intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình cơ khí: Một số tính năng kỹ thuật cơ bản của động cơ Diezel

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

326
lượt xem
137
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khảo nghiệm động cơ là phương pháp dùng để kiểm tra và nghiên cứu động cơ đốt trong, để xác định các thông số cơ bản của động cơ, từ đó điều chỉnh sao cho động cơ có độ tin cậy làm việc và tuổi bền đạt mức cao nhất. Yêu cầu chung. Khảo nghiệm cần phải tiến hành cho từng động cơ với mục đích kiểm tra các thông số cơ bản và chất lượng lắp ráp của động cơ. Khảo nghiệm phải tiến hành khi nghiệm thu lần cuối. Các động cơ phải được khảo nghiệm định kỳ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình cơ khí: Một số tính năng kỹ thuật cơ bản của động cơ Diezel

  1. Giáo trình cơ khí chế tạo máy Tổng quan về thực nghiệm và một số tính năng kỹ thuật cơ bản của động cơ Diezel
  2. -1- Chương 1 TỔNG QUAN VỀ THỰC NGHIỆM VÀ MỘT SỐ TÍNH NĂNG KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA ĐỘNG CƠ DIESEL
  3. -2- 1.1. TỔNG QUAN VỀ KHẢO NGHIỆM ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG. 1.1.1. Định nghĩa và yêu cầu chung. 1.1.1.1. Định nghĩa. Khảo nghiệm động cơ là phương pháp dùng để kiểm tra và nghiên cứu động cơ đốt trong, để xác định các thông số cơ bản của động cơ, từ đó điều chỉnh sao cho động cơ có độ tin cậy làm việc và tuổi bền đạt mức cao nhất. 1.1.1.2. Yêu cầu chung. Khảo nghiệm cần phải tiến hành cho từng động cơ với mục đích kiểm tra các thông số cơ bản và chất lượng lắp ráp của động cơ. Khảo nghiệm phải tiến hành khi nghiệm thu lần cuối. Các động cơ phải được khảo nghiệm định kỳ để kiểm tra các thông số, độ tin cậy làm việc và độ bền cũng như để kiểm tra tính ổn định của động cơ. Khảo nghiệm phải được tiến hành trong các điều kiện kỹ thuật cho phép. 1.1.2. Mục đích và nội dung nghiên cứu động cơ đốt trong. 1.1.2.1. Mục đích nghiên cứu động cơ đốt trong. Với trình độ hiểu biết hiện nay, chúng ta chưa có khả năng xác định một cách chính xác những tính chất đặc trưng và công dụng thực tế của động cơ đốt trong bằng con đường tính toán lý thuyết. Bởi vậy, nghiên cứu động cơ đốt trong vẫn là một công việc cần thiết nhằm mục đích kiểm tra các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và các thông số của động cơ, trên cơ sở đó có thể rút ra kết luận về khả năng và phương hướng hoàn thiện nó. 1.1.2.2. Nội dung nghiên cứu động cơ đốt trong. 1. Nghiên cứu kiểm tra. Kiểm tra các thông số cơ bản và chất lượng lắp ráp của động cơ sau khi chế tạo hoặc sữa chữa động cơ. Có hai loại nghiên cứu kiểm tra đó là : “ kiểm tra sản xuất và kiểm tra định kỳ ”. Cụ thể như sau :  Kiểm tra sản xuất được tiến hành cho các động cơ trước khi xuất xưởng, kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho việc nghiệm thu hay loại bỏ một động cơ cụ thể.
  4. -3-  Kiểm tra định kỳ được tiến hành cho động cơ chọn từ dây chuyền sản xuất một cách ngẫu nhiên. Mục đích kiểm tra định kỳ là kiểm tra tính ổn định của sản xuất, kết quả kiểm tra định kỳ sẽ là cơ sở để đánh giá chất lượng dây chuyền công nghệ đang được áp dụng. 2. Nghiên cứu so sánh. Mục đích của nghiên cứu so sánh là đánh giá động cơ về mọi phương diện và lập hồ sơ kỹ thuật của nó. Đối tượng nghiên cứu có thể là động cơ chế thử hoặc động cơ của một hãng chế tạo khác. Nghiên cứu động cơ chế thử là kiểm tra mức độ đúng đắn của phương pháp tính toán, thiết kế và chế tạo. kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở quyết định tiến hành sản xuất hàng loạt hay phải điều chỉnh những giải pháp đã sử dụng. Nghiên cứu động cơ của hãng chế tạo khác nhằm mục đích thu thập thông tin phục vụ cho công việc cải tiến hoặc thiết kế động cơ mới. 3. Nghiên cứu khoa học hay nghiên cứu cơ bản. Mục đích nghiên cứu cơ bản động cơ đốt trong là tìm ra những quy luật chi phối các quá trình diễn ra trong động cơ đốt trong, giải thích bản chất của chúng, thiết lập những phương pháp tính toán và thực nghiệm mới…. Kết quả nghiên cứu cơ bản có thể được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình thực hiện động cơ. Nghiên cứu động cơ đốt trong được tiến hành trong các phòng thí nghiệm hoặc trong điều kiện sử dụng thực tế (gọi là thử nghiệm trực tiếp). Nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm cho phép chúng ta điều chỉnh động cơ một cách dễ dàng và sử dụng đa dạng các thiết bị nghiên cứu, kết quả thu được không phụ thuộc vào những ngẫu nhiên bên ngoài. Thử nghiệm trực tiếp cho phép chúng ta đánh giá với mức độ chính xác nhất định, độ tin cậy, tuổi bền và sự hoạt động bình thường của động cơ trong điều kiện sử dụng thực tế. Thông thường kết quả thử nghiệm thực tế có tác dụng bổ sung cho nghiên cứu tại phòng thí nghiệm. 1.1.3. Xưởng khảo nghiệm động cơ đốt trong. 1.1.3.1. Tổ chức xưởng khảo nghiệm động cơ đốt trong.
  5. -4- Xưởng khảo nghiệm động cơ đốt trong là nơi thực hiện những công việc nghiên cứu động cơ. Nó là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của một cơ sở thiết kế, chế tạo hoặc nghiên cứu động cơ. Quy mô xưởng thí nghiệm động cơ tuỳ thuộc vào mục tiêu, tính chất và nội dung nghiên cứu cũng như khả năng tài chính của cơ sở quản lý. Nói chung xưởng khảo nghiệm động cơ không thể tự thoả mãn đầy đủ về nguồn nhân lực cũng như trang thiết bị mà phải hợp tác với các cơ sở chế tạo và các phòng khảo nghiệm khác như :“ nhiên liệu, dầu bôi trơn, sức bền vật liệu, xưởng gia công cơ khí.v.v… Một xưởng khảo nghiệm động cơ đốt trong bao gồm các phòng khảo nghiệm sau :  Phòng khảo nghiệm chi tiết động cơ.  Phòng khảo nghiệm hệ thống nhiên liệu.  Phòng khảo nghiệm động cơ.  Phòng khảo nghiệm chi tiết động cơ: là nơi tiến hành nghiên cứu các chi tiết (hoặc cụm chi tiết) riêng lẻ của động cơ hoặc chuẩn bị chúng để nghiên cứu ở phòng khảo nghiệm. Nội dung nghiên cứu ở đây bao gồm : “ thí nghiệm về sức bền, tuổi bền các chi tiết tr n các thiết bị giá tải, kiểm tra về các kích thước, độ ê cứng,.v.v... của các chi tiết so với thiết kế, phòng khảo nghiệm chi tiết động cơ cũng là nơi đánh giá tình trạng các chi tiết tháo ra từ động cơ được nghiên cứu ở phòng khảo nghiệm hoặc sau khi thử nghiệm thực tế. Phòng khảo nghiệm động cơ được trang bị các thiết bị chuyên dùng để khảo nghiệm như : “ bơm dầu bôi trơn, bơm nước làm mát, thiết bị cân bằng trục khuỷu.v.v…. Để thực hiện đầy đủ nội dung nghiên cứu, phòng khảo nghiệm chi tiết động cơ phải vận dụng các trang thiết bị của phòng thí nghiệm khác như: “vật liệu học, sức bền vật liệu”.  Công việc nghiên cứu các bộ phận của hệ thống nhiên liệu: vòi phun, bơm cao áp, bộ chế hoà khí, bộ điều tốc… được thực hiện tại phòng thí nghiệm. Phòng khảo nghiệm về hệ thống nhiên liệu được trang bị các thiết bị cơ bản sau:  Bàn khảo nghiệm bơm cao áp.
  6. -5-  Thiết bị khảo nghiệm bộ chế hoà khí.  Các loại lưu lượng kế dùng để đo lưu lượng nhiên liệu và không khí.  Phòng khảo nghiệm động cơ: là một bộ phận quan trọng của xưởng khảo nghiệm động cơ. Nơi đây thực hiện khảo nghiệm trên các động cơ hoàn chỉnh, làm việc ở các chế độ tải và các tốc độ quay khác nhau. Có thể tại phòng khảo nghiệm động cơ có những nội dung nghiên cứu sau:  Xây dựng các đường đặc tính của động cơ.  Xác định thành phần khí thải.  Nghiên cứu tính năng khởi động của động cơ.  Xác định hệ số nạp và các hiệu suất của động cơ.  Nghiên cứu độ ổn định của các chu trình công tác. 1.1.3.2. Tổng quát về phòng khảo nghiệm động cơ đốt trong. Một phòng khảo nghiệm động cơ bao gồm những thành phần cơ bản sau:  Động cơ được khảo nghiệm.  Phanh động cơ (phụ tải).  Các hệ thống phục vụ động cơ và phanh làm việc như:  Hệ thống nhiên liệu.  Dầu bôi trơn.  Nước làm mát.  Truyền động.  Khởi động.  Hệ thống điện.  Hệ thống thông gió.  Những thiết bị và dụng cụ đo 1.1.3.3. Các loại phanh động cơ. Để khảo nghiệm động cơ trên bệ thử cần phải trang bị thiết bị gây tải và tiêu thụ công suất do động cơ sinh ra. Thiết bị gây tải cho động cơ thường được gọi là phanh động cơ, nhiệm vụ của phanh là tạo ra momen hãm gây tải cho động cơ và
  7. -6- cho phép đo được momen quay của động cơ, hoặc công suất của động cơ từ đó ta tính được các thông số khác có liên quan. Tuỳ theo mức độ thuận lợi của các loại phanh mà ta có thể sử dụng một trong các loại phanh sau :  Phanh cơ học.  Phanh không khí.  Phanh điện.  Phanh thuỷ lực.  Phanh tổng hợp Phanh động cơ dùng trong khảo nghiệm động cơ đốt trong phải thoả mãn các yêu cầu sau:  Sai số cho phép 1,5% theo TCVN_1684_75.  Thiết bị phanh có khả năng phanh động cơ trong phạm vi tải trọng và tốc độ quay tương đối rộng.  Quá trình phanh phải ổn định.  Đảm bảo duy trì một chế độ, tốc độ cho trước trong trường hợp có sự thay đổi tải trọng không lớn trong một thời gian ngắn.  Bảo đảm đo được số vong quay và momen chính xác.  Có thể chạy rà động cơ.  Sử dụng được năng lượng do động cơ phát ra trong quá trình phanh.  Có khả năng điều khiển từ xa. 1.1.3.4. Dụng cụ, thiết bị và các thông số cần đo khi thí nghiệm. 1. Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm. Tất cả các dụng cụ và thiết bị dùng khi thí nghiệm phải đáp ứng đúng yêu cầu cho kiểm tra định kỳ theo thủ tục quy định. Các dụng cụ và thiết bị được dùng để thử nghiệm phục vụ cho đề tài của em sẽ được trình bày chi tiết ở chương 2. 2. Các thông số cần đo khi thí nghiệm.  Công suất : Phải được đo bằng phanh thuỷ lực hoặc phanh điện.
  8. -7-  Mô men : Phải được đo bằng phanh thuỷ lực, phanh điện hoặc bằng xoắn kế. Hay được tính toán bằng công thức theo công suất.  Số vòng phút : Phải được đo bằng các máy đo như máy phát đo tốc độ có ghi kết quả trên màn hình huỳnh quang của máy phát hiện sóng ôxilôgrap.  Áp suất và sự giảm áp suất : Áp suất cực đại của chu trình và sự giảm áp suất phải được đo bằng áp kế cơ, áp kế điện khí, áp kế điện hay áp kế cao áp. Áp suất chỉ thị trung bình phải được xác định theo biểu đồ áp kế. Áp suất không khí nạp vào và áp suất khí thải được đo trực tiếp bằng áp kế, hay áp kế lò xo, áp kế chân không cấp chính xác 2,5 trở lên. Áp suất khí quyển được đo bằng nhiệt kế.  Nhiệt độ : Nhiệt độ khí thải ở ống xả và nhiệt độ khí thải trước và sau tuabin (đối với động cơ diesel tăng áp) phải được đo bằng cặp nhiệt kế đồng bộ với các milivôn kế với cấp chính xác 2,5 trở lên, hay nhiệt kế thủy ngân cấp chính xác 2,5 trở lên. Nhiệt độ ở các hệ thống làm mát và dầu được đo bằng đồng hồ nhiệt cấp chính xác 2,5 trở lên hay nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế điện trở có cấp chính xác 2.  Lượng tiêu hao nhiên liệu : Tiêu hao nhiên liệu giờ được xác định bằng phương pháp cân hoặc thể tích với sai số cho phép ±0,5% . Tiêu hao dầu nhờn giờ được xác định bằng phương pháp cân hoặc thể tích. Sai số đo cho phép ±0,5% , đối với động cơ diesel có lượng tiêu hao dầu đến 5kg/h thì cho sai số đo là ±10% . Lượng nước qua động cơ diesel được xác định nhờ lưu lượng kế hoặc ống thắt tiêu chuẩn.  Độ ẩm : Để đo độ ẩm tương đối của không khí phải sử dụng ẩm kế.
  9. -8- 1.1.3.5. Chuẩn bị cho khảo nghiệm động cơ. Động cơ diesel khảo nghiệm phải qua quá trình chạy rà, điều chỉnh và chúng phải có chứng từ phù hợp. Thiết bị thí nghiệm để làm bệ thử khi thí nghiệm không được thay đổi những đặc tính riêng của nó trong suốt quá trình khảo nghiệm. Vị trí đo nhiệt độ trong ống xả chung đối với diesel không tăng áp và tăng áp cơ khí, được quy định khoảng cách không nhỏ hơn 5 lần đường kính của ống xả kể từ chỗ nối mặt bích của ống xả, còn nhiệt độ trong các ống xả của các xylanh thì đo ở vị trí mà bản thiết kế cho phép, độ sâu đặt dụng dụng cụ đo phải từ 2/3 đến 3/4 đường kính ống xả. Những dụng cụ đo nhiệt độ và độ ẩm không khí môi trường phải được bố trí cách xa miệng ống nạp với khoảng cách 1, m và được bảo vệ tránh các luồng 5 không khí và bức xạ nhiệt. Ống thu thanh để đo tiếng ồn của động cơ được đặt cách bề mặt của động cơ 0,5m trên mặt phẳng ngang ở nơi phát ra tiếng động cực đại hoặc nơi trung tâm trong trường âm đều, nhưng không thấp hơn 1m so với nền nhà. Số lượng và các vị trí đo, được quy định phù hợp với kiểu loại và kích thước của động cơ. số lượng các điểm đo không được nhỏ hơn 4. 1.1.3.6. Tiến hành khảo nghiệm động cơ.  Tiến hành khảo nghiệm bao gồm :  Thử tính chất khởi động.  Thử các chế độ làm việc.  Kiểm tra hệ thống số vòng quay.  Kiểm tra hệ thống điều chỉnh nhiệt độ.  Kiểm tra hệ thống điều khiển tự động.  Kiểm tra hệ thống tín hiệu an toàn.  Kiểm tra bộ đảo chiều.  Tháo động cơ và đo đạc các chi tiết.  Kiểm tra sự làm việc của động cơ sau khi lắp ráp và xem xét.
  10. -9-  Thử động cơ điesel với hệ thống điều khiển tự động từ xa cũng như cụm diesel máy phát điện với hệ thống điều khiển tự độngphải tiến hành trong quá trình làm việc của các hệ thống điều khiển tự động và điều chỉnh.  Đo áp suất nén (để so sánh giữa các xilanh) cần được tiến hành khi động cơ làm việc ở phụ tải lớn nhất ( trừ trường hợp quá tải của động cơ diesel), cắt nhiên liệu một trong các xilanh hay ở trường hợp chạy không tải, hay ở số vòng quay nhỏ nhất có phụ tải.  Trên các biểu đồ chỉ thị của diesel phải được chỉ rõ thời gian đo, số thứ tự của xilanh, tỷ lệ của lò xo, phụ tải, số vòng quay và phụ tải.  Thử các tính chất khởi động phải tiến hành bắt đầu từ trạng thái lạnh của diesel, nghĩa là nhiệt độ của dầu, nước bằng nhiệt độ môi trường nhưng không thấp hơn 8 oC.  Thử các diesel dùng để chạy máy phát điện phải tiến hành khi bộ điều chỉnh đã được chỉnh ở vị trí chuẩn.  Kiểm tra hệ thống điều chỉnh số vòng quay phải tiến hành phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn hay các điều kiện kỹ thuật đã được xét duyệt theo thủ tục quy định.  Thử hệ thống tự động của các cụm diesel máy phát điện phải được tiến hành với khối lượng tương ứng với mức tự động hoá đã lựa chọn.  Đo mức độ chung của âm và ghi lại thành phần quang phổ của nó phải được tiến hành khi động cơ làm việc ở chế độ định mức với thiết bị của hệ thống giảm âm của đường vào đường ra, bộ phận làm sạch không khí và đường ống khí thải.  Nếu thời gian thử lâu hơn 8 giờ thì áp suất khí quyển và độ ẩm tương đối cứ sau 8 giờ phải đo lại.  Các thông số ở các chế độ làm việc phải được ghi lại ở trạng thái nhiệt ổn định của diesel.  Khi bắt buộc phải ngừng thử, vấn đề tiếp tục thử sẽ được quyết định tuỳ theo các nguyên nhân khi khảo nghiệm động cơ.
  11. - 10 -  Quá trình khảo nghiệm phải xác định :  Áp suất không khí, nhiệt độ, độ ẩm tương đối của môi trường không khí nơi thử.  Áp suất và nhiệt độ của khí vào tuabin khí ở các động cơ diesel tăng áp.  Sự đối áp suất và nhiệt độ khí trong ống xả.  Nhiệt độ khí thải.  Áp suất không khí và nhiệt độ ở động cơ diesel tăng áp khi có bộ phận làm mát ( trước và sau khi làm mát).  Nhiệt độ trong hệ thống làm mát, trong đó nhiệt độ ở các xilanh trong các lỗ thoát từ nắp và ccác piston khi có bộ nhiệt kế.  Áp suất và nhiệt độ trong hệ thống bôi trơn.  Áp suất và nhiệt độ của nhiên liệu.  Áp suất nén và áp suất cực đại của chu trình.  Sự giảm áp ở cácte.  Công suất hoặc mômen xoắn.  Số vòng phút của động cơ và tuabin máy nén khí.  Số vòng phút ổn định nhỏ nhất không tải hoặc dưới mức toàn tải.  Khởi động.  Sự hoạt động của hệ thống tín hiệu an toàn và bảo vệ.  Sự hoạt động của hệ thống điều khiển tự động  Công suất có ích trung bình, áp suất có ích trung bình.  Tiêu hao nhiên liệu giờ và suất tiêu hao nhiên liệu riêng.  Ở các giai đoạn với khoảng thời gian đến 2 giờ, số lần đo không được ít hơn 2, ở các giai đoạn với khoảng thời gian ngắn hơn 1 giờ, cho phép một lần đo. ở khoảng thời gian của các giai đoạn từ 2 giờ trở lên, cứ sau 2 giờ phải đo lại và số lần đo từ 3 lần trở lên.  Ngoài ra còn phải xác định các thông số sau :  Thời gian khởi động, số lần khởi động.
  12. - 11 -  Áp suất nhỏ nhất đảm bảo để khởi động động cơ.  Tiêu hao không khí cần cho một lần khởi động.  Áp suất nước trong hệ thống làm mát.  Mức ồn và độ rung.  Áp suất của không khí vào. 1.1.3.7. Kết thúc khảo nghiệm động cơ. Thu thập các số liệu và xử lý theo các công thức tính toán ( nếu thông số nào không đo được khi tiên hành khảo nghiệm). Lập bảng và xây dựng các đồ thị, đường đặc tính của động cơ. Kiểm tra tính năng kỹ thuật và tính năng kinh tế từ các số liệu đã xác định ở trên. Rút ra các kết luận và đánh giá động cơ. 1.2. TỔNG QUAN VỀ TÍNH NĂNG KỸ THUẬT CỦA ĐỘNG CƠ. 1.2.1. Định nghĩa và các thông số về tính năng kỹ thuật của động cơ. 1.2.1.1. Định nghĩa về tính năng kỹ thuật của động cơ. Tính năng kỹ thuật của động cơ là thuật ngữ dùng để biểu đạt mức độ và hiệu quả thực hiện chức năng của động cơ. 1.2.1.2. Các thông số về tính năng kỹ thuật của động cơ. Thông số tính năng kỹ thuật của động cơ là các đại lượng biểu đạt mức độ và hiệu quả làm việc của động cơ. Và có thể định lượng tính năng kỹ thuật của động cơ đốt trong bằng ba nhóm thông số sau đây : “ tốc độ của động cơ, tải của động cơ và hiệu suất của động cơ ”. 1.2.2. Khái niệm các thông số về tính năng kỹ thuật của động cơ. 1.2.2.1. Khái niệm thông số về tính năng kỹ thuật của động cơ đốt trong. Thông số tính năng kỹ thuật của động cơ là những đại lượng đo được khi động cơ làm việc ở điều kiện cụ thể. Nó biểu hiện ở tốc độ, tải, và hiệu suất của động cơ.
  13. - 12 - Thông số kỹ thuật của động cơ thể hiện chất lượng làm việc của động cơ mang lại. Và các thông số làm việc này luôn luôn thay đổi theo đặc điểm khai thác vận hành. 1.2.2.2. Tốc độ của động cơ. Tốc độ quay ( n ). Là số vòng quay của trục khuỷu trong một đơn vị thời gian. Đơn vị thường dùng là vòng/phút, viết tắt là [ vg/ph ] hoặc [ rpm ]. Tốc độ quay của động cơ đốt trong thường thay đỏi trong quá trình động cơ hoạt động tuỳ thuộc vào điều kiện làm việc hoặc yêu cầu của người vận hành động cơ. Cần phân biệt một số khái niệm tốc độ quay sau đây :  Tốc độ quay danh nghĩa ( nn ) :Là tốc độ quay do nhà chế tạo định ra và là cơ sở để xác định công suất danh nghĩa, để tính toán các kích thước cơ bản của động cơ và để lựa chọn chế dộ làm việc hợp lý.v.v..  Tốc độ quay cực đại ( nmax ): Là tốc độ quay lớn nhất mà nhà chế tạo cho phép sử dụng trong một khoảng thời gian xác định mà động cơ không bị quá tải.  Tốc độ quay cực tiểu ( n min ): Là tốc độ quay nhỏ nhất, tại đó động cơ vẫn có thể hoạt động ổn định.  Tốc độ quay ứng với công suất cực đại ( nN ): Là tốc độ quay được xác định tại thời điểm ứng với công suất động cơ phát ra đạt cực đại.  Tốc độ quay ứng với momen quay cực đại ( nM ): Là tốc độ quay được xác định tại thời điểm ứng với momen quay đạt cực đại do động cơ phát ra.  Tốc độ quay ứng với suất tiêu thụ nhiên liệu nhỏ nhất ( ng ): Là tốc độ quay được xác định tại thời điểm động cơ tiêu thụ nhiên liệu nhỏ nhất.  Tốc độ quay khởi động ( nk ): Là tốc độ quay nhỏ nhất, tại đó có thể khởi động được động cơ.  Tốc độ quay sử dụng ( ns ): Là tốc độ quay được người thiết kế tổ hợp động cơ, máy công tác khuyến cáo sử dụng để vừa phát huy hết tính năng của động cơ vừa đảm bảo độ tin cậy và tuổi bền cần thiết.
  14. - 13 - 1.2.2.3. Vận tốc trung bình của piston ( Cm ). S .n Cm  (1.1) 30 Trong đó : - Cm :Vận tốc trung bình của piston, [ m/s ]. - S : Hành trình của piston, [ m ]. - n : Tốc độ quay của động cơ, [ rpm ]. Tốc độ là thông số tính năng đánh giá số chu trình công tác được thực hiện trong một đơn vị thời gian và đặc trưng cho “tính cao tốc” của động cơ, trong đó bao hàm hàng loạt tính chất vận hành, như cường độ làm việc, cường độ hao mòn các bề mặt ma sát, phụ tải cơ và phụ tải nhiệt, v.v.. Căn cứ vào tốc độ, động cơ đốt trong được phân thành : “động cơ thấp tốc, động cơ trung tốc và động cơ cao tốc’’, cả tốc dộ quay (n) và vận tốc trung bình đều được dùng làm tiêu chí để đánh giá tính cao tốc. 1.2.2.4. Tải của động cơ. Tải là đại lượng đặc trưng cho số cơ năng mà động cơ phát ra trong một chu trình công tác hoặc trong một dơn vị thời gian. Các đại lượng dùng để đánh giá tải của động cơ đốt trong bao gồm : “ áp suất trung bình, công suất, momen quay ”. 1. Áp suất trung bình của chu trình. Áp suất trung bình của chu trình là đại lượng được xác định bằng tỷ số giữa công sinh ra trong một chu trình ( gọi tắt là công chu trình) và dung tích công tác của xy lanh. Wct Ptb  (1.2) Vs  Tuỳ thuộc vào công của chu trình được xác định như thế nào, có thể phân biệt :  Áp suất lý thuyết trung bình : Wt Pt  (1.3) Vs  Áp suất chỉ thị trung bình :
  15. - 14 - Wi Pi  (1.4) Vs  Áp suất có ích trung bình : We Pe  (1.5) Vs Trong đó : - Wct : Công của chu trình, [ J ]. - Wt : Công lý thuyết của chu trình, [ J ]. - Wi : Công chỉ thị của chu trình, [ J ]. - We : Công có ích của chu trình, [ J ]. - Wm : Công tổn thất cơ học, [ J ].  Công chỉ thị (Wi ). Là công do môi chất công tác sinh ra trong mọt chu trình thực tế, trong đó chưa xét đến phần tổn thất cơ học. Có thể xác định công chỉ thị như sau : Wi = Q1 - Qi = Q1 – ( Qm + Qx + Qkh + Qcl ) (1.6) Trong đó: - Q1 : Lượng nhiệt chu trình. - Qi: Tổng nhiệt năng bị tổn thất trong một chu trình nhiệt động thực tế. - Qm : Tổn thất do làm mát - Qx : Tổn thất theo khí thải - Qcl : Phần nhiệt tổn thất không tính chính xác được vào dạng tổn thất kể trên. Như tổn thất do lọt khí qua khe hở giữa piston và xy lanh, lọt khí do xupap không kín.v.v.  Công tổn thất cơ học ( Wm ). Là công tiêu hao cho các hoạt động mang tính chất cơ học khi thực hiện một chu trình công tác. Các dạng tổn thất năng lượng sau đây thường được tính vào công tổn thất cơ học :
  16. - 15 -  Tổn thất do ma sát giữa các chi tiết của động cơ chuyển động tương đối với nhau.  Phần năng lượng tiêu hao cho việc dẫn động các thiết bị và cơ cấu của bản thân động cơ, như : bơm nhiên liệu, bơm dầu bôi trơn, bơm nước làm mát, cơ cấu phân phối khí, v.v..  Tổn thất bơm.  Công có ích ( We ). Là công thu được ở đầu ra của trục khuỷu. đó là phần cơ năng thực tế có thể sử dụng được để dẫn động hộ tiêu thụ công suất. We = Q1 - Qe = Wi - Wm (1.7) 2. Công suất của động cơ. Công suất là tốc độ thực hiện công. trị số của công suất cho ta biết động cơ đó mạnh hay yếu.  Đơn vị :  Oat, kilowatt (W, KW )  Mã lực ( HP, hp_Horse power ) của Anh.  Chevaux ( cv ) của Pháp  Pferdestarke ( PS ) của Nga.  Quy đổi :  1KW = 1KJ/s.  1HP = 75 kG.m/s.  1PS = 1 metric HP = 0,735 KW.  1HP = 1,014PS.  Cần phân biệt các khái niệm công suất sau dây của động cơ đốt trong:  Công suất chỉ thị ( Ni ). Là tốc độ thực hiện công chỉ thị của động cơ. Nói cách khác công suất chỉ thị là công suất của động cơ, trong đó bao gồm cả phần tổn thất cơ học.  Công suất có ích ( Ne ).
  17. - 16 - Là công suất của động cơ được đo ở đầu ra của trục khuỷu. Từ các định nghĩa của công suất, áp suất trung bình của chu trình và tốc độ quay ta có các công thức xác định công suất chỉ thị và công suất có ích dưới đây : Pi .V s .n.i Ni  (1.8) z Pe .V s .n.i Ne  (1.9) z Trong đó : i_ số xylanh của động cơ. z_Hệ số kỳ ; z =1 đối với động cơ hai kỳ; z = 2 đối với động cơ 4 kỳ.  Công suất danh nghĩa ( Nen ). Là công suất có ích lớn nhất mà động cơ có hể phát ra một cách liên tục trong khoảng thời gian không giới hạn ở những điều kiện quy ước mà không bị quá tải về cơ và nhiệt. Các điều kiện cơ bản quy ước khi xác định công suất danh nghĩa của động cơ đốt trong bao gồm:  Điều kiện khí tượng tiêu chuẩn.  Tốc độ quay danh nghĩa.  Loại nhiên liệu và chất bôi trơn xác định.  Trang thiết bị phụ trợ cho động cơ khi đo công suất, v.v..  Công suất quy đổi ( Ne). Là công suất của động cơ đã được hiệu chỉnh theo các diều kiện tiêu chuẩn. TCVN 1685 – 75 quy đỊnh cách quy đổi công suất động cơ diesel không tăng áp như sau : , 746 273  t Ne = N e . (1.10) B  Pn 293 Trong đó : N,e _ Công suất của động cơ trong điều kiện môi trường thay đổi, (KW). B _ Áp suất khí quyển trong điều kiện động cơ làm việc,(mmHg).
  18. - 17 - Pn _ Áp suất cục bộ hơi nước trong không khí ẩm ở điều kiện động cơ làm việc,(mmHg).  Công suất cực đại ( Nemax ). Là công suất có ích lớn nhất mà động cơ có thể phát ra trong một thời gian nhất định mà không bị quá tải.  Công suất sử dụng ( Nes ). Là công suất có ích do người thiết kế tổ hợp động cơ - hộ tiêu thụ công suất khuyến cáo sử dụng để vừa phát huy hết tính năng của động cơ vừa đảm bảo độ bền, độ tin cậy cần thiết. 1.2.2.5. Hiệu suất của động cơ. 1. Khái niệm. Hiệu suất là đại lượng đánh giá hiệu quả biến đổi nhiệt năng thành cơ năng. Để đánh giá mức độ tổn thất trong từng công đoạn của cả quá trình biến đổi năng lượng, người ta đưa ra các khái niệm hiệu suất sau đây : “ Hiệu suất lý thuyết, hiệu suất chỉ thị, hiệu suất cơ học, hiệu suất có ích” .  Hiệu suất lý thuyết (ηt). Hiệu suất lý huyết là hiệu suất nhiệt của chu trình nhiệt động lý thuyết.  Hiệu suất chỉ thị (ηi). Hiệu suất chỉ thị là hiệu suất nhiệt của chu trình nhiệt động thực tế. W Qi Qm  Qx  Qkh  Qcl i = 1 1 (1.11) Q1 Q1 Q1  Hiệu suất cơ học (ηm ). Hiệu suất cơ học là đại lượng đánh giá mức độ tổn thất cơ học trong động cơ, tức là đánh giá mức độ hoàn thiện của động cơ về phương diện cơ học. Nó được xác định bằng công thức : We Wm m =  1 (1.12) Wi Wi
  19. - 18 -  Hiệu suất có ích ( ηe). Hiệu suất có ích là đại lượng đánh giá tất cả các dạng tổn thất năng lượng trong quá trình biến đổi nhiệt năng thành cơ năng có ích ở động cơ. Và nó được xác định bằng công thức như sau : We ηe =  ηi . ηt-i = ηt .ηt-i .ηm (1.13) Q1 Trong đó: Ηt-I _ Hệ số diện tích đồ thị công, nó đặc trưng cho mức độ khác nhau giữa diện tích đồ thị công chỉ thị và đồ thị công lý thuyết.  Suất tiêu hao nhiên liệu ( ge). Hiệu quả biến đổi nhịêt năng thành cơ năng của động cơ đốt trong cũng đồng nghĩa với khái niệm “ tính tiết kiệm nhiên liệu ” của nó. Trong thực tế khai thác, người ta ít dùng hiệu suất mà thường dùng đại luợng thể hiện lượng nhiên liệu do động cơ tieu thụ để đánh giá tính tiết kiệm nhiên liệu. Lượng nhiên liệu do động cơ tiêu thụ trong một đơn vị thời gian được gọi là lượng nhiên liệu tiêu thụ giờ ( Gnl). lượng nhiên liệu do động cơ tiêu thụ để sinh ra một đơn vị công suất có ích trong một đơn vị thời gian được gọi là lượng tiêu thụ nhiên liệu riêng có ích ( gọi tắt là suất tiêu hao nhiên liệu ge ). Công thức tính như sau : Gh ge = (1.14) N e Trong đó : - ge : Suất tiêu hao nhiên liệu có ích. - Gh : Lượng tiêu thụ nhiên liệu giờ. - Ne : Công suất có ích của động cơ.  Đơn vị thường dùng của Gh là [ kg/h ] hoặc [ lít/h ].  Đơn vị thường dùng của ge là [ g/Kw.h ] hoặc [ g/HP.h ].
  20. - 19 - Chương 2 XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÔNG SỐ TÍNH NĂNG KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA ĐỘNG CƠ D12 KHI SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU BIODIESEL TỪ DẦU THỰC VẬT.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
35=>2