dịch vụ vận tải hành khách hỗ trợ bởi ứng dụng công nghệ và các dịch vụ tương tự..
- Dịch vụ vận tải hành khách được hỗ trợ bởi ứng dụng công nghệ chỉ là dịch vụ cung ứng giải pháp công nghệ hay thực chất là dịch vụ vận tải?.
- Tuy nhiên, luận văn tập trung phân tích dịch vụ Uber vì đây là dịch vụ kết nối vận tải hành khách hỗ trợ bởi ứng dụng công nghệ phổ biến nhất.
- Chương 3 phân tích dịch vụ Uber tại Việt Nam.
- Việc nhà nước ban hành các văn bản pháp luật quản lý dịch vụ vận tải hành khách buộc các đối tượng tham gia vào dịch vụ này phải tuân thủ đúng và đủ các điều kiện cơ bản nhằm bảo vệ sự an toàn của hành khách, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho lái xe và trật tự an toàn cho xã hội..
- Tùy theo điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia mà các đối tác tham gia vào dịch vụ vận tải phải tuân thủ các qui định của nhà nước như phải đăng ký hoạt động kinh doanh vận tải, sử dụng lái xe có đủ điều kiện hành nghề, tạo công ăn việc làm, tham gia đầy đủ nghĩa vụ thuế và đảm bảo sự công bằng cho các đối tác cùng ngành nghề,...
- Nếu một đối tác mới tham gia vào thị trường cung cấp dịch vụ vận tải không tuân thủ đầy đủ các điều kiện theo qui định và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn cho xã hội thì nhà nước cần phải can thiệp để bảo vệ..
- Do vậy, Uber không bị ràng buộc bởi các quy định quản lý nhà nước hiện tại trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hành khách..
- Sau một thời gian quan sát hoạt động của Uber và phản ứng gay gắt của các hãng taxi truyền thống, không có thành phố hay chính quyền địa phương nào coi dịch vụ Uber chỉ thuần túy là một ứng dụng công nghệ mà không phải chịu điều chỉnh của luật và qui định về dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách..
- Nhưng ở thái cực kia, một số các thành phố coi dịch vụ Uber hoàn toàn là dịch vụ vận tải như taxi và buộc Uber phải tuân thủ khung quản lý nhà nước hiện hành đúng như taxi..
- Vào tháng 7 năm 2017, Tổng trưởng lý (Advocate General) của Tòa Công lý EU (Court of Justice) cho rằng dịch vụ Uber “phải được xếp là dịch vụ trong ngành vận tải” 3 .
- Trong khi đó, nhiều thành phố ở Bắc Mỹ và châu Á coi Uber là một hình thức kinh doanh mới, không hoàn toàn là một dịch vụ ứng dụng công nghệ cũng không hoàn toàn là một dịch vụ vận tải truyền thống.
- Tại Mỹ, Luật pháp mỗi tiểu bang đều có những qui định riêng về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải như giấy phép hành nghề của lái xe, người lái xe Uber hoặc là nhân viên của Uber hoặc là bên kinh doanh vận tải độc lập..
- Mặc dù việc ứng dụng công nghệ mới vào quản lý vận tải mang lại lợi ích cho người tiêu dùng nhưng Uber vẫn bị các công ty và lái xe taxi truyền thống tổ chức các cuộc biểu tình phản đối sự có mặt của họ.
- Vì vậy, để tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp cùng ngành nghề, chính quyền Ấn Độ buộc Uber và các công ty ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải phải thay đổi giấy phép kinh doanh, tuân thủ các phương thức thanh toán, kê khai nộp thuế đầy đủ theo luật pháp hiện hành..
- Chính quyền Trung Quốc đã chủ động để cho một vài công ty vận tải tư nhân như Didi nắm quyền chi phối ngành vận tải hành khách tự điều chỉnh các hoạt động kinh doanh của Uber nhằm tạo sự ổn định cho thị trường vận tải và bảo vệ người tiêu dùng nội địa..
- Tóm lại, các công ty cung cấp giải pháp công nghệ khi tham gia vào thị trường vận tải hành khách buộc phải chịu điều chỉnh của luật và qui định về dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách nhằm đảm bảo sự an toàn cho hành khách, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho lái xe và trật tự an toàn cho xã hội..
- CHƯƠNG 3 – DỊCH VỤ UBER Ở VIỆT NAM.
- Đầu năm 2014, Uber bắt đầu triển khai dịch vụ kết nối vận tải hành khách bằng ứng dụng công nghệ tại TP.HCM rồi sau đó là Hà Nội.
- Các lái xe ô tô cá nhân được Uber cung cấp miễn phí phần mềm kết nối vận tải ra mắt ở TP.HCM.
- Với hình thức kinh doanh vận tải hành khách hỗ trợ bởi ứng dụng công nghệ như Uber/Grab thì khách hàng và lái xe thông qua ứng dụng công nghệ được cài đặt trên điện thoại thông minh thực hiện dịch vụ vận tải hành khách và thanh toán chi phí dịch vụ.
- Đặng Việt Dũng – Tổng Giám đốc Uber Việt Nam cho biết: “Uber muốn hoạt động đúng bản chất là một công ty công nghệ làm dịch vụ kết nối vận tải”..
- Theo Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng: “Luật Đầu tư (sửa đổi) đã có hiệu lực từ tháng 7/2015 thì luật không hề quy định việc kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin trong lĩnh vực giao thông vận tải hành khách là lĩnh vực cấm.
- Về phân biệt loại hình dịch vụ, ông cũng cho rằng: “không nên đánh đồng giữa doanh nghiệp vận tải với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin được”..
- Đại diện cho các công ty taxi, HHTX TP.HCM đã gửi Kiến nghị đến các cơ quan quản lý nhà nước đề nghị xem xét lại tính pháp lý khi Uber hoạt động trái với Nghị định số 86/2014/NĐ-CP (ban hành ngày của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô và Thông tư 63/2014/TT-BGTVT (ban hành ngày của Bộ GTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ..
- Theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP, kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách có hành trình và lịch trình theo yêu cầu của hành khách, cước tính theo đồng hồ tính tiền căn cứ vào km xe lăn bánh, thời gian chờ đợi.
- Kinh doanh vận tải hành khách ở Việt Nam là một ngành kinh doanh có điều kiện.
- Có thể thấy rằng việc áp dụng các quy định hiện hữu về vận tải hành khách đối với các dịch vụ mới này là không phù hợp.
- Ở Việt Nam, bắt buộc Uber phải tuân thủ theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và Thông tư 63/2014/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ sẽ làm cho Uber gần như không thể hoạt động hợp pháp, đồng nghĩa với việc Uber sẽ rút khỏi thị trường Việt Nam..
- Coi Uber/Grab là dịch vụ vận tải hành khách theo hợp đồng và áp dụng đúng quy định hiện hành cũng bất hợp lý.
- Theo quy định hiện hành đối với dịch vụ vận tải hành khách theo hợp đồng là lái xe phải mang theo hợp đồng vận chuyển và danh sách hành khách.
- Vậy, Uber, Grab và các dịch vụ tương tự không phải là dịch vụ vận tải hành khách hay cụ thể hơn là dịch vụ taxi truyền thống..
- Nhưng lập luận cho rằng Uber chỉ là một doanh nghiệp cung cấp ứng dụng công nghệ và do vậy không phải chịu sự quản lý đối với dịch vụ vận tải cũng không hợp lý.
- Nhưng ngoài giải pháp kết nối, Uber thông qua ứng dụng công nghệ của mình còn quy định về chặng đường vận tải và giá vận tải (giá trọn gói hoặc giá theo km).
- Như vậy, cũng không khác với kinh nghiệm ở đa số các nơi trên thế giới, dịch vụ Uber/Grab ở Việt Nam là môt loại hình kinh doanh mới về vận tải hành khách trong một nền kinh tế chia.
- sẻ.Không thể cấm và cũng không thể áp đặt hệ thống quy định quản lý nhà nước hiện hữu lên loại hình này.Nhưng cũng không thể coi chỉ cần áp dụng hệ thống quản lý về dịch vụ công nghệ mà không cần một khung quản lý mới trong lĩnh vực vận tải hành khách..
- Dịch vụ vận tải hành khách với sự hỗ trợ của ứng dụng công nghệ như Uber/Grab cần được xác định là dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách bằng hợp đồng điện tử dưới sự quản lý của Nhà nước..
- Xuất phát từ quan điểm ban đầu cho rằng Uber/Grab là dịch vụ kết nối cung-cầu vận tải hành khách bằng ứng dụng công nghệ, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo rằng việc cho phép loại hình này hoạt động ở Việt Nam là phù hợp với quy định của Luật Giao dịch Điện tử..
- Tuy nhiên, Bộ GTVT sau đó đã đưa ra quan điểm cho rằng loại hình dịch vụ Uber/Grab cũng cần sự điều chỉnh của quy định về kinh doanh vận tải.Theo Bộ GTVT, “có trường hợp phần mềm hỗ trợ kết nối được cung cấp bởi một tổ chức ở nước ngoài, không đăng ký hoạt động ở Việt Nam.
- Điều này là chưa phù hợp với quy định hiện hành về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô”..
- Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam đã chủ động gửi Bộ GTVT “Đề án thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng” vào ngày 15/7/2015.
- Ngày Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 1850/Ttg-KTN đồng ý Bộ Giao thông vận tải thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng.
- Ngày 7/1/2016, Bộ GTVT bằng Quyết định 24/QĐ-BGTVT đã ban hành Kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành.
- Quyết định 24/QĐ-BGTVT do Bộ GTVT ký ngày ban hành “Kế hoạch thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng” đính kèm bản kế hoạch và hai phụ lục đính kèm với những nội dung chính như sau:.
- các đơn vị kinh doanh vận tải gồm doanh nghiệp và hợp tác xã đủ điều kiện kinh doanh vận tải tại 5 địa phương thử nghiệm mới được tham gia thí điểm.
- Nội dung công việc và trách nhiệm của các đơn vị tham gia đề án thí điểm Grabcar, qui định cụ thể các công việc phải thực hiện liên quan đến các bên tham gia thí điểm gồm công ty TNHH Grabtaxi, hành khách, đơn vị kinh doanh vận tải..
- Cụ thể, Uber phải đăng ký hoạt động kinh doanh ở Việt Nam, bổ sung chức năng và được cấp phép kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng ở 5 tỉnh thành được cho phép thí điểm.
- Uber Việt Nam cũng đã làm rõ được quyền và trách nhiệm của đơn vị cung cấp dịch vụ ứng dụng khoa học công nghệ, đơn vị kinh doanh vận tải đối với hành khách và thực hiện quy chế phối hợp, giải quyết các khiếu nại của hành khách như các đơn vị đã được tham gia thí điểm trước đó..
- Cụ thể, coi hình thức kinh doanh vận tải hành với sự hỗ trợ của ứng dụng công nghệ là loại hình kinh doanh vận tải hành khách bằng hợp đồng điện tử..
- Đồng thời, luật đã qui định dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng mà Hợp đồng dịch vụ vận tải hành khách sử dụng ứng dụng công nghệ như Uber và Grab ở đây được hiểu là hợp đồng điện tử..
- Thứ nhất, bổ sung định nghĩa doanh nghiệp cung cấp ứng dụng công nghệ kết nối dịch vụ vận tải là doanh nghiệp sử dụng một nền tảng công nghệ trực tuyến (online-enabled platform) để kết nối hành khách với phương tiện vận tải là ô tô.
- Đặt tên gọi cho các doanh nghiệp này là doanh nghiệp công nghệ kết nối vận tải.
- Việc này nhằm phân biệt rõ ràng giữa DN sử dụng công nghệ trực tuyến kết nối vận tải với các DN kết nối vận tải không sử dụng công nghệ kết nối, hỗ trợ hành khách khác đã qui định trong pháp luật..
- Thứ hai, DN công nghệ kết nối vận tải phải là DN được đăng ký thành lập ở Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp.
- Đây là một điều kiện bắt buộc để DN công nghệ kết nối vận tải có thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ khi kinh doanh hợp pháp ở Việt Nam..
- Thứ ba, định nghĩa kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử là kinh doanh vận tải không theo tuyến cố định và được thực hiện theo hợp đồng vận tải dưới dạng điện tử giữa người thuê vận tải và DN công nghệ kết nối vận tải.
- Thứ năm, người thuê vận tải (bên A của hợp đồng điện tử) thanh toán tiền cho DN công nghệ kết nối vận tải (bên B của hợp đồng điện tử) một cách trực tiếp (nếu qua thẻ) hay.
- DN công nghệ kết nối vận tải không thể chuyển giao trách nhiệm và nghĩa vụ này cho chủ xe/lái xe.
- Đây là quy định về an toàn đối với loại dịch vụ vận tải hành khách mới này.
- Việc này là trách nhiệm và nghĩa vụ của doanh nghiệp công nghệ kết nối vận tải đối với hành khách thuê vận tải.
- Đây là quy định về an toàn đối với loại dịch vụ vận tải hành khách mới này..
- Thứ bảy, DN công nghệ kết nối vận tải ký kết hợp đồng với các cá nhân, hộ và doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách để thực hiện hoạt động vận tải hành khách theo ủy thác.
- DN công nghệ kết nối vận tải thanh toán cho các cá nhân, hộ và doanh nghiệp vận tải hành khách theo tỷ lệ % của giá trị hợp đồng điện tử với hành khách theo thỏa thuận hợp đồng.
- Thứ tám, Các hộ kinh doanh và doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách ký hợp đồng với DN tham gia cung cấp dịch vụ phải thỏa mãn các điều kiện chung về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và có giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô hay là thành viên của tổ chức có giấy phép này.
- Đây là quy định nhằm đảm bảo kinh doanh bình đẳng giữa các loại hình vận tải hành khách..
- Thứ mười, giá cước được các hộ kinh doanh và DN kinh doanh vận tải hành khách kê khai và niêm yết (kể cả mức tăng giá vào giờ cao điểm hay sau 22 giờ đêm) theo đúng qui định.
- Ngoài ra, trong thời gian thực hiện các đề án thí điểm về ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khác, Bộ GTVT cũng cần lấy kinh nghiệm của loại hình này để đổi với các quy định quản lý áp dụng cho loại hình vận tải taxi và vận tải hành khác bằng hợp đồng truyền thống.
- Hầu hết các thành phố, quốc gia trên thế giới đều không xem dịch vụ Uber đơn thuần là một ứng dụng công nghệ và không phải chịu điều chỉnh của luật/qui định về dịch vụ vận tải.
- Chỉ có một số ít thành phố coi Uber hoàn toàn là dịch vụ vận tải như taxi và buộc Uber phải tuân thủ các khung QLNN như taxi.Trong những tình huống này, phản ứng của Uber là không tuân thủ và kết quả là dịch vụ Uber bị cấm hoạt động..
- Đa số các thành phố coi Uber là một hình thức kinh doanh mới, không hoàn toàn là một dịch vụ ứng dụng công nghệ cũng không hoàn toàn là một dịch vụ vận tải truyền thống.
- Nhằm bảo vệ các bên tham gia vào dịch vụ vận tải hành khách được hỗ trợ bởi ứng dụng công nghệ, cơ quan QLNN Việt Nam phải điều chỉnh luật/quy định hiện hữu và/hay ban hành luật/quy định mới cho loại hình này như: công nhận dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách mới này là dịch vụ vận tải hành khách theo hợp đồng điện tử.
- Cụ thể, cơ quan QLNN đã xây dựng và áp dụng thí điểm một khung quản lý để điều tiết dịch vụ này bằng Quyết định số 24/QĐ-BGTVT ban hành ngày của Bộ GTVT về việc thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng bên cạnh Nghị định số 86/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh và Điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã ban hành ngày 10/9/2014.
- Công văn số 34/2014/HH-CV (2014), Đề nghị tạm dừng hoạt động đối với taxi Uber của Hiệp hội Vận tải Hà Nội..
- “Đề án thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng và taxi”.
- Nghị định 86/2014/NĐ-CP (2014), Về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô..
- Quyết định số24/QĐ-BGTVT (2016) Về việc thí điểm triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng..
- Thông tư 63/2014/TT-BGTVT (2014), Qui định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô vận tải đường bộ..
- Thông tư liên tịch 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT (2014), Hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt